You are on page 1of 55

KINH TẾ HỌC

CHƯƠNG 7: TIỀN TỆ VÀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ

BỘ MÔN KINH TẾ HỌC


TÌNH HUỐNG KHỞI ĐỘNG BÀI

Định hướng điều hành chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng năm 2022
đưa ra mục tiêu, nhiệm vụ tổng quát:
“Điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, phối hợp chặt chẽ với chính
sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác nhằm kiểm soát lạm phát theo
mục tiêu năm 2022 bình quân khoảng 4%, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ
phục hồi tăng trưởng kinh tế, thích ứng kịp thời với diễn biến thị trường trong và
ngoài nước”.
Chính sách tiền tệ là gì? Và cơ chế để kiểm soát lạm phát của chính sách tiền tệ?
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CHƯƠNG

 Hiểu và nắm vững các khái niệm về tiền tệ, cung, cầu tiền tệ, thị
trường tiền tệ và chính sách tiền tệ.
 Hiểu về quá trình tạo tiền gửi của NHTM.
 Hiểu được vai trò và chức năng của NHTW, các công cụ mà NHTW
sử dụng để thực hiện chính sách tiền tệ
 Hiểu và phân tích được vai trò, cơ chế tác động của chính sách tiền tệ
trong điều tiết kinh tế vĩ mô.
NỘI DUNG CỦA CHƯƠNG

TIỀN TỆ VÀ CÁC CHỨC NĂNG CỦA TIỀN TỆ

THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ

CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ


TIỀN TỆ VÀ CHỨC NĂNG CỦA TIỀN TỆ
Khái niệm về tiền?

Tiền là bất cứ cái gì Tiền là một khối lượng


được chấp nhận tài sản có thể sử dụng
chung trong việc ngay để tiến hành các
thanh toán để lấy giao dịch
hàng hóa và dịch vụ (N.Gregory Mankiw)
hoặc hoàn trả các
món nợ
(Milton Friedman)
TIỀN TỆ VÀ CHỨC NĂNG CỦA TIỀN TỆ

Hình thái biểu hiện của tiền?

HÓA TỆ TÍN TỆ BÚT TỆ


(Tiền hàng hóa) (Tiền pháp định) (Tiền ngân hàng)

Hiện nay, các quốc gia chủ yếu sử sụng tiền pháp định và tiền ngân hàng.
Tương lai sử dụng tiền gì?
 Tiền là những tài sản tài chính được xã hội chấp nhận chung dùng làm
phương tiện thanh toán cho các hàng hóa và dịch vụ.
“Tài sản tài chính” là những loại giấy tờ có giá.

Ví dụ: tiền mặt, cổ phiếu, trái phiếu, séc…

 Phân biệt: 2 loại tài sản tài chính:


 Tài sản giao dịch (gọi là tiền – tiền giao dịch)
 Tài sản tài chính khác (gọi chung là cổ phiếu)
Câu hỏi:

Hãy cho biết những loại tài sản tài chính sau, loại nào được coi là tiền giao dịch?
 Tiền giấy/polime
 Cổ phiếu
 Thẻ tín dụng
 Trái phiếu chính phủ
 Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn
Chức năng của tiền

Phương tiện cất giữ giá trị


(bảo tồn giá trị)
• Tiền là một hình thức để chuyển Tiền tệ quốc tế
sức mua từ hiện tại
sang tương lai.

Phương tiện thanh toán Đơn vị hạch toán


• Tiền là cái mà chúng ta dùng để • Tiền là căn cứ để xác định giá
mua hàng hoá và dịch vụ. cả và ghi chép các khoản nợ.
Các loại lượng tiền

• Tiền mặt lưu hành • Tiền giao dịch


• M0 • M1 = M0 + D
• Đây là loại tiền có khả • D: tiền gửi ngân hàng
năng thanh toán không kỳ hạn (tiền trong
nhanh và dễ dàng tài khoản giao dịch tại
M0 M1 NHTM)

M3 M2
• Tiền tài chính • Tiền rộng
• M3 = M2 + Tiền khác • M2= M1 + Dt
• Tiền khác bao gồm cổ • Dt: tiền gửi ngân hàng có
phiếu, trái phiếu hay các kỳ hạn (gửi tiết kiệm).
giấy tờ xác nhận TSHH có
giá trị.
THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ

• Cung tiền
• Cầu tiền
• Cân bằng của thị trường tiền tệ
Cung tiền

Khái niệm cung tiền:

Là khối lượng tiền sẵn sàng cho việc thực hiện các giao dịch trong nền kinh tế
Cung ứng tiền tệ bao gồm tiền mặt đang lưu hành trong dân chúng (M0) và các
khoản tiền gửi không kỳ hạn tại các ngân hàng thương mại (D).
MS = M0 + D = M1
Phân biệt:
 Cung tiền danh nghĩa: (MS)
 Cung tiền thực: thể hiện sức mua của tiền (MS/P)
Hệ thống ngân hàng và cung ứng tiền tệ

Hệ thống ngân hàng hai cấp trong nền kinh tế

Ngân hàng cấp I NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG

Ngân hàng cấp II CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

NHTM 1 NHTM 2 NHTM 3 NHTM 4 NHTM 5


Một số khái niệm

 Tiền cơ sở (H, B): lượng tiền (tiền giấy, tiền xu) do ngân hàng TW
phát hành vào nền kinh tế.

 Tiền gửi (D): lượng tiền mà dân chúng giữ dưới dạng tiền gửi không
kỳ hạn tại các NHTM (tiền trong tài khoản để giao dịch của các cá
nhân, tổ chức… tại các NHTM).

 Tiền dự trữ (R): số tiền các NHTM nhận gửi của dân chúng nhưng
không cho vay (mà giữ lại để dự phòng).

H = M0 + R
Một số khái niệm

 Tỷ lệ dự trữ (r): tỷ lệ giữa số tiền dự trữ của ngân hàng thương mại
trên tổng số tiền gửi của khách hàng (r = R/D).
 Tiền mặt (M0): lượng tiền giấy (tiền xu) do dân chúng giữ (không bao
gồm tiền dự trữ của các NHTM).
 Hệ số ưa thích tiền mặt (s): tính bằng tỷ lệ giữa tiền mặt (M0) và tiền
gửi không kỳ hạn tại NHTM (D). (s = M0/D)
• Hãy cho biết các yếu tố tác động đến tỷ lệ dự trữ của
ngân hàng thương mại (r) và sự ưa thích giữ tiền mặt của
dân chúng (s)?
Quá trình tạo tiền gửi của hệ thống NHTM
Giả thiết: Không có tiền mặt rò rỉ trong lưu thông (dân chúng không giữ tiền mặt)
và các ngân hàng TM tuân thủ đúng theo tỷ lệ dự trữ bắt buộc (r = rb).
NHTW Tiền gửi của người thứ 1: D1
Tiền gửi của người thứ 2: D2 = D1(1 – r)1
Tiền cơ sở ΔH Dự trữ
ΔRi = r * ΔH
Tiền gửi của người thứ 3: D3 = D1 (1 – r)2
Tiền gửi vào NH
NHTM
….
(ΔD1 = ΔH) Cho vay
Li = (1 – r) * ΔH
Tổng cung tiền tăng thêm:
n
1
ΔDi+1 = Li ∆MS =∑ (1 − r ) * ∆D1 = ∆H
i

i =1 r
Mối quan hệ giữa mức cung tiền (MS) và tiền cơ sở (H)

• Mở rộng giả thiết:


 Dân chúng không gửi hết tiền vào ngân hàng mà giữ lại một phần dưới
dạng tiền mặt. Biểu thị bằng s = M0/D.
 Các NHTM dự trữ nhiều hơn quy định của NHTW.
ra = rb + re
ra: tỷ lệ dự trữ thực tế
rb: tỷ lệ dự trữ bắt buộc (quy định của NHTW)
re: tỷ lệ dự trữ bổ sung (quyết định của NHTM)
Mối quan hệ giữa mức cung tiền (MS) và tiền cơ sở (H)

H = M0 + R

MS = M0 + D

M S M0 + D
=
H M0 + R
M0 D
+
M S
= D D = s +1 s +1
H M0 R s + ra M S
= *H
D
+
D s + ra
Số nhân tiền tệ
s +1
M =S *H
s + ra

s +1
mM = MS = mM*H
s + ra

mM gọi là số nhân tiền tệ đầy đủ


Ý nghĩa: số nhân tiền tệ cho biết lượng cung tiền tăng thêm bao
nhiêu khi tăng 1 đơn vị tiền cơ sở
Mức cung tiền danh nghĩa phụ thuộc vào lượng
tiền cơ sở do ngân hàng trung ương phát hành (H)
và số nhân tiền tệ (mM)
Các yếu tố tác động đến mức cung tiền danh nghĩa

s +1
M =S *H
s + ra
 Tiền cơ sở (H) – phụ thuộc vào hoạt động của NHTW : H tăng => MS tăng
 Tỷ lệ dự trữ thực tế (ra) – phụ thuộc vào quy định của NHTW về mức dự trữ tối thiểu
và các NHTM trong nền kinh tế: ra tăng => MS giảm
 Hệ số ưa thích tiền mặt (s) – phụ thuộc vào thói quen giữ tiền của dân chúng: s tăng
=> MS giảm
Đường cung tiền
Mức cung tiền tệ thực = MS/P
Trong đó: MS là cung tiền tệ danh nghĩa và P là mức giá chung.
Giả định MS cố định và bằng M => Với mức giá P không đổi thì cung tiền thực là
hằng số.
r MS/P

Khi đặt cung tiền tệ thực trong mối


liên hệ với lãi suất chúng ta có
đường cung tiền thẳng đứng.

Lượng tiền
Dịch chuyển của đường cung tiền
r Tăng cung tiền
MS2 MS0 sẽ làm đường MS1
cung tiền dịch
chuyển sang
phải

Giảm cung tiền


sẽ làm đường
cung tiền dịch
chuyển sang
trái

0 M2 M0 M1 MS
Cầu tiền

Khái niệm:

• Là lượng tiền cần để đáp ứng nhu cầu giao dịch trong nền kinh tế.
• Là lượng tiền cần để chi tiêu thường xuyên, đều đặn cho nhu cầu tiêu dùng cá
nhân, nhu cầu sản xuất kinh doanh và các nhu cầu khác trong nền kinh tế.

• Là lượng tiền mà mọi người muốn nắm giữ dưới dạng tiền mặt và tiền gửi không
kỳ hạn tại các ngân hàng thương mại nhằm đáp ứng nhu cầu giao dịch trong nền
kinh tế.
Cầu tiền

Tài sản của 1 cá nhân/hộ gia đình/nền kinh tế:

 Tài sản hiện vật: điện thoại, xe, đồ trang sức, nhà, đất, vàng, máy tính, ….
 Tài sản tài chính: tiền mặt, tiền trong tài khoản, cổ phiếu, trái phiếu, sổ tiết kiệm,…
1. Tài sản tài chính dùng để giao dịch (tiền): tiền mặt, tiền trong tài khoản giao
dịch ( giữ vừa đủ)

2. Tài sản tài chính không dùng để giao dịch (tài sản tài chính khác): cổ phiếu,
trái phiếu, tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn.

Phân biệt giữa tiền và các loại tài sản tài chính khác?
Các yếu tố tác động đến cầu tiền

 Lãi suất (r): r()  Cầu tiền ()

 Thu nhập quốc dân (Y): Y()  Cầu tiền ()

 Nhân tố khác: cầu về cổ phiếu, trái phiếu,…


Hàm cầu tiền

Hàm cầu tiền thể hiện mối quan hệ giữa mức cầu về tiền với thu nhập quốc dân và
lãi suất.
LP = kY – hr
• LP: Mức cầu tiền thực tế
• Y : Thu nhập quốc dân
• r : Lãi suất
• k : hệ số phản ánh sự nhạy cảm của cầu tiền với thu nhập (k > 0)
• h : hệ số phản ánh sự nhạy cảm của cầu tiền với lãi suất (h > 0)
Đồ thị hàm cầu tiền
r
Đường cầu tiền dốc xuống vì khi Độ dốc của đường cầu
lãi suất giảm mọi người sẽ tiền = -1/h
r1
chuyển từ việc nắm giữ các tài
sản tài chính sang tiền và ngược r2
lại.

L (r ,Y1 )
0 M/P
M1 M2
Dịch chuyển của đường cầu tiền
Khi thu nhập Y tăng,
đường cầu tiền dịch
r chuyển sang phải

C A B

Khi thu nhập Y giảm,


đường cầu tiền dịch L (r ,Y2)
chuyển sang trái.

L (r ,Y1) L (r ,Y0)
M/P
Cân bằng của thị trường tiền tệ
r
MS/P

Điểm cân bằng


của thị trường
tiền tệ

r0 E
Lãi suất cân
bằng L (r ,Y)
M/P
M P

Lượng tiền tệ cân


bằng
Quá trình điều chỉnh về trạng thái cân bằng

r = r0: Thị trường t.tệ cân bằng r MS

r > r0: Thị trường t.tệ dư cung tiền r1 Dư cung tiền

r < r0: Thị trường t.tệ dư cầu tiền E0


r0
Dư cầu tiền
Khi mất cân bằng thì sự điều tiết
của thị trường như thế nào để r2

trở về trạng thái cân bằng?


0 M/P M/P
Mối quan hệ giữa thị trường tiền tệ và thị trường tài chính
(cổ phiếu/trái phiếu)
 Tổng cầu về tài sản tài chính = Cầu tiền + cầu trái phiếu
WN/P = LP + DB
 Tổng cung về tài sản tài chính = Cung tiền + cung trái phiếu
WN/ P = MS/P + SB
• LP là cầu tiền thực tế; DB giá trị thực tế của cầu các loại trái phiếu; P là chỉ số giá;
SB là giá trị thực tế của cung các loại trái phiếu; MS/P là mức cung tiền thực tế.
LP + DB = MS/P + SB  LP – MS/P = SB – DB
Mối quan hệ giữa thị trường tiền tệ và thị trường tài chính
(cổ phiếu/trái phiếu)
• Nhận xét:
Khi thị trường tiền tệ cân bằng thì thị trường trái phiếu cũng cân bằng:
LP = MS/P  SB = DB
Khi thị trường tiền tệ dư cầu tiền thì thị trường trái phiếu dư cung trái phiếu:
LP > MS/P  SB > DB
Khi thị trường tiền tệ dư cung tiền thì thị trường trái phiếu dư cầu trái phiếu:
LP < MS/P  SB < DB
Thay đổi lãi suất cân bằng
r MS0 MS1

E0
r0

r1 E1

LP0
M/P

Tăng cung tiền: lãi suất giảm


Thay đổi lãi suất cân bằng
r MS2 MS0

E2
r2

E0
r0

LP0
M/P

Giảm cung tiền: lãi suất tăng


Thay đổi lãi suất cân bằng
r

r2

Lãi suất cân


bằng tăng

r1 L2 (r,Y2 )
Thu nhập quốc dân
tăng
L1 (r,Y1 )
M/P
M1
P
Thu nhập quốc dân tăng: lãi suất tăng
Thay đổi lãi suất cân bằng
r MS0

r0 E0

r2 E2
LP0 (Y0 )

LP2 (Y2 )
M/P
Thu nhập quốc dân giảm: lãi suất giảm
CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ
Khái niệm và công cụ của chính sách tiền tệ

Chính sách tiền tệ là hệ thống các giải pháp


và công cụ quản lý vĩ mô của nhà nước về
tiền tệ do NHTW khởi thảo và thực thi nhằm
ổn định giá trị đồng tiền, hướng nền kinh tế
vào sản lượng và việc làm mong muốn.

Cung tiền (MS)


Lãi suất (r)
Mục tiêu của chính sách tiền tệ

 Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, chống suy thoái.


 Ổn định giá cả, kiểm soát lạm phát.
 Giảm thất nghiệp.
 Ổn định hệ thống tài chính.
 Các mục tiêu khác: ổn định tỷ giá, lãi suất,…
Các công cụ kiểm soát mức cung tiền của NHTW

TỶ LỆ DỰ
TRỮ BẮT
BUỘC
HOẠT
LÃI SUẤT
ĐỘNG THỊ
CHIẾT
TRƯỜNG
KHẤU
MỞ

CÔNG CỤ
KIỂM SOÁT
CUNG TIỀN
Hoạt động trên thị trường mở
Là hoạt động của ngân hàng trung ương trong việc mua-bán chứng
khoán/trái phiếu chính phủ nhằm điều tiết mức cung tiền và lãi suất
thông qua thay đổi lượng tiền cơ sở.
Hoạt động trên thị trường mở

Khi NHTW bán trái phiếu chính phủ

Tiền cơ sở giảm => cung tiền giảm

Tiền

NHTW Dân chúng

Trái phiếu
Hoạt động trên thị trường mở

NHTW mua trái phiếu kho bạc

Trái
phiếu

NHTW Dân chúng

Tiền

Tiền cơ sở tăng => cung tiền tăng


Tác động của thay đổi tỷ lệ dự trữ bắt buộc (rb)
đến mức cung tiền
 Tỷ lệ dự trữ bắt buộc: quy định của NHTW đối với các NHTM về tỷ lệ dự trữ tối
thiểu trên mỗi khoản tiền gửi của khách hàng.
 Tác động của thay đổi rb đối với MS?
NHTW tăng rb => NHTM phải dự trữ nhiều hơn
=> số tiền cho vay ít hơn
=> khả năng tạo tiền gửi giảm
=> Mức cung tiền (MS) giảm.
 Ví dụ: Ban đầu H = 100; rb = 0,1; s = 0,3. Nếu tăng rb lên 0,2 thì MS giảm bao nhiêu?
Tác động của thay đổi lãi suất chiết khấu
đến mức cung tiền
 Lãi suất chiết khấu: mức lãi suất NHTW quy định đối với các NHTM khi cho NHTM
vay tiền.
 Tác động của thay đổi lãi suất chiết khấu đối với MS?
Khi NHTW giảm lãi suất chiết khấu
=> Các NHTM phải trả chi phí vay từ NHTW thấp hơn
=> NHTM giảm dự trữ bổ sung (re giảm)
=> số tiền NHTM cho vay tăng hơn
=> khả năng tạo tiền gửi của NHTM tăng
=> Mức cung tiền (MS) tăng
 Ví dụ?
Tác động của thay đổi lãi suất chiết khấu
đến mức cung tiền
 Lãi suất chiết khấu: mức lãi suất NHTW quy định đối với các NHTM khi cho NHTM
vay tiền.
 Tác động của thay đổi lãi suất chiết khấu đối với MS?
Khi NHTW giảm lãi suất chiết khấu
=> Các NHTM phải trả chi phí vay từ NHTW thấp hơn
=> NHTM giảm dự trữ bổ sung (re giảm)
=> số tiền NHTM cho vay tăng hơn
=> khả năng tạo tiền gửi của NHTM tăng
=> Mức cung tiền (MS) tăng
 Ví dụ?
Cơ chế tác động của chính sách tiền tệ
Trong ngắn hạn CSTT chủ yếu tác động đến AE thông qua ảnh hưởng của sự thay đổi lãi
suất đối với tiêu dùng (C), đầu tư (I) và xuất khẩu ròng (NX). Từ đó tác động đến sản
lượng, giá cả và việc làm của nền kinh tế.

NHTW tăng MS
Lãi suất giảm C, I, NX tăng AE (AD) tăng Y tăng, P tăng
(CSTT mở rộng)

NHTW giảm MS AE (AD) giảm Y giảm, P


Lãi suất tăng C, I, NX giảm giảm
(CSTT thắt chặt)
CƠ CHẾ TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ

CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ


MỞ RỘNG THẮT CHẶT

Nhằm khuyến khích đầu tư, tạo Chính sách hướng tới sự hạn
thêm công ăn việc làm, chống chế đầu tư, kìm hãm sự phát
suy thoái kinh tế. Áp dụng triển quá nóng của nền kinh tế.
trong trường hợp nền kinh tế Áp dụng trong trường hợp nền
suy thoái, thất nghiệp cao. kinh tế có lạm phát.
MS1 MS2
r r
A
r1 E1 r1

B
r2 E2 r2

LP DI

0 M1 M2 0 I1 I2 I
M
ASL
P ASS
 Tác động của chính sách
tiền tệ mở rộng: thúc đẩy
tăng trưởng, tạo việc làm.
E2
 CSTT mở rộng áp dụng P2 AD2
E1
khi nền kinh tế suy thoái.
P1 AD1

0 Y1 Y* Y
MS2 MS1
r r
B
r2 E2 r2

E1 A
r1 r1

LP DI

0 M2 M1 0 I2 I1 I
M
ASL
P ASS
 Tác động của chính sách
tiền tệ thắt chặt: kiểm soát
tăng trưởng nóng, giảm
E1
lạm phát. P1 AD1
E2
 CSTT thắt chặt áp dụng
P2 AD2
khi nền kinh tế tăng
trưởng nóng, lạm phát 0 Y* Y1 Y
cao.
 Phân biệt sự giống và khác nhau về cơ chế tác động của
chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ?
 Điều kiện để chính sách tiền tệ có hiệu quả?
GIẢI THÍCH THUẬT NGỮ - GLOSSARY

 Ngân hàng Trung ương (Central Bank)


 Tiền gửi không kì hạn (Demand Deposit)
 Tiền gửi có kì hạn (Term Deposit)
 Lãi suất chiết khấu (Discount Rate)
 Chính sách tiền tệ (Monetary Policy)
 Cầu tiền (Money Demand)
 Số nhân tiền (Money Multiplier)
 Cung tiền (Money Supply)
 Nghiệp vụ thị trường mở (Open-market Operation)
 Dự trữ bắt buộc (Reserve Requirement)
Câu hỏi ôn tập
1. Trình bày khái niệm, chức năng của tiền và phân loại tiền tệ.
2. Trình bày khái niệm cung tiền và quá trình tạo tiền của NHTM. Phân tích các yếu tố
tác động đến cung tiền.
3. Trình bày khái niệm, công thức xác định, ý nghĩa của số nhân tiền tệ.
4. Trình bày khái niệm, phương trình hàm cầu tiền. Các yếu tố nào tác động đến cầu
tiền? Phân tích sự trượt dọc và dịch chuyển của đường cầu tiền.
5. Phân tích trạng thái cân bằng của thị trường tiền tệ.
6. Có những công cụ nào được sử dụng để điều tiết cung tiền?
7. Trình bày khái niệm, mục tiêu, cơ chế tác động của chính sách tiền tệ.

You might also like