You are on page 1of 9

Bài 1

MẠCH LƯU CHẤT

1. MỤC ĐÍCH
1) Giúp sinh viên củng cố kiến thức lý thuyết về cơ lưu chất.
2) Giúp cho sinh viên làm quen với cấu tạo, nguyên lý hoạt động của thiết bị và phương
pháp thí nghiệm: chế độ chảy của chất lỏng, trở lực ma sát, cục bộ của mạng ống.
3) Xác định thực nghiệm tổn thất áp suất do ma sát, do trở lực cục bộ (van, co) khi chất
lỏng chảy trong ống dẫn thẳng.
4) Xác định chiều dài tương đương của van, co.

2. NỘI DUNG VÀ YÊU CẦU BÀI THÍ NGHIỆM

2.1. Nội dung


Ở bài thí nghiệm này cần đo các đại lượng sau:
Chênh lệch áp suất khi lưu chất chảy qua các loại ống có đường kính và chiều dài
khác nhau, qua van, qua co.

2.2. Yêu cầu


Sinh viên phải nắm vững lý thuyết và hiểu rõ cấu tạo, nguyên lý hoạt động của thiết bị
cũng như phương pháp thí nghiệm trước khi tiến hành thí nghiệm.

3. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
3.1 Tổn thất áp suất khi chất lỏng chảy trong ống dẫn thẳng
 Tổn thất năng lượng khi chất lỏng chảy trong ống dẫn thẳng được xác định theo
phương trình Darcey – Weisbach:

(5)

Trong đó: h – tổn thất do ma sát trong ống dẫn thẳng, mm H2O;
f – hệ số ma sát.
– tốc độ trung bình, m/s;
d – đường kính ống dẫn, m;
L – chiều dài ống, m;
g – gia tốc, m/s2;
Thực nghiệm đã cho thấy hệ số ma sát phụ thuộc vào chế độ chảy của chất lỏng
(chuẩn số Re) và độ nhám tương đối của thành ống dẫn (, tức là:
(6)

1
Trong đó: (7)
– độ nhám tuyệt đối (độ gồ ghề khi đúc ống), m;
Giá trị f được xác định bằng thực nghiệm, phụ thuộc vào Re theo đường cong: ( 8 )

- Khi Re < 2320 → ( 8.1 )

- Khi 2320 < Re < 4000 → ( 8.2 )

- Khi Re ≥ 4000 :
+ 4000 < Re < 6 ( dtđ / )
8/7

(8.3)

+ Re > 220 ( dtđ / )9/8

→ ( 8.4 )

+ 6 ( dtđ / )8/7 < Re < 220 ( dtđ / )9/8

→ ( 8.5 )

 Khi chất lỏng chảy trong ống cần tiêu tốn năng lượng để thắng trở lực của ống,
trong ống dẫn thẳng được xác định theo phương trình:
(9)

Trong đó: - chuẩn số Euler;

- chuẩn số Reynolds;

; - tổ hợp kích thước hình học không thứ nguyên

p – tổn thất áp suất, N/m2;


V – tốc độ dòng, m/s;
L – chiều dài ống dẫn, m;
d – đường kính ống dẫn, m;
 – độ nhám ống dẫn, m;

2
 – khối lượng riêng, kg/m3;
 – độ nhớt, N.s/m2;

 độ nhớt động học, m2/s.

Như vậy, khi biết chuẩn số Eu, xác định được tổn thất áp suất:
(10)
Tổn thất áp suất trong ống dẫn thẳng cũng có thể tính theo:

(11)

Trong đó: f – hệ số ma sát, i - hệ số trở lực cục bộ.

Khi không có trở lực cục bộ và thì tức là cả hai hệ số ma sát f và hệ số trở

lực cục bộ  đều phụ thuộc vào Re:


(12)
Từ các biểu thức trên khi biết chuẩn số Reynolds, các tổ hợp hình học K 1 và K2 sẽ xác định
được hệ số ma sát f , hệ số trở lực cục bộ , cũng như độ nhám , từ số liệu thực nghiệm.

 Đặc biệt đối với dòng chảy rối muốn tìm f người ta còn sử dụng giản đồ f theo Re
và (giản đồ Moody).

3.2 Tổn thất áp suất khi chất lỏng chảy qua van, co (trở lực cục bộ)
1.
2. Hình 3:

a)

3
b) c) d)
Hình 2: Sơ đồ cấu tạo các bộ phận của một vài loại van
a) Van cửa ( Gate Valve )
b) Van cầu ( Globe Valve ) , c) Van bướm ( Butterfly Valve ), d) Van bi ( Ball Valve )

Hình 3: Một số chi tiết ( co, T, lơi, rắc co…. ) dùng để kết nối các bộ phận trên đường ống.

 Ngoài sự tổn thất năng lượng do ma sát trong ống dẫn nói trên, ta còn có sự tổn thất năng
lượng do trở lực cục bộ, ví dụ : do sự thay đổi tiết diện chảy, thay đổi hướng chảy hay do sự thay đổi
tiết diện van.
Trong trường hợp này ta có công thức tính trở lực cục bộ như sau :

(8)

: chiều dài tương đương của van, co, T, …


 Xác đinh chiều dài tương đương của van, co, T ….

Chiều dài tương đương của một bộ phận nào đó là chiều dài một đoạn ống thẳng có trở lực
ma sát bằng trở lực cục bộ do bộ phận đó gây ra.
Trở lực này bằng thế năng riêng tiêu tốn để thắng trở lực do bộ phận ta đang xét gây ra:

4
(9)

Từ (8) và (9) ta có , trở lực cục bộ (10)

Chiều dài tương đương: (11)

Bảng 1: Trở lực cục bộ theo độ mở của van


Độ mở Hoàn toàn 3/4 1/2 1/4
0 0,3 2,1 22.5

4. THIẾT BỊ THÍ NGHIỆM

Hình 3: Sơ đồ thiết bị thí nghiệm tích hợp trên tủ điện

2.1 Thiết bị thí nghiệm


Thông số kỹ thuật thiết bị

Ống dẫn bằng inox: Độ nhám e= e = 0,0015 – 0.01 , mm

5
.Bảng 2: Kích thước ống dẫn

Số Đường kính ngoài; Đường kính trong;


TT Mm mm

1 13.72 12.7
2 21.34 15.875
3 26.67 19.05
4 33.40 25.40

5. PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM

5.1. Chuẩn bị
1) Kiểm tra nguồn điện, nguồn nước và các dụng cụ đo trên thiết bị thí nghiệm.
2) Kiểm tra nguồn điện máy nén và các van ở máy nén
3) Lập bảng ghi kết quả đo.

5.2. Tiến hành thí nghiệm


1) Mở van nước cấp vào để duy trì nhiệt độ dòng nước ổn định

2) Mở bơm theo lưu lượng đã định trước.


3) Lần lượt bật công tắc mở các van khí nén trên các đường ống Φ 21 và Φ34 và đường
co 90o.
4) Kiểm tra độ mở van kim ở đường ống dưới cùng. Mở van tối đa rồi nhấn nút mở van
khí nén để thực hiện thí nghiệm. Tiếp tục với các độ mở van ¾, ½ và ¼.
Lưu ý:
- Khi đường ống đã hết bọt khí và lưu lượng kế phao ở trạng thái ổn định mới tiến
hành ghi nhận số liệu thí nghiệm.
- Van kim ở đường ống dưới cùng KHÔNG được đóng hoàn toàn.
5.2.1. Thí nghiệm 1 : Xây dựng giản đồ sự phụ thuộc của f theo Re với các kích
thước ống khác nhau ( Φ 21 và Φ 34) và co 90o

- Lần lượt mở các van khí nén trên bảng điện với các đường ống từ Φ 21 đến Φ 34
và co 90o.
- Tương ứng từng trường hợp, ghi nhận số liệu chênh lệch áp suất và nhiệt độ nước
khi thí nghiệm theo thời gian. Có thể đo 3 lần cách nhau 3 phút mỗi trường hợp.

6
5.2.2. Thí nghiệm 2 : Xác định trở lực cục bộ của van ( van kim )
- Thí nghiệm đo với với các độ mở khác nhau của van kim: mở hoàn toàn, mở
¾, mở ½ và mở ¼
- Chuẩn bị thí nghiệm: điếm số vòng mở van từ đóng kín đến độ mở lớn nhất.
- Lần lượt làm thí nghiệm với độ mở hoàn toàn, mở ¾ số vòng, mở ½ số vòng và
mở ¼ số vòng.
- Tương ứng ghi nhận giá trị chênh lệch áp suất, theo thời gian cách nhau 3
phút.
- Có thể lặp lại thí nghiệm để kiểm tra sai số.

Lưu ý: Tuyệt đối không đóng hoàn toàn van này vì sẽ gây hỏng bơm.

5.3. Kết thúc thí nghiệm


Trình tự thao tác khi kết thúc thí nghiệm:
1) Đóng van nước vào.
2) Tắt công tắc bơm ngừng cấp nước vào hệ thống .
3) Nhấn nút STOP để tắt điện các đồng hồ đo.
4) Vệ sinh sạch sẽ tại vị trí của bài thí nghiệm, sắp xếp dụng cụ thí nghiệm ngăn nắp, trả
về hiện trạng ban đầu.
 Lưu ý : trong quá trình làm thí nghiệm nếu có sự cố nào về hệ thống thiết bị thí
nghiệm thì có thể báo ngay cho CB trực Phòng thí nghiệm để xử lý.

6.7. Đồ thị
Dựa vào kết quả tính toán vẽ các đồ thị biểu diễn các mối quan hệ sau:
1. Hệ số ma sát f theo Re :
- Đối với từng loại đường kính ống và so sánh theo chiều dài khác nhau ( 2 đồ thị )
- Đối với từng loại chiều dài khác nhau và so sánh theo đường kính ống ( 2 đồ thị )
2. Lưu lượng Q theo độ mở van ở một vài áp suất (1 đồ thị )
3. Vẽ đường đặc tuyến riêng của van (1 đồ thị )

6.8. Bàn luận


7
Sau khi tính toán và vẽ các đồ thị sinh viên tự đưa ra những nhận xét, đánh giá và bàn luận về
kết quả thí nghiệm. Các nội dung cần đề cập đến có thể là:
1) Nhận xét về các đồ thị đã vẽ và so sánh với kết quả trong lý thuyết.
2) Nhận xét về mức tin cậy của kết quả và các nguyên nhân của sai số.
3) Dựa trên đồ thị đặc tuyến van đề nghị mục đích sử dụng của van.

7. TÀI LIỆU THAM KHẢO


[1] Trần Xoa, Nguyễn Trọng Khuông, Hồ Lê Viên, “ Sổ tay Quá trình và Thiết bị Công
nghệ hóa chất”, Tập 1, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật, 2006
[2] Đỗ Văn Đài, Nguyễn Trọng Khuông, Trần Quang Thảo, Võ Thị Ngọc Tươi, Trần
Xoa, “Cơ sở các quá trình và thiết bị công nghệ hóa học”, Tập 1, Nhà Xuất Bản Đại Học
Và Trung Học Chuyên Nghiệp.

[3] Ф.А. Абдулкашапова, и др. ЛАБОРАТОРНЫЙ ПРАКТИКУМ ПО


ПРОЦЕССАМ И АППАРАТАМ ХИМИЧЕСКОЙ ТЕХНОЛОГИИ, Казань 2005
………

8. CÂU HỎI CHUẨN BỊ


1) Các số liệu đo được trong thí nghiệm này cũng như dòng chảy của lưu chất có ổn định
được không? Tại sao?
2) Nêu các đặc điểm của áp suất thủy tĩnh.
3) Ống venturi có cấu cấu tạo thế nào và được sử dụng để làm gì?
4) Màng chắn có cấu tạo như thế nào? Dùng để làm gì?

5) Ngoài màng chắn và venturi còn có lưu lượng kế nào khác không? Nêu tên và phạm vi
ứng dụng của chúng.
6) So sánh độ chính xác khi đo của 2 loại lưu lượng kế: màng chắn và venturi. Giải thích.
7) Dựa vào cấu tạo của lưu lượng kế màng chắn và venturi, cho biết hệ số lưu lượng loại
nào lớn hơn? Tại sao?
8) Nguyên lý đo lưu lượng bằng màng chắn và ống venturi như thế nào? Đây là đo trực
tiếp hay gián tiếp ?
9) Dựa vào phương trình nào để đưa ra công thức tính lưu lượng từ tổn thất áp suất?
Tính như thế nào?
10) Hệ số lưu lượng thay đổi như thế nào?
11) Chỉ số vi áp kế sẽ thay đổi thế nào khi giảm đường kính lỗ của màng chắn?
12) Trong thí nghiệm xác định lưu lượng nước như thế nào? Ngoài phương pháp này còn
phương pháp nào khác để xác định lưu lượng?

8
13) Những yếu tố nào có ảnh hưởng đến hệ số lưu lượng và lưu lượng khi chất lỏng chảy
qua ống dẫn nằm ngang?

14) Việc thiết lập công thức xác định tổn thất ma sát theo quãng đường dựa vào lý thuyết
nào? Trình bày nội dung của nguyên lý đó.
15) Tổn thất áp suất do trở lực cục bộ là gì? Gồm những loại nào?
16) Tổn thất áp suất do ma sát là gì?
17) Tổn thấy áp suất khi dòng chảy qua các bộ phận của mạng ống: màng chắn, ống
venturi … được xác định thế nào? Phụ thuộc vào những yếu tố nào?
18) Xác định tổn thất do ma sát trong ống dẫn thẳng nàm ngang theo tính toán và bằng
thực nghiệm như thế nào?
19) Hệ số ma sát phụ thuộc vào những yếu tố nào?
20) Trình tự xác định hệ số ma sát f như thế nào?
21) Cho biết các công thức tính hệ số ma sát phụ thuộc vào Re
22) Tại sao trong thí nghiệm tổn thất áp suất được xác định bằng hiệu số áp suất của ống
litogran qua đầu và cuối ống, mà không xác định bằng thay đổi tốc độ và tổn hao hình
học?
23) Trong những bộ phận nào của mạng ống gây tổn hao áp suất?

24) Chiều dài tương đương của van, co, T hay chỗ có trở lực cục bộ được định nghĩa như
thế nào?
25) Nêu các phương pháp làm giảm trở lực trên đường ống dẫn.
26) Có mấy loại van? Vẽ đặc tuyến riêng của vài loại van sử dụng trong hệ thống cấp
thóat nước.

You might also like