You are on page 1of 2

Buổi thảo luận thứ sáu: Quy định về di chúc

Tóm tắt bản án số 211/2009/DSPT:

Nguyên đơn: Anh Phan Văn Được.


Bị đơn: anh Phan Văn Tân, chị Phan Thị Hương.
Ông Phan Văn Mười (mất năm 1972) và bà Nguyễn Thị Lùng (mất năm 2005) là
vợ chồng, có 07 người con, di sản thừa kế bà Lùng để lại là căn nhà cấp 4 có diện tích
khoảng 100m² đất tại khu Kim Sơn, thị trấn Long Thành. Ngày 8 tháng 7 năm 2004
bà lập di chúc để lại nhà đất cho 07 người con đồng thời thừa hưởng để thờ cúng cho
mẹ, anh Được quản lý sử dụng. Năm 2005, năm anh chị em hợp lại chia di sản nhưng
anh Tân và chị Hương không đồng ý. Nay, anh Được yêu cầu chia di sản thừa kế của
mẹ anh cho 07 anh chị em, anh Được được sở hữu sử dụng nhà đất và chia bằng tiền
cho 06 anh chị em giá trị tương ứng với phần di sản được hưởng. Tòa chấp nhận yêu
cầu khởi kiện của anh Được với 06 anh chị em về việc “Tanh chấp di sản thừa kế”.

Trong điều kiện nào di sản dùng vào việc thờ cúng có giá trị pháp lý? Nêu cơ
sở pháp lý khi trả lời.

Cơ sở pháp lý: Điều 645 BLDS 2015.


Điều kiện để di sản dùng vào việc thờ cúng có giá trị pháp lý:
- Người lập di chúc để lại một phần di sản dùng vào việc thờ cúng và được giao cho
người đã được chỉ định trong di chúc quản lý để thực hiện việc thờ cúng. Trường hợp
người để lại di sản không chỉ định người quản lý di sản thờ cúng thì những người thừa
kế cử người quản lý di sản thờ cúng
- Sau khi thanh toán xong nghĩa vụ tài sản của người lập di chúc.

Đoạn nào của bản án cho thấy di sản có tranh chấp được di chúc dùng vào việc
thờ cúng?

Đoạn của bản án cho thấy di sản có tranh chấp được di chúc dùng cho việc thờ cúng
là:“Tại tờ di chúc ngày 08 tháng 07 năm 2004 bà Lùng để lại nhà đất cho 7 người con
đồng thừa hưởng để thờ cúng cha mẹ, anh Được là người đang quản lí di sản, hiện tại
5/7 anh chị em của anh Được đồng ý chia di sản và giao cho anh Được sở hữu di sản
là có cơ sở chấp nhận”

Các điều kiện để di sản dùng vào việc thờ cúng một cách hợp pháp có được
thỏa mãn trong vụ việc đang nghiên cứu không?

Theo đoạn 2, khoản 1, điều 645 BLDS 2015 về di sản dùng vào việc thờ cúng:
“Trường hợp người để lại di sản không chỉ định người quản lý di sản thờ cúng thì
những người thừa kế cử người quản lý di sản thờ cúng” như vậy điều kiện để di sản
dùng vào việc thờ cúng hợp pháp được thỏa mãn trong vụ việc đang nghiên cứu vì bà
Lùng để lại di chúc cho các con về di sản dùng vào việc thờ cúng nhưng không chỉ
định người quản lý di sản và hiện tại 5/7 anh chị em của anh Được đã đồng ý giao cho
anh Được quản lý di sản.

Ai đồng ý và ai không đồng ý chia di sản dùng vào việc thờ cúng trong vụ
tranh chấp này? Đoạn nào của bản án cho câu trả lời?
Những người đồng ý chia di sản dùng vào việc thờ cúng trong vụ tranh chấp này là:
anh Phan Văn Được, anh Phan Văn Thảo, Phan Văn Xuân, anh Phan Văn Nhành và
chị Phan Thị Hoa, còn anh Phan Văn Tân và chị Phan Thị Hương không đồng ý chia
di sản dùng vào việc thờ cúng.
Đoạn của bản án cho câu trả lời là: “Ngày 08 tháng 7 năm 2004 mẹ anh lập di chúc
để lại nhà đất cho 07 anh chị em, hiện tại anh quản lý nhà đất, năm 2005 năm anh chị
em hợp lại chia di sản của mẹ anh, nhưng anh Tân và chị Hương không đồng ý”.

Cuối cùng Tòa án có chấp nhận chia di sản đã được di chúc dùng vào việc thờ
cúng không? Đoạn nào của bản án cho câu trả lời?

Cuối cùng Tòa án đã chấp nhận chia di sản đã được di chúc dùng vào việc thờ cúng.
Đoạn của bản án cho câu trả lời là: “Tại tờ di chúc ngày 08 tháng 7 năm 2004 bà
Lùng để lại nhà đất cho 7 người con đồng thừa hưởng để thờ cúng cha mẹ, anh Được
là người đang quản lý di sản, hiện tại 5/7 anh chị em của anh Được đồng ý chia di sản
và giao cho anh Được sở hữu di sản là có cơ sở chấp nhận”.

Suy nghĩ của anh/chị về chế định di sản dùng vào việc thờ cúng trong BLDS và
giải pháp của Tòa án trong vụ việc đang được nghiên cứu.

Theo điều 645 BLDS 2015 thì phần di sản dùng vào việc thờ cúng không được chia
thừa kế mà được giao cho một người quản lý để thực hiện việc thờ cúng. Nhưng Tòa
án lại chấp nhận yêu cầu khởi kiện của anh Được, giao cho anh Được quyền sở hữu
căn nhà và anh phải có nghĩa vụ thanh toán giá trị di sản thừa kế cho anh Tân và chị
Hương. Như vậy, xét về lý thì cách xử của Tòa có phần không đúng với quy định của
BLDS. Tuy nhiên, xét về tình và thực tiễn nguyện vọng của những người thừa kế thì
cách xử của Tòa vẫn đưa đến được kết quả là di sản vẫn được dùng để thờ cúng. Bởi lẽ
phần nhà đất được chia thừa kế là chia theo giá trị, anh Nhành, anh Thảo, anh Xuân,
chị Hoa không nhận di sản mà cho lại anh Được; căn nhà vẫn được giữ nguyên và anh
Được là người quản lý căn nhà và thực hiện nghĩa vụ thờ cúng chính. Việc bất hợp lý ở
đây đó là, di sản để thờ cúng nếu theo di chúc thì ta xác định là sở hữu chung của
những người thừa kế, vậy thì không được định đoạt, chia lẻ chỉ được quản lý. Tuy
nhiên, Tòa án lại xử chia di sản và anh Được phải thanh toán giá trị di sản phần thừa kế
cho hai người, như vậy tức là đã xé lẻ di sản ra, đánh mất bản chất chỉ quản lý để thờ
cúng mà không định đoạt.

You might also like