You are on page 1of 24

LUẬT DOANH NGHIỆP

(Lấy ví dụ hoặc mô phỏng 1 cuộc họp đại hội đồng cổ đông để truyền tải lý
thuyết thì sẽ hấp dẫn hơn)
Dưới đây là tiêu chí đánh giá, các bạn đọc tham khảo để tránh sai sót về sau.

Tiêu chí/ Criteria Điểm

1. Nội dung / Content 1.1 Đủ/ Enough (30%) tú, thảoq12 , tbvy
(60%)
1.2 Đúng / Correct (30%) tú, thảoq12, bvy

2. Hình thức/ 2.1 Slides (rõ, tương phản, đẹp) (Slides)


Performance (20%) (5%) thảo tb

2.2 Giọng thuyết trình/ Voice (5%) đạt, trúc

2.3 Hình thức thuyết trình/ Performance


(10%) (cả nhóm)

3. Tương tác/ 3.1 Trong quá trình thuyết trình/ During


Interaction (20%) presentation (10%) đạt, trúc

3.2 Games (5%) thảo tb

3.3 Discussion, Cases (5%)

Tổng điểm

LƯU Ý: Chúng ta sẽ làm với hình thức mỗi nội dung sẽ có 1 ví dụ ( theo ý cô ),
soạn nội dung các bạn cần xoáy sâu vào những yêu cầu của gợi ý, bên cạnh đó
các bạn nên tìm thêm những vấn đề liên quan chứ không bị giới hạn bởi nhiêu
đó gợi ý của cô. Những bạn thuyết trình cũng cần lưu ý về vấn đề thuyết trình
của mình, HẠN CHẾ NHẤT có thể về việc cầm giấy đọc, tại việc cầm giấy đọc
là 1 hình thức khác của thuyết trình, việc cầm giấy có thể bị ảnh hưởng đến
điểm số cũng như ảnh hưởng đến quá trình mà chúng ta bỏ công ra nên mong
các bạn ok. Ppt thì nên lọc những ý chính nhất ra để đưa vào ppt, không quá
ngắn cũng không quá dài, nên sử dụng hình ảnh nhiều để làm phong phú thêm
bài thuyết trình của nhóm, trò chơi thì như truyền thống đó giờ là kahoot thôi
nên cũng không quá đặt nặng vấn đề này, mong các bạn mỗi người 1 tay để
giúp nhóm mình khỏi phải trì trệ lại.

NỘI DUNG
Từ điều 137 đến 152

Topic 4: Trình bày về Đại hội đồng cổ đông trong công ty cổ phần

CÂY HỎI TƯƠNG TÁC: Theo các bạn, đâu là cơ quan có quyết định cao nhất
của cty cổ phần?

ĐAP AN: ĐẠI HỒI ĐỒNG CỔ ĐÔNG sau đó ng thuyết trình dẫn vào khái
niệm DHDCD là gì.

I- ĐỊNH NGHĨA
1. Đại hội đồng cổ đông là gì? (ĐHĐCĐ thường niên, bất thường)
a. Định nghĩa:

Theo khoản 1 Điều 138 Luật Doanh nghiệp 2020, đại hội đồng cổ đông là
một phần trong cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần, gồm tất cả cổ đông có
quyền biểu quyết. Đây là cơ quan quyết định cao nhất của công ty cổ phần.

b. ĐHĐCĐ thường niên:


 Theo qui định pháp luật, DHDCD thường niên mỗi năm họp một lần
 Ngoài cuộc họp thường niên, DHDCD có thể họp bất thường
c. Các trường hợp được triệu tập họp DHDCD bất thường:

Hội đồng quản trị triệu tập họp bất thường Đại hội đồng cổ đông trong
trường hợp sau đây:

 Hội đồng quản trị xét thấy cần thiết vì lợi ích của công ty.
 Số lượng thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát còn lại ít hơn
số lượng thành viên tối thiểu theo quy định của pháp luật
 Theo yêu cầu của cổ đông hoặc nhóm cổ đông quy định tại khoản 2
Điều 115 LDN 2020.
 Theo yêu cầu của Ban kiểm soát
 Trường hợp khác theo quy định của Pháp luật và Điều lệ công ty.
d. Thời gian thực hiện triệu tập DHDCD bất thường:
 Trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác, Hội đồng quản trị
phải triệu tập họp DHDCD trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày xảy ra
trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 điều 140 LND 2020 hoặc
nhận được yêu cầu triệu tập quy định tại điểm c và d, khoản 1 điều
này. Trường hợp HDQT ko triệu tập họp DHDCD theo quy định thì
chủ tịch HDQT và các thành viên HDQT phải bồi thường thiệt hại
phát sinh cho công ty.
 Trừ trường hợp HDQT không triệu tập DHDCD theo quy định tại
khoản 2 điều 140 LND 2020 thì trong thời hạn 30 ngày tiếp theo, Ban
kiểm soát thay thế HDQT triệu tập họp DHDCD theo quy định của
LND 2020. Nếu ban kiểm soát k triệu tập họp DHDCD theo quy định
thì Ban kiểm soát phải bồi thường thiệt hại phát sinh cho công ty.
 Trường hợp Ban kiểm soát không triệu tập họp DHDCD theo quy
định thì cổ đông hoặc nhóm cổ đông theo quy định tại khoản 2 điều
115 LND 2020 có quyền đại diện công ty triệu tập họp DHDCD theo
quy định.

II- QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA ĐHĐCĐ


1. Quyền và nghĩa vụ của ĐHĐCĐ?

Theo khoản 2 Điều 138 Luật Doanh nghiệp 2020, các quyền và nghĩa vụ của Đại hội
đồng cổ đồng được quy định như sau:

- Thông qua định hướng phát triển của công ty;


- Quyết định loại cổ phần và tổng số cổ phần của từng loại được quyền chào bán;
quyết định mức cổ tức hằng năm của từng loại cổ phần;
- Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị, Kiểm soát viên;
- Quyết định đầu tư hoặc bán số tài sản có giá trị từ 35% tổng giá trị tài sản trở lên
được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty, trừ trường hợp Điều lệ công
ty quy định một tỷ lệ hoặc một giá trị khác;
- Quyết định sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty;
- Thông qua báo cáo tài chính hằng năm;
- Quyết định mua lại trên 10% tổng số cổ phần đã bán của mỗi loại;
- Xem xét, xử lý vi phạm của thành viên Hội đồng quản trị, Kiểm soát viên gây
thiệt hại cho công ty và cổ đông công ty;
- Quyết định tổ chức lại, giải thể công ty;
- Quyết định ngân sách hoặc tổng mức thù lao, thưởng và lợi ích khác cho Hội
đồng quản trị, Ban kiểm soát;
- Phê duyệt quy chế quản trị nội bộ; quy chế hoạt động Hội đồng quản trị, Ban
kiểm soát;
- Phê duyệt danh sách công ty kiểm toán độc lập; quyết định công ty kiểm toán độc
lập thực hiện kiểm tra hoạt động của công ty, bãi miễn kiểm toán viên độc lập khi
xét thấy cần thiết;
- Quyền và nghĩa vụ khác theo quy định Luật Doanh nghiệp 2020 và Điều lệ công
ty.
III- HỌP ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG
1. Điều kiện tiến hành họp ĐHĐCĐ?

Tại Điều 145 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về điều kiện tiến hành họp Đại hội
đồng cổ đông trong Công ty Cổ phần như sau:
(CUỘC HỌP LẦN 1)
(1) Cuộc họp Đại hội đồng cổ đông được tiến hành khi có số cổ đông dự họp đại
diện trên 50% tổng số phiếu biểu quyết; tỷ lệ cụ thể do Điều lệ công ty quy định.
Trường hợp cuộc họp thứ nhất không đủ điều kiện thì theo khoản 2, 3 Điều 145
Luật Doanh nghiệp 2020 giải quyết như sau:
(CUỘC HỌP LẦN 2)
(2) Trường hợp cuộc họp lần thứ nhất không đủ điều kiện tiến hành theo quy định
tại khoản 1 Điều này thì thông báo mời họp lần thứ hai phải được gửi trong thời
hạn 30 ngày kể từ ngày dự định họp lần thứ nhất, nếu Điều lệ công ty không quy
định khác. Cuộc họp Đại hội đồng cổ đông lần thứ hai được tiến hành khi có số cổ
đông dự họp đại diện từ 33% tổng số phiếu biểu quyết trở lên; tỷ lệ cụ thể do Điều
lệ công ty quy định.
(CUỘC HỌP LẦN 3)
(3) Trường hợp cuộc họp lần thứ hai không đủ điều kiện tiến hành theo quy định
tại khoản 2 Điều này thì thông báo mời họp lần thứ ba phải được gửi trong thời hạn
20 ngày kể từ ngày dự định họp lần thứ hai, nếu Điều lệ công ty không quy định
khác. Cuộc họp Đại hội đồng cổ đông lần thứ ba được tiến hành không phụ thuộc
vào tổng số phiếu biểu quyết của các cổ đông dự họp.
(4) Chỉ có Đại hội đồng cổ đông mới có quyền quyết định thay đổi chương trình
họp đã được gửi kèm theo thông báo mời họp theo quy định tại Điều 142 của Luật
này.
Theo đó, cuộc họp Đại hội đồng cổ đông được tiến hành khi có số cổ đông dự họp
đại diện trên 50% tổng số phiếu biểu quyết; tỷ lệ cụ thể do Điều lệ công ty quy
định.
2. Thời gian họp ĐHĐCĐ?

Theo khoản 1 Điều 139 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định như sau:
"1. Đại hội đồng cổ đông họp thường niên mỗi năm một lần. Ngoài cuộc họp
thường niên, Đại hội đồng cổ đông có thể họp bất thường. Địa điểm họp Đại hội
đồng cổ đông được xác định là nơi chủ tọa tham dự họp và phải ở trên lãnh thổ
Việt Nam.”
( KHOẢN 2 Đại hội đồng cổ đông phải họp thường niên trong thời hạn 04 tháng
kể từ ngày kết thúc năm tài chính. Trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định
khác, Hội đồng quản trị quyết định gia hạn họp Đại hội đồng cổ đông thường niên
trong trường hợp cần thiết, nhưng không quá 06 tháng kể từ ngày kết thúc năm tài
chính.)

3. Cuộc họp thường niên của ĐHĐCĐ?

Theo khoản 2 và 3 Điều 139 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định như sau:
"2. Đại hội đồng cổ đông phải họp thường niên trong thời hạn 04 tháng kể từ ngày
kết thúc năm tài chính. Trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác, Hội đồng
quản trị quyết định gia hạn họp Đại hội đồng cổ đông thường niên trong trường
hợp cần thiết, nhưng không quá 06 tháng kể từ ngày kết thúc năm tài chính.
3. Đại hội đồng cổ đông thường niên thảo luận và thông qua các vấn đề sau đây:
a) Kế hoạch kinh doanh hằng năm của công ty;
b) Báo cáo tài chính hằng năm;
c) Báo cáo của Hội đồng quản trị về quản trị và kết quả hoạt động của Hội đồng
quản trị và từng thành viên Hội đồng quản trị;
d) Báo cáo của Ban kiểm soát về kết quả kinh doanh của công ty, kết quả hoạt
động của Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc;
đ) Báo cáo tự đánh giá kết quả hoạt động của Ban kiểm soát và Kiểm soát viên;
e) Mức cổ tức đối với mỗi cổ phần của từng loại;
g) Vấn đề khác thuộc thẩm quyền."
Đối chiếu quy định trên, thì công ty bạn phải tổ chức cuộc họp Đại hội đồng cổ
đông thường niên trong khoảng thời gian 04 tháng kể từ ngày kết thúc năm tài
chính.
Trong một số trường hợp Hội đồng quản trị có thể gia hạn thời gian họp nhưng tối
đa không quá 6 tháng kể từ ngày kết thúc năm tài chính.

( CHÈN CLIP ĐHĐCD VÀO THÔI )

https://tuoitre.vn/evngenco3-to-chuc-ky-hop-dai-hoi-dong-co-dong-thuong-nien-
nam-2023-20230615162147251.htm ( NÀY LÀ CLIP VỀ ĐHĐCĐ)

4. Quy trình tổ chức cuộc họp

Theo Điều 140 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về việc triệu tập họp Đại hội
đồng cổ đông như sau:

- Hội đồng quản trị triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông thường niên và bất thường.
Hội đồng quản trị triệu tập họp bất thường Đại hội đồng cổ đông trong trường hợp
sau đây:

+ Hội đồng quản trị xét thấy cần thiết vì lợi ích của công ty;

+ Số lượng thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát còn lại ít hơn số lượng
thành viên tối thiểu theo quy định của pháp luật;

+ Theo yêu cầu của cổ đông hoặc nhóm cổ đông quy định tại khoản 2 Điều 115
của Luật này;

+ Theo yêu cầu của Ban kiểm soát;

+ Trường hợp khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty.

- Trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác, Hội đồng quản trị phải triệu tập
họp Đại hội đồng cổ đông trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày xảy ra trường hợp quy
định tại điểm b khoản 1 Điều này hoặc nhận được yêu cầu triệu tập họp quy định
tại điểm c và điểm d khoản 1 Điều này. Trường hợp Hội đồng quản trị không triệu
tập họp Đại hội đồng cổ đông theo quy định thì Chủ tịch Hội đồng quản trị và các
thành viên Hội đồng quản trị phải bồi thường thiệt hại phát sinh cho công ty.

- Trường hợp Hội đồng quản trị không triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông theo quy
định tại khoản 2 Điều này thì trong thời hạn 30 ngày tiếp theo, Ban kiểm soát thay
thế Hội đồng quản trị triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông theo quy định của Luật
này. Trường hợp Ban kiểm soát không triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông theo quy
định thì Ban kiểm soát phải bồi thường thiệt hại phát sinh cho công ty.

- Trường hợp Ban kiểm soát không triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông theo quy
định tại khoản 3 Điều này thì cổ đông hoặc nhóm cổ đông theo quy định tại khoản
2 Điều 115 của Luật này có quyền đại diện công ty triệu tập họp Đại hội đồng cổ
đông theo quy định của Luật này.

- Người triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông phải thực hiện các công việc sau đây:

+ Lập danh sách cổ đông có quyền dự họp;

+ Cung cấp thông tin và giải quyết khiếu nại liên quan đến danh sách cổ đông;

+ Lập chương trình và nội dung cuộc họp;

+ Chuẩn bị tài liệu cho cuộc họp;

+ Dự thảo nghị quyết Đại hội đồng cổ đông theo nội dung dự kiến của cuộc họp;
danh sách và thông tin chi tiết của các ứng cử viên trong trường hợp bầu thành
viên Hội đồng quản trị, Kiểm soát viên;

+ Xác định thời gian và địa điểm họp;

+ Gửi thông báo mời họp đến từng cổ đông có quyền dự họp theo quy định của
Luật này;

+ Công việc khác phục vụ cuộc họp.

- Chi phí triệu tập và tiến hành họp Đại hội đồng cổ đông theo quy định tại các
khoản 2, 3 và 4 Điều này sẽ được công ty hoàn lại.

Theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020 để tổ chức cuộc họp Đại hội đồng cổ
đông trong công ty cổ phần trải qua các bước cơ bản sau:
Bước 1: Lập danh sách cổ đông có quyền dự họp Đại hội đồng cổ đông.
Bước 2: Mời họp Đại hội đồng cổ đông.
Bước 3: Tiến hành cuộc họp.

CÂU HỎI TƯƠNG TÁC: Một công ty đang xem xét thay đổi chính sách
lương và đã yêu cầu ý kiến của cổ đông bằng văn bản để thông qua quyết định
tại Đại hội đồng cổ đông. Theo Điều 149 trong Luật Doanh nghiệp Việt Nam
2020, công ty có thẩm quyền và thể thức lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản để
thông qua nghị quyết Đại hội đồng cổ đông. Trong trường hợp này, công ty
cần tuân thủ những quy định nào liên quan đến việc thu thập và xem xét ý
kiến cổ đông?

TL: công ty cần tuân thủ các quy định sau đây liên quan đến việc thu thập và xem
xét ý kiến cổ đông:

1. Gửi văn bản kèm theo dự thảo nghị quyết hoặc các vấn đề quan trọng khác đến
cổ đông:

- Công ty cần gửi văn bản liên quan đến chính sách lương mới đến cổ đông.

- Văn bản gửi tới cổ đông phải được gửi qua đường bưu điện, fax, email, hoặc
các phương tiện truyền thông khác có tính chất bảo mật và xác thực.

2. Xác định thời hạn và cách thức phản hồi ý kiến cổ đông:

- Công ty cần đặt thời hạn phản hồi ý kiến từ cổ đông trong vòng không quá 30
ngày kể từ ngày gửi văn bản.

- Cổ đông có thể phản hồi ý kiến bằng cách gửi bằng văn bản qua đường bưu
điện, fax, email, hoặc các phương tiện truyền thông khác.

3. Tính vào quorum và quyết định tại Đại hội đồng cổ đông:

- Ý kiến của cổ đông được coi là đã được công bố tại cuộc họp Đại hội đồng cổ
đông và tính vào quorum (số lượng cổ đông tối thiểu để tổ chức cuộc họp) và quyết
định của Đại hội đồng cổ đông.

2. Biên bản

Điều 150. Biên bản họp Đại hội đồng cổ đông


1. Cuộc họp Đại hội đồng cổ đông phải được ghi biên bản và có thể ghi âm hoặc
ghi và lưu giữ dưới hình thức điện tử khác. Biên bản phải lập bằng tiếng Việt, có
thể lập thêm bằng tiếng nước ngoài và phải bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tên, địa chỉ trụ sở chính, mã số doanh nghiệp;
b) Thời gian và địa điểm họp Đại hội đồng cổ đông;
c) Chương trình và nội dung cuộc họp;
d) Họ, tên chủ tọa và thư ký;
đ) Tóm tắt diễn biến cuộc họp và các ý kiến phát biểu tại Đại hội đồng cổ đông về
từng vấn đề trong nội dung chương trình họp;
e) Số cổ đông và tổng số phiếu biểu quyết của các cổ đông dự họp, phụ lục danh
sách đăng ký cổ đông, đại diện cổ đông dự họp với số cổ phần và số phiếu bầu
tương ứng;
g) Tổng số phiếu biểu quyết đối với từng vấn đề biểu quyết, trong đó ghi rõ
phương thức biểu quyết, tổng số phiếu hợp lệ, không hợp lệ, tán thành, không tán
thành và không có ý kiến; tỷ lệ tương ứng trên tổng số phiếu biểu quyết của cổ
đông dự họp;
h) Các vấn đề đã được thông qua và tỷ lệ phiếu biểu quyết thông qua tương ứng;
i) Họ, tên, chữ ký của chủ tọa và thư ký.
Trường hợp chủ tọa, thư ký từ chối ký biên bản họp thì biên bản này có hiệu lực
nếu được tất cả thành viên khác của Hội đồng quản trị tham dự họp ký và có đầy
đủ nội dung theo quy định tại khoản này. Biên bản họp ghi rõ việc chủ tọa, thư ký
từ chối ký biên bản họp.
2. Biên bản họp Đại hội đồng cổ đông phải làm xong và thông qua trước khi kết
thúc cuộc họp.
3. Chủ tọa và thư ký cuộc họp hoặc người khác ký tên trong biên bản họp phải liên
đới chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác của nội dung biên bản.
4. Biên bản lập bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài có hiệu lực pháp lý như nhau.
Trường hợp có sự khác nhau về nội dung giữa biên bản bằng tiếng Việt và bằng
tiếng nước ngoài thì nội dung trong biên bản bằng tiếng Việt được áp dụng.
5. Biên bản họp Đại hội đồng cổ đông phải được gửi đến tất cả cổ đông trong thời
hạn 15 ngày kể từ ngày kết thúc cuộc họp; việc gửi biên bản kiểm phiếu có thể
thay thế bằng việc đăng tải lên trang thông tin điện tử của công ty.
6. Biên bản họp Đại hội đồng cổ đông, phụ lục danh sách cổ đông đăng ký dự họp,
nghị quyết đã được thông qua và tài liệu có liên quan gửi kèm theo thông báo mời
họp phải được lưu giữ tại trụ sở chính của công ty.
IV- NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG
1. Nghị quyết ĐHĐCĐ là gì?
 Là văn bản tổng quát các vấn đề được đề cập trong cuộc họp và hình thức
thông qua nghị quyết của đại hội đồng cổ đông.
 Nghị quyết ĐHĐCĐ do người triệu tập họp dự thảo và tiến hành thông qua
tại cuộc họp ĐHĐCD theo hai hình thức là biểu quyết hoặc lấy ý kiến bằng
văn bản.
2. Mẫu nghị quyết ĐHĐCĐ

(Đưa Nghị quyết mẫu lên pp rồi người tt giới thiệu)

3. Hình thức, Điều kiện để Nghị quyết được thông qua?


*Về hình thức:

Theo điều 147 quy định về hình thức thông qua nghị quyết, có 2 hình thức
chính là Biểu quyết hoặc lấy ý kiến bằng văn bản.

Quy trình lấy ý kiến bằng văn bản:

 Về việc lấy ý kiến bằng văn bản: THEO ĐIỀU 149, Hội đồng quản trị chuẩn
bị phiếu lấy ý kiến, dự thảo nghị quyết Đại hội đồng cổ đông, các tài liệu
giải trình dự thảo nghị quyết và gửi đến tất cả cổ đông có quyền biểu quyết
chậm nhất là 10 ngày trước thời hạn phải gửi lại phiếu lấy ý kiến, nếu Điều
lệ công ty không quy định thời hạn khác dài hơn.
 Cổ đông có thể gửi phiếu lấy ý kiến đã trả lời đến công ty bằng hình thức
gửi thư, fax hoặc thư điện tử.
 Sau đó Hội đồng quản trị tổ chức kiểm phiếu và lập biên bản kiểm phiếu
dưới sự chứng kiến, giám sát của Ban kiểm soát hoặc của cổ đông không
nắm giữ chức vụ quản lý công ty.
 Biên bản kiểm phiếu và nghị quyết phải được gửi đến các cổ đông trong thời
hạn 15 ngày kể từ ngày kết thúc kiểm phiếu.
 Phiếu lấy ý kiến đã được trả lời, biên bản kiểm phiếu, nghị quyết đã được
thông qua và tài liệu có liên quan gửi kèm theo phiếu lấy ý kiến được lưu
giữ tại trụ sở chính của công ty.
 Nghị quyết được thông qua theo hình thức lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản
có giá trị như nghị quyết được thông qua tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông.
(khoản 4,5,6,7,8)
+ LẤY Ý KIẾN BẰNG BIỂU QUYẾT
( khoản 2 điều 147 )
2. Trường hợp Điều lệ công ty không có quy định khác thì nghị quyết Đại hội đồng
cổ đông về các vấn đề sau đây phải được thông qua bằng hình thức biểu quyết tại
cuộc họp Đại hội đồng cổ đông:
a) Sửa đổi, bổ sung nội dung của Điều lệ công ty;
b) Định hướng phát triển công ty;
c) Loại cổ phần và tổng số cổ phần của từng loại;
d) Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát;
đ) Quyết định đầu tư hoặc bán số tài sản có giá trị từ 35% tổng giá trị tài sản trở lên
được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty, trừ trường hợp Điều lệ công
ty quy định tỷ lệ hoặc giá trị khác;
e) Thông qua báo cáo tài chính hằng năm;
g) Tổ chức lại, giải thể công ty.

*Về điều kiện:

THEO ĐIỀU 148:

1. Nghị quyết về nội dung sau đây được thông qua nếu được số cổ đông đại
diện từ 65% tổng số phiếu biểu quyết trở lên của tất cả cổ đông dự họp tán
thành, trừ trường hợp quy định tại các khoản 3, 4 và 6 Điều này; tỷ lệ cụ thể
do Điều lệ công ty quy định:
a) Loại cổ phần và tổng số cổ phần của từng loại;
b) Thay đổi ngành, nghề và lĩnh vực kinh doanh;
c) Thay đổi cơ cấu tổ chức quản lý công ty;
d) Dự án đầu tư hoặc bán tài sản có giá trị từ 35% tổng giá trị tài sản trở lên
được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty, trừ trường hợp Điều lệ
công ty quy định tỷ lệ hoặc giá trị khác;
đ) Tổ chức lại, giải thể công ty;
e) Vấn đề khác do Điều lệ công ty quy định.
2. Các nghị quyết được thông qua khi được số cổ đông sở hữu trên 50% tổng
số phiếu biểu quyết của tất cả cổ đông dự họp tán thành, trừ trường hợp quy
định tại các khoản 1, 3, 4 và 6 Điều này; tỷ lệ cụ thể do Điều lệ công ty quy
định.
(TT nói)
Như vậy, trong các trường hợp thông thường, việc một nghị quyết được thông qua
hay không dựa vào tỷ lệ tổng số phiếu biểu quyết của các cổ đông thành viên dự
họp Đại hội đồng cổ đông. Cụ thể:
- Đối với các vấn đề về loại cổ phần và tổng số cổ phần của từng loại; thay đổi
ngành, nghề và lĩnh vực kinh doanh; thay đổi cơ cấu tổ chức quản lý công ty; dự án
đầu tư hoặc bán tài sản có giá trị từ 35% tổng giá trị tài sản trở lên được ghi trong
báo cáo tài chính gần nhất của công ty, trừ trường hợp Điều lệ công ty quy định tỷ
lệ hoặc giá trị khác; Tổ chức lại, giải thể công ty hoặc các vấn đề khác do Điều lệ
công ty quy định cần số cổ đông đại diện từ 65% tổng số phiếu biểu quyết trở lên
nghị quyết mới được thông qua. Sở dĩ pháp luật quy định một tỉ lệ 65% mà không
áp dụng nguyên tắc quá bán vì những vấn đề kể trên đều là những vấn đề quan
trọng liên quan đến sự tồn tại và định hướng phát triển của công ty trong tương lại.
Theo đó, Điều lệ công ty có thể quy định một tỷ lệ cụ thể khác bằng hoặc cao hơn
65%.
- Đối với các vấn đề khác ngoài các vấn đề kể trên thì pháp luật áp dụng nguyên
tắc quá bán, tức là nghị quyết thông qua chỉ cần được số cổ đông sở hữu trên 50%
tổng số phiếu biểu quyết của tất cả cổ đông dự họp tán thành.

(Dẫn vào khoản 3 Điều 148 phía dưới)

CÂU HỎI TƯƠNG TÁC: Theo bạn, ở mô hình công ty CP, Thành viên Hội
đồng quản trị có số biểu quyết tương ứng với số CP phần mình chiếm hữu tại
cuộc họp Hội đồng quản trị của công ty là đúng hay sai?

Sai. Theo khoản 3 Điều 148 LDN 2020, “ Hội đồng quản trị trải qua quyết định
hành động bằng biểu quyết tại cuộc họp, lấy quan điểm bằng văn bản hoặc hình
thức khác do Điều lệ công ty pháp luật. Mỗi thành viên Hội đồng quản trị có một
phiếu biểu quyết. ”
Như vậy, mỗi thành viên Hội đồng quản trị chỉ có một phiếu biểu quyết mà số
phiếu biểu quyết đó không phụ thuộc vào vào số CP mỗi thành viên chiếm
hữu .

3. Trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác, việc biểu quyết bầu thành
viên Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát phải thực hiện theo phương thức bầu dồn
phiếu, theo đó mỗi cổ đông có tổng số phiếu biểu quyết tương ứng với tổng số cổ
phần sở hữu nhân với số thành viên được bầu của Hội đồng quản trị hoặc Ban kiểm
soát và cổ đông có quyền dồn hết hoặc một phần tổng số phiếu bầu của mình cho
một hoặc một số ứng cử viên. Người trúng cử thành viên Hội đồng quản trị hoặc
Kiểm soát viên được xác định theo số phiếu bầu tính từ cao xuống thấp, bắt đầu từ
ứng cử viên có số phiếu bầu cao nhất cho đến khi đủ số thành viên quy định tại
Điều lệ công ty. Trường hợp có từ 02 ứng cử viên trở lên đạt cùng số phiếu bầu
như nhau cho thành viên cuối cùng của Hội đồng quản trị hoặc Ban kiểm soát thì
sẽ tiến hành bầu lại trong số các ứng cử viên có số phiếu bầu ngang nhau hoặc lựa
chọn theo tiêu chí quy định tại quy chế bầu cử hoặc Điều lệ công ty.
(TT nói)
Phương thức bầu dồn phiếu: là phương thức biểu quyết để thông qua nghị quyết
của đại hội đồng cổ đông công ty đối với trường hợp bầu thành viên hội đồng quản
trị và ban kiểm soát của công ty cổ phần. Phương thức này được áp dụng để bầu
Hội đồng quản trị và Ban kiểm sát.

Cách thức bầu dồn phiếu khác với cách thức bầu thông thường ở chỗ kết quả trúng
cử được lấy theo số phiếu bầu từ cao đến thấp, tức là người trúng cử không cần bắt
buộc phải đạt một tỷ lệ trong giới hạn từ trên 50% đến 100% như thông thường.
Ví dụ, Đại hội đồng cổ đông cần bầu 03 người trong 07 ứng viên trở thành
thành viên của Hội đồng quản trị. Cổ đông có 10 000 cổ phần tương đương
với 10 000 phiếu bầu

(Lập bảng so sánh bầu thông thường vs bầu dồn phiếu)


Theo cách thức bầu thông thường, thì cổ đông sẽ bỏ phiếu cho một, một số hoặc
cho tất cả 07 ứng viên, mỗi ứng viên 10 000 phiếu bầu. Ứng viên trúng cử phải đạt
tỉ lệ phiếu bầu tối thiểu theo Điều lệ công ty quy định nhưng không được thấp hơn
mức tối thiểu 50% mà Luật Doanh nghiệp quy định.

Theo cách thức bầu dồn phiếu, thì cổ đông có 10 000 phiếu bầu có thể bầu theo
một trong ba cách. Cách thứ nhất là dồn hết phiếu bầu cho 1 ứng viên. Cách thứ
hai là chia phiếu bầu cho một số ứng viên khác với số phiếu bằng nhau. Cách thứ
ba là chia đều số phiếu bầu cho tất cả các ứng viên. Ba ứng viên có tổng số phiếu
bầu cao nhất sẽ trúng cử. Theo đó, cổ đông muốn ứng viên nào trúng cử có thể chỉ
tập trung bầu dồn cho người đó.

Theo đó, cách thức bầu dồn phiếu là một quy định bảo vệ cổ đông hoặc nhóm cổ
đông thiểu số chỉ nắm 10% hoặc ít hơn số phiếu bầu cũng có thể đưa được người
đại diện của mình vào Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát.

Tương tự Luật Doanh nghiệp 2014, Luật Doanh nghiệp 2020 cũng không bắt buộc
Đại hội đồng cổ đông áp dụng phương thức bầu dồn phiếu để thông qua nghị quyết
bầu thành viên Hội đồng quả trị và Ban kiểm soát công ty. Có thể thấy, quy định
như vậy tuy trao thêm sự chủ động cho doanh nghiệp nhưng khó bảo vệ được cổ
đông hoặc nhóm cổ đông thiểu số.

4. Trường hợp thông qua nghị quyết dưới hình thức lấy ý kiến bằng văn bản
thì nghị quyết Đại hội đồng cổ đông được thông qua nếu được số cổ đông sở
hữu trên 50% tổng số phiếu biểu quyết của tất cả cổ đông có quyền biểu quyết
tán thành; tỷ lệ cụ thể do Điều lệ công ty quy định.
(TT nói)
Như vậy, khi áp dụng hình thức lấy ý kiến bằng văn bản để thông qua nghị quyết
thì nghị quyết được thông qua khi đáp ứng số số cổ đông sở hữu trên 50% tổng số
phiếu biểu quyết của tất cả cổ đông có quyền biểu quyết tán thành; tỷ lệ cụ thể do
Điều lệ công ty quy định.
5. Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông phải được thông báo đến cổ đông có quyền
dự họp Đại hội đồng cổ đông trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày thông qua;
trường hợp công ty có trang thông tin điện tử, việc gửi nghị quyết có thể thay
thế bằng việc đăng tải lên trang thông tin điện tử của công ty.
Sau khi được thông qua, Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông phải được thông báo
đến cổ đông có quyền dự họp Đại hội đồng cổ đông trong thời hạn 15 ngày kể từ
ngày thông qua; trường hợp công ty có trang thông tin điện tử, việc gửi nghị quyết
có thể thay thế bằng việc đăng tải lên trang thông tin điện tử của công ty.

6. Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông về nội dung làm thay đổi bất lợi quyền và
nghĩa vụ của cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi chỉ được thông qua nếu được số
cổ đông ưu đãi cùng loại dự họp sở hữu từ 75% tổng số cổ phần ưu đãi loại đó
trở lên tán thành hoặc được các cổ đông ưu đãi cùng loại sở hữu từ 75% tổng
số cổ phần ưu đãi loại đó trở lên tán thành trong trường hợp thông qua nghị
quyết dưới hình thức lấy ý kiến bằng văn bản.

Theo đó, nghị quyết đó sẽ chỉ được thông qua khi các cổ đông ưu đãi cùng loại dự
họp sở hữu 75% tổng số cổ phần ưu đãi loại đó. Tức là, nếu các cổ đông ưu đãi
hoàn lại được tham gia họp và biểu quyết thì Nghị quyết được thông qua nếu số cổ
đông ưu đãi hoàn lại tán thành sở hữu 70% tổng số cổ phần ưu đãi hoàn lại. Tương
tự, trong trường hợp lấy ý kiến bằng văn bản thì các cổ đông cùng loại sở hữu 75%
tổng số cổ phần ưu đãi loại đó tán thành thì nghị quyết mới được thông qua.

4. Hiệu lực nghị quyết?

Theo Điều 152:

Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông có hiệu lực kể từ ngày được thông qua hoặc từ
thời điểm có hiệu lực ghi tại nghị quyết đó.

Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông được thông qua bằng 100% tổng số cổ phần
có quyền biểu quyết là hợp pháp và có hiệu lực ngay cả khi trình tự, thủ tục triệu
tập họp và thông qua nghị quyết đó vi phạm quy định của Luật này và Điều lệ công
ty.

Trường hợp có cổ đông, nhóm cổ đông yêu cầu Tòa án hoặc Trọng tài hủy bỏ
nghị quyết Đại hội đồng cổ đông theo quy định tại Điều 151 của Luật này, nghị
quyết đó vẫn có hiệu lực thi hành cho đến khi quyết định hủy bỏ nghị quyết
đó của Tòa án, Trọng tài có hiệu lực, trừ trường hợp áp dụng biện pháp khẩn
cấp tạm thời theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.

5. Các trường hợp hủy bỏ nghị quyết?

Điều 151. Yêu cầu hủy bỏ nghị quyết Đại hội đồng cổ đông
Trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày nhận được nghị quyết hoặc biên bản họp Đại
hội đồng cổ đông hoặc biên bản kết quả kiểm phiếu lấy ý kiến Đại hội đồng cổ
đông, cổ đông, nhóm cổ đông quy định tại khoản 2 Điều 115 của Luật này có
quyền yêu cầu Tòa án hoặc Trọng tài xem xét, hủy bỏ nghị quyết hoặc một phần
nội dung nghị quyết Đại hội đồng cổ đông trong các trường hợp sau đây:
1. Trình tự, thủ tục triệu tập họp và ra quyết định của Đại hội đồng cổ đông vi
phạm nghiêm trọng quy định của Luật này và Điều lệ công ty, trừ trường hợp
quy định tại khoản 2 Điều 152 của Luật này;
2. Nội dung nghị quyết vi phạm pháp luật hoặc Điều lệ công ty.

Câu hỏi game:

1.Nghị quyết ĐHĐCĐ phải được thông báo đến các thành viên dự họp trong thời
hạn là bao nhiêu ngày kể từ ngày thông qua?
A.30 ngày B. 15 ngày C.60 ngày D. 90 ngày

2. Với hình thức lấy ý kiến bằng văn bản thì nghị quyết Đại hội đồng cổ đông được
thông qua nếu được số cổ đông sở hữu …… tổng số phiếu biểu quyết của tất cả cổ
đông có quyền biểu quyết tán thành? (Điền vào chỗ chấm)
A. 50% B. 75% C.60% D.70%
(quy định tại khoản 4 điều 148)

3. Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông không được thông qua cho dù có 100% tổng
số cổ phần có quyền biểu quyết là hợp pháp và có hiệu lực ngay cả khi trình tự, thủ
tục triệu tập họp và thông qua nghị quyết đó vi phạm quy định của Luật này và
Điều lệ công ty. (Đúng hay Sai)
A. Đúng B.Sai
(Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông được thông qua bằng 100% tổng số cổ phần có
quyền biểu quyết là hợp pháp và có hiệu lực ngay cả khi trình tự, thủ tục triệu tập
họp và thông qua nghị quyết đó vi phạm quy định của Luật này và Điều lệ công
ty.)

4. Đối với hình thức lấy ý kiến bằng văn bản, Biên bản kiểm phiếu và nghị quyết
phải được gửi đến các cổ đông trong thời hạn bao nhiêu ngày kể từ ngày kết thúc
kiểm phiếu?
A.10 ngày B.30 ngày C.15 ngày D. 7 ngày
(theo khoản 6 Điều 149)
5.Trường hợp cuộc họp lần thứ nhất không đủ điều kiện tiến hành theo quy định thì
thông báo mời họp lần thứ hai phải được gửi trong thời hạn bao lâu kể từ ngày dự
định họp lần thứ nhất?
A. 29 ngày B. 31 ngày C. 30 ngày D. 15 ngày
( Khoản 1 Điều 145 luật Doanh nghiệp)
6.Nội dung nào sau đây không thuộc khoản 1 Điều 150 khi lập biên bản họp Đại
hội đồng cổ đông?
A. Tên, địa chỉ trụ sở chính, mã số doanh nghiệp.
B. Họ, tên các cổ đông.
C. Họ, tên chủ tọa và thư ký.
D. Tóm tắt diễn biến cuộc họp và các ý kiến phát biểu tại Đại hội đồng cổ đông
về từng vấn đề trong nội dung chương trình họp.
7. Người triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông phải thực hiện công việc nào?

A. Lập danh sách cổ đông có quyền dự họp.


B. Lập chương trình và nội dung cuộc họp.
C. Xác định thời gian và địa điểm họp.
D. Tất cả đều đúng.

8. Đối chiếu theo khoản 2, 3 Điều 139 Luật Kinh doanh 2020, thì công ty bạn phải
tổ chức cuộc họp Đại hội đồng cổ đông thường niên trong khoảng thời gian 07
tháng kể từ ngày kết thúc năm tài chính. Đúng hay Sai?

A. Đúng.
B. Sai.

9.Theo qui định pháp luật, DHDCD thường niên mỗi năm họp mấy lân?
A. 1 lần mỗi năm
B. 2 lần mỗi năm
C. 3 lần mỗi năm
D. Không giới hạn số lần họp

10. Trường hợp Ban kiểm soát không triệu tập họp DHDCD theo quy định thì ai sẽ
là người có quyền triệu tập họp DHDCD ?
A. Chủ tịch Hội đồng quản trị
B. Các thành viên Hội đồng quản trị
C. Cổ đông hoặc nhóm cổ đông
D. A và B đều đúng

You might also like