You are on page 1of 107

CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN VỀ THUẾ


QUỐC TẾ

Biên soạn: PGS. TS. Nguyễn Thị Thùy Dương


1.1. Khái quát về thuế quốc tế
1.1.1. Khái niệm và phạm vi:
- K/N: Thuế quốc tế hay luật thuế có tính
chất quốc tế phản ánh các khía cạnh quốc
tế của luật thuế các quốc gia.
Bài tập
DN nhập khẩu: 10k lít xăng
Giá tính thuế nhập khẩu của xăng: 1.000đ/lít
Thuế suất nguyên liệu: 10%, tiêu thụ đặc biệt: 30%, bảo vệ môi
trường: 300đ/lít, VAT: 10%

- Thuế nhập khẩu = 100 X 10% = 10tr


- Thuế TTĐB = (100 + 10) X 30% = 33TR
- Thuế BVMT = 30TR
-VAT = (100 + 10 + 33 + 30) X 10% = 17,3tr

Biên soạn: ThS. Nguyễn Thùy Dương


1 số công thức tính
- Thuế giá trị gia tăng của DN = (VAT đầu ra – VAT đầu vào) x % thuế suất
- Thuế thu nhận doanh nghiệp = Thu nhập tính thuế x thuế suất
- Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế – Miễn giảm thuế - kết chuyển lỗ
- Thu nhập chịu thuế = Doanh thu – chi phí + thu nhập chịu thuế khác

Biên soạn: ThS. Nguyễn Thùy Dương


Cấu trúc thuế suất
- Thuế tuyệt đối (thuế cố định) – unique tax: Mức thu là con số cố
định (VD thuế bảo vệ môi trường,…)
Vì sao thuế BVMT lại là thuế tuyệt đối?
+ Ngoại ứng tiêu cực: MSC (Chi phí xã hội cận biên) = MPC (chi phí tư nhân cận biên) +
MEC (Chi phí ngoại lai cận biên)
(Theo kinh tế vĩ môi thì do MSC = MSB để đạt hiệu quả….)
+ Quan tâm tới lượng ô nhiễm môi trường của sản phẩm đó gây ra chứ không để ý đến sự
biến động giá của sản phẩm đó

- Thuế tỷ lệ: Mức thu là con số % cố định (VD: VAT, TTĐB, XNK,
TNDN,…)
- Thuế suất lũy tiến: Mức thu là con số % không cố định, tỷ lệ % của
thuế suất tăng dần (VD: TNCN)
- Thuế suất suy thoái: Giảm dần khi thu nhập tăng dần
Biên soạn: ThS. Nguyễn Thùy Dương
Thuế suất lũy tiến
Phân loại:
+ Thuế từng phần: Chia thành từng bậc để tính
+ Thuế toàn phần: Không chia thành từng bậc để tính, có sự điều tiết mạnh hơn
VD:
Bậc TNTT MTR
1 Dưới 10k USD 10%
2 10k – 20k 20%
3 20k – 40k 30%
4 Trên 40k 30%

Nếu thuế thu nhập là 15k USD


-Tính theo thuế từng phần = 10k USD x 10% + 5k USD x 20%
-Tính theo thuế toàn phần: 15k USD x 20%

Biên soạn: ThS. Nguyễn Thùy Dương


1 số khái niệm của thuế
- Tax evasion: trốn thuế
VD: Khai gian số lượng hàng hóa, làm giả giá trị hóa đơn, giảm hóa đơn, tăng
doanh thu,…vv….
- Tax avoidance: tránh thuế
VD: Nhập hàng từ nước có mức thuế thấp; đặt chi nhánh, văn phòng đại diện,
trang thiết bị hiện đại ở nước có thuế suất thấp; Chuyển đối tượng phụ thuộc
cho người có thu nhập cao hơn trong gia đình; Thành lập công ty tư nhân;
……vv….
- Tax exemption: Miễn thuế, đây là ưu đãi thuế của nhà nước, thường dành cho
DN -> Không phải nộp thuế trong 1 khoảng thời gian nhất định
VD: Đầu tư vào những vùng khó khăn,….
- Tax reduction: Giảm thuế, đây cũng là ưu đãi thuế của nhà nước, thường
dùng cho DN

Biên soạn: ThS. Nguyễn Thùy Dương


1 số khái niệm của thuế
- Tax incentives: Thuế ưu đãi
- Tax expenditure: Những mất mát của nhà nước về doanh thu khi sử dụng ưu
đãi thuế
- Tax holidays: Cũng là miễn thuế, một khoảng thời gian dài không phải đóng
thuế
- Tax credit: Trừ thẳng vào số thuế phải nộp của doanh nghiệp vào năm đó
(năm mua tài sản cố định), nhằm khuyến khích DN đổi mới tài sản cố định
(giảm thiểu sự khấu hao) (Thuế này không có ở VN?)
- Marriage tax: Gánh nặng về thuế khi kết hôn (Nếu kết hôn mà chưa có con
thì phải nộp thuế cao hơn) -> Khuyến khích sinh con (Ở VN không có thuế
này)
- Tax heaven (thiên đường thuế): Những vùng lãnh thổ đưa ra những mức thuế
suất rất thấp (Thuế suất cực thấp hoặc không đánh thuế)

Biên soạn: ThS. Nguyễn Thùy Dương


• Phạm vi thuế quốc tế: bao gồm các vấn đề về thuế và
thuế quan có mang các yếu tố nước ngoài phát sinh từ
các luật thuế của mỗi quốc gia. Các yếu tố nước ngoài
xuất hiện trong các TH sau:
- Đầu tư trực tiếp và gián tiếp qua biên giới của các cá
nhân và các tổ chức tài chính. (Nộp thuế TNDN với
đầu tư trực tiếp, nộp thuế TNCN với đầu tư gián
tiếp)
- Các hoạt động mua bán hàng hóa và dịch vụ qua biên
giới. (Thuế nhập khẩu)
- Hoạt động tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm qua
biên giới của công ty đa quốc gia. (Thuế thu nhập)
- Các cá nhân hoạt động kinh doanh hoặc hành nghề độc
lập giữa các quốc gia (bác sỹ, kế toán viên, luật sư)
(Thuế TNCN)
1.1.2. Mục tiêu của các nguyên tắc thuế
quốc tế
- Có sự phân chia hợp lý về các nguồn thu
phát sinh từ các giao dịch qua biên giới.
- Thúc đẩy sự công bằng.
- Tăng cường khả năng cạnh tranh của kinh
tế trong nước.
- Trung lập đối với xuất khẩu và nhập khẩu.
1.1.3. Các nguyên tắc thuế quốc tế cơ bản
- Nguyên tắc nguồn thu nhập.
- Nguyên tắc xuất xứ
- Nguyên tắc cư trú.
- Nguyên tắc điểm đến.
- Nguyên tắc kết hợp nguồn và cư trú.
Áp dụng với thuế gián thu
* Nguyên tắc điểm đến
VD:
Với thuế giá trị gia tăng:
- Nguyên tắc điểm đến: Hàng hóa tiêu dùng ở đâu thì quốc gia đó
có quyền đánh thuế (tiêu dùng ở đâu đánh thuế ở đó)
* Nguyên tắc xuất xứ: Đến khi vào VN, sẽ áp thuế dựa trên nguồn
gốc xuất xứ của hàng hóa đó
VD: thuế xuất – nhập khẩu
Hàng hóa từ Đức qua Singapore rồi qua VN -> thuế suất sẽ áp dụng theo Đức và VN.
Cho nên hiện nay có nhiều hàng hóa làm giả bằng cách đi qua các nước khác đã kí thuế suất ưu đãi
hoặc ưu đãi đặc biệt với VN, xin CO của các nước này để làm giả nguồn gốc xuất xứ -> Nhằm làm
giảm thuế suất
Áp dụng với thuế gián thu
• Nguyên tắc công bằng ngang: Theo nguyên tắc này, các
cá nhân có năng lực kinh tế như nhau -> trả thuế giống
nhau
VD: Thuế giá trị gia tăng: Vào mua hàng hóa như nhau ->
trả thuế như nhau
Áp dụng với thuế trực thu
• Nguyên tắc công bằng dọc: Theo nguyên tắc này, các cá nhân có
năng lực kinh tế khác nhau -> trả thuế khác nhau để giảm bớt khác
biệt sẵn có
• Nguyên tắc nguồn phát sinh thu nhập: Thu nhập phát sinh ở nước
nào -> nước đó có quyền thu thuế
• Nguyên tắc nơi cư trú: Người cư trú ở nước nào -> Nước đó có
quyền thu thuế
-> Đối với thuế TNCN, nguyên tắc cư trú và nguồn phát sinh thu nhập được sử dụng hỗn hợp: cá nhân cư trú
kê khai thu nhập toàn cầu (nộp cả 2 loại thuế), trong khi cá nhân không cư trú chỉ phải kê khai thu nhập
phát sinh tại Việt Nam, không phân biệt nơi nhận và trả thu nhập (chỉ nộp thuế phát sinh nếu có?)
+ Người cư trú tại VN: Thỏa mãn 1 trong 2 điều kiện sau
- Ở tại VN từ 183 ngày trở lên
- Có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam
-> Đối với thuế TNDN
Thuế suất
Có 3 loại đối với thuế xuất nhập khẩu:
+ Thuế suất ưu đãi
+ Thuế suất ưu đãi đặc biệt
+ Thuế suất thông thường: Cao gấp 1,5 lần thuế ưu đãi

Hàng hóa sản xuất tại VN chưa chắc là xuất xứ từ VN, dựa vào hiệp định
và quy tắc xuất xứ xem hàng hóa có bao nhiêu % là hàng VN (thông
thường là khoảng 40%) -> Nếu không tạo được nhiều giá trị gia tăng
cho hàng hóa đó, thì hàng hóa sẽ không được coi là hàng VN

Để ý quy tắc xuất xứ nội khối


1.2. Các nguyên nhân dẫn đến sự
ra đời của thuế quốc tế
1.2.1. Thương mại quốc tế ngày càng phát
triển
- KN: TMQT là sự trao đổi qua biên giới hàng hóa, dịch vụ và các
yếu tố sản xuất
- ND: Bao gồm thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ, thương
mại yếu tố sản xuất (xuất khẩu lao động, thương mại vốn)
1.2.2. Sự hình thành và phát triển của công ty đa quốc
gia
1.2.2.1.Khái niệm và mục đích thành lập công ty đa quốc
gia:
1.2.2.2.Mô hình công ty đa quốc gia
1.2.2.1.Khái niệm và mục đích
thành lập công ty đa quốc gia
- Khái niệm:
+ Là 1 nhóm các công ty liên kết có cơ sở thường trú ở 2 hay nhiều nước
+ Là 1 công ty, thường là 1 tập đoàn hoạt động ở 2 hay nhiều quốc gia
+ Là 1 công ty có hoạt động hoặc chi nhánh ở nhiều quốc gia
- Mục đích:
+ Tận dụng các nguồn lực rẻ hơn hoặc có chất lượng cao hơn từ nước ngoài
+ Khai thác các cơ hội phát triển và tạo lợi nhuận từ nước ngoài
+ Tận dụng lợi thế về quy mô kinh tế
+ Cung cấp được dịch vụ tại nhà đối với khách hàng ở nước ngoài
+ Giải quyết những biến động mang tính chu kì của doanh thu và lợi nhuận ở
thị trường trong nước
+ Đối phó với các chiến lược của các đối thủ cạnh tranh nước ngoài
+ Bảo vệ các ý tưởng kinh doanh
Phân chia theo chiến lược phát triển sản
phẩm)
- Mô hình 1: Không chú trọng xuất khẩu
- Mô hình 2: Đa nội địa
- Mô hình 3:Toàn cầu
- Mô hình 4: Liên quốc gia
Mô hình 1: Không chú trọng xuất khẩu
- VD: Ngành sx phim Mỹ, rượu champage của Pháp,
socola Thụy Sĩ,…
- Đặc điểm:
+ Trọng tâm: Nước chủ nhà là nước dẫn đầu thế giới, bán
các sản phẩm của thị trường trong nước ra nước ngoài
thông qua các đại lý phân phối ở nước ngoài
+ Không đầu tư ra nước ngoài
+ Sản phẩm không có hoặc có ít sự điều chỉnh để phù hợp
với thị trường
- Mô hình 2: Đa nội địa
- VD: Nestle, Holcim,….
- Đặc điểm:
+ Phát triển sản phẩm ở từng nước, tiến hành các hoạt động
chủ chốt ở hầu hết các nước
+ Đầu tư lớn ở nhiều nước
+ Đối với từng nước có các sản phẩm khác nhau, xây dựng
các nhãn hiệu địa phương
- Mô hình 3: Toàn cầu
- VD: Nike, McDonalds….
- Đặc điểm:
+ Các sản phẩm chuẩn hóa để cung cấp toàn cầu. Mục đích
là đạt được hiệu quả sản xuất toàn cầu và chất lượng sản
phẩm chuẩn hóa
+ Đầu tư lớn ở 2 – 3 nước, đầu tư trung bình ở các nước
khác
+ Chỉ điều chỉnh để thích nghi với thị trường nội địa trong
trường hợp cần thiết
+ Sử dụng thương hiệu toàn cầu
- Mô hình 4: Liên quốc gia
- VD: ABB Siemens, VW, Apple Ipod, McKinsey,
Logitech,….
- Đặc điểm:
+ Kết hợp giữa hiệu quả toàn cầu + thích ứng với các thị
trường chủ chốt + đổi mới thông qua hệ thống mạng toàn
cầu
+ Đầu tư ra nước ngoài nhiều hơn so với mô hình toàn cầu,
ít hơn so với mô hình đa nội địa.
+ Các sản phẩm thích ứng, điều chỉnh để thích nghi với các
thị trường chủ chốt
+ Sử dụng nhãn hiệu toàn cầu
CHƯƠNG 2
ĐÁNH THUẾ TRÙNG TRONG
THƯƠNG MẠI VÀ ĐẦU TƯ
QUỐC TẾ

Biên soạn: PGS. TS. Nguyễn Thị Thùy Dương


2.1. Khái niệm và nguyên nhân
của đánh thuế trùng quốc tế
K/N: Đánh thuế trùng quốc tế là hiện
tượng hai hoặc nhiều quốc gia (vùng
lãnh thổ) cùng áp dụng các loại thuế
tương tự trên cùng một khoản thu
nhập chịu thuế hoặc tài sản chịu thuế
của cùng một đối tượng nộp thuế
trong cùng một thời kỳ tính thuế
• Nguyên nhân của đánh thuế trùng
- Do sự xung đột về quyền đánh thuế giữa các
quốc gia.
+ Xung đột hai quốc gia về nguồn.
+ Xung đột giữa hai quốc gia cư trú.
+ Xung đột giữa quốc gia nguồn và quốc gia cư trú.
- Do sự khác biệt về chính sách giữa các nước đặc
biệt là về pháp luật thuế
- Xu thế quốc tế hóa kinh tế-xã hội tạo điều kiện
dẫn tới hiện tượng đánh trùng thuế.
2.2. Ảnh hưởng của đánh thuế
trùng
• Đối với các nước phát triển

• Đối với các nước đang phát triển


2.3. Các phương thức tránh đánh
thuế trùng
• Phương thức đơn phương: Là phương thức
trong đó bản thân mỗi quốc gia tự đưa ra
các quy định tại nội luật của mình các biện
pháp loại trừ hoặc giảm bớt việc đánh thuế
trùng.
• Phương thức song phương hoặc đa phương:
Là phương thức loại trừ hoặc giảm bớt việc
đánh thuế trùng trên cơ sở các hiệp định
tránh đánh thuế trùng được ký kết giữa hai
hoặc nhiều quốc gia.
2.4. Hiệp định thuế
2.4.1. Khái niệm và mục tiêu của hiệp định thuế
- K/N: Hiệp định thuế là sự thỏa thuận giữa các
quốc gia có chủ quyền về quyền và nghĩa vụ
của các quốc gia tham gia ký kết trong việc
đánh thuế đối với thu nhập và tài sản. Có 2 mẫu
Hiệp định thuế của OECD và UN.
- Bản chất của Hiệp định thuế:
- + Trên phương diện luật pháp
- + Trên phương diện kinh tế.
- + Trên phương diện quản lý.
• Mục tiêu của hiệp định thuế:
* Trực tiếp:
- Xóa bỏ việc đánh thuế hai lần.
- Tạo khung pháp lý quốc tế nhằm phân chia
quyền lợi đánh thuế
- Xây dựng khuôn khổ hợp tác giữa cơ quan quản
lý thuế các nước nhằm ngăn chặn trốn và tránh
thuế.
* Gián tiếp:
- Thu hút đầu tư nước ngoài.
- Hỗ trợ các đối tượng cư trú đầu tư ra nước ngoài.
- Đáp ứng các mục tiêu ngoại giao, chính trị
Bài tập
Ông A: Tổng thu nhập là 100tr, trong đó 80tr là nước cư trú (nước C) và 20tr là nước
nguồn (nước N)
Với nước C, áp dụng thuế lũy tiến toàn phần với ts 30% với tổng thu nhập là 80tr và 35%
với tổng thu nhập là 35%
Còn với nước N, trường hợp 1 là 20% (Nếu thuế nước N < nước C) với trường hợp 2 là
40% (nếu thuế nước N > nước C)

Giải
* Nếu đánh thuế trùng, không có hiệp định
- Với nước C: 100tr x 35% = 35tr
- Còn nước N chia ra làm 2 trường hợp.
Trường hợp 1: N1 = 20tr x 20% = 4tr => Tổng thuế A phải nộp = 35tr + 4tr =
39tr
Trường hợp 2: N2 = 20tr x 40% = 8tr => Tổng thuế A phải nộp = 35tr + 8tr =
43tr
Bài tập
Ông A: Tổng thu nhập là 100tr, trong đó 80tr là nước cư trú (nước C) và 20tr là nước
nguồn (nước N)
Với nước C, áp dụng thuế lũy tiến toàn phần với ts 30% với tổng thu nhập là 80tr và 35%
với tổng thu nhập là 35%
Còn với nước N, trường hợp 1 là 20% (Nếu thuế nước N < nước C) với trường hợp 2 là
40% (nếu thuế nước N > nước C)

Giải
* Biện pháp miễn thuế (Nước nguồn không mất gì, nhưng nước cư
trú sẽ thích miễn lũy tiến hơn, vì bỏ qua tiền thuế ít hơn)
1. Miễn thuế toàn phần
Nước C = 80tr x 30% = 24tr
Nước N chia làm 2 trường hợp
N1 = 20tr x 20% = 4tr => A phải nộp = 28tr -> Số thuế nước C bỏ qua là 11tr
N2 = 20tr x 40% = 8tr => A phải nộp = 32tr -> Số thuế nước C bỏ qua là 11tr
Bài tập
Ông A: Tổng thu nhập là 100tr, trong đó 80tr là nước cư trú (nước C) và 20tr là nước nguồn
(nước N)
Với nước C, áp dụng thuế lũy tiến toàn phần với ts 30% với tổng thu nhập là 80tr và 35%
với tổng thu nhập là 35%
Còn với nước N, trường hợp 1 là 20% (Nếu thuế nước N < nước C) với trường hợp 2 là
40% (nếu thuế nước N > nước C)

Giải
2. Miễn thuế lũy tiến
Với nước C = 80tr x 35% = 28tr (Nhường đánh thuế 20tr cho nước N nhưng vẫn giữ
nguyên % thuế suất là 35% do tổng thu nhập của ông A là 100tr)
Với nước N, chia làm 2 trường hợp
N1 = 20tr x 20% = 4tr => A phải nộp = 32tr => Nước C bỏ qua 7tr
N2 = 20tr x 40% = 8tr => A phải nộp = 36tr => Nước C bỏ qua 7tr

Nhận xét: Trong cả 2 trường hợp, mức độ thuế của N không ảnh hưởng tới C. Nếu trường hợp N là
20% => C bỏ qua nhiều tiền thuế hơn (11tr và 7 tr)=> Người nộp thuế lợi hơn là toàn bộ thu nhập của
người đó phải nộp vì chi phí phát sinh trong phạm vi nước C (là 100tr x 35%). Trong trường hợp ngược
lại là 40% => Người nộp thuế thiệt thòi hơn
Chỉ ảnh hưởng tới người nộp thuế
Bài tập
Ông A: Tổng thu nhập là 100tr, trong đó 80tr là nước cư trú (nước C) và 20tr là nước
nguồn (nước N)
Với nước C, áp dụng thuế lũy tiến toàn phần với ts 30% với tổng thu nhập là 80tr và 35%
với tổng thu nhập là 35%
Còn với nước N, trường hợp 1 là 20% (Nếu thuế nước N < nước C) với trường hợp 2 là
40% (nếu thuế nước N > nước C)
•Biện pháp khấu trừ (nước cư trú sẽ thích biện pháp này hơn biện
pháp miễn thuế và thích khấu trừ phổ thông hơn)
1.Khấu trừ toàn bộ
Đơn vị: triệu đồng

TH 1 (20%) TH2 (40%)

Thuế tại nước C (100tr x 35%) 35,000 35,000


Thuế tại nước N (được khấu trừ) 4,000 8,000
Tổng số thuế phải nộp 31,000 27,000
Tổng số thuế mà nước C bỏ qua 4,000 8,000
Bài tập
Ông A: Tổng thu nhập là 100tr, trong đó 80tr là nước cư trú (nước C) và 20tr là nước
nguồn (nước N)
Với nước C, áp dụng thuế lũy tiến toàn phần với ts 30% với tổng thu nhập là 80tr và 35%
với tổng thu nhập là 35%
Còn với nước N, trường hợp 1 là 20% (Nếu thuế nước N < nước C) với trường hợp 2 là
40% (nếu thuế nước N > nước C)
2. Khấu trừ phổ thông (thông thường)
Đơn vị: triệu đồng

TH 1 (20%) TH2 (40%)


Thuế tại nước C (100tr x 35%) 35,000 35,000
Thuế tại nước N (được khấu trừ) 4,000 8,000
Thuế khấu trừ tối đa tại nước C 4,000 7,000
Tổng số thuế phải nộp tại nước C 31,000 28,000
Tổng số thuế phải nộp 35,000 36,000
Số thuế đã đã khấu trừ tại nước C 4,000 7,000
Bài tập
Tổng kết lại
Đơn vị: triệu đồng

Tổng số tiền mà ông A phải TH 1 (20%) TH2 (40%)


nộp Thuế của N: 4,000 Thuế của N: 8,000

Không có hiệp định 39,000 43,000


Miễn thuế toàn bộ 28,000 32,000
Miễn thuế lũy tiến 32,000 36,000
Khấu trừ toàn bộ 35,000 35,000
Khấu trừ phổ thông 35,000 36,000
Bài tập
Tổng kết lại
Đơn vị: triệu đồng

Tổng số thuế được miễn hoặc TH 1 (20%) TH2 (40%)


khấu trừ của nước C (Số tiền Thuế của N: 4,000 Thuế của N: 8,000
thuế nước C bỏ qua)
Không có hiệp định 0 0
Miễn thuế toàn bộ 11,000 11,000
Miễn thuế lũy tiến 7,000 7,000
Khấu trừ toàn bộ 4,000 4,000
Khấu trừ phổ thông 4,000 7,000

-> Số tiền khấu trừ càng lớn -> Càng có lợi cho người đóng thuế và ít có lợi cho nước cư
trú và ngược lại
-> Nước nguồn không bị ảnh hưởng
- Nguyên tắc xác định quyền đánh thuế
• Xác định quyền đánh thuế của nước nơi phát sinh thu
nhập đối với một số khoản thu nhập của đối tượng
không cư trú.
• Giới hạn mức thuế suất đánh trên một số khoản thu
nhập của đối tượng không cư trú của nước nơi phát
sinh thu nhập (chẳng hạn nếu thuế suất theo quy định
của luật trong nước cao hơn mức thuế suất quy định tại
Hiệp định, thì áp dụng mức thuế suất theo Hiệp định).
• Cho khấu trừ số thuế đã nộp ở nước ngoài vào số thuế
phải nộp tại nước cư trú.
2.4.2. Nội dung cơ bản của một
hiệp định (7 chương 28-30 điều)
2.4.2.1. Phạm vi áp dụng của một hiệp định
• Phạm vi lãnh thổ áp dụng
• Phạm vi đối tượng áp dụng
• Phạm vi các loại thuế áp dụng
2.4.2.2. Một số định nghĩa cơ bản của
hiệp định

- Nhà chức trách có thẩm quyền


- Đối tượng cư trú (địa điểm nơi cá nhân có nhà ở
thường trú, nơi cá nhân có các trung tâm quyền lợi chủ
yếu, nơi cá nhân đó thường sống, nơi cá nhân đó là
người mang quốc tịch)
- Cơ sở thường trú: là một cơ sở kinh doanh cố định qua
đó xí nghiệp thực hiện một phần hoặc toàn bộ các hoạt
động kinh doanh của mình
2.4.2.3. Phần phân chia quyền đánh thuế
đối với một số loại thu nhập và tài sản
• Loại TN và TS có thể bị đánh thuế không hạn chế tại nước
nguồn.
+ TN từ BĐS và chuyển nhượng BĐS. Lợi tức của một CSTT
và từ chuyển nhượng CSTT.
+ TN từ các hoạt động trình diễn của nghệ sĩ và vận động viên.
TN từ cung cấp dịch vụ cá nhân độc lập thông qua một cơ sở
cố định.
+ Thù lao giám đốc được thanh toán bởi một công ty là đối
tượng cư trú của một nước
+ Tiền lương, tiền công từ lao động làm công tại một quốc gia
trên 183 ngày
+ Tiền công, tiền lương và tiền hưu được trả cho việc cung cấp
các dịch vụ cho chính phủ.
• Loại thu nhập có thể bị đánh thuế với một
giới hạn nhất định tại nước nguồn

- Thu nhập từ đầu tư


- Thu nhập từ lãi cổ phần
- Thu nhập từ lãi tiền vay
- Thu nhập từ tiền bản quyền
• Loại thu nhập và tài sản không bị
đánh thuế tại nước nguồn
- Thu nhập từ vận tải quốc tế và chuyển
nhượng phương tiện vận tải sử dụng
trong vận tải quốc tế.
- Thu nhập từ tiền lương hưu.
- Thu nhập từ chuyển nhượng tài sản cá
nhân.
- Thu nhập khác
• Loại thu nhập không bị đánh thuế
tại nước cư trú
TN và TS cho các cá nhân phục vụ chính
phủ, sinh viên, thực tập sinh, giáo viên,
giáo sư và nhà nghiên cứu.
A. THU NHẬP TỪ BẤT ĐỘNG SẢN
B. THU NHẬP TỪ HOẠT ĐỘNG
KINH DOANH
C. THU NHẬP TỪ HOẠT ĐỘNG VẬN
TẢI QUỐC TẾ
D. THU NHẬP TỪ TIỀN LÃI CỔ PHẦN
E. THU NHẬP LÀ LÃI TIỀN CHO VAY
F. THU NHẬP TỪ TIỀN BẢN QUYỀN
G. THU NHẬP TỪ CHUYỂN NHƯỢNG TÀI
SẢN
H. THU NHẬP TỪ HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ CÁ NHÂN
PHỤ THUỘC
I - THU NHẬP CỦA SINH VIÊN, HỌC SINH HỌC
NGHỀ
2.4.3. Các biện pháp tránh
đánh thuế hai lần
1. BIỆN PHÁP KHẤU TRỪ THUẾ
BT 19, 20, 21, 27, 28, 29
2. BIỆN PHÁP KHẤU TRỪ SỐ THUẾ
KHOÁN
BT 22, 23
3. BIỆN PHÁP KHẤU TRỪ GIÁN TIẾP
BT 24
CHƯƠNG 3
CHUYỂN GIÁ QUỐC TẾ

Biên soạn: PGS. TS. Nguyễn Thị Thùy Dương


3.1. Khái niệm chuyển giá quốc tế
(giá chuyển nhượng)
• Ví dụ:
• Một số khái niệm:
“Giá chuyển nhượng” phản ánh về cách tính giá trong các
giao dịch kinh tế nội bộ giữa các bên liên kết. Do tính
chất là giao dịch nội bộ nên việc tính giá của bên bán và
bên mua mặc dù được thể hiện bằng hóa đơn hợp pháp
nhưng cơ sở tính giá thường không phản ánh đúng tính
kinh tế như các giao dịch giữa các bên độc lập theo
nguyên tắc giao dịch độc lập hay giá thị trường cạnh
tranh. Mức giá tính cho các giao dịch liên kết thường làm
sao cho có lợi nhất về kinh tế, tức là giảm tối thiểu chi
phí phải bỏ ra để tối đa hóa lợi nhuận, trong đó thuế là
một yếu tố chi phí quan trọng.
“Quan hệ liên kết”:
- Một bên tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào việc điều
hành, kiểm soát, góp vốn hoặc đầu tư dưới mọi hình thức
vào bên kia;
- Các bên trực tiếp hay gián tiếp cùng chịu sự điều hành, kiểm
soát, góp vốn hoặc đầu tư dưới mọi hình thức của một bên
khác;
- Các bên cùng tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào việc
điều hành, kiểm soát, góp vốn hoặc đầu tư dưới mọi hình
thức vào một bên khác.
"Giao dịch độc lập" là giao dịch kinh doanh giữa các bên
không có quan hệ liên kết.
“Khác biệt trọng yếu” là khác biệt về thông tin hoặc dữ liệu
làm tăng hoặc giảm ít nhất 1% đơn giá sản phẩm giao dịch
hoặc khác biệt về thông tin hoặc dữ liệu làm tăng hoặc
giảm ít nhất 0.5% tỷ suất lợi nhuận gộp hoặc tỷ suất sinh
lời.
MỘT SỐ VÍ DỤ VỀ DOANH NGHIỆP LIÊN KẾT
Biểu hiện của hiện tượng chuyển giá:
3.2. Nguyên nhân và mục tiêu của chuyển giá
• Nguyên nhân:
- Do các nước có chính sách thuế thu nhập công ty, thuế xuất,
nhập khẩu khác nhau.
- Xuất phát từ quyền tự do định đoạt trong kinh doanh, các chủ
thể hoàn toàn có quyền quyết định giá cả của một giao dịch.
- Xuất phát từ mối quan hệ gắn bó chung về lợi ích giữa nhóm
liên kết nên sự khác biệt về giá giao dịch được thực hiện giữa
các chủ thể kinh doanh có cùng lợi ích không làm thay đổi lợi
ích chung nhưng có thể làm thay đổi tổng nghĩa vụ thuế của họ.
• Mục tiêu:
- Mở rộng thị trường nhờ định giá thấp, phá giá của các công ty
cạnh tranh.
- Không phải nộp thuế TN vì lỗ hoặc làm giảm nghĩa vụ thuế
khác.
- Tạo ra sự thua lỗ nhằm mua lại phần vốn của đối tác liên
doanh.
3.3. Các phương pháp chống
chuyển giá
• Phương pháp 1: Phương pháp so sánh giá giao
dịch độc lập
- K/N: PP này dựa vào đơn giá sản phẩm trong
giao dịch độc lập để xác định đơn giá sản phẩm
trong giao dịch liên kết khi các giao dịch này có
điều kiện giao dịch tương đương nhau.
- TH áp dụng: Các giao dịch riêng lẻ về từng
chủng loại hàng hóa lưu thông trên thị trường;
Các giao dịch riêng lẻ về từng loại hình dịch vụ,
bản quyền, khế ước, vay nợ; Cơ sở kinh doanh
thực hiện cả giao dịch độc lập và giao dịch liên
kết về cùng một chủng loại sản phẩm
• Phương pháp 2: Phương pháp giá bán lại
- K/N: PP này dựa vào giá bán lại (hay giá bán ra) của sản phẩm
do cơ sở kinh doanh bán cho bên độc lập để xác định giá (chi
phí) mua vào của sản phẩm đó từ bên liên kết.
+ Giá mua vào của sản phẩm từ bên liên kết được xác định trên cơ
sở giá của sản phẩm được bán ra trong các giao dịch độc lập trừ
lợi nhuận gộp trừ các chi phí khác được tính trong giá sản phẩm
mua vào (ví dụ: thuế NK, phí hải quan, chi phí bảo hiểm, vận
chuyển quốc tế)
+ Lợi nhuận gộp được tính theo tỷ suất lợi nhuận gộp trên giá bán
ra (doanh thu thuần). Tỷ suất lợi nhuận gộp được xác định bằng
giá trị chênh lệch giữa giá bán ra và giá vốn sản phẩm mua vào
chia cho giá bán ra.
- TH áp dụng: giao dịch đối với các sản phẩm thuộc khâu cung cấp
dịch vụ đơn giản và thương mại phân phối có thời gian quay
vòng từ khi mua vào đến khi bán ra ngắn, ít chịu biến động về
tính thời vụ. Đồng thời, sản phẩm trước khi được bán ra không
qua khâu gia công, chế biến, lắp ráp, thay đổi tính chất sản phẩm
hoặc gắn với nhãn hiệu thương mại để làm gia tăng đáng kể giá
trị sản phẩm.
• Phương pháp 3: Phương pháp giá vốn cộng lãi
- K/N: PP này dựa vào giá vốn (hoặc giá thành) của sản phẩm để
xác định giá bán ra của sản phẩm đó cho bên liên kết.
Giá bán ra của sản phẩm cho bên liên kết được xác định trên cơ
sở lấy giá vốn (hoặc giá thành) của sản phẩm (+) lợi nhuận
gộp. Lợi nhuận gộp được tính theo tỷ suất lợi nhuận gộp trên
giá vốn. Tỷ suất lợi nhuận gộp trên giá vốn được xác định
bằng giá trị chênh lệch giữa doanh thu thuần và giá vốn sản
phẩm chia cho giá vốn. Giá vốn bao gồm chi phí sản xuất trực
tiếp, gián tiếp và không bao gồm chi phí hoạt động tài chính.
- TH áp dụng: Giao dịch thuộc khâu sản xuất lắp ráp, chế tạo, chế
biến sản phẩm để bán cho các bên liên kết; Giao dịch giữa các
bên liên kết thực hiện hợp đồng liên doanh, hợp đồng hợp tác
kinh doanh để sx, lắp ráp, chế tạo, chế biến sản phẩm hoặc
thực hiện các thỏa thuận về cung cấp các yếu tố sản xuất đầu
vào và bao tiêu sản phẩm đầu ra; Giao dịch về cung cấp dịch
vụ cho các bên liên kết
• Phương pháp 4: Phương pháp so sánh lợi nhuận
- K/N: PP này dựa vào tỷ suất sinh lời của sản
phẩm trong các giao dịch độc lập được chọn để
so sánh làm cơ sở xác định tỷ suất sinh lời của
sản phẩm trong giao dịch liên kết khi các giao
dịch này có điều kiện giao dịch tương đương
nhau.
Tỷ suất sinh lời được tính bằng lợi nhuận thuần
trước thuế TNDN trên doanh thu thuần, trên chi
phí hoặc trên tài sản của hoạt động sản xuất kinh
doanh.
- TH áp dụng: Giống phương pháp giá bán lại và
phương pháp giá vốn cộng lãi.
• Phương pháp 5: Phương pháp tách lợi nhuận
- K/N: PP này dựa vào lợi nhuận thu được từ một giao dịch
liên kết tổng hợp do nhiều cơ sở kinh doanh liên kết thực
hiện để xác định lợi nhuận thích hợp cho từng cơ sở kinh
doanh đó theo cách các bên độc lập thực hiện phân chia lợi
nhuận trong các giao dịch độc lập tương đương.
- Cách 1: Phân bổ lợi nhuận cho từng bên liên kết trên cơ sở
đóng góp vốn (chi phí).
- Cách 2: Phân chia lợi nhuận theo 2 bước:
+ Bước 1: Phân chia lợi nhuận cơ bản
+ Bước 2: Phân chia lợi nhuận phụ trội
- TH áp dụng: Các bên liên kết cùng tham gia nghiên cứu và
phát triển sản phẩm mới hoặc phát triển sản phẩm là tài sản
vô hình độc quyền hoặc các giao dịch trong quy trình sản
xuất, kinh doanh chuyển tiếp giữa các bên liên kết từ khâu
NVL đến thành phẩm cuối cùng để lưu thông sản phẩm
gắn liền với việc sở hữu hoặc sử dụng quyền sở hữu trí tuệ
duy nhất.
3.4. Mối quan hệ giữa giá chuyển nhượng
và giá tính thuế hải quan
Đặc tính Giá tính thuế hải quan Giá chuyển
nhượng
Pháp luật
điều chỉnh
Tính chất
điều chỉnh

Biên soạn: PGS.TS. Nguyễn Thị Thùy Dương


Nguyên tắc
điều chỉnh

Phạm vi điều
chỉnh

Thời điểm
điều chỉnh

Tính chất
phương pháp
điều chỉnh

Biên soạn: PGS.TS. Nguyễn Thị Thùy Dương


Giao dịch bị
điều chỉnh

Mục đích sử
dụng phương
pháp

Hồ sơ chứng
minh
3.5. Kinh nghiệm quản lý giá chuyển nhượng
3.5.1. Về chính sách thuế
3.5.2. Về cơ chế xác định trước về giá tính
thuế APA
-Khái niệm
-So sánh giữa APA và thanh tra giá chuyển
nhượng.
-Ưu điểm của APA
-Điều kiện để áp dụng APA
3.5.3. Kinh nghiệm quản lý giá chuyển
nhượng
• Hệ thống văn bản hướng dẫn rõ ràng, đầy đủ để đối tượng nộp thuế
chủ động thực hiện và tự nguyện tuân thủ, cơ quan thuế chủ yếu sẽ
kiểm soát từ xa bằng các công cụ nghiệp vụ. Do giá chuyển nhượng
là vấn đề liên quan đến hoạt động toàn cầu của các tập đoàn đa quốc
gia, vì vậy cần phản ánh được thông lệ và chuẩn mực quốc tế để
giảm thiểu sự cồng kềnh và tốn kém trong việc thực hiện của doanh
nghiệp.
• Có một cơ sở dữ liệu luôn được cập nhật đầy đủ toàn diện về đối
tượng nộp thuế (kể cả tình hình đầu tư, phát triển của cả tập đoàn),
các thông tin về tình hình kinh tế trong nước và nước ngoài có liên
quan đến vấn đề thuế trên cơ sở phối hợp đồng bộ với các cơ quan có
liên quan (ví dụ: cơ quan thống kê, kiểm soát chất lượng, hải quan,
thị trường chứng khoán, ngân hàng, các cơ quan chuyên ngành như
công nghiệp, nông nghiệp...);
• Có đội ngũ cán bộ chuyên sâu bao gồm cả các chuyên gia kinh tế
ngành để có thể hiểu sâu về từng nhóm đối tượng nộp thuế;
• Có các chương trình ứng dụng hỗ trợ về phân tích, đánh giá rủi ro và
cập nhật liên tục về hồ sơ đối tượng nộp thuế.
CHƯƠNG 4
BÁN PHÁ GIÁ VÀ CHÍNH SÁCH
THUẾ CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ
4.1. Bán phá giá
4.1.1. Khái niệm và mục đích của bán phá giá
a) Khái niệm
Một hàng hóa bị coi là bán phá giá nếu như giá xuất khẩu của hàng hóa đó
thấp hơn mức giá thông thường.
-Giá thông thường là giá có thể so sánh của sản phẩm tương tự được tiêu dùng
tại nước xuất khẩu theo các điều kiện thương mại thông thường.
-Sản phẩm tương tự gồm sản phẩm giống hệt hoặc sản phẩm gần giống.
•TH không xác định được giá thông thường do SPTT không được nước xuất
khẩu bán trong điều kiện TM thông thường hoặc có bán ở nước XK nhưng trong
điều kiện đặc biệt, hoặc số lượng bán ra không đáng kể (< 5% số lượng SPTT
bán ở nước NK) thì xác định như sau:
-Dựa vào nước thứ 3: lấy giá nhà xuất khẩu bán cho nước thích hợp thứ 3 trong
điều kiện thương mại thông thường
-Tính toán giá trị thông thường: bằng chi phí sản xuất ở nước xuất xứ cộng với
một mức chi phí hợp lý về quản lý, bán hàng và một mức lợi nhuận hợp lý.
•Trường hợp hàng hóa được XK từ một nước có nền kinh tế phi thị trường thì
GTTT không được xác định theo các quy tắc trên.
* Các yếu tố xác định bán phá giá:
- Biên độ phá giá từ 2% trở lên.
- Số lượng, trị giá hàng hóa bán phá giá từ một
nước vượt quá 3% tổng khối lượng hàng
nhập khẩu.
• Biên độ bán phá giá là chênh lệch giữa giá
thông thường với giá xuất khẩu hàng hóa đó.
b) Mục đích của bán phá giá
- Tối đa hóa lợi nhuận
- Chiếm lĩnh thị trường
- Mục đích chính trị
c) Ảnh hưởng từ việc bán phá giá

- Đối với nước nhập khẩu hàng hóa.


- Đối với nước xuất khẩu hàng hóa.
4.1.2. Các biện pháp chống bán
phá giá
a) Điều kiện áp dụng biện pháp
chống bán phá giá
-
b. Nguyên tắc áp dụng biện pháp chống
bán phá giá
c. Các biện pháp chống phá giá
4.2. Thuế chống bán phá giá
4.2.1. Khái niệm và mục đích của thuế chống bán phá giá
a) K/N: Thuế chống bán phá giá là biện pháp chống bán phá
giá được áp dụng đối với sản phẩm bị điều tra và bị kết
luận là bán phá giá vào nước nhập khẩu gây thiệt hại cho
ngành sản xuất nước đó. Về bản chất đây là khoản thuế bổ
sung (ngoài khoản thuế nhập khẩu thông thường) đánh vào
sản phẩm nước ngoài nhập khẩu là đối tượng của quyết
định áp dụng biện pháp chống bán phá giá.
• Thuế chống bán phá giá đánh vào các nhà sản xuất riêng
lẻ. Thuế suất thuế chống bán phá giá không được vượt quá
biên độ bán phá giá. Việc áp thuế không quá thời hạn nhất
định.
b) Mục đích của thuế chống phá giá:
- Giảm nhập khẩu bằng cách làm cho chúng trở nên đắt
hơn so với các mặt hàng thay thế có trong nước và điều
này làm giảm thâm hụt trong cán cân thương mại.
- Chống lại các hành vi phá giá bằng cách tăng giá hàng
nhập khẩu của mặt hàng phá giá lên tới mức giá chung
của thị trường.
- Trả đũa trước các hành vi dựng hàng rào thuế quan do
quốc gia khác đánh thuế đối với hàng hóa xuất khẩu của
mình, nhất là trong các cuộc chiến tranh thương mại.
- Bảo hộ cho các lĩnh vực sản xuất then chốt, các ngành
công nghiệp non trẻ.
4.2.2.Quy trình điều tra và áp thuế chống
phá giá
1. Bắt đầu vụ kiện
2. Điều tra sơ bộ

Nhằm xác định hai nhóm vấn đề:


- Xác định hàng hóa bán phá giá và biên độ
bán phá giá.
- Xác định thiệt hại đáng kể cho ngành sản
xuất trong nước
3. Kết luận vụ kiện
4. Áp dụng biện pháp tạm thời
5. Cam kết về giá

• Bên xuất khẩu cam kết tăng giá bán đến


mức xấp xỉ giá của nhà sản xuất nội địa
(song vẫn đảm bảo cạnh tranh.
• Ngừng xuất khẩu với giá bị cho là phá giá.
• Chấp nhận bị áp dụng quota với mặt hàng
đó.
• Chấp nhận bị áp thuế bổ sung.
6. Tiếp tục điều tra

• Nhằm thu thập thêm thông tin, chứng cứ


để kết luận chính xác hơn
• Thu thập các phản hồi và tác động với các
bên liên quan sau khi áp dụng biện pháp.

7. Kết luận cuối cùng


8. Áp dụng biện pháp chống phá giá
cuối cùng
9. Rà soát hàng năm

10. Rà soát hoàng hôn


4.2.3 Các biện pháp chống phá giá
được Việt Nam sử dụng

1 Nguyên tắc áp dụng biện pháp


chống bán phá giá

2 Điều kiện áp dụng biện pháp


chống bán phá giá

3
Các biện pháp chống phá giá
4.2.4. Thực trạng bán phá giá ở một số
nước trên thế giới và bài học kinh nghiệm
cho Việt Nam
CHƯƠNG 5
THUẾ NHÀ THẦU VÀ CẠNH
TRANH THUẾ QUỐC TẾ

Biên soạn: PGS. TS. Nguyễn Thị Thùy Dương


5.1 THUẾ NHÀ THẦU
• 5.1.1. Khái quát về thuế nhà thầu
• 5.1.2 Các phương pháp tính thuế nhà thầu
5.2 Cạnh tranh thuế QT
5.2.1. Khái niệm và mục tiêu của cạnh tranh thuế:
- K/n: Cạnh tranh thuế là việc 1 nước ban hành chính
sách thuế có lợi thế so sánh nhằm thu hút nguồn lực,
lao động và các yếu tố kinh tế khác từ bên ngoài vào
nước mình, hoặc để hạn chế sự di chuyển các nguồn
lực trong nước ra nước ngoài.
-Mục tiêu của cạnh tranh thuế: Thu hút vốn đầu tư
nước ngoài
5.2.2. CÁC HÌNH THỨC CẠNH TRANH
THUẾ
5.2.3. TÁC ĐỘNG CỦA CẠNH TRANH
THUẾ
a) Mặt tích cực
b. Những thách thức
5.2.4. THIÊN ĐƯỜNG THUẾ
Khái niệm và đặc điểm của thiên đường thuế
*
• Đặc điểm:
MỘT VÀI VÍ DỤ VỀ THIÊN
ĐƯỜNG THUẾ
• Thụy Sĩ ,
• BVI - Thiên đường Thuế
• Hà Lan
• Đảo Síp, Luxembourg, Bermuda
• Quần đảo Cayman
• Delaware
• Singapore
Một vài công ty chuyên trốn
thuế qua các thiên đường thuế
• Tập đoàn bia và nước giải khát SAB Miller,
• Enron
• Starbucks
• Google
• Dell
• Merck
• Yahoo
• Microsoft
5.2.5. XU HƯỚNG CẠNH
TRANH THUẾ HIỆN NAY
• Đơn giản hóa thủ tục hành chính
• Minh bạch, công khai
• Công bằng trong đối xử về thuế
• Áp dụng những tiêu chuẩn chung của quốc tế
• Lĩnh vực mở cửa cho nhà đầu tư nước ngoài đa
dạng, mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp và
thuế thu nhập cá nhân thấp, đã ký kết nhiều hiệp
định song phương, trong đó có hiệp định chống
đánh thuế hai lần...
CHƯƠNG 6
THUẾ QUỐC TẾ TRONG ĐIỀU
KIỆN HỘI NHẬP CỦA VIỆT
NAM

Biên soạn: PGS. TS. Nguyễn Thị Thùy Dương


6.1. Khái quát chung về đầu tư nước
ngoài và hội nhập của Việt Nam
6.1.1. Tình hình đầu tư nước ngoài của Việt
Nam
6.1.2. Khái quát quá trình hội nhập của Việt
Nam
a) Hội nhập khu vực
b) Hội nhập toàn cầu
6.2. Các hiệp định và cam kết hội
nhập của Việt Nam
• Cam kết về thuế đối với khu vực ASEAN.
• Hiệp định thương mại Việt Mỹ và các thỏa thuận
về thuế
• Tổ chức thương mại thế giới (WTO) và các thỏa
thuận về thuế
• Các hiệp định tránh đánh thuế trùng giữa Việt
nam và các nước trên thế giới
6.3. Những vấn đề đặt ra đối với quản lý
thuế ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập

6.3.1. Về chính sách thuế


• Chính sách thuế phải có sự thống nhất hài hoà
giữa luật pháp quốc gia với thông lệ, quy định
chung của quốc tế.
• Việc xây dựng chính sách thuế phải có sự kết hợp
giữa các yếu tố nội địa và quốc tế, tạo thuận lợi
cho các doanh nghiệp tham gia vào hoạt động
xuất nhập khẩu được dễ dàng, thông thoáng.
• Chính sách về quản lý thuế phải xây dựng dựa
trên các chuẩn mực quốc tế như các hiệp định
mẫu, các văn bản về chuyển giá, bán phá giá...
Ngoài ra, chính sách thuế còn phải thay đổi cho
phù hợp với tiến trình hội nhập.
• Việc xây dựng các văn bản pháp lý cần được thực
hiện theo tư duy quản lý thuế mới. Đó là doanh
nghiệp tự kê khai, báo cáo; cơ quan thuế tập hợp
thông tin, phân tích lựa chọn rủi ro, yêu cầu
doanh nghiệp giải trình; chỉ thực hiện thanh tra
trong trường hợp cần thiết hoặc khi không có
biểu hiện hợp tác từ doanh nghiệp.
6.3.2. Về quản lý thuế
• Trong điều kiện hội nhập, quản lý thuế
vượt ra khỏi phạm vi quốc gia. Nó đòi hỏi
sự hợp tác chặt chẽ để trao đổi thông tin
với các nước khác.
• Trước xu thế toàn cầu hóa, quản lý thuế
phải dựa trên tiêu chí hiện đại. Ứng dụng
công nghệ thông tin hiện đại trong khâu
thu thập và xử lý thông tin.
• Cần đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm
tra. Nghiên cứu các chuẩn mực quốc tế
trong hoạt động thanh tra của các cơ quan
thuế các nước. Rà soát mô hình và các
phương pháp thanh tra đã áp dụng trong thí
điểm cơ chế tự khai tự nộp. Xây dựng mô
hình, phương pháp thanh tra cho ngành
thuế phù hợp với cơ chế quản lý, nhóm đối
tượng nộp thuế và theo từng loại thuế.
• Tổ chức bộ máy ngành thuế cần tinh gọn,
có trình độ để phù hợp với yêu cầu mới.
Có đội ngũ cán bộ chuyên sâu bao gồm cả
các chuyên gia kinh tế ngành để có thể
hiểu sâu về từng nhóm đối tượng nộp thuế.

You might also like