You are on page 1of 10

BÀI TẬP CHƯƠNG 8

Phan Thùy Trâm


Nguyễn Ngọc Lê Trân
Câu 1: Một quốc gia thặng dư tài khoản vãng lai 40 tỉ, nhưng lại thâm hụt trong tài khoản vốn 50 tỉ.

a. Cán Cân thanh toán của quốc gia này thặng dư hay thâm hụt
b. Dự trữ ngoại hối của quốc gia này đang tăng hay giảm
c. Trong điều kiện tỷ giá cố định thì NHTW mua vào hay bán ra đồng nội tệ.

Bài làm

a. Cán cân thanh toán = Cán cân vãng lai + Cán cân tài khoản vốn
= 40 + (-50) = -10
 Cán cân thanh toán thâm hụt
b. Dự trữ ngoại hối của quốc gia này đang giảm. Khi dự trữ ngoại hối giảm, đồng USD ngoài thị
trường của quốc gia này ngày càng nhiều do không được NHTW thu vào, giá trị của đồng tiền
quốc gia này so với đồng USD bị lép vế, cho nên đồng của quốc gia này không còn nhiều giá trị,
các nhà đầu tư doanh nghiệp bắt đầu rút vốn đầu tư ra khỏi quốc gia này để đi tìm một nơi an
toàn hơn. Điều này làm trực tiếp ảnh hưởng đến tài khoản vốn vì tài khoản vốn phụ thuộc vào 3
yếu tố:
- Vốn vào trong nước
- Đầu tư nước ngoài
- Vay nợ từ nước ngoài

Khi đồng tiền của quốc gia này mất giá, các nhà đầu tư sẽ rút ra khỏi thị trường của quốc gia
này; các nước phát triển cũng sẽ khó mà cho quốc gia này vay nợ. Vì vậy, tài khoản vốn của quốc
gia này bị thâm hụt (mang số âm), khiến cho cán cân thanh toán của quốc gia này thâm hụt.

c. Trong điều kiện tỷ giá hối đoái cố định thì NHTW sẽ bán nội tệ làm lượng tiền cơ sở giảm và
đường cung ngoại tệ Sf dịch sang trái nghĩa là e tăng, mà e tăng thì Y sẽ tăng theo.

Câu 2: Những sự kiện dưới đây tác động đến tỷ giá giữa USD và VND như thế nào

a. Người Việt Nam sử dụng nhiều hàng hóa của Mỹ hơn


b. Lượng người Mỹ du lịch sang Việt Nam giảm
c. Lãi suất của Mỹ cao hơn lãi suất của Việt Nam
d. Lạm phát của Mỹ giảm trong khi lạm phát ở Việt Nam ổn định

Bài làm

a. Khi người Việt Nam sử dụng nhiều hàng hóa của Mỹ, nhập khẩu sẽ tăng mạnh, khiến cho xuất
khẩu ròng giảm, dẫn đến tổng cầu trong nước sẽ giảm, đồng tiền Việt Nam trở nên mất giá so
với đồng tiền Mỹ
 Tỷ giá hối đoái tăng
b. Lượng người Mỹ du lịch Việt Nam ngày càng đông đồng nghĩa với việc với một số tiền nhỏ ở Mỹ
có giá trị rất lớn ở Việt Nam, kích cầu du lịch giá rẻ cho người Mỹ. Điều này cho thấy đồng tiền
Mỹ có giá hơn so với Việt Nam.
=> Tỷ giá hối đoái tăng
c. Khi lãi suất của Mỹ tăng thì sẽ thu hút được nhiều vốn đầu tư nước ngoài, khiến cho Mỹ trở nên
phát triển hơn Việt Nam do lãi suất Việt Nam chưa đủ sức hấp dẫn để các nhà đầu tư đầu tư vào
như Mỹ. Vì vậy, đồng tiền Mỹ có giá hơn so với đồng Việt Nam và Việt Nam cần nâng tỷ giá để
thu hút đầu tư

=> Tỷ giá hối đoái tăng

d. Lạm phát ở Mỹ giảm trong khi lạm phát ở Việt Nam ổn định thì tỷ giá sẽ giảm vì ở Mỹ lạm hát
chậm nên tốc độ tăng giá của đồng tiền đô la Mỹ chậm hơn tốc độ đó của đồng tiền Việt Nam.
Trong công thức
Tỷ giá hối đoái thực = tỷ giá hối đoái danh nghĩa*(giá quốc tế/giá trong nước)
Tử tăng nhanh hơn mẫu sẽ khiến tỷ giá càng giảm

Câu 3: Giả sử có các hàm số sau ở 1 quốc gia

C = 200 + 0,75Yd; I = 300 + 0,15Y, G = 500; T = 40 + 0,2Y; NX = 100 – 10e – 0,15Y; DM = 100 + 0,2Y; SM=500

a. Viết phương trình đường IS – LM


b. Tìm mức sản lượng và tỷ giá cân bằng
c. Nếu chính phủ tăng chi tiêu mua hàng hóa dịch vụ là 50. Tìm sản lượng và tỷ giá cân bằng mới.

Bài làm

a. Y = C + I + G + NX
= 200 + 0,75.(Y-0.2Y-40) + 300 + 0,15Y + 500 + 100 – 10e -0,15Y
= 1070 + 0,6Y -10e
 Y = 1070 + 0,6Y – 10e
 0,4Y = 1070 -10e
 Y = 2675 – 25e
 IS: Y= 2675 – 25e

Phương trình LM thỏa mãn: SM = DM

 100 + 0,2Y = 500


 Y = 2000
b. Ta có: Y = 2675 – 25e
Y= 2000
 2675 – 25e = 2000

e = 27
 Mức sản lượng: Y = 2000
 Tỷ giá cân bằng: e = 27
c. ∆G = 50
 Y = 1120 + 0,6Y – 10e
 0,4Y = 1120 – 10e
 Y = 2800 – 25e
 IS: Y = 2800 – 25e

Ta có: Y = 2800 -25e

Y = 2000
 2800 – 25e = 2000
 e = 32
 Mức sản lượng: Y= 2000
 e = 32

Câu 4: Nếu mức giá của hàng Việt Nam là 200, mức giá của hàng ngoại là 125 và ngoại tệ tính bằng VND
là 12. Tính tỷ giá hối đoái thực tế của đồng ngoại tệ.

Bài làm
𝑃∗ 125
Er = 𝑒 𝑃
= 200.12 = 7.5

Trong đó: e là tỷ giá hối đoái danh nghĩa, e = 12

P là mức giá trong nước tính bằng nội tệ, P = 200

P* là mức giá trong nước tính bằng ngoại tệ, P*=125

Câu 5: Điều gì đang xảy ra với tỷ giá hối đoái của từng nước trong các trường hợp sau, giải thích?

a) Tỷ giá hối đoái danh nghĩa không thay đổi nhưng giá trong nước tăng nhanh hơn nước ngoài.
b) Tỷ giá hối đoái danh nghĩa không thay đổi nhưng giá cả ở nước ngoài tăng nhanh hơn trong
nước.

Bài làm
𝑃∗
Ta có công thức: Er = 𝑒 𝑃

a) Tỷ giá hối đoái giảm vì mẫu tăng nhanh hơn tử


b) Tỷ giá hối đoái tăng vì tử tăng nhanh hơn mẫu

Câu 6: Cho các hàm số sau của một quốc gia:

C=200+0.75Yd; I=200+0.15Y; G=400; T=0.2Y; NX=200-50e;

Y=2000

a) Xác định tỷ giá cân bằng?


b) Nếu chính phủ tăng chi tiêu dịch vụ 100. Tính tỷ giá cân bằng mới?
c) Chính phủ giảm thuế hang hóa nhập khẩu làm cho hàng hóa nhập khẩu tăng lên 1 khoảng giá trị
là 100. Tìm tỷ giá cân bằng mới?

Bài làm

a) Y = C+ I+ G+ NX

= 200 + 0.75 ( Y - 0.2Y) + 200 + 0.15Y + 400 + 200 - 50e

= 1000 – 50e + 0.75Y


Mà Y = 2000

 e = 10
b) Y = C+ I+ G+ NX

= 200 + 0.75 ( Y - 0.2Y) + 200 + 0.15Y + 500 + 200 - 50e

= 1100 – 50e +0.75Y

 e = 12
c) Hàng nhập khẩu tăng 100 nghĩa là NX giảm xuống 100

Y = C+ I+ G+ NX

= 200 + 0.75 ( Y - 0.2Y) + 200 + 0.15Y + 500 + 100 - 50e

= 900 – 50e +0.75Y

 e=8

Câu 7: Cho biết những nhân tố sau đây ảnh hưởng đến tỷ giá giữa đô la Úc (AUD) và đồng Việt Nam
(VND) như thế nào

a) Đầu tư của Úc sang Việt Nam tăng


b) Do thu nhập tăng người Việt Nam thích đi du lịch sang Úc
c) Tỷ lệ lạm phát của Việt Nam thấp hơn Úc
d) Dự báo năm tới xuất khẩu của Việt Nam sang Úc tăng

Bài làm

a) e giảm vì theo sơ đồ, cung tăng thì e giảm


b) e tăng vì nhiều khách chi tiền cho du lịch hơn, bỏ tiền mua sắm để chuẩn bị cho chuyến đi, trả
tiền cho các công ty lữ hành điều này khiến Y tăng mà Y tăng thì e cũng đã tăng. Thêm 1 lí do
nữa, nhu cầu đổi tiền đo Úc cũng tăng, như sơ đồ

c) e giảm

d) e giảm vì xuất khẩu tăng nên Y giảm, khi mà Y giảm thì e nó cũng đã giảm

Câu 8: Quốc gia A đang thâm hụt trong cán cân thương mại 100 tỷ USD nhưng thặng dư trong cán cân
tài khoản vốn 40 tỷ USD

a) Xác định cán cân thanh toán? Nhận xét?


b) Tình hình dự trữ ngoại hối của quốc gia này tăng hay giảm?

Bài làm

a) Cán cân thanh toán = Cán cân vãng lai + Cán cân tài khoản vốn
= 40 + (-50) = -10
 Cán cân thanh toán thâm hụt
b) Dự trữ ngoại hối của quốc gia này đang giảm. Khi dự trữ ngoại hối giảm, đồng USD ngoài thị
trường của quốc gia này ngày càng nhiều do không được NHTW thu vào, giá trị của đồng
tiền quốc gia này so với đồng USD bị lép vế, cho nên đồng của quốc gia này không còn nhiều
giá trị, các nhà đầu tư doanh nghiệp bắt đầu rút vốn đầu tư ra khỏi quốc gia này để đi tìm
một nơi an toàn hơn. Điều này làm trực tiếp ảnh hưởng đến tài khoản vốn vì tài khoản vốn
phụ thuộc vào 3 yếu tố:
- Vốn vào trong nước
- Đầu tư nước ngoài
- Vay nợ từ nước ngoài

Khi đồng tiền của quốc gia này mất giá, các nhà đầu tư sẽ rút ra khỏi thị trường của quốc gia
này; các nước phát triển cũng sẽ khó mà cho quốc gia này vay nợ. Vì vậy, tài khoản vốn của quốc
gia này bị thâm hụt (mang số âm), khiến cho cán cân thanh toán của quốc gia này thâm hụt.

Câu 9:

Từ tháng 8/2008 đến tháng 2/2010, Ngân hang Nhà nước Việt Nam đã liên tiếp thay đổi tỷ giá hối đoái 5
lần. Các anh chị hãy:

Tìm hiểu sự biến động của tỷ giá hối đoái giữa đồng VND và USD theo điều chỉnh của chính phủ, NH
NNVN trong khoảng thời gian nêu trên

NHNNVN đang muốn thực hiện chính sách gì qua những động thái trên? Mục tiêu chính sách đó là gì?

Phân tích tác động có thể có của chính sách tỷ giá nêu trên đối với cán cân thương mại, tổng cầu và sản
lượng quốc gia.

Bằng số liệu thực tế của Việt Nam về cán cân thương mại và tốc độ tăng trưởng GDP, các anh chị hãy so
sánh với kết quả phân tích ở câu c và cho nhận xét

Bài làm

Do cuộc Khủng hoảng Tài chính Thế Giới năm 2008, doanh số trên thị trường ngoại hối của Việt Nam
giảm. Dẫn đến việc thay đổi tỷ giá hối đoái 5 lần.

8/2008: e = 17,5

4/2009: e = 17,7

12/2009: e = 18.5

8/2010: e = 19,5

2/1010: e = 19,2

NHNNVN muốn đẩy tỷ giá lên ccao để thu hút nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài

GDP năm 2010 đã tăng 6.78% so với 2009 và GDP của năm 2008 là 5.65%, như vậy tổng cầu và sản
lượng quốc gia cùng tăng
Trắc nghiệm

Câu 1: Khi tỷ giá hối đoái giữa đồng nội tệ và đồng ngoại tệ giảm, giá trị đồng nội tệ tăng so với đồng
ngoại tệ , trên thị trường ngọai hối sẽ dẫn đến:

Đáp án: B. Lượng cung ngoại tệ giảm, lượng cầu ngoại tệ tăng.

Giải thích: Khi đồng tiền ngoại tệ mất giá hơn so với đồng nội tệ, NHTW sẽ tăng dự trữ ngoại tệ để tránh
sự tràn lan ra thị trường gây ra sự mất giá nặng nề hơn. Cho nên lượng cung ngoại tệ giảm. Sau khi dự
trữ ngoại tệ thì đồng ngoại tệ trở nên khan hiếm ngoài thị trường, vì vậy lượng cầu mua ngoại tệ sẽ tăng
do mọi người đều muốn mua ngoại tệ với một mức giá thấp nhưng sẽ bán được với giá cao sau này, vì
khi đồng ngoại tệ khan hiếm ngoài thị trường thì giá trị của nó sẽ tăng lên.

Câu 2: Cầu về đô la Mỹ trên thị trường quốc tế tăng do

Đáp án: B. Nhà đầu tư nước ngoài tăng đầu tư vào trái phiếu Mỹ.

Giải thích: Vì khi nhà đầu tư nước ngoài tăng đầu tư vào Mỹ, điều đó thể hiện rằng lãi suất của Mỹ đang
ở mức cao, nghĩa là tỷ giá hối đoái của Mỹ đang giảm, đô la Mỹ đang mất giá trên thị trường. Do đó Mỹ
đang tăng dự trữ đô la Mỹ để hạn chế dòng đô la tràn lan trên thị trường, từ đó tăng giá trị đồng đô la
trở lại. Thêm vào đó, khi đầu tư vào trái phiếu, tức là tăng lượng tiền dự trữ vào ngân hàng. Cho nên,
lượng cầu đô la trên thị trường Thế Giới cao là vì muốn mua đô la vào thời điểm giá đô la đang rẻ, dự
trữ cho đến khi đồng đô la lên giá, họ sẽ bán được giá cao.

Câu 3: cung ngoại tệ trên thị truờng Việt Nam tăng do

Đáp án: A. Khách du lịch đến Việt Nam tăng

Vì khách nước ngoài đến Việt Nam là nguồn cung ngoại tệ mà khách nước ngoài đến Việt Nam tăng dẫn
đến cung ngoại tệ tăng, đường Sf dịch sang phải

Câu 4: Nếu lãi suất trong nước cao hơn lãi suất nước ngoài thì

Đáp án: B. Cung ngoại tệ trên thị trường ngoại hối tăng

Giải thích: vì lãi nước ta cao hơn khiến các nhà đầu tư chịu đổ tiền vào VN dẫn đến có dòng tiền chảy
vào nước ta

Câu 5: Nhu cầu nhập khẩu tăng sẽ làm ... ngoại tệ và ... nội tệ

Đáp án: C. Tăng cầu, giảm giá

Giải thích: Vì nhập khẩu thì cần nhiều ngoại tệ hơn nên tăng cầu ngoại tệ. Mà khi sử dụng hàng nhập
khẩu quá nhiều sẽ khiến cho hàng trong nước bị dư thừa, bán không được, dẫn đến việc phải tăng giá để
có lợi nhuận, về dài sẽ bị lạm phát, khiến cho đồng nội tệ mất giá.

Câu 6: Khi lãi suất trong nước tăng, tỷ giá hối đoái ... và xuất khẩu ròng ...

Đáp án: C. Giảm giảm

Giải thích: vì lãi tăng sẽ thu hút nhà đầu tư khiến cho nguồn cung ngoại tệ tăng. Điều này làm tỷ giá giảm
khi đó nhập khẩu tăng và xuất khẩu giảm mà NX = X – M, nên xuất khẩu ròng giảm
Câu 7: Ngoại tệ tăng giá khi

Đáp án: A. Đường cầu ngoại tệ dịch sang phải

Giải thích: Do khi cầu ngoại tệ tăng thì dẫn đến mọi người đổ xô mua ngoại tệ, ngoại tệ tăng giá để tránh
việc ngoại tệ tràn lan trên thị trường dẫn đến mất giá.

Câu 8: Trong cơ chế tỷ giá hối đoái cố định, giả sử cầu ngoại tệ tăng trong ngắn hạn. Để cố định tỷ giá,
NHTW sẽ

Đáp án: A. Bán ngoại tệ.

Giải thích:

Câu 9: Lựa chọn nào sau đây có tác dụng làm thâm hụt cán cân thương mại.

Đáp án: A.Phá giá nội tệ

Giải thích: Thâm hụt cán cân thương mại là khi xuất khẩu của một quốc gia nhỏ hơn nhập khẩu của nó.
Việc cần làm là phá giá nội tệ, để nội tệ giảm giá trị nhằm thu hút người tiêu dùng mua hàng nội địa,
đồng thời mang hàng xuất khẩu sang nước ngoài với giá rẻ để có sức cạnh tranh mạnh hơn, thu được lợi
nhuận từ hàng xuất khẩu.

Câu 10: Tỷ giá USD so VND giảm có tác động như thế nào

Đáp án: C. Hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam đắt hơn trên thị trường thế giới.

Giải thích: Hàng xuất khẩu của Việt Nam đắt hơn nghĩa là tiền Việt Nam đang có giá trên thị trường thế
giới, dẫn đến tỷ giá giữa USD và VND giảm.

Câu 11: Lạm phát ảnh hưởng đến cán cân thương mại như thế nào?

Đáp án: B. Tăng nhập khẩu giảm xuất khẩu

Giải thích: vì đồ nhập khẩu giá nó ngày càng tăng trong khi hàng xuất khẩu ngày càng mất giá

Câu 12: tài khoản vãng lai trong cán cân thanh toán quốc tế bao gồm

Đáp án: C. Cán cân thương mại

Giải thích vì tài khoản vãng lai trong cán cân thanh toán quốc tế ghi chép các luồng trao đổi hàng hóa,
dịch vụ, các khoản thu nhập ròng từ nước ngoài.

Câu 13: thu nhập của nước ngoài tăng

Đáp án: C. Làm tỷ giá hối đoái thực giảm

Giải thích thu nhập nước ngoài tăng, giá tính theo đồng tiền nước ngoài tăng khiến cho e tăng theo

Câu 14: xét 1 nền kinh tế nhỏ có vốn di chuyển tự do, để cố định tỷ giá hối đoái, chính sách tài khóa thu
hẹp

Đáp án: B. Phải phối hợp với chính sách TTMR

Giải thích chính sách TKTH làm giảm sản lượng nên cần chính sách TTMR để tăng sản lượng trở lại
Câu 15: chính sách TK có tác dụng yếu trong chế độ tỷ giá đối hoái linh hoạt là do

Đáp án: B. Chi tiêu công bị lấn át

Giải thích vì chính sách Tk gắn iền với chi tiêu công và thuế

Lớp CLC_18DTM05

Sinh viên : Nguyễn Ngọc Lê Trân

Phan Thùy Trâm

Nhóm 8

You might also like