You are on page 1of 2

Quang Anh

1. Trong Bản án số 11, ông Thiện trước khi đi chấp hành án có là người quản lý di sản
không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.
Trong Bản án số 11, ông Thiện trước khi đi chấp hành án là người quản lý di sản vì
khoản 2 Điều 616 BLDS có quy định:
“Trường hợp di chúc không chỉ định người quản lý di sản và những người thừa kế chưa
cử được người quản lý di sản thì người đang chiếm hữu, sử dụng, quản lý di sản tiếp tục
quản lý di sản đó cho đến khi những người thừa kế cử được người quản lý di sản.”
Năm 2012, sau khi bà T chết, ông Thiện là người đang trực tiếp sinh sống tại nhà và đất,
tiếp tục quản lý di sản của ông bà Đ T. Vậy nên, trước khi ong Thiện đi chấp hành án thì
ông Thiện chính là người quản lý di sản.
2. Trong Bản án số 11, việc Tòa án giao cho anh Hiếu (Tiến H) quyền quản lý di sản có
thuyết phục không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.
Việc Tòa án giao cho anh Hiếu (Tiến H) quyền quản lý di sản là hoàn toàn thuyết
phục, vì khoản 2 Điều 615 BLDS quy định rằng:
“Trường hợp di sản chưa được chia thì nghĩa vụ tài sản do người chết để lại được người
quản lý di sản thực hiện theo thỏa thuận của những người thừa kế trong phạm vi di sản do
người chết để lại.”
Vì ngoài anh Thiện; những người còn lại ở hàng thừa kế thứ nhất đều nhất trí giao cho
anh Phạm Tiến H quản lý khối di sản của ông Đ, bà T. Xét thấy, các ông bà Hiệu, Liền,
Nhi, Nhường, Hoài, Hài đều có đủ năng lực hành vi dân sự; quyết định dựa trên cơ sở
hoàn toàn tự nguyện; không bị lừa dối, ép buộc; không vi phạm điều cấm của pháp luật và
không trái với đạo đức xã hội. Do đó, việc Tòa án giao cho anh Hiếu (Tiến H) quyền quản
lý di sản là hoàn toàn thuyết phục
3. Khi là người quản lý di sản, người quản lý di sản có quyền tôn tạo, tu sửa lại di sản như
trong Bản án số 11 không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.
Khi là người quản lý di sản, người quản lý di sản không có quyền tôn tạo, tu sửa lại
di sản như trong Bản án số 11 vì theo Điều 618 BLDS có quy định:
“1. Người quản lý di sản quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 616 của Bộ luật này có
quyền sau đây:
a) Đại diện cho những người thừa kế trong quan hệ với người thứ ba liên quan đến di sản
thừa kế;
b) Được hưởng thù lao theo thỏa thuận với những người thừa kế;
c) Được thanh toán chi phí bảo quản di sản.
2. Người đang chiếm hữu, sử dụng, quản lý di sản quy định tại khoản 2 Điều 616 của Bộ
luật này có quyền sau đây:
a) Được tiếp tục sử dụng di sản theo thỏa thuận trong hợp đồng với người để lại di sản
hoặc được sự đồng ý của những người thừa kế;
b) Được hưởng thù lao theo thỏa thuận với những người thừa kế;
c) Được thanh toán chi phí bảo quản di sản.
3. Trường hợp không đạt được thỏa thuận với những người thừa kế về mức thù lao thì
người quản lý di sản được hưởng một khoản thù lao hợp lý.”
Trong luật không có quy định cho phép người quản lý di sản cso quyền tôn tạo, tu sửa di
sản

You might also like