You are on page 1of 18

Module 3: TỔNG CẦU & CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA

Không quan tâm đến AS (coi như nằm ngang), chỉ quan tâm đến AD

TỔNG QUÁT:
1/ Số nhân chi tiêu m
2/ Số nhân thuế mT
3/ Xây dựng hàm AE

I. Mô hình giao điểm của Keynes (Cách tiếp cận Thu nhập & Chi tiêu)
Giả sử:
 Nền kinh tế còn nhiều nguồn lực chưa được sử dụng.
 Các hãng sẵn sàng đáp ứng mọi nhu cầu ở mức giá cho trước
=> Lý do đường AS nằm ngang (AS hoàn toàn co giãn), chỉ phân tích quan tâm đến AD
 Mô hình của Keynes tập trung liên quan đến AD (trong trường hợp AS không đổi)
Yếu tố nào quyết định đến AD:
 C
 I
 G
 NX (nền kinh tế mở)
Chú ý: Tổng cầu (AD) bản chất chính là Tổng chi tiêu (AE) của nền Kinh tế

1. Đường Tổng chi tiêu (AE – Aggregate Expenditure)


Đặc điểm:
 AE là đường dốc lên phản ánh khi Thu nhập tăng thì Chi tiêu tăng
 AE là đường thoải hơn đường 45o, phản ánh Khi Thu nhập tăng lên 1 đơn vị thì Chi tiêu tăng một
lượng ít hơn (đó là lý do AE là đường thoải). Về bản chất đường 45 độ phản ánh Thu nhập tăng 1
đơn vị thì Chi tiêu tăng 1 đơn vị.
 AE (O) = A > 0, được gọi là Chi tiêu tự định, độc lập với Thu nhập

Tài liệu luyện thi Big4 Kiến thức chung


2. Hàm AE
AE = A + α * Y
Trong đó:
 AE (0) = A > 0: Chi tiêu tự định
Δ𝐴𝐸
 0<α= < 1: Hệ số góc hoặc Độ dốc đường AE
Δ𝑌

Ý nghĩa của α: Khu thu nhập tăng 1 đơn vị thì chi tiêu tăng nhưng ít hơn 1 đơn vị.

Gọi Yo là sản lượng cân bằng của nền Kinh tế => AE (Yo) = Yo
=> Yo = A + α * Yo
1
=> Yo = 1− 𝛼 * A

3. Số nhân chi tiêu (m - multi)


Giả sử A tăng lên 1 đơn vị là ΔA. => Khi đầu mút tăng lên, hệ số góc không đổi => Đường AE dịch
chuyển song song.
(Đồ thị)

Ta có: AE1 = A + ΔA + α * Y
Gọi Y1 là SLCB mới
1
 AE1 (Y1) = Y1 => Y1 = 1− 𝛼 * (A + ΔA)

Tài liệu luyện thi Big4 Kiến thức chung


(*) Sự thay đổi SLCB là:
1
ΔY = Y1 – Yo = 1− 𝛼 * ΔA
1
Đặt m = 1− 𝛼 m: Số nhân chi tiêu

 ΔY = m * ΔA

Ý nghĩa: Khi chi tiêu tự định tăng lên 1 đơn vị thì sản lượng nền Kinh tế tăng lên m lần (đơn vị)

II. Áp dụng cho nền Kinh tế mở


1. Thành tố của hàm AE
Về bản chất, AE chính là AD
AE = C + I + G + NX
a) Hàm tiêu dùng:
C = Co + MPC * Yd (1)
Trong đó:
 Co: Tiêu dùng tự định (Là khoản Chi tiêu bắt buộc phải bỏ ra trong cả trường hợp Yd=0, tức không
có Thu nhập)
 MPC: Xu hướng tiêu dùng cận biên (Cho biết: Khi thu nhập Yd tăng thêm 1 đơn vị thì tiêu dùng
tăng lên, nhưng xu hướng tăng ít hơn so với Thu nhập)
Ý nghĩa:
 0 < MPC < 1
Δ𝐶
 MPC = Δ𝑌𝑑

b) Hàm đầu tư:


I = Io (2)
Io: Đầu tư tự định

c) Hàm chi tiêu chính phủ:


G = Go (3)

Tài liệu luyện thi Big4 Kiến thức chung


Go: Chi tiêu Chính phủ tự định

d) NX = EX – IM
EX = Xo (4)
IM = MPM * Y (5)
Trong đó:
 Xo: Xuất khẩu tự định
Δ𝐼𝑀
 MPM = : Xu hướng nhập khẩu cận biên
Δ𝑌

Ý nghĩa:
 Khi thu nhập tăng thì nhập khẩu tăng (ít hơn)
 (0 < MPM < 1)

e) Hàm Thuế
T = To + t * Y (6)
Trong đó:
 To là Thuế tự định (Thuế đất, Thuế môn bài…)
Δ𝑇
 t = Δ𝑌: Thuế suất biên

Ý nghĩa:
 Khi thu nhập tăng 1 đơn vị thì Chính phủ thu thêm được thuế (ít hơn)
 (0<t<1)

f) Biến đổi (1)


C = Co + MPC * (Y – T)
Thay (6) vào ta có: C = Co + MPC * (Y – To – t * Y)
 C = Co – MPC * To + (1-t) * MPC * Y (7)

2. Hàm AE tổng quát


AE = C + I + G + NX
Thay từ (1) -> (7) vào AE, ta có:
AE = Co – MPC * To + Io + Go + Xo + [(1-t)*MPC – MPM] * Y

Tài liệu luyện thi Big4 Kiến thức chung


Trong đó, Công thức tổng quát của AE = A + α * Y
=> A = Co – MPC * To + Io + Go + Xo
=> α = [(1-t)*MPC – MPM] (α: Độ dốc của AE)

3. Các nhân tố ảnh hưởng đến AE


Phân tích sự Dịch chuyển (gây ra bởi A): bao gồm Co, Io, Go, Xo, To
(Sơ đồ)
 Các thành tố của A gây ra sự dịch chuyển (Nếu tăng, trong khi α không đổi thì đường AE dịch
chuyển song song lên phía trên, và ngược lại)

Phân tích độ xoay (gây ra bởi α): bao gồm t, MPC, MPM
Xoay lên trên khi α tăng và ngược lại
Cụ thể:
 t giảm, MPC tăng, MPM giảm => α tăng => Xoay lên trên => Đường AE dốc hơn
 t tăng, MPC giảm, MPM tăng => α giảm => Xoay phía dưới => Đường AE thoải hơn

4. Số nhân chi tiêu m, Số nhân thuế mT


a) Tìm Số nhân chi tiêu (m)
1
Ta có: m = 1− 𝛼 (m>1)

Trong đó, α = [(1-t)*MPC – MPM]


𝟏
m = 𝟏 – (𝟏−𝐭) ∗ 𝐌𝐏𝐂 + 𝐌𝐏𝐌

Tham khảo:

Tài liệu luyện thi Big4 Kiến thức chung


Ta có: ΔY = m * ΔA
𝚫𝒀 𝚫𝒀 𝚫𝒀 𝚫𝒀 𝚫𝒀
 m= = = = =
𝚫𝑨 𝚫𝑪𝒐 𝚫𝑰𝒐 𝚫𝑮𝒐 𝚫𝑿𝒐
(Vì A bao gồm Co,Io,Go,Xo…)

Chú ý: Số nhân chi tiêu m áp dụng chung cho cả 4 thành tố tự định của A là (Co,Io,Go,Xo)

Ví dụ: MPC = 0.8, t = 0.25, MPM = 0.2. Giả sử Chính phủ tăng G một lượng Δ G = 50 => Sản lượng
cân bằng mới của nền kinh tế (ΔY)?
Ta có:
𝟏
m=
𝟏 – (𝟏−𝐭) ∗ 𝐌𝐏𝐂 + 𝐌𝐏𝐌
𝚫𝒀
 m = 1.67 =
𝚫𝑮
 ΔY = 1.67 * 50 = 83.5

b) Tìm Số nhân thuế (mT)


− 𝑴𝑷𝑪
mT = = - MPC * m
𝟏–α
𝚫𝒀
mT =
𝚫𝑻
Chú ý:
 mT áp dụng duy nhất cho To (Thuế tự định)
 MPC phải lấy từ hàm C ban đầu

VD: Giả sử ΔT = 500 = > Δ Y = ?


Ta có mT = - MPC * m = 1.67 * (- 0.8) = -1.34
 ΔY = 500 * (-1.34) = -668

III. Chính sách Tài khóa


1. Chính sách Tài khóa mở rộng
a) Bối cảnh: Nền Kinh tế lâm vào suy thoái do Tổng cầu AD thấp

Tài liệu luyện thi Big4 Kiến thức chung


b) Mục tiêu: Kích cầu nhằm phục hồi Kinh tế
c) Công cụ: Thông qua G (chi tiêu Chính phủ) & T (Thuế)
Kích cầu (AD tăng) =>
 G tăng => AD tăng =>
 T giảm => Yd tăng => C tăng => AD tăng =>
i. P tăng/ => Wr giảm
ii. Y tăng => Việc làm tăng => Thất nghiệp U giảm
Chú ý:
G và T cũng là các nhân tố ảnh hưởng đến sự dịch chuyển đường AE.
Tức G tăng, T giảm => AE tăng => Đường AE dịch phải

d) Tác động
(Sơ đồ):
AS là một đường dốc lên, tuy nhiên nó tương đối thoải ở sản lượng thấp (Y < Yp) và trở nên rất dốc ở
mức > Yp
Do AS thoải (khi nền Kinh tế đang suy thoái)
=> ADo -> AD1 =>
 P tăng (ít) => Lạm phát tăng ít
 Y tăng (mạnh) => Sản lượng tăng mạnh
=> Tăng trưởng Kinh tế

Tài liệu luyện thi Big4 Kiến thức chung


2. Chính sách Tài khóa Thắt chặt
a) Bối cảnh: Nền Kinh tế đối mặt với lạm phát cao do Cầu kéo (Tổng cầu AD cao)
b) Mục tiêu: Cắt giảm Tổng cầu, kiềm chế Lạm phát
c) Công cụ: Thông qua G (chi tiêu Chính phủ) & T (Thuế)
 G giảm => AD giảm =>
 T tăng => Yd giảm => C giảm => AD giảm =>
iii. P giảm/ => Wr tăng
iv. Y giảm => Việc làm giảm => Thất nghiệp U tăng

d) Tác động
Do AS dốc => ADo -> AD1 =>
 P giảm (mạnh) => Lạm phát giảm mạnh
 Y giảm (ít) => Sản lượng giảm nhẹ
 Cải thiện chất lượng nền Kinh tế

4. Chính sách Tài khóa và Cán cân ngân sách (BB)


BB = T – G
Chính sách Tài khóa mở rộng (Tăng G, Giảm T) => Gia tăng thâm hụt ngân sách
Chính sách Tài khóa thắt chắt (Giảm G, Tăng T) => Giảm thâm hụt ngân sách

5. Các biện pháp làm giảm Thâm hụt Ngân sách


a) Phát hành Trái phiếu Chính phủ (Vay trong nước)
Ưu điểm:
 Giảm thâm hụt Ngân sách

Tài liệu luyện thi Big4 Kiến thức chung


Nhược điểm:
 Giảm lưu thông tiền tệ trong nền kinh tế (Lượng tiền nền Kinh tế giảm xuống)
 Gây áp lực đến Khu vực tư nhân (Khu vực này thiếu vốn) => Giảm hiệu quả đầu tư (Hiệu ứng lấn át
đầu tư)

b) Vay nước ngoài


Ưu điểm:
 Cung ngoại tệ tăng (Dự trữ ngoại hối của NHTW tăng)
Nhược điểm:
 Chính phủ gặp khó khăn trong việc Trả nợ Gốc lãi khoản vay, nếu ngoại tệ đi vay không được
khuyến khích vào khu vực Xuất khẩu.

c) Phát hành Tiền


Ưu điểm: Tăng cung tiền tệ
Nhược điểm:
 Hàng hóa có hạn, Tiền tăng => Mất nhiều tiền hơn để trả mua hàng hóa => Gia tăng áp lực lên
lạm phát (Đẩy lạm phát cao hơn)

LÝ THUYẾT TỔNG QUÁT


Gắn mỗi khái niệm xếp theo thứ tự chữ cái vào mỗi câu tươn ứng xếp theo thứ tự chữ số:
A. Phần chi tiêu cho tiêu dùng hàng hóa dịch vụ mà không bị ảnh hưởng theo sự tăng giảm của thu
nhập
B. Tình trạng mà theo đó, Chính phủ chi tiệu vượt quá Thu nhập
C. Mối quan hệ cho biết Mức tiết kiệm tại mỗi mức Thu nhập khả dụng
D. Đường biểu thị số lượng hàng hóa dịch vụ được nền Kinh tế tiêu dùng tại mỗi mức Thu nhập
E. Mức sản lượng mà nền Kinh tế có thể đạt được nếu tất cả các yếu tố sản xuất được sử dụng đầy
đủ
F. Phần của mỗi đồng Thu nhập tăng thêm mà các Tác nhân trong nền Kinh tế muốn chi tiêu cho
hàng hóa nhập khẩu
G. Phần của mỗi đồng Thu nhập khả dụng tăng thêm mà các HGĐ sử dụng để tăng tiêu dùng

Tài liệu luyện thi Big4 Kiến thức chung


H. Phần của mỗi đồng Thu nhập khả dụng tăng thêm mà các HGĐ sử dụng để tiết kiệm
I. Mức sản lượng của nền Kinh tế khi mà Tổng cầu vừa đúng bằng sản lượng được sản xuất ra
J. Mối quan hệ biểu thị mức tiêu dùng mong muốn tại mỗi mức Thu nhập khả dụng
K. Việc các hàng bổ sung thêm theo Kế hoạch một lượng tư bản vật chất (Nhà xưởng, máy móc) và
Hàng tồn kho
1. Tiêu dùng tự định
2. Sản lượng tiềm năng
3. Sản lượng cân bằng
4. Xu hướng tiết kiệm biên
5. Hàm tiêu dùng
6. Đầu tư tư nhân
7. Hàm tiết kiệm
8. Đường Tổng cầu (Đường Tổng chi tiêu)
9. Xu hướng tiêu dùng biên
10. Thâm hụt ngân sách
11. Xu hướng nhập khẩu biên
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11

Đáp án:
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11
A E I H J K C D G B F

Các nhận định sau đây là Đúng hay Sai:


Câu 1: Chính phủ thực hiện Chính sách Tài khóa thắt chặt sẽ giúp cải thiện cán cân ngân sách và
giảm Thất nghiệp cho nền Kinh tế
CSTK thắt chặt =>
 G giảm => AD giảm =>
 T tăng => Yd giảm => C giảm => AD giảm =>
v. P giảm/ => Wr tăng

Tài liệu luyện thi Big4 Kiến thức chung


vi. Y giảm => Việc làm giảm => Thất nghiệp U tăng
Cán cân ngân sách BB = T – G tăng => Cải thiện cán cân ngân sách
 SAI

Câu 2: Trong nền kinh tế đóng, hàm thuế T = To + t*Y, khi tiêu dùng tự định giảm 100 tỷ thì sản
lượng cân bằng sẽ giảm ít hơn 100 tỷ
SAI

Δ𝑌 Δ𝑌 Δ𝑌 Δ𝑌 Δ𝑌
Ta có: m = = = = =
Δ𝐴 Δ𝐶𝑜 Δ𝐼𝑜 Δ𝐺𝑜 Δ𝑋𝑜

Khi Δ𝐶𝑜 = −100 => Δ𝑌 = −100 ∗ 𝑚


 Sản lượng cân bằng sẽ giảm nhiều hơn 100 tỷ (gấp m lần)

Câu 3: Khi các Hộ gia đình tăng xu hướng tiết kiệm cận biên thì nền kinh tế có nguy cơ sản lượng
giảm và thất nghiệp tăng
ĐÚNG

Tăng MPS => Tức là Yd tăng 1 đồng thì S có xu hướng tăng thêm (nhưng vẫn thấp hơn 1 đồng tăng của
Yd)  S tăng
Ta có Yd = C + S. Trường hợp Yd giữ nguyên, S tăng  C giảm => AD giảm => Đường AD dịch
chuyển sang trái
 P giảm
 Y giảm => Sản lượng giảm => Việc làm giảm => Thất nghiệp tăng

Câu 4: Khi các DN thu hẹp đầu tư do bi quan về môi trường Kinh tế vĩ mô sẽ làm giảm Tổng sản
lượng trong nền Kinh tế và gia tăng Thất nghiệp
ĐÚNG
DN bi quan => I giảm => AD giảm => Đường AD dịch chuyển sang trái
 P giảm
 Y giảm => Sản lượng giảm => Việc làm giảm => Thất nghiệp tăng

Tài liệu luyện thi Big4 Kiến thức chung


Câu 5: Chính sách Tài khóa mở rộng sẽ giúp Chính phủ có thể kích thích tăng trưởng Kinh tế
nhưng lại gây nguy cơ lạm phát
ĐÚNG
CSTK mở rộng => Tăng G, giảm T => Tăng AD => Đường AD dịch phải
 P tăng (Lạm phát tăng)
 Y tăng => Sản lượng tăng => Kích thích Tăng trưởng

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM


1. Xu hướng Tiết kiệm cận biên:
A. Có giá trị âm khi tiết kiệm < 0
B. Có giá trị > 1
C. Có giá trị trong khoảng ½ đến 1
D. Có giá trị > 1 và < 2
E. Có giá trị từ 0 đến 1
2. Khi chính phủ tăng thuế suất đánh vào thu nhập, có thể dẫn đến:
A. Trên mô hình 45 độ, đường AD trở nên dốc hơn
B. Trên mô hình 45 độ, đường AD dịch chuyển xuống dưới
C. Sản lượng giảm và Thất nghiệp tăng
D. Cả b và c
GT: Chính phủ tăng Thuế suất đánh vào thu nhập  Tăng t => Yếu tố gây sự xoay của đường AE (hay
đường AD)
Phân tích độ xoay (gây ra bởi α): bao gồm t, MPC, MPM
Xoay lên trên khi α tăng và ngược lại
Cụ thể:
 t giảm, MPC tăng, MPM giảm => α tăng => Xoay lên trên => Đường AE dốc hơn
 t tăng, MPC giảm, MPM tăng => α giảm => Xoay phía dưới => Đường AE thoải hơn

Tài liệu luyện thi Big4 Kiến thức chung


3. Khi Chính phủ tăng thuế và tăng chi tiêu cùng một lượng bằng nhau sẽ dẫn đến:
A. Tổng cầu và sản lượng không đổi
B. Tổng cầu và sản lượng giảm
C. Tổng cầu và sản lượng tăng
D. Không câu nào đúng
GT:
Ta có: Ao = Co – MPC * To + Io + Go + Xo
Giả sử To và Go tăng lên 500.
Ta có A1 = Co – MPC * (To + 500) + Io + (Go+500) + Xo
=> ∆𝐴 = A1 – Ao = 500 – 500 * MPC
Biết 0 < MPC < 1 => ∆𝐴 > 0
 Tổng cầu tăng => Y tăng
4. Kết hợp Chính sách nào sau đây là thích hợp nhất với một Chính phủ có mục tiêu cắt giảm
Thất nghiệp?
A. Giảm Thuế và tăng chi tiêu của chính phủ
B. Tăng Thuế và Giảm chi tiêu của chính phủ
C. Giảm Thuế và giảm chi tiêu cùng một lượng như nhau
D. Cả a và c
GT:
Giảm T, tăng G => Chính sách Tài khóa mở rộng => AD tăng =>
 P tăng
 Y tăng => Sản lượng tăng => Việc làm mới tăng => Thất nghiệp giảm
5. Cắt giảm các khoản chi ngân sách của Chính phủ là một trong những biện pháp để:
A. Giảm tỷ lệ thất nghiệp
B. Hạn chế lạm phát
C. Thúc đẩy tăng trưởng Kinh tế
D. Cải thiện cán cân ngân sách
E. Cả A và C
F. Cả B và D
GT:

Tài liệu luyện thi Big4 Kiến thức chung


Giảm G => AD giảm =>
 P giảm => Lạm phát giảm
 Y giảm => Kinh tế suy thoái => Thất nghiệp tăng
Giảm G => BB = T – G tăng => Cải thiện cán cân ngân sách
6. Phát biểu nào sau đây là sai?
A. Việc gia tăng đầu tư tư nhân sẽ làm tăng tổng cầu của nền kinh tế
B. Xu hướng tiêu dùng cận biên luôn > 1
C. Chính phủ tăng chi tiêu sẽ giúp kích thích tăng trưởng Kinh tế
D. Chính sách Tài khóa thắt chặt là 1 trong những biện pháp tài trợ cán cân ngân sách
7. Khi xu hướng tiêu dùng cân biên bằng 0,6 có nghĩa là:
A. Khi Thu nhập khả dụng tăng/giảm 1 đơn vị thì Tiêu dùng HGĐ sẽ tăng/giảm 0.6 đơn vị
B. Khi Thu nhập khả dụng tăng/giảm 1 đơn vị thì Tiêu dùng HGĐ sẽ giảm/tăng 0.6 đơn vị
C. Khi Thu nhập tăng/giảm 1 đơn vị thì Tiêu dùng HGĐ sẽ tăng/giảm 0.6 đơn vị
D. Khi Thu nhập tăng/giảm 1 đơn vị thì Tiêu dùng HGĐ sẽ giảm/tăng 0.6 đơn vị
Δ𝐶
MPC = Δ𝑌𝑑

8. Nếu một nền Kinh tế đóng có xu hướng tiêu dùng biên là 0.75, Thuế thu nhập là 20% thì số
nhân chi tiêu của nền Kinh tế sẽ là:
A. 4
B. 5
C. 2.5
D. 2
GT:
𝟏
m=
𝟏 – (𝟏−𝐭) ∗ 𝐌𝐏𝐂 + 𝐌𝐏𝐌

Trong nền Kinh tế đóng => MPM = 0


Ta có MPC = 0.75, t = 20% => m = 2.5
9. Đường Tổng chi tiêu là đường:
A. Nằm ngang
B. Nằm ngang tại những mức sản lượng thấp, dốc lên ở những mức sản lượng vừa phải và rất dốc ở
những mức sản lượng cao

Tài liệu luyện thi Big4 Kiến thức chung


C. Dốc lên
D. Dốc xuống
E. 45 độ
10. Nếu thu nhập khả dụng bằng 0, tiêu dùng sẽ:
A. Bằng không
B. Dương vì người ta sẽ đi vay hay dùng của cải đã tích lũy từ trước để tiêu
C. Bằng tiêu dùng tự định
D. Câu B và C
E. Không câu nào đúng
GT:
Ta có C = Co + MPC * Yd
Yd = 0 => C = Co > 0
11. Độ dốc của đường AD (trong mô hình 45 độ) phụ thuộc vào:
A. Xu hướng tiêu dùng cận biên
B. Xu hướng nhập khẩu cận biên
C. Tiêu dùng tự định
D. Cả A và B
E. Cả B và C
GT:
Độ dốc đường AD (AE) chính là α
Ta có hàm AE có α = [(1-t)*MPC – MPM]
 Phụ thuộc vào MPC và MPM
12. Trên mô hình đường 45 độ, khi xu hướng nhập khẩu cận biên tăng có thể dẫn đến:
A. Đường AD dịch chuyển xuống dưới và sản lượng tăng
B. Đường AD trở nên dốc hơn và sản lượng tăng
C. Đường AD dịch chuyển xuống dưới và sản lượng giảm
D. Đường AD trở nên thoải hơn và sản lượng giảm
GT:
MPM tăng => ảnh hưởng đến độ xoay đường AD (AE)
Phân tích độ xoay của đường AE (gây ra bởi α): bao gồm t, MPC, MPM
Xoay lên trên khi α tăng và ngược lại
Tài liệu luyện thi Big4 Kiến thức chung
Cụ thể:
 t giảm, MPC tăng, MPM giảm => α tăng => Xoay lên trên => Đường AE dốc hơn
 t tăng, MPC giảm, MPM tăng => α giảm => Xoay phía dưới => Đường AE thoải hơn
13. Nếu một hộ gia đình chi tiêu cho tiêu dùng từ 500 nghìn lên 800 nghìn thì thu nhập khả dụng
tăng từ 400 nghìn lên 800 nghìn, thì xu hướng tiêu dùng cận biên của hộ gia đình đó là:
A. Bằng 1
B. Bằng 0.75
C. Mang giá trị âm
D. Bằng 1.3
GT:
Δ𝐶 800−500
MPC = Δ𝑌𝑑 = 800−400 = 0.75

14. Nếu các HGĐ kỳ vọng thu nhập sẽ tăng mạnh trong tương lại, trong khi các yếu tố khác không
đổi thì:
A. Chi tiêu cho tiêu dùng giảm
B. Chi tiêu cho tiêu dùng không đổi cho đến khi sự tăng lên của Thu nhập thực sự xảy ra
C. Chi tiêu cho tiêu dùng có xu hướng tăng
D. Chính phủ sẽ tăng thuế
E. Tiết kiệm sẽ tăng
15. Tiết kiệm sẽ mang giá trị âm khi Hộ gia đình:
A. Tiêu dùng ít hơn Thu nhập khả dụng
B. Tiêu dùng nhiều hơn Tiết kiệm
C. Tiết kiệm nhiều hơn Tiêu dùng
D. Tiêu dùng nhiều hơn Thu nhập khả dụng
E. Cho vay tiền
GT:
Yd = C + S
S < 0  C > Yd
16. Nếu hàm tiết kiệm có dạng S = -25 + 0.4Yd thì hàm tiêu dùng là:
A. C = -25 + 0.4Yd
B. C = 25 + 0.4Yd

Tài liệu luyện thi Big4 Kiến thức chung


C. C = 25 + 0.6Yd
D. C = 25 – 0.4Yd
E. Không đủ dữ kiện
17. Chi tiêu tự định:
A. Luôn phụ thuộc vào mức thu nhập
B. Được quyết định bởi hàm tiêu dùng
C. Không phải là thành phần của tổng cầu
D. Không phụ thuộc vào mức thu nhập
E. Cao hơn khi thu nhập lớn hơn
18. Xét nền kinh tế giản đơn. Theo cách tiếp cận thu nhập chi tiêu thì khi đầu tư tăng 10 sẽ làm
sản lượng tăng 50 nếu:
A. MPS = 0.2
B. MPC = 0.2
C. Tỷ lệ thu nhập so với đầu tư là 0.8
D. Nếu sự thay đổi tiêu dùng chia cho sự thay đổi thu nhập = 1.25
E. Không phải các ý trên
Ta có
1
m = 1 – (1−t) ∗ MPC + MPM

Δ𝑌 Δ𝑌 Δ𝑌 Δ𝑌 Δ𝑌
m = Δ𝐴 = Δ𝐶𝑜 = Δ𝐼𝑜 = Δ𝐺𝑜 = Δ𝑋𝑜

Khi I tăng 10 => Y tăng 50  m = 5


Trong nền kinh tế giản đơn  MPM = 0, t = 0
1 1
 m = 1– = MPS = 5
MPC

 MPS = 0.2
19. Cho hàm C = 150 + 0.85 * (Y-T). Nếu T tăng 1 đơn vị thì S sẽ:
A. Giảm 0.85 đơn vị
B. Tăng 0.85 đơn vị
C. Giảm 0.15 đơn vị
D. Tăng 0.15 đơn vị
GT:
Tài liệu luyện thi Big4 Kiến thức chung
Ta có hàm S = - 150 + 0.15 * (Y – T)
Khi T tăng 1 đơn vị => S giảm 0.15 đơn vị
20. Giả sử hàm tiết kiệm của nền kinh tế đóng có dạng S = -100 + 0.2Yd và thuế suất 25%. Ảnh
hưởng đến thu nhập cân bằng của việc giảm tiêu dùng tự định 50 là:
A. Thu nhập giảm 250
B. Thu nhập giảm 125
C. Thu nhập giảm 200
D. Thu nhập giảm 100
E. Không phải các điều kể trên
Ta có
1
m = 1 – (1−t) ∗ MPC + MPM

Trong nền Kinh tế đóng => MPM = 0


Ta có MPC = 1 – MPS = 1-0.2 = 0.8
Δ𝑌
Với t = 25% => m = 2.5 = Δ𝐶𝑜

Khi Co giảm 50 => Thu nhập giảm (50 * 2.5) = 125

Tài liệu luyện thi Big4 Kiến thức chung

You might also like