You are on page 1of 17

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG WADIBE 1.

0
Phát hành phiên bản đầu tiên ngày 12/2007

1 Lời nói đầu


WADIBE là viết tắt của WAve  DIke  BEach, nghĩa là Sóng  Đê  Bãi. Mối liên
hệ chặt chẽ và tương tác Thủy động lực học-Công trình-Hình thái giữa ba “pha” này
chính là cảm hứng cho sự phát triển chương trình.
WADIBE được phát triển bởi Bộ môn Kỹ thuật Công trình biển – Khoa Kỹ thuật Biển
nhằm hỗ trợ cho công tác giảng dạy và bổ trợ kiến thức về KTBB cho các cán bộ làm
công tác tư vấn thiết kế các công trình bảo vệ bờ. WADIBE là chương trình miễn phí.
Người sử dụng cần có những kiến thức cơ bản về KTBB để sử dụng chương trình một
cách chính xác. Tập thể tác giả không chịu bất cứ trách nhiệm pháp lý nào từ việc ứng
dụng chương trình của người sử dụng.
Chương trình vẫn đang được phát triển, bổ xung và hoàn thiện thêm những chức năng
khác. Đây là phiên bản đầu nên không tránh được những sai sót, tập thể tác giả mong
muốn các góp ý từ người sử dụng nhằm hoàn thiện chương trình. Các góp ý xin gửi về
địa chỉ:
TS. Thiều Quang Tuấn
Bộ môn Kỹ thuật Công trình Biển
Khoa Kỹ thuật Biển
Đại học Thủy Lợi
175 – Tây Sơn – Đống Đa – Hà Nội
Tel. 5634415
Email: Tuan.T.Q@wru.edu.vn

Hình 1 Giao điện chính của WADIBE


2 Cài đặt WADIBE
Wadibe chỉ chạy trên môi trường Windows 2000, XP, và VISTRA (trên môi trường
VISTRA đôi khi bị lỗi font). Chương trình được hỗ trợ Unicode nên không cần cài đặt
font tiếng Việt.
Bạn cần có Adminstrator account để cài WADIBE. Giải nén file và chạy file cài
wadibesetup.exe vào thư mục chạy là xong. Trong một số trường hợp windows không
tự động nhận font thì bạn phải tự cài các font đi kèm (Abcserif.fon và Sserife.fon) vào
thư mục Fonts ở trong Control Panel

3 Cấu trúc cơ bản của WADIBE


UI chính của Wadibe bao gồm 03 tab như đã nói ở trên: Sóng – Đê – Bãi (xem Hình
1). Người sử dụng có thể di chuyển giữa các tab này lựa chọn các thủ tục tính toán của
từng tab. Để mở một thủ tục nào đó thì chọn thủ tục đó và ấn nút

Giao điện của thủ tục sẽ mở ra, sau khi vào đủ các thông số thì ấn nút
để tính toán và để xem kết quả tính toán hoặc phân tích độ nhạy kết quả
tính toán với các tham số đầu vào.
Chức năng phân tích độ nhạy các tham số là một ưu điểm nổi bật của Wadibe cho
phép xem xét ảnh hưởng của các thông số đầu vào đến kết quả tính toán đầu ra. Người
dùng có thể tự chọn một đại lượng biến đổi trên trục hoành, kết quả tính toán trên
trục tung, và lựa chọn tham số biến đổi giữa các đường. Ví dụ: Hình 2 cho thấy kết
quả phân tích sự ảnh hưởng của cơ đê đến việc giảm sóng leo, sóng tràn trên đê. Qua
đó có thể xác định được cao trình bố trí cơ và bề rộng cơ tối ưu.

Hình 2 Sử dụng chức năng phân tích độ nhạy để phân tích ảnh hưởng của Cơ đê đến việc
giảm sóng leo, sóng tràn trên đê
Trong chế độ giao điện đồ họa, Wadibe cung cấp các tiện ích mạnh sau:

Chức năng Xem in: cho phép xem trước, chỉnh sửa lề trước khi in hình
Chức năng In: in trực tiếp hình vẽ ra giấy
Chức năng Ghi: cho phép ghi hình ra dạng Bitmap (*.bmp) hoặc (*. JPG)
Chức năng Sửa: Cho phép chỉnh sửa màu sắc, font chữ, thêm bớt đường, thêm tiêu
đề, và đặc biệt là xuất số liệu dạng số của hình vẽ ra file có định dạng khác nhau
(*.txt) hoặc excel (*.xls). Hình 3 minh họa việc ghi số liệu tính toán của đường quan
hệ chiều dài sóng ứng trường hợp T = 8.0 s ra file excel.

Hình 3 Cho phép chuyển hình vẽ ra dạng số và lưu ra file Excel (*.xls)

Tại bất kỳ vị trí nào trên hình vẽ người sử dụng có thể dùng chuột trái để Zoom in
xem chi tiết và chuột phải để Pan hình ở các vị trí khác nhau.

4 Một số thủ tục tính toán chính của WADIBE 1.0


4.1 Tính toán truyền sóng ngang bờ
Thủ tục này cho phép tính toán truyền sóng ngang bờ qua bãi có hình dạng bất kỳ, xác
định các thông số sóng trước chân công trình.
Điều kiện sóng ngang bờ về cơ bản được tính toán dựa trên các phương trình cân bằng
năng lượng trung bình thời gian của Battjes và Janssen (1978). Các mô hình loại này
gọi chung là dạng mô hình ENDEC (ENergy DECay models hay là mô hình triết giảm
năng lượng sóng). Để nâng cao độ chính xác trong việc tính toán độ cao nước dềnh do
sóng (wave set-up), chuyển hóa động năng rối theo mô hình cuộn sóng mặt của Nairn
(1990) cũng được xét đến ở WADIBE (đây là ưu điểm so với CRESS). Các phương
trình cơ bản như sau:

( EC g cos  )   Dw  D f (4.1)
x
1
E  gH rms
2
(4.2)
8
1
Dw   g f p H max
2
Qb (4.3)
4
fw 3
Df  uorb (4.4)

trong đó Cg là vận tốc nhóm sóng,  là góc sóng tới, Dw là tiêu hao năng lượng sóng
do sóng vỡ, Df là tiêu hao năng lượng do ma sát đáy, E là tổng mật độ năng lượng
sóng xác định theo lý thuyết sóng tuyến tính, Hrms là chiều cao sóng trung bình quân
phương (Hs=1.41Hrms), Qb là số phần trăm sóng vỡ,  là hệ số hiệu chỉnh (1.0),
f p  1/ Tp , fw là hệ số ma sát uobr là biên độ dao động của vận tốc quỹ đạo sóng xác
định dựa trên lý thuyết sóng tuyến tính và Hrms.
Phương trình cân bằng năng lượng do cuộn sóng mặt:

(2 Er c cos  )  Dw  DS (4.5)
x
trong đó Er là thế năng của cuộn sóng mặt, c là vận tốc đầu sóng, DS là tiêu hao năng
lượng của cuộn sóng mặt xác định như sau:
Er
DS  2  g (4.6)
c
với  là độ dốc mặt của cuộn sóng.

Các phương trình từ (4.1) đến (4.6) được giải theo phương pháp sai phân hữu hạn để
tính toán ra các điều kiện sóng ngang bờ (Hrms, L, ). Việc tính toán được tiến hành
theo hướng về bờ bắt đầu từ một vị trí mà tại đó các thông số sóng đã biết (ví dụ tại
nước sâu Hrms0, Tp, 0).

Các tham số đầu vào như trình bày ở Hình 4a. Mặt cắt ngang bãi được đọc từ chức
năng File  Mở file mặt cắt của thủ tục. Người sử dụng cần cho các thông số đầu
vào phù hợp với mặt cắt bãi nếu không sẽ bị báo lỗi (ví như cao trình mặt nước cao
hơn cao trình bãi phía đất liền,...). Mặt cắt của bãi không được chia quá 1000 điểm
tính toán vì vậy khoảng x phải lấy phù hợp.
- Mặt cắt bãi có gốc tọa độ lấy theo hướng từ đất liền tiến ra biển (xem Hình 4b).
Người dùng có thể tạo mặt cắt từ Notepad hoặc từ chức năng phụ của thủ tục File 
Tạo file mặt cắt
- Các tham số triết giảm năng lượng nên để mặc định, chỉ hiệu chỉnh các thông số
này khi có số liệu đo đạc (xem ví dụ tính toán của Wadibe ở Hình 4c và file Excel đi
kèm M1263IIIT2_computed.xls, các số liệu đo đạc mặt cắt và sóng được lấy từ
WL|DELFT-Series M1263-III-T2, Steezel, 1993).
- Lưu ý chiều cao sóng tại biên phía biển (có thể là biên nước sâu hoặc trung gian)
là chiều cao sóng trung bình quân phương Hrms (Hs = 1.41Hrms)
- Sau khi tính toán có thể xem các kết quả chiều cao sóng, góc truyền sóng, mặt
nước dềnh, chiều dài sóng thông qua các “nút đài” phía trên khung đồ họa (Hình 4a).
- Lưu ý: dùng chức năng Xem in nếu như bạn muốn ghi kết quả ra dạng file txt hoặc
excel.

Hình 4a Các thông số đầu vào của thủ tục tính toán truyền sóng ngang bờ
Hình 4b Ví dụ sem kết quả tính toán của thủ tục tính toán truyền sóng ngang bờ

Hs Tính toán (MH Wadibe)


7 Hs đo đạc M1263-III-T2
6
mặt cắt bãi
5
Zb, Hs (m)

4
3
2
1
0
0 50 100 150 200 250
Khoảng cách về phía biển Xb(m )

Hình 4c Kết quả tính toán phân bố sóng ngang bờ WL|DELFT-Series M1263-III-T2
(xem thêm file kèm theo M1263IIIT2_computed.xls và Steetzel, 1993)

4.2 Tính toán sóng leo sóng tràn trên đê


Thủ tục này cho phép tính toán sóng leo, sóng tràn trên đê với các điều kiện hình học
và kết cấu mái kè khác nhau như (xem Hình 5):
- Có và không có cơ ngoài (lựa chọn).
- Có và không có tường đứng trên đỉnh kè (lựa chọn). Khi lựa chọn tường thì chọn
để cụ thể chi thiết cấu tạo hình học tường như hình trên Hình 5. Bạn
cần vào đầy đủ các tham số chiều cao tường, độ dốc mặt tường, có hay không mũi hắt
sóng. Đặc biệt lưu ý về các gợi ý về điều kiện áp dụng của tường trên đê.
Hình 5 Thủ tục tính toán sóng leo sóng tràn
- Các loại kết cấu kè điển hình: đá đổ, lát khan, rọ đá, cấu kiện cột Basalt, cấu kiện
Tsc, ....Các hệ số giảm sóng leo sóng tràn được xác định tự động hoặc người sử dụng
tự cho.
- Nhiều loại công thức khác nhau, cập nhật phương pháp mới nhất là theo TAW-
2002 (phương pháp tính lặp, mái đê phức hợp)
- Cho phép lựa chọn tính khoảng không lưu của đỉnh đê trên mực nước thiết kế khi
biết lưu lượng tràn cho phép hoặc ngược lại.
- Chức năng phân tích độ nhạy cho phép nghiên cứu các ảnh hưởng của hình học đê
đến sóng leo sóng tràn (ví dụ xem Hình 2).
Một số công thức cơ bản như sau (tham khảo TAW-2002 và Báo cáo sóng tràn đi kèm
để biết thêm chi tiết):

Sóng leo 2%, Zu2%:

Z u 2%  1.75 b . f .  . 0 cho  b .0  1.80


(4.7)
Z u 2%   f .  .(4.3  1.6 / 0 ) cho 4.30   b .0 1.80

trong đó b, f,  lần lượt là các hệ số triết giảm sóng leo do cơ đê (thềm ngoài), độ
nhám của mái đê, và sóng đến xiên góc.

0 là số Irribaren xác định dựa trên chiều cao sóng Hm0 và chu kỳ phổ sóng Tm-1.0.
tan 
0  (4.8)
2 H m 0 /( gTm21.0 )

tan là độ dốc quy đổi tương đương của mái đê.

Sóng tràn:

q 0.067  R 1 
  b0 exp  4.3 c  (4.9)
gH m3 0 tan   H m 0  0 b  f    v
 

q  R 1 
với giá trị lớn nhất:  0.20 exp  2.3 c 
gH m3 0  H m0  f  
 

với q là lưu lượng sóng tràn trung bình đơn vị (trên 1m chiều dài đê) (m3/s/m), Rc là
khoảng không lưu của đỉnh đê phía trên mực nước, v là hệ số chiết giảm sóng tràn do
tường đứng (nếu có). Xem báo cáo sóng tràn đi kèm để biết thêm chi tiết về phương
pháp tính toán các hệ số chiết giảm này.

4.3 Tính toán kích thước cấu kiện áo kè


Thủ tục này cho phép xác định bề dày áo kè hay kích thước viên đá (bề dày, khối
lượng) hoặc cấu kiện kè. Người dùng chỉ việc lựa chọn loại kết cấu kè, chi tiết cấu
tạo, thì phạm vi ứng dụng thích hợp của loại cấu kiện sẽ được gợi ý. Giao điện chính
của thủ tục này được thể hiện ở Hình 6. Các công thức tính toán cơ bản là dựa theo
nghiên cứu của Pilarczyk (xem Pilarczyk, 1998):
Hs cos 
 u b
m D p
0.1
(4.10)
 S2 
  6.2 Pb0.18   cho   3.0
N
trong đó D là bề dày của lớp áo kè, u ( 2.25) là hệ số chất lượng ổn định mái kè, 
là hàm số biểu thị cho ngưỡng chuyển động của vật liệu kè, Pb là độ thấm tiêu chuẩn
của kết cấu, S là mức độ hư hỏng cho phép, và N là số con sóng thiết kế được xác định
bằng thời gian bão chia cho chu kỳ sóng.

Hình 6 Thủ tục tính toán xác định kích thước của cấu kiện mái kè

Người sử dụng có thể sử dụng chức năng phân tích độ nhạy để xem xét các ảnh hưởng
như mức độ hư hỏng cho phép S, độ thấm Pb, hay hệ số chất lượng mái kè u đến các
kết quả tính toán bề dày (hay khối lượng) cấu kiện.

4.4 Phân tích hình học đê


Đây là một trong những thủ tục rất hữu ích của WADIBE giúp người thiết kế có thể
xác định nhanh các đặc trưng hình học cơ bản yêu cầu của đê biển như hệ số mái, vị
trí và bề rộng cơ, cao trình đỉnh đê,... sao để lựa chọn được phương án tối ưu nhất về
vật liệu đắp đê.
Mái đê càng dốc thì sóng leo, sóng tràn càng lớn và vì thế đê càng cao. Ngược lại mái
thoải thì chiều cao đê yêu cầu có thể thấp đi, nhưng khối lượng đất đắp lại có thể lớn
hơn. Vì vậy sẽ tồn tại một điều kiện hình học đê cho kết quả tối ưu và phải xác định
thông qua phân tích hình học đê.
Giao điện của thủ tục được thể hiện trên Hình 7. Người dùng có thể đưa ra phân tích
tối đa là 20 phương án. Có thể thêm hoặc bớt phương án dựa vào các chức năng của
bảng tính phân tích. Dùng chức năng File thể lưu và mở dự án phân tích vào file dạng
cơ sở dữ liệu (*.xml). Lưu ý các tham số về mực nước, sóng,.. không được lưu cùng
với file này.

Hình 7 Bảng tính phân tích hình học đê

Ở mỗi một phương án người sử dụng có thể đưa ra các điều kiện hình học cho phương
án đê như: hệ số mái, cao trình cơ, bề rộng cơ, hệ số nhám của mái kè,...Cao trình
đỉnh đê sẽ được Wadibe xác định theo cả hai tiêu chuẩn sóng leo và sóng tràn. Để
tính theo tiêu chuẩn sóng tràn cần đưa ra lưu lượng tràn cho phép. Lưu lượng tràn cho
phép phụ thuộc vào chất lượng xây dựng của mái đê phía trong. Khi mái đê phía đồng
thoải, có gia cố tốt thì có thể lấy lưu lượng tràn cao và ngược lại.
Kết quả tính toán đỉnh đê và khối lượng đất đắp đơn vị (m3/m dài đê) sẽ được thể hiện
trên bảng.
Hình 8 Các mặt cắt ngang đê theo các phương án phân tích

Người dùng có thể xắp xếp bảng theo các tiêu chí: mặc định (theo thứ tự), theo thứ tự
chiều cao đê, hoặc theo khối lượng đất đắp.

Sau khi tính toán xong có thể xem kết quả các mặt cắt bằng cách ấn nút Xem. Kết quả
hiện ra như trên Hình 8.

4.5 Tính toán truyền sóng qua rừng ngập mặn


4.5.1 Cơ sở khoa học
Ngoài năng lượng sóng tiêu hao do sóng vỡ khi đi vào địa hình nước nông, khi có
rừng ngập mặn thì một phần đáng kể năng lượng sóng còn bị tiêu hao do sức cản của
cây rừng ngập mặn. Như vậy phương trình cân bằng năng lượng sóng (4.1) có cần bổ
xung thêm thành phần tiêu hao năng lượng sóng do cây ngập mặn:

( EC g cos  )   Dw  Dv  D f (4.11)
x
trong đó Dv là tiêu hao năng lượng sóng do cây ngập mặn.
Hiện nay có hai phương pháp tiếp cận nhằm xác định Dv. Ở phương pháp thứ nhất thì
Dv được miêu tả thông qua tiêu tán năng lượng do ma sát đáy trong khi đó ở cách tiếp
cận thứ 2 tiên tiến hơn thì Dv được xác định là do lực cản của cây ngập mặn phân bố
trên suốt chiều cao ngập nước của cây và phụ thuộc vào đặc điểm sinh học cây và tính
chất thủy lực của dòng chảy. Do đó phương pháp thứ hai cho phép miêu tả tốt hơn
bản chất tiêu hao năng lượng sóng của cây ngập mặn và vì vậy cho kết quả đáng tin
cậy hơn.
Mô hình chọn phương pháp tiếp cận phương pháp mới sau này đó là mô tả tiêu hao
năng lượng sóng do rừng ngập mặn phát sinh do lực cản của các cây ngập mặn.
Hình 9 Trường dòng chảy bao quanh một cây cột hình trụ (Battjes, 1999)

Khi dòng chảy qua cây như là một vật cản thì sẽ phát sinh ra một khu vực xoáy rối và
nhiễu động xuôi về phía hạ lưu. Lúc này sẽ phát sinh một lực cản tổng hợp của cây
lên dòng chảy bao gồm 02 thành phần: một do ma sát tiếp xúc giữa cây và dòng chảy
và một tạo nên do chính sự chênh lệch áp lực phía trước và sau cây. Lực cản do chênh
lệch áp lực có giá trị lớn hơn nhiều so với thành phần do ma sát tiếp xúc và vì vậy
người ta thường bỏ qua thành phần sau này mà chỉ xét đến lực cản do chênh áp lực.
Các nghiên cứu sau này (điển hình như Nepf, 1999) đã xét đến ảnh hưởng che chắn
lẫn nhau của cả nhóm cây ngập mặn lên lực cản thay vì một cây như ban đầu.
Năng lượng tiêu hao trên một đơn vị vi phân chiều dài cây chính bằng công suất thực
hiện của lực cản trên đoạn đơn vị chiều dài đó:
 
dDv  d F d U orb (4.12)
 
với Fd và U orb lần lượt là lực cản và vận tốc quỹ đạo phần tử theo phương ngang trên

đoạn xem xét. U orb được xác định dựa trên lý thuyết sóng tuyến tính:
 2
U orb  Uˆ orb sin t (4.13)
T

với Uˆ orb là độ lớn của vận tốc quỹ đạo phần tử.
Lực cản trên một đơn vị vi phân chiều dài cây ngập mặn khi truyền qua một đơn vị
diện tích rừng (1m x 1m) có thể được miêu tả thông qua mối liên hệ với lưu tốc như
sau:
1  
dF   CD A( z )U orb ( z ) U orb ( z ) dz (4.14)
2
trong đó A(z) là tổng diện tích mặt cắt ngang của cây ngập mặn trên một đơn vị diện
tích rừng tại độ sâu z, CD được gọi là hệ số cản phụ thuộc chủ yếu vào tính chất của
cây và số Reynolds (Re) của dòng chảy.
Thay (4.13), (4.14) vào (4.12) và lấy trung bình cho một chu kỳ sóng sau đó tích phân
lên toàn bộ chiều sâu dòng chảy chúng ta có biểu thức xác định năng lượng sóng tiêu
hao Dv khi truyền qua 1 đơn vị diện tích rừng ngập mặn là:
2
h

Dv   CD  N ( z ) d 2 ( z )Uˆ orb
3
( z )dz (4.15)
3 0
4
trong đó N(z) và d(z) lần lượt là mật độ cành (cành/m2) và đường kính cành (m) tại độ
sâu z.
Lưu ý rằng đối với rừng ngập mặn thì mật độ cành cũng như là đường kính cành thay
đổi rất nhanh theo độ sâu, tùy thuộc mạnh mẽ vào các đặc điểm thực vật của từng loại
cây ngập mặn. Trên thực tế để miêu tả được đặc điểm của cây ngập mặn người ta
thường chia làm các lớp có mật độ và đường kính cành khác nhau. Trong mô hình
hiện tại, cây ngập mặn được chia làm 03 lớp như sau (xem Hình 10). Cây ở mỗi lớp
được mô hình hóa thành các hình trụ với mật độ và đường kính trung bình riêng biệt.

Hình 10 Sơ đồ phân chia các lớp tính toán của cây ngập mặn trong mô hình
 Lớp rễ: mật độ Nr , đường kính rễ dr , góc nghiêng trung bình của rễ , chiều
cao hr.
 Lớp thân: mật độ Nt, đường kính thân dt, chiều cao hc
 Lớp tán: mật độ Nc, đường kính tán dc, chiều cao hm(hc+hr) với hm là chiều
cao của cây ngập mặn.

Như vậy để tính toán được tiêu hao năng lượng sóng qua một rừng ngập mặn thì tốt
nhất chúng ta cần khảo sát đặc điểm thực vật chi tiết của đoạn rừng đó.
Trong biểu thức (4.15) nhằm xác định Dv ngoài các yếu tố thực vật ra thì hệ số cản CD
cũng là tham số quan trọng. Đã có rất nhiều nghiên cứu nhằm xác định hệ số này
trong đó nổi bật lên là nghiên cứu của Mendez và nnk (1999) với kết quả được đúc kết
từ nhiều số liệu đo đạc hiện trường cũng như là trong phòng thí nghiệm. Ở đây
phương pháp này của Mendez và nnk (1999) đã được áp dụng cho mô hình.

  
CD      (4.16)
 Re 

trong đó Re (= dUr/) là số Reynolds xác định theo đường kính cây d và lưu tốc đặc
trưng Ur tác động lên cây, ở đây lưu tốc này được xem là lưu tốc ngang lớn nhất tại
đỉnh của lớp cây xem xét.
Các hệ số , , và  được xác định như sau:
Với cây ngập mặn cành cứng:

( ;  ;  )  (0, 08; 2200; 2, 2) 200  Re  15500 (4.17)

Với cây cành mềm có thể đung đưa khi có dòng chảy:

( ;  ;  )  (0, 40; 4600; 2,9) 2300  Re  20000 (4.18)

Như vậy sử dụng (4.18) là phù hợp hơn cho cây ngập mặn và điều kiện dòng chảy rối
trên thực tế.
Với hệ số cản CD được xác định bằng các biểu thức (4.17) và (4.18) thì Dv hoàn toàn
được xác định cùng với lưu tốc quỹ đạo phần tử theo lý thuyết sóng tuyến tính.
4.5.2 Hướng dẫn sử dụng
Giao điện của mô đun và các tham số đầu vào được thể hiện trên Hình 11. Để tính
toán truyền sóng chúng ta cần 02 file số liệu sau:
- Số liệu mặt cắt ngang địa hình bãi (*.prl) như ở mô đun tính toán truyền sóng
thông thường (xem mục 4.1). (từ giao điện File  Mở file mặt cắt).
- Số liệu về đặc điểm thực vật và hình học của rừng cây chắn sóng (file dạng excel
*.xls). File số liệu này có thể được thiết lập bằng cách nhập số liệu trực tiếp vào bảng
sau đó ấn nút ghi lại.
Một số lưu ý:

- Mô đun cho phép nhập vào 03 đoạn rừng khác nhau có tọa độ trên mặt cắt ngang
tại điểm bắt đầu là X1, kết thúc là X2. Tọa độ kết thúc của đoạn trước là tọa độ bắt
đầu của đoạn tiếp theo. Các tham số về tính chất thực vật của từng loại cây trên mỗi
đoạn có thể lấy khác nhau.
- Nếu một đặc điểm thực vật nào đó không tồn tại cho trường hợp tính toán cụ thể
thì giá trị nhập vào phải là “0”.
- Theo mặc định mô đun có thể tự tính toán hệ số cản CD theo phương pháp nêu ở
mục 4.5.2, tuy nhiên khi có tài liệu sóng thực đo thì người sử dụng có thể hiệu chỉnh
tham số này nhằm đạt được kết quả phù hợp nhất (nhập giá trị CD trực tiếp).
Ví dụ tính toán truyền sóng qua rừng cây trang ở Đồ Sơn – Hải Phòng (sử dụng các
file demo đi kèm: file mặt cắt Bai RNM HP.prl và file đặc điểm rừng Cay ngap
man.xls) thể hiện ở trên các Hình 11 và 12.
Hình 11 Mô đun tính toán truyền sóng qua rừng ngập mặn

Hình 12 Ví dụ kết quả tính toán truyền sóng qua rừng ngập mặn
5 Các file Demo (minh họa) và tài liệu đi kèm đi kèm
Các file đi kèm chương trình là:

1. Hướng dẫn sử dụng chương trình (tập hướng dẫn này) Huong dan Wadibe.pdf
2. Hướng dẫn phương pháp tính toán sóng leo sóng tràn theo TAW-2002:
Phuong phap tinh toan song tran.pdf.
3. M1263IIIT2_bedprofile.prl: file demo mặt cắt ngang bãi cho tính toán truyền
sóng ngang bờ.
4. M1263IIIT2_computed.xls: file demo kết quả tính toán và so sánh với số liệu
sóng thực đo của ví dụ tính toán truyền sóng ngang bờ.
5. DEMO233Cress.prl: file demo mặt cắt ngang bãi lấy từ CRESS
6. Dikegeometryproject.xml: file demo dự án phân tích hình học đê.
7. M1263IIIT2_duncat.prl: file demo mặt cắt ngang bãi cho tính toán xói lở cồn
cát theo phương pháp mặt cắt của Vellinga (1986)
8. Bai RNM HP.prl: file demo mặt cắt ngang bãi rừng ngập mặn
9. Cay ngap man.xls: file demo tính chất rừng ngập mặn cây Trang

6 Những thay đổi, cập nhật giữa các phiên bản


* Phiên bản 10.2010 cập nhật thêm các mô đun và chức năng sau:
- Tính toán truyền sóng ngang bờ khi có rừng ngập mặn
- Cập nhật phương pháp tính toán sóng tràn qua đê khi có tường đỉnh theo phương
pháp TAW-2002.

7 Tài liệu tham khảo

Battjes, J.A. and Janssen, J.P.F.M., 1978. Energy loss and set-up due to wave breaking of
random waves. Proc. 16th Coast. Engrg. Conf., ASCE, pp. 569-589.
Nairn, R.B., 1990. Prediction of cross-shore sediment transport and beach profile evolution.
Doctoral thesis, Dept. Civil Eng., Imperial College, London.
Pilarczyk, K.W. (ed.), 1998. Dikes and revetments: design, maintenance and safety
assessment, A.A.Balkema, Rotterdam, the Netherlands, 562 pp.
TAW, 2002. Technical report Wave Run-up and Wave Overtopping at Dikes, Technical
Advisory Committee on Flood Defence, Delft, the Netherlands, May 2002.

Các thủ tục tính toán liên quan đến sóng và vận chuyển bùn cát xin tham khảo:
CEM-2001, U.S. Army Corps of Engineers, Coastal Engineering Manual (CEM). Department
of the Army, U.S. Army Corps of Engineers, Washington, DC, EM 1110-2-1100.
Steetzel, H.J., 1993. Cross-shore transport during storm surges. Delft Hydraulics
Communication, Rep. No. 476, Delft, the Netherlands, 291 pp.
Van Rijn, L.C., 1993. Principles of sediment transport in rivers, estuaries and coastal seas.
Aqua Publications, Amsterdam, the Netherlands.
Vellinga, P., 1986. Beach and dune erosion during storm surges. Delft Hydraulics
Communication, Rep. No. 372, Delft, the Netherlands, 169 pp.

Về tính toán sóng qua rừng ngập mặn:


Mendez, F.J., Losada, I.J., Losada, M.A., 1999. Hydrodynamics induced by wind waves in
a vegetation field. J. Geophys. Res. 104 (C8), 18383–18396.
S.R. Massel, K. Furukawa , R.M. Brinkman, 1999. Surface wave propagation in mangrove
forests. Fluid Dynamics Research, 24, 219 - 249.
Willem-Jan de Vos. 2004. Wave attenuation in mangrove wetlands Red River Delta,
Vietnam. Master thesis, Delft University of Technology, the Netherlands

You might also like