You are on page 1of 4

CƠ SỞ KHOA HỌC TỰ NHIÊN

CHƯƠNG 4:
1. Các em hãy trình bày các loại vật chất trong tự nhiên. Vai trò của chúng đối
với đời sống con người:
1.1 Nước
a) Tính chất:
- Tính chất vật lý:
+ Ở điều kiện thường: chất lỏng, không màu, không mùi, không vị
+ 3 dạng: rắn, lỏng, khí
- Tính chất hóa học:
+ Công thức đơn giản nhất H2O, phân tử có cực
+ Rất có khả năng phản ứng (kim loại kiềm ở nhiệt độ thường,…)
+ Chất xúc tác, dung môi, chất thử
b) Vai trò: vô cùng quan trọng
+ Tất cả các sinh vật sống đều cần nước cho sự sống
+ Giúp tất cả sinh vật sống, lớn lên và phát triển
+ Vai trò quan trọng trong đời sống, sản xuất nông nghiệp, công nghiệp
1.2Ánh sáng:
a) Tính chất:
- Bản chất là sóng điện từ. Ánh sáng nhìn thấy có lamda nằm trong khoảng
0,4 – 0,7 um, chiếm một dải hẹp trong thang sóng điện từ.
- Vật tư phát ra ánh sáng: nguồn sáng
Ví dụ: Mặt trời, nến đang sáng,…
- Các nguồn sáng: vật được chiếu sáng, nguồn sáng
- Người ta còn chứng minh ánh sáng có tính chất hạt
b) Định luật quang hình học:
- Định luật truyền thẳng của ánh sáng:
- Định luật phản xạ ánh sáng:
- Định luật khúc xạ ánh sáng:
c) Vai trò:
- Giúp nhìn thấy mọi sự vật xung quanh
- Giúp thực vật tồn tại chất sống
- Hiện tượng quang điện, các hiện tượng khác, ứng dụng Khoa học kĩ thuật
- Gây ra phản ứng quang hóa: CH4 + Cl2  (askt) CH3Cl + HCl
1.3 Khí quyển:
a) Vị trí: lớp không khí bao quanh Trái đất
b) Vai trò:
- Quan trọng trong duy trì, baor vệ sự sống trên Trái đất
+ Ngăn chặn những chất độc hại của tia tử ngoại, tia phản xạ từ vũ trụ; cho
ánh sáng nhìn thấy, tia tử ngoại, sóng vô tuyến đi vào Trái đất
+ Giữ nhiệt độ Trái đất luôn ổn định
+ Cung cấp O2, CO2, H2O,…
c) Nhiệt độ và các tầng khí quyển:
- Khí quyển được chia thành nhiều tầng khác nhau. Mỗi tầng được đặc trưng
bởi nhiệt độ, áp suất với những đặc điểm riêng biệt
- Hàng năm con người thải ra hàng triệu tấn bụi gây ô nhiễm
d) Một số chất trong khí quyển:
* Khí oxi:
- Trạng thái tự nhiên: là nguyên tố phổ biến nhất cấu tạo nên Trái đất. Trong
khí quyển, chiếm 23% về khối lượng; trong nước, chiếm 89%. Trong các thành
phần của nhiều chất hữu cơ có nguồn gốc từ động vật, thực vật
- Tầm quan trọng:
+ Không có O2: con người và động vật không sống được; không duy rì sự
cháy
- Tính chất cơ bản:
+ Ở đkt: không màu, không mùi, không vị, ít tan trong H2O
+ Chất lỏng: màu xanh da trời
+ Nặng gấp 1,5 lần không khí
+ Tính oxi hóa mạnh, độ âm điện lớn
+ Tác dụng với tất cả các kim loại (trừ một số kim loại quý), tất cả các phi
kim (trừ halogen)
* Khí Nitơ:
- Trạng thái tự nhiên: Không khí là nguồn cung cấp lớn nhất, chiếm 78,16%
thể tích không khí
- Ở trạng thái liên kết, nơt có trong NaNO3
- Trong đất chứa một lượng Nito đáng kể dưới dạng muối tan
- Vai trò: Tham gia vào các hợp chất dưới dạng phân đạm cung cấp cho đất để
nuôi sống cây trồng
* Khí Hidro:
- Trạng thái tự nhiên:
+ Hàm lượng trong vỏ Trái đất gần băng 1% về khối lượng và 17% về tổng số
nguyên tử
+ Là nguyên tử nhẹ nhất trong tất cả các nguyên tố
+ Hầu hết có trong thành phần của nước (11% về khối lượng) và trong thành
phần của nhiều khoáng chất, đất đá, hợp chất hữu cơ
- Một số tính chất cơ bản:
+ Điều kiện thường: chất khí không màu, không mùi, nhẹ hơn 14,5 lần khôn kí,
tan rất ít trong H2O
+ Có 3 đồng vị
+ Ở nhiệt độ thường: kém hoạt động về mặt hóa học, nhiệt độ cao tan tốt trong
kim loại, tác dụng hầu hết với các nguyên tố phi kim
* Khí cacbonic:
- Chiếm một lượng rất nhỏ trong khí quyển, nhưng là thành phần không khí
quan trọng đối với sự sống trên Trái đất
- Không màu, không mùi, vị hơi chua, dễ hóa lỏng, hòa tan trong nước
- Bền vững với nhiệt độ, nhiệt độ cao mới phân hủy
- Không cháy, không duy trì sự cháy
- Trong khí quyển, lượng CO2 tăng gây ra hiệu ứng nhà kính
- Ứng dụng: chữa cháy, sản xuất soda, ure,…
1.4 Âm thanh:
- Các dao động phát ra âm thanh: tai người nghe được từ 16Hz đến 20 000Hz
- Sóng âm truyền trong chất lỏng, rắn. khí
- Độ cao của âm, âm sắc, độ to của âm liên quan đến sự cảm thụ của con người
1.5 Ánh sáng:
- Nguồn cung cấp chủ yếu cho bề mặt Trái đất: Mặt trời
- Bức xạ Mặt trời là dòng vật chất, năng lượng của Mặt trời đến Trái đất, được
mặt đất hấp thụ 47% , khí quyển hấp thụ một phần và phản xạ lại không gian
- Góc chiếu của tia bức xạ càng lớn thì nhiệt độ thu được càng nhiều
* Sự thay đổi nhiệt độ không khí trên bề mặt Trái đất theo vĩ độ
- Không khí ở các vùng vĩ dộ thấp nóng hơn không khí ở các vùng vĩ độ cao
- Ở các vùng vĩ độ thấp quanh năm có góc chiếu của tia sáng Mặt trời với mặt
đất lớn nên nhận được nhiều ánh sáng  không khí trên mặt đất nóng hơn
- Càng lên gần cực, góc chiếu của tia sáng Mặt trời càng nhỏ, mặt đất nhận được
ít nhiệt độ hơn  không khí trên mặt đất cúng ít nóng hơn
* Thay đổi theo hướng phơi của sườn
* Giảm dần theo độ cao (càng xa bề mặt Trái đất)
- Trái đất hấp thụ 47% bức xạ Mặt trời
- Nhiệt độ không khí được quyết định bởi
-
- Ngoài ra còn thay đổi do: dòng biển nóng, lạnh, lớp phủ thực vật, hoạt động
sản xuất của con người

You might also like