You are on page 1of 15

TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH KIỂM SOÁT GIÁ TRẦN LÊN THỊ

TRƯỜNG THỊT HEO DO TÁC ĐỘNG CỦA DỊCH TẢ LỢN CHÂU PHI
GIAI ĐOẠN 2019 – 2020

Nguyễn Thị Kim Chung


Lớp KTQT48A1
Mã sinh viên: KTQT48A1 – 0151
Học viện Ngoại Giao

LỜI MỞ ĐẦU
Từ năm 2019 đến nay, không chỉ nước ta mà cả thế giới đã và đang phải đối mặt
với sự thiệt hại lớn về mặt hàng thịt lợn do dịch tả lợn châu Phi gây ra. Dịch diễn biến
phức tạp gây ảnh hưởng đến nền kinh tế trong nước, làm giá cả thịt lợn trên thị trường
biến động không ngừng. Vì vậy, kiểm soát và điều chỉnh giá mặt hàng này được coi là
một trong những vấn đề quan trọng của chính phủ trong việc điều tiết, ổn định thị trường
hàng hóa. Một trong những công cụ được chính phủ sử dụng để kiểm soát giá của mặt
hàng này là chính sách giá trần.

Để tìm hiểu thêm về chính sách giá trần nên em lựa chọn đề tài “Tác động của
chính sách kiểm soát giá trần lên thị trường thịt heo do tác động của dịch tả lợn châu Phi
giai đoạn 2019 – 2020” làm chủ đề cho bài tiểu luận của mình.

1. Cơ sở lý thuyết
1
1.1. Cầu hàng hóa – dịch vụ

*Cầu (D) là số lượng hàng hoá hay dịch vụ mà người mua có khả năng và sẵn sàng mua
ở các mức giá khác nhau trong một thời gian nhất định, trong điều kiện các yếu tố khác
không thay đổi.
*Lượng cầu (Q D) là số lượng hàng hoá - dịch vụ mà người mua sẵn sàng hoặc có khả
năng mua ở một mức giá xác định trong một khoảng thời gian nhất định, trong điều kiện
các yếu tố khác không thay đổi.
*Luật cầu: Lượng cầu về một loại hàng hoá hoặc dịch vụ nào đó có xu hướng tăng lên
khi giá cả của hàng hoá hoặc dịch vụ đó giảm đi và ngược lại (các yếu tố khác không
đổi).
• Lưu ý: Một số hàng hoá không tuân theo luật cầu: hàng lỗi mốt, hàng xa xỉ, …

1.2. Cung hàng hóa – dịch vụ

*Cung (S): là số lượng hàng hoá - dịch vụ mà người bán có khả năng và sẵn sàng bán ở
các mức giá khác nhau trong một thời gian nhất định (trong điều kiện các yếu tố khác
không đổi). 
*Lượng cung (QS): là lượng hàng hoá - dịch vụ mà người bán sẵn sàng và có khả năng
bán tại một mức giá xác định trong một thời gian nhất định (trong điều kiện các yếu tố
khác không đổi). 

*Luật cung: Lượng hàng hoá được cung trong khoảng thời gian đã cho tăng lên khi giá
của hàng hoá đó tăng lên và ngược lại (giả định các nhân tố khác không đổi).
Lưu ý: một số hàng hóa – dịch vụ không tuân theo luật cung như cổ phiếu, vàng ...

1.3. Cơ chế hoạt động của thị trường

1.3.1 Trạng thái cân bằng cung cầu: (E) là trạng thái mà tại đó cung vừa đủ thoả mãn
cầu mà không có sức ép làm thay đổi giá

1.3.2. Trạng thái dư thừa và thiếu hụt:


 Trạng thái dư thừa: (dư cung) xảy ra khi lượng cung lớn hơn lượng cầu tại một
mức giá mà mức giá đó lớn hơn mức giá cân bằng
 Trạng thái thiếu hụt: (dư cầu) lượng cầu lớn hơn lượng cung tại một mức giá
mà mức giá đó nhỏ hơn mức giá cân bằng.
1.3.3. Thặng dư tiêu dùng và thặng dư sản xuất:
2
*Thặng dư tiêu dùng (CS): là chênh lệch giữa giá người tiêu dùng sẵn sàng trả với giá
thực tế họ phải trả.
CS = Pss – Ptt
 Giá trị mà người tiêu dùng thu lợi từ việc tham gia trao đổi hàng hóa dịch vụ trên
thị trường
 CS là phần diện tích nằm dưới đường cầu và
trên đường giá (SΔAE0P0).

*Thặng dư sản xuất (PS): là chênh lệch giữa giá thực


tế người sản xuất nhận được với giá họ sẵn sàng bán.

PS = Ptt – Pss

 Giá trị mà người sản xuất thu lợi từ việc tham


gia trao đổi hàng hóa dịch vụ trên thị trường
 PS là phần diện tích nằm dưới đường giá và trên đường cung (SΔBP0E0)
*Lợi ích ròng của xã hội (NSB):  NSB = CS + PS 
• Lợi ích ròng của xã hội là SΔABE.

1.4. Chính sách giá trần


*Khái niệm: Giá trần là mức giá tối đa mà Chính phủ quy định, buộc những người bán
phải chấp hành.
*Mục đích: kiểm soát giá để bảo vệ người tiêu dùng (điều chỉnh mức giá thấp hơn hoặc
cao hơn so với giá thị trường hiện tại).
*Tác động:
Giá trần không có hiệu lực (không ràng buộc)
- Mức giá trần cao hơn giá cân bằng (ít xảy ra)
- Mức giá trần không ảnh hưởng đến giá thị trường
 Thị trường hoạt động tại mức giá cân bằng.  
Giá trần có hiệu lực (ràng buộc)
- Mức giá trần thấp hơn giá cân bằng gây ra sự thiếu hụt hàng hóa trên thị trường
2. Thực trạng thị trường thịt lợn và chính sách giá trần của Chính phủ
2.1. Tổng quan về thị trường thịt lợn Việt Nam giai đoạn 2019-2020

3
Năm 2019, sản lượng thịt hơi xuất chuồng đạt 3.328,8 nghìn tấn, giảm 14,1% so
với năm 2018 (năm không bị dịch tả lợn châu Phi).

Năm 2020, sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng ước tính đạt 3.474,9 nghìn tấn, tăng
4,4% so với cùng kỳ năm 2019 (quý IV ước đạt 991,8 nghìn tấn, tăng 30%); tuy nhiên so
với năm 2018, sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng cả năm 2020 giảm 10% và sản lượng
quý IV năm 2020 tương đương với cùng kỳ năm 2018. 1

2.1.1. Cầu thị trường thịt heo 


2.1.1.1. Lượng tiêu thụ thịt heo 
Lượng thịt heo tiêu thụ bình quân của mỗi ng VN năm 2019 là 28,5kg. Tính đến
tháng 4/2020, lượng tiêu thụ bình quân đầu người giảm còn 24,8kg/ng, giảm 13% so với
cùng kỳ năm ngoái - ông Phong Quach - Trưởng bộ phận chiến lượng của Ipsos VN cho
biết.2
Tuy sản lượng bình quân giảm nhưng VN vẫn nằm trong các nhóm quốc gia dẫn
đầu về tiêu thụ thịt heo và cao hơn hẳn các nước trong khu vực: Thái Lan, Malaysia,
Philippines…
2.1.1.2. Xu hướng và tiềm năng tiêu thụ thịt heo tại Việt Nam
 Xu hướng 

Sản lượng thịt bò, thịt lợn, thịt gia cầm tiêu thụ từ 2013 - 2019.
(Nguồn: Số liệu của Công ty Tư vấn chiến lược toàn cầu IPSOS)
Từ biểu đồ trên, có thể thấy nhu cầu tiêu dùng thịt heo của người Việt là vô cùng
lớn và có xu hướng tăng. Tuy nhiên trước tình hình dịch ASF bùng phát mạnh mẽ trở lại
làm giá thịt lợn leo thang, người dân đã hạn chế mua thịt lợn hoặc mua với số lượng ít,
đồng thời sử dụng các mặt hàng thay thế khác như thịt bò, thịt gà…
1
Chăn nuôi lợn đang đà hồi phục (2021), Tổng cục Thống kê
https://www.gso.gov.vn/du-lieu-va-so-lieu-thong-ke/2021/04/chan-nuoi-lon-dang-da-hoi-phuc/
2
Phương Đông (2020), Người Việt tiêu thụ gần 25kg thịt heo mỗi năm, VN Express
https://vnexpress.net/nguoi-viet-tieu-thu-gan-25-kg-thit-heo-moi-nam-4155891.html

4
 Tiềm năng
Lượng tiêu thụ thịt bình quân đầu người tại VN thấp hơn nhiều so với các quốc gia
phát triển như Mỹ, Nhật, Hàn Quốc. Nhà sản xuất thịt mát thương hiệu MEATDeli cho
biết: “Bữa ăn của hàng triệu người VN vẫn còn chưa đạt chuẩn protein cần thiết theo tiêu
chuẩn thế giới. Chúng ta mới chỉ đạt khoảng chưa đến 40kg cho 1người/năm so với HQ
là 65kg, EU là 75kg và Mỹ hơn 100kg”. Vì thế, lượng thịt tiêu thụ bình quân đầu người
sẽ tăng nói chung và thịt heo nói riêng.

Thịt lợn mát - tiềm năng tại thị trường thịt Việt Nam3
Ở VN, đa số lượng thịt tiêu thụ trên thị trường là thịt nóng, loại thịt này mau giảm
chất lượng, dễ bị nhiễm khuẩn. Vậy nên, để đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng cũng
như đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng về nguồn đạm động vật, công ty Masan MEATLife đã
đầu tư dây chuyền chế biến thịt mát theo tiêu chuẩn châu Âu tại nhà máy MEAT Hà
Nam, do chính các chuyên gia châu Âu trực tiếp vận hành, giám sát và kiểm nghiệm.
Ngoài ra, MEATDeli còn áp dụng hệ thống kiểm soát “3 tuyến kiểm dịch” theo hướng
dẫn của Bộ NN&PPNT và Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế.
Thịt lợn mát MEATDeli chính thức ra mắt tại HN từ tháng 12/2018 và nhận được
nhiều phản hồi tích cực từ người tiêu dùng. Theo báo cáo của Nielsen, 97% người tiêu
dùng đồng ý thịt mát MEATDeli tươi ngon. Chị Nguyên Lê, từng là du học sinh Anh chia
sẻ: “Thịt sạch, ngon, tôi rất vui vì ở Việt Nam có loại thịt đúng chuẩn sạch như ở nước
ngoài. Thịt không cần phải rửa lại mà luộc lên không bị bọt đen. Khi ăn thịt miếng thịt
thơm và mềm rất ngon miệng.”

2.1.2. Cung thị trường thịt heo 


2.1.2.1. Thị phần của các nhà cung 
Theo tính toán từ số liệu của Tổng cục Hải quan, tính đến tháng 10/2020, Nga,
Brazil, Canada, Mỹ và Ba lan là 5 thị trường lớn nhất cung cấp thịt lợn cho VN.

3
Ánh Dương (2019), Nhiều tiềm năng cho thịt mát tươi, ngon, an toàn, CafeF
https://cafef.vn/nhieu-tiem-nang-cho-thit-mat-tuoi-ngon-an-toan-20191025114059421.chn  
5
2.1.2.2. Tình hình sản xuất và cung ứng 
 Nguồn nội địa 

Báo cáo từ Tổng cục Thống


kê cho biết chăn nuôi heo trong
năm 2019 chịu ảnh hưởng nặng nề
của dịch ASF. Tổng đàn heo của cả
nước tháng 12/2019 giảm 25,5% so
với cùng thời điểm năm 2018; sản
lượng thịt heo hơi xuất chuồng cả
năm 2019 ước tính đạt 3,3 triệu
tấn, giảm 13,8% so với năm 2018.

Năm 2020, ngành chăn nuôi heo gặp nhiều khó khăn do dịch Covid-19, ASF,
nhưng giá trị sản xuất ngành chăn nuôi heo ước tính tăng 5% so với năm 2019. 4
 Nguồn ngoại nhập 
Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan, năm 2020, VN nhập khẩu 141.140 tấn thịt lợn
tươi, đông lạnh hoặc ướp lạnh, đạt giá trị 334,4 triệu USD. 

4
Cục Chăn nuôi (2020), Thống kê kết quả chăn nuôi 2020
http://nhachannuoi.vn/thong-ke-ket-qua-chan-nuoi-2020/ 

6
So với năm 2019, thịt lợn nhập về VN tăng đến 382% về lượng và hơn 500% về
giá trị. 5 thị trường cung cấp thịt lợn chủ yếu cho VN là Brazil, Nga, Ba Lan, Mỹ,
Canada; trong đó Brazil chiếm tỉ trọng lớn nhất với 34.600 tấn (chiếm khoảng 24,5%).5

2.2. Chính sách giá trần của Chính phủ.


2.2.1. Cơ sở áp giá trần của Chính phủ
Trong quí IV/2019, giá heo hơi tăng vọt do nguồn cung thấp, nhu cầu bị đẩy lên
cao khi thị trường chuẩn bị bước vào dịp cuối năm và trước Tết Nguyên đán. Trong giai
đoạn này, giá heo hơi trên cả nước trung bình đã tăng hơn 90%.
Tính đến tháng 12, giá heo hơi trên cả nước trung bình tăng hơn 2 lần so với hồi
đầu năm. Theo đó, giá thịt heo các loại cũng leo thang, dao động trong khoảng 110.000 -
230.000/kg.

“Trước tình hình giá thịt lợn diễn biến phức tạp, ảnh hưởng tới quyền lợi của
người tiêu dùng thì Chính phủ cần có những biện pháp mạnh, đưa mặt hàng thịt lợn vào
diện bình ổn giá; qua đó yêu cầu các doanh nghiệp kê khai giá, thậm chí áp dụng các biện
pháp mạnh mà pháp luật cho phép là áp giá trần.” – ông Trần Duy Đông (Vụ trưởng Vụ
Thị trường trong nước).6
2.2.2. Chính sách giá trần của chính phủ lên mặt hàng thịt lợn trong giai đoạn
2019 – 2020.

5
Anh Tú (2021), Việt Nam nhập hơn 140.000 tấn thịt lợn, VN Express
https://vnexpress.net/viet-nam-nhap-hon-140-000-tan-thit-lon-4232502.html 
6
“Cần dùng biện pháp mạnh kiểm soát giá thịt lợn”, VTV News
https://vtv.vn/viet-nam-hom-nay/can-ap-dung-bien-phap-manh-kiem-soat-gia-thit-lon-20200410193152109.htm

7
Ngày 19/11/2019, tại thông báo kết luận số 399/TB-VPCP về Kết luận của Phó
thủ tướng Vương Đình Huệ tại cuộc họp về tình hình giá thịt lợn và công tác bình ổn
những tháng cuối năm 2019, Bộ Công Thương được giao: “Bộ Công Thương chỉ đạo
ngành Công Thương và các địa phương tăng cường công tác bình ổn giá và mặt hàng thịt
lợn so với các nhóm thực phẩm khác, đặc biệt trong dịp Tết Dương lịch, Nguyên đán
2020.”
Ngày 2/2/2020, Văn phòng Chính phủ đã ra Thông báo số 35/TB-VPCP Về kết
luận của Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ - Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá tại cuộc
họp Ban Chỉ đạo điều hành giá ngày 31/1/2020 chỉ đạo thực hiện quyết liệt các nhiệm vụ
đối với mặt hàng thịt lợn: Kiên quyết thực hiện đồng bộ các giải pháp để đưa mặt bằng
giá thịt lợn xuống mức hợp lý và dần xuống mức bình thường như trước khi có dịch trên
cơ sở tôn trọng nguyên tắc thị trường và quy định của pháp luật, đảm bảo cân đối cung
cầu hàng hóa, công khai, minh bạch chi phí, giá thành, giá bán; đảm bảo hài hòa lợi ích
người sản xuất, khâu lưu thông phân phối và người tiêu dùng; xử lý nghiêm các trường
hợp thao túng giá, đầu cơ, trục lợi.
Sáng 30/3/2020, PTTCP Trịnh Đình Dũng và Bộ trưởng Bộ NN&PPNT Nguyễn
Xuân Cường có buổi làm việc với 15 doanh nghiệp chăn nuôi ở nước ta bàn giải pháp
quyết tâm đưa giá thịt lợn hơi xuống 60.000 đồng/kg. Trước mắt sẽ đưa giá thịt lợn hơi
xuống còn 70.000 đồng/kg, và theo lộ trình tới cuối quý II và III sẽ xuống mức 65.000 –
60.000 đồng/kg. Tại cuộc họp, 15/15 doanh nghiệp có mặt đã cam kết hạ giá heo hơi
xuống mức 70.000 đồng/kg từ 1/4/2020.7

2.2.3. Tác động của chính sách giá trần lên thị trường thịt heo Việt Nam
2.2.3.1. Tác động tích cực 
 Đối với người tiêu dùng
Việc giảm giá thịt lợn là có lợi với đại đa số người tiêu dùng. Đặc biệt là người
tiêu dùng có thu nhập thấp sẽ có khả năng tiếp cận sản phẩm. 

7
V.A (2020), 15 doanh nghiệp chăn nuôi lớn cam kết đưa giá lợn hơi xuống 70.000 đồng/kg từ 1 - 4, Bộ
NN&PTNT
https://www.mard.gov.vn/Pages/15-doanh-nghiep-chan-nuoi-lon-cam-ket-dua-gia-lon-hoi-xuong-70-000-dong-kg-
tu-1-4.aspx

8
Từ biểu đồ có: Pc < P0
P1A < P1E0
→ Tại mức giá trần Pc, có càng nhiều người
tiêu dùng có thể tiếp cận được với sản phẩm
thịt lợn (kể cả người có thu nhập thấp) với
mức giá rẻ hơn so với mức giá cân bằng của
thị trường.
 

Trong những tháng cuối năm 2020, giá thịt lợn đồng loạt giảm. Từ đỉnh cao lịch
sử 100.000/kg hoặc hơn 100.000/kg, giá lợn hơi nay giảm còn khoảng 60.000 -70.000/kg.
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nhận định, mức giá này là “đúng chuẩn”. 8 Bởi chăn nuôi
trong thời DTLCP, giá con giống tăng, chí phí phòng dịch tăng nên giá thành tăng hơn
trước rất nhiều. Tại chợ truyền thống, giá các loại thịt lợn đã giảm khoảng 40-50% so với
thời đỉnh điểm tháng 5. Theo đó, thịt mông sấn, vai, ba chỉ, nạc thăn, chân giò… giá dao
động từ 100.000-130.000 đồng/kg, sườn thăn giá 150.000 đồng/kg.
Chị Nguyễn Thị Uyên Phương ở Trần Điền (Thanh Xuân, Hà Nội) chia sẻ: “Trước
giá thịt lợn đắt đỏ, gia đình tôi phải chuyển sang ăn gà, vịt thay thế, một tuần chỉ mua 1-2
bữa thịt lợn. Giờ giá giảm về sát thời điểm trước khi có dịch, không còn quá đắt đỏ nên
mỗi ngày mâm cơm nhà tôi đều có món thịt lợn”.
 Như vậy, chính sách giá trần áp lên mặt hàng thịt lợn của Chính phủ đã đem lại
hiệu quả tốt, giúp giảm giá thịt lợn để phù hợp với khả năng mua của người tiêu
dùng.
 
 Đối với thị trường

Việc áp giá trần thịt lợn có nhiều tác động tích cực đối với thị trường. Nguồn cung
có chuyển biến tích cực hơn vì không còn tình trạng găm hàng, đáp ứng được nhu cầu
của người dân. Đồng thời, hạn chế được nguy cơ đẩy giá, ăn chiết khấu cao từ các khâu
trung gian.

2.2.3.2. Tác động tiêu cực


8
Tâm An (2020), Hiếm có lịch sử: Món bình dân thành đắt đỏ, hàng Nga – Mỹ đổ về Việt Nam, Vietnamnet
https://vietnamnet.vn/vn/kinh-doanh/thi-truong/mot-nam-hiem-co-gia-thit-lon-tang-manh-dat-do-701147.html  

9
 Đối với doanh nghiệp, trang trại và hộ chăn nuôi
Dù chính sách bình ổn giá đem lại một số tác động tích cực đối với người tiêu
dùng nhưng đối với các doanh nghiệp hay hộ chăn nuôi thì không hoàn toàn như thế. Bởi
khi giá thị trường bị hạ thấp sẽ tác động xấu tới động cơ kinh doanh cũng như doanh thu
của doanh nghiệp sẽ bị giảm sút.
Đặc biệt, đối với các trang trại và hộ chăn nuôi (chiếm 65% thị phần) thường
xuyên phải chịu sức ép từ phía các thương lái nên lợi nhuận rất ít ỏi. 9 Nguyên nhân chính
là do khâu trung gian đang hưởng lợi quá lớn, gấp đôi gấp ba giá thịt lợn tại chuồng. Điều
này dẫn tới tâm lý ngại tăng đàn, tái đàn, ảnh hưởng trực tiếp tới nguồn cung trong nước.

9
TS. Trần Duy Khanh – Viện trưởng Viện Doanh nhân APEC (2020), [Lời giải nào cho sự bất công giá thịt lợn]
Lòng vòng đẩy giá phi lý, Diễn đàn Doanh nghiệp
https://diendandoanhnghiep.vn/loi-giai-nao-cho-su-bat-cong-gia-thit-lon-long-vong-day-gia-phi-ly-171216.html  

10
Thặng dư sản xuất trước khi áp giá Thặng dư sản xuất sau khi áp giá trần
trần (PS0) (PS1)
Tại P0 thì thặng dư sản xuất bằng phần Tại PC thì thặng dư sản suất bằng phần
diện tích nằm dưới đường giá P0 và trên diện tích nằm dưới đường PC và trên
đường cung (S): đường cung (S):
PS0 = SΔ P0E0P2 PS2 = SΔ PCMP2
Dễ thấy SΔ PCMP2 < SΔ P0E0P2  Lợi ích của nhà sản xuất chắc chắn giảm.

 Như vậy, chính sách giá trần thực tế không những làm cho lợi nhuận của doanh
nghiệp, các hộ chăn nuôi bị giảm sút mà còn khiến cho hàng hóa trên thị trường bị
thiếu hụt.

 Đối với người tiêu dùng


Như đã phân tích ở trên, nguồn cung giảm sút gây ra sự khan hiếm hàng hóa, dẫn tới thị
trường không nguồn lực để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.

ΔQ = QD – QS

 QD > Q S

 Thị trường thiếu hụt hàng hóa do Cầu > Cung;


Cầu vượt cung, thị trường không có đủ hàng hóa
đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.

Thực tế, các doanh nghiệp tìm cách “lách” áp trần giá bằng cách ăn lãi qua khâu
trung gian, bởi ngành lợn phải trải qua 2-3 khâu trung gian mới tới tay của người tiêu
dùng. Điều này đã trực tiếp làm tăng giá thịt lợn, khiến cho người tiêu dùng vẫn phải mua
thịt lợn với giá chưa hợp lý.

11
Thặng dư tiêu dùng trước khi áp giá Thặng dư tiêu dùng sau khi áp giá trần
trần (CS0) (CS1)

Tại P0, CS0 bằng phần diện tích nằm trên Tại PC, CS1 bằng phần diện tích nằm trên
đường giá P0 và dưới đường cầu (D): đường giá PC và đường cầu (D). Tuy nhiên
tại Pc, các nhà sản suất chỉ cung được
→  CS0 = SΔ P1E0P0
lượng sản phẩm QS → Thực tế, thặng dư
tiêu dùng sau khi áp giá trần là:

CS1= SΔ P1 ABPC

 Như vậy, thực tế cho thấy, dù giá thịt lợn đã giảm nhưng người tiêu dùng ít, thậm
chí là không được hưởng lợi.

3. Khuyến nghị, giải pháp.


 Đối với Chính phủ
- Coi trọng việc phân tích, dự đoán tình hình để kịp thời đưa ra các chính sách, giải
pháp hợp lý.
- Cần cân nhắc kỹ về mức giá khi áp trần, nhằm đảm bảo lợi ích cho người tiêu dùng
cũng như doanh nghiệp, tránh tình trạng lỗ vốn làm suy giảm động lực kinh doanh
của doanh nghiệp.
- Khuyến khích doanh nghiệp, người chăn nuôi tăng đàn, tái đàn.
 Đối với doanh nghiệp
- Phân tích tâm lý người tiêu dùng, định hướng rõ ràng giá cả, giảm thiểu thiệt hại
cho người tiêu dùng cũng như chính doanh nghiệp.
- Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định Chính phủ đề ra, không lách luật.

12
- Phân tích tình hình thị trường, nhằm tính toán các khoản chi phí và chuẩn bị
phương án đối phó với các biến động có thể xảy ra.
 Đối với người tiêu dùng
- Nâng cao ý thức khi mua hàng trong tình hình dịch bệnh, tránh tình trạng cầu vượt
cung, gây khan hiếm hàng hóa và giá cả tăng cao.
- Không nên tích trữ hàng hóa nhằm bán ra với giá cao.
- Sử dụng hàng hóa thay thế.

KẾT LUẬN
Có thể nói, việc Chính phủ áp giá trần thịt lợn đã đem lại hiệu quả đáng kể trong tình
hình dịch ASF bùng phát mạnh mẽ (2019 – 2020), vừa bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng
trước tình trạng giá cả tăng cao, vừa xóa bỏ nguy cơ găm hàng đẩy giá của doanh nghiệp.
Tuy nhiên, việc áp giá trần cũng có nhiều tác động tiêu cực tới cả doanh nghiệp, người
chăn nuôi lẫn người tiêu dùng. Vì thế, mỗi tập thể nói chung cũng như mỗi cá nhân nói
riêng cần có những giải pháp khắc phục hợp lý, phù hợp với mục tiêu “thuận mua vừa
bán”.
Trên đây là quan điểm, nhận xét của bản thân em về đề tài. Do vốn kiến thức còn giới hạn
và sự thiếu kinh nghiệm nên không thể tránh khỏi những soi sót trong bài. Em rất mong
nhận được những lời góp ý của cô để hoàn thiện hơn các bài luận sau này.
Em xin chân thành cảm ơn!

13
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. TS. Doãn Thị Mai Hương & TS. Lương Xuân Dương (Trường Đại học Lao động – Xã
hội), Giáo trình Kinh tế vi mô, Nhà xuất bản Bách khoa Hà Nội.

2. TS. Nguyễn Thị Vân Anh & TS. Lương Xuân Dương (Trường Đại học Lao động – Xã
hội, 2021), Bài giảng Kinh tế vi mô ứng dụng, Nhà xuất bản Công Thương.

3. Báo cáo Thị trường heo năm 2019, Vietnambiz.


https://cdn.vietnambiz.vn/2020/2/4/bao-cao-thi-truong-heo-nam-2019-
1580791666002897564664.pdf

14
4. Báo cáo Thị trường heo năm 2020, Vietnambiz.
https://cdn.vietnambiz.vn/171464876016439296/2021/1/20/bao-cao-thi-truong-heo-nam-
2020-161112877135843202104.pdf

5. (2019), Tình hình giá thịt lợn và công tác bình ổn thị trường trong những tháng cuối
năm, Vinanet.
https://vinanet.vn/thi-truong1/tinh-hinh-gia-thit-lon-va-cong-tac-binh-on-thi-truong-
trong-nhung-thang-cuoi-nam-723386.html

6. Trang Ngô (2020), Triển khai quyết liệt các biện pháp bình ổn giá trong thời gian tới,
Cổng thông tin điện tử Bộ Tài chính – Cục Quản lý giá.
https://mof.gov.vn/webcenter/portal/cqlg/pages_r/l/chi-tiet-tin-cuc-quan-ly-gia?
dDocName=MOFUCM172254

15

You might also like