You are on page 1of 3

Nguồn gốc - Tập quán là một thói quen được hình thành lâu đời và

được mọi người tuân theo. Là những quy tắc xử sự được


hình thành một cách tự phát lâu ngày trong đời sống, xã
hội và được chủ thể thừa nhận là quy tắc ứng xử chung
+ Dưới góc độ pháp lý, tập quán là thói quen hình thành nề
nếp trong đời sống, xã hội, trong sản xuất và trong sinh
hoạt thường ngày, được cộng đồng có tập quán đó làm theo
như một quy ước chung của cộng đồng
+ Tập quán là quy tắc xử sự có nội dung rõ ràng để xác
định quyền, nghĩa vụ của cá nhân, pháp nhân trong quan hệ
dân sự cụ thể, được hình thành và lặp đi lặp lại nhiều lần
trong một thời gian dài, được thừa nhận và áp dụng rộng
rãi trong một vùng, miền, dân tộc, cộng đồng dân cư hoặc
trong một lĩnh vực dân sự
- Tập quán nếu được cộng đồng nơi có tập quán đó thừa
nhận.
+ Cộng đồng là tập thể những người cùng sống, có những
điểm giống nhau, gắn bó thành một khối trong sinh hoạt xã
hội tại nơi có tập quán;
+ Tập quán là thói quen đã thành nếp trong đời sống xã
hội, trong sản xuất và sinh hoạt thường ngày, được cộng
đồng nơi có tập quán đó thừa nhận và làm theo như một
quy ước chung của cộng đồng;
+ Chỉ chấp nhận tập quán không trái pháp luật, đạo đức xã
hội
=> Tập quán là những quy tắc xử sự chung được hình
thành trong đời sống xã hội được mọi người thừa nhận là
những quy tắc xử sự chung được nhà nước thừa nhận và
bảo đảm thực hiện
- Tập quán xã hội mang tính phổ biến, ràng buộc chung đối
với nhiều người và chi phối tới lối sống của từng cá nhân.
Tập quán được thừa nhận ở mức độ rộng, vượt ra khỏi giới
hạn địa phương, dân tộc, trở thành quy tắc xử sự chung
được thừa nhận rộng rãi trong một vùng miền hoặc cộng
đồng. Tập quán được nâng lên và trở thành nguồn của pháp
luật

Bản chất – Tập quán không mang tính quyền lực nhà nước:
+ Tập quán là loại quy phạm xã hội ra đời từ khi con người
xuất hiện vì vậy, tập quán đã ra đời trước nhà nước. Quá
trình hình thành tập quán và nội dung các tập quán không
chịu điều chỉnh hay ban hành của nhà nước, nếu như pháp
luật do nhà nước chỉ đạo ban hành mang tính quyền lực
nhà nước thì tập quán lại không mang tính quyền lực nhà
nước như pháp luật.
+ Tập quán được hình thành tự nhiên trong cộng đồng dân
cư, do quá trình sinh sống của người dân như một nhu cầu
tất yếu để làm công cụ quản lý điều chỉnh, duy trì ổn định
đời sống cộng đồng.
+ Tập quán là những chuẩn mực xã hội, giới hạn hành vi
ứng xử của con người sao cho phù hợp với lợi ích chung
của cộng đồng và được sự “nhất trí” của cả cộng đồng.
+ Tập quán không thể hiện ý chí, nguyện vọng của một
giai cấp, một tầng lớp trong xã hội mà nó phản ánh ý chí,
nguyện vọng của toàn thể cộng đồng, nhằm ổn định trật tự
có lợi cho toàn thể các thành viên trong cộng đồng.
=> Do đó, tập quán không trở thành công cụ để Nhà nước
áp đặt và quản lý xã hội như pháp luật
– Tập quán mang tính cộng đồng:
+ Tập quán được hình thành do những đòi hỏi tất yếu của
sự quản lý chung các thành viên trong cộng đồng, là sản
phẩm của quá trình sinh sống của con người được lưu
truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác vì thế nó tồn tại lâu
bền trong đời sống xã hội, gần gũi với lối sống và tâm lý
của các thành viên trong cộng đồng.
+ Tập quán đã ăn sâu vào mỗi người, khó thay đổi trở
thành tiêu chuẩn cho các ứng xử của các thành viên trong
xã hội.
+ Tập quán đã tạo nên sự gắn kết cũng như sự ổn định
trong cộng đồng.
=> Do vậy mà tập quán được mọi người tôn trọng tuân
theo, tự giác thực hiện mà không cần có một sự cưỡng chế
hay ép buộc nào , những người đi ngược lại với các tập
quán sẽ bị cộng đồng lên án
– Tập quán mang tính đa dạng:
+ Sự phong phú, đa dạng của tập quán bắt nguồn từ chính
cơ sở hình thành nên loại quy phạm này. Tập quán bắt
nguồn từ hoạt động sống của con người, gắn liền với mỗi
cộng đồng dân cư, mà hoạt động sống của con người vô
cùng đa đa dạng pong phú vì vậy mà tập quán cũng có tính
đa dạng hình thành.
+ Ở Việt Nam với lịch sử hình thành và phát triển hàng
ngàn năm cùng với sự đa dạng về văn hóa và sự đa dạng về
tộc người, nước ta có một hệ thống các phong tục, tập quán
được hình thành, phát triển từ rất sớm và vô cùng đa dạng.
=> Hầu hết các bản làng, thông xóm, tỉnh…đều có những
tập quán khác nhau, áp dụng cho người dân ở đó, được
người dân thực hiện
– Tập quán mang tính linh hoạt:
+ Tập quán được hình thành từ đời sống, áp dụng từ thế hệ
này qua thế hệ khác ăn sâu vào tiềm thức mỗi người, tập
quán có tính ổn định và khó thay đổi.
+ Tuy nhiên, với tư cách là một loại công cụ để quản lý và
điều hành xã hội thì tập quán luôn gắn bó mật thiết với các
điều kiện thực tiễn, phù hợp với điều kiện thực tiễn.
=> Do đó, tập quán cũng có thể linh hoạt thay đổi để phù
hợp với sự thay đổi của xã hội, vì vậy mà tập quán có tính
ứng dụng cao được mọi người thực hiện
Hình thức - Điều chỉnh một số quan hệ nhân thân
thể hiện - Một số vấn đề liên quan đến giao dịch dân sự
- Xác định quyền sở hữu, quyền định đoạt tài sản
- Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng và thừa
kế
- ÁP dụng tập quán quốc tế

You might also like