You are on page 1of 3

Mô hình tổ chức và quản lý concern

- Các TNCs liên kết với nhau theo chiều ngang, thông qua các quan hệ hợp tác
cùng sử dụng bằng phát minh sáng chế, nghiên cứu và phát triển (R&D), kinh
doanh và hệ thống tài chính, tín dụng,…
- Mô hình concern không hình thành pháp nhân riêng, tính pháp lý của nó thể hiện
ở tư cánh pháp nhân độc lập các công ty thành viên
- Mối quan hệ bền vững của tổ chức này được thiết lập trong sự liên kết chặt chẽ
giữa các cá nhân lãnh đạo chủ chốt với nhau và với các thành viên của chính phủ
dựa trên cơ sở lợi ích kinh tế ( thông qua các hợp đồng kinh tế, các đơn đặt hàng,
các khoản tài trợ..)
- Mô hình tổ chức của Concern thường cấu trúc theo kiểu hình tháp

Cấp
lãnh
đạo
Cấp trung gian

Cấp tác nghiệp

Ưu điểm
- Quyền lực tập trung vào cấp lãnh đạo cho nên người lãnh đạo có thể bao quát,
quyết định các hoạt động của công ty.
Ví dụ: Công ty Sam Sung thì Chủ tịch Lee Kun-hee là nhà lãnh đạo, người điều
hành, quản lí cao nhất và giám sát mọi hoạt động của tập đoàn.
- Mô hình này đã tạo điều kiện đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ, tận dụng hệ thống
phân phối để tiết kiệm chi phí, phân tán rủi ro.
Ví dụ: Nhắc đến các công ty xuyên quốc gia lớn trên thế giới thì không thể nhắc
tới Samsung - thương hiệu nổi tiếng toàn thế giới.  Hiện nay, Samsung đang là tập
đoàn lớn nhất Hàn Quốc, kinh doanh trong nhiều lĩnh vực như xây dựng, điện tử,
hoá chất, tài chính, và một số ngành khác.
- Thông tin điều hành truyền từ trung tâm xuống các chi nhánh và phản hồi trở lại
đều qua nhiều tầng lớp có tính thứ bậc -> mỗi người được chuyên môn hóa sâu vào
một việc cụ thể và chịu trách nhiệm trực tiếp với người phụ trách mình -> xếp đặt
vị trí làm việc của từng người rất chặt chẽ nên họ hiểu rất rõ công việc và chức
trách được giao-> tính hệ thống và quyền lực của các quyết định quản lý rất cao
Ví dụ: SAMSUNG có sự phân chia tổng thể thành những bộ phận nhỏ theo những
tiêu thức chất lượng khác nhau, những bộ phận đó thực hiện những chức răng riêng
biệt như có quan hệ chặt chẽ với nhau nhằm thực hiện mục tiêu chung của tổ chức.

Theo cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý, SAMSUNG chỉ rõ nhiệm vụ cũng như chức
năng của từng phòng ban.
+ Chủ tịch: là người điều hành, quản lí, cao nhất của tập đoàn
+ Hội đồng quản trị: Thực hiện quản lí minh bạch và có trách nhiệm dựa trên quy
trình điều hành công ty tiên tiến, xoay quanh hội đồng quản trị…
+ Phó chủ tịch: Tổ chức hoạt động trong phòng ban nhân sự, phòng marketing
Nhược điểm
- Thiếu tính minh bạch: Hệ thống phân cấp của mô hình quản lý nhân sự này sẽ
quản lý thông tin dựa từ cấp trên qua các tầng quản lý rồi xuống cấp dưới. Phương
thức truyền thống này đôi khi dễ gây ra nhầm lẫn, lộn xộn. Do vậy, mức độ minh
bạch của công ty hoàn toàn phụ thuộc vào quyết định của ban lãnh đạo.
- Cảm nhận rõ “người trên – kẻ dưới “: “Người trên – kẻ dưới” là cảm nhận của
nhiều nhân viên khi làm việc tại công ty áp dụng mô hình quản lý theo chiều dọc,
bởi người quản lý và nhân viên được phân chia thành hai cấp bậc khác nhau. Tuy
nhiên đây cũng có thể xem là ưu điểm vì sẽ góp phần thúc đẩy phát triển cá nhân
nhiều hơn khi ai cũng mong muốn được lên một bậc thang cao hơn chức vụ hiện
tại, đòi hỏi sự cố gắng, tinh thần ham học hỏi, hoàn thành tốt công việc được giao,
nâng cao hiệu suất làm việc của bản thân.
- Vì mô hình tổ chức dựa trên cơ sở chuyên môn hóa sâu vào một việc cụ thể đã
tạo nên biên giới cứng nhắc giữa các công việc và đơn vị.
- Thiếu sự chủ động, linh hoạt giữa các vị trí, ban ngành trong công ty vì chỉ làm
theo lệnh.
- Hoạt động kinh doanh của công ty thích ứng chậm với biến động của thị trường.
- Không khuyến khích được tính sáng tạo của các cấp dưới nên hiệu quả hạn chế
- Sự phát triển của nhân viên chỉ nằm trong phạm vi của một chức năng, công việc
nhất định
Ví dụ: một người bắt đầu công việc của mình ở bộ phận cung cấp dịch vụ chỉ có
thể thăng tiến lên những vị thế cao hơn trong bộ phận marketing, chứ không thể di
chuyển sang các bộ phận khác
- Có hiệu quả trong điều kiện công ty phát triển ổn định, môi trường kinh doanh ít
bị cạnh tranh và phạm vi hoạt động nhỏ hẹp.

You might also like