You are on page 1of 11

BUỔI 7: KINH TẾ VĨ MÔ 

1. GDP 
GDP = C + G + I + NX (tổng sản phẩm quốc nội) 
 
 GDP đại diện cho mức độ giàu có của một quốc gia 
 GDP per capita: GDP bình quân đầu người 
 
C: Chi tiêu của hộ gia đình (trừ việc mua nhà) 
C đại diện cho số đông 
 
G: Chi tiêu quốc phòng, an ninh, cán bộ CN viên chức, an sinh XH, đầu tư công … (Chi tiêu chính phủ) 
Đặc biệt các quốc gia đang phát triển rất lớn 
 
I: Tổng đầu tư 
Tiền chi mua sắm tài sản cố định, máy móc của tư nhân, mua sắm TSCD 
Mua nhà của các hộ gia đình (vì đây là khoản rất lớn) 
 
NX: Cán cân thương mại 
Xuất khẩu ròng. Ai cũng muốn XK > NK. 
 
!!! YẾU TỐ TÁC ĐỘNG: 
  C trong Nam mạnh hơn ngoài Bắc rất nhiều với cùng 1 mức thu nhập (xu hướng
chi tiêu) 
Yếu tố thu nhập là quan trọng nhất (yếu tố việc làm - báo cáo việc làm) 
Tỉ lệ thất nghiệp càng thấp càng tốt 
Yếu tố lãi suất: LS càng rẻ càng thúc đẩy chi tiêu 
Yếu tố dân số: Đông dân lợi thế, như Trung Quốc (cầu nội địa càng cao thì càng tốt cho nền kinh tế) 
Yếu tố độ tuổi: Sức cầu tiêu dùng. Dân số vàng là lợi thế 
 
Lạm phát: là hiện tượng tăng giá của hàng hóa, dịch vụ. 
Hàng hóa, dịch vụ có xu hướng tăng giá -> dân xu hướng chi tiêu nhiều hơn 
Ngược lại hàng hóa, dịch vụ có xu hướng giảm giá -> gây nguy hiểm, dân chờ giá rẻ hơn nên lười chi
tiêu hơn 
 
=>> Mục tiêu: lạm phát nhẹ cho 1 quốc gia là tốt nhất 
 
 G: đầu tư công (xây đường xá, cầu cống, tượng đài), an sinh xã hội. CHÍNH PHỦ
phải có tiền mới chi tiêu được. 2 nguồn thu chính: 
+ Thu thuế phí 
+ Đi vay (phát hành tín phiếu kho bạc, trái phiếu chính phủ) 
 
Người dân, doanh nghiệp làm ăn tốt mới thu được nhiều thuế (thuế thu nhập cá nhân + doanh
nghiệp) 
VD: Chính sách thuế cao + nguồn thu rất cao (như mấy nước Bắc Âu) 
Thu thuế phải hợp lý -> An sinh xã hội cao -> công bằng cho người nghèo nữa -> bình đẳng xã hội. 
 
Yếu tố tác động: 
+ Chính sách thuế 
+ Lãi suất 
+ Chính sách chi tiêu đẩy mạnh, thu hẹp (CS tài khóa) 
-> Chính sách tài khóa mở rộng: thêm chi, giảm thu 
 
Cuối 2021, VN cần tăng G bằng cách tăng đầu tư phát triển hạ tầng (con đường tăng đầu tư công
nhiều hơn …) 
Xây con đường -> mọc lên 2 dãy nhà … kéo theo sóng bât động sản, tiền người dân được đền bù đất,
vật liệu xây dựng, xi măng, cát sỏi … 
-> Cuối năm nay và đầu năm sau (2022), BDS sẽ được hưởng lợi rất nhiều. 
Do dịch bệnh nên yếu tố C, I, NX bị hạn chế -> phải tăng G lên -> tăng đầu tư công 
! Ngành đá không được hưởng lợi quá nhiều từ Đầu tư công. Xi măng cũng ít. 
Nhựa đường chiếm 30% thì được hưởng lợi tốt hơn 
Nhưng BDS hưởng lợi số 1. 
 
Hưởng lợi đầu tư công từ: 
+ Chu kỳ kinh tế mạnh 
+ Môi trường kinh doanh 
+ Lãi suất 
 
Điều kiện tốt -> tăng đầu tư -> Kinh doanh tốt hơn -> tăng C + tăng cả I -> tăng G do nộp thuế tốt 
 
 NX: cần export > import 
Việt Nam rất cần thu hút FDI 
Tăng xuất khẩu bằng cách nào: 
+ Sản xuất được hàng hóa giá rẻ đem bán: liên quan Việt Nam sản xuất được tôm, cua, cá … (dựa vào
đặc điểm quốc gia, khí hậu, môi trường ...) 
+ Lợi thế nhân công: rẻ, nhiều. Thuế bên Trung Quốc 30 triệu/ tháng, VN 10 triệu/tháng cùng một
lượng công việc -> thâm hụt nhân công tạo ra chi phí tốt cho các doanh nghiệp 
+ Tỷ giá 
+ Thuế nhập khẩu được áp lên (nhưng không đơn giản) 
Như Mỹ và Trung Quốc: Mỹ và Trung Quốc áp thuế lên nhau (do Mỹ đã bị nhập khẩu quá nhiều từ
Trung Quốc -> chiến tranh thương mại) 
1 $ = 20k VND 
1$ = 24k VND    => 0.8$ = 20k 
Giảm giá tiền tệ VND đi so với USD -> hàng Việt Nam rẻ hơn so với đồng USD -> liệt kê thao túng
(phá giá tiền tệ) 
Mỹ - Trung: Mỹ tăng thuế 20% -> TQ giảm tiền tệ đi 20% 
1$ = 20k  FDI đầu tư 
1$ = 24k (do tỷ giá lên) 
 
!! Nếu phá  giá đồng tiền quá mức thì tổng đầu tư bị rút (FDI, FII) 
So sánh USD/CNY: 1 USD = 6 CNY -> 1 USD =  7 CNY (do NDT mất giá so với USD nên các nước rút tiền
từ Trung Quốc qua Việt Nam  và các nước khác 
 
!! Giảm giá trị tiền tệ của quốc gia sẽ có lợi cho xuất khẩu nhưng sẽ gây hại với các dòng vốn FDI, FII
vào nước mình. 
 
2. Chính sách tài khóa - tiền tệ 
Các dạng chính sách điều hành: 
 
CS tài khóa: 
+ thuế 
+ chi tiêu công 
 
CS tiền tệ: 
+ lãi suất 
+ tỉ lệ dự trữ bắt buộc 
+ thị trường mở 
+ tỷ giá 
 
Mở rộng >< thắt chặt (nắm hoặc mở) 
 
Mục tiêu: cung tiền ổn định, giá cả ổn định tăng nhẹ, cung tiền vừa phải -> phục vụ GDP 
->>>>>>>>>>>> 
NHTW    ->>>>>>>>>>>    Nền kinh tế 
->>>>>>>>>>> 
        NHTM 
> -> hàng tăng giá  
T =     giá đi ngang (rất ít diễn ra) 
<    hàng giảm giá 
 
 Có lạm phát mục tiêu: tăng nhẹ là tốt nhất cho GDP 
Giảm phát là rất nguy hiểm (như Nhật Bản và châu Âu phấn đấu mục tiêu lạm phát) 
Giảm LS từ NHTW -> NHTM làm theo -> rút tiền ra để đầu tư 
Tăng LS -> người dân gửi tiền ngược lại 
--> LS là công cụ nhanh nhất để tác động lên cung tiền 
 Tỉ lệ dự trữ bắt buộc: để lại một phần tiền ở NHTM 
 Tín dụng: tổng lượng tiền mà các NHTM cho vay 
 OMO (Nghiệp vụ thị trường mở = mua bán các giấy tờ có giá từ NHTW): 
Gói QE bơm tiền ra từ giấy tờ có giá … chu kỳ mở rộng đã mua -> mở rộng 
Hút ngược lại hoặc giảm mua -> thắt chặt 
Nếu bơm quá nhiều -> lạm phát mạnh -> nền kinh tế nổ tung 
 
3. Tỷ giá 
Điều hành thông qua mua bán tỷ giá trên thị trường 
Có tỷ giá trung tâm - thả nổi có điều chỉnh (+- 7%) 
Nước ngoài thả nổi hoàn toàn cho Thị trường hoàn hảo 
Các chính sách vĩ mô đã được sử dụng: CS thuế, tỉ lệ đầu tư công đẩy mạnh như thế nào, tỷ
lệ thất nghiệp ra sao, PMI, CPI, GDP … 
 
4. Chu kỳ ngành lớn 
 Quỹ đầu tư phân tích TOP – DOWN: bơi theo cá mập nhé (nhìn từ trên - xuống) 
Nhìn: Môi trường kinh doanh, tốc độ tăng trưởng GDP 
VN: tăng trưởng GDP đạt đỉnh năm 2017 tầm 7% -> 2019-2020: hơi suy thoái nhẹ 
Xem tốc độ tăng trưởng GDP: sụt về tốc độ tăng trưởng 7%->5% 
Phân ra:  
Quốc gia đang phát triển: tăng trưởng GDP nhanh 
Quốc gia phát triển: tăng trưởng GDP chậm lại, GDP lớn 
Quốc gia kém phát triển 
 
+ GDP tăng bền vững là có thể đầu tư vào một quốc gia được chữ C (như Việt Nam: dân số vàng thu
nhập ngày càng cao, tầng lớp trung lưu trong xã hội ngày càng nhiều -> chữ C ngày chiếm càng nhiều
trong kinh tế Việt Nam) 
+ Đầu tư: bán lẻ, ngân hàng. Bank VN vẫn tốt trong dài hạn nên tây mua kín room. Sản xuất: hàng
tiêu dùng cho trẻ em, sắt thép 
+ G: chi tiêu cho đầu tư công, thi công công trình (DPG, HDG, FCN, VCG, HHV …)  
+ I: mở rộng khu công nghiệp 
Bank cũng được hưởng lợi 
+ NX: Xuất khẩu nhân công trong ngành IT (code thuê: FPT, XK dịch vụ nước ngoài thuê FPT) 
Ngành có lợi: cá mú, dệt may (EVFTA) chứng minh hàng nguồn gốc từ VN là được ưu đãi thuế quan. 
 
PHẢI PHÂN TÍCH ĐƯỢC NGÀNH CÓ TIỀM NĂNG HƯỞNG LỢI!!! 
 
 
*** Chu kỳ ngành, chu kỳ kinh tế: 
+ Chu kỳ kinh tế 8-10 năm 
+ Chu kỳ kinh tế 75-100 năm 
 Đầu tư được mấy chục năm nữa cơ (rất hào hứng) cho chứng khoán trong dài
hạn 
 Chu kỳ ngắn: 8-10 năm. Covid sau đó kéo mọi thứ trở về đáy, sau khi kết thúc
covid thì nền kinh tế hồi phục và tăng trưởng tiếp trong vài năm tới. 
Ở đáy chứng khoán: LS rất rẻ , giảm lãi suất. Đều mở toang chính sách tài khóa -> thuê nhân công dễ
-> C, I hồi phục -> G khỏe hơn do thu được nhiều thuế hơn ->  các quốc gia cùng hồi phục-> Xuất
khẩu sang nước khác tốt hơn -> NX tăng -> GDP tăng -> tăng tiếp thì tín dụng tăng 
 
Tỉ lệ người lao động có việc làm hết bằng toàn dụng lao động (full employment) -> thuê giá cao hơn
từ chủ doanh nghiệp -> họ quyết định đầu tư ít hoặc ngưng đầu tư. Ngân hàng cũng không giảm lãi
suất nữa -> không còn yếu tố tác động tích cực làm GDP tăng. Đây là đỉnh của chu kỳ. 
 
*** LƯU CHUYỂN TIỀN TỪ CÁC KÊNH TÀI SẢN: 
 
Các kênh tài sản tài chính 
Tiền gửi Tài sản Kinh doanh 
- CK (cp, tp …) 
- Vàng 
- Coin, ngoại tệ 
- BDS 
- Hàng hóa 
Các dạng TS có thể luân chuyển cho nhau 
 
Đáy chu kỳ 
 
Covid tạo ra trường hợp chưa từng có tiền lệ: cả kênh tiền gửi + kinh doanh đều không làm được gì  
-> Tài sản tăng mạnh. 
Khi nào LS tăng lại sẽ có tiền từ Tài sản + Kinh doanh rút về tài sản 
Dịch ổn thì tiền từ tài sản + TG -> kênh kinh doanh 
! Cp là dạng tài sản ưu việt nhất trong số các kênh tài sản? 
Kênh kinh doanh tốt thì cp sẽ tăng giá 
! Vàng là kênh trú ẩn đặc biệt 
BDS: chưa ra luật thuế 
 
 
BUỔI 8: CÁC NGÀNH NGHỀ KINH DOANH ĐẶC ĐIỂM 
 
Đòn bẩy tài chính: Liên quan nguồn 
Đòn bẩy kinh doanh: liên quan tài sản 
 
Đòn bẩy kinh doanh 
Đòn bẩy cao    Đòn bẩy thấp 
 Định phí nhiều (fixed costs) -    Định phí ít 
 Ít biến phí (variable costs) -  Chủ yếu là
biến phí 
VD: Thủy điện, hàng không ... VD: Bán lẻ, dịch vụ, bất động sản … 
 
Vào chu kỳ thuận lợi, vượt điểm hòa vốn dễ, lợi nhuận tăng nhanh 
 
VD: Thủy điện trong kỳ La Nina hoạt động full công suất thì rất ngon. 
 
1. Ngành sản xuất, bản lẻ (đòn bẩy thấp) 
 Như ngành thép: chủ yếu chi phí nhập quặng, than, điện … 
 Sản xuất:  đầu vào và đầu ra khác nhau 
Bán lẻ: đầu vào, đầu ra giống nhau 
 
Vào -> Core (lợi nhuận gộp là con số sống còn) -> Ra 
 
 Bán lẻ:  
 Năng lực kinh doanh: nhà máy, số lượng cửa hàng, kênh phân phối … 
VD:  
+ MWG: bao nhiêu cửa hàng ĐMX, TGD, BHX … 
+ HPG: bao nhà máy thép, công suất như thế nào 
        -    Kinh doanh gì: sản xuất thép, giấy, gỗ … Đặc điểm của các mặt hàng đó 
Vào xem biên lợi nhuận gộp trên Wichart.vn, Fireant.vn... 
 
Các DN bán lẻ chỉ cần cải thiện 1% giá vốn hàng bán là lợi nhuận gộp sẽ tăng rất khủng khiếp (rất khó
để cải thiện) 
+ Vay bank bn tiền … 
+ Nhãn hiệu, uy tín thương hiệu … 
+ Chu kỳ ngành: sản xuất không bền như bán lẻ được, sản xuất thì biến động hơn rất nhiều 
+ Vòng quay hàng tồn kho và phải thu càng cao càng tốt -> HD thu nợ và hàng tồn kho nhanh. Vòng
quay phải trả càng thấp càng tốt. 
 
2. Ngành Bất động sản 
Core đầu vào: Quỹ đất chung cư, đất nền, condotel, shophouse, chi phí xây dựng … 
Xem xét quỹ đất 
 
! Đất nền là tài sản được yêu thích nhất (giá dễ tăng nhất, quy hoạch ổn định …) 
Chung cư: chỉ phát triển ở các thành phố trung tâm 
 
!!! Quỹ đất xem ở BCTC:   
+ Hàng tồn kho + tài sản dở dang dài hạn 
+ BDS đầu tư 
+ Tài sản cố định 
+ Đầu tư tài chính dài hạn (thông qua công ty con, liên doanh liên kết - hợp tác đầu tư) 
 
VD: NTL 
Xem ở Hàng tồn kho: check xem có bao nhiêu đất thật để bán (đất vàng?) 
+ Bãi Muối 
+ Dịch Vọng 
+ Quốc Lộ 32 
… 
 
!! Diện tích xây dựng thường chỉ đạt 40-50% của một dự án đất. Cái ta quan tâm là đất thương
phẩm. 
Suy ra từ giá vốn -> doanh thu -> LN gộp. 
 
!! Check quỹ đất + dự án trên web của công ty: 
Khi nào hạch toán doanh thu:  khi có biên bản bàn giao hàng cho khách hàng 
 
Người mua trả tiền trước: Doanh thu tiềm năng của công ty 
 
Đặt cọc theo tiến độ 
 
Mua đứt rất hiếm, chỉ có sẵn các căn ở đó rồi, bán luôn rất ít 
 
Đa số các DN Bất động sản là vừa làm vừa thu tiền 
 
!! Xác định bao giờ doanh nghiệp bất động sản bàn giao: Hỏi bạn bè, gọi điện môi giới bất động sản
để hỏi dò tiến độ dự án, web review dự án bất động sản 
VD:  
NTL: dự án quốc lộ 32. Còn tồn kho 390 tỷ -> Doanh thu 700-800 tỷ -> Lợi nhuận thuần: 350 tỷ 
Đa phần hạch toán trong năm nay, còn một ít cho năm sau 
Bãi Muối: 11ha đất thương phẩm, giá bán trung bình 35 tr/m -> tổng doanh thu 3,500 tỷ. Tổng vốn
đầu tư dự án: 1,200 tỷ + 100 tỷ (Nguyên vật liệu lên giá) 
-> Lợi nhuận gộp: 2,200 tỷ - 2,300 tỷ 
Mất khoảng 350 tỷ cho chi phí bán hàng + quản lý doanh nghiệp -> 1800 tỷ -> 1450 tỷ LNST. Trừ đi
thất thoát -> 1,300 - 1,400 tỷ LNST. Hạch toán 2 năm -> LNST 1 năm tầm 600-700 tỷ. 
 
Lưu ý: Quỹ đất, các dự án, diện tích dự án, tiến độ, bao giờ bàn giao, doanh thu - lợi nhuận dự kiến
cho doanh nghiệp BDS dân cư 
 
 Cho DN BDS dân cư: 
+ Giá cho thuê mặt bằng quỹ đất … chỉ khác so với bds dân cư là nó cho thuê chứ không bán 
!! Lưu ý hình thức đầu tư condotel là rất rủi ro 
 
3. Doanh nghiệp xây dựng: 
 Dự án đang xây 
 Khối lượng chuyển từ năm trước 
 Khối lượng trúng thầu mới (KN mở rộng doanh thu) 
 Biên LN gộp 
 
4. Banks 
 Nghiệp vụ buôn tiền (cho vay) 
 Dịch vụ 
 Tự doanh (chứng khoán, ngoại hối) 
Dư nợ tín dụng đơn giản là tổng lượng tín dụng của năm cũ 
 
 Nghiệp vụ buôn tiền: gửi 6% -> cho vay 10% 
Chênh thành NIM (net interest margin) là chênh lệch giữa lãi suất huy động và cho vay 
 
Hoạt động chính ở VN là buôn tiền (nghiệp vụ chính), hay là tín dụng 
 
Buôn tiền = Số lượng x NIM  
(Room, CAR) 
 Room tổng thể 14%: 
Tổng tăng trưởng tín dụng giới hạn (nhà nước không muốn bơm tiền quá nhiều vào thị trường ->
room tín dụng) 
Con nào mà làm ăn tốt, nợ xấu ít thì cho tăng trưởng tín dụng 15-17% 
 
 CAR: đòn bẩy tài chính của bank 
Tiêu chuẩn thấp nhất là BASEL II 
 
Cho vay 100 đồng -> Tài sản đối ứng ít nhất là 8 điểm (8%) 
Vốn cấp 1 -> phụ thuộc vào vốn chủ sở hữu 
1 điểm VCSH = 12.5 đồng cho vay (tín dụng) 
-> không cho vay quá mức độ sở hữu của bank 
 
Nếu không đạt CAR thì phải hoặc cho vay ít đi. Bank toàn chọn cách tăng Vốn chủ sở hữu.  
Muốn tăng vốn chỉ có 2 cách: 1. Phát hành thêm, 2. Thặng dư LNST 
 
 CTG đang có CAR thấp nhất -> phải tăng vốn nhưng tiến thoái lưỡng nan 
CTG không thể tăng vốn = phát hành thêm phát hành riêng lẻ hoặc phát hành cho cổ đông hiện hữu 
     (65% tỉ lệ nước ngoài).  (nhà nước phải nộp thêm tiền) 
Chỉ còn cách gia tăng vốn chủ sở hữu = Thặng dư LNST => tăng LNST để tăng được CAR 
 
!! Khi nào bank kịch room -> luôn có sóng bank và phải tăng vốn (1h44’27s) 
 
 CASA: tiền gửi không kỳ hạn càng cao -> chi phí huy động của bank ngày càng
giảm xuống phải đầu tư. VD: phí dịch vụ phải thấp hơn. 
 Tăng NIM: tăng chi phí lãi vay = cách cho các đối tượng rủi ro hơn vay (mức độ
tín dụng thấp hơn) 
 Phải chịu rủi ro: phân bổ thành 5 hạng mục khách hàng 
+ Nợ đủ tài chính 
+ Nợ cần chú ý (trích 5%) Trích lập: dịch chuyển nhóm nợ 
+ Nợ dưới tiêu chuẩn 
+ Nợ nghi ngờ (trích 50%) 
+ Nợ khả năng mất vốn (trích 100%)  
 
Phân loại các loại nợ là do chủ quan của banks: nên có thể chuyển từ nhóm này sang nhóm kia ->
ĐKKQKD = cách dịch chuyển giữa các nhóm nợ 
 
 Dịch vụ chuyển tiền rút tiền, đổi ngoại tệ (VCB, ACB) 
 Dịch vụ tự doanh: Kinh doanh ngoại tệ + chứng khoán 
Cách xem BCTC của CTG: xem trang 10/70 (từ 1:58:00) 
 
5. Chứng khoán 
 Môi giới (0.15% trung bình, trích 0.03% trả cho sở) 
 Cho vay 
 Dịch vụ 
 Tự doanh 
 
 MG: thị phần vào HSX  
       Giá trị giao dịch cao hay thấp (check trên Vnindex) 
 
So sánh: Môi giới quý 3 sụt so với quý 2 
Cho vay Quý 3 sụt so với quý 2 
Dịch vụ IB giảm 
Tự doanh kém hơn 
 
Cho vay = 2 x VCSH (max) -> căng margin không cho vay được 
Mua khi bank làm tăng VCSH 
 
FVTPL: lãi/lỗ được ghi nhận luôn. Giá vốn là giá cuối kỳ trước 
HTM: Tiền gửi thông thường, trái phiếu 
AFS: lãi không được ghi nhận, lỗ: ghi nhận lỗ vào VCSH (thu nhập toàn diện). Bán thì mới được ghi
nhận lãi 
 
Vậy khả năng CTCK muốn dấu lãi sẽ ghi nhận đổi từ FVTPL sang AFS. 
Cách đọc BCTC HCM: 2h28'00s. 
 
 
BUỔI 9: ĐỊNH GIÁ CỔ PHIẾU (CHỨNG KHOÁN) 
 
1. Các yếu tố tác động đến định giá 
 Lợi nhuận, tốc độ tăng trưởng lợi nhuận 
 Dòng tiền, tốc độ tăng dòng tiền (FCFE, FCFF) 
 Tài sản của doanh nghiệp (TSCD hữu hình, TS vô hình  - giá trị thương hiệu, công
nghệ, bản quyền) 
 Rủi ro (dịch bệnh, chiến tranh ...) 
 Lãi suất chiết khấu (chi phí cơ hội): càng thấp càng tốt cho chứng khoán (lãi suất
gửi bank hay được dùng làm tiêu chuẩn) 
 
2. Định giá luôn cập nhật theo thời gian 
3. Định giá luôn có tính tương đối (phương pháp so sánh, chiết khấu, NAV, tổng
hợp ...) 
4. Hiểu lý DN mức định giá được (doanh nghiệp, ngành nghề, vĩ mô …) 
5. Không áp dụng công thức máy móc 
6. Định giá là nghệ thuật (giả định hay định giá dựa trên hàng nghìn biến) 
 
!! Dòng tiền tự do: dòng tiền có thể rút ra khỏi doanh nghiệp mà doanh nghiệp vẫn có thể hoạt động
bình thường 
 
** Các phương pháp: 
 So sánh: 
 
A. P/E 
P/E = Giá / EPS (tính theo năm) 
Giá = EPS x P/E 
Dùng 4 quý (12 tháng) gần nhất để tìm ra EPS của công ty 
-> EPS trailing 
 
P/E: số năm bỏ ra để hoàn vốn với EPS hiện tại 
P/E gửi tiết kiệm: 100 triệu/6.5% = 16.7 lần 
 
P/E  index và P/E  gửi tiết kiệm có liên quan mật thiết với nhau (thông thường có xu hướng dao động
quanh nhau) 
 
!! P/E cao: 
 Định giá đắt 
 EPS sụt tạm thời  
 Tiềm năng tăng trưởng lợi nhuận tốt 
 
P/E thấp: 
 Định giá thấp 
 EPS đột biến tạm thời (trong 1-2 quý) 
 Tiềm năng tăng trưởng lợi nhuận kém, kinh doanh đi xuống 
 
 So sánh P/E với: 
+ P/E của Vnindex 
+ P/E quá khứ của doanh nghiệp 
+ P/E ngành 
+ P/E tiết kiệm 
+ Tốc độ tăng trưởng lợi nhuận 
Xem P/E ngành ở cophieu68.vn 
 
VD: ANV, FPT 
HSG 
 
!! Các cp có tính chu kỳ ngành rất mạnh như thép, xây dựng, chứng khoán (*), các ngành nghề đặc
trưng sản xuất đặc thù. VD: HSG, HBC, VDS … 
P/E cao: các ngành tăng trưởng mạnh, bền vững theo nhiều năm (bán lẻ, công nghiệp, tiêu dùng …) 
VD: MWG, FPT, MSN, SAB … 
 
** Các bước định giá bằng P/E: 
B1. Dự đoán EPS forward 
Thực hành với cổ phiếu VHM 
+ Xem kế hoạch kinh doanh 
+ Xem báo cáo phân tích cp VHM 
+ Tự dự đoán dựa trên kinh nghiệm cá nhân  
-> dự báo lợi nhuận sau thuế 
 
Quý 4 là quý cao điểm bàn giao nhà, bất động sản -> DT, LN thường bùng nổ vào quý 4 
Nếu LNST = 35,000 tỷ + số lượng cp 4.3 tỷ -> EPS dự phóng = 8,130 đ/cp -> P/E = 10 lần 
 
! Có thể lấy LNST cùng kỳ x tốc độ tăng trưởng 
=> Có thể tính LNST theo vùng 
VD: FPT LNST dự phóng 4,000 – 5,000 tỷ -> EPS = 4.5k - 5.5k/cp 
 
B2. Tìm ra mức P/E hợp lý 
B3. Tìm vùng giá hợp lý 
Có thể lấy P/E = g là tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp 
VD: tốc độ tăng trưởng 20% có thể lấy P/E khoảng 19-20 
 
P/E = g: định giá hợp lý 
P/E > g : đắt 
P/E < g: rẻ 
g là tốc  độ tăng trưởng trung bình của doanh nghiệp trong vài năm gần đây 
VD: FPT 2021 
EPS: 4.5 -5.5k/cp 
P/E: 20-22 
Giá hợp lý: 90-120 (105 kỳ vọng - trung vị) 
 
HPG LNST 2021: 28k-32k tỷ 
EPS: 6.35k-7.3k/cp 
P/E: 8-10 
Giá hợp lý: 51-73 (60 kỳ vọng - trung vị) 
 
CTG LNST 2021: xấp xỉ 20k tỷ 
EPS: 4.2k/cp 
P/E CTG: 9-13.5 lần 
Giá hợp lý: 37.8-56 k 
 
Còn P/B TPB =2, BV/share = 24.5 -> P hợp lý = 2x24.5 = 49k 
 
B. Phương pháp chiết khấu cổ tức 
VD: 1 cp được trả cổ tức 2k/năm 
P/E gửi tiết kiệm: 16.7 
Lãi suất kỳ vọng 10% -> giá hợp lý = 2k/10% = 20k 
 
VD: NTL 2500 đ cổ tức tiền/năm, r = 8-10% -> giá hợp lý = 2500/8-10% = 25-31 
Thường lấy lãi suất khoảng 10% 
 
C. RNAV 
B1. Liệt kê các tài sản có giá trị cao của doanh nghiệp Bất động sản như khu đất, dự án 
VD: NTL Quốc Lộ 32, Bãi Muối, Cầu Giấy 
B2. Xác định giá thị trường của tài sản bằng cách tham khảo, so sánh các khu đất, dự án giá trị tương
đương 
B3. Tính tổng tất cả tài sản củ doanh nghiệp theo giá Thị trường sau đó trừ đi toàn bộ nợ của doanh
nghiệp hoặc VCSH + phần chênh lệch đánh giá lại tài sản 
Quốc Lộ 32 giá vốn 300 tỷ, thu lại được 600 tỷ (Lợi nhuận 300 tỷ) 
Cầu Giấy (không tính, ước LN 500 tỷ nếu giải phóng được) 
Bãi Muối (LN 1200 tỷ) 
Tính LN+ VCSH cho tổng NAV: 
Tổng NAV = 3,150 tỷ 
-> chênh lệch = 3,150 tỷ/61 triệu cp -> giá cp = 50k. Chiết khấu an toàn 10% -> 45k 
Nếu bỏ Cầu Giấy còn khoảng 43k 
B4. So sánh vốn hóa của doanh nghiệp với giá trị tài sản ròng của doanh nghiệp (tương đương so
sánh thị giá cổ phiếu với RNAV của mỗi cổ phiếu) 
B5. Đánh giá, tùy mức thanh khoản, khả năng sớm chuyển đổi tài sản thành tiền của tài sản cũng
như sự chắc chắn của tài sản để có mức chiết khấu hợp lý 
 
D. Phương pháp tổng hợp từng phần (với công ty đa ngành đa mảng) 
VD: định giá cho QNS có ở mảng đường, điện, sữa, bánh kẹo … 
 
Kết luận: Định giá hay dùng nhất là P/E. 
Định giá chỉ để gợi ý một cp đang đắt hay rẻ. 

You might also like