You are on page 1of 8

Chương 1

1. Lợi thế tuyệt đối: tốn kém ít nguồn lực hơn


2. Lợi thế tương đối: chi phí cơ hội thấp hơn → đánh đổi (lợi ích thương mại xuất phát từ lợi
thế tương đối)
→ 1 QG có thể có lợi thế tuyệt đối ở cả 2 sản phẩm nhưng chỉ có lợi thế tương đối ở 1 sản phẩm
duy nhất
3. Đối tượng nghiên cứu của kinh tế vĩ mô là: tăng trưởng kinh tế, đầu tư và tiết kiệm, cán
cân thương mại, cán cân thanh toán quốc tế, tỷ giá hối đoái, các chính sách kinh tế như
chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ, chính sách thu nhập, chính sách tỷ giá
4. Thương mại có thể làm cho mọi quốc gia tốt hơn
5. Trong một nền kinh tế thị trường, hoạt động kinh tế được dẫn dắt bởi Giá cả
6. Chính phủ ngăn không cho giá điều chỉnh theo diễn biến cung-cầu thì họ sẽ Làm cho
việc phân bổ nguồn lực không còn hiệu quả nữa
7. Hai lý do cho việc chính phủ can thiệp vào một thị trường hàng hóa là Thúc đẩy tính công
bằng và hiệu quả của thị trường
8. Nguyên nhân dẫn đến thất bại thị trường là do Ảnh hưởng ngoại ứng và sức mạnh thị
trường
* Sức mạnh thị trường: Sức ảnh hưởng của một cá nhân hay một nhóm người lên mức
giá thị trường
* Ảnh hưởng ngoại ứng; hành động của một người hoặc nhóm người tác động đến
phúc lợi của người khác hoặc nhóm người khác mà không được tính đến trong giá cả thị
trường

Chương 2
9. GDP đo lường tổng thu nhập và tổng chi tiêu của nền kinh tế
→ Số tiền người mua trả bằng thu nhập của người bán
10. GDP phản ánh năng lực sản xuất, tiềm lực của 1 nền kinh tế.
11. Sơ đồ chu chuyển loại bỏ yếu tố chính phủ và thương mại quốc tế
12. GDP là giá trị thị trường của tất cả các loại hàng và dịch vụ cuối cùng trên lãnh thổ 1 QG
thường là 1 năm hoặc 1 quý
13. GDP only bao gồm hàng hóa cuối cùng vì các hàng hóa này đã bao gồm giá trị của hàng
hóa trung gian
14. việc bán nhà của anh Bảo chỉ là một giao dịch tài sản. Giao dịch tài sản không được tính
vào GDP vì giá trị của tài sản đã được tính vào GDP khi tài sản được sản xuất lần đầu tiên.
15. GDP = C + I + G + NX (NX=XK-NK)
→ NX>0 (xuất siêu)
→ NX<0 (nhập siêu)
16. BDS không tính vào C mà tính vào I
17. Hàng hóa trưng bày (sample) không tính vào GDP
→ có giá thị trường mới được mua bán
18. Cổ phiếu trái phiếu không tính vào I
19. BHYT tính vào G
20.Tăng GDP bền vững → Tăng Q
21. GDP thực: có sự điều chỉnh còn GDP danh nghĩa không có sự điều chỉnh → GDP thực
tăng do sản lượng
22. Sự tăng giá của HH là sự mất giá của đồng tiền
23. Trong ngắn hạn, mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp là nghịch biến
24. GDP tăng gấp đôi khi
+ Q tăng gấp đôi → bền vững hơn
+ P tăng gấp đôi
25. Chỉ số giảm phát (GDP DE) = (GDP dn/ GDP thực) x 100
26. TLLP = [ GDP DE (năm t) / GDP DE (năm t-t1) ] -1
27. Tốc độ tăng trưởng là tốc độ tăng trưởng của GDP thực
28. Tăng trưởng kinh tế: tăng tổng sản lượng
29. Tốc độ tăng trưởng năm 2005 = ( GDP thực 2005 / GDP thực 2004 ) -1
30. Đại sứ quán Úc chi trả cho một công dân Việt Nam 1000 đô la để làm việc tại trụ sở của
họ ở Hà Nội. Kết quả là Chi tiêu của Chính phủ Úc tăng 1.000 đôla, xuất khẩu ròng của
Úc giảm 1000 đôla, GDP và GNP của Úc không thay đổi
31. Tiền lương thuộc chi tiêu chính phủ và được tính vào GDP, tiền trợ cấp hưu trí không
được tính vào GDP
32. Khoản thanh toán chuyển giao là một khoản thanh toán mà không được đổi lấy hàng
hóa, dịch vụ hoặc tài sản khác
33.

Chương 3
34. Thuế gián thu: NTD thanh toán khi mua hàng (thuế giá trị gia tăng)
35. Thuế trực thu: đánh vào thu nhập
36. Hàm SX: A F (L,K,H,N)
37. Hàm NS: A F (1,K/L,H/L,N/L)
38. Chi chuyển nhượng: trợ cấp
39. Mức sống, năng suất, mức độ tăng trưởng kte
40.Mức giá không quyết định năng suất
41. Năng suất = Y/L (GDPr/Số lượng lao động)
→ Năng suất phụ thuộc các yếu tố vốn vật chất, con người, công nghệ, tài nguyên thiên
nhiên (K/L, H/L, A,N/L)
* K: vốn vật chất *H: vốn con người *A: công nghệ *N: tài nguyên thiên nhiên
42. Tăng năng suất bằng cách:
+ tiết kiệm và đầu tư → tăng K
+ hiệu suất giảm dần và đuổi kịp
+ đầu tư nước ngoài → tăng K/L (K/L càng thấp tăng trưởng càng nhanh → các quốc gia
nghèo tăng trưởng nhanh hơn các quốc gia giàu)
+ giáo dục → tăng H
+ thương mại tự do → tăng A
+ R&D → tăng A
+ quyền sở hữu tài sản và ổn định chính trị
+ Kiểm soát tăng trưởng dân số → Tăng K/L
43. Cách tốt nhất để sản xuất hàng hóa dịch vụ là tri thức và công nghệ
Chương 4
44.

45. Phân biệt giữa người không thích làm việc (người lao động nản chí) và người thất nghiệp
(1 tuần trước khảo sát có nhu cầu tìm việc và sẵn sàng làm việc theo mức lương xã
hội quy định nhưng chưa kiếm được việc)
46.Tỷ lệ thất nghiệp: u-rate = (số người thất nghiệp / lực lượng lao động ) x 100%
47. Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động = (LLLD / dân số trong độ tuổi lao động) x 100%
48. Thất nghiệp tự nhiên: luôn tồn tại, kể cả trong dài hạn
+ Thất nghiệp cọ xát (tạm thời): ngắn hạn, NLD tìm việc, bị sa thải, dịch chuyển ngành,
bảo hiểm thất nghiệp, tìm việc có đãi ngộ tốt hơn
+ Thất nghiệp cơ cấu: cung lao động vượt cầu lao động, thay đổi cấu trúc ngành (thay đổi
cầu hàng hóa → thay đổi cầu lao động), kỹ năng không phù hợp, mức lương cao hơn mức
lương cân bằng (luật tiền lương tối thiểu, hoạt động của công đoàn, lý thuyết tiền lương
hiệu quả)
49. Thất nghiệp chu kỳ: ngắn hạn, lên xuống theo chu kỳ kinh doanh → thường xảy ra trong
suy thoái (tổng cầu giảm, dư cung lao động), sản lượng giảm
→ Phần chênh lệch thất nghiệp thực tế so với mức tự nhiên được gọi là thất nghiệp chu
kỳ
50.Trong ngắn hạn, mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp là nghịch biến

1. Khi nền kinh tế ở trạng thái toàn sử dụng lao động thì Thất nghiệp chu kỳ bằng 0.
2. Thất nghiệp chu kỳ có mối liên hệ ngược chiều với biến động kinh tế ngắn hạn
3. Luật tiền lương tối thiểu Có thể làm giảm cơ hội việc làm của lao động trẻ tuổi.
4. Mức lương cân bằng < mức lương tối thiểu → thất nghiệp cơ cấu
5. Bảo hiểm thất nghiệp gây ra thất nghiệp tạm thời, còn công đoàn gây ra thất nghiệp cơ
cấu
6. Khi công đoàn làm tăng tiền lương trong một số khu vực của nền kinh tế, cung lao động
trong khu vực khác tăng, làm giảm tiền lương của những ngành không có công đoàn
7. Nếu Quốc hội thông qua luật hạn chế hoạt động của tổ chức công đoàn, thì Tỷ lệ thất
nghiệp tự nhiên sẽ giảm (công đoàn thường ấn định mức lương cao hơn mức lương cân
bằng → gây ra thất nghiệp cơ cấu, việc công đoàn không có quyền hạn sẽ giúp tỉ lệ thất
nghiệp giảm)

Chương 5
1. Chức năng của tiền: : trao đổi, tính toán, cất trữ, thanh khoản
2. Động cơ giữ tiền: giao dịch, dự phòng, đầu cơ
3. Các loại tiền:
+ tiền hàng: tồn tại dưới dạng vật chất (đồng, vàng)
+ tiền pháp định: chính phủ quy định (usd, vnd)
4. Thanh khoản: là khả năng chuyển tài sản thành tiền mặt
→ cao: tiền mặt
→ thấp: BDS
5. Khối lượng tiền: lượng tiền lưu thông trong nền kinh tế
→ tiền mặt (Cu): tiền đang có (không bao gồm tiền gửi ngân hàng)
→ tiền gửi không kỳ hạn (D): số dư ngân hàng
→ M1 = Cu + D + Séc
→ M2 = M1 + tiết kiệm (gửi có kỳ hạn, trái/cổ phiếu)
6. Đo khối lượng tiền:
+ Lượng cung tiền (MS) = Cu + D → MS tính thanh khoản cao nhất
+ Lượng tiền cơ sở (MB) = Cu + R (tiền dự trữ)
7. Hệ thống ngân hàng có 2 cấp:
+ NHTW: người cho vay cuối cùng, điều hành chính sách tiền tệ, không có chức năng kinh
doanh tiền tệ
+ NH trung gian: chức năng kinh doanh tiền tệ và đầu tư, nhận tiền gửi ngắn hạn và tiền kí
gửi sử dụng séc → tạo ra D
8. Tỷ lệ dự trữ ngân hàng: bắt buộc + tùy ý (dôi ra)
9. Ngân hàng tạo ra tiền nhưng không tạo ra sự giàu có

10. Tính toán MS:


- Không có ngân hàng thương mại:
+ MS = Cu
+ MB = Cu
- NHTM dự trữ 100%:
+ MS = D
+ MB = R
- NHTM dự trữ 1 phần (r<100%):
- NHTM dự trữ 1 phần (r<100%) và liên tục
+ MS = MB x 1/r (MB: tiền NHTM phát hành đưa vào lưu thông ban đầu)
- Người dân không gửi hết tiền vào NHTM (c=Cu/D)
+ Số nhân tiền mM= (c+1)/(c+r)
+ MS = mM x MB
11. Hệ thống ngân hàng dự trữ 100%, số nhân tiền là 1
12. NHTW sử dụng 3 công cụ kiểm soát MS:
+ thị trường mở: mua bán chứng khoán
→ NHTW mua trái phiếu → gửi vào NHTM nhiều tiền hơn → NHTM cho vay → tăng
cung tiền (MB tăng → MS tăng)
→ NHTW bán trái phiếu → giảm cung tiền (MB giảm → MS giảm)
+ dự trữ bắt buộc
→ tỷ lệ dự trữ bắt buộc tăng → NHTM cho vay ít → giảm cung tiền (r tăng → MS giảm)
→ tỷ lệ dự trữ bắt buộc giảm → NHTM cho vay nhiều → tăng cung tiên (r giảm → MS
tăng)
+ lãi suất chiết khấu
→ lãi tăng → người dân gửi tiền vào ngân hàng → tiền mặt lưu thông trên thị trường
giảm → MS giảm
→ lãi giảm → MS tăng
13. Cung tiền MS dốc đứng, cầu tiền MD dốc xuống (trục đứng là 1/P = giá trị tiền, trục
ngang là lượng tiền)
14. Giá trị của tiền tăng → mức giá giảm
→ P tiền tỉ lệ nghịch với P hhdv
15. Yếu tố tác động đến MD: P, Y, r
→ Y tăng MD tăng, r tăng MD giảm, P tăng MD tăng
16. MS tăng → 1/P giảm → P tăng → lạm phát
17. Sự phân đôi cổ điển: biến danh nghĩa đo bằng TIỀN, biến thực đo bằng HH&DV
18. Tính trung lập của tiền: thay đổi MS chỉ tác động biến danh nghĩa, ko tác động biến thực
→ dài hạn
19. tiền lương thực tế W/P thay đổi không làm MS thay đổi
20. Vòng quay tiền: P x Y(Q) = GDP DANH NGHĨA
21. Tốc độ lưu thông tiền tệ: V= (PxY)/M = GDP Dn / M
* M: lượng tiền
* V: vòng quay
22. Tốc độ lưu chuyển của tiền là số lần trung bình mà một đơn vị tiền tệ thực hiện trao đổi
trong khoảng thời gian 1 năm.
23. Phương trình số lượng: VxM=PxY
24. Hiệu ứng Fisher: LS danh nghĩa = LS thực + tỉ lệ lạm phát
25. LP thấp → người cho vay có lợi
26. LP cao → người vay có lợi
27. LP không làm suy giảm sức mua
28. Thuế lạm phát: chỉ áp dụng cho người nắm giữ tiền, not của cải
29. Chi phí mòn giày: nguồn lực bị lãng phí bao gồm thời gian và chi phí giao dịch
những lần rút tiền thường xuyên
30.Chi phí thực đơn: chi phí do giá thay đổi (in thực đơn mới)
31. LP khiến người ta trả thuế nhiều hơn (do thuế dựa trên thu nhập danh nghĩa), ngay cả khi
thu nhập thực tế không tăng
32. Số nhân tiền là số tiền mà NHTM tạo ra từ mỗi đôla dự trữ
33. Số nhân tiền bằng 10 nghĩa là 1 đồng tiền dự trữ thì lượng cung tiền của nền kinh tế là 10
34. Tính trung tính của tiền hàm ý khi lượng tiền tăng lên sẽ làm tăng mức giá chung (MS
tăng → 1/P (giá trị tiền) giảm → P hhdv tăng
35. Lãi suất mà một ngân hàng thương mại niêm yết trên website của họ là biến thực
36. Khi cung tiền tăng: GDP danh nghĩa, tiền lương danh nghĩa và mức giá chung tăng

Chương 6
37. Tăng trưởng kinh tế: Q tăng → Y tăng, mức sống tăng, thất nghiệp giảm
38. Suy thoái kinh tế: Q giảm → Y giảm, thất nghiệp tăng
39. Khủng hoảng: suy thoái trầm trọng
40.Đình lạm: suy thoái + lạm phát
41. Biến động kinh tế ngắn hạn → chu kỳ kinh tế
42. Y (tổng sản lượng HHDV) đo bằng GDP thực
43. P đo bằng GDP De hoặc CPI
44. Tổng cầu: AD = C + I + G + NX → đường dốc xuống do
+ hiệu ứng của cải (P tăng → C giảm)
+ lãi suất (P tăng → I giảm → lãi suất tăng)
+ tỉ giá hối đoái (e tăng → xuất khẩu tăng, nhập khẩu giảm) → P tăng → NX giảm
+ AD dịch chuyển do thay đổi ở C, I, G, NX
+ Trượt dọc trên AD do thay đổi ở P
→ P tăng → C, I, NX giảm
45. Đường tổng cung
→ dài hạn (LRAS): thẳng đứng do không phụ thuộc vào giá, LRAS dịch chuyển do L, K, H,
N, Tech
→ ngắn hạn (SRAS): dịch chuyển do L, K, H, N, Tech, và kì vọng (kì vọng P giảm → S
tăng, kì vọng P tăng → S giảm)
+ lý thuyết tiền lương cứng nhắc (P tăng → W/P giảm → L tăng → Y tăng)
+ giá cả cứng nhắc (chi phí thực đơn)
+ nhận thức sai lầm
46. Cân bằng dài hạn → thất nghiệp đạt mức tự nhiên
47. Cân bằng ngắn hạn (y1<y*) → nền kinh tế suy thoái
48. Cân bằng ngắn hạn (y*<y2) → nền kinh tế bùng nổ

49. Cú sốc cầu bất lợi » nhà nước ko làm gì cả


50.Cú sốc cung bất lợi (đôi khi gọi là đình lạm): ko làm gì, tăng cầu (chính sách thích ứng),
giảm cầu (chính sách ổn định giá cả)
51. Tỷ giá hối đoái

● Giảm lãi suất → chi phí đi vay giảm → tăng I


● Tăng cung tiền → lãi suất giảm → chi phí đi vay giảm → I tăng
● Giảm cung tiền → lãi suất tăng → chi phí đi vay tăng → I giảm
● tỷ giá tăng → đồng VND mất giá → XK tăng → NK giảm → NX > 0 → AD dịch phải
● Nền kinh tế suy thoái → C giảm → Y giảm →AD giảm

Chương 7
1. Chính sách tiền tệ (MS)
→ Lạm phát: NHTW bán CK, lãi suất bắt buộc tăng và lãi suất chiết khấu tăng →
MS giảm → r tăng → I giảm → AD giảm → Y giảm (Chính sách tiền tệ thu hẹp)
→ Suy thoái: NHTW mua CK, lãi suất bắt buộc giảm và lãi suất chiết khấu giảm →
MS tăng → r giảm → I tăng → AD tăng → Y tăng (Chính sách tiền tệ mở rộng)
→ MS tăng Y tăng, MS giảm Y giảm
2. Chính sách tài khóa (chi tiêu công + thuế)
→ Lạm phát: thuế tăng G giảm → AD giảm → Y giảm (Chính sách tài khóa thu
hẹp)
→ Suy thoái: thuế giảm G tăng → AD tăng → Y tăng (chính sách tài khóa mở
rộng)
→ 2 tác động đến AD: thuận (số nhân), nghịch (lấn át)

You might also like