You are on page 1of 3

CÂU 1: Phân tích quan hệ pháp luật hành chính trong tình huống trên?

 
1.1. Cơ sở lý luận

Định nghĩa: Quan hệ pháp luật hành chính là những quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình
quản lý hành chính Nhà nước, được điều chỉnh bởi các quy phạm pháp luật hành chính giữa các
cơ quan, tổ chức, cá nhân mang quyền và nghĩa vụ đối với nhau theo quy định của pháp luật
hành chính.

Đặc điểm của QHPLHC:

Các quan hệ pháp luật hành chính phát sinh không chỉ nhằm mục đích bảo đảm lợi ích cho Nhà
nước mà còn là các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác trong xã hội nên nó có thể phát sinh do yêu
cầu của các chủ thể quản lý hoặc đối tượng quản lí hành chính .Trong mỗi quan hệ pháp luật
hành chính, quyền và nghĩa vụ pháp lý của các bên tham gia luôn gắn liền với hoạt động “chấp
hành - điều hành” và một chủ thể trong loại quan hệ pháp luật này cần phải có thẩm quyền sử
dụng quyền lực Nhà nước trong lĩnh vực hành chính Nhà nước. Các tranh chấp phát sinh trong
QHPLHC được giải quyết theo thủ tục hành chính hoặc tố tụng hành chính và chủ thể vi phạm
pháp luật trước Nhà nước. Cơ cấu của quan hệ pháp luật hành chính bao gồm 3 bộ phận là chủ
thể, khách thể và nội dung.

1.2. Lập luận phân tích

1.2.1 Các quan hệ pháp luật hành chính phát sinh trong tình huống :

(1) ông ĐTL - UBND phường T TX B tỉnh D

(2) ông ĐTL – Chủ tịch UBND phường T

(3) ông ĐTL – Chủ tịch UBND thị xã B

1.2.2. Phân tích các quan hệ pháp luật hành chính :

Quan hệ pháp luật hành chính liên hệ. Quan hệ pháp luật hành chính liên hệ: là loại quan hệ pháp
luật hành chính phát sinh giữa các chủ thể không có quan hệ trực thuộc về mặt tổ chức mà trong
quan hệ đó ý chí của các bên được biểu hiện theo phương thức thỏa thuận.

Quan hệ pháp luật hành chính nội bộ: là loại quan hệ pháp luật hành chính phát sinh giữa các chủ
thể có quan hệ lệ thuộc về mặt tổ chức, các quan hệ phát sinh trong quá trình các cơ quan nhà
nước kiện toàn cơ cấu tổ chức của cơ quan mình (quan hệ 5,6 7) → Nội dung của quan hệ pháp
luật hành chính nội bộ thường đề cập đến vấn đề như phân cấp quản lý, chỉ đạo điều hành, kiểm
tra đối với các cơ quan tổ chức trực thuộc hoặc kiện toàn về tổ chức và bảo đảm kỷ luật về bộ
máy nhà nước.

Dựa vào đặc điểm của quan hệ pháp luật:

Quan hệ PLHC có thể phát sinh theo yêu cầu hợp pháp của bất kỳ bên nào, chủ thể quản lý
hay đối tượng quản lý HCNN: Quan hệ PLHC trong giai đoạn này được phát sinh theo yêu cầu
hợp pháp của đối tượng quản lý đối với Nhà nước – ông ĐTL  đề nghị chủ thể quản lí là UBND
phường T, chủ tịch UNBD phường T làm thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho
ông. Như vậy, quan hệ PLHC cũng được phát sinh giữa ông ĐTL và UBND thị xã B khi ông
ĐTL làm đơn khiếu nại lần 2, giữa ông ĐTL và TAND tỉnh D khi ông ĐTL làm đơn khởi kiện
vụ án hành chính tại tòa án.
Quan hệ PLHC có nội dung là các quyền và nghĩa vụ pháp lí HC của các bên tham gia quan
hệ đó:

Trong quan hệ thứ nhất và thứ hai, Ông ĐTL là đối tượng quản lí có quyền yêu cầu UBND
phường T xem xét làm thủ tục cấp giấy. Nghĩa vụ của ông ĐTL là đưa ra những cơ sở căn cứ có
liên quan về việc sử dụng đất. Khi ông ĐTL có quyền yêu cầu UBND phường T làm thủ tục,
nghĩa vụ của UBND phường T - Chủ tịch UBND phường T cũng chính là chủ thể quản lý là xem
xét và trả lời về việc cấp giấy CN. Bên cạnh đó, UBND phường T - Chủ tịch UBND phường T là
yêu cầu ông ĐTL đưa ra những giấy tờ, căn cứ cần thiết có liên quan về việc cấp giấy sử dụng
đất.

Trong quan hệ thứ ba, quyền của ông ĐTL là yêu cầu UBND thị xã B xem xét giải quyết khiếu
nại lần 2. Nghĩa vụ của ông ĐTL là đưa ra những cơ sở căn cứ có liên quan về việc sử dụng đất
trong đơn khiếu nại. Khi ông ĐTL khiếu nại, nghĩa vụ của UBND thị xã B - Chủ tịch UBND thị
xã B là xem xét và trả lời về khiếu nại của ông ĐTL. Quyền của UBND phường T - Chủ tịch
UBND phường T là yêu cầu ông ĐTL đưa ra những giấy tờ, căn cứ cần thiết có liên quan về việc
cấp giấy sd đất trong đơn khiếu nại.

Trong quan hệ thứ tư, quyền của ông ĐTL là yêu cầu Tòa án nhân dân tỉnh D xem xét giải quyết
vụ án hành chính ông đã khởi kiện. Ông có nghĩa vụ của ông ĐTL là đưa ra những cơ sở căn cứ
trong đơn khởi kiện. Khi nhận được yêu cầu, nghĩa vụ của Tòa án nhân dân tỉnh D là giải quyết
vụ án hành chính mà ông ĐTL đã khởi kiện. TDND tỉnh D có quyền của Tòa án nhân dân tỉnh D
yêu cầu ông ĐTL đưa ra những giấy tờ, căn cứ cần thiết để giải quyết vụ án.

Trong quan hệ PLHC, một bên tham gia phải được sử dụng quyền lực nhà nước:

Chủ thể đặc biệt ( UBND phường T, UBND thị xã B, chủ tịch UBND phường T, chủ tịch
UBND thị xã B ) được sử dụng quyền lực nhà nước dựa vào các qppl hành chính yêu cầu ông
ĐTL đưa các giấy tờ liên quan, xem xét việc có cấp giấy hay không cấp giấy cho ông ĐTL hay
không và ông ĐTL ( chủ thể thường) phải có trách nhiệm chấp hành.

Trong QHPLHC, quyền của 1 bên là nghĩa vụ của bên kia và ngược lại:

Quyền của ông ĐTL đó là yêu cầu làm thủ tục cấp giấy CN quyền sử dụng đất , ứng với nghĩa
vụ phải xem xét yêu cầu đó và phản hồi của UBND phường T. Còn Quyền của UBND yêu cầu
ông ĐTL đưa ra các giấy tờ, căn cứ , cơ sở có liên quan theo luật ứng với nghĩa vụ phải cung cấp
các căn cứ giấy tờ đó của ông ĐTL

1.2.2.1. Quan hệ pháp luật hành chính giữa ông Lộc và UBND phường T, thị xã B, tỉnh D
Cơ sở phát sinh quan hệ pháp luật hành chính giữa hai chủ thể này đó là hành vi đề nghị UBND
phường T thị xã B tỉnh D làm thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho gia đình ông.
Căn cứ theo chương 7: Trình tự, thủ tục hành về quản lý và sử dụng đất đai Nghị định số
43/2014/NĐ-CP là các quy phạm pháp luật hành chính trực tiếp điều chỉnh các thủ tục trong việc
đề nghị của ông Lộc đối với UBND phường T. Đây được coi là một yêu cầu hợp pháp của chủ
thể tham gia quan hệ hành chính.

Trong quan hệ pháp luật hành chính trên, có hai chủ thể được đề cập đều có năng lực chủ thể
tham gia vào quan hệ hành chính, mang quyền và nghĩa vụ đối với nhau là ông Lộc và UBND
phường T. Tuy nhiên, một bên chủ thể trong quan hệ pháp luật trên là UBND phường T có thẩm
quyền sử dụng quyền lực Nhà nước trong lĩnh vực hành chính về đất đai. Về phía ông Lộc là đối
tượng quản lí có quyền yêu cầu UBND phường T xem xét làm thủ tục cấp giấy theo quy định
của pháp luật và đồng thời ông Lộc cũng có nghĩa vụ cung cấp những hồ sơ, giấy tờ có liên quan
Bên cạnh đó, UBND phường T trong quan hệ này là cơ quan hành chính Nhà nước, nhân danh
Nhà nước sử dụng quyền lực Nhà nước, có quyền xem xét, giải quyết và quyết định xác nhận
hay bãi bỏ yêu cầu của ông Lộc cũng như giải thích về quyết định bãi bỏ nếu có. Tuỳ thuộc vào
từng lĩnh vực phát sinh, các quan hệ pháp luật hành chính sẽ có những khách thể là trật tự quản lí
hành chính Nhà nước tương ứng với lĩnh vực đó. Cụ thể, trật tự quản lí hành chính về đất đai là
khách thể của quan hệ này.

You might also like