You are on page 1of 3

4.

Biểu hiện mới của độc quyền nhà nước dưới chủ nghĩa tư bản
4.1 Những biểu hiện mới về cơ chế quan hệ nhân sự
Sự phát triểu của trình độ dân trí và quy luật cạnh trnh trong xã hội tư bản ngày
nay dẫn đến sự thay đổi về quan hệ nhân sự trong bộ máy chính quyền nhà nước.
Thể chế đa nguyên trong phân chia quyền lực nhà nước trở thành phổ biến. Tại các
nước tư bản phát triển xuất hiện cơ chế thỏa hiệp để cùng tồn tại, cùng phân chia
quyền lực giữa các thế lực tư bản độc quyền không cho phép bất kỳ một thế lực tư
bản nào độc tôn, chuyên quyền ở các nước tư bản phát triển
Trong không ít trường hợp trọng tâm quyền lực nhà nước lại thuộc về 1 thế lực
trung dung có vị thế cân bằng giữa các thế lực đối địch nhau. Đến lượt nó, vị thế
quyền lực đố tạo nên thể chế kinh tế, chính trị, xã hội,… ôn hòa hơn, ít cực đoan
hơn so với những thời kỳ trước.
4.2 Những biểu hiện mới về sở hữu nhà nước
Chi tiêu ngân sách nhà nước là công việc thuộc quyền của giới lập pháp. Gioiws
hành pháp bị giới hạn, thậm chí bị quản lý chặt chẽ bằng luật Ngân sách nhà nước.
Chóng lạm phát và chống thất nghiệp được ưu tiên.
Dự trữ quốc gia trở thành nguông vốn chỉ có thể được sử dụng trong tình
huống đặc biệt; cổ phần của nhà nước trong các ngân hàng và công ty lớn trở
thành phổ biến.
Vai trò của đầu tư nhà nước để khắc phục những chi phí tốn kém trong nghiên
cứu khoa học cơ bản, trong xây dựng kết cấu hạ tầng và giải quyết các nhu cầu
mang tính xã hội ngày càng tăng lên ở các nước tư bản phát triển. Nhà nước đã
dùng ngân sách của mình để tạo nên những cơ sở vật chất, gánh chịu các rủi ro lớn,
còn các công ty tư nhân tập trung vào các lĩnh vực có lợi nhuận hấp dẫn
Nhờ lợi thế vượt trội của mình về tiềm lực khi tham gia đấu thầu các dự án đầu tư
bằng ngân sách nhà nước mà các tập đoàn độc quyền lớn thường thu được lợi
nhuận khổng lồ khi thực hiện các đơn đặt hàng trong các dự án đầu tư của nhà
nước.
Nhà nước tư sản hiện đại là nhân tố quyết định sự ổn định kinh tế vĩ mô thông
qua thu - chi ngân sách, kiểm soát lãi suất, trợ cấp và trợ giá, kiểm soát tỷ giá
hối đoái, mua sắm công,... Trong những điều kiện nhất định như khủng hoảng
kinh tế, ngân sách nhà nước còn được dùng để cứu những tập đoàn lớn khỏi nguy
cơ phá sản. Ví dụ : Ngày 19 tháng 12 năm 2008: Tổng thống Bush phê duyệt kế
hoạch cứu trợ và trao cho General Motors và Chrysler 13,4 tỷ đô la tài trợ từ quỹ
TARP (Chương trình cứu trợ tài sản gặp khó khăn), cũng như 4 tỷ đô la sẽ được
"rút sau". Ngày 29/6/2009 chính phủ Tây Ban Nha đã công bố cụ thể quỹ cứu trợ
lên tới 99 tỷ euro (tương đương với 137,7 tỷ đô la Mỹ), quỹ này dành để cứu trợ
các ngân hàng vượt qua cơn bão các khoản nợ xấu trầm trọng và giúp tái thiết hệ
thống ngân hàng sắp vỡ đến nơi của mình. Tuy nhiên, việc thực hiện kế hoạch-vốn
đã tốn nhiều thời gian lắm mới có được-sẽ rất phức tạp.

Tại một số nước, định hướng ưu tiên cho các vấn đề xã hội trong chi tiêu ngân
sách nhà nước được luật pháp hóa. Trong số đó có phần chi cho các hoạt động
bảo vệ môi trường, an sinh xã hội. Nhờ đó ở những nước phát triển có môi trường
xanh và sạch hơn. Ví dụ như người dân ở Thụy Điển được trải nghiệm chất lượng
cuộc sống tốt nhất trên thế giới, với khả năng tiếp cận rất tốt với các dịch vụ giáo
dục và y tế chất lượng cao. Hệ thống chăm sóc sức khỏe, cũng như giáo dục đại
học, đều được miễn phí và người dân nơi đây tự hào là quốc gia có tuổi thọ cao
nhất trên thế giới. Đặc biệt, thời gian nghỉ dưỡng dành cho gia đình nào mới sinh
con là 15 tháng cùng với nhiều quyền lợi hỗ trợ khác, ở một số nước châu Âu
người dân thực tế được hưởng phúc lợi xã hội khá cao. Nhưng sẽ là sai lầm nếu
như coi những điều tốt đẹp đó là sự thức tỉnh của giai cấp tư sản hay là sự nhân đạo
hóa của chủ nghĩa tư bản. Đó thực ra là những thành quả của cuộc đấu tranh bền bỉ
nhiều năm của nhân dân tiến bộ ở những nơi đó, là những sự “chuẩn bị vật chất
của chủ nghĩa xã hội” mà chủ nghĩa tư bản tạo ra trong quá trình phát triển của
mình.
4.3 Biểu hiện mới trong vai trò công cụ điều tiết kinh tế của độc quyền nhà
nước
Độc quyền nhà nước trong nền kinh tế tư bản chủ nghĩa ngày nay tập trung
trong một số hạn chế lĩnh vực. Về chính trị, các chính phủ, nghị viện tư sản hiện
đại cũng được tổ chức như một công ty cổ phần tư bản chủ nghĩa. Sự tham dự của
các đảng đối lập kể cả đảng cộng sản trong chính phủ hoặc trong nghị viện cũng
chỉ được chấp nhận ở mức độ chưa đe dọa quyền lực khống chế của giai cấp tư sản
độc quyền. Với ý nghĩa đó “đa nguyên tư sản” được tầng lớp tư sản độc quyền sử
dụng vừa để làm dịu đi làn sóng đấu tranh của các tầng lớp nhân dân tiến bộ chống
sự bóc lột, khống chế của tư bản lũng đoạn vừa làm suy yếu sức mạnh của các lực
lượng đối lập. Còn một khi thấy xuất hiện nguy cơ bị mất quyền chi phối thì ngay
lập tức sẽ có giải tán chính phủ, quốc hội hoặc thiết quân luật, tình trạng khẩn cấp
thậm chí đảo chính quân sự. Những gì xảy ra ở Chilê năm 1973, nước Nga năm
1993 và rất nhiều nơi khác chứng tỏ rõ điều đó...
Viện trợ ưu đãi từ nguồn lực nhà nước có xu hướng gia tăng. Viện trợ cho nước
ngoài của chính phủ trở thành một bộ phận của điều tiết kinh tế trong nước. Được
chỉ định thực hiện những dự án đó là một cơ hội lớn mà không có tập đoàn độc
quyền nào không quan tâm. Đó có thể là một phương thuốc cứu nguy trong bối
cảnh hàng hóa tồn đọng, công nghệ lỗi thời hoặc thị giá cổ phiếu sụt giảm,... Chỉ
cần điều này thôi cũng đủ lý giải cho thực tế là trong các dự án viện trợ song
phương, nước tiếp nhận chỉ được nhận một phần ít ỏi bằng ngoại tệ còn đa phần là
hàng hóa, công nghệ, thiết bị và chuyên gia của nước cung cấp

You might also like