You are on page 1of 2

Tóm tắt: Quyết định số 58/2018/DS-GĐT

Năm 19928, ông Y và cụ C làm giấy chuyển nhượng đất và hoa màu liên quan đến thửa đất với
giá 140.000.000 đồng. Dù không viết giấy chứng nhận nhưng có hai người chứng kiến việc ông
Y trả tiền cho cụ C. Cả 2 đã lập hợp đồng mua bán nhà và chuyển nhượng quyền sử dụng đất khi
chuyển nhượng ghi ngày 08-02-1998 và nộp tại Ủy ban nhân dân phường và có giấy xác nhận.
Năm 2009, ông Y và cụ D xảy ra tranh chấp đối với thửa đất trên. Năm 2013, ông biết được
Phòng công chứng M đã công chứng di chúc của D và ông D1 được hưởng thừa kế toàn bộ thửa
đất trên.
Nhận định của Tòa án: Cụ D và cụ C sống với nhau từ năm 1957 nhưng lại không có đăng kí kết
hôn. Năm 1959, cụ D mua thửa đất ở xứ M, đổi cho Hợp tác xã lấy ruộng M (thửa đất số 38).
Khoảng năm 1969-1970, cụ D sống với cụ N và sinh ra ông D1. Ngày 16-12-2009, cụ C lập di
chúc để lại một phần tài sản là bất đông sản tại thửa đất sô 38 cho ông D1. Ngày 15-01-2011, cụ
D lập di chúc để lại thửa đất cho ông D1 hoặc nếu được bồi thường thì ông D1 sẽ nhận. Sau khi
công bố di chúc, ông Y biết và khởi kiện yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng di chúc vô hiệu.
Thế nhưng, các Hợp đồng ủy quyền do ông Y cung cấp chưa hợp pháp vì cụ C đã giao dịch với
ông Y khi chưa thỏa thuận vs cụ D trong khi đó là tài sản của cả hai. Tòa án quyết định hủy bỏ
Bản án dân sự phúc thẩm và sơ thẩm trước đó, giao hồ sơ vụ án xét xử lại.
Câu 2.6: Nếu tài sản được định đoạt trong di chúc chỉ thuộc sở hữu của cụ Hương vào đầu tháng
4/ 2009 thì di chúc của cụ Hương có giá trị pháp lý không? Vì sao?
- Nếu tài sản được định đoạt trong di chúc chỉ thuộc sở hữu của cụ Hương vào đầu tháng
4/2009 thì di chúc của cụ Hương có giá trị pháp lý.
- Di chúc được lập ra là để chuyển nhượng tài sản của cá nhân sau khi chết cho người
khác. Theo Điều 624 BLDS 2015 quy định về di chúc: “Di chúc là sự thể hiện ý chí của
cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết.” Vốn cụ Hương đã
có nửa phần tài sản trong phần tài sản chung với cụ Quý. Sau khi cụ chết thì phần đó sẽ
được đem chia. Ban đầu, di chúc của cụ Hương là sai vì cụ để lại toàn bộ căn nhà, tức là
định đoạt luôn cả phần tài sản của cụ Quý trong khi đây là tài sản chung của vợ chồng.
Nếu như phần tài sản trong di chúc hoàn toàn thuộc quyền sở hữu của cụ Hương vào đầu
tháng 4/2009 thì di chúc sẽ đúng về mặt pháp lý.
Câu 2.7: Quyết định số 58, đoạn nào cho thấy quyền sử dụng đất của cụ C và cụ D đã bị thu hồi
trước khi hai cụ chết?
- Quyết định số 58, đoạn cho thấy quyền sử dụng đất của cụ c và cụ D đã bị thu hồi trước
khi hai cụ chết:
“Ngoài ra, di sản của cụ D, cụ C để lại là quyền sử dụng đất tại thửa đất số 38, Tòa bản
đồ số 13 đã bị thu hồi theo Quyết định số 1208/QĐ-UBND ngày 21-7-2010 của Ủy ban
nhân dân thành phố Vĩnh Yên nhưng giá trị quyền sử dụng đất của người có đất bị thu
hồi vẫn được pháp luật bảo đảm theo quy định của Luật Đất đai nên hai cụ có quyền lập
di chúc định đoạt tài sản trên cho ông D1.”
Câu 2.8: Đoạn nào của Quyết định số 58 cho thấy Tòa giám đốc thẩm xác định di sản của cụ C
và cụ D là quyền sử dụng đất? Suy nghĩ của anh/chị về hướng xác định vừa nêu của Tòa giám
đốc thẩm?
- Đoạn của Quyết định số 58 cho thấy Tòa giám đốc thẩm xác định di sản của cụ C và cụ D
là quyền sử dụng đất:
“Ngoài ra, di sản của cụ D, cụ C để lại là quyền sử dụng đất tại thửa đất số 38, Tòa bản
đồ số 13 đã bị thu hồi theo Quyết định số 1208/QĐ-UBND ngày 21-7-2010 của Ủy ban
nhân dân thành phố Vĩnh Yên nhưng giá trị quyền sử dụng đất của người có đất bị thu
hồi vẫn được pháp luật bảo đảm theo quy định của Luật Đất đai nên hai cụ có quyền lập
di chúc định đoạt tài sản trên cho ông D1.”
- Tòa giải quyết như vậy là không hoàn toàn hợp lí. Di sản cụ D và cụ c để lại cho ông D1
là quyền được hưởng bồi thường bằng tái định cư (hoặc nhận tiền) và bồi thường tài sản
trên đất chứ không phải là quyền sử dụng đất. Vì ngày 21/7/2010 thửa đất số 38 đã bị thu
hồi trong khi cụ D và cụ C còn sống.
Câu 2.9: Đoạn nào của Quyết định số 58 cho thấy Tòa giám đốc thẩm theo hướng cụ C và cụ D
được định đoạt theo di chúc giá trị quyền sử dụng đất bị Nhà nước thu hồi? Suy nghĩ của anh/chị
về hướng vừa nêu của Tòa giám đốc thẩm.
- Đoạn của Quyết định số 58 cho thấy Tòa giám đốc thẩm theo hướng cụ C và cụ D được
định đoạt theo di chúc giá trị quyền sử dụng đất bị Nhà nước thu hồi:
“Ngoài ra, di sản của cụ D, cụ C để lại là quyền sử dụng đất tại thửa đất số 38, Tòa bản
đồ số 13 đã bị thu hồi theo Quyết định số 1208/QĐ-UBND ngày 21-7-2010 của Ủy ban
nhân dân thành phố Vĩnh Yên nhưng giá trị quyền sử dụng đất của người có đất bị thu
hồi vẫn được pháp luật bảo đảm theo quy định của Luật Đất đai nên hai cụ có quyền lập
di chúc định đoạt tài sản trên cho ông D1.”
- Hướng giải quyết của Tòa là hợp lí vì thửa đất số 38 bị thu hồi nên hai cụ vẫn có quyền
lập di chúc định đoạt giá trị sử dụng đất cho ông D1.

You might also like