You are on page 1of 14

Mẫu 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

BÀI DỰ THI VÒNG SƠ LOẠI CUỘC THI PHIÊN TÒA


GIẢ ĐỊNH VMOOT CẤP QUỐC GIA NĂM 2023

Tên đội : Triple Howling

Vai trò: Bản tự bảo vệ

Hà Nội, Tháng 10 /2023


BẢN LUẬN CỨ

BẢO VỀ QUYỀN VÀ LỢI ÍCH HỢP PHÁP CỦA BỊ ĐƠN:

TẠI :Trung Tâm Trọng Tài Quốc Tế Việt Nam ( VIAC)

VỤ ÁN : Tranh chấp về hợp đồng mua bán hàng hóa

SỐ THỤ LÝ :

NGÀY XÉT XỬ :

ĐƯƠNG SỰ : Nguyên đơn: ông TRẦN THANH X

: Bị đơn: PHAN VĂN Y - Đại diện công ty TNHH Jupiter


Việt Nam

2
MỤC LỤC

A. THÔNG TIN BỊ ĐƠN TRONG VỤ TRANH CHẤP ............................ 5

B. TÓM TẮT NỘI DUNG TRANH CHẤP .................................................... 5

C. CƠ SỞ TỰ BẢO VỆ..................................................................................... 7

I. QUAN HỆ PHÁP LUẬT TRANH CHẤP GIỮA HAI HỢP ĐỒNG MUA
BÁN VÀ HỢP ĐỒNG ĐẶT CỌC CHỊU SỰ ĐIỀU CHỈNH CỦA LUẬT
VIỆT NAM. ................................................................................................ 7

II. VIAC KHÔNG CÓ THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP GIỮA
CÁC BÊN.................................................................................................... 9

III. ÔNG X VIỆC ÁP DỤNG PHẠT VI PHẠM THEO LUẬT THƯƠNG MẠI
2005 LÀ VI PHẠM SỰ THỎA THUẬN CỦA 2 BÊN. .......................... 10

IV. ÔNG Y KHÔNG CÓ TRÁCH NHIỆM PHẢI CHỊU KHOẢN TIỀN LÃI
DO CHẬM TRẢ SỐ TIỀN CỌC. VIỆC ÁP DỤNG CHẾ TÀI PHẠT VI
PHẠM VÀ CHẬM THANH TOÁN LÀ KHÔNG CÓ CƠ SỞ. .............. 12

D. Ý KIẾN CỦA BỊ ĐƠN............................................................................ 13

E. CÁC VẤN ĐỀ VỀ THỦ TỤC TỐ TỤNG TRỌNG TÀI KHÁC ........... 13

3
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

VỤ TRANH CHẤP TRỌNG TÀI TẠI TRUNG TÂM TRỌNG TÀI QUỐC
TẾ VIỆT NAM (VIAC) THEO QUY TẮC TỐ TỤNG TRỌNG TÀI CỦA
VIAC

giữa

TRẦN THANH X

– Nguyên đơn –

PHAN VĂN Y

Đại diện CÔNG TY TNHH JUPITER VIỆT NAM

– Bị đơn –

BẢN TỰ BẢO VỆ

Hà Nội, ngày 03 tháng 05 năm 2023

4
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Hà Nội, ngày 03 tháng 05 năm 2023

BẢN TỰ BẢO VỆ

Kính gửi: Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC)

A. THÔNG TIN BỊ ĐƠN TRONG VỤ TRANH CHẤP

Tôi là Phan Văn Y đại diện Công ty TNHH Jupiter Việt Nam, là bị đơn trong vụ tranh
chấp với ông Trần Thanh X, tại Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam ( VIAC) với
thông tin cụ thể như sau:

PHAN VĂN Y

Địa chỉ: Quận K, TP Hồ Chí Minh, Việt Nam

Căn cước công dân số:

(Sau đây gọi là “ông Y’’)

(Nguyên đơn và Bị đơn sau đây được gọi chung là “các Bên”)

Bị đơn trong vụ tranh chấp này được đại diện bởi Bà Nguyễn Từ Thanh Hương, Bà
Nguyễn Thu Huyền và Bà Trần Thị Phương Hiền theo giấy ủy quyền ngày 19 tháng
04 năm 2023.

Ngày 17/4/2023, Bị đơn nhận được Thông báo của Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt
Nam VIAC về vụ tranh chấp với Nguyên đơn là ông Trần Thanh X. Theo yêu cầu của
Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam VIAC, bằng văn bản này, Bị đơn thực hiện quyền
tự bảo vệ của mình như trình bày dưới đây.

B. TÓM TẮT NỘI DUNG TRANH CHẤP

1. Ngày 16/4/2022, Ông X ký kết hợp đồng mua bán phần vốn góp (“HĐMBPVG”)
với ông Y để mua lại 50% phần vốn góp của Jupiter cùng tất cả quyền về tài sản
liên quan trị giá 1.000.000 USD được thanh toán bằng Việt Nam đồng theo tỷ giá
của ngân hàng B. Hợp đồng bao gồm các điều khoản tương ứng với đơn khởi
kiện:
5
1.1.Ông X phải thanh toán cho Ông Y 10% giá mua, tương đương 100.000 USD
vào tài khoản mà Ông Y chỉ định tại Việt Nam. Đối với 90% giá mua còn lại,
tương đương 900.000 USD, ông X phải tiến hành phong tỏa số tiền tương ứng
bằng Việt Nam đồng tại tài khoản của mình để đảm bảo việc thanh toán. Và trong
vòng 60 ngày làm việc kể từ ngày 90% giá trị hợp đồng được phong tỏa, ông Y
sẽ cung cấp chứng thư bảo lãnh của một ngân hàng của Jupiter tại Hoa Kỳ và
đồng thời cung cấp chứng thư đồng bảo lãnh được phát hành bởi Ngân hàng B
tại Việt Nam cho ông X bảo lãnh nghĩa vụ thực hiện Hợp đồng mua bán phần
vốn góp của ông Y (Theo Điều 5.1.8 Hợp đồng mua bán phần vốn góp).

1.2. Tại thời điểm kết thúc hợp đồng, ông Y phải giao cho ông X một giấy chứng
nhận thể hiện phần vốn góp của ông X chậm nhất 5 năm kể từ ngày thanh toán

1.3. Hợp đồng mua bán được điều chỉnh và giải thích theo luật của Bang
california, Hợp chủng Hoa kỳ và tuân theo thẩm quyền của Trọng tài quốc tế tại
Việt Nam để giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng

2. Cùng ngày 16/4/2022, ông X và ông Y ký hợp đồng đặt cọc gồm các điều khoản
tương ứng với đơn khởi kiện:

2.1 Căn cứ ý định mua phần vốn góp, Ông X muốn đặt cọc để đảm bảo thực hiện
hợp đồng mua bán với số tiền cọc 100.000 USD , tương đương 10% giá mua,
thanh toán bằng tiền VNĐ, theo tỷ giá ngân hàng B (“Cam kết thực hiện đặt
cọc”)

2.2 Trong vòng 60 ngày kể từ ngày thực hiện hợp đồng đặt cọc và xác nhận phong
tỏa 90% số tiền còn lại, ông Y sẽ cung cấp chứng thư bảo lãnh của 1 ngân hàng
ở Hoa Kỳ và ngân hàng B tại Việt Nam cho ông X. Nếu ông X không nhận được
chứng thư trong khoảng thời gian này thì ông Y hoàn trả tiền đặt cọc. (“Cam kết
cung cấp thư bảo lãnh”)

2.3 Tranh chấp giải quyết tại Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam VIAC. Luật
Việt Nam được áp dụng với những phát sinh từ hợp đồng này.

3. Ông X đã đặt cọc vào ngày 17/4/2022 và phong tỏa số tiền VN đồng tương đương
900.000 USD ngày 19/4/2022. Tuy nhiên ông Y không nhận được thông báo
chấp thuận từ ông X.
6
4. Quá 60 ngày nhưng ông X không nhận được phản hồi thư bảo lãnh từ bên Y, nên
20/11/2022, ông X đã gửi đến ông Y email nhắc nhở, và cũng đã liên lạc qua điện
thoại. Tuy nhiên đây chỉ là hình thức nhắc nhở không được quy định trong hợp
đồng theo quy định về thông báo.

5. Ngày 15/4/2023, khi cả hai chưa gặp gỡ để thảo luận về các bước để thực hiện
nên chuẩn bị yêu cầu tiến hành hòa giải thì ông X lại khởi kiện tại VIAC với
những yêu cầu được nêu trong đơn khởi kiện

C. CƠ SỞ TỰ BẢO VỆ

I. QUAN HỆ PHÁP LUẬT TRANH CHẤP GIỮA HAI HỢP ĐỒNG MUA
BÁN VÀ HỢP ĐỒNG ĐẶT CỌC CHỊU SỰ ĐIỀU CHỈNH CỦA LUẬT
VIỆT NAM.

I.1 Quan hệ pháp luật tranh chấp trên là tranh chấp hợp đồng mua bán và hợp
đồng đặt cọc giữa Ông X và ông Y

6. Hợp đồng mua bán phần vốn góp phát sinh hiệu lực từ ngày ký hợp đồng, tức
ngày 16/4/20221. Theo đó sau thời điểm này, hai Bên phải thực hiện quyền và
nghĩa vụ với nhau theo đã cam kết2. Bên cạnh đó tại thời điểm ký kết
HĐMBPVG, hai Bên tiếp tục ký kết Hợp đồng đặt cọc và hợp đồng đặt cọc là
một phần không thể tách rời của HĐMBPVG, có hiệu lực từ ngày ký kết
16/04/20223.

7. Tranh chấp ở đây được xác định là tranh chấp quan hệ pháp luật giữa hợp đồng
mua bán là hợp đồng chính và hợp đồng 4đặt cọc là hợp đồng phụ - phụ thuộc
vào hiệu lực của hợp đồng chính là hợp đồng mua bán.

8. Trong quan hệ mua bán phần vốn góp lần này, mục đích mà các bên hướng tới
là quyền sở hữu tài sản. Tuy nhiên để đạt được mục đích và đảm bảo nghĩa vụ
thực hiện thì hai bên đã thỏa thuận với nhau trong Hợp đồng đặt cọc. Sự thỏa
thuận về các điều khoản trong HĐMBPVG và Hợp đồng đặt cọc là mục đích giao

1
Điều 1.4 của Hợp đồng mua bán phần vốn góp
2
Khoản 2 điều 401 BLDS 2015
3
Điều 5.1 của Hợp đồng đặt cọc
4
Điều 42 BLDS 2015
7
dịch mà các bên hướng tới. Vì vậy, cần ưu tiên áp dụng các điều khoản trong hợp
đồng đặt cọc hơn.

9. Thực chất, dựa trên sự bảo đảm thực hiện hợp đồng chính thì hợp đồng đặt cọc
chỉ là một giao dịch bảo đảm để thực hiện nghĩa vụ, sự bảo đảm chỉ có giá trị
khi tồn tại nghĩa vụ được đảm bảo, tức là quyền và nghĩa vụ phải xuất phát từ
hợp đồng chính.

10. Tranh chấp xảy ra khi ông X cho rằng mình đã thực hiện xong nghĩa vụ đặt
cọc và phong tỏa tài khoản với số tiền 900.000 USD, tuy nhiên phía ông Y lại
không cho rằng đây là khoản tiền đặt cọc mà là khoản tiền trả trước nhằm thực
hiện nghĩa vụ như đã thỏa thuận ở hợp đồng chính. Vì vậy tranh chấp chính được
xác định ở đây tranh chấp thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng đặt cọc giữa ông X
và ông Y- đại diện công ty Jupiter tại Việt Nam.

11. Tóm lại, đây là quan hệ giữa hợp đồng mua bán và hợp đồng đặt cọc vì hai
hợp đồng này có mối quan hệ không thể tách rời với nhau, tuy nhiên cần phải xác
định tranh chấp chính ở đây là tranh chấp về hợp đồng đặt cọc kéo theo hợp đồng
mua bán phần vốn góp giữa ông X và ông Y- Đại diện Jupiter tại Việt Nam.

II.2 Luật Việt Nam sẽ được áp dụng để giải quyết tranh chấp này

12. Theo điều 10.2 HĐMBPVG được điều chỉnh và giải thích theo pháp luật của
Bang Califonia, Hợp chủng quốc Hoa Kỳ. Tuy nhiên theo điều 5.1 của Hợp đồng
đặt cọc lại quy định hợp đồng được áp dụng bởi pháp luật Việt Nam. Trong cả 2
hợp đồng trên đều không có quy định về điều khoản về ưu tiên chọn luật khi xảy
ra tranh chấp.

13. Đối với tranh chấp có yếu tố nước ngoài, Hội đồng trọng tài có quyền áp dụng
pháp luật do các bên lựa chọn5. Tuy nhiên trong hai hợp đồng không hề có điều
khoản chọn luật khi xảy ra tranh chấp, vì vậy các bên có thể thỏa thuận chọn luật
áp dụng tranh chấp lần này, tuy nhiên nên chọn Luật Việt Nam dựa trên cơ sở
sau Các bên được thỏa thuận áp dụng pháp luật nước ngoài 6, không trái với các
nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam. Tuy nhiên, không hề có thỏa thuận

5
Khoản 2 điều 14 LTTTM 2010
6
Khoản 2 điều 5 LTM 2005
8
nào về luật áp dụng giải quyết tranh chấp. Cho nên cần xác định tranh chấp chính
ở đây được xác định là tranh chấp về hợp đồng đặt cọc, do đó có sự ưu tiên về
luật pháp Việt Nam hơn vì hợp đồng đặt cọc chịu sự điều chỉnh của Luật Việt
Nam.

14. Từ những lập luận trên, Hội đồng trọng tài có thể cân nhắc việc áp dụng Luật
Việt Nam vào giải quyết tranh chấp trên.

II. VIAC KHÔNG CÓ THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP GIỮA
CÁC BÊN

15. Việc ông X đưa tranh chấp ra giải quyết tại VIAC khi chưa hòa giải vi phạm
nghiêm trọng thỏa thuận của các Bên

16. Tại điều 10.3 HĐMBPVG, các bên đã ấn định “khi có bất đồng hay mâu
thuẫn, các bên phải nỗ lực tự dàn xếp, thương lượng, hòa giải với nhau một cách
thiện chí và hợp tác”. Vì thỏa thuận giải quyết tranh chấp này không vi phạm
pháp luật và trái đạo đức xã hội, trọng tài viên hay Hội đồng trọng tài (“HĐTT”)
phải tôn trọng trình tự giải quyết tranh chấp giữa các bên và coi việc thương
lượng và hòa giải là cơ sở để phát sinh thẩm quyền của HĐTT.

17. Nếu như sau khi tranh chấp phát sinh, các Bên phải thực hiện theo điều 9.1
là các bên cam kết gặp gỡ để thảo luận về các bước cần thực hiện và các Bên phải
nỗ lực giải quyết vụ việc bằng hòa giải thương mại. Tuy nhiên, ông X đã tự ý
khởi kiện Bị đơn ra Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam VIAC mà hoàn toàn
không tiến hành thủ tục hòa giải thương mại.

18. Theo thỏa thuận tại Điều 10.3 HĐMBPVG, trong trường hợp chưa tiến hành
đủ các điều kiện tiên quyết là “hòa giải”, thỏa thuận trọng tài chưa phát sinh
hiệu lực, do đó, HĐTT chưa có thẩm quyền.

19. Ngoài ra, việc bắt đầu thủ tục trọng tài vi phạm thỏa thuận của các bên có thể
dẫn đến phán quyết bị hủy theo Điều 68.2.(b) Luật Trọng tài thương mại 2010

9
(“LTTTM”). Quan điểm này được ủng hộ bởi Quyết định số 10/2014/QĐ – PQTT
ngày 28/10/2014 của Tòa án nhân dân Thành phố Hà Nội. 7

20. Dựa vào những lập luận trên, Bị đơn kính đề nghị HĐTT xem xét lại thẩm
quyền của chính mình và đi đến kết luận rằng HĐTT không có thẩm quyền để
giải quyết vụ tranh chấp giữa các bên.

III. ÔNG X VIỆC ÁP DỤNG PHẠT VI PHẠM THEO LUẬT THƯƠNG MẠI
2005 LÀ VI PHẠM SỰ THỎA THUẬN CỦA 2 BÊN.

III.1 Ông X chưa thực hiện đúng nghĩa vụ thông báo

21. Theo điều 9.1 trong HĐMBPVG thì “Các bên phải thông báo cho bên kia
biết về việc không tuân thủ, và các bên phải gặp gỡ để thảo luận về các bước cần
thực hiện”. Tuy nhiên, việc ông X chỉ gửi email nhắc nhở đã vi phạm điều 10.1
về thông báo trong HĐMBPVG vì email là thư điện tử, không thuộc một trong
các hình thức được quy định trong hợp đồng vì vậy việc thông báo của ông X
không được coi là hợp lệ.

III.2. Số tiền 100.000 USD được xác định là số tiền trả trước

22. Các bên chỉ có thể áp dụng phạt vi phạm nếu trong hợp đồng có thỏa thuận8.
Tuy nhiên trong hợp đồng đặt cọc không hề có quy định về điều khoản phạt, vì
vậy ông X không có cơ sở để áp dụng phạt vi phạm trong hợp đồng đặt cọc.

23. Theo nghị quyết số 01/2003/NQ-HĐTP cũng đã ủng hộ quan điểm “Trong
trường hợp đặt cọc chỉ để bảo đảm cho việc giao kết hợp đồng hoặc chỉ để bảo
đảm cho việc thực hiện hợp đồng hoặc vừa để bảo đảm cho việc giao kết hợp
đồng vừa để bảo đảm cho việc thực hiện hợp đồng thì bên nào có lỗi làm cho hợp
đồng không được giao kết hoặc không. được thực hiện hoặc bị vô hiệu, thì phải
chịu phạt cọc theo quy định tại khoản 2 Điều 328 BLDS 2015.

24. Theo khoản 2 Điều 328 BLDS 2015 quy định “ nếu bên nhận đặt cọc từ chối
việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và

7
Tòa án đã quyết định việc khởi kiện trọng tài là “chưa tuân thủ đúng thỏa thuận của các bên, trái với các quy
định tại Điều 68.2.(b) Luật TTTM. [...] HĐTT cho thụ lý vụ kiện khi chưa đầy đủ điều kiện tiền tố tụng, các điều
kiện thụ lý chưa đầy đủ là không đúng quy định pháp luật Việt Nam”.
8
Điều 303 LTM 2005
10
một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận
khác.“ tuy nhiên ông Y không hề từ chối việc giao kết thực hiện HĐMBPVG lần
này. Sự im lặng của ông Y không được hiểu là chấp nhận từ chối việc giao kết
hoặc thực hiện hợp đồng.9

25. Bên cạnh đó, bên Mua sẽ lập báo cáo thẩm định10 trước khi thực hiện thanh
toán bất kỳ khoản tiền nào cho Bên Bán. Tuy nhiên ông X đã tự ý chuyển tiền
cho bên Bán khi chưa có kết quả của báo cáo thẩm định theo điều 3.4, vì vậy hợp
đồng này vẫn chưa có hiệu lực toàn bộ. Và căn cứ vào HĐMBPVG11 số tiền
100.000 USD là khoản thanh toán trước theo thỏa thuận hợp đồng mua bán cho
ông Y chứ không phải là số tiền cọc trong Hợp đồng đặt cọc.

26. Số tiền 100.000 USD không phải là khoản đặt cọc vì khoản tiền này theo
“HĐMBPVG” phải được hiểu là khoản thanh toán trước12 tức là tiền thực
hiện nghĩa vụ thanh toán 10%, và bên X chỉ việc thanh toán thêm 90% theo nghĩa
vụ thực hiện hợp đồng của hai bên. Vì trong điều khoản đặt cọc không có cơ sở
là đây khoản tiền phải hoàn trả hay là được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền. Nên
nếu không có thỏa thuận thì số tiền cọc này có thể trả lại nếu bên kia thực hiện
xong nghĩa vụ phong tỏa 900.000 USD và bên Y cung cấp đầy đủ chứng thư bảo
lãnh. Như vậy sẽ mâu thuẫn với giá trị hợp đồng đặt ra ban đầu. 13

27. Tóm lại, với các căn cứ trên, yêu cầu áp dụng phạt vi phạm theo luật thương
mại 2005 không phát sinh và liên quan quan đến Hợp đồng đặt cọc. Do đó, kính
đề nghị HĐTT bác bỏ yêu cầu này của nguyên đơn.

9
Điều 393 BLDS 2015
10
Điều 3.2 HĐMBPVG
11
Căn cứ điều 4.3 HĐMBPVG
12
Điều 4.2 HĐMBPVG
13
Khoản 2 Điều 328 BLDS 2015.
11
IV. ÔNG Y KHÔNG CÓ TRÁCH NHIỆM PHẢI CHỊU KHOẢN TIỀN LÃI
DO CHẬM TRẢ SỐ TIỀN CỌC. VIỆC ÁP DỤNG CHẾ TÀI PHẠT VI
PHẠM VÀ CHẬM THANH TOÁN LÀ KHÔNG CÓ CƠ SỞ.IV.1. Yêu cầu
chịu khoản tiền lãi do chậm trả số tiền cọc không có căn cứ trong hợp đồng.

28. Đây không được xem là số tiền đặt cọc mà chỉ là số tiền trả trước theo thỏa
thuận tại điều 4.3 nhằm thực hiện đúng nghĩa vụ theo sự thỏa thuận của hợp đồng
HĐMBPVG. Vì vậy, việc số tiền này không phải là tiền đặt cọc nên chưa được coi
là hợp pháp để có thể áp dụng trả tiền lãi.

29. Mặt khác căn cứ điều 303 LTM 2005 về “căn cứ phát sinh bồi thường thiệt hại
thì bên X phải chứng minh được rằng có thiệt hại thực tế xảy ra khi bên Y không
thực hiện đúng nghĩa vụ hợp đồng và hành vi vi phạm hợp đồng là nguyên nhân
trực tiếp dẫn đến việc thiệt hại.

30. Hiện tại thì bên Y vẫn chưa nhận được biên bản xác nhân việc chứng minh
mình vi phạm nghĩa vụ đối với bên X, và hai bên chưa có cuộc thảo luận và thương
lượng trực tiếp nào về các biện pháp giải quyết tranh chấp.

31. Việc Bên Mua không thực hiện đúng nghĩa vụ thanh toán Tiền cọc đảm bảo
theo điều 3 của Hợp đồng đặt cọc, thì hợp đồng đặt cọc sẽ vô hiệu. Vì hợp đồng
này vô hiệu nên bên Y sẽ không phải thực hiện nghĩa vụ cung cấp chứng thư bảo
lãnh cho X. Và điều này không phải là hành vi vi phạm nghĩa vụ của Y. 14

32. Từ những lập luận trên ông Y không phải thực hiện nghĩa vụ thực hiện phạt vi
phạm đối với khoản tiền lãi do chậm trả tiền cọc.

IV.2. Việc áp dụng chế tài phạt vi phạm và chậm thanh toán là không phù hợp với
pháp luật.

33. Theo khoản 3 điều 418 BLDS 2015 quy định “Trường hợp các bên có thỏa
thuận về phạt vi phạm nhưng không thỏa thuận về việc vừa phải chịu phạt vi phạm
và vừa phải bồi thường thiệt hại thì bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải chịu phạt vi
phạm”Theo đó, nếu các bên muốn áp dụng vừa chế tài phạt vi phạm, vừa bồi
thường thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ thì cần phải nêu rõ trong hợp đồng. Ngược

14
Điều 5.1 Hợp đồng đặt cọc.
12
lại, nếu chỉ thỏa thuận về phạt vi phạm thì quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại mặc
nhiên sẽ không còn nữa.

34. Xét trong thỏa thuận HĐMBPVG và Hợp đồng đặt cọc thì không có thỏa thuận
về chế tài bồi thường thiệt hại chậm thanh toán vì vậy không có căn cứ để yêu cầu
ông Y áp dụng cả hai chế tài phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại một lúc.

35. Tóm lại, Bị đơn khẳng định ông X yêu cầu ông Y thực hiện đồng thời hai chế
tài là không hợp pháp. Và yêu cầu HĐTT bác bỏ yêu cầu này của nguyên đơn.

D. Ý KIẾN CỦA BỊ ĐƠN

36. Từ các căn cứ trên, Bị đơn kính đề nghị HĐTT như sau:

36.1 Từ chối thực thi thẩm quyền xét xử đối với vụ tranh chấp này và đình chỉ
giải quyết vụ tranh chấp;

36.2. Nếu HĐTT cho rằng mình có thẩm quyền xét xử thì Bị đơn yêu cầu HĐTT:

● Bác bỏ yêu cầu thanh toán khoản vi phạm tương ứng 8% giá trị phần nghĩa vụ
vi phạm căn cứ theo điều 301 LTM 2005.

● Bác bỏ trả tiền lãi do chậm hoàn trả số tiền cọc

● Yêu cầu ông X chi trả toàn bộ các chi phí tố tụng trọng tài, chi phí bồi hoàn
luật sư và các chi phí khác có liên quan.

E. CÁC VẤN ĐỀ VỀ THỦ TỤC TỐ TỤNG TRỌNG TÀI KHÁC

37. Căn cứ phân tích trên thì thủ tục tố tụng trọng tài sẽ tuân theo các quy định
của quy tắc VIAC. Luật áp dụng là luật Việt Nam

38. Căn cứ điều 39.2 LTTTM, ông Y chọn ông/bà…… làm Trọng tài viên.
Ông/Bà… là Trọng tài viên trong Danh sách Trọng tài viên của VIAC

Xin trân trọng cảm ơn Hội đồng Trọng tài,

Thay mặt và đại diện cho ông PHAN VĂN Y

ĐẠI DIỆN THEO ỦY QUYỀN CỦA BỊ ĐƠN

13
Nguyễn Thu Huyền Nguyễn Từ Thanh Hương Trần Thị Phương Hiền

14

You might also like