You are on page 1of 2

II. Theo các anh chị, thế nào là một hệ thống pháp luật có chất lượng?

Hệ thống pháp luật chất lượng có thể đảm bảo triển khai và ứng dụng pháp luật vào
thực tế đạt kết quả cao, song đó cũng dự đoán được khả năng thực hiện hóa pháp luật trong
đời sống. Để biết thế nào là hệ thống pháp luật có chất lượng, chúng ta cùng xét đến các tiêu
chí đánh giá chất lượng cơ bản.
1, Tính toàn diện của hệ thống pháp luật.
Tính toàn diện cần phải có đầy đủ khả năng để đáp ứng toàn diện nhu cầu điều chỉnh
pháp luật trên mọi lĩnh vực trong đời sống xã hội. Khả năng đáp ứng này đòi hỏi phải bao
quát toàn bộ đời sống xã hội, để những quan hệ xã hội nào cần có sự thay đổi về pháp luật thì
pháp luật sẽ thực hiện. Tính toàn diện cần được thể hiện ở các mức độ khác nhau như mỗi
quy phạm pháp luật cần có cách sắp xếp chặt chẽ, logic và chính xác; mỗi quy định pháp luật
cần bao hàm các quy phạm pháp luật hợp lý và tương ứng; mỗi ngành luật cần có các chế
định đầy đủ và phù hợp theo cấu trúc của ngành luật; và hệ thống pháp luật sẽ bao gồm các
ngành luật đáp ứng phù hợp với nhu cầu phát triển của xã hội theo từng giai đoạn. Yêu cầu
các quy phạm pháp luật phải có tính toàn diện, không chỉ quan tâm đến việc tổ chức bộ máy
nhà nước mà còn phải chú ý đến sự điều chỉnh một cách toàn diện các quan hệ xã hội thuộc
lĩnh vực đời sống, đầu tư, thương mại …; không chỉ quan tâm đến nội dung mà còn lưu ý đến
hình thức. Theo đó, phải đề ra các quy định một cách chi tiết, hướng dẫn thực hiện trong các
trường hợp cần có yêu cầu chi tiết.
2, Tính thống nhất và đồng bộ của hệ thống pháp luật.
Tính thống nhất của hệ thống pháp luật là điều kiệm đảm bảo về mục đích và triệt để
trong việc thi hành pháp luật. Tính thống nhất được thể hiện rõ trong toàn bộ hệ thống pháp
luật nói chung và trong từng bộ phận cấu tạo nên hệ thống pháp luật ở từng cấp độ khác nhau,
như giữa các ngành luật; các chế định pháp luật; các quy phạm pháp luật luôn phải thống
nhất. Không được để xảy ra các hiện tượng chồng chéo, trùng lắp, không tương thích giữa
các quy phạm pháp luật. Điều này đòi hỏi các văn bản quy phạm pháp luật được đưa ra phải
có sự đồng nhất và hài hòa về nội dung; phải đảm bảo được sự đồng bộ, thứ tự của các văn
bản quy phạm pháp luật theo giá trị pháp lý. Các quy phạm trong Hiến pháp hiện tại có hiệu
lực pháp luật cao nhất, và các quy phạm theo sau đó phải có sự tương ứng với quy phạm pháp
luật theo Hiến pháp.
Tất cả các quy phạm pháp luật tạo nên đều được dựa trên các mối liên hệ và có sự
ràng buộc lẫn nhau. Vì vậy, tính đồng bộ có sự ảnh hưởng lớn đến tính khả thi, hiệu quả của
hệ thống pháp luật. Do các mối liên hệ và tính ràng buộc của pháp luật đến các sự vật, sự việc
trong đời sống xã hội đều dẫn đến việc pháp luật sẽ tham gia thực hiện điều chỉnh.
3, Tính phù hợp của hệ thống pháp luật.
Tính phù hợp được thể hiện ở phần nội dung của hệ thống pháp luật phải có mối quan
hệ liên kết và có liên quan đến với tình hình phát triển kinh tế - xã hội . Có thể hiểu pháp luật
là một hệ thống các quy tắc, quy định được tạo ra và được thi hành bởi các cơ quan nhà nước
có thẩm quyền. Vì vậy, tính phù hợp trong văn bản quy phạm pháp luật là điều kiện quan
trọng để đảm bảo cho tính khả thi và hiệu quả của pháp luật. Có sự tương ứng về các quy luật
và điều kiện kinh tế - xã hội sẽ giúp cho pháp luật được thực hiện dễ dàng hơn, và góp phần
thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội. Trái lại với điều đó sẽ làm pháp luật khó thực thi hơn,
làm cản trở hoặc tạo nên những thiệt hại cho sự phát triển đó.
Tính phù hợp của hệ thống pháp luật phải phù hợp với tình hình kinh tế, chính trị của
đất nước, và đặc biệt là phải phù hợp với đường lối chính sách của Đảng; phù hợp về mặt đạo
đức, phong tục, tập quán và các chuẩn mực xã hội khác. Bên cạnh đó, phải xây dựng hệ thống
pháp luật sao cho phù hợp với các yêu cầu cơ bản của điều ước và thông lệ quốc tế.
4, Trình độ kỹ thuật xây dựng, ngôn ngữ pháp lý của quy phạm pháp luật.
Để đánh giá hệ thống pháp luật cần phải xem xét đến trình độ kỹ thuật pháp lý khi xây
dựng pháp luật. Trong quá trình xay dựng và hoàn thiện pháp luật, cần phải đưa ra những
nguyên tắc, những đề xuất nhằm tối ưu việc thực hiện pháp luật. Tuân thủ đúng thẩm quyền,
hình thức, trình tự và thủ tục xây dựng, ban hành sao cho phù hợp với điều kiện kinh tế - xã
hội. Ngôn ngữ sử dụng trong văn bản quy phạm pháp luật phải phổ thông, chính xác; cách
diễn đạt phải rõ ràng dễ hiểu.
5, Tính khả thi, hiệu quả của hệ thống pháp luật.
Tính khả thi được thể hiện ở việc khi ban hành các văn băn quy phạm pháp luật có
phù hợp với phương thức thực hiện và ứng dụng pháp luật hay không. Khi ban hành ra văn
bản quy phạm pháp luật cần xem xét đến tình hình kinh tế - xã hội của đất nước. Đồng thời
cũng phải xét đến các điều kiện khác như phải hiệu quả, kịp thời, dễ dàng tiếp cận, dễ thực
hiện và đảm bảo phải có sự bình đẳng trong văn bản quy phạm pháp luật. Bảo đảm mục đích
đề ra có đạt được dựa trê thực tế về số lượng và chất lượng; cả về những chi phí trong việc
thực hiện cũng phải tiết kiệm,… Có sự công khai minh bạch, dân chủ trong việc tiếp nhận và
phản hồi ý kiến, kiến nghị trong quá trình xây dựng hệ thống pháp luật.

You might also like