You are on page 1of 3

1.

Cơ cấu trực tuyến

Mô hình quản lý doanh nghiệp theo cơ cấu trực tuyến có những đặc điểm sau:

Mối quan hệ giữa các thành viên trong tổ chức bộ máy được thực hiện
theo trực tuyến. Người thừa hành chỉ nhận mệnh lệnh từ một người phụ
trách trực tiếp.
 Trực tuyến còn được dùng để chỉ các bộ phận có mối quan hệ trực tiếp
với việc thực hiện các mục tiêu của tổ chức như bộ phận thiết kế sản
phẩm và dịch vụ - sản xuất và phân phối sản phẩm.
Mô hình quản lý doanh nghiệp theo cơ cấu trực tuyến có những ưu điểm sau:

Tạo thuận lợi cho việc áp dụng chế độ thủ trưởng,  tập trung, thống nhất.
Điều này giúp cho cơ cấu tổ chức nhanh nhạy linh hoạt hơn với sự biến
đổi của môi trường kinh doanh phức tạp như hiện tại.
 Thực hiện mệnh lệnh vì có sự thống nhất trong mệnh lệnh phát ra. Tạo
điều kiện thuận lợi để các thành viên trong tổ chức đi theo 1 mục tiêu
chung.
Mô hình quản lý doanh nghiệp theo cơ cấu trực tuyến có những nhược điểm sau:

 Hạn chế việc sử dụng các chuyên gia có trình độ nghiệp vụ cao về từng
mặt quản lý và đòi hỏi người lãnh đạo phải có kiến thức toàn diện để chỉ
đạo tất cả các bộ phận quản lý chuyên môn
Với những đặc điểm trên thì mô hình quản lý doanh nghiệp này thường được áp dụng
cho các đơn vị có quy mô nhỏ và việc quản lý không quá phức tạp.

VD: Công ty TNHH Quảng Hà là một Công ty có quy mô nhỏ, chuyên kinh doanh
mặt hàng trang trí nội thất, tổ chức hoạt động tập trung trên địa bàn Hà Nội với 6 tổ
bán hàng chính và Công ty có sở đó cơ cấu tổ chức như (H5)

Trong cơ cấu này. Giám đốc là người chịu trách nhiệm điều hành chung mọi công tác
đối nội, đối ngoại của Công ty, là người trực tiếp quản lý Công ty. phó Giám đốc là
người giúp sức Giám đốc trong lĩnh vực quản lý mọi hoạt động kinh doanh mua bản
hàng hoá, phân bố kế hoạch kinh doanh đến từng tổ bán hàng.

Giám đốc và phó Giám đốc trực tiếp quản lý Công ty thông qua 3 phòng ban chính:
bộ phận thu mua, tiếp thị; phòng Tài chính kế toán và kho hàng hóa.
Bộ phận kinh doanh chính của Công ty là các tổ bán hàng. Đứng đầu mối tổ là tổ
trưởng, chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Phó Giám đốc. Mỗi tổ có 4 đến 5 nhân viên bán
hàng, sau mỗi buổi bán, nhân viên bán hàng phải có trách nhiệm nộp số tiền thu được
cũng như báo cáo tình hình tiêu thụ hàng hoá cho cấp trên trực tiếp chỉ đạo mình.

Là một Công ty có quy mô nhỏ, với cơ cấu tổ chức mà Công ty áp dụng, phần nào đã
giúp cho Công ty hoạt động một cách có hiệu quả, đáp ứng được rất nhiều các nhu cầu
tiêu dùng của đông đảo khách hàng. Giúp Công ty tiết kiệm một cách tối đa chi phí
cho bộ máy quản lý, hoạt động kinh doanh của Công ty trở nên đơn giản hơn, các
thành viên trong Công ty để dàng nhận biết được nhiệm vụ và trách nhiệm của mình
từ người lãnh đạo duy nhất.

2. Cơ cấu theo chức năng


Mô hình quản lý quản nghiệp Cơ cấu theo chức năng là loại hình cơ cấu tổ chức trong
đó từng chức năng quản lý được tách riêng do một bộ phân một cơ quan đảm nhận.
Đặc điểm nổi bật nhất của mô hình này là những nhân viên chức năng phải là
người am hiểu chuyên môn và thành thạo nghiệp vụ trong phạm vi quản lý của
mình.

Ưu điểm của cơ cấu theo chức năng:

 Đưa ra các chỉ dẫn rõ ràng cho mọi nhân viên trong bộ phận.

 Trách nhiệm của mọi công nhân và tất cả các bộ phận được cố định, giúp cho
trách nhiệm giải trình trở nên chính xác đối với công việc của họ. 
 Mỗi người quản lý là một chuyên gia trong lĩnh vực của mình và phải thực hiện
một số lượng giới hạn các chức năng. Vì vậy, chuyên môn hóa hoàn toàn sẽ là
một phần của cơ cấu chức năng.

 Mức độ chuyên môn hóa cao hơn dẫn đến sự cải thiện về chất lượng sản phẩm.

 Vì yêu cầu công việc là xác định và hữu hình, tổ chức có sử dụng một cách
chuyên sâu nguyên tắc chuyên môn hóa lao động ở cấp quản lý.

 Chuyên môn hóa sẽ dẫn đến sản xuất hàng loạt và tiêu chuẩn hóa.

 Vì các chuyên viên có đủ thời gian để tư duy sáng tạo, việc lập kế hoạch và
giám sát được thực hiện hiệu quả.

Tuy nhiên cơ cấu theo chức năng cũng có những nhược điểm đem lại bất lợi cho
doanh nghiệp:

 Vì không có người đứng đầu hoặc kiểm soát trực tiếp công nhân, sự phối hợp
là khó có thể đạt được.

 Thiếu khả năng đưa ra quyết định tức thì vì hệ thống phân cấp.

 Tạo ra rào cản giữa các bộ phận chức năng khác nhau và có thể trở nên kém
hiệu quả nếu doanh nghiệp có nhiều sản phẩm hoặc thị trường mục tiêu. Các
rào cản được tạo ra cũng có thể hạn chế sự trao đổi và giao tiếp của các bộ
phận, gây trở ngại nếu cần bất kỳ sự hợp tác nào

 Do việc phân chia giám sát, việc thực hiện không thể được thực hiện ngay lập
tức.

 Vì sẽ có nhiều người quản lý có thứ hạng ngang nhau trong cùng một bộ phận,
các xung đột lãnh đạo có thể phát sinh.

 Chuyên viên có ít cơ hội được đào tạo một cách toàn diện, nên khó để lên được
các vị trí quản lý cấp cao. Chính vì vậy lộ trình thăng tiến của họ sẽ khó khăn
trong quá trình phát triển sự nghiệp và họ có thể bỏ qua các mục tiêu do tổ
chức thiết lập.

VD:

You might also like