You are on page 1of 3

1.

Khái niệm quan hệ pháp luật đất đai


Quan hệ đất đai trước hết là quan hệ giữa người với người với nhau trong việc sở hữu,
quản lý và sử dụng đất đai. Các quan hệ này rất đa dạng và phức tạp, nó xuất hiện trên
cơ sở chế độ sở hữu đất đai của mỗi chế độ kinh tế, xã hội.

Nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam khẳng định quyền sở hữu đất đai chỉ có một chủ
thể duy nhất đó là Nhà nước. Nhà nước ta cũng là người thống nhất quản lý toàn bộ
đất đai. Cho nên, chỉ có thể trên cơ sở một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, có hiệu lực
cao thì chế độ sở hữu toàn dân và chức năng quản lý thống nhất toàn bộ đất đai mới
thực hiện một cách hiệu quả.

Như vậy, quan hệ pháp luật đất đai, trước hết là quan hệ giữa chủ sở hữu với các chủ
sử dụng cụ thể và giữa các chủ sử dụng với nhau, được các quy phạm pháp luật điều
chỉnh. Cho nên, quan hệ pháp luật đất đai là các quan hệ xã hội được các quy phạm
pháp luật đất đai điều chỉnh.
2. Đặc điểm quan hệ pháp luật đất đai

– Quan pháp luật đất đai là quan hệ giữa người với người (các quan hệ xã hội). Quan
hệ này có thể là quan hệ phát sinh giữa các cơ quan quản lý nhà nước với người sử
dụng đất, quan hệ giữa những người sử dụng đất với nhau, quan hệ giữa các cơ quan
nhà nước khi thực hiện chức năng đại diện chủ sở hữu và quản lý nhà nước về đất đai;
– Quan hệ pháp luật đất đai phải là loại quan hệ được các quy phạm pháp luật đất đai
điều chỉnh, quy định cho các bên trong quan hệ có những quyền và nghĩa vụ pháp lý
nhất định. Địa vị pháp lí của các chủ thể dựa trên cơ sở bình đẳng, không bị phụ thuộc
vào các yếu tố xã hội khác. Mặc dù trong quan hệ pháp luật dân sự cụ thể, các bên
tham gia là các chủ thể đối lập nhau trong việc phân định quyền và nghĩa vụ: một bên
mang quyền, một bên gánh chịu nghĩa vụ và thông thường, ữong quan hệ dân sự, các
bên đều có quyền và nghĩa vụ đối nhau. Tuy nhiên, điều đó không làm mất đi sự bình
đẳng mà nó chỉ hạn chế sự bình đẳng so với trước khi tham gia vào quan hệ đất đai.
Khi thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ các quan hệ pháp luật dân sự, các
bên không được áp đặt ý chí của mình để buộc bên kia thực hiện nghĩa vụ mà tạo điều
kiện cho họ lựa chọn cách thức thực hiện các quyền và nghĩa vụ sao cho có lợi nhất
cho các bên.
– Quyền và nghĩa vụ pháp lý của các bên được đảm bảo thực hiện bằng cưỡng chế
Nhà nước.
a. Chủ thể của quan hệ pháp luật đất đai

Chủ thể của quan hệ pháp luật đất đai là các chủ thể dựa trên cơ sở các quy phạm pháp
luật mà tham gia vào một quan hệ pháp luật đất đai để hưởng quyền và làm nghĩa vụ
trong quan hệ đó. Chủ thể của quan hệ pháp luật đất đai gồm có Nhà nước và người sử
dụng đất.

Nhà nước tham gia vào quan hệ pháp luật đất đai với tư cách là đại diện chủ sở
hữu toàn dân về đất đai và thống nhất quản lý nhà nước về đất đai. Nhà nước tham gia
vào các quan hệ pháp luật thông qua các cơ quan nhà nước.

Chủ thể sử dụng đất là người đang thực tế chiếm hữu đất đai do Nhà nước giao,
cho thuê, cho phép nhận quyền sử dụng đất hoặc được Nhà nước công nhận quyền sử
dụng đất. Các chủ thể sử dụng đất này gồm các tổ chức trong nước; cá nhân, hộ gia
đình trong nước; cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo; tổ chức nước ngoài có chức năng
ngoại giao; Người Việt Nam định cư ở nước ngoài; tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu
tư vào Việt Nam (Điều 5 Luật Đất đai năm 2013).

Chủ thể đang thực tế chiếm hữu đất đai được phân chia thành: chủ thể đã có
giấy tờ hợp pháp về quyền sử dụng đất (đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất);
chủ thể có giấy tờ hợp lệ về quyền sử dụng đất (chưa có giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất, những đủ điều kiện để được cấp giấy chứng nhận); và chủ thể không đủ giấy
tờ theo quy định nhưng được công nhận quyền sử dụng đất.

b. Nội dung của quan hệ pháp luật đất đai

Nội dung của quan hệ pháp luật đất đai là tổng thể quyền hạn và nghĩa vụ của các chủ
thể trong quan hệ pháp luật đất đai. Các quyền hạn, nghĩa vụ này được pháp luật quy
định và bảo vệ.

c. Khách thể của quan hệ pháp luật đất đai

Khách thể của quan hệ pháp luật đất đai là cái mà các chủ thể nhằm hướng tới, đạt
được khi tham gia vào quan hệ pháp luật đất đai.
3. Năng lực của chủ thể của quan hệ đất đai

3.1. Có sự tham gia trực tiếp vào quan hệ pháp luật đất đai

Các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân phải được Nhà nước quyết định giao đất hoặc cho
thuê đất. Các văn bản đó là cơ sở pháp lý cho việc thiết lập mối quan hệ hợp pháp
trong sử dụng đất giữa Nhà nước và người sử dụng đất.

3.2. Có năng lực pháp lý đất đai

Năng lực pháp lý đất đai là khả năng của các chủ thể được hưởng quyền và làm nghĩa
vụ pháp lý trong quan hệ pháp luật đất đai.

a) Đối với tổ chức


Các cơ quan Nhà nước, các tổ chức chính trị xã hội, các đơn vị kinh tế, đơn vị vũ trang
nhân dân được Nhà nước giao đất để sử dụng thì năng lực pháp lý của họ xuất hiện
cùng lúc với quyết định thành lập cơ quan, tổ chức đó. Việc quy định năng lực pháp lý
phải phù hợp với mục đích, nhiệm vụ và chức năng của cơ quan, tổ chức đó. Nhà nước
quy định cụ thể trong từng trường hợp năng lực pháp lý đất đai của tổ chức khi họ
tham gia vào quan hệ pháp luật đất đai.

Theo chế độ pháp lý hiện hành thì năng lực pháp lý của tổ chức không chỉ thể hiện
việc họ có quyền sử dụng đất đai trực tiếp, mà còn được phép giao một phần đất cho
người thứ hai sử dụng. Quyền sử dụng thứ hai là quyền giao cho hộ gia đình, cá nhân
là thành viên của tổ chức để sản xuất kinh doanh và đáp ứng nhu cầu sử dụng đất của
họ.

b) Đối với hộ gia đình và cá nhân

Trên thực tế, năng lực pháp lý của công dân xuất hiện khi Nhà nước cho phép họ sử
dụng đất và người sử dụng chấp hành đúng pháp luật và làm nghĩa vụ đầy đủ đối với
Nhà nước. Năng lực pháp lý đất đai không phụ thuộc vào lứa tuổi, dân tộc, tôn giáo,
nó xuất hiện từ lúc khai sinh cho đến khi chết.

3.3. Năng lực hành vi đất đai

Năng lực hành vi đất đai là khả năng của một chủ thể có thể bằng hành vi của mình
tham gia vào quan hệ pháp luật đất đai, có quyền và nghĩa vụ nhất định.

Năng lực hành vi đất đai không giống như năng lực hành vi dân sự, bởi vì trong Luật
Đất đai không quy định cũng không chia thành năng lực hành vi đầy đủ và năng lực
hành vi không đầy đủ.

3.4. Các quyền và nghĩa vụ pháp lý

Chủ thể của quan hệ pháp luật đất đai là các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân công dân
tham gia trực tiếp vào quan hệ pháp luật đất đai, có ý chí độc lập, có quyền và nghĩa
vụ nhất định.

4. Vai trò của chủ thể của quan hệ chủ thể pháp luật đất đai
Chủ thể trong quan hệ pháp luật đất đai đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý và
điều tiết các quan hệ pháp luật đất đai. Đó là các chủ thể dựa trên cơ sở các quy phạm
pháp luật mà tham gia vào một quan hệ pháp luật đất đai để hưởng quyền và làm nghĩa
vụ trong quan hệ đó, bao gồm có Nhà nước và người sử dụng đất.

You might also like