You are on page 1of 1

Câu 2:

Hiến pháp 1946 quy định cho chủ tịch nước rất nhiều quyền hạn như: [6]

 Ban bố các đạo luật đã được nghị viện quyết định

 Thưởng huy chương và các bằng cấp danh dự của nhà nước

 Đặc xá

 Ký hiệp ước với các nước

 Phái đại biểu Việt Nam đến nước ngoài và tiếp nhận đại biểu ngoại giao của các nước

 Tuyên chiến hoặc đình chiến

 Chọn thủ tướng trong nghị viện và đưa ra nghị viện biểu quyết

 Ký sắc lệnh bổ nhiệm thủ tướng, nhân viên nội các và nhân viên cao cấp thuộc cơ quan chính
phủ. Chủ tọa hội đồng chính phủ.

Có thể chia thẩm quyền chủ tịch nước theo các lĩnh vực sau:

 Thẩm quyền đối với quốc gia: Thay mặt cho nước; tổng chỉ huy quân đội và các lực lượng vũ
trang; tặng thưởng huy chương và các bằng cấp danh dự; ký hiệp ước với các nước; tuyên bố
đình chiến hay tuyên chiến theo quy định của Nghị viện.

 Thẩm quyền đối với các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp:

o Đối với quyền lập pháp: chủ tịch nước là thành viên của Nghị viện, có quyền ban bố các
Đạo luật đã được Nghị viện quyết nghị; có quyền yêu cầu Nghị viện về sự tín nhiệm Nội
các; có quyền triệu tập phiên họp bất thường; và quyền phủ quyết tương đối các dự án
luật (có quyền yêu cầu Nghị viện thảo luận lại các đạo luật trước khi ban bố).

o Đối với quyền hành pháp: chủ tịch nước là thành viên Chính phủ, trực tiếp điều hành
Chính phủ bằng cách chủ toạ các phiên họp Chính phủ; chủ tịch nước ký sắc lệnh bổ
nhiệm Thủ tướng Chính phủ, nhân viên Nội các và nhân viên cao cấp thuộc các cơ quan
Chính phủ, các đại sứ; ký các sắc lệnh của Chính phủ; yêu cầu Nghị viện thảo luận lại vấn
đề tín nhiệm Nội các

o Đối với quyền tư pháp: chủ tịch nước có quyền đặc xá và công bố đại xá

Câu 3:

You might also like