You are on page 1of 33

CHƯƠNG 5.

TỔNG CẦU VÀ TỔNG CUNG

Hoạt động kinh tế thường xuyên biến động từ năm này qua năm
khác. Sự gia tăng của lực lượng lao động, tư bản và tiến bộ khoa học công
nghệ, giúp nền kinh tế có thể sản xuất ra ngày càng nhiều hàng hóa và
dịch vụ hơn gọi là tăng trưởng và cho phép người dân được hưởng thụ
mức sống cao hơn. Tuy nhiên, trong một số năm, hàng hóa và dịch vụ sản
xuất ra không tiêu thụ hết và các doanh nghiệp quyết định cắt giảm sản
lượng sản xuất, nhiều công nhân bị mất việc, tỷ lệ thất nghiệp tăng cao.
Nền kinh tế sản xuất hàng hóa và dịch vụ ít hơn, thu nhập giảm trong khi
thất nghiệp tăng cao được gọi là suy thoái; nếu cuộc suy thoái trở nên trầm
trọng được gọi là khủng hoảng. Ở một số năm khác, sản lượng sản xuất
vượt quá mức bình thường có thể duy trì, trong khi áp lực lạm phát tăng
lên, các doanh nghiệp có thể yêu cầu tăng ca, làm thêm giờ, trì hoãn việc
bảo dưỡng máy móc thiệt bị để tăng sản lượng, nền kinh tế có thể tăng
trưởng nóng. Như vậy, tùy từng thời điểm, nền kinh tế có thể ở những giai
đoạn ổn định, tăng trưởng, suy thoái hoặc tăng trưởng nóng.
Nội dung của chương 5 sẽ trình bày biến động kinh tế trong ngắn
hạn, đồng thời giới thiệu mô hình tổng cầu – tổng cung. Dựa trên mô hình
tổng cầu – tổng cung để phân tích sự tác động của các cú sốc cầu hay các
cú sốc cung nền kinh tế trong ngắn hạn, và giải thích các biến động kinh
tế xung quanh xu hướng dài hạn.
5.1. Biến động kinh tế trong ngắn hạn
5.1.1. Biểu hiện của biến động kinh tế ngắn hạn
Những biến động kinh tế trong ngắn hạn diễn ra ở các quốc gia và
mọi thời điểm. Những biểu hiện cơ bản của biến động kinh tế trong ngắn
hạn bao gồm:

1
Thứ nhất, các biến động kinh tế diễn ra bất thường và khó dự báo:
Biến động của nền kinh tế thường được gọi là chu kỳ kinh doanh và
thường gắn liền với những thay đổi trong điều kiện kinh doanh. Khi GDP
tăng trưởng nhanh, các doanh nghiệp có cơ hội thu được lợi nhuận tăng
và ngược lại khi GDP thực tế giảm, các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn.
Trong thời kỳ hoạt động kinh tế suy giảm, hầu hết các doanh nghiệp bán
được ít hàng hóa và dịch vụ, do đó lợi nhuận sẽ ít hơn. Tuy nhiên, thuật
ngữ chu kỳ kinh doanh có thể dẫn tới sự hiểu lầm, vì nó có vẻ hàm ý rằng
biến động kinh tế diễn ra theo một quy luật và có thể dự báo được. Trên
thực tế, chu kỳ kinh doanh không hề có tính chất định kỳ và không thể dự
báo với độ chính xác cao.
Thứ hai, hầu hết các biến số kinh tế vĩ mô đều biến động: GDP thực
tế là chỉ tiêu kinh tế được sử dụng rộng rãi và phổ biến nhất để theo dõi
những thay đổi trong ngắn hạn của nền kinh tế. Tuy nhiên trên thực tế khi
theo dõi biến động kinh tế ngắn hạn, các biến số kinh tế vĩ mô khác như
thu nhập, chi tiêu hay mức sản xuất cùng biến động. Chẳng hạn: Khi GDP
giảm trong thời kỳ suy thoái, thì thu nhập cá nhân, lợi nhuận doanh
nghiệp, tiêu dùng, đầu tư, sản lượng… cũng giảm xuống và ngược lại.
Thứ ba, khi sản lượng giảm thì thất nghiệp tăng: Khi GDP thực tế
giảm, các doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc tiêu thụ hết số lượng
hàng hóa và dịch vụ được sản xuất, lợi nhận ít đi. Các doanh nghiệp sẽ
quyết định thu hẹp quy mô sản xuất hàng hóa và dịch vụ, số việc làm giảm
xuống, lao động dôi dư tăng lên, doanh nghiệp sẽ sa thải bớt người lao động
và số người thất nghiệp tăng lên.
5.1.2. Mô hình về biến động kinh tế ngắn hạn
Các nhà kinh tế sử dụng mô hình tổng cầu – tổng cung để phân tích
những biến động kinh tế trong ngắn hạn được minh hoạc trong hình 5.1.
Mục tiêu là hiểu và biết cách vận dụng mô hình tổng cầu – tổng cung để
giải thích nguyên nhân gây ra những biến động kinh tế và phân tích được

2
ảnh hưởng của các cú sốc, chính sách kinh tế vĩ mô của chính phủ nhằm
ổn định nền kinh tế. Mô hình tổng cầu – tổng cung cho phép các nhà kinh
tế nghiên cứu cách thức tổng cầu và tổng cung quyết định mức giá chung
và mức sản lượng của nền kinh tế. Hai biến số được mô hình tập trung
vào giải thích đó là:
Thứ nhất, tổng mức sản lượng hàng hóa và dịch vụ được sản xuất ra
trong nước được đo bằng GDP thực tế (ký hiệu: Y).
Thứ hai, mức giá chung được đo bằng chỉ số giá tiêu dùng CPI hay
chỉ số điều chỉnh GDP (ký hiệu: P).
Trong đó Y là biến thực tế còn P là biến danh nghĩa. Các nhà kinh
tế thường sử dụng đồ thị để thể hiện mô hình tổng cầu – tổng cung, trong
đó P được biểu diễn trên trục tung và Y được biểu diễn trên trục hoành.
Đường tổng cầu (AD) cho biết lượng hàng hóa và dịch vụ mà các tác nhân
kinh tế muốn mua tại mỗi mức giá. Đường tổng cung (AS) cho biết lượng
hàng hóa và dịch vụ mà các DN trong nước muốn bán và có khả năng bán
ra tại mỗi mức giá.
P
AS

P0

AD

Y0 Y

Hình 5.1. Mô hình tổng cầu – tổng cung trong ngắn hạn

3
5.2. Tổng cầu và tổng cung của nền kinh tế
5.2.1. Tổng cầu của nền kinh tế (Aggregate Demand – AD)
Tổng cầu là tổng sản lượng hàng hóa hay dịch vụ trong nước mà
các tác nhân kinh tế sẵn sàng và có khả năng mua tại mỗi mức giá.
Các tác nhân kinh tế có thể là các hộ gia đình, doanh nghiệp, chính
phủ hay người tiêu dùng nước ngoài. Trong nền kinh tế mở, tổng cầu bao
gồm 4 thành tố: AD = C + I + G + NX GIÁ TR NHP KHU = C2 + I2 + G2

- Thứ nhất, tiêu dùng của các hộ gia đình (ký hiệu là C): bao
gồm các khoản chi tiêu của hộ gia đình về việc mua lương thực, thực
phẩm, quần áo, giày dép, tivi, tủ lạnh…phục vụ cho nhu cầu sinh
hoạt diễn ra hàng ngày.
- Thứ hai, đầu tư của khu vực tư nhân (ký hiệu là I): bao gồm
các khoản: Một là, các khoản chi của doanh nghiệp cho việc mua
sắm các máy móc, thiết bị mới; xây dựng nhà xưởng, văn phòng...
Hai là, các doanh nghiệp bổ sung thêm vào hàng tồn kho (đó là
những nguyên vật liệu đầu vào sẽ được sử dụng trong chu kỳ sản
xuất tới hoặc có thể là các hàng hóa chờ để bán ra trong kỳ tới). Ba
là, khoản chi của hộ gia đình cho việc mua hoặc xây dựng nhà ở
mới.
- Thứ ba, chi tiêu của chính phủ (ký hiệu là G): bao gồm hai
khoản khoản: (i) chi tiêu cho các hàng hóa và dịch vụ phục vụ cho
tiêu dùng khu vực công hiện tại (gọi là tiêu dùng công); (ii) chi cho
việc xây dựng hạ tầng cơ sở như hệ thống đường giao thông, cầu
cống, bến cảng,… (gọi là đầu tư công)
- Thứ tư, xuất khẩu ròng (ký hiệu là NX): là phần chênh lệch
giữa giá trị hàng hóa và dịch vụ xuất khẩu (X) và giá trị hàng hóa
và dịch vụ nhập khẩu (IM). Trong đó, hàng hóa và dịch vụ xuất khẩu
4
là hàng hóa và dịch vụ được sản xuất trong nước mà người tiêu dùng
nước ngoài có khẳ năng và sẵn sàng mua. Hàng nhập khẩu là hàng
hóa và dịch vụ được sản xuất ở nước ngoài mà các hộ gia đình,
doanh nghiệp và chính phủ trong nước có khẳ năng và sãn sàng mua.
Như vậy, tổng cầu AD có thể được biểu diễn bằng phương trình sau
đây:
AD = C + I + G + NX
Trong đó: - AD: Tổng cầu của nền kinh tế
- C: Chi tiêu của cá nhân, hộ gia đình
- I: Đầu tư của doanh nghiệp
- G: Chi tiêu của chính phủ
- NX: xuất khẩu ròng
5.2.1.1. Đường tổng cầu
Với giả thiết các yếu tố khác ngoài mức giá không đổi, đường tổng
cầu là đường biểu thị khối lượng hàng hóa và dịch vụ được mua (lượng
tổng cầu) tại các mức giá khác nhau.
Đặc điểm của đường tổng cầu:
Đường tổng cầu dốc xuống về phía bên phải
Mỗi điểm nằm trên đường tổng cầu biểu thị lượng tổng cầu tương
ứng với một mức giá nhất định
Hình 5.2 cho thấy đường tổng cầu dốc xuống, đồng thời chỉ ra mối
quan hệ ngược chiều giữa mức giá chung P và lượng tổng cầu, ví dụ mức
giá chung giảm từ P0 xuống P1 sẽ có xu hướng là cho lượng tổng cầu về
hàng hóa và dịch vụ được sản xuất ra trong nước tăng từ Y0 lên Y1. Ngược
lại, nếu mức giá tăng từ P1 về P0 thì lượng tổng cầu lại giảm từ Y1 về Y0.
TNG CU # LNG TNG CU?
- TNG CU: XÉT SC MUA MI MC GIÁ
- LNG TNG CU: XÉT MT MC GIÁ X

MI QUAN H GIA TNG CU - LNG TNG CU?


5
-> LNG TNG CU LÀ 1 B PHN CA TNG CU
- TNG CU LÀ 1 HÀM THEO GIÁ C & SN LNG
TI SAO GIA GIÁ - LNG TNG CU (OR SC MUA) LI CÓ MQH NGC CHIU?
- CÁCH 1: KHI GIÁ TNG (CÁC YTO KHÁC KO I) -> SC MUA CA NG TIN B GIM -> B NGHÈO I -> LNG HÀNG
MUA B GIM VÀ NGC LI.
- CÁCH 2: GII THÍCH THEO HIU NG LÃI SUT
- CÁCH 3: HIU NG T GIÁ HI OÁI
Tại sao đường tổng cầu AD lại dốc xuống?

A
P0
B
P1
AD

Y0 Y1 Y

Hình 5.2. Đường tổng cầu của nền kinh tế


Hình 5.2 cho thấy đường tổng cầu dốc xuống phản ánh thực tế là sự
thay đổi mức giá chung có ảnh hưởng ngược chiều đến lượng tổng cầu. Ở
phần trên đã trình bày có 4 thành tố cấu thành nên tổng cầu AD, đó là:
tiêu dùng hộ gia đình, đầu tư khu vực tư nhân, chi tiêu của chính phủ và
xuất khẩu ròng. Trong 4 thành tố này thì chi tiêu của chính phủ là biến
chính sách do chính phủ quyết định tủy thuộc vào mục tiêu điều tiết kinh
tế vĩ mô ở mỗi thời kỳ và do đó không phụ thuộc vào mức giá chung. Như
vậy, bỏ qua biến chi tiêu của chính phủ, sẽ có 3 nguyên nhân dẫn đến
đường tổng cầu dốc xuống, đó là: Hiệu ứng của cải, hiệu ứng lãi suất và
hiệu ứng tỷ giá hối đoái. Sau đây, sẽ lần lượt xem xét từng hiệu ứng.
(1) Hiệu ứng của cải (Hiệu ứng Pigou)
Hiệu ứng này giải thích rằng khi mức giá chung giảm thì lượng tiền
trong ví hay trong tài khoản ngân hàng của người dân trở nên có giá trị
hơn vì chúng làm tăng khả năng mua hàng hóa và dịch vụ. Điều này có
nghĩa là một sự cắt giảm trong mức giá chung làm cho các hộ gia đình trở
nên giàu có hơn và họ sẽ mua hàng hóa và dịch vụ nhiều hơn hay lượng
tổng cầu về hàng hóa và dịch vụ được sản xuất trong nước tăng lên. Như
6
vậy, mức giá chung giảm làm tăng mức tiêu dùng của các hộ gia đình, nên
giá và lượng tổng cầu có mối quan hệ ngược chiều.
(2) Hiệu ứng lãi suất (Hiệu ứng Keynes)
Hiệu ứng này giải thích sự thay đổi trong mức giá chung sẽ ảnh
hưởng ngược chiều đến đầu tư của khu vực tư nhân. Thực tế là các hộ gia
đình khi mua nhà ở mới thường mua bằng việc vay tiền và sẽ phải trả tiền
lãi được xác định bằng lãi suất. Khi lãi suất cao, số tiền họ phải trả cho
việc vay mượn để mua nhà sẽ nhiều hơn khi lãi suất giảm. Điều này cũng
xảy ra tương tự đối với các doanh nghiệp khi họ quyết định mua thêm
máy móc, thiết bị mới hay xây dựng một nhà máy mới.
Khi mức giá chung giảm, các hộ gia đình sẽ cần ít tiền hơn để mua
lượng hàng hóa và dịch vụ như cũ. Do đó, họ có thể chuyển số tiền dư
thừa vào tiền gửi ngân hàng có kỳ hạn hoặc cho vay và kết quả là làm cho
lãi suất giảm. Khi lãi suất giảm, sẽ có tác dụng khuyến khích các doanh
nghiệp đầu tư nhiều hơn vào các máy móc, thiết bị mới hay xây dựng nhà
xưởng, văn phòng mới; và các hộ gia đình sẽ mua nhiều nhà ở mới hơn.
Như vậy, mức giá chung giảm làm giảm lãi suất, khuyến khích chi tiêu
vào các hàng hóa đầu tư và do đó làm tăng tổng cầu.
(3) Hiệu ứng tỷ giá hối đoái (Hiệu ứng Mundell – Fleming)
Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, việc
giảm giá trong nước làm cho hàng hóa và dịch vụ nội địa trở nên rẻ hơn
một cách tương đối so với hàng hóa và dịch vụ sản xuất ở nước ngoài tại
một mức tỷ giá hối đoái cho trước. Khi đó, người dân sẽ muốn mua hàng
hóa và dịch vụ được sản xuất ra trong nước và ít muốn mua hàng nhập
khẩu hơn. Người nước ngoài cũng muốn mua hàng hóa và dịch vụ của
quốc gia đó hơn, nên làm tăng lượng hàng xuất khẩu. Kết quả là xuất khẩu

7
ròng tăng, dẫn đến tăng lượng tổng cầu về hàng hóa và dịch vụ được sản
xuất ra trong nội địa.
Tóm lại, cả 3 hiệu ứng trên đều cho thấy mối quan hệ ngược chiều
giữa mức giá chung và lượng tổng cầu về hàng hóa và dịch vụ sản xuất ra
trong nước được mua. Đó cũng là nguyên nhân làm cho đường tổng cầu
dốc xuống. Sự trượt dọc trên đường tổng cầu được gọi là di chuyển tổng
cầu. Khi có một sự kiện làm thay đổi lượng tổng cầu tại mỗi mức giá cho
trước thì đường tổng cầu sẽ dịch chuyển sang bên trái hoặc sang bên phải.
5.2.1.2. Sự dịch chuyển của đường tổng cầu
Ở phần trên đã trình bày sự thay đổi mức giá chung sẽ ảnh hưởng
đến lượng tổng cầu về hàng hóa và dịch vụ trong nước được mua trong
điều kiện các yếu tố khác ngoài giá không đổi. Giả định với mỗi mức giá
cho trước, có những yếu tố nào ảnh hưởng đến lượng tổng cầu về hàng
hóa và dịch vụ được sản xuất ra trong nước. Khi một sự kiện hay chính
sách nào đó làm thay đổi lượng tổng cầu về hàng hóa và dịch vụ được sản
xuất ra trong nước tại mỗi mức giá cho trước, thì đường tổng cầu dịch
chuyển. Đường tổng cầu sẽ dịch chuyển sang bên phải khi lượng tổng cầu
tăng lên tại mỗi mức giá cho trước và ngược lại, đường tổng cầu sẽ dịch
chuyển sang bên trái khi lượng tổng cầu giảm tại mỗi mức giá đã cho.
Hình 5.3 minh họa cho sự dịch chuyển sang bên phải và bên trái của
đường tổng cầu. Đường tổng cầu ban đầu AD0 dịch chuyển sang bên phải
(AD0 dịch sang AD1); hàm ý tại mức giá P0, ban đầu lượng tổng cầu là Y0
bây giờ đã tăng lên Y1. Ngược lại, đường tổng cầu ban đầu AD0 dịch
chuyển sang bên trái (AD0 dịch sang AD2); hàm ý tại mức giá P0, ban đầu
lượng tổng cầu là Y0 nay đã giảm xuống Y2.

8
COVID19 XRA, MNG BI QUAN V TRIN VNG PT CA NN KTE -> THT LNG BUC BNG -> C GIM MI MC GIÁ -> AD
GIM -> NG TNG CU S DCH CHUYN

CÒN AD TNG -> DCH CHUYN SANG PHI -> NG TNG CU TNG TI MI MC GIÁ DO YTO NGOI SINH
VDU: CHÍNH PH KÍCH CU NN KTE -> TNG CHI TIÊU CÔNG (G) -> AD DCH PHI
P
AD2 AD0 AD1

P0

Y0 Y1 Y
Y2

Hình 5.3. Sự dịch chuyển đường tổng cầu


Nguyên nhân làm dịch chuyển đường tổng cầu:
Xuất phát từ 4 thành tố cấu thành nên tổng cầu AD, có thể chia thành
4 nguyên nhân dẫn đến dịch chuyển đường tổng cầu như sau:
Thứ nhất, do sự thay đổi trong tiêu dùng của các hộ gia đình trong nước
Sự thay đổi trong tiêu dùng (C) của hộ gia đình về hàng hóa và dịch
vụ trong nước được mua sẽ ảnh hưởng đến lượng tổng cầu tại mỗi mức
giá cho trước, dẫn đến đường tổng cầu dịch chuyển. Nếu tiêu dùng của hộ
gia đình về hàng hóa và dịch vụ tăng lên sẽ làm lượng tổng cầu tăng tại
mỗi mức giá cho trước, kết quả là đường tổng cầu AD dịch chuyển sang
bên phải. Ngược lại, tiêu dùng của hộ gia đình giảm đối với hàng hóa và
dịch vụ sản xuất ra trong nước sẽ làm giảm lượng tổng cầu, đường tổng
cầu AD dịch chuyển sang bên trái.
Có thể khái quát bằng sơ đồ:
C tăng -> Y (lượng tổng cầu) tăng ở mỗi mức giá cho trước -
> AD dịch chuyển sang phải
9
C giảm -> Y giảm ở mỗi mức giá cho trước -> AD dịch chuyển
sang trái
Ví dụ, nếu chính sách tăng thuế thu nhập cá nhân được thực hiện sẽ
ảnh hưởng như thế nào đến việc tiêu dùng của các hộ gia đình? đến tổng
cầu về hàng hóa và dịch vụ sản xuất ra trong nước được mua và đường
tổng cầu sẽ dịch chuyển sang bên trái hay bên phải?
Như đã trình bày, thu nhập của hộ gia đình được chia ra làm hai
phần, một phần thu nhập dành để nộp thuế dưới dạng thuế thu nhập cá
nhân, một phần thu nhập dành cho tiêu dùng. Do vậy, khi hộ gia đình phải
nộp thuế thu nhập cao lên (do chính sách tăng thuế thu nhập cá nhân có
hiệu lực thực thi), sẽ làm giảm phần thu nhập dành cho tiêu dùng của các
hộ gia đình để chi tiêu cho hàng hóa và dịch vụ tại mỗi mức giá cho trước.
Kết quả là lượng tổng cầu về hàng hóa và dịch vụ được mua sẽ giảm tại
mỗi mức giá cho trước và đường tổng cầu sẽ dịch chuyển sang bên trái.
Thứ hai, do sự thay đổi trong đầu tư của khu vực tư nhân
Sự thay đổi trong chi đầu tư (I) cho khu vực tư nhân cũng làm thay
đổi lượng tổng cầu về hàng hóa và dịch vụ sản xuất trong nước và làm
dịch chuyển đường tổng cầu AD. Theo đó, nếu giá trị đầu tư tăng sẽ làm
tăng lượng tổng cầu tại mỗi mức giá cho trước và đường tổng cầu dịch
chuyển sang bên phải, ngược lại mức chi đầu tư giảm sẽ làm giảm lượng
tổng cầu và đường tổng cầu AD dịch chuyển sang bên trái.

10
Có thể khái quát bằng sơ đồ sau:
I tăng -> Y (lượng tổng cầu) tăng ở mỗi mức giá cho trước -> AD
dịch chuyển sang phải
I giảm -> Y giảm ở mỗi mức giá cho trước -> AD dịch chuyển sang
trái
Ví dụ, điều gì sẽ xảy ra đối với các doanh nghiệp khi muốn đầu tư
thêm máy móc, thiết bị mới hay xây dựng một nhà máy mới nếu tăng lãi
suất? Trong trường hợp này, lượng tổng cầu và đường tổng cầu sẽ thay
đổi như thế nào?
Đầu tư rất nhạy cảm với lãi suất, khi lãi suất tăng đồng nghĩa với
việc làm tăng chi phí trả lãi vay của doanh nghiệp khi đầu tư thêm máy
móc, thiết bị mới hay xây dựng nhà máy mới, lợi nhuận sẽ giảm và các cơ
hội kinh doanh triển vọng không còn hấp dẫn như khả năng ban đầu. Như
vậy, nếu ngân hàng tăng lãi suất sẽ làm giảm nhu cầu đầu tư của các doanh
nghiệp, làm giảm lượng tổng cầu về hàng hóa và dịch vụ sản xuất ra trong
nước tại mỗi mức giá cho trước; kết quả là đường tổng cầu AD dịch
chuyển sang bên trái.
Thứ ba, do sự thay đổi trong chi tiêu của chính phủ
Sự thay đổi chi tiêu của chính phủ (G) cũng gây ra sự thay đổi về
lượng tổng cầu và làm đường tổng cầu dịch chuyển tương tự như tiêu dùng
của hộ gia đình và đầu tư của khu vực tư nhân. Tức là, nếu G tăng sẽ làm
tăng lượng tổng cầu tại mỗi mức giá cho trước, đường tổng cầu AD dịch
chuyển sang bên phải và ngược lại, G giả sẽ làm giảm lượng tổng cầu và
đường tổng cầu AD dịch chuyển sang bên trái.
Có thể khái quát bằng sơ đồ sau:
G tăng -> Y (lượng tổng cầu) tăng ở mỗi mức giá cho trước -> AD
dịch chuyển sang phải
11
G giảm -> Y giảm ở mỗi mức giá cho trước -> AD dịch chuyển sang
trái
Ví dụ, nếu chính phủ tăng chi tiêu cho việc xây dựng hệ thống đường
giao thông hiện đại nhằm giảm ùn tắc giao thông ở các thành phố lớn hoặc
chi cho xây dựng trụ sở mới tại các tỉnh thì đường tổng cầu sẽ dịch chuyển
sang bên phải.
Thứ tư, do sự thay đổi trong xuất khẩu ròng
Sự thay đổi trong xuất khẩu ròng (NX) ảnh hưởng đến lượng tổng
cầu và đường tổng cầu AD theo hướng nếu NX tăng, làm lượng tổng cầu
tăng và đường AD dịch chuyển sang bên phải; ngược lại NX giảm làm
lượng tổng cầu giảm và đường AD dịch chuyển sang bên trái.
Có thể khái quát bằng sơ đồ sau:
NX tăng -> Y (lượng tổng cầu) tăng ở mỗi mức giá cho trước -> AD
dịch chuyển sang phải
NX giảm -> Y giảm ở mỗi mức giá cho trước -> AD dịch chuyển
sang trái
Ví dụ, nếu đồng Việt Nam giảm giá so với tiền của các nước khác,
điều này làm cho hàng hóa và dịch vụ được sản xuất ra ở Việt Nam trở
nên rẻ tương đối so với hàng hóa và dịch vụ được sản xuất ra ở nước
ngoài, người tiêu dùng Việt Nam có xu hướng muốn mua hàng hóa trong
nước và giảm mua hàng hóa nhập khẩu hơn; trong khi người tiêu dùng
nước ngoài có ý muốn mua nhiều hơn hàng hóa và dịch vụ sản xuất từ
Việt Nam. Điều này dẫn đến xuất khẩu tăng và nhập khẩu giảm, kết quả
là xuất khẩu ròng tăng, lượng tổng cầu về hàng hóa sản xuất trong nước
được mua tăng, đường tổng cầu sẽ dịch chuyển sang bên phải. Ngược lại,
nếu đồng Việt Nam tăng giá, xuất khẩu sẽ giảm và nhập khẩu sẽ tăng, xuất
khẩu ròng giảm và đường tổng cầu sẽ dịch chuyển sang bên trái.
12
5.2.2. Tổng cung của nền kinh tế (Aggregate Supply – AS)
Tổng cung là tổng sản lượng về hàng hóa hay dịch vụ mà các doanh
nghiệp trong nước có khả năng sản xuất và sẵn sàng cung ứng tại mỗi
mức giá.
Lượng tổng cung phụ thuộc vào quyết định của các doanh nghiệp
trong việc sử dụng lao động, tư bản và công nghệ để sản xuất ra hàng hóa
và dịch vụ bán cho các hộ gia đình, các doanh nghiệp, chính phủ và người
tiêu dùng nước ngoài.
Tổng cung cho biết mối quan hệ giữa mức giá chung và khối lượng
hàng hóa và dịch vụ mà các doanh nghiệp trong nước sẵn sàng và có khả
năng cung ứng.
5.2.2.1. Đường tổng cung trong dài hạn và ngắn hạn
Đường tổng cung liên kết lượng tổng cung với mức giá chung, chúng
ta cần phân biệt hai loại đường tổng cung là: Đường tổng cung dài hạn
(ASLR) và đường tổng cung ngắn hạn (ASSR).
a) Đường tổng cung trong dài hạn (ASLR) CAO VAI TRÒ CA BÀN TAY VÔ HÌNH
Đường tổng cung dài hạn liên kết mức giá và sản lượng mà các
doanh nghiệp muốn sản xuất và cung ứng trong khoảng thời gian đủ dài
để mọi giá cả hoàn toàn linh hoạt.
Đường tổng cung dài hạn biểu thị mức sản lượng tạo ra khi các
nguồn lực được sử dụng đầy đủ, được gọi là mức sản lượng tiềm năng hay
mức sản lượng tự nhiên (Y*). Vì vậy, bất kỳ nhân tố nào làm thay đổi mức
sản lượng tự nhiên sẽ làm dịch đường tổng cung dài hạn.
Đặc điểm đường tổng cung trong dài hạn:
- Đường tổng cung trong dài hạn là đường thẳng đứng tại mức sản
lượng tiềm năng Y*.

13
- Đường tổng cung trong dài hạn không phụ thuộc vào mức giá chung
trong nền kinh tế mà phụ thuộc vào cung về tư bản, lao động, tài
nguyên thiên nhiên và trình độ khoa học công nghệ.
Tại sai đường tổng cung dài hạn lại thẳng đứng và không phụ thuộc
vào mức giá chung?

P ASLR

MI NGUN LC TRONG NN KT U C SD 1 CÁCH CÓ HIU


QU DO GIÁ C TRONG NN KT LINH HOT & TH TRNG U T
P1 TRNG THÁI CÂN BNG -> MC SN LNG OF NN KT LÀ MC
SN LNG TI U (TIM NNG OR Y*)

P0 V TRÍ CA AS KO PH THUC VÀO GIÁ

Y* Y

Hình 5.4. Đường tổng cung trong dài hạn


Đường tổng cung dài hạn là đường thẳng đứng bởi vì trong dài hạn
giá cả hoàn toàn linh hoạt, điều chỉnh đủ mạnh để mọi thị trường đều ở
trạng thái cân bằng. Cân bằng thị trường các nhân tố sản xuất có nghĩa là
mọi nguồn lực đều được sử dụng đầy đủ. Khi đó cung về hàng hóa và dịch
vụ chỉ phụ thuộc vào cung về các nhân tố sản xuất như tư bản (K), lao
động (L), tài nguyên thiên nhiên (R) và trình độ khoa học công nghệ (T).
Do đó, trong dài hạn tổng cung về hàng hóa và dịch vụ không phụ thuộc
vào mức giá chung (P).
b) Đường tổng cung trong ngắn hạn CAO VAI TRÒ CA BÀN TAY HU HÌNH
Đường tổng cung trong ngắn hạn là đường biểu thị giữa mức giá
chung và lượng tổng cung về hàng hóa và dịch vụ mà các doanh nghiệp
sẵn sàng và có khả năng sản xuất, cung ứng trong điều kiện giá các yếu
tố sản xuất là không đổi.
GIÁ YTO U VÀO KO I -> CHI PHÍ SX KO I
- NU GIÁ BÁN TNG -> LI NHUN DN NHN C TNG LÊN -> DN MUN M RNG QUY MÔ SX 14
- GIÁ BÁN GIM THÌ NGC LI
=> GII THÍCH C MQH THUN CHIU CA GIÁ VÀ LNG TNG CUNG
-> GIÁ LÀ NHÂN T NI SINH -> GÂY RA S DI CHUYN DC
VD: TIN LNG. THNG C THA THUN TRONG 1 TIME DÀI -> KO I (YTO U VÀO KO I). TRONG TRG HP MT BNG
CHUNG GIÁ C CA NN KT TNG MÀ TIN LNG DANH NGHA Wn (C KÍ KT GIA GII CH VÀ NG L) KO I TRONG NGN HN.
KHI Ó, Wr (TIN LNG THC T) S GIM. VÀ NGC LI

Đặc điểm đường tổng cung trong ngắn hạn:


- Đường tổng cung trong ngắn hạn là đường dốc lên
- Đường tổng cung trong ngắn hạn phụ thuộc vào mức giá
chung trong nền kinh tế, phụ thuộc vào cung các nhân tố sản
xuất và mức giá dự kiến
ASLR KHI MC SN LNG VT QUÁ MC Y* ->
P NGUN LC OF NN KT RI VÀO TÌNH
KHI MC SN LNG NH HN MC Y*, NGHA ASSR TRNG KHAN HIM. LÚC NÀY GIÁ
LÀ NGUN LC MÀ NN KT ANG CÓ VN TNG -> DN VN MUN TNG CNG SX
ANG TRNG THÁI D RA, DI DÀO VÌ SX (DO NG LC LI NHUN). NHNG DN
ANG MC THP. NU GIÁ BÁN CA SP PHI I MT VI CÂU CHUYN NGUN LC
TNG -> DN S TNG CNG SX VÌ LI NHUN ANG CN KIT. CÁI GIÁ PHI TR CHO
TNG LÊN (KHI Ó DN CÓ KH NNG TNG VIC TNG SN LNG RT LN.
CNG SX). DN CÓ TH YCAU CÔNG X
LÀM TNG CA, TNG GI. -> NG AS RT -> NU NH C THÚC Y H SX VT QUÁ MC SN
THOI/CO GIÃN -> PHN NG CA DN I VI LNG TIM NNG THÌ NGUN LC S RI VÀO
S THAY I CA GIÁ RT LÀ LN TRNG THÁI KHAN HIM.

Y* Y

Hình 5.5. Đường tổng cung ngắn hạn và đường tổng cung dài
hạn
Tại sao đường tổng cung trong ngắn hạn lại dốc lên?
Đường tổng cung trong ngắn hạn dốc lên hàm ý trong ngắn hạn, với
giả thiết giá các yếu tố sản xuất là không đổi, việc tăng mức giá chung sẽ
làm lợi nhuận của các DN sản xuất trong nước tăng lên, lượng tổng cung
về hàng hóa và dịch vụ sẽ tăng lên và ngược lại. Như vậy, mức giá chung
và lượng tổng cung về hàng hóa và dịch vụ có mối quan hệ cùng chiều,
có thể được lý giải như sau: Các quan sát thực nghiệm cho thấy, tiền lương
thường được ấn định trước trong các hợp đồng dài hạn trong các ngành
công nghiệp có sự hoạt động của công đoàn hoặc thậm chí không có sự
hoạt động của công đoàn thì thường vẫn có sự thỏa thuận ngầm hoàn toàn
tương tự xảy ra. Tiền lương của công nhân không thay đổi cùng với từng
sự kiện tác động đến lợi nhuận của các DN nơi mà họ làm việc.
15
TIN LNG THC T = TIN LNG DANH NGHA CHIA CHO GIÁ
- TIN LNG DANH NGHA TNG -> TIN LNG THC T GIM

Khi một DN và các công nhân của họ mặc cả về tiền lương, họ đã


có trong đầu một mục tiêu nào đó về tiền lương thực tế mà họ cuối cùng
sẽ thỏa thuận. Mức tiền lương này phụ thuộc vào sức mạnh tương đối của
DN và công nhân của họ. Tuy nhiên, trong hợp đồng đã ký kết các điều
khoản được viết theo tiền lương danh nghĩa chứ không phải tiền lương
thực tế. Các DN và công nhân dựa trên kỳ vọng về mức giá chung của nền
kinh tế để ấn định tiền lương danh nghĩa.
Trong khi tiền lương được ấn định trong các hợp đồng lao động, còn
mức giá trên thực tế có thể khác với mức dự tính. Giả sử cầu về lao động
quyết định mức việc làm. Quá trình thương lượng giữa công nhân và DN
không quyết định trước mức lao động được thuê mà trái lại công nhân
đồng ý cung ứng số lao động mà các DN muốn thuê tại mức tiền lương đã
quy định từ trước.
Bây giờ giả sử mức giá chung (P) trên thực tế cao hơn mức dự tính.
Khi đó với mỗi mức tiền lương danh nghĩa cho trước (W), mức giá chung
cao hơn sẽ làm cho mức tiền lương thực tế (W/P) của người công nhân
thấp hơn (do P tăng làm khả năng mua hàng hóa và dịch vụ của người lao
động giảm xuống với mức tiền lương danh nghĩa W cho trước). Khi đó,
việc thuê lao động trở nên rẻ hơn và các doanh nghiệp sẽ sẵn sàng thuê
nhiều lao động hơn và tăng mức sản xuất (lượng tổng cung về hàng hóa
và dịch vụ tăng). Ngươc lại khi mức giá chung thấp hơn mức mức dự tính,
việc thuê lao động trở nên đắt đỏ hơn, do đó các DN sẽ thuê ít số công
nhân hơn và có xu hướng cắt giảm mức sản xuất (lượng tổng cung về hàng
hóa và dịch vụ giảm).
Hình 5.5 cho thấy đường tổng cung ngắn hạn rất thoải ở mức sản
lượng thấp và trở nên rất dốc khi sản lượng cao hơn mức sản lượng tự
nhiên Y*. Tại mức sản lượng thấp hơn Y*, sự thay đổi về mức giá chung
16
có thể làm cho các DN phản ứng nhanh chóng, hệ số co giãn của cung
theo giá là lớn bởi trong khoảng sản lượng (Y<Y*), các DN vẫn còn năng
lực sản xuất nhàn rỗi (chẳng hạn: nhà xưởng, máy móc thiết bị bỏ không,
một bộ phận người công nhân chưa có việc làm…). Do vậy, một sự gia
tăng nhỏ trong mức giá chung cũng làm cho DN thu được nhiều lợi nhuận
hơn và họ sẽ tận dụng phần năng lực sản xuất nhàn rỗi và thuê thêm công
nhân để tăng mức sản xuất. Khi sản lượng tăng dần, DN dần tận dụng hết
năng lực sản xuất nhàn rỗi. Khi năng lực sản xuất đã sử dụng hết, để tăng
mức sản xuất đòi hỏi DN phải xây dựng thêm nhà xưởng mới và mua sắm
thêm các máy móc thiết bị mà điều này chỉ có thể thực hiện trong dài hạn.
Trước mắt, DN chỉ có thể tăng sản lượng bằng cách kéo dài thời gian lao
động, tuy nhiên biện pháp này sẽ phải đối mặt với 2 vấn đề: Một là, sản
phẩm cận biên của lao động giảm dần; Hai là, DN phải trả thêm tiền làm
thêm ngoài giờ cho người công nhân. Để khuyến khích công nhân làm
thêm giờ, các DN quyết định chấp nhận thêm các khoản chi phí này, mức
giá phải tăng đáng kể, do vậy tổng cung trở nên ít co giãn hơn, đường tổng
cung rất dốc.
5.2.2.2. Sự dịch chuyển của đường tổng cung
a) Sự dịch chuyển của đường tổng cung dài hạn
Đường tổng cung dài hạn là đường thẳng đứng tại mức sản lượng
tiềm năng nên bất kỳ nhân tố nào làm thay đổi mức sản lượng tiềm năng
sẽ làm dịch chuyển đường tổng cung dài hạn. Khi mức sản lượng này tăng
thì đường tổng cung dài hạn dịch chuyển sang bên phải, và ngược lại khi
sản lượng tiềm năng giảm thì đường tổng cung dài hạn dịch chuyển sang
bên trái.
Mức sản lượng tiềm năng của nền kinh tế tạo ra lại phụ thuộc vào
cung lao động, tư bản, tài nguyên thiên nhiên và trình độ công nghệ; nên
17
có thể chia thành 4 nhân tố là nguyên nhân làm dịch chuyển đường tổng
cung dài hạn. Cụ thể:
+ Nhân tố thuộc về lao động (L): Sự thay đổi về lao động trong
nước sẽ ảnh hưởng đến mức sản lượng tiềm năng theo hướng cùng chiều.
Nghĩa là nếu lao động trong nước tăng lên cả về số lượng và chất lượng
đều làm cho mức sản lượng tiềm năng tăng, sẽ làm đường tổng cung dài
hạn dịch chuyển sang bên phải và ngược lại. Lao động trong nước ở đây
có thể là người lao động của nước sở tại làm việc trên lãnh thổ của đất
nước mình hoặc có thể gồm người lao động nước ngoài nhập cư vào nước
sở tại.
Ví dụ, xét tổng cung dài hạn nếu nhiều lao động của Việt Nam xuất
khẩu sang các nước khác ngày càng nhiều? Trong trường hợp này, lao
động Việt Nam xuất khẩu ra nước ngoài làm việc nhiều sẽ làm giảm cung
lao động trong nước. Điều này sẽ làm cho số lao động làm việc trong nước
ít hơn và mức sản lượng về hàng hóa và dịch vụ được sản xuất ra ít hơn,
kết quả là đường tổng cung dài hạn sẽ dịch chuyển sang bên trái.
Có thể khái quát hóa sự thay đổi của L đến ASLR như sau:
L tăng -> Y* tăng -> ASLR dịch chuyển sang bên phải
L giảm -> Y* tăng -> ASLR dịch chuyển sang bên trái
+ Nhân tố thuộc về tư bản (K): Sự thay đổi về tư bản cũng ảnh
hưởng cùng chiều đến mức sản lượng tiềm năng và làm dịch chuyển
đường tổng cung dài han. Khi có sự tăng lên về tư bản (chẳng hạn: nhiều
máy móc, thiết bị mới và hiện đại hơn…) sẽ làm tăng năng suất lao động
và làm tăng mức sản lượng hàng hóa và dịch vụ được sản xuất ra, kết quả
đường tổng cung dài hạn dịch chuyển sang bên phải. Ngược lại, sự giảm
về tư bản sẽ làm giảm lượng hàng hóa và dịch vụ được tạo ra, đường tổng
cung dài hạn dịch chuyển sang bên trái.
18
Có thể khái quát hóa sự thay đổi của tư bản (K) đến ASLR như sau:
K tăng -> Y* tăng -> ASLR dịch chuyển sang bên phải
K giảm -> Y* giảm -> ASLR dịch chuyển sang bên trái
P ASLR2 ASLR0 ASLR1

giảm tăng

Y2 Y0 Y1 Y

Hình 5.6. Sự dịch chuyển của đường tổng cung trong dài hạn
Hình 5.6 thể hiện sự dịch chuyển đường tổng cung dài hạn. Do
đường tổng cung dài hạn không phụ thuộc vào mức giá chung mà chỉ phụ
thuộc vào cung lao động (L), tư bản (K), tài nguyên (R) và trình độ khoa
học công nghệ (T). Khi các nhân tố này làm tăng lượng tổng cung từ Y0
đến Y1 sẽ làm đường tổng cung dài hạn dịch chuyển sang bên phải đồ thị
(ASLR0 -> ASLR1). Nhân tố làm giảm lượng tổng cung từ Y0 xuống Y2 sẽ
làm dịch chuyển đường tổng cung ngắn hạn sang bên trái (ASLR0 ->
ASLR2).
+ Nhân tố thuộc về tài nguyên thiên nhiên (R): Sự thay đổi về tài
nguyên thiên nhiên cũng ảnh hưởng đến mức sản lượng tiềm năng và làm
đường tổng cung dài hạn dịch chuyển. Mức sản xuất của một quốc gia phụ
thuộc nhiều vào tài nguyên thiên nhiên như: đất đai, khoáng sản và thời
tiết…Việc phát hiện và khai thác một mỏ khoáng sản mới có thể làm dịch
chuyển đường tổng cung dài hạn sang bên phải. Thời tiết không thuận lợi
(thiên tai lũ lụt, hạn hán…) có thể làm cho việc trồng trọt và chăn nuôi trở

19
nên khó khăn hơn, làm giảm năng suất cây trồng và vật nuôi, kết quả là
đường tổng cung dài hạn dịch chuyển sang trái.
Có thể khái quát hóa sự thay đổi của tài nguyên thiên nhiên (R) đến
ASLR như sau:
Tài nguyên tăng, thời tiết thuận lợi -> Y* tăng -> ASLR dịch chuyển
sang bên phải
Tài nguyên giảm, thời tiết không thuận lợi -> Y* giảm -> ASLR dịch
chuyển sang bên trái
+ Nhân tố thuộc về trình độ khoa học công nghệ (T): Sự tiến bộ
của khoa học công nghệ góp phần quan trọng vào việc tăng năng suất lao
động và làm đường tổng cung dài hạn dịch chuyển sang bên phải. Ngược
lại, sự lạc hậu của công nghệ làm giảm năng suất lao động, đường tổng
cung dài hạn dịch chuyển sang bên trái.
Có thể khái quát hóa sự thay đổi của trình độ khoa học công nghệ
(T) đến ASLR như sau:
T tăng -> Y* tăng -> ASLR dịch chuyển sang bên phải
T giảm -> Y* giảm -> ASLR dịch chuyển sang bên trái
b) Sự dịch chuyển đường tổng cung ngắn hạn
Đường tổng cung ngắn hạn cho biết lượng tổng cung về hàng hóa
và dịch vụ tại mỗi mức giá chung. Do vậy, bất kỳ nhân tố nào làm thay
đổi lượng tổng cung ngắn hạn tại mỗi mức gia chung cho trước sẽ làm
dịch chuyển đường tổng cung ngắn hạn. Có thể chia các nhân tố làm dịch
chuyển tổng cung ngắn hạn như sau:
- Thứ nhất, nhân tố làm dịch chuyển đường tổng cung dài hạn cũng
làm dịch chuyển đường tổng cung ngắn hạn. Bao gồm 4 nhân tố thuộc về
cung lao động ( L), tư bản (K), tài nguyên thiên nhiên (R) và trình độ khoa
học công nghệ (T). Các nhân tố này ảnh hưởng cùng chiều đến lượng tổng
20
cung, làm cho đường tổng cung ngắn hạn dịch chuyển. Ví dụ, khi K tăng
làm tăng năng suất lao động tăng, lượng tổng cung về hàng hóa và dịch
vụ trong ngắn hạn và dài hạn đều tăng. Kết quả, đường tổng cung ngắn
hạn và tổng cung dài hạn đều dịch chuyển sang phải.
- Thứ hai, nhân tố thuộc về giá cả các yếu tố sản xuất (chẳng hạn
như giá nguyên nhiên vật liệu, tiền lương, giá mua các thiết bị, máy
móc…). Đường tổng cung ngắn hạn biểu thị mối quan hệ giữa lượng tổng
cung và mức giá chung với điều kiện giá các yếu tố sản xuất là không đổi.
Vậy với mỗi mức giá chung cho trước, giá các yếu tố sản xuất thay đổi sẽ
ảnh hưởng đến lượng tổng cung hàng hóa và dịch vụ, đường tổng cung
ngắn hạn sẽ dịch chuyển như thế nào?
Với mỗi mức giá chung cho trước, việc tăng giá các yếu tố sản xuất
(tăng tiền lương, tăng giá mua nguyên vật liệu…) sẽ làm tăng chi phí sản
xuất và làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp. Điều này khiến các doanh
nghiệp sẽ cắt giảm sản lượng sản xuất, lượng tổng cung về hàng hóa và
dịch vụ giảm; kết quả đường tổng cung ngắn hạn dịch chuyển sang bên
trái. Ngược lại, việc giảm giá các yếu tố sản xuất (giảm tiền lương, giảm
giá nguyên vật liệu…) sẽ làm giảm chi phí sản xuất và làm tăng lợi nhuận
của doanh nghiệp. Điều này sẽ khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất
nhiều hơn, làm tăng lượng tổng cung và đương tổng cung ngắn hạn dịch
chuyển sang bên phải.
- Thứ ba, nhân tố thuộc về mức giá dự kiến: Khi mức giá chung được
dự kiến tăng lên, các DN cho rằng giá các yếu tố đầu vào sản xuất sẽ tăng
(chẳng hạn: tiền lương tăng), làm cho chi phí sản xuất tăng và các DN sẽ
quyết định cung ứng ít hàng hóa và dịch vụ tại mỗi mức giá thực tế cho
trước, đường tổng cung ngắn hạn dịch sang bên trái. Ngược lại, khi mức
giá dự kiến giảm, giá các yếu tố đầu vào sản xuất sẽ giảm (chẳng hạn: tiền
21
lương giảm), chi phí sản xuất sẽ giảm, các DN tăng sản lượng và đường
tổng cung ngắn hạn dịch chuyển sang bên phải.
AS2

P AS0

AS1
giảm
tăng

P0

Y2 Y0 Y1 Lượng tổng cung

Hình 5.7. Sự dịch chuyển của đường tổng cung ngắn hạn
Trong Hình 5.7, với mức giá chung P0 cho trước, nhân tố làm tăng
lượng tổng cung từ Y0 đến Y1 sẽ làm đường tổng cung ngắn hạn dịch
chuyển sang bên phải đồ thị (AS0 -> AS1). Nhân tố làm giảm lượng tổng
cung từ Y0 xuống Y2 sẽ làm dịch chuyển đường tổng cung ngắn hạn sang
bên trái (AS0 -> AS2).
5.3. Nguyên nhân gây ra biến động kinh tế ngắn hạn
5.3.1. Trạng thái cân bằng của nền kinh tế.
Trạng thái cân bằng của nền kinh tế đạt được khi tổng cầu về hàng
hóa dịch vụ bằng với tổng cung về hàng hóa, dịch vụ đó.

22
P

AS
P1

P0
E

P2
AD

Y22 Y12 Y0 Y11 Y21 Y

Hình 5.8. Xác định trạng thái cân bằng của nền kinh tế trong ngắn
hạn
Trên hình 5.8, đường tổng cung AS và đường tổng cầu AD giao nhau tại
điểm E. Tại điểm E, chúng ta xác định được mức giá cân bằng P0 và mức sản
lượng cân bằng Y0 của nền kinh tế. Tổ hợp (P0, Y0) là trạng thái cân bằng, điểm
E là điểm cân bằng của nền kinh tế. Để thấy được tại sao đây là trạng thái cân
bằng duy nhất, chúng ta hãy xem xét nếu mức giá hiện tại không ở mức P0 thì
điều gì sẽ xảy ra đối với nền kinh tế?
Giả sử mức giá hiện tại là P1> P0: Tại mức giá cao hơn này lượng tổng
cung lớn hơn lượng tổng cầu (Y11> Y12), điều này dẫn đến hàng hóa và dịch vụ
sản xuất ra tiêu thụ không hết, sẽ có cuộc canh tranh giành giật khách hàng
giữa các doanh nghiệp để bán được hàng sẽ đẩy mức giá giảm xuống về đến
P0. Điều này sẽ không khuyến khích các doanh nghiệp, họ sẽ sản xuất ít hơn.
Kết quả là thị trường có xu hướng tự trở về trạng thái cân bằng một khi mức
giá vẫn còn cao hơn P0.
Ngược lại nếu mức giá hiện tại là P2 < P0: Tại mức giá thấp hơn này
lượng tổng cung nhỏ hơn lượng tổng cầu (Y22< Y21), hàng hóa và dịch vụ trở
nên khan hiếm, sẽ có cuộc canh tranh giữa những khách hàng để mua được

23
hàng sẽ đẩy mức giá tăng lên về đến P0. Điều này khuyến khích các doanh
nghiệp sản xuất nhiều hơn. Thị trường có xu hướng tự trở về trạng thái cân
bằng một khi mức giá vẫn còn thấp hơn P0.
Như vậy, chỉ tại giao điểm của hai đường tổng cầu và tổng cung (E), cả
người mua và người bán đều thỏa mãn: mọi nhu cầu của người mua đều được
đáp ứng và các doanh nghiệp thì đều bán được hết toàn bộ số hàng hóa và dịch
vụ mà mình sản xuất ra. Kết quả là thị trường ổn định và không có áp lực điều
chỉnh.
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng trạng thái cân bằng của nền kinh tế không nhất
thiết là trạng thái tối ưu hay là trạng thái mong muốn. Nó có thể tương ứng với
trạng thái nền kinh tế tăng trưởng nóng (khi mức sản lượng Y0 vượt mức sản
lượng tiềm năng Y*) hoặc nền kinh tế lâm vào suy thoái (khi mức sản lượng
Y0 dưới mức sản lượng tiềm năng Y*). Thực chất, trạng thái cân bằng chỉ cho
thấy xu thế mà nền kinh tế sẽ tồn tại trong những điều kiện nhất định.
5.3.2. Ảnh hưởng của dịch chuyển tổng cầu
Sự dịch chuyển đường tổng cầu được gọi là cú sốc cầu; nguyên nhân làm
dịch chuyển tổng cầu gồm 4 nhân tố C, I, G và NX. Một cú sốc cầu sẽ gây ra
sự thay đổi về sản lượng và mức giá chung của nền kinh tế. Sự biến động của
sản lượng xung quanh mức sản lượng tiềm năng Y* được gọi là chu kỳ kinh
doanh.
Ví dụ: Giả sử ban đầu nền kinh tế Việt Nam đang ở trạng thái toàn dụng
nguồn lực, mức sản lượng cân bằng ở mức sản lượng tiềm năng. Các hộ gia
đình quyết định tăng số tiền tiết kiệm với mức thu nhập cho trước. Sự kiện này
sẽ tác động đến sản lượng và mức giá chung của nền kinh tế như thế nào?
Trước hết, cần xác định sự kiện này tác động đến đường tổng cầu. Khi
các hộ gia đình quyết định tăng số tiền tiết kiệm (S tăng) với mức thu nhập cho
trước, sẽ làm giảm phần thu nhập dành cho tiêu dùng (C giảm). Điều này làm
giảm lượng tổng cầu về hàng hóa và dịch vụ được mua, kết quả đường tổng
cầu dịch chuyển sang bên trái (AD0 -> AD1). Đường tổng cung AS0 không đổi,
24
trạng thái cân bằng của nền kinh tế trong ngắn hạn thay đổi dọc theo đường
AS0 từ điểm A đến điểm B. Tại điểm B (điểm cân bằng mới trong ngắn hạn),
mức sản lượng cân bằng mới là Y1 (giảm so với Y*), mức giá cân bằng mới là
P1 (giảm so với P0). Kết quả, nền kinh tế lâm vào suy thoái. Hàng hóa và dịch
vụ không tiêu thụ hết, các doanh nghiệp phản ứng bằng cách cắt giảm sản xuất
và giảm việc làm dẫn đến thất nghiệp tăng (mức thất nghiệp thực tế lớn hơn
mức thất nghiệp tự nhiên: U>U*). (hình 5.9)
P
ASLR
ASSR

P0
A

P1
B

AD0
AD1
Y
Y1 Y*

Hình 5.9. Ảnh hưởng của tổng cầu đến sản lượng và mức giá
của nền kinh tế

25
Các nhà hoạch định chính sách nên làm gì khi nền kinh tế lâm vào
suy thoái?
Một là, các nhà hoạch định chính sách can thiệp bằng việc thực hiện
các chính sách kích thích tổng cầu làm cho đường tổng cầu dịch chuyển
sang bên phải. Nếu các chính sách này được thực hiện kịp thời và chính
xác có thể triệt tiêu hoàn toàn tác động của cú sốc cầu đến tổng cầu, đẩy
đường tổng cầu trở về AD0 và đưa nền kinh tế trở về điểm A.
Hai là, các nhà hoạch định chính sách không can thiệp. Nền kinh tế
có thể tự phục hồi sau một khoảng thời gian nhất định. Khi tổng cầu giảm,
mức giá chung của nền kinh tế giảm nhưng trong ngắn hạn, tiền lương
không thể giảm do bị ràng buộc bởi hợp đồng lao động đã ký. Trong thời
gian dài hơn, người lao động và doanh nghiệp có thể thương lượng với
nhau và tiền lương được điều chỉnh theo hướng giảm dần do mức thất
nghiệp tăng và phù hợp với sự biến động của mức giá, làm cho đường
tổng cung ngắn hạn dịch chuyển sang bên trái (AS0-> AS1). Một khi mức
sản lượng còn thấp hơn mức sản lượng tiềm năng và do đó thị trường lao
động vẫn còn dư cung, thì vẫn còn áp lực giảm tiền lương. Chỉ trong dài
hạn, quá trình điều chỉnh mới hoàn thành: đường tổng cung dịch chuyển
đủ mạnh đến AS1 và nền kinh tế di chuyển đến điểm C; tại đó đường tổng
cầu mới (AD1) cắt đường tổng cung dài hạn.
Tại điểm cân bằng dài hạn C, sản lượng trở lại mức tiềm năng Y*.
Mặc dù việc tăng tiền tiết kiệm của các hộ gia đình với mức thu nhập cho
trước, nhưng sự giảm sút của mức giá (đến P2) đủ để bù đắp cho sự thay
đổi ban đầu của tổng cầu. Như vậy, trong dài hạn, sự dịch chuyển của
đường tổng cầu chỉ làm thay đổi mức giá chung mà không có một ảnh
hưởng nào tới sản lượng của nền kinh tế. Nói cách khác, ảnh hưởng dài
hạn của sự dịch chuyển tổng cầu là làm thay đổi các biến danh nghĩa (mức
26
giá chung thấp hơn) chứ không làm thay đổi các biến thực tế (sản lượng
và việc làm trở về mức ban đầu). Như vậy, có thể rút ra những nhận xét
sau:
- Trong ngắn hạn, sự dịch chuyển AD gây ra sự biến động về mức sản
lượng (Y) và mức việc làm trong nền kinh tế
- Trong dài hạn, sự dịch chuyển AD chỉ ảnh hưởng tới mức giá chung
(P) chứ không ảnh hưởng đến sản lượng Y và việc làm.
5.3.3. Ảnh hưởng của dịch chuyển tổng cung
Sự dịch chuyển đường tổng cung được gọi là cú sốc cung, nguyên
nhân làm dịch chuyển tổng cung đã được trình bày trong nội dung 5.2.2.2.
Các cú sốc làm tổng cung dịch chuyển sang bên phải được gọi là cú
sốc cung có lợi. Ví dụ: Giá nguyên vật liệu giảm, tiền lương giảm, hay
thời tiết thuận lợi…làm tăng sản lượng sản xuất; đường tổng cung sẽ dịch
chuyển sang bên phải
Các cú sốc làm tổng cung dịch chuyển sang bên trái được gọi là cú
sốc cung bất lợi. Ví dụ: Giá xăng, dầu tăng, giá mua máy móc thiết bị
tăng, tiền lương tăng, thời tiết xấu… làm giảm sản lượng sản xuất, đường
tổng cung dịch chuyển sang bên trái.
Ví dụ, xem xét một cú sốc cung bất lợi
Giả sử nền kinh tế Việt Nam đang ở trạng thái cân bằng tại mức sản
lượng tiềm năng Y*. Nếu dịch bệnh xảy ra làm giảm mạnh các sản phẩm
của ngành chăn nuôi sẽ ảnh hưởng như thế nào đến sản lượng và mức giá
chung của nền kinh tế Việt Nam?
Trước hết, cần nhận định sự kiện dịch bệnh xảy ra làm giảm mạnh
các sản phẩm của ngành chăn nuôi sẽ tác động làm dịch chuyển đường
tổng cung sang bên trái (cú sốc cung bất lợi). Trong ngắn hạn, đường tổng
cung dịch chuyển từ AS0 sang AS1; trạng thái cân bằng của nền kinh tế
27
thay đổi dọc theo đường tổng cầu AD0 từ điểm A đến điểm B. Sản lượng
của nền kinh tế giảm từ Y* xuống Y1, trong khi mức giá chung tăng từ P0
lên P1 (có lạm phát). Kết quả, nền kinh tế vừa lâm vào suy thoái vừa có
lạm phát (mức giá tăng lên) hay người ta gọi hiện tượng này là nền kinh
tế có lạm phát đi kèm suy thoái (hình 5.10)

ASLR
P

AS1

P2 Giảm AS0
C
P1
B
D

P0 A
AD1
AD0
AD2

Y2 Y1 Y* Y

Hình 5.10. Ảnh hưởng của cú sốc cung bất lợi đến sản lượng và mức
giá
Các nhà hoạch định chính sách sẽ biện pháp gì để đối mặt với nền
kinh tế có lạm phát đi kèm suy thoái?
Một là, can thiệp bằng cách kích cầu (tăng tổng cầu) nhằm triệt tiêu
tác động bất lợi của sự dịch chuyển tổng cung ngắn hạn. Cần kích cầu để
dịch chuyển đường tổng cầu tới AD1 vừa đủ để duy trì mức sản lượng
tiềm năng ban đầu. Nền kinh tế di chuyển từ B đến C. Mức sản lượng trở
về mức ban đầu và mức giá tiếp tục tăng lên P2. Như vậy, các nhà hoạch
định chính sách đã thích ứng với sự dịch chuyển của đường tổng cung và
cho phép sự tăng lên về mức giá chung của nền kinh tế. Điều này hàm ý
28
nền kinh tế nếu không muốn rơi vào suy thoái thì buộc phải đối mặt với
lạm phát tăng cao hơn trước.
Hai là, chủ động cắt giảm tổng cầu, làm tổng cầu dịch chuyển từ
AD0 đến AD2 vừa đủ để duy trì mức giá ban đầu P0. Khi đó, nền kinh tế
di chuyển đến điểm D (xem hình 5.10). Mức giá chung trở về P0, nhưng
sản lượng tiếp tục giảm xuống Y2 và nền kinh tế lún sâu hơn vào suy thoái.
Như vậy, nền kinh tế muốn không có lạm phát thì buộc phải chấp nhận
tình trạng kinh tế suy thoái.
Như vậy, có thể rút ra nhận xét:
Thứ nhất, sự dịch chuyển của đường tổng cung có thể gây ra lạm
phát kèm suy thoái (sản lượng giảm và mức giá chung tăng)
Thứ hai, các nhà hoạch định chính sách bằng cách tác động đến
tổng cầu AD (làm tăng hoặc giảm), không thể đồng thời làm triệt tiêu cả
hai ảnh hưởng bất lợi này.
Tóm lại, mô hình AD-AS là một mô hình cơ bản để giải thích hành
vi của nền kinh tế trong ngắn hạn và dài hạn. Sự điều chỉnh của mức giá
có xu hướng đưa nền kinh tế trở lại mức sản lượng tiềm năng trong dài
hạn. Mức sản lượng tiềm năng tăng lên theo thời gian, do đó những biến
động kinh tế có thể coi là những dao động ngắn hạn xung quanh đường
xu hướng trong dài hạn. Nền kinh tế co thể bị tác động bởi các cú sốc cầu
hoặc các cú sốc cung. Các cú sốc có thể tạo ra những biến động không
hiệu quả trong nền kinh tế. Vì vậy, chính phủ có thể sử dụng các chính
sách tài khóa và chính sách tiền tệ để điều tiết tổng cầu nhằm ổn định nền
kinh tế.

29
TÓM TẮT CHƯƠNG

Chương 5 đã trình bày cho về tổng câu – tổng cung trong ngắn hạn
với những nội dung cơ bản của chương như sau:
Biểu hiện của biến động kinh tế ngắn hạn là những thay đổi về mức
sản lượng và việc làm xung quanh xu hướng dài hạn hay được gọi là chu
kỳ kinh doanh.
Các nhà kinh tế vĩ mô hiện đại phân tích biến động kinh tế ngắn hạn
bằng cách sử dụng mô hình tổng cầu và tổng cung. Theo mô hình này, sản
lượng hàng hóa và dịch vụ cũng như mức giá chung điều chỉnh để cân
bằng lượng tổng cầu và lượng tổng cung của nền kinh tế.
Tổng cầu của nền kinh tế là đường dốc xuống bởi 3 nguyên nhân:
(i) do hiệu ứng của cải, theo đó khi mức giá chung giảm làm tăng khả
năng mua hàng hóa và dịch vụ của các hộ gia đình với số tiền mà mình
đang nắm giữ, làm lượng tổng cầu tăng; (ii) do hiệu ứng lãi suất, mức giá
chung thấp làm cho các hộ gia đình bỏ ra một lượng tiền ít hơn để mua
một lượng hàng hóa và dịch vụ như cũ, điều này làm tăng lượng tiền nhàn
rỗi và chúng sẽ được chuyển vào tài khoản ngân hàng có kỳ hạn, dẫn đến
lãi suất cho vay giảm sẽ khuyến khích các doanh nghiệp chi đầu tư nhiều
hơn; (iii) do hiệu ứng tỷ giá hối đoái, mức giá chung giảm làm cho hàng
hóa trong nước trở nên rẻ một cách tương đối so với nước ngoài với một
mức tỷ giá hối đoái cho trước, điều này sẽ khuyến khích xuất khẩu và hạn
chế nhập khẩu.
Sự dịch chuyển đường tổng cầu là do 4 nhân tố C, I, G, NX. Bất kỳ
một trong 4 nhân tố trên hay tất cả làm tăng lượng tổng cầu tại mỗi mức
giá chung cho trước đều làm đường tổng cầu dịch chuyển sang bên phải.

30
Ngược lại, bất cứ nhân tố nào làm giảm lượng tổng cầu tại mỗi mức giá
cho trước đều làm đường AD dịch chuyển sang bên trái
Đường tổng cung dài hạn là đường thẳng đứng tại mức sản lượng
tiềm năng hay mức sản lượng tự nhiên Y* và không phụ thuộc vào mức
giá chung. Trong dài hạn, đương tổng cung chỉ phụ thuộc vào cung lao
động (L), tư bản (K), tài nguyên thiên nhiên (R), trình độ khoa học công
nghệ (T). Khi các yếu tố trên tăng đều làm đường tổng cung dài hạn dịch
chuyển sang bên phải, ngược lại khi các yếu tố giảm đều làm đường tổng
cung dài hạn dịch chuyển sang bên trái.
Trong ngắn hạn, đường tổng cung được xây dựng trên giả thiết là
đường thẳng dốc lên, có đô dốc dương. Đường tổng cung trong ngắn hạn
phụ thuộc vào mức giá chung. Các nhân tố làm dịch chuyển đường tổng
cung ngắn hạn gồm: (i) các nhân tố L, K, R, T; các nhân tố này tăng làm
đường tổng cung AS dịch chuyển sang bên phải và ngược lại; (ii) Giá các
yếu tố sản xuất (giá nguyên vật liệu, tiền lương…) tăng làm tăng chi phí
sản xuất, lợi nhuận doanh nghiệp giảm nên họ sẽ cắt giảm sản xuất tại mỗi
mức giá chung cho trước, đường tổng cung dịch chuyển sang trái và ngược
lại; (iii) Mức giá dự kiến tăng làm dịch chuyển tổng cung sang bên trái và
ngược lại.
Có 2 nguyên nhân gây ra biến động kinh tế trong ngắn hạn: một là,
sự dịch chuyển của tổng cầu (cú sốc cầu); hai là, sự dịch chuyển của tổng
cung (cú sốc cung). Cú sốc cung có lợi là cú sốc làm dịch chuyển đường
tổng cung sang bên phải, cú sốc cung bấ lợi là cú sốc làm dịch chuyển
tổng cung sang bên trái.
Trong ngắn hạn, sự dịch chuyển AD gây ra sự biến động về mức sản
lượng và mức việc làm; còn trong dài hạn, sự dịch chuyển AD chỉ ảnh
hưởng tới mức giá chung mà không ảnh hưởng đến sản lượng và việc làm.
31
Sự dịch chuyển của đường tổng cung có thể gây ra lạm phát kèm suy thoái
(sản lượng giảm và mức giá chung tăng) và các nhà hoạch định chính sách
bằng cách tác động tổng cầu, không thể đồng thời làm triệt tiêu cả suy
thoái và lạm phát.
CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Đường tổng cầu của nền kinh tế được cấu thành bởi các nhân tố nào?
Tại sao đường tổng cầu lại dốc xuống
2. Nguyên nhân nào làm dịch chuyển đường tổng cầu sang bên phải và nguyên
nhân nào làm dịch chuyển đường tổng cầu sang bên trái?
3. Tại sao đường tổng cung ngắn hạn lại phụ thuộc vào mức giá chung và
đường tổng cung dài hạn thì không phụ thuộc vào mức giá chung?
4. Cho một ví dụ về cú sốc cầu và phân tích ảnh hưởng của cú sốc đến sản
lượng và việc làm trong ngắn hạn và dài hạn của nền kinh tế?
5. Cho một ví dụ về cú sốc cung bất lợi và phân tích ảnh hưởng của cú sốc
đến sản lượng và việc làm trong nền kinh tế?
6. Nếu Chính phủ quyết định tăng chi tiêu cho đầu tư công (như xây dựng
thêm nhiều đường sá, bệnh viện mới, công viên …). Hãy phân tích sự
kiện này sẽ tác động đến đường tổng cầu, hay tổng cung hoặc cả hai; và
ảnh hưởng của nó đến sản lượng, mức giá chung và việc làm của nền
kinh tế trong ngắn hạn. Để khôi phục về mức sản lượng tiềm năng thì
Chính phủ nên làm gì (sử dụng mô hình AD – AS để minh họa và giả
sử nền kinh tế Việt Nam đang ở mức sản lượng cân bằng Y*).
7. Giả sử một nền kinh tế ban đầu ở trạng thái cân bằng toàn dụng nguồn
lực. Hãy sử dụng mô hình AS – AD để mô tả sự biến động của các biến
cố sau tới sản lượng, mức giá trong ngắn hạn của nền kinh tế, với giả
thiết các nhân tố khác không đổi.

32
a. Nhà đầu tư lạc quan với triển vọng phát triển của nền kinh tế trong
tương lai.
b. Giá dầu trên thị trường thế giới tăng mạnh (xét một nước nhập khẩu
dầu mỏ).
8. Giả sử một nền kinh tế ban đầu ở trạng thái cân bằng toàn dụng nguồn
lực. Hãy sử dụng mô hình AS – AD để mô tả sự biến động của các biến
cố sau tới sản lượng, mức giá trong ngắn hạn của nền kinh tế, với giả
thiết các nhân tố khác không đổi.
a. Chính phủ giảm thuế đánh vào các yếu tố đầu vào nhập khẩu.
b. Chính phủ tăng thuế đánh vào hàng tiêu dùng nhập khẩu.
9. Giả sử một nền kinh tế ban đầu ở trạng thái cân bằng toàn dụng nguồn
lực. Hãy sử dụng mô hình AS – AD để mô tả sự biến động của các biến
cố sau tới sản lượng, mức giá trong ngắn hạn của nền kinh tế, với giả
thiết các nhân tố khác không đổi.
a. Các hộ gia đình quyết định tiết kiệm nhiều hơn do bi quan vào triển
vọng việc làm và thu nhập trong tương lai.
b. Giá các đầu vào thiết yếu mà nền kinh tế phải nhập khẩu đã tăng
mạnh trên thị trường thế giới.
10. Giả sử một nền kinh tế ban đầu ở trạng thái cân bằng toàn dụng nguồn
lực. Với biến cố: “Thị trường chứng khoán sụt giảm mạnh”. Hãy sử
dụng mô hình AS – AD, phân tích tác động của biến cố lên sản lượng
và mức giá trong ngắn hạn và dài hạn với giả thiết các nhà hoạch định
chính sách quyết định không can thiệp.

33

You might also like