You are on page 1of 6

Lưu ý: đây chỉ là gợi ý đáp án cho 2 đề tham khảo chứ không phải bài làm hoàn chỉnh

Đề số 1
Câu 1: Nhận định đúng sai
1. Sai. Với rb = 10% thì số nhân tiền có giá trị lớn nhất là 10, do đó NHTW mua trái
phiếu CP trị giá 100 tỷ đồng thì cung tiền tăng tối đa là 1000 tỷ đồng.
2. Sai. Có đối tượng sẽ chịu thiệt do thương mại của các quốc gia, như doanh nghiệp
trong nước sẽ gặp khó khăn khi cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài.
3. Sai. Bảo hiểm thất nghiệp là nguyên nhân gây thất nghiệp cọ xát.
4. Đúng. Đồng tiền được định giá thấp hơn khiến cho HH&DV trong nước rẻ hơn một
cách tương đối so với nước ngoài => lợi thế trong xuất khẩu.
5. Sai. Vị trí đường tổng cầu phụ thuộc vào độ lớn của tác động số nhân và tác động lấn
át.
6. Sai. Không phải nước nghèo nào cũng có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn các nước giàu.
7. Sai. Đường cầu vốn vay không dịch chuyển.
8. Sai. Lạm phát thấp hơn lạm phát dự kiến thì lãi suất thực của khoản vay sẽ tăng =>
người cho vay được lợi.
9. Đúng. NCO của Canada giảm đi (dịch chuyển sang trái), từ mô hình cho ta thấy tiết
kiệm giảm, lãi suất thực giảm => đầu tư tăng.

10. Đúng. NHTW in tiền làm cho cung tiền tăng => giá trị tiền giảm => tài sản là tiền mà
công chúng đang nắm giữ giảm sức mua so với trước.
Câu 2: Phân tích
1. Dòng vốn ra ròng NCO của Việt Nam giảm ứng với mọi mức lãi suất thực. Biểu diễn
trên mô hình cho ta kết quả: tiết kiệm giảm, đầu tư tăng (do lãi suất giảm), tỷ giá hối đoái
thực tăng, cán cân thương mại giảm.

2. Để tỷ giá hối đoái thực duy trì mức như ban đầu, cần sử dụng chính sách tiền tệ thu
hẹp: giảm cung tiền => tăng lãi suất thực => tăng NCO.
Câu 3:
1. Tại điểm cân bằng trong thị trường tiền tệ:
MS = MD => 500 = 900 -80r => lãi suất cân bằng r = 5%
Tại mức lãi suất này: I = 750 – 50x5 = 500
Phương trình hoạch toán thu nhập quốc gia
Y = C + I + G + NX
= 200 + 0.8(Y – 0.2Y) + 500 + 850 + (700 – 450)
=> Mức sản lượng cân bằng: Y = 5000
TK chính phủ: Sg = T – G = 0.2 x 5000 – 850 = 150
TK tư nhân: Sp = (Y – T) – C = 600
2. Y = 5000 > Y* = 4500 => sử dụng chính sách tiền tệ thu hẹp: bán trái phiếu chính phủ
=> giảm lượng tiền cơ sở

LRAS
P SRAS

𝑃1

𝐴𝐷

4500 5000
Y

3. Mo = 0 và r = rb => mM = 1/rb = 10
Gọi I’ là mức đầu tư mới sau khi NHTW thay đổi cung tiền mà tại đó Y = Y* = 4500. Ta
có tại đó:
Y* = C’ + I’ + G + NX
= 200 + 0.8 (Y* - 0.2Y*) + I’ + 850 + (700 – 450)
Với Y* = 4500 => I’ = 320
Lãi suất tại mức đầu tư đó: r’ = 8.6%
Vậy cho thấy phải thu hẹp cung tiền để lãi suất tăng từ 5% thành 8,6% thì sản lượng sẽ
giảm về mức tự nhiên.
Tại điểm cân bằng mới của thị trường tiền tệ:
MS’ = MD = 900 – 80 x 8.6 = 212
=> ∆MS = -288
MS = mM x B
Với số nhân tiền là 10, muốn giảm cung tiền một lượng là 288 tỷ thì cần bán trái phiếu
CP một lượng là 28.8 tỷ.
Đề số 2
Câu 1: Nhận định đúng sai
1. Đúng. Thâm hụt ngân sách => giảm cung vốn vay => tăng lãi suất => dòng vốn vào
nhiều hơn, NCO giảm => NX giảm (minh họa bằng mô hình chương 8)
2. Sai. NHTM tăng dự trữ làm cho giá trị số nhân tiền giảm => cung tiền giảm.
3. Sai. Thị trường vốn vay bị thâm hụt khi lãi suất thấp hơn lãi suất cân băng => lãi suất
tự điều chỉnh, cung và cầu không đổi.
4. Sai. Đường cung năm ngang hàm ý chỉ có 1 mức giá, mà nhận định cho biết có nhiều
mức giá khác nhau.
5. Sai. Lực lượng lao động sẽ nhỏ hơn 800.000 (vì còn nhóm ngoài lực lượng lao động)
=> tỷ lệ thất nghiệp cao hơn 2,5%.
6. Đúng. Đây là vốn con người.
7. Đúng. HH&DV sản xuất trong nước bao gồm nhóm hàng hóa tiêu dùng do đó sự thay
đổi về giá này được phản ánh trong cả hai chỉ số.
8. Đúng. Chính sách trợ giá cho hàng nông sản giúp nhóm hàng này có lợi thế hơn có
xuất khẩu => xuất khẩu ròng tăng tương ứng với mọi mức tỷ giá hối đoái thực của Hòa
Kỳ => trong thị thường ngoại hối, cầu nội tệ tăng (dịch chuyển sang phải) => tỷ giá hối
đoái thực của Hoa Kỳ tăng.
9. Sai. Chính sách tiền tệ và tài khóa chỉ tác động dịch chuyển đường tổng cầu để đạt các
mục tiêu vĩ mô.
10. Sai. Dòng vốn di chuyển phụ thuộc vào lãi suất thực.
Câu 2: Phân tích
1. Giá dầu giảm => giảm chi phí sản xuất => doanh nghiệp tăng cung ứng => SRAS tăng.
Điểm B cho biết trạng thái nền kinh tế trong ngắn hạn: mức giá giảm, sản lượng tăng, tỷ
lệ thất nghiệp giảm và thấp hơn mức tự nhiên.
Trong dài hạn: cân bằng lại tại điểm A
2. Muốn đưa sản lượng về mức tự nhiên cần thực hiện chính sách tài khóa thu hẹp: giảm
tổng cầu AD.
Câu 3:
1. Tại điểm cân bằng trong thị trường tiền tệ:
MS = MD => 100 = 200 -20r => lãi suất cân bằng r = 5%
Tại mức lãi suất này: I = 350 – 20x5 = 250
Phương trình hoạch toán thu nhập quốc gia
Y = C + I + G + NX
= 100 + 0,6(Y – 0,2Y) + 250 + 150 + (90 – 70)
=> Mức sản lượng cân bằng: Y = 1000
TK chính phủ: Sg = T – G = 0.2 x 1000 – 150 = 50
TK tư nhân: Sp = (Y – T) – C = 220
2. Y=1000 < Y*=1100 => Chính sách tài khóa mở rộng bằng cách tăng chi tiêu của chính
phủ. Gọi G’ là mức chi tiêu của CP mà tại đó Y=Y*=1100.
Ta có:
Y*= C’ + I + G’ + NX
= 100 + 0,6(Y* – 0,2Y*) + 250 + G’ + (90 – 70)
=> G’ = 202
=> ΔG = 52
Tăng chi tiêu chính phủ một lượng 52 tỷ.
3. Mô tả bằng mô hình tổng cung – tổng cầu

You might also like