You are on page 1of 5

Bài 1

CÔ ĐẶC

1. MỤC ĐÍCH
- Khảo sát hoạt động và tính hiệu suất của một thiết bị cô đặc loại vỏ áo đồng
dạng với thiết bị cô đặc thường được sử dụng trong công nghiệp (cô đặc đường, xút…)
- Quá trình cô đặc có thể thực hiện ở áp suất thường hay áp suất chân không.

2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Cô đặc là phương pháp thường được sử dụng để làm tăng nồng độ một cấu tử nào
đó trong dung dịch gồm hai hay nhiều cấu tử (trong đó thường có một cấu tử là nước).
Thí nghiệm ở đây được thực hiện với dung dịch là một cấu tử tan trong nước, hoạt
động theo phương pháp gián đoạn.
Trong thực tế, cô đặc một nồi họat động gián đoạn thương được làm việc theo
một trong ba phương pháp sau:
(1) Cho dung dịch nhập liệu vào một lần ban đầu rồi cho bốc hơi, mực dung dịch
trong thiết bị giảm dần cho đến khi nồng độ đạt yêu cầu.
(2) Dung dịch nhập liệu cho vào ban đầu đến một mức nhất định, sau đó vừa cho
bốc hơi vừa tiếp tục dung dịch vào để giữ cho mức dung dịch trong thiết bị không đổi.
(3) Dung dịch ban đầu được cho vào thiết bị đến một mức nhất định, sau đó vừa
cho bốc hơi vừa cho tiếp dung dịch vào để giữ cho khối lượng riêng dung dịch không đổi,
vì khối lượng riêng dung dịch tăng khi nồng độ tăng do đó mức dung dịch trong thiết bị
sẽ giảm.

2.1. Cân bằng vật chất


Cân bằng vật chất cho thiết bị cô đặc hoạt động gián đoạn theo phương pháp thứ
nhất (giả sử không có tổn thất chất tan).
Gd xn  Gc xc và Gd  W  Gc
Từ đó ta có :
G x xd
 xd  xc  d d 
W  Gd 1   và Gd  W 1  W
 x c 
Gd

1
Trong đó:
Gd: khối lượng dung dịch đầu cho vào nồi, kg.
Gc: khối lượng dung dịch lấy ra khỏi nồi, kg.
W: khối lượng hơi nước (hơi thứ) lấy ra khỏi nồi, kg.
xd: nồng độ đầu của chất tan trong dung dịch, khần khối lượng.
xc: nồng độ cuối của chất tan trong dung dịch, phần khối lượng.

2.2. Cân bằng nhiệt lượng


Cân bằng nhiệt lượng cho thiết bị cô đặc hoat động gián đoạn theo phương pháp
thứ nhất
- Cân bằng nhiệt lượng cho giai đoạn đun nóng
dQ1 = G.Cp.dT = K1.S.(Th - T).dt
Với :
Q1: nhiệt lượng cần thiết để đun nóng dung dịch đến nhiệt độ sôi, J
G: khối lượng dung dịch cho vào ban đầu, kg
Cp: nhiệt dung riêng của dung dịch. (J/kgoC)
S: diện tích bề mặt đun nóng, m2
K1: hệ số truyền nhiệt trong quá trình đun nóng, m2
Th: nhiệt độ của dòng nóng (nước sôi trong vỏ, 100oC)
T: nhiệt độ sôi của dung dịch, oC (tra theo độ chân không trong nồi)
t: thời gian đun nóng, s
Từ (3) rút ra :
GC p dT
dt  .
K1 S Th  T
Lấy tích phân hai vế, ta được htời gian đun nóng dung dịch từ nhiệt độ đầu đến
nhiệt độ sôi
GC p Th  Td
t ln
K1 S Th  TS
Thời gian bốc hơi được xác định từ phương trình
dQ2 = K2.S.(Th – Ts)dt
Lấy tích phân, ta được :

2
Q2 Q2
dQ 1 dQ
t2    K
0 K 2 S (Th  Ts ) S 0 2 (Th  Ts )

Với
Q2: nhiệt lượng cần thiết để bốc hơi nước, J
K2: hệ số truyền nhiệt khi nước sôi, W/m2oC
Tđ: nhiệt độ ban đầu của dung dịch (oC)
Ts: nhiệt độ sôi của dung dịch (oC)

2.2. Tính nhiệt độ sôi của dung dịch :


(1) Độ tăng nhiệt độ sôi do nồng độ: Trong thực tế, thường cỉ biết nhiệt độ sôi của
dung dịch ở áp suất thường. Trong trường hợp này, áp dụng quy tắc Balbô như sau: độ
giảm tương đối áp suất hơi bão hòa của dung môi (nước) trên bề mặt dung dịch ở nồng độ
đã cho là một đại lượng không đổi, không phụ thuộc nhiệt độ sôi, nghĩa là
Pbh  P Pbh
 const hay  const
Pbh P
Từ biểu thức trên, nếu biết nhiệt độ sôi của dung dịch ở nồng độ đã cho ứng với
áp suất nào đó thì có thể xác định nhiệt độ sôi ở các áp suất khác.
Gọi ’ là độ tăng nhiệt độ sôi của dung dịch (do nồng độ) so với nhiệt độ sôi của
dung dịch môi nguyên chất, ’ cũng phụ thuộc vào nồng độ; nồng độ tăng thì ’ cũng
tăng. Đại lượng này gọi là tổn thất nhiệt độ sôi do nồng độ. Trị số ’ phụ thuộc vào chất
hòa tan.
(2) Độ tăng nhiệt độ sôi do áp suất thủy tĩnh: Nhiệt độ sôi của dung dịch cũng phụ
thuộc vào độ sâu, tr6n mặt thóang nhiệt độ sôi thấp, càng xuống sâu, nhiệt độ sôi càng
tăng. Hiệu số giữa nhiệt độ sôi ở điểm dưới T(P+P) với nhiệt độ độ sôi ở mặt thoáng Tp gọi
là tổn thất nhiệt độ sôi do áp suất thủy tĩnh.
” = T p+p – Tp
Áp suất thủy tĩnh trong tính toán được lấy bằng trị số trung bình

p  gh ; N/m2
2
Với  là khối lượng riêng của dung dịch ở dạng bọt, kg/m3; lấy gần đúng bằng
2
½ khối lượng riêng của dung dịch.
g: gia tốc trọng trường, m/s2
h: khoảng cách từ mặt thoáng đến vị trí muốn xác định nhiệt độ sôi,m

3
3. THIẾT BỊ THÍ NGHIỆM
Thiết bị thí nghiệm cô đặc được thiết kế mô phỏng theo các thiết bị cô đặc sử
dụng trong công nghiệp. Dung dịch được cô đặc theo từng mẻ. Dung dịch sôi trong nồi
cô đặc do nước sôi bên ngoài vỏ áo truyền nhiệt vào nồi. Hơi thứ bốc lên trong nồi cô đặc
được dẫn qua thiết bị ngưng tụ (TBNT) ống chùm để thu hồi và định lượng. Ejector gắn
trên đường ống dẫn nước cho thiết bị ngưng tụ được sử dụng để tạo chân không cho toàn
hệ thống.

I – Buồng đốt; II – Buồng bốc; III – Cụm ngưng tụ-làm nguội; IV – Bồn chứa
nước ngưng;V – Bơm tạo chân không; VI – Tháp (giải nhiệt); VII – Bồn chứa
nước; VIII – Quạt (giải nhiệt); IX – Bộ tạo hơi đốt; X- Bồn (chứa nước ngưng);
1÷11- Các van bi; P- Bộ hiển thị áp suất; T- Bộ hiển thị và điều khiển nhiệt độ.

Hình : Sơ đồ nguyên lý hệ thống cô đặc chân không

4
4. PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM
Thực hiện thí nghiệm cô đặc dung dịch đường từ nồng độ
Quy trình thí nghiệm:
- Chuẩn bị dung dịch cô đặc: cho nước và đường theo tỉ lệ định trước vào thùng
nhập liệu.
- Khóa tất cả các van lỏng. Bật công tắc điện khởi động bơm tuần hoàn nước
giải nhiệt. Theo dõi áp suất trong hệ. Khi áp suất đạt – 400 mmHg thì mở van
nhập liệu.
- Bậc điện trở đun nước và theo dõi nhiệt độ dung dịch.
- Khi dung dịch bắt đầu sôi, ghi nhận mốc thời gian và áp suất.
- Theo dõi và ghi nhận nhiệt độ sôi dung dịch và áp suất chân không theo thời
gian. Khoảng 5 phút mỗi lần ghi.
- Sau 2h, kết thúc thí nghiệm. Lần lượt tắt điện trở nồi đun. Tắt bơm tuần hoàn
nước giải nhiệt sau 15 phút.
- Mở van khí để cân bằng áp suất trong hệ và môi trường.
- Tháo nước ngưng và cân khối lượng
- Tháo dung dịch sau cô đặc và làm nguội đến 25 ℃. Đo nồng độ đường bằng
Brix kế.

5. PHÚC TRÌNH

5.1. Bảng kết quả đo:


Ghi nhận lại tất cả các kết quả đo đã nêu trên

5.2. Bảng kết quả tính toán:


Cân bằng vật chất và cân bằng năng lượng cho hệ thống.
Xác định hiệu suất thiết bị
Xác định hệ số truyền nhiệt cho từng giai đoạn của quá trình cô đặc.

You might also like