You are on page 1of 9

CHƯƠNG II.

BÌNH LUẬN BẢN ÁN


VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT

2.1. Quan điểm của các cấp Tòa án xét xử vụ việc


Theo Bản Án 30/2021/HNGĐ-PT ngày 29/12/2021 về ly hôn, tranh chấp chia tài sản chung
khi ly hôn của Toà án nhân dân TP Đà Nẵng.
* TÓM TẮT BẢN ÁN:
Chủ thể:
- Vợ, Chồng: Ông Nguyễn TK và bà Đỗ Thị HM đã tự nguyện kết hôn vào ngày
19/10/1982 tại Ủy ban nhân dân phường HC 1, quận HC, thành phố ĐN. Quan
hệ hôn nhân giữa họ đã rạn nứt từ lâu, mỗi người sống mỗi nơi từ năm 2001
đến nay, không ai quan tâm đến ai.
- Không có các bên liên quan. Mặc dù ông K và bà M có 02 con chung tên là
Nguyễn TQ, sinh ngày 17/4/1983 và Nguyễn HP, sinh ngày 22/12/1986 nhưng
các con đều có gia đình riêng nên không yêu cầu Tòa án giải quyết.
Tài sản chung:
- Bất động sản: Được đề cập trong bản án hôn nhân gia đình sơ thẩm.
+ Vị trí: Thửa đất số 63, tờ bản đồ số 161, tại địa chỉ tổ 89 (nay là tổ 56),
phường HKB, quận LC, thành phố ĐN.
+ Diện tích tổng cộng: 450,3 m², trong đó đất ở là 104 m² và đất trồng
cây lâu năm là 346,3 m².
+ Giấy tờ liên quan: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số AM 383571,
số vào sổ H07814, cấp ngày 09/7/2008 bởi Ủy ban nhân dân quận LC,
đứng tên cả ông Nguyễn TK và bà Đỗ Thị HM.
+ Nguồn gốc: Năm 2001, ông được Hợp tác xã nông nghiệp Hòa Khánh
cấp 100 m² đất đồi núi sỏi đá. Sau đó, ông tự mở rộng thêm được 350,3
m², nâng tổng diện tích lên 450,3 m².
+ Công trình xây dựng: Một căn nhà cấp 4 với diện tích 104 m², do ông
tự lo chi phí xây dựng và hiện ông đang sống một mình tại đây. Bà Đỗ
Thị HM không tham gia vào việc xây dựng hay quản lý tài sản này.
- Động sản: Được đề cập trong kháng cáo bản án sơ thẩm của ông Nguyễn TK.
+ Số tiền: 120.000.000 đồng mà bà Đỗ Thị HM đang giữ.
+ Xe máy cúp: Bà M mua với 05 lạng vàng, đứng tên ông K và hiện bà
M đang quản lý sử dụng.
+ Xe máy Chaly: Ông K mua, nhưng bà M đã cho em gái của bà sử
dụng.
+ Cổ phần và lợi tức: Tại Công ty CP phát triển đô thị và khu công
nghiệp Quảng Nam ĐN, mà bà M mua và đã được phân chia từ trước
đến nay.
* YÊU CẦU CỦA CÁC BÊN
Trong bản án hôn nhân gia đình sơ thẩm số 45/2021/HNGĐ-ST ngày 29/09/2021
- Nguyên đơn ông Nguyễn TK:
+ Đề nghị Tòa án giải quyết cho ông được ly hôn với bà Đỗ Thị HM.
+ Ban đầu, yêu cầu chia tài sản chung nhưng sau đó rút yêu cầu về chia
tài sản chung nhà đất do nhà đất đang nằm trong khu vực quy hoạch
của thành phố. Đề nghị giải quyết quan hệ hôn nhân trước và để lại vấn
đề chia tài sản chung cho một vụ án dân sự khác sau khi có quyết định
đền bù từ Nhà nước.
- Bị đơn ông Đỗ Thị HM:
+ Đồng ý ly hôn với ông Nguyễn TK.
+ Yêu cầu Tòa án giải quyết chia tài sản chung theo quy định pháp luật.
- Quyết định của Tòa án:
+ Công nhận thuận tình ly hôn giữa ông Nguyễn TK và bà Đỗ Thị HM
+ Giao cho ông Nguyễn TK sở hữu toàn bộ quyền sử dụng đất và công
trình xây dựng trên đất tại thửa đất số 63, tờ bản đồ số 161. Ông
Nguyễn TK phải thối trả cho bà Đỗ Thị HM số tiền chênh lệch 45%
giá trị tài sản, tương ứng với 3.019.815.000 đồng.
+ Bà Đỗ Thị HM phải thối trả cho ông Nguyễn TK số tiền chi phí thẩm
định giá và chi phí xem xét thẩm định tại chỗ tổng cộng là 6.750.000
đồng.

Sau bản án hôn nhân gia đình sơ thẩm số 45/2021/HNGĐ-ST ngày 29/09/2021
- Kháng cáo của ông Nguyễn TK:
+ Yêu cầu hủy một phần bản án sơ thẩm về việc buộc ông có nghĩa vụ
thối trả lại phần chênh lệch giá trị nhà và đất cho bà Đỗ Thị HM. Ông
lập luận rằng đất và nhà do ông tự bỏ tiền mua và xây dựng, bà Đỗ Thị
HM không có đóng góp. Ngoài ra, ông K rút yêu cầu chia tài sản
chung nhưng Tòa án vẫn tiếp tục giải quyết dựa trên kết quả định giá,
điều này trái với quy định pháp luật.
+ Đề nghị cấp phúc thẩm giải quyết phân chia một số tài sản khác được
trình bày trong phần động sản ở trên.
* NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN

Căn cứ vào tài liệu, chứng cứ đã được xem xét tại phiên tòa và kết quả tranh tụng tại phiên
toà, sau khi đại diện Viện kiểm sát phát biểu ý kiến, Hội đồng xét xử nhận định:

[1] Về tố tụng: Nguyên đơn ông Nguyễn TK có đơn kháng cáo đối với bản án hôn nhân gia
đình sơ thẩm. Đơn kháng cáo của ông Nguyễn TK trong thời hạn luật định, hình thức và nội
dung đơn kháng cáo phù hợp với Điều 272 Bộ luật tố tụng dân sự. Vì vậy, vụ án thuộc thẩm
quyền giải quyết của Tòa án nhân dân thành phố ĐN theo quy định tại Điều 293 của Bộ luật
tố tụng dân sự.

[2] Về nội dung: Xét yêu cầu kháng cáo của nguyên đơn ông Nguyễn TK về phần chia tài
sản chung, Hội đồng xét xử thấy rằng: Tại Bản án hôn nhân gia đình sơ thẩm số
45/2021/HNGĐ-ST ngày 29/9/2021 của Tòa án nhân dân quận HC đã quyết định công nhận
thuận tình ly hôn giữa ông Nguyễn TK và bà Đỗ Thị HM. Sau khi xử sơ thẩm, ông K, bà M
không kháng cáo về phần này mà chỉ ông K kháng cáo về phần chia tài sản chung.

Về tài sản chung của ông Nguyễn TK và bà Đỗ Thị HM gồm có quyền sử dụng đất và tài sản
trên đất là căn nhà cấp 4, thuộc thửa đất số 63, tờ bản đồ số 161, diện tích 450,3m2 tại tổ 56,
phường HKB, quận LC, thành phố ĐN; trong đó đất ở là 104m2 và đất trồng cây lâu năm là
346,3m2 đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số AM 383571, số vào sổ H07814
do Ủy ban nhân dân quận LC cấp ngày 09/7/2008 đứng tên Nguyễn TK và Đỗ Thị HM.

Xét nguồn gốc hình thành tài sản trên là tại thời điểm năm 2001 ông K, bà M làm đơn xin
giao đất để xây dựng nhà ở với diện tích là 100 m2. Quá trình sử dụng đất, ông K khai hoang
mở rộng thêm được 346,3m2 đất trồng cây lâu năm.

Án sơ thẩm xác định nhà và đất tại thửa số 63, tờ bản đồ số 161, diện tích 450,3 m2 tại tổ 56,
phường HKB, quận LC, thành phố ĐN là tài sản chung của ông Nguyễn TK và bà Đỗ Thị
HM trong thời kỳ hôn nhân là hoàn toàn đúng pháp luật và căn cứ vào nguồn gốc hình thành
tài sản chung là quyền sử dụng đất đối với thửa đất 63, tờ bản đồ số 161 có công sức đóng
góp của ông K nhiều hơn, phân chia cho ông K 55% giá trị tài sản tương ứng số tiền
3.690.885.000 đồng, bà Đỗ Thị HM 45% giá trị tài sản tương ứng số tiền 3.019.815.000 đồng
và giao cho ông Nguyễn TK quản lý, sử dụng, sở hữu nhà và đất, thối trả phần giá trị cho bà
Đỗ Thị HM là phù hợp.

Từ những nhận định trên, Hội đồng xét xử phúc thẩm không chấp nhận yêu cầu kháng cáo
của nguyên đơn ông Nguyễn TK, giữ nguyên bản án sơ thẩm.
[3] Ông Nguyễn TK là người cao tuổi nên được miễn án phí phúc thẩm.

[4] Quá trình giải quyết vụ án, cấp sơ thẩm đưa Văn phòng đăng ký đất đai chi nhánh tại quận
LC, thành phố ĐN tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là
không đúng, cần rút kinh nghiệm.

Vì các lẽ trên;

* QUYẾT ĐỊNH CỦA TÒA ÁN

Căn cứ khoản 1 Điều 308 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 Không chấp nhận yêu cầu kháng
cáo của ông Nguyễn TK, giữ nguyên bản án hôn nhân gia đình sơ thẩm số 45/HNGĐ-ST
ngày 29 tháng 9 năm 2021 của Tòa án nhân dân quận HC. Tuyên xử:

[1]. Về phân chia tài sản chung:

1.1. Giao cho ông Nguyễn TK sở hữu toàn bộ quyền sử dụng đất và công trình xây dựng gắn
liền trên đất tại thửa số 63, tờ bản đồ số 161 tại địa chỉ tổ 89 (nay là tổ 56), phường HKB,
quận LC, thành phố ĐN; có diện tích 450,3m2, trong đó đất ở là 104 m2, đất trồng cây lâu
năm là 346,3m2 có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số AM 383571, số vào sổ H07814 do
Ủy ban nhân dân quận LC cấp ngày 09/7/2008 đứng tên ông Nguyễn TK và bà Đỗ Thị HM.
Tổng giá trị quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất là 6.710.700.000 đồng.

1.2. Ông Nguyễn TK có nghĩa vụ thối trả cho bà Đỗ Thị HM số tiền chênh lệch 45% giá trị
tài sản tương ứng với số tiền 3.019.815.000 đồng (ba tỷ, không trăm mười chín triệu, tám
trăm mười lăm ngàn đồng ).

1.3. Ông Nguyễn TK có trách nhiệm liên hệ với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để làm thủ
tục cấp đổi lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật.

Kể từ ngày có đơn yêu cầu thi hành án của người được thi hành án cho đến khi thi hành án
xong, bên phải thi hành án còn phải chịu khoản tiền lãi của số tiền còn phải thi hành án theo
mức lãi suất quy định tại Điều 357, Điều 468 của Bộ luật Dân sự năm 2015, trừ trường hợp
pháp luật có quy định khác.

[2]. Về án phí, chi phí tố tụng:

2.1. Ông Nguyễn TK và bà Đỗ Thị HM được miễn án phí dân sự sơ thẩm.


2.2. Bà Đỗ Thị HM phải thối trả lại cho ông Nguyễn TK số tiền chi phí thẩm định giá và chi
phí xem xét thẩm định tại chỗ tổng cộng là 6.750.000 đồng.

2.3. Ông Nguyễn TK được miễn án phí dân sự phúc thẩm.

[3]. Các quyết định khác của bản án sơ thẩm không có kháng cáo, kháng nghị đã có hiệu lực
pháp luật kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị.

[4]. Bản án phúc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày tuyên án.

Trường hợp bản án được thi hành theo quy định tại điều 2 Luật Thi hành án dân sự thì người
được thi hành án dân sự, người phải thi hành án dân sự có quyền thỏa thuận thi hành án,
quyền yêu cầu thi hành án, tự nguyện thi hành án hoặc bị cưỡng chế thi hành án theo quy
định tại các điều 6, 7, 9 Luật Thi hành án dân sự;

Thời hiệu thi hành án được thực hiện theo quy định tại Điều 30 Luật Thi hành án dân sự.

* LẬP LUẬN CỦA TÒA ÁN

2.1.1. Về Bản án hôn nhân gia đình sơ thẩm số 45/2021/HNGĐ-ST ngày 29/09/2021
* Về quan hệ hôn nhân:
Trong vụ án này, cả hai bên nguyên đơn và bị đơn (ông Nguyễn TK và bà Đỗ Thị HM)
đều đã tự nguyện kết hôn và sau một thời gian sống chung, họ nhận thấy cuộc sống hôn nhân
giữa họ không mấy êm ấm và hạnh phúc do sự khác biệt về tính cách và lối sống. Từ năm
2001, họ đã sống ly thân và không còn quan tâm đến nhau như vợ chồng. Điều này dẫn đến
quyết định ly hôn. Bên cạnh đó, họ có hai con chung đã trưởng thành và có gia đình riêng,
không yêu cầu giải quyết trong vụ ly hôn.

Điều 51 và Điều 55 của Luật hôn nhân gia đình đề cập đến quyền yêu cầu giải quyết ly
hôn và quy định về thuận tình ly hôn. Theo đó, một trong hai bên hoặc cả hai bên có quyền
yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn. Khi cả hai bên cùng yêu cầu ly hôn và đã thỏa thuận được
về việc chia tài sản cũng như các vấn đề liên quan đến con cái, Tòa án sẽ công nhận thuận
tình ly hôn, nếu việc thỏa thuận đó đảm bảo quyền lợi chính đáng của vợ, chồng và con cái.

Trong trường hợp này, Tòa án đã quyết định công nhận thuận tình ly hôn giữa ông
Nguyễn TK và bà Đỗ Thị HM dựa trên sự đồng thuận ly hôn của cả hai bên. Cả hai đều tự
nguyện muốn chấm dứt quan hệ hôn nhân và không còn khả năng hàn gắn đoàn tụ. Họ đã
sống ly thân từ năm 2001 và không còn quan tâm đến nhau như vợ chồng, điều này chứng tỏ
rằng quan hệ hôn nhân giữa họ đã thực sự tan vỡ, không còn khả năng tiếp tục duy trì.

Quyết định của Tòa án dựa trên các điều khoản pháp luật liên quan và xem xét đến tình
tiết của vụ án, như sự tự nguyện ly hôn của cả hai bên và thực tế họ đã sống ly thân trong một
thời gian dài. Điều này cho thấy quyết định công nhận thuận tình ly hôn phù hợp với nguyện
vọng của cả hai bên và tuân theo quy định của pháp luật.

* Về con chung:
Quyết định không yêu cầu Tòa án giải quyết vấn đề về con chung trong quá trình ly hôn
giữa ông Nguyễn TK và bà Đỗ Thị HM phản ánh sự thực tế và phù hợp với pháp luật. Vì các
con đã đủ tuổi thành niên, tự chịu trách nhiệm về mình theo pháp luật, không còn phụ thuộc
vào quyết định của cha mẹ hay Tòa án về các vấn đề như quyền nuôi dưỡng, cấp dưỡng, hoặc
giáo dục. Điều này cho thấy, trong trường hợp ly hôn mà con cái đã là người trưởng thành,
việc giải quyết quan hệ cha mẹ và con cái không còn là một phần quan trọng cần thiết trong
quyết định của Tòa án, trừ khi có những yêu cầu cụ thể khác từ các bên liên quan.

* Về tài sản chung:


Trong vụ án ly hôn giữa ông Nguyễn TK và bà Đỗ Thị HM, việc quyết định về tài sản
chung là một trong những vấn đề quan trọng cần được xem xét kỹ lưỡng. Theo thông tin
được cung cấp, tài sản chung bao gồm nhà đất tại thửa số 63, tờ bản đồ số 161, với giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất được cấp cho cả hai vợ chồng. Quyết định giao toàn bộ quyền
sử dụng đất và công trình xây dựng gắn liền trên đất cho ông Nguyễn TK, đồng thời yêu cầu
ông này thanh toán cho bà Đỗ Thị HM số tiền chênh lệch 45% giá trị tài sản tương ứng với số
tiền 3.019.815.000 đồng, được xác định bởi Chứng thư thẩm định giá, phản ánh một cách tiếp
cận cân nhắc đến nhiều yếu tố theo quy định của pháp luật.

Luật hôn nhân gia đình quy định về nguyên tắc bình đẳng trong việc tạo lập, chiếm
hữu, sử dụng và định đoạt tài sản chung của vợ chồng, không phân biệt giữa lao động trong
gia đình và lao động có thu nhập (Điều 29 Luật hôn nhân gia đình). Cùng với đó, tài sản
chung của vợ chồng bao gồm tất cả tài sản do vợ chồng tạo ra, thu nhập từ lao động, hoạt
động sản xuất kinh doanh, và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp
quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này (Điều 33 Luật hôn nhân gia đình). Như vậy, việc
xác định quyền sở hữu và phân chia tài sản chung cần căn cứ vào những nguyên tắc này,
đồng thời cần xem xét đến công sức đóng góp của từng bên và tình hình thực tế của gia đình.

Quyết định của Tòa án phản ánh một cách tiếp cận công bằng, dựa trên nguyên tắc giải
quyết tài sản chung khi ly hôn như quy định tại Điều 59 của Luật hôn nhân gia đình, đặc biệt
là khoản 2 yêu cầu xem xét đến hoàn cảnh gia đình và công sức đóng góp của vợ, chồng vào
việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Sự quyết định giao quyền sở hữu toàn bộ
cho một bên và yêu cầu bên đó thanh toán một khoản tiền chênh lệch cho bên kia là một
phương thức giải quyết thực tế, nhất là khi xét đến khả năng sử dụng tài sản một cách hiệu
quả sau khi ly hôn. Việc này giúp đảm bảo rằng cả hai bên đều nhận được phần công bằng
dựa trên giá trị tài sản, công sức đóng góp và hoàn cảnh cụ thể của mỗi người.

Tuy nhiên, việc quyết định cụ thể về tỷ lệ phần trăm và số tiền cụ thể phải trả lại cũng
cần dựa vào một đánh giá kỹ lưỡng và chi tiết về giá trị tài sản, công sức đóng góp của mỗi
bên, và tác động của quyết định này đối với tương lai kinh tế của mỗi người. Theo chứng thư
thẩm định giá, Tòa án đã xác định giá trị tài sản và căn cứ vào đó để quyết định số tiền mà
ông Nguyễn TK phải thối trả cho bà Đỗ Thị HM, đảm bảo tính công bằng và bình đẳng, phản
ánh tinh thần của luật pháp về việc bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mỗi cá nhân trong quan hệ
hôn nhân, đồng thời tôn trọng sự đóng góp và hoàn cảnh của mỗi bên.

2.1.2. Về kháng cáo của nguyên đơn ông Nguyễn TK về phần chia tài sản chung
Hội đồng xét xử phúc thẩm đã xem xét kỹ lưỡng các tình tiết liên quan đến kháng cáo
của ông TK, cũng như các chứng cứ và luật pháp liên quan. Họ nhận thấy rằng tài sản chung
gồm quyền sử dụng đất và tài sản trên đất là căn nhà cấp 4, thuộc thửa đất số 63, tờ bản đồ số
161, diện tích 450,3m2 tại tổ 56, phường HKB, quận LC, thành phố ĐN là đúng pháp luật và
căn cứ vào nguồn gốc hình thành tài sản chung. Nguyên gốc hình thành tài sản chung vào
năm 2001 khi ông TK và bà HM làm đơn xin giao đất để xây dựng nhà ở với diện tích ban
đầu là 100m2, sau đó ông TK khai hoang mở rộng thêm 346,3m2. Dù ông TK cho rằng ông
có đóng góp nhiều hơn trong việc hình thành và phát triển tài sản, nhưng theo pháp luật và
nguyên tắc của hôn nhân, tài sản được tạo lập trong thời kỳ hôn nhân thường được coi là tài
sản chung của hai vợ chồng, trừ khi có thỏa thuận khác.

Hội đồng xét xử phúc thẩm đã xem xét kỹ lưỡng quyết định của tòa án sơ thẩm và các
luận điểm kháng cáo của ông Nguyễn TK. Dựa trên pháp luật về hôn nhân gia đình và luật
đất đai, cùng với việc áp dụng các quy định về xác định và phân chia tài sản chung của vợ
chồng, Hội đồng đã kết luận rằng quyết định sơ thẩm phân chia tài sản chung giữa ông TK và
bà HM theo tỷ lệ 55% và 45% là phù hợp với nguyên tắc pháp luật, đảm bảo công bằng và
công sức đóng góp của cả hai bên trong thời kỳ hôn nhân. Hơn nữa, việc ông TK tự khai
hoang và mở rộng diện tích đất cũng như xây dựng nhà trên đất, trong khi không có sự phản
đối từ bà HM, cho thấy có sự thừa nhận và đồng thuận tác động đến việc hình thành tài sản
chung này. Do đó, không có cơ sở để hủy bản án sơ thẩm theo yêu cầu của nguyên đơn.
Quyết định này phản ánh rõ ràng quan điểm của pháp luật về việc bảo vệ quyền lợi hợp pháp
của các bên trong quan hệ hôn nhân, đồng thời khẳng định nguyên tắc pháp luật trong việc
xác định và phân chia tài sản chung một cách công bằng và hợp lý.
2.2. Quan điểm của nhóm nghiên cứu về tranh chấp và kiến nghị hoàn thiện quy định
pháp luật hiện hành
2.2.1. Quan điểm của nhóm nghiên cứu về việc phân chia tài sản chung của vợ
chồng khi ly hôn
Thứ nhất, việc bảo vệ quyền lợi và nhu cầu của con cái là một trong những vấn đề quan
trọng nhất và cũng là nhạy cảm nhất. Mục tiêu chính của việc này là bảo vệ sự ổn định và
tương lai của những đứa trẻ không may mắn phải trải qua biến cố gia đình. Việc phân chia tài
sản cần cân nhắc đến việc duy trì hoặc cải thiện chất lượng cuộc sống của con cái, bao gồm
cả nhu cầu về nhà ở, giáo dục, và sức khỏe. Trong một số trường hợp, điều này có thể đòi hỏi
việc lập ra một quỹ đặc biệt để đảm bảo rằng nhu cầu của trẻ em được đáp ứng đầy đủ, bất kể
tình hình tài chính hoặc mối quan hệ cá nhân giữa các bên sau ly hôn. Bảo vệ và ưu tiên
quyền lợi của trẻ em không chỉ là một nghĩa vụ pháp lý mà còn là một nghĩa vụ đạo đức, đảm
bảo rằng hậu quả của việc ly hôn không làm tổn thương hay ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc
sống của những đứa trẻ vô tội.

Thứ hai, việc phân biệt giữa tài sản riêng và tài sản chung của vợ chồng không chỉ là
một vấn đề pháp lý mà còn là một vấn đề thực tiễn quan trọng, ảnh hưởng đến quyền lợi và
nghĩa vụ của mỗi bên trong hôn nhân cũng như sau khi ly hôn. Việc xác định tài sản chung và
tài sản riêng không phải lúc nào cũng dễ dàng, đặc biệt trong trường hợp tài sản riêng được
đầu tư vào tài sản chung hoặc ngược lại. Điều này đòi hỏi sự thẩm định và phán quyết cẩn
thận từ phía các cơ quan pháp lý, dựa trên các chứng từ, hợp đồng, và bằng chứng khác để
đảm bảo công bằng và minh bạch. Ngoài ra, sự phân biệt giữa tài sản riêng và chung cũng
phản ánh nguyên tắc bình đẳng và công bằng trong hôn nhân, bảo vệ quyền lợi của mỗi cá
nhân, đồng thời thừa nhận sự đóng góp và nỗ lực của cả hai bên trong việc xây dựng và duy
trì gia đình. Do đó, việc hiểu rõ về sự phân biệt này là cực kỳ quan trọng để đảm bảo quyền
lợi được bảo vệ một cách chính đáng nhất.

Thứ ba, việc xác định công sức đóng góp của mỗi bên cũng là yếu tố quan trọng và
thường gặp nhiều tranh cãi trong quá trình phân chia tài sản khi ly hôn. Theo Luật Hôn nhân
và Gia đình, tài sản chung của vợ chồng là những tài sản được tạo lập trong thời kỳ hôn nhân,
không phân biệt nguồn gốc hoặc người trực tiếp quản lý, sử dụng. Tuy nhiên, thách thức thực
sự nằm ở việc làm thế nào để công bằng đánh giá và quy đổi những đóng góp này thành giá
trị cụ thể khi phân chia tài sản. Điều này không chỉ yêu cầu một sự hiểu biết sâu sắc về pháp
luật mà còn cần một cái nhìn công bằng và toàn diện từ phía cơ quan tư pháp. Trong nhiều
trường hợp, một bên có thể đóng góp nhiều hơn về mặt tài chính, trong khi bên kia lại chăm
sóc gia đình và con cái, đóng góp không kém phần quan trọng vào việc duy trì và phát triển
tổ ấm chung. Do đó, không thể đơn giản so sánh và định lượng công sức đóng góp dựa trên
tiêu chí vật chất mà cần phải xem xét đến giá trị to lớn của những đóng góp không vật chất.
Thứ tư, việc xác định giá trị tài sản chung giữa hai bên là một trong những bước quan
trọng nhất, đặc biệt khi đối mặt với vấn đề phức tạp như phân chia tài sản. Điều này không
chỉ yêu cầu một quy trình pháp lý minh bạch và công bằng mà còn cần sự chính xác tuyệt đối
trong việc định giá tài sản, đảm bảo rằng mỗi bên đều nhận được phần công bằng phản ánh
đúng mức đóng góp của họ vào khối tài sản chung. Xác định giá trị tài sản không chỉ giới hạn
ở việc đánh giá giá trị thực tế của bất động sản, xe cộ, vật dụng gia đình, hoặc các khoản đầu
tư mà còn bao gồm việc đánh giá các tài sản ít hữu hình hơn như quyền sử dụng đất, giá trị
thương hiệu, hoặc thậm chí là tiềm năng tăng giá của tài sản trong tương lai. Quá trình này
đòi hỏi sự chuyên môn cao và thường cần đến sự hỗ trợ từ các chuyên gia thẩm định giá tài
sản, nhằm đảm bảo tính khách quan và chính xác. Việc xác định giá trị tài sản một cách công
bằng và chính xác không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả cuối cùng của quá trình phân
chia tài sản mà còn thể hiện sự tôn trọng và công bằng đối với quyền lợi của mỗi bên. Nó đòi
hỏi một quy trình rõ ràng, khách quan và minh bạch, đồng thời cần sự phối hợp chặt chẽ giữa
các bên liên quan và chuyên gia đánh giá. Qua đó, việc xác định giá trị tài sản chính xác trở
thành yếu tố quyết định, góp phần vào việc xây dựng một nền tảng vững chắc cho việc giải
quyết các vấn đề ly hôn một cách công bằng và hiệu quả.

Thứ năm, việc quan tâm đến tác động tài chính và tinh thần đến các bên sau ly hôn là
hết sức cần thiết, nhất là khi xem xét cách thức phân chia tài sản chung. Mục tiêu chính
không chỉ là đảm bảo một sự phân chia công bằng về mặt vật chất, mà còn phải xem xét đến
việc giảm thiểu tác động tiêu cực đến cuộc sống sau này của cả hai bên. Điều này đòi hỏi sự
cân nhắc kỹ lưỡng các yếu tố như thu nhập hiện tại và tiềm năng thu nhập tương lai, khả năng
đáp ứng nhu cầu cơ bản và chi phí sinh hoạt, cũng như sự đảm bảo về tài chính dài hạn cho
mỗi bên. Việc đánh giá một cách toàn diện và công bằng các yếu tố này sẽ góp phần vào việc
tạo ra một giải pháp phân chia tài sản không chỉ dựa trên công bằng pháp lý mà còn trên cơ
sở công bằng xã hội và đạo đức, giúp mỗi bên có thể tiếp tục xây dựng cuộc sống mới mà
không phải chịu đựng những gánh nặng tài chính hoặc tinh thần không cần thiết.

You might also like