You are on page 1of 57

ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

TRƯỜNG CƠ KHÍ
KHOA NĂNG LƯỢNG NHIỆT
———————o0o———————

Đồ án 1
Đề tài:
Tính toán và thiết kế hệ thống cung cấp nhiệt cho khách
sạn Hoàng Liệt sử dụng lò hơi dầu kết hợp bơm nhiệt

Giảng viên hướng dẫn: ThS. Nguyễn Tiến Cương


Sinh viên thực hiện:
Nguyễn Trọng Thắng – 20193907 – Nhiệt 02-K64
Trần Đức Thắng – 20193909 – Nhiệt 04-K64

Hà Nội
Mục Lục
Mục Lục ............................................................................................................. 1
Chương I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TRÌNH ................................................. 3
Chương II: TỔNG QUAN VỀ CÔNG NGHỆ CẤP NHIỆT VÀ LỰA CHỌN
PHƯƠNG ÁN CẤP NHIỆT .............................................................................. 3
2.1. Hệ thống cấp nhiệt bằng lò hơi ..................................................................... 3
2.1.1. Lò hơi ........................................................................................................ 3
2.1.2. Cấu tạo: ..................................................................................................... 4
2.1.3. Nguyên lý hoạt động của lò hơi: ................................................................ 5
2.1.4. Các loại lò hơi: .......................................................................................... 5
2.2. Bơm nhiệt ..................................................................................................... 7
2.3. Cấp nhiệt sử dụng năng lượng mặt trời: ........................................................ 9
2.4. Lựa chọn phương án cấp nhiệt .................................................................... 10
Chương III: TÍNH TOÁN NĂNG LƯỢNG CHO KHÁCH SẠN ................. 11
3.1. Tính toán nhu cầu sử dụng nước nóng ........................................................ 11
3.1.1. Tính toán nhu cầu sử dụng nước nóng cho tắm rửa .................................. 11
3.1.2 Tính toán nhu cầu nhiệt của bể bơi ........................................................... 12
3.2. Tính toán nhu cầu sử dụng hơi .................................................................... 15
Chương IV: TÍNH TOÁN MẠNG NHIỆT .................................................... 16
4.1. Tính toán thủy lực cho đường ống cấp nước nóng. ..................................... 17
4.1.1. Phân vùng 1. ............................................................................................ 18
a) Tính thủy lực cho đường ống ngang. ............................................................. 19
b) Tính thủy lực cho các trục kỹ thuật................................................................ 21
4.1.2. Phân vùng 2. ............................................................................................ 27
4.1.3. Phân vùng 3. ............................................................................................ 27
4.2. Tính toán thủy lực cho đường ống nước hồi................................................ 27
4.2.1. Tính thủy lực cho đường hồi nhánh ......................................................... 28
4.2.2. Tính thủy lực cho đường hồi tổng (trục dọc) ............................................ 30
4.3. Tính toán thủy lực cho đường ống cấp hơi .................................................. 31
Chương V: TÍNH TOÁN CHỌN THIẾT BỊ ................................................. 35
5.1. Tính chọn bơm nhiệt bù tổn thất cho bể ...................................................... 35
5.2. Tính chọn lò hơi. ........................................................................................ 37
5.2.1. Chọn lò hơi. ............................................................................................. 37
5.2.2. Chọn nhiên liệu........................................................................................ 38
5.3. Tính chọn bơm ........................................................................................... 41
5.3.1. Chọn bơm hồi .......................................................................................... 41

1
5.3.2. Chọn bơm hồi cho bể bơi ......................................................................... 42
5.3.3. Chọn bơm cho lò hơi ............................................................................... 42
5.4. Tính chọn bình lọc cho bể........................................................................... 44
5.5. Tính chọn bể chứa nước nóng ..................................................................... 44
5.6. Tính chọn vật liệu bảo ôn ........................................................................... 45
Chương VI: BỐ TRÍ, LẮP ĐẶT THIẾT BỊ .................................................. 49
6.1. Bố trí bơm nhiệt ......................................................................................... 49
6.2. Bố trí bồn chứa nước nóng ......................................................................... 49
6.3. Bố trí nhà lò................................................................................................ 50
6.4. Bố trí bơm hồi ............................................................................................ 51
Kết luận............................................................................................................ 52
Phụ Lục ............................................................................................................ 54

2
Chương I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TRÌNH
Khách sạn Hoàng Liệt là một khách sạn 4 sao, tọa lạc trên trục đường Hùng
Thắng tại khu vực Bãi Cháy. Khách sạn với vị trí đắc địa là trung tâm của khu vực
du lịch biển sầm uất, đối diện với Hạ Long Marine Plaza - Trung tâm thương mại
& giải trí lớn nhất tại tỉnh Quảng Ninh. Khách sạn sẵn sàng đáp ứng mọi nhu cầu
dịch vụ của khách hành từ mọi miền tổ quốc.
Khách sạn bao gồm hai tòa nhà: tòa 15 tầng và tòa 4 tầng. Trong đó, gồm tất cả
148 phòng nghỉ và nhiều dịch vụ khác tại khách sạn như: ăn uống, bể bơi, gym,
xông hơi,… Hầm để xe thuận tiện, an ninh được đảm bảo, an toàn PCCC đạt chuẩn.
Hai tòa nhà được thiết kế sát nhau, có thể di chuyển qua lại một cách thuận tiện.
Mỗi tòa sẽ có các loại hình dịch vụ khác nhau đáp ứng đầy đủ dịch vụ ăn uống, ngủ
nghỉ, vui chơi giải trí của khách hàng.
Vì vậy, ta cần đảm bảo hệ thống lắp đặt phù hợp với từng tòa, đảm bảo hệ thống
phát thải không ảnh hường tới cảnh quan, môi trường, đảm bảo an toàn PCCC, vận
hành bền bỉ.
Cụ thể, ta cần thiết kế hệ thống cấp nhiệt cho những công trình sau của khu phức
hợp:
- Tòa 15 tầng:
+ Phục vụ nhu cầu tắm rửa, vệ sinh cho 148 phòng nghỉ.
+ Phục vụ nhu cầu giặt là dưới tầng hầm.
+ Phục vụ nhà vệ sinh nhà vệ sinh chung.
+ Phục vụ cho các quầy bar, nhà bếp, phòng ăn, vệ sinh tại tầng 1 đến tầng 4.
- Tòa 4 tầng sẽ dùng để phục vụ các loại hình dịch vụ như:
+ 6 Phòng WC phục vụ tắm rửa, vệ sinh.
+ Gia nhiệt bể bơi rộng 151m2.
+ Hai phòng xông hơi ướt.
+ Hai bể sục nóng Jacuzzi.
+ Các nhà hàng quán bar tại tầng 1 và 4.

Chương II: TỔNG QUAN VỀ CÔNG NGHỆ CẤP NHIỆT VÀ LỰA


CHỌN PHƯƠNG ÁN CẤP NHIỆT
2.1. Hệ thống cấp nhiệt bằng lò hơi
2.1.1. Lò hơi
- Lò hơi (hay còng gọi là nồi hơi) có tên tiếng anh là Stream Boiler là thiết bị
sử dụng nhiên liệu như giấy vụn, than củi, trấu… để đun sôi nước tạo thành hơi
nước mang nhiệt để phục vụ cho các yêu cầu về nhiệt trong các lĩnh vực công

3
nghiệp như sấy, đun nấu, nhuộm, hơi để chạy tuabin máy phát điện, vv… tùy theo
mục đích sử dụng mà người ta tạo ra nguồn hơi và nhiệt độ có áp suất khác nhau.

Hình 2.1: Lò hơi - Boiler


2.1.2. Cấu tạo:

- Lò hơi sử dụng nhiên liệu hữu cơ sử dụng rộng rãi nhất. Lò hơi lại này các các
bộ phận chính sau đây:
+ Buồng đốt
+ Bề mặt sinh hơi
+ Phần đuôi lò
+ Các hệ thống phụ trợ
 Hệ thống cung cấp nhiên liệu
 Hệ thống thải xỉ
 Hệ thống cung cấp không khí và thải khói
 Hệ thống cung cấp nước cho nồi hơi
 Hệ thống đo lường điều khiển và bảo vệ

4
2.1.3. Nguyên lý hoạt động của lò hơi:
Nước được bơm vào nồi hơi thông qua thiết bị bơm và bộ điều khiển mực
nước. Nhiên liệu được đốt cháy trong buồng đốt, khói truyền nhiệt bức xạ cho
dàn ống trong sau đó thoát ra ngoài và truyền nhiệt đối lưu cho dàn ống phía
ngoài và thoát ra ống khói. Khi áp suất nồi hơi đạt tới áp suất thích hợp, đầu đốt
sẽ điều chỉnh cho ngọn lửa nhỏ lại. Hơi sẽ được dẫn tới ống góp hơi, từ đây hơi
được đem đi sử dụng.
2.1.4. Các loại lò hơi:
a) Lò hơi đốt than:
- Lò hơi đốt than là loại lò hơi sử dụng nhiên liệu than để đun sôi và
chuyển hóa nước thành hơi nước.

Hình 2.2: Nồi hơi đốt than ghi xích


- Dựa vào vào sự khác nhau về cấu tạo và nguyên lý hoạt động nên lò hơi
đốt than được chia thành 2 loại: Lò hơi đốt than ghi xích và lòi hơi đốt than
ghi tĩnh.
- Ưu và nhược điểm của lò hơi đốt than:
+ Ưu điểm:
 Chi phí lắp đặt thấp, kiểu dáng công nghiệp hiện đại
 Hệ thống tự động tiện lợi bao gồm: tự động cấp nước, khống chế áp
suất bằng quạt, điều khiển tốc độ quạt
 Đảm bảo mức độ an toàn khi có van an toàn và còi báo cạn nước
trong lò hơi
+ Nhược điểm:
 Không thích hợp với các địa điểm như khách sạn, nhà nghỉ do không
đảm bảo vệ sinh môi trường vì dễ mất vệ sinh khi vận chuyển than
củi và do tro.
 Chi phí vận hành cao
 Cần có nhân viên túc trực trông coi, vận hành nồi thường xuyên
5
 Diện tích bố trí trạm cấp nhiệt tương đối lớn vì cần không gian chứa
than, chứa tro xỉ và cào than.
b) Lò hơi đốt dầu:
- Với quy mô của khách sạn Hoàng Liệt thì việc sử dụng lò hơi đốt than là
không khả quan, bởi vì tính tự động hoá không cao cần có nhân viên thường
trực, tốn không gian diện tích chưa than và không đảm bảo được vệ sinh môi
trường.
- Định nghĩa: Lò hơi đốt dầu hoàn toàn không có khói bụi, thân thiện với
môi trường và vận hành hoàn toàn tự động. Tự động đóng ngắt khi xảy ra sự
cố.
- Ưu điểm:
 Dễ vận hành, bảo trì sửa chữa.
 Chi chí đầu tư ban đầu thấp
 Hiệu suất cao
 Hệ thống đơn giản, nhỏ gọn, chiếm ít diện tích lắp đặt
 Ít gặp các sự cố
 Thân thiện với môi trường
- Nhược điểm:
 Chi phí nhiên liệu cho quá trình vận hành cao
 Khó khăn trong việc xử lý khói thải và sỉ
 Không tận dụng các nguồn nhiên liệu hiện có ở địa phương
 Các đầu đốt hầu hết sản xuất và lắp đặt ở nước ngoài, dẫn đến sự phụ
thuộc vào công nghệ.

6
Hình 2.3: Nồi hơi đốt dầu

Hình 2.4: Cấu tạo lò hơi đốt dầu

2.2. Bơm nhiệt


Trong những năm gần đây, do vấn đề về an toàn môi trường trong việc sử
dụng lò hơi, thế giới đã đưa bơm nhiệt vào thử nghiệm và cho đến nay, sử dụng
bơm nhiệt cho hệ thống cấp nhiệt trung tâm đã quá phổ biến và ngày càng phát
triển. Với hiệu suất nóng có thể lên tới 3-400%, cao hơn nhiều so với việc sử
dụng lò hơi, cộng với tính an toàn trong cháy nổ, bơm nhiệt đã và đang thay thế
lò hơi trong hệ thống nhiệt các tòa nhà lớn tại đô thị.
Bơm nhiệt là một thiết bị dùng để bom một dòng nhiệt từ mức nhiệt độ thấp
lên mức nhiệt độ cao hơn, phù hợp với nhu cầu cấp nhiệt. Để duy trì bơm nhiệt
hoạt động cần tiêu tốn một dòng năng lượng.
Nguyên lý hoạt động của bơm nhiệt cũng giống như nguyên lý hoạt động
của máy lạnh. Các bị bị của chúng là giông nhâu. Người ta phân biệt máy lạnh
với bơm nhiệt ở mục đích sử dụng của nó. Máy lạnh gắn với việc sử dụng nguồn
lạnh ở thiết bị bay hơi, còn bơm nhiệt gắn liền với việc sử dụng nguồn nhiệt ở
thiết bị ngưng tụ.
Cấu cạo của bơm nhiệt gồm 4 thiết bị cả:
- Máy nén
- Bình ngưng
- Van tiết lưu

7
- Dàn bay hơi

Hình 2.5: Nguyên lí hoạt động của bơm nhiệt


- Nguyên lí hoạt động của bơm nhiệt :
Máy nén hút hơi môi chất lạnh ở dàn bay hơi ở nén lên áp suất cao, nhiệt
độ cao, hơi ở áp suất cao nhiệt độ cao nhả nhiệt cho nước làm mát ngưng tụ
lại thành lỏng ngưng. Lỏng ở áp suất ngưng tụ được được qua van tiết lưu.
Tại van tiết lưu, lỏng ở áp suất ngưng tụ được giảm xuống tới áp suất bay
hơi. Lỏng ở áp suất bay hơi sẽ được đưa tới dàn bay hơi, tại dàn bay hơi lỏng
ở áp suất ngưng tụ sẽ nhận nhiệt từ dòng không khí chuyển động cắt ngang
các chùm ống của lỏng sôi của dàn bay hơi.
Đặc trưng của quá trình sôi và bay hơi là làm lạnh đẳng áp. Dòng không
khí ở nhiệt độ được làm lạnh xuống nhiệt độ. Và đồng thời, hơi ở dàn bay hơi
được máy nén thực hiện chu trình tiếp theo.
- Ưu điểm :
 Hiệu quả cao và tiết kiệm điện năng lên tới 75-80%
 Máy bơm nhiệt hoạt động hiệu quả cả ngày lẫn đêm. Có không khí là có
nước nóng không bị phụ thuộc vào thời tiết.
 Cài đặt, vận hành đơn giản độ bền cao.
 Không phát sinh khí thải gây môi trường.
 Máy có nhiều loại dung tích lớn nhỏ để đáp ứng đủ nước nóng cho gia
đình, nhà nghỉ, khách sạn, bể bơi, resort,..
 Chỉ với một hệ thống nước nóng trung tâm là có thể cung cấp nước nóng
cho toàn bộ căn hộ, tòa nhà. Khắc phục nhược điểm cần nhiều thiết bị
như bình nóng lạnh gây tố chi phí.
- Nhược điểm :

8
 Yêu cầu bảo dưỡng cao
 Máy bơm nhiệt có chi phí lắp đặt ban đầu khá cao, .
 Có thể gây ra tiếng ồn lớn

2.3. Cấp nhiệt sử dụng năng lượng mặt trời:

Ngày nay, biến đổi khí hậu diễn ra trên toàn thế giới, tại Việt Nam thì thời tiết
cũng trở nên khắc nghiệt, nóng hơn vào mùa nắng và lạnh hơn vào mùa mưa. Vì
thế nhu cầu của người dân cũng thay đổi theo từng ngày, đầu tư nhiều hơn vào hệ
thống lạnh và nước nóng trong sinh hoạt hằng ngày để nâng cao chất lượng cuộc
sống, tiết kiệm chi phí sử dụng. Một trong số đó có hệ thống năng lượng mặt trời.

Hình 2.6: Sơ đồ nguyên lý hệ thống NLMT


Nguyên lý hoạt động:
Hệ thống cấp nhiệt sử dụng năng lượng mặt trời hoạt động dựa trên hiện tượng
hiệu ứng lồng kính và nguyên lý đối lưu nhiệt tự nhiên. Từ đó giúp biến đổi quang
năng thành nhiệt năng và bẫy nhiệt lượng này.
Năng lượng mặt trời được hấp thụ tại bề mặt thiết bị sẽ đun nóng nước, do quá
trình đối lưu nhiệt, nước tại bình bảo ôn sẽ tăng nhiệt độ lên, quá trình này diễn
ra liên tục cho đến khi nhiệt độ trong bình bằng nhiệt độ của nước tại thiết bị hấp
thụ.
Khi đó, nước nóng trong bình bảo ôn sẽ được đưa đến bể chứa rồi chuyển tới
các căn hộ để sử dụng. Do hoạt động theo nguyên lý tuần hoàn tự nhiên nên nước
nóng nhẹ hơn sẽ tự động chảy lên bình, còn nước lạnh sẽ chảy xuống.
- Ưu điểm :

9
Với đặc điểm của khu căn hộ chung cư cao tầng là có diện tích mái lớn thuận
lợi cho việc lắp đặt hệ thống nước nóng năng lượng mặt trời. Vừa có thể tận dụng
năng lượng nhiệt miễn phí từ môi trường, vừa giảm bức xạ mặt trời xuống tầng
dưới lại an toàn thân thiện với môi trường.
- Tuy nhiên bên cạnh đó cũng còn một số hạn chế:
+ Bị phụ thuộc vào thiên nhiên trong việc cấp nước nóng: Không có ánh nắng
mặt trời thì sẽ không có nguồn nhiệt để cung cấp nước nóng
+ Chi phí lắp đặt hệ thống ban đầu là rất cao.
+ Chất thải do phế liệu tấm pin đang là vấn đề nan giải cần được giải quyết
trong tương lai.
2.4. Lựa chọn phương án cấp nhiệt
Gia nhiệt nước nóng cho các hoạt động của khách sạn Hoàng Liệt như cấp nước
nóng để tắm rửa, đun nấu, giặt là, bể bơi là những hoạt động gần như đã rất phổ
biến và không thể thiếu trong các hoạt động của khách sạn.
Các phương pháp gia nhiệt được sử dụng trước đây chủ yếu là lò hơi dầu, lò
hơi ga và lò hơi điện, phương pháp này đảm bảo khả năng gia nhiệt công suất lớn
tuy nhiên thường gặp hạn chế với vấn đề xin cấp phép do nguy cơ cháy nổ có thể
xảy ra, vấn đề về không gian lắp đặt cũng cần được chú ý.
Ngày nay, Các chủ đầu tư chú ý hơn và thường lựa chọn công nghệ bơm nhiệt
cho gia nhiệt nước nóng bể bơi. Hoạt động trên nguyên lý hấp thụ nhiệt từ môi
trường và nhiệt lượng thu được có hiệu suất cao gấp 4 lần so với thiết bị gia nhiệt
bằng điện cùng loại. Bơm nhiệt là thiết bị gia nhiệt gián tiếp cho nguồn nước do
vậy khả năng an toàn cho người sử dụng được đảm bảo tuyệt đối.
Từ những yếu tố trên, chúng em xin được trình bày về phương pháp kết hợp lò
hơi với bơm nhiệt.
Ưu điểm:
 Hiệu suất cao.
 Hạn chế ô nhiễm môi trường
 Dễ dàng vận hành.
 Thời gian sử dụng liên tục trong thời gian dài.
 Hệ thống có khả năng khống chế nhiệt độ nước nóng tốt, khả năng tự
động hóa cao và đáp ứng được ngay lập tức nhu cầu nước nóng và hơi
của khách sạn.
Nhược điểm:
 Chi phí đầu tư lớn.
 Khó khăn trong công tác bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa và quản lý.

10
Chương III: TÍNH TOÁN NĂNG LƯỢNG CHO KHÁCH SẠN
3.1. Tính toán nhu cầu sử dụng nước nóng
Nước nóng tại khách sạn Hoàng Liệt được cung cấp tới từng phòng nghỉ để
phục vụ cho sinh hoạt hàng ngày như : tắm rửa, giặt là... Từ chương I, ta cần cung
cấp nước nóng tới 148 phòng nghỉ và các phòng vệ sinh. Ngoài ra, tại tòa 4 tầng
của khách sạn còn có một bể bơi 4 mùa rộng 151m2 tại tòa 4 tầng yêu cầu nước
nóng để phục vụ 24/7 và hai bể sục nóng, hai phòng xông hơi
Vậy ta có 2 phụ tải nhiệt chính của khách sạn là phục vụ tắm rửa và phục vụ bể
bơi, các phụ tải nhiệt khác công suất không đáng kể. Xét vào giờ cao điểm thì việc
cấp nước nóng cho việc tắm rửa là chủ yếu, bể bơi ta có thể gia nhiệt ngoài thời
gian này. Do đó, tính toán công suất nhiệt của hệ thống sẽ tính toán trong trường
hợp phụ tải của tòa nhà là lớn nhất, đủ để cung cấp nhiệt phục vụ cho tắm nước
nóng vào các giờ cao điểm trong mùa đông.
3.1.1. Tính toán nhu cầu sử dụng nước nóng cho tắm rửa
Thông số sử dụng nước nóng phục vụ tắm rửa vào giờ cao điểm :

Số phòng tắm (n) 148 phòng


Nhiệt độ nước lạnh (T1) 15°C

Nhiệt độ nước sử dụng (T2) 40°C

Nhiệt độ nước cấp đến các phòng (T3) 65°C

Lượng nước sử dụng trong một phòng (v) 250 l/h

Hệ số sử dụng không đồng thời về số phòng (K1) 0,75

Hệ số sử dụng không đồng thời trong cùng một thời điểm (K2) 0,9

 Lượng nước sử dụng ở 40°C trong giờ cao điểm :


𝐺 40 = 𝐾1. 𝐾2. 𝑛. 𝑣 = 0,75.0,9.148.250 = 24975 (𝑙/ℎ)

 Lượng nước nóng ở 65°C là : G65


 Lượng nước lạnh ở 15°C là : G15
 Lấy 𝐺 40 = 25000 (l/h)
Ta có phương trình cân bằng nhiệt và vật chất như sau:

𝐺 15(𝑇2 − 𝑇1) = 𝐺 65(𝑇3 − 𝑇2)


{
𝐺 15 + 𝐺 65 = 𝐺 40

11
𝐺 15(40 − 15) = 𝐺 65(65 − 40)
{
𝐺 15 + 𝐺 65 = 25000
Giải hệ phương trình ta được G65 = G15 = 12500 (l/h)
Vậy trong khoảng 2 giờ cao điểm ta cần 25000 lít nước nóng ở 65°C. Trước
giờ cao điểm ta sẽ gia nhiệt cho 12500 lít nước lên 65°C .Nên trong khoảng 2 giờ
cao điểm ta chỉ cần gia nhiệt thêm cho 10000 lít nước nữa là đủ. Vậy trong 1 giờ
ta sẽ cần gia nhiệt cho 5000 lít nước lên 65°C trong giờ cao điểm.
*Trong giờ cao điểm
Lượng nhiệt cần thiết truyền cho nước lạnh để 5000 lít nước từ 𝑇1 = 15°C trở
thành nước nóng ở 𝑇3 = 65°C trong 1 giờ là:
𝑊 = 𝑚. 𝑐. 𝛥𝑡 = 5000.4,2. (65 − 15) = 1050000 (𝑘𝐽/ℎ)
Công suất hơi để phục vụ các phòng nghỉ trong giờ cao điểm là:
𝑊 1050000
𝐷= = = 539,12 (𝑘𝑔ℎơ𝑖/ℎ)
ɳ. ɼ 2164.0,9
*Ngoài giờ cao điểm
Lượng nhiệt cần thiết truyền cho nước lạnh để 15000 lít nước từ 𝑇1 = 15°C trở
thành nước nóng ở 𝑇3 = 65°C:
𝑄 = 𝑚. 𝑐. 𝛥𝑡 = 1500.4,2. (65 − 15) = 3150000 (𝑘𝐽)
Lượng hơi để nâng nhiệt bể chứa là:
𝑄 3150000
𝐺𝑏ể 𝑐ℎứ𝑎 = = = 1617,37 (𝑘𝑔ℎơ𝑖)
ɳ. ɼ 2164.0,9
Công suất hơi để nâng nhiệt bể chứa là:
𝐺𝑏ể 𝑐ℎứ𝑎 1617,37
𝐷𝑏ể 𝑐ℎứ𝑎 = = = 269,56 (𝑘𝑔ℎơ𝑖/ℎ)
𝜏 6
Trong đó:
𝜏: Thời gian gia nhiệt cho 7500 lít nước trước giờ cao điểm.
𝜂: hiệu suất của thiết bị gia nhiệt.
r: nhiệt ẩn hóa hơi của nước ở áp suất 3 bar.
3.1.2 Tính toán nhu cầu nhiệt của bể bơi
Như đã trình bày ở trên, khách sạn Hoàng Liệt có một bể bơi 151m2, là một
trong hai phụ tải nhiệt lớn nhất của khách sạn. Chính vì vậy ta cần tính toán lượng
nhiệt cần thiết để gia nhiệt cho bể bơi sử dụng khi nhiệt độ là thấp nhất vào mùa
đông. Ở đây ta đã tránh khoảng thời gian khách sạn phải phục vụ nhu cầu tắm
nước nóng trong giờ cao điểm.
* Gia nhiệt cho bể bơi ở trạng thái lạnh.
Thông số sử dụng nước nóng gia nhiệt bể bơi khi ở trạng thái lạnh :

12
Diện tích bể (S) 151m2

Độ sâu trung bình của bể (h) 1,5m

Nhiệt độ nước lạnh (T1) 15°C

Nhiệt độ nước tắm bể bơi (T2) 28°C

Nhiệt độ nước nóng cấp vào bể bơi (T3) 65°C

Do bể bơi thường bơm nước tràn bể sau đó sẽ có hệ thống gom nước tràn đưa
ngược lại tuần hoàn trong bể, nên lượng nước trong bể bơi ta tính bằng chính thể
tích của bể bơi.
 Lượng nước sử dụng ở 28°C là :
𝐺𝑏28 = 𝑆. ℎ = 151.1,5 = 226,5 (𝑚3 ) = 226500 (𝑙)
 Lượng nước nóng ở 65 oC là : G65
b

 Lượng nước lạnh ở 15 oC là : Gb


15

Ta có hệ phương trình cân bằng nhiệt :


𝐺𝑏15(𝑇2 − 𝑇1) = 𝐺𝑏65(𝑇3 − 𝑇2)
{
𝐺𝑏15 + 𝐺𝑏65 = 𝐺𝑏28

𝐺𝑏15(28 − 15) = 𝐺𝑏65(65 − 28)


{
𝐺𝑏15 + 𝐺𝑏65 = 226500

Giải hệ phương trình ta được : 𝐺𝑏65 = 58890 (l) ; 𝐺𝑏15= 167610 (l).
Lượng nhiệt cần thiết truyền cho nước lạnh của bể bơi để 58890 lít nước từ 15
o
C trở thành nước nóng ở 65 oC là:
𝑄𝑏𝑏 = 𝑚𝑐∆𝑇 = 58890.4,2. (65 − 15) = 12366900 (𝑘𝐽)
Lượng hơi để phục vụ bể bơi là:
𝑄𝑏𝑏 12366900
𝐺𝑏𝑏 = = = 6349,81 (𝑘𝑔ℎơ𝑖)
ɳ. ɼ 2164.0,9
Công suất hơi để phục vụ bể bơi là:
𝐺𝑏𝑏 6349,81
𝐷𝑏𝑏 = = = 1058,3 (𝑘𝑔ℎơ𝑖/ℎ)
𝜏 6
𝜏: Thời gian gia nhiệt cho bể bơi trước khi hoạt động
* Gia nhiệt cho bể bơi khi bể đã hoạt động

- Tổn thất nhiệt ra không khí:


𝑄 = 𝛼 . 𝐹. ∆𝑡

13
α = 15 W/m2.K Hệ số toả nhiệt của nước ra không khí
Giả thiết nhiệt độ môi trường lúc thấp nhất là 15°C:
Tổn thất nhiệt ra không khí là :
3600
𝑄1 = 𝛼. 𝐹. ∆𝑡 = 15.151. (28 − 15) = 29445 𝑊 = 29445. = 106002 (𝑘𝐽/ℎ)
1000

- Tổn thất nhiệt do bay hơi và người tắm


Giả thiết lượng nước thất thoát do bốc hơi và người tắm là 1% mỗi ngày
Tổn thất nhiệt do bay hơi là :
1%. 𝑉. 𝜌. 𝑟 0,01.226,5.1000.2345
𝑄2 = =
24 24
= 221309 (𝑘𝐽/ℎ)
- Tổn thất nhiệt qua thành bể và đáy bể
Do bể đặt trên tầng nên chọn vật liệu làm vách bể là bê tông đá vỡ và đá dăm,
có hệ số dẫn nhiệt λ= 1.28 W/m.K, độ dày d= 20cm, hệ số tỏa nhiệt 2 bên : 𝛼1 =5
W/m2.K, 𝛼2 =3 W/m2.K
1
→k= 1 1 d = 1,44
+ +
α1 α2 λ

𝑄3 = 𝑘. 𝐹. ∆𝑡 = 1,44. (151 + 11,8). (28 − 15)


= 3047,6 𝑊 = 10971 (𝑘𝐽/ℎ)
Vậy tổng lượng nhiệt tổn thất khi bể bơi hoạt động là :
𝑄𝑏𝑏𝑡𝑡 = 𝑄1 + 𝑄2 + 𝑄3 = 106002 + 221309 + 10971
= 338282 (𝑘𝐽/ℎ)
Giả thiết sử dụng bơm nhiệt với nhiệt độ đầu ra là 60°C để bù tổn thất nhiệt
ta có:
Trong 1 giờ, ta cần bù tổn thất nhiệt với lưu lượng:
𝑄𝑏𝑏𝑡𝑡 338282
𝐺 60 = = = 1798,84 (𝑘𝑔/ℎ) ≅ 1799(𝑙/ℎ)
𝑐. ∆𝑡 4,179. (60 – 15 )
Vì bể bơi có dung tích 151 m3 nên việc gia nhiệt trong 1 thời gian ngắn là
không dễ. Ta cho nguồn cấp hoạt động tránh thời gian cao điểm tắm nước nóng
để gia nhiệt cho bể bơi ở trạng thái lạnh lên 28°C trước (gia nhiệt vào sáng sớm),
sau đó chỉ cần cho bơm nhiệt hoạt động để bổ sung lượng nhiệt thất thoát trong
bể bơi và giữ cho nhiệt độ bể bơi luôn ở 28°C và tắt bơm nhiệt từ 11h tối.
Ngoài ra ta còn có phương án khác đó là cho hệ thống bơm hoạt động liên tục
24 tiếng, luôn giữ nhiệt độ bể là 28°C. Việc này giúp giảm việc chạy hệ thống để
cấp nhiệt cho bể vào mỗi sáng sớm, nhưng cũng sẽ tổn thất nhiệt khi bể ít được
sử dụng khoảng từ 11h-5h.

14
3.2. Tính toán nhu cầu sử dụng hơi
Lấy chung hệ số sử dụng không đồng thời các thiết bị là 0,75
 Hơi phục vụ cho xông hơi: 𝐷 = 10 (𝑘𝑔/ℎ)
Bao gồm 2 phòng xông hơi ướt: 𝐷𝑥ℎ = 10.2.0,75 = 15 (𝑘𝑔/ℎ)
 Hơi phục vụ giặt là: Tổng 181 giường nên ta chọn thiết bị như sau:
Lượng hơi Áp suất yêu cầu
Loại máy Số lượng
(kg/h) (bar)
Máy giặt công nghiệp 1 50 3
Máy sấy 2 30 4
Máy là phẳng 1 60 5
Máy là form 2 10 3
𝐷𝑔𝑙 = (50 + 2 ∗ 30 + 60 + 2.10). 0,75 = 142,5 (𝑘𝑔/ℎ)
 Hơi phục vụ nấu ăn: Dnấu = 80.0,75 = 60 (kg/h)
Do bể bơi được gia nhiệt trước và được bù tổn thất bằng bơm nhiệt, ngoài ra bể
chứa có thể được gia nhiệt trước giờ cao điểm nên ta có thể giảm tải công suất của
lò hơi xuống.
Vậy tổng công suất yêu cầu của lò hơi cấp nhiệt cho toàn khách sạn vào mùa đông
là :
𝐷ℎ = 𝐷 + 𝐷𝑥ℎ + 𝐷𝑔𝑙 + 𝐷𝑁ấ𝑢
= 539,12 + 15 + 142,5 + 60 = 756,62 (kghơi/h)

15
Chương IV: TÍNH TOÁN MẠNG NHIỆT
Nhiệm vụ cơ bản của tính toán thuỷ lực đường ống dẫn nhiệt là xác định
đường kính ống dẫn và tổn thất áp suất khi biết trước lưu lượng chất mang nhiệt
chảy trong ống.
Tổn thất áp suất toàn phần bao gồm 2 phần : tổn thất áp suất dọc đường ống và
tổn thất áp suất cục bộ do các trở lực khác trên đường ống ( các van chắn, tê, cút
, …)
Trên cơ sở bố trí mặt bằng của khách hạn Hoàng Liệt, ta tiến hành vạch tuyến
ống và dựng sơ đồ không gian, dự kiến bố trí phụ kiện trên đó để bước vào tính
toán thủy lực đường ống (như trên bản vẽ sơ đồ nguyên lý). Khi tính toán thủy
lực cần lưu ý một số điểm :
- Xác định tuyến chính của mạng nhiệt dựa theo độ giảm áp suất trên một
đơn vị dài.
- Tính tuyến chính trước, tuyến phụ và nhánh sau.
- Phân tuyến ống ra từng đoạn nhỏ để tính toán. Hai đầu của một đoạn thường
là điểm nút phân nhánh, nếu đoạn ống quá dài có thể phân nhỏ thành các
đoạn dài khoảng 300-500m đối với ống dẫn hơi bão hòa, 1000m đối với
ống dẫn hơi quá nhiệt.
- Áp suất của các điểm nút phải cân bằng về mọi phía của các ống dẫn, do
vậy khi tính tuyến phụ ta có thể lấy kết quả tính ở tuyến chính để sử dụng
cho việc tính toán đó.
- Tính từ nơi có áp suất cao tới nơi có áp suất thấp. Áp suất dư tại các điểm
dùng sinh hoạt theo tiêu chuẩn thường lấy nhỏ hơn hoặc bằng 3,2atm (tương
ứng với tốc độ nước sử dụng khoảng 25m/s tính theo công thức Torricelli).
Nếu áp suất sau khi tính toán còn dư nhiều so với tiêu chuẩn thì cần bố trí
van giảm áp hoặc vòng đệm tiết lưu để giảm áp suất dư trên đường ống, ở
đây ta lắp van giảm áp để giảm áp suất trên đường ống xuống còn 1,2atm.
Áp lực thủy tĩnh không được vượt quá áp lực tới hạn cho phép
Hgh=60mH2O.
- Khi chọn đường kính ống dẫn, phải căn cứ vào các thông số của bài toán,
ngoài ra cần xem loại ống đó có được sản xuất hay không, đặc tính của nó
như thế nào, để tiện lợi khi dự trù và lắp đặt.
Trong tính toán cần chú ý những điều kiện ràng buộc về chế độ thủy lực,
phải biết chất lỏng chảy ở chế độ nào, để dùng đúng công thức và lập biểu đồ với
nó.
- Tổn thất áp suất thành phần được tính theo công thức:
𝛥Ptp = 𝑅.(l+ltd) = 𝑅.ltt (Pa)

16
Trong đó: - ltd là chiều dài tương đương của đường ống ( m )
- ltt là chiều dài tính toán của đường ống (m)
- Tổn thất áp suất tính trên một đơn vị chiều dài:
𝜆.𝜔2
R= .𝛾 (Pa/m)
2.𝑑.𝑔
Khi tính toán tìm áp suất tại điểm cuối, ta sử dụng phương trình Becnuli
mở rộng đối với chất lỏng không chịu nén chuyển động trong ống dẫn.
𝜔12 𝑃1 𝜔22 𝑃2 𝛿𝑃
Z1.g + + = Z2.g + + +
2 𝜌 2 𝜌 𝜌
Trong đó:
- Z1 và Z2 là chiều cao hình học của ống dẫn ở tiết diện 1 với 2 so với
mặt cắt ngang.
- P1 và P2 là áp suất chất lỏng ở tiết diện 1 và 2 (Pa ).
- g = 9,81 m/𝑠 2 là gia tốc trọng trường.
𝜔12 𝜔22
- và là động năng của 1kg chất lỏng ở tiết diện đã cho.
2 2
𝑃
- là thế năng của 1 kg chất lỏng ở tiết diện đã cho (J/kg).
𝜌
𝛿𝑃
- là tổn thất thế năng của 1kg chất lỏng do ma sát trở kháng cục bộ.
𝜌
Bảng 4.1. Tốc độ tới hạn của chất mang nhiệt (m/s)

Độ nhám Chất mang nhiệt với nhiệt độ t (oC)


tương Hơi Hơi
đương Nước
P = 5kG/cm2 P = 10kG/cm2
Ktđ (mm) 0 50 75 100 150 160 200 180 200 300
0.2 5.1 1.6 1.15 0.86 0.59 15.6 19.8 7.8 9.9 14.1
0.5 1.98 0.58 0.46 0.34 0.23 6 8.1 3.4 3.9 5.8
1.0 1 0.29 0.24 0.18 0.12 3.4 3.9 1.7 2 2.9
* Tham khảo tại Sổ tay thủy khí động lực học ứng dụng.
Trị số nhám tương đối với ống chịu nhiệt theo tài liệu tham khảo lấy như sau :
Đối với ống dẫn hơi nước : Ktđ = 0,2mm.
Đối với ống dẫn nước nóng : Ktđ = 0,5mm.
Đối với ống dẫn nước ngưng : Ktđ = 1,0mm.
4.1. Tính toán thủy lực cho đường ống cấp nước nóng.
Với công trình khách sạn Hoàng Liệt - Hạ Long, ta chọn ống dẫn nước nóng
trong hệ thống là ống nhựa chịu nhiệt PPR PN20 (PN20 là áp suất làm việc tối đa

17
của thiết bị đó trong điều kiện thủy tĩnh và hoạt động liên tục là 20bar) do công
ty cổ phần nhựa Tiền phong sản xuất và phân phối. Các thông số của ống như sau:
Bảng 4.2. Kích thước ống hiện hành
Đường kính ngoài Độ dày Đường kính trong Giá tham khảo
(mm) (mm) (mm) (vnd/m)
20 3,4 13,2 28.900
25 4,2 16,6 50.700
32 5,4 21,2 74.600
40 6,7 26,6 115.500
50 8,3 33,4 179.500
63 10,5 42 283.000
75 12,5 50 392.000
90 15 60 586.000
110 18,3 73,4 825.000

Để tính toán ta lấy các thông số sau làm cơ sở :


- Nhiệt độ trung bình của nước nóng trong mạng nhiệt lấy bằng 65 oC.
- Khối lượng riêng của nước nóng trong mạng nhiệt được coi như là không
đổi và lấy bằng khối lượng riêng của nước ở 65oC :
ρ = 980,45 kg/m3
- Trọng lượng riêng tương ứng của nước nóng ở 65oC :
γ = 9618,21 N/m3
- Độ nhớt động học của nước nóng ở 65oC :
𝑣 = 4,465.10-7 m2/s
- Độ nhám tương đương của ống nước nóng :
Ktđ = 0,5 mm

4.1.1. Phân vùng 1.


Mô tả hệ thống đường ống (màu xanh lá trên bản vẽ) : nước nóng (lấy bằng
65oC) từ bồn chứa nước nóng trên tầng áp mái sẽ theo đường ống nằm ngang cấp
nước nóng cho các trục kỹ thuật của khách sạn. Các trục kỹ thuật được đặt trong
hộp kỹ thuật và được chia làm 2 kiểu :
- Các trục cấp cho khối phòng từ tầng 10-15. Để thuận tiện ta gọi các trục
này là trục trên.
- Các trục cấp cho khối phòng từ tầng 9 trở xuống. Gọi là trục dưới.
Giữa các trục có lắp hệ thống van hồi tự động (tầng 6 và 10) có tác dụng
kiểm soát nhiệt độ của nước nóng trong hệ thống, khi nhiệt độ nước nóng thấp

18
hơn nhiệt độ cho phép thì van hồi sẽ tự mở và bơm hồi sẽ bơm nước trở lại bể
chứa để gia nhiệt lại.

a) Tính thủy lực cho đường ống ngang.


Nước từ bể nước nóng tổng sẽ theo đường ống ngang cấp nước nóng cho các
trục kỹ thuật của phân vùng 1. Việc tính toán thủy lực được thực hiện trong trường
hợp giờ cao điểm và tất cả các phòng đều sử dụng nước (bỏ qua hệ số sử dụng
phòng và hệ số sử dụng đồng thời). Đường ống cấp cho khách sạn với tổng số
phòng là 55 phòng, do đó ta chia đường ống thành 3 phân đoạn ống, 2 đầu của 1
phân đoạn thường là điểm nút phân nhánh các trục kỹ thuật (do có những trục kỹ
thuật được đặt gần nhau nên ta bỏ qua tổn thất áp suất giữa đầu của các trục đó và
lấy áp suất tại đầu các trục kỹ thuật đó bằng với áp suất tại điểm phân nhánh trên
đường ống ngang). Chiều dài mỗi phân đoạn ống như sau :
Bảng 4.3
L0 L1 L2 L3
(Từ bể nước nóng tới
đầu phân đoạn 1)
8 17 8,5 14,5

Quá trình tính toán thủy lực cho đường ống cũng như các phân đoạn được
thực hiện hoàn toàn tương tự nhau. Sau đây em sẽ trình bày phương pháp tính
toán cho phân đoạn 1 của đường ống ngang.
 Phân đoạn 1 - đường ống ngang :
- Lưu lượng nước cần thiết ở 40oC cũng cấp cho khách sạn khi bỏ qua hệ số
sử dụng phòng và hệ số sử dụng đồng thời là :
G40 = n.250 = 55.250 = 13750 l/h
- Lưu lượng nước ở 65oC cần thiết cung cấp cho khách sạn khi bỏ qua hệ số
sử dụng phòng và hệ số sử dụng đồng thời là :
G15 (40  15)  G65 (65  40)

 G15  G65  G40
=> G65 = 6875 l/h = G15
- Lưu lượng nước ở 65oC chảy qua phân đoạn 1 (gồm 55 phòng) :
G = G65 = 6875 l/h = 0,0019 m3/s
- Chọn sơ bộ tốc độ nước chảy trong phân đoạn 1 ở 65°C (theo bảng 4.1)
Nội suy ta có: ωsb = 0,508 m/s
- Áp suất ở đầu phân đoạn:

19
P1’ = Po + H.g.ρ ≈ 120198 Pa
Po = 105 Pa - áp suất khí quyển
H = 2,1m - chiều cao cột nước trong bể chứa chọn sơ bộ
g = 9,81 m2/s - gia tốc trọng trường
ρ = 980,45 kg/m3 - khối lượng riêng nước nóng ở 650C
- Đường kính trong ống nước tương ứng với tốc độ nước tới hạn :

4𝐺 4.0,0019
𝑑𝑠𝑏 = √ = √ = 0,069𝑚 = 69 𝑚𝑚
ᴨ. 𝜔 ᴨ. 0,508
Theo bảng 4.2 ta chọn d= 73,4mm, bề dày 18,3mm, đường kính ngoài
110mm.
- Xác định lại tốc độ nước :
4𝐺 4.0,0019
𝜔= = = 0,449 𝑚/𝑠
ᴨ. 𝑑 2 ᴨ. (73,4. 10−3)2
- Tiêu chuẩn Reynolds :
𝜔𝑑 0,449.73,4. 10−3
𝑅𝑒 = = = 73810
𝑣 4,465. 10−7
𝑑 73,4
𝑅𝑒𝑡ℎ = 568. = 568. = 83382
𝐾𝑡𝑑 0,5
- Nhận thấy Re < Reth nên hệ số ma sát thủy lực được tính theo công thức:
𝐾𝑡𝑑 68 0.25 0,5 68 0.25
𝜆 = 0,11. ( + ) = 0,11. ( + ) = 0,0326
𝑑 𝑅𝑒 73,4 73810
- Suất giáng áp đường dài :
𝜔2 𝜌 0,4492 980,45
𝑅𝑑𝑑 = 𝜆. . = 0,0326. . = 43,89 𝑃𝑎/𝑚
2 𝑑 2 73,4. 10−3
- Chiều dài tương đương của các trở lực cục bộ
(2 khuỷu cong r=2d, 2 nhánh tê chính G1/G=0,4, 1 đột thu d1/d=1,5)
Tiến hành tra tại phụ lục 4 với d=73,4 mm – sách bài tập HTCCN ta có:
𝐿𝑡𝑑 = 2 ∗ 1,3 + 2 ∗ 1,17 + 0,71 = 5,65 (𝑚)
- Chiều dài quy dẫn :
Lqd = L1 + Ltd = 9+5,65 =14,65 (m)
- Giáng áp tổng trên phân đoạn 1 :
𝛿𝑝 = 𝑅𝑑𝑑 . 𝐿𝑞𝑑 = 43,89 ∗ 14,65 = 642,99 (Pa)
- Tổn thất cột áp tại đoạn ống là:

20
𝛿P 642,99
𝛿H = = = 0,067 ( m )
𝜌.𝑔 980,45.9,81
- Phương trình Bernoulli :
𝜔12 𝑝1 ′ 𝜔22 𝑝1 ′′ 𝛥𝑃
𝑧1 𝑔 + + = 𝑧2𝑔 + + +
2 𝜌 2 𝜌 𝜌
Do ở cùng độ cao và coi như tốc độ nước trong ống không đổi, áp suất ở
cuối phân đoạn ống số 1 là :
p1" = p1' - δp = 120198 – 642,99= 119555 ≈ 1,195 bar
 Kết quả tính toán thủy lực của các phân đoạn đường ống ngang còn lại
được trình bày trong bảng sau:
Phân đoạn 2 gồm: 1 van một chiều quay, 1 nhánh tê, 1 đột thu.
Phân đoạn 3 gồm: 1 van một chiều quay, 1 khuỷu cong.
Bảng 4.4
Phân Số G65 d 𝜔 𝜆 𝑅𝑑𝑑 𝐿𝑡𝑑 Lqd 𝛿𝑝 𝛿H 𝑝′′
đoạn phòng (l/h) (mm) (m/s) (Pa/m) (m) (m) (Pa) (Pa/m) (bar)

L2 25 3125 50 0,44 0,0358 67,95 3,7 12,2 839,8 0,087 1,186


L3 14 1750 42 0,35 0,0374 53,48 2,23 16,73 894,7 0,093 1,179

Từ kết quả tính toán, ta nhận thấy rằng với đường kính ống đó chọn tốc độ
nước nóng chảy trong ống là nằm trong giới hạn cho phép. Áp suất tại các điểm
của đường ống nằm ngang đều lớn hơn áp suất bão hòa của nước ở 65 oC (pbh =
25000 Pa) như vậy thỏa mãn điều kiện nước không thể có hiện tượng sôi trong
đường ống.

b) Tính thủy lực cho các trục kỹ thuật.


Phân vùng 1 có các trục kĩ thuật chạy từ tầng 15 xuống, cấp nước nóng cho
55 phòng ngủ và vệ sinh chung. Các trục kỹ thuật được đặt trong các hộp kỹ thuật
HKT 1-1, 1-2 và 1-3 tương ứng với các khu của phân vùng 1 (được thể hiện trên
bản vẽ - mặt bằng tầng 15) với áp suất tại đầu các trục kỹ thuật nằm trong cùng 1
HKT là như nhau. Cũng giống như khi tính toán thủy lực các đường nước ngang,
phương pháp tính toán thủy lực các trục kỹ thuật và các phân đoạn là hoàn toàn
tương tự nhau và chỉ khác so với tính toán đường nước ngang ở 2 điểm sau :

21
+ Trong quá trình tính toán thủy lực phải kể đến ảnh hưởng của cao độ các
điểm trên trục kỹ thuật vì các trục kỹ thuật là trục đứng.
+ Áp suất đầu của các trục kỹ thuật lấy bằng áp suất tại điểm phân nhánh
trên đường ống ngang.
Sau đây em xin trình bày phương pháp tính toán cho phân đoạn 1 của các
trục kỹ thuật đặt trong HKT 1-1. Việc đánh số các HKT được trình bày trên bản
vẽ.
Trục trên thuộc HKT 1-1 là trục kỹ thuật chạy dọc từ tầng 15 xuống tầng
10 của khách sạn gồm 2 nhánh tương tự nhau, cung cấp nước nóng từ đường ống
ngang cho 6 phòng mỗi nhánh. Độ cao mỗi tầng là 3,5m (tầng 15 là 5m) do đó ta
chia trục kỹ thuật này thành 5 phân đoạn ống tương ứng 6 tầng, chiều dài mỗi
phân đoạn như sau :
Bảng 4.5

L1 L2 L3 L4 L5
5 3,5 3,5 3,5 3,5

 HKT 1-1 – Trục trên – nhánh 1 – phân đoạn 1:


- Lưu lượng nước cần thiết ở 40oC cũng cấp cho khách sạn khi bỏ qua hệ số
sử dụng phòng và hệ số sử dụng đồng thời cho 6 phòng là :
G40 = 6.250 = 6.250 = 1500 l/h
- Lưu lượng nước ở 65oC cần thiết cung cấp cho khách sạn khi bỏ qua hệ số
sử dụng phòng và hệ số sử dụng đồng thời là :
G15 (40  15)  G65 (65  40)

 G15  G65  G40
=> G65 = 750 l/h = G15
- Lưu lượng nước ở 65oC chảy qua phân đoạn 1 (gồm 6 phòng) :
G = G65 = 750 l/h = 0,000208 (m3/s)
- Chọn sơ bộ tốc độ nước chảy trong phân đoạn 1 theo bảng 4.1:
ωsb = 0,508 m/s
- Áp suất ở đầu phân đoạn 1 (bằng áp suất cuối phân đoạn 1 của đường
ống ngang)
p1" = 119586 Pa

22
- Đường kính ống nước tương ứng với tốc độ nước tới hạn :
4𝐺 4.0,000208
𝑑𝑠𝑏 = √ = √ = 0,0228𝑚 = 22,8 (𝑚𝑚)
ᴨ. 𝜔 ᴨ. 0,508
Theo bảng 4.2 ta chọn d= 26,6mm, bề dày 6,7mm, đường kính ngoài
40mm.
- Xác định lại tốc độ nước :
4𝐺 4.0,000208
𝜔= = = 0,374 (𝑚/𝑠)
ᴨ. 𝑑 2 ᴨ. (26,6. 10−3)2
- Tiêu chuẩn Reynolds :
𝜔𝑑 0,374.26,6. 10−3
𝑅𝑒 = = = 22280
𝑣 4,465. 10−7
𝑑 26,6
𝑅𝑒𝑡ℎ = 568. = 568. = 30217
𝐾𝑡𝑑 0,5
- Nhận thấy Re < Reth nên hệ số ma sát thủy lực được tính theo công thức:
𝐾𝑡𝑑 68 0.25 0,5 68 0.25
𝜆 = 0,11. ( + ) = 0,11. ( + ) = 0,0423
𝑑 𝑅𝑒 26,6 22280
- Suất giáng áp đường dài :
𝜔2 𝜌 0,3742 980,45
𝑅𝑑𝑑 = 𝜆. . = 0,0423. . = 109,04 𝑃𝑎/𝑚
2 𝑑 2 26,6. 10−3
- Chiều dài tương đương của các trở lực cục bộ với d=26,6 mm
(bao gồm: nhánh tê phụ G1/G=0,4; van chắn song song; đột thu d1/d2=1,5 )
𝐿𝑡𝑑 = 0,38 + 0,37 + 0,22 = 0,98 (𝑚)
- Chiều dài quy dẫn :
Lqd = L1 + Ltđ = 5 + 0,98 = 5,98 (m)
- Giáng áp tổng trên phân đoạn 1 :
𝛿𝑝 = 𝑅𝑑𝑑 . 𝐿𝑞𝑑 = 109,04 ∗ 5,98 = 652,06 (Pa)
- Tổn thất cột áp tại đoạn ống là:
𝛿P 652,06
𝛿H = = = 0,07 (m )
𝜌.𝑔 980,45.9,81
- Phương trình Bernoulli :
𝜔12 𝑝1 ′ 𝜔22 𝑝1 ′′ 𝛥𝑃
𝑧1 𝑔 + + = 𝑧2𝑔 + + +
2 𝜌 2 𝜌 𝜌
Do ở cùng độ cao và coi như tốc độ nước trong ống không đổi, áp suất ở
cuối phân đoạn ống số 1 là:

23
p1"' = p1'' – δp + z𝜌g

= 119548 – 652,06 + 5.980,45.9,81

≈ 1,67 bar

Kết quả tính toán cho các trục kỹ thuật và các phân đoạn còn lại được
trình bày trong bảng sau:
Bảng 4.6
Phân L G65 d 𝜔 𝑅𝑑𝑑 𝐿𝑡𝑑 Lqd 𝛿𝑝 𝛿H 𝑝′′′
đoạn (m) (l/h) (mm) (m/s) (Pa/m) (m) (m) (Pa) (Pa/m) (bar)
L1 5 750 26.6 0.37 109.5 0.98 5.98 655.4 0.07 1.66
L2 3.5 625 21.2 0.49 248.2 1.27 4.77 1184.6 0.12 1.98
L3 3.5 500 21.2 0.39 159.9 0.30 3.80 607.3 0.06 2.31
L4 3.5 375 16.6 0.48 322.9 1.00 4.50 1452.0 0.15 2.64
L5 3.5 250 13.2 0.51 146.7 0.30 3.80 557.4 0.06 2.97

 HKT 1-1 – Trục dưới – nhánh 1 – phân đoạn 1:


Trục dưới thuộc HKT 1-1 là trục kỹ thuật chạy dọc từ tầng 15 xuống tầng
1 của khách sạn, cung cấp nước nóng từ đường ống ngang cho 18 phòng (mỗi
tầng hai phòng). Độ cao mỗi tầng là 3,5m (tầng 15 là 5m) do đó ta chia trục kỹ
thuật này thành 8 phân đoạn ống tương ứng 9 tầng, chiều dài mỗi phân đoạn như
sau :
Bảng 4.7

L1 L2 L3 L4 L5 L6 L7 L8
22,5 3,5 3,5 3,5 3,5 3,5 3,5 3,5

- Lưu lượng nước cần thiết ở 40 oC cũng cấp cho khách sạn khi bỏ qua hệ
số sử dụng phòng và hệ số sử dụng đồng thời là :
G40 = 9.250 = 9.250 = 2250 (l/h)
- Lưu lượng nước ở 65 oC cần thiết cung cấp cho khách sạn khi bỏ qua hệ
số sử dụng phòng và hệ số sử dụng đồng thời là :
G15 (40  15)  G65 (65  40)

 G15  G65  G40
=> G65 = 1125 l/h = G15
- Lưu lượng nước ở 65oC chảy qua phân đoạn 1 (gồm 9 phòng) :

24
G = G65 = 1125 l/h = 0,000313 m3/s
- Chọn sơ bộ tốc độ nước chảy trong phân đoạn 1 (theo bảng 4.1)
ω = 0,508 m/s
- Áp suất ở đầu phân đoạn 1 (bằng áp suất cuối phân đoạn 1 của đường
ống ngang)
p1' = 119586 Pa
- Đường kính ống nước tương ứng với tốc độ nước tới hạn :

4𝐺 4.0,000313
𝑑𝑠𝑏 = √ = √ = 0,0279𝑚 = 27,9 (𝑚𝑚)
ᴨ. 𝜔 ᴨ. 0,508
Theo bảng 4.2 ta chọn d= 33,4mm, bề dày 8,3mm, đường kính ngoài
50mm.
- Xác định lại tốc độ nước :
4𝐺 4.0,000313
𝜔= = = 0,357 (𝑚/𝑠)
ᴨ. 𝑑 2 ᴨ. (33,4. 10−3)2
- Tiêu chuẩn Reynolds :
𝜔𝑑 0,357.33,4. 10−3
𝑅𝑒 = = = 26694
𝑣 4,465. 10−7
𝑑 33,4
𝑅𝑒𝑡ℎ = 568. = 568. = 37942
𝐾𝑡𝑑 0,5
- Nhận thấy Re < Reth nên hệ số ma sát thủy lực được tính theo công thức:
𝐾𝑡𝑑 68 0.25 0,5 68 0.25
𝜆 = 0,11. ( + ) = 0,11. ( + ) = 0,04
𝑑 𝑅𝑒 33,4 26694
- Suất giáng áp đường dài :
𝜔2 𝜌 0,3572 980,45
𝑅𝑑𝑑 = 𝜆. . = 0,04. . = 74,79 𝑃𝑎/𝑚
2 𝑑 2 42. 10−3
- Chiều dài tương đương của các trở lực cục bộ với d=33,4 (mm)
(bao gồm: nhánh tê phụ G1/G=0,4; van chắn song song, đột thu d1/d2=1,5 )
𝐿𝑡𝑑 = 0,48 + 0,47 + 0,29 = 1,24 (𝑚)
- Chiều dài quy dẫn :
Lqd = L1 + Ltđ = 22,5 + 1,24 = 23,74(m)
- Giáng áp tổng trên phân đoạn 1 :
𝛿𝑝 = 𝑅𝑑𝑑 . 𝐿𝑞𝑑 = 74,79 ∗ 23,74 = 1773 (Pa)
- Tổn thất cột áp tại đoạn ống là:
𝛿P 1773
𝛿H = = = 0,184 (m )
𝜌.𝑔 980,45.9,81
25
- Phương trình Bernoulli :
𝜔12 𝑝1 ′ 𝜔22 𝑝1 ′′ 𝛥𝑃
𝑧1 𝑔 + + = 𝑧2𝑔 + + +
2 𝜌 2 𝜌 𝜌
Do ở cùng độ cao và coi như tốc độ nước trong ống không đổi, áp suất ở
cuối phân đoạn ống số 1 là:
p1"' = p1'' – δp + z𝜌g

= 119586 – 1773 + 22,5.980,45.9,81

= 334184 Pa ≈ 3,34 bar

Ta thấy áp suất tại cuối phân đoạn 1 lớn hơn 320000 Pa nên cần phải lắp
van giảm áp điều chỉnh áp suất tại đây về 121590 Pa = 1,2 atm để nước tại
phòng tiêu thụ thỏa mãn chất lượng về tốc độ nước tại vòi.
Kết quả tính toán cho các trục kỹ thuật và các phân đoạn còn lại được
trình bày trong bảng sau:
Bảng 4.8
Phân L G65 d 𝜔 𝑅𝑑𝑑 𝐿𝑡𝑑 Lqd 𝛿𝑝 𝛿H 𝑝′′′
đoạn (m) (l/h) (mm) (m/s) (Pa/m) (m) (m) (Pa) (Pa/m) (bar)
L2 3.5 1000 26.6 0.50 193.0 1.60 5.10 983.5 0.102 3.67
L3 3.5 875 26.6 0.44 148.3 0.37 3.87 574.4 0.060 3.99
L4 3.5 750 26.6 0.37 109.5 1.37 4.87 533.1 0.055 4.33
L5 3.5 625 21.2 0.49 248.2 0.48 3.98 987.8 0.103 4.65
L6 3.5 500 21.2 0.39 160.0 1.09 4.59 734.2 0.076 4.98
L7 3.5 375 16.6 0.48 323.0 0.38 3.88 1251.5 0.130 5.31
L8 3.5 250 13.2 0.51 146.8 0.30 3.80 557.4 0.058 5.64
Từ kết quả tính toán, ta nhận thấy rằng với đường kính ống đó chọn tốc độ
nước nóng chảy trong ống là nằm trong giới hạn cho phép. Áp suất tại các điểm
của đường ống nằm ngang đều lớn hơn áp suất bão hòa của nước ở 65 oC (pbh =
25000 Pa) như vậy thỏa mãn điều kiện nước không thể có hiện tượng sôi trong
đường ống.

Đối với các hộp kĩ thuật còn lại gồm HKT 1-2, HKT 1-3, trục trên gần như
tương đương không có sự thay đổi, còn trục dưới được tính toán và trình bày tại
phụ lục bảng 4.9 -4.10.

26
4.1.2. Phân vùng 2.
Phân vùng 2 gồm 60 phòng từ tầng 6 đến tầng 15. Nước nóng từ bồn chứa
nước nóng trên đỉnh tòa nhà sẽ theo đường ống ngang (thể hiện bằng màu tím
trên bản vẽ) cấp cho 12 trục kỹ thuật đặt trong các hộp kỹ thuật HKT 2-1, 2-2 và
2-3. Việc tính toán thủy lực tương tự như với phân vùng 1, các trục trên vẫn cho
kết quả cuối gần như tương tự nhau tương tự phân vùng 1, các trục dưới phân
vùng 2 giống nhau trên các trục nên ta chỉ cần tính đại diện cho các nhánh.
Vậy kết quả tính toán đường ống ngang và trục dưới sẽ được trình bày
trong phụ lục Bảng 4.11-4.12.

4.1.3. Phân vùng 3.


Phân vùng 3 gồm 52 phòng từ tầng 3 đến tầng 15 và cộng thêm các phòng
thuộc tòa nhà 4 tầng của khách sạn. Nước nóng từ bồn chứa nước nóng trên đỉnh
tòa nhà sẽ theo đường ống ngang (thể hiện bằng màu cam trên bản vẽ) cấp cho 6
trục kỹ thuật đặt trong các hộp kỹ thuật HKT 3-1, 3-2 và 3-3. Việc tính toán
thủy lực tương tự như với phân vùng 1, các trục trên vẫn cho kết quả cuối gần
như tương tự nhau tương tự phân vùng 1, các trục dưới phân vùng 3 hầu hết
giống nhau trên các trục nên ta chỉ cần tính đại diện cho các nhánh.
Vậy kết quả tính toán đường ống ngang và trục dưới sẽ được trình bày
trong phụ lục Bảng 4.13-4.15.
4.2. Tính toán thủy lực cho đường ống nước hồi.
Đường nước hồi của hệ thống cung cấp nhiệt có tác dụng hồi nước nóng về
các bể chứa trong trường hợp nước nóng trong hệ thống xuống thấp hơn nhiệt độ
cho phép (lấy bằng 55oC). Việc tính toán đường ống hồi cần đảm bảo khi bơm hồi
hoạt động ta vẫn có đủ nước nóng cần thiết cung cấp cho các phòng trong giờ cao
điểm. Để đảm bảo chất lượng nước trong hệ thống ta giả thiết lưu lượng nước hồi
bằng 15% lưu lượng nước nóng tối đa cấp đi. Áp suất trên đường hồi tổng phải
đảm bảo lớn hơn áp suất sôi của nước ở 55oC (pbh = 0,125.105Pa).
Với mặt bằng khách sạn Hoàng Liệt, ta đã chia hệ thống cấp nước nóng
thành 2 phần : mạng đường ống cấp cho tầng 10-15 và cho tầng 9 trở xuống. Do
vậy ta sẽ lắp đường hồi tại cuối các trục kỹ thuật của 2 phần đường ống này, cụ
thể là tại tầng 6 và tầng 10 của khách sạn. Trên mỗi tầng 6 và 10, ta bố trí hệ thống
hồi gồm 4 đường hồi nhánh (nằm ngang) lấy nước từ các trục kĩ thuật và sau đó
đưa về đường hồi tổng (nằm dọc tòa nhà) và được bơm hút về bể chứa trên đỉnh
tòa nhà. Các đường hồi nhánh (nằm ngang) được chia như sau (bố trí đường ống
được thể hiện tại tầng 10 và tầng 6 trên bản vẽ “Nha 15 tang”):
- Đường số 0: hồi tổng cho ba đường số 1, 2, 3.
27
- Đường số 1 : hồi cho các hộp kỹ thuật HKT 1-1, 2-1 và 2-2.
- Đường số 2 : hồi cho các hộp kỹ thuật HKT 1-2, 1-3 và 2-3.
- Đường số 3 : hồi cho các hộp kỹ thuật HKT 3-1, 3-2 và 3-3.
Việc tính toán thủy lực các đường hồi được thực hiện giống như với việc tính toán
thủy lực cho các đường cấp nước nóng. Ở đây em xin trình bày cách tính toán
thủy lực cho các đường ống hồi cho các phòng khu vực phía trên (tầng 10-15) của
tòa nhà. Thủy lực cho đường hồi với trục dưới gần như tương tự trục trên. Các kết
quả tính toán của những đường còn lại được thế hiện trong Bảng 4.16.
Các thông số sử dụng để tính toán thủy lực đường hồi :
- Nhiệt độ trung bình của nước nóng trong đường hồi lấy bằng 55oC.
- Khối lượng riêng của nước nóng trong mạng nhiệt được coi như là không
đổi và lấy bằng khối lượng riêng của nước ở 55oC :
𝜌 = 985,7 kg/m3
- Độ nhớt động học của nước nóng ở 55oC :
𝑣 = 5,17.10-7 m2/s
- Độ nhám tương đương của ống nước nóng :
Ktđ = 0,5 mm

4.2.1. Tính thủy lực cho đường hồi nhánh

 Đường nhánh số 1 - khu vực trên (tầng 10-15) :


- Chiều dài đường hồi nhánh số 1 : L = 19m.
- Lưu lượng nước cần thiết ở 40 oC cũng cấp cho khách sạn khi bỏ qua hệ
số sử dụng phòng và hệ số sử dụng đồng thời là :
G40 = n.250 = 36.250 = 9000 l/h
- Lưu lượng nước ở 65 oC cần thiết cung cấp cho khách sạn khi bỏ qua hệ
số sử dụng phòng và hệ số sử dụng đồng thời là :
G15 (40  15)  G65 (65  40)

 G15  G65  G40
=> G65 = 4500 l/h = G15
- Lưu lượng nước ở 55oC chảy qua đường hồi nhánh số 1 (gồm 36 phòng)
G = 15%.G65 = 0,15.4500 l/h = 0,0001875 m3/s
- Chọn sơ bộ tốc độ nước tới hạn chảy trong đường nhánh số 1 với nhiệt độ
là 55 C (theo bảng 4.1)
o

ω = 0,556 m/s
- Áp suất ở đầu đường nhánh số 1 ta chọn bằng trung bình áp suất ở
cuối các trục kỹ thuật :

28
P1’ ≈ 296000 Pa
- Đường kính ống nước tương ứng với tốc độ nước tới hạn :

4𝐺 4.0,0001875
𝑑𝑠𝑏 = √ = √ = 20,72 (𝑚𝑚)
ᴨ. 𝜔 ᴨ. 0,556
Theo bảng 4.2 ta chọn d= 21,2mm, bề dày 6,7mm, đường kính ngoài
32mm.
- Xác định lại tốc độ nước :
4𝐺 4.0,0001875
𝜔= = = 0,53 (𝑚/𝑠)
ᴨ. 𝑑 2 ᴨ. (21,2. 10−3)2
- Tiêu chuẩn Reynolds :
𝜔𝑑 0,53.21,2. 10−3
𝑅𝑒 = = = 21781
𝑣 5,17. 10−7
𝑑 21.2
𝑅𝑒𝑡ℎ = 568. = 568. = 24083
𝐾𝑡𝑑 0,5
- Nhận thấy Re < Reth nên hệ số ma sát thủy lực được tính theo công thức:
𝐾𝑡𝑑 68 0.25 0,5 68 0.25
𝜆 = 0,11. ( + ) = 0,11. ( + ) = 0,044
𝑑 𝑅𝑒 26,6 21781
- Suất giáng áp đường dài :
𝜔2 𝜌 0,532 985,7
𝑅𝑑𝑑 = 𝜆. . = 0,044. . = 291,68 𝑃𝑎/𝑚
2 𝑑 2 21,2. 10−3
- Chiều dài tương đương của các trở lực cục bộ
(2 khuỷu cong r=2d, 3 thông tê hợp G1/G=0,6; 1 đột mở d1/d2=1,5)
𝐿𝑡𝑑 = 2 ∗ 0,33 + 3 ∗ 0,79 + 0,18 = 3,21(𝑚)
- Chiều dài quy dẫn :
Lqd = L1 + Ltđ = 19 + 3,21 = 22,21 (m)
- Giáng áp tổng trên phân đoạn 1 :
𝛿𝑝 = 𝑅𝑑𝑑 . 𝐿𝑞𝑑 = 291,68 ∗ 22,21 = 6478,21(Pa)
- Tổn thất cột áp tại đoạn ống là:
𝛿P 6478,21
𝛿H = = = 0,67 (m )
𝜌.𝑔 985,7.9,81
- Phương trình Bernoulli :
𝜔12 𝑝1 ′ 𝜔22 𝑝1 ′′ 𝛥𝑃
𝑧1 𝑔 + + = 𝑧2 𝑔 + + +
2 𝜌 2 𝜌 𝜌

29
Do ở cùng độ cao và coi như tốc độ nước trong ống không đổi, áp suất ở
cuối đường hồi nhánh số 1 là :
p1" = p1' - δp = 296000 – 6478 = 289522 Pa ≈ 2,9 bar

4.2.2. Tính thủy lực cho đường hồi tổng (trục dọc)

 Đường hồi tổng khu vực trên (tầng 10-15) :


- Chiều dài đường hồi tổng : L = 25m.
- Lưu lượng nước cần thiết ở 40 oC cũng cấp cho khách sạn khi bỏ qua hệ
số sử dụng phòng và hệ số sử dụng đồng thời là :
G40 = n.250 = 84.250 = 21000 l/h
- Lưu lượng nước ở 65 oC cần thiết cung cấp cho khách sạn khi bỏ qua hệ
số sử dụng phòng và hệ số sử dụng đồng thời là :
G15 (40  15)  G65 (65  40)

 G15  G65  G40
=> G65 = 10500 l/h = G15
- Lưu lượng nước ở 55oC chảy qua đường hồi tổng:
G = 15%.G65 = 0,15.10500 l/h = 0,0004375 m3/s
- Chọn sơ bộ tốc độ nước chảy trong đường nhánh số 1 (theo bảng 4.1)
ω = 0,556 m/s
- Áp suất ở đầu đường nhánh số 1 ta chọn bằng trung bình áp suất ở
cuối các đường hồi nhánh :
p1’ ≈ 292000 Pa
- Đường kính ống nước tương ứng với tốc độ nước tới hạn :

4𝐺 4.0,0004375
𝑑𝑠𝑏 = √ = √ = 0,03165𝑚 = 31,65 (𝑚𝑚)
ᴨ. 𝜔 ᴨ. 0,556
Theo bảng 4.2 ta chọn d= 33,4mm, bề dày 8,3mm, đường kính ngoài
50mm.
- Xác định lại tốc độ nước :
4𝐺 4.0,0004375
𝜔= = = 0,499 (𝑚/𝑠)
ᴨ. 𝑑 2 ᴨ. (33,4. 10−3)2
- Tiêu chuẩn Reynolds :
𝜔𝑑 0,499.33,4. 10−3
𝑅𝑒 = = = 32259
𝑣 5,17. 10−7

30
𝑑 33,4
𝑅𝑒𝑡ℎ = 568. = 568. = 37942
𝐾𝑡𝑑 0,5
- Nhận thấy Re < Reth nên hệ số ma sát thủy lực được tính theo công thức:
𝐾𝑡𝑑 68 0.25 0,5 68 0.25
𝜆 = 0,11. ( + ) = 0,11. ( + ) = 0,04
𝑑 𝑅𝑒 33,4 32259
- Suất giáng áp đường dài :
𝜔2 𝜌 0,4992 985,7
𝑅𝑑𝑑 = 𝜆. . = 0,04. . = 146,31 𝑃𝑎/𝑚
2 𝑑 2 33,4. 10−3
- Chiều dài tương đương của các trở lực cục bộ
(1 van một chiều quay)
𝐿𝑡𝑑 = 1,25 (𝑚)
- Chiều dài quy dẫn :
Lqd = L1 + Ltđ = 25 + 1,25 = 26,25m
- Giáng áp tổng trên phân đoạn 1 :
𝛿𝑝 = 𝑅𝑑𝑑 . 𝐿𝑞𝑑 = 146,31 ∗ 26,25 = 3840,9(Pa)
- Tổn thất cột áp tại đoạn ống là:
𝛿P 3841
𝛿H = = = 0,4 (m )
𝜌.𝑔 985,7.9,81
- Phương trình Bernoulli :
𝜔12 𝑝1 ′ 𝜔22 𝑝1 ′′ 𝛥𝑃
𝑧1 𝑔 + + = 𝑧2 𝑔 + + +
2 𝜌 2 𝜌 𝜌

Coi như tốc độ nước trong ống không đổi, và ta chọn áp suất cuối đường
hồi tổng trước khi vào bể nước nóng khoảng 120198 Pa nên ta có áp lực tối
thiểu bơm hồi cần phải đạt được để đưa nước hồi từ tầng 10 lên đỉnh tòa nhà là :
p1" = p1' – δp – (z1-z2)ρg

= 292000 – 3841 – 25*985,7*9,81

= 46416 Pa
 Kết quả tính toán thủy lực của các đường hồi còn lại được trình bày trong
Bảng 4.17 (phụ lục)
4.3. Tính toán thủy lực cho đường ống cấp hơi
Khác với tính toán thủy lực cho ống nước nóng, khi tính toán thủy lực cho
ống dẫn hơi do tổn thất nhiệt độ và áp suất, trọng lượng đơn vị của hơi bị thay
đổi, vì thế trong tính toán phải lấy trọng lượng đơn vị trung bình. Ta biết hơi ra

31
là hơi bão hòa khô nhưng trong quá trình chuyển động nó có thể chuyển thành
hơi bão hòa ẩm, do đó việc tính toán sẽ trở lên phức tạp. Để đơn giản ta coi hơi
chuyển động trong ống vẫn là hơi bão hòa khô.

 Tính toán thủy lực cho đường cấp hơi lên mái
- Áp suất làm việc của lò hơi: Plv = 7 bar.
- Áp suất hơi đầu ra của lò hơi: Ph = 5 bar.
Từ đó tra bảng thông số của hơi bão hòa theo áp suất ta được :
+ Nhiệt độ hơi ra khỏi lò:
t1 = 151,84 oC
+ Khối lượng riêng của hơi khi ra khỏi lò hơi:
ρ1 = 2,669 kg/ m3
+ Độ nhám tương đương của ống dẫn hơi:
ktđ = 0,2 mm
+ Lưu lượng hơi chuyển động trong ống:
(Lượng hơi cấp cho phòng nghỉ đã được tính toán tại chương 3)
G = 539,12 kghơi/h = 0,149 kghơi/s
Ta chọn các thông số sau:
+ Hệ số trung bình của các tổn thất cục bộ:
𝛼 = 0,3
+ Tốc độ lớn nhất của hơi trong ống dẫn hơi:
ωmax = 40 m/s
+ Gia tốc trọng trường:
g = 9,81 m/s2
+ Chiều dài ống dẫn hơi chính (từ tầng hầm lên mái):
l = 70 m
Sau quá trình hơi được chuyển từ nhà lò lên đỉnh tòa nhà, sẽ sinh ra tổn thất áp
suất nên ta chọn sơ bộ áp suất tại cuối đường ống dẫn hơi, sau đó tính ngược lại
để xem áp suất đó có phù hợp không.
- Áp suất hơi ở đầu ra của lò hơi: Ph = 500000 Pa
- Giả thiết áp suất hơi cuối của ống dẫn hơi: P2 = 450000 Pa
- Các thông số ứng với áp suất hơi giả thuyết là:
+ Khối lượng riêng:
𝜌2 = 2,416 𝑘𝑔/m3
+ Nhiệt độ hơi bão hòa khô:
t2 = 147,92 o C
Khối lượng riêng trung bình:

32
𝜌1 +𝜌2 2,669+2,416
𝜌𝑡𝑏 = = = 2,542 𝑘𝑔/m3
2 2
Tra bảng ta có độ nhớt động học của hơi:
𝜈 = 5,765.10-6 m2/s
- Đường kính ống dẫn hơi ứng với tốc độ lớn nhất:
4𝐺 4.0,149
𝑑𝑠𝑏 = √ = √ = 0,043𝑚 = 43 (𝑚𝑚)
ᴨ. 𝜔. 𝜌𝑡𝑏 ᴨ. 40.2,542
Theo bảng phụ lục 10 sách BT-HTCCN ta chọn ống thép đường kính ống d =
51mm, độ dày 3mm, đường kính ngoài 57mm
- Xác định lại tốc độ hơi trung bình trong ống dẫn hơi:
4𝐺 4.0,149
𝜔= = = 28,69 (𝑚/𝑠)
ᴨ. 𝑑 2. 𝜌𝑡𝑏 ᴨ. (51. 10−3)2 . 2,542
- Tiêu chuẩn Reynolds:
𝜔𝑑 28,69.51. 10−3
𝑅𝑒 = = = 253834
𝑣 5,765. 10−6
𝑑 51
𝑅𝑒𝑡ℎ = 568. = 568. = 144840
𝐾𝑡𝑑 0,2
- Nhận thấy Re > Reth do đó 𝜆 được tính theo công thức sau:
𝐾𝑡𝑑 0,2
𝜆 = 0,11. ( )0.25 = 0,11. ( )0.25 = 0,0275
𝑑 51
- Suất giáng áp đường dài:
𝜔2 𝜌 28,692 2,542
𝑅𝑑𝑑 = 𝜆. . = 0,0275. . = 564,67 𝑃𝑎/𝑚
2 𝑑 2 51. 10−3
- Chiều dài tương đương của các trở lực cục bộ với d=51mm
(4 khủy cong r = 2d, 5 khớp nối ren):
𝐿𝑡𝑑 = 1,26 ∗ 4 ∗ 0,81 = 4,1 (𝑚)
- Chiều dài quy dẫn:
Lqd = L1 + Ltđ = 70 + 4,1 = 74,1 (m)
- Giáng áp tổng trên đường ống dẫn hơi:
𝛿𝑝 = 𝑅𝑑𝑑 . 𝐿𝑞𝑑 = 564,67 ∗ 74,1 = 41842 (Pa)
- Tổn thất cột áp tại đoạn ống là:
𝛿P 41842
𝛿H = = = 0,1 (m )
𝜌.𝑔 2,542.9,81
- Áp suất ở cuối ống dẫn hơi:
p2 = p1 – δp – (Z2 – Z1) gρ
= 500000 - 41842 - 56.9,81.2,542

33
= 456763 Pa
- Sai số của phép tính:
Δ = 1,5%
P1 − P2
- Suất giáng áp trên đường ống chính: = 583,49 Pa/m.
𝐿𝑞𝑑
𝑃1 − 𝑃2
- Ta có : R = = 448,84 Pa/m.
𝐿𝑞𝑑 .(1+𝛼)

34
Chương V: TÍNH TOÁN CHỌN THIẾT BỊ
5.1. Tính chọn bơm nhiệt bù tổn thất cho bể
Ban đầu ta gia nhiệt cho toàn bể bơi bằng lò hơi và bơm nhiệt sau đó ta liên
tục bù tổn thất cho bể bằng bơm nhiệt. Do bể bơi cần yêu cầu nước an toàn, đảm
bảo chất lượng vì vậy nước của bể bơi cần được xử lý bằng hóa Clo và lọc bẩn,
sau đó được đưa vào máy bơm nhiệt đặt ngay tại khu bể bơi để tiến hành hồi nhiệt.
Sơ đồ cụ thể như sau:

Hình 5.1: sơ đồ lắp đặt hệ thống cho bể bơi


Theo tính toán trình bày tại Chương 3, mục 3.1.2, ta sử dụng bơm nhiệt với nhiệt
độ đầu ra là 60°C để bù tổn thất nhiệt cho bể bơi liên tục, trong 1 giờ cao điểm ta
cần cung cấp 1799 lít nước nóng được gia nhiệt từ 150C tới 600C. Tại đây ta tính
toán công suất nhiệt cho một mình bơm nhiệt chạy với 100% tải.
- Nhiệt độ trung bình của nước trong hệ thống là :
Ttb = (15+60)/2 = 37,50C
→ ρ = 993,08 kg/m3
Cp = 4,174 kJ/kgK
- Nhiệt lượng cần để nâng nước từ 150C tới 600C là :
𝑄 = 𝑉. 𝜌. 𝐶𝑝. ∆𝑡
= 1,799.993,08.4,174. (60 − 15)
= 335567 𝑘𝐽/ℎ
= 93 𝑘𝑊
Vậy ta cần còn thiết bị sao cho thiết bị phải đảm bảo được công suất nhiệt
yêu cầu là 93 kW. Dựa theo Catalogue bơm nhiệt của hãng MEGASUN, ta chọn
bơm nhiệt model MGS-25HP với các thông số của máy như sau :

35
36
Tính kiểm tra thiết bị :
- Công suất nhiệt : Q = 99,4 kW > 93 kW.
→ Vậy ta có độ dự trữ công suất là 6,44%.
- Lưu lượng nước trong 1 giờ : V = 2182 L/h > 1799 L/h.
→ Vậy ta đảm bảo được lượng nước nóng cấp.
- Điều kiện làm việc : 00C < 150C < 450C.
→ Đảm bảo bơm nhiệt có thể hoạt đông bình thường.
- Độ ồn: ≤72dB
→ Đảm bảo không gây ồn khi hoạt động liên tục.
- Kích thước: 2200*1100*2000
→ Kích thước vừa phải, phù hợp với không gian tầng 4.
5.2. Tính chọn lò hơi.

5.2.1. Chọn lò hơi.


Tại Chương 3, ta đã tính toán công suất hơi tiêu thụ là 756,62 𝑘𝑔ℎơ𝑖/ℎ. Để
đảm bảo tính ổn định hệ thống và kinh tế ta chọn công suất hơi của cả hệ thống là
800 𝑘𝑔ℎơ𝑖/ℎ với độ dự trữ công suất là 5,5%.
Dựa trên công suất lò hơi cùng với các điều kiện của khách sạn và chi phí đầu
tư ta chọn ra các phương án sau:
 Phương án 1: Sử dụng 2 lò hơi công suất 400 𝑘𝑔ℎơ𝑖/ℎ.
 Ưu điểm: Cấp hơi liên tục không sợ gián đoạn nếu 1 lò gặp sự cố, chi
phí hợp lý, hơn nữa đa số thời gian chỉ cần đáp ứng khoảng 50% lượng
hơi đã tính toán nên 1 lò chạy và 1 lò bổ sung từ đó tiết kiệm chi phí
vận hành..
 Nhược điểm: Chiếm diện tích nhà lò hơn, chế độ cấp hơi phức tạp hơn,
khi vận hành, bảo dưỡng và vệ sinh cần chú ý tới cả hai lò.
 Phương án 2: Sử dụng 1 lò hơi công suất 800 𝑘𝑔ℎơ𝑖/ℎ.
 Ưu điểm: Không tốn diện tích đặt lò,tốn ít chi phí hơn so với mua 2
lò với công suất tương đương,vận hành đơn giản.
 Nhược điểm: Khi gặp sự cố hoặc bảo trì lò hơi, mọi nhu cầu sử dụng
đều bị ngừng trệ hoàn toàn, tiêu tốn nhiên liệu khi nhu cầu sử dụng
giảm dẫn đến lãng phí.
Từ các ưu nhược điểm được nêu ra cho từng phương án, ta chọn phương án
1 là phương án phù hợp nhất.

37
5.2.2. Chọn nhiên liệu.
Hiện nay , trên thị trường có rất nhiều loại nhiên liệu dùng để đốt lò hơi với
hiệu quả cũng như chi phí sẽ khác nhau. Ví dụ như than , dầu , và khí thiên
nhiên , khí gas... Vì vậy ta cần tính toán lựa chọn nhiên liệu sao cho có hiệu quả
chi phí phù hợp với chủ đầu tư.
+ Chi phí đầu tư: Hệ thống cấp nhiệt sử dụng gas ,dầu có chi phí ban đầu
cao hơn so với hệ thống sử dụng nhiên liệu than do giá thành các thiết bị
cao hơn.
+ Hệ thống cấp nhiệt dùng gas và dầu thường có hiệu suất rất cao ( trên
90%) , dễ bảo trì , thiết bị có độ bền cao hơn so với thiết bị dùng than ,
hiệu suất cháy than thấp hơn dầu chỉ tầm 70%.
+ Chi phí vận hành: Do than rẻ hơn gas và dầu rất nhiều và có sẵn trong
thiên nhiên nên chi phí vận hành hệ thống sẽ thấp hơn so với dầu.
+ Về mặt an toàn: Thì gas và dầu dễ cháy nổ hơn so với than , dễ bắt
cháy.
Từ những yêu cầu trên ta có thể tính sơ bộ về chi phí nhiên liệu để đun nóng
100kg nước từ 15°C đến 65°C.
Ta có các thông số tính toán:
- Nhiệt độ nước lạnh: t1 = 150C
- Nhiệt độ nước nóng: t2 = 750C
- Nhiệt trị của dầu D.O: Qdlv = 40.000 kJ/kg
- Nhiệt trị của than cám: Qtlv = 20310 kJ/kg
- Nhiệt trị của gas: Qglv = 46000 KJ/kg.
- Khối lượng nước cần gia nhiệt: G = 100 kg.
- Nhiệt dung riêng của nước: Cp = 4,2 kJ/kg.K
Tính nhiệt và chi phí để sản xuất nước nóng:
Lượng nhiệt cần thiết cung cấp cho 100kg nước để tăng nhiệt độ từ 20°C
đến 80°C
𝑄 = 𝐺. 𝐶𝑝. ( 𝑡2 – 𝑡1 ) = 100.4,2. (65 – 15) = 21000 (𝐾𝐽).
- Chi phí gia nhiệt cho 100kg nước sử dụng lò hơi đốt gas:
+ Lượng gas cần thiết để gia nhiệt cho 100 kg nước là:
𝑄 21000
𝐺𝑔𝑎𝑠 = = = 0,51 𝑘𝑔.
𝑄𝑔 . ɳ𝑔𝑎𝑠 46000.0,9
Giá gas hiện nay (2022) là khoảng 37500 đồng /kg.
Vậy Chi phí gia nhiệt cho 100 kg nước bằng gas là:
T1 = 0,51.37500 = 19125 đồng/100kg nước.
- Chi phí gia nhiệt cho 100kg nước sử dụng lò hơi đốt dầu:
38
+ Lượng dầu cần thiết để gia nhiệt cho 100 kg nước là:
𝑄 21000
𝐺𝑑ầ𝑢 = = = 0,58 𝑘𝑔.
𝑄𝑑 . ɳ𝑑 40000.0,9
Giá dầu hiện nay là khoảng 29600 đồng /lít.
Vậy chi phí gia nhiệt cho 100 kg nước bằng dầu là:
T2 = 0,58.29600 = 17168 đồng /100kg nước.
- Chi phí gia nhiệt cho 100kg nước sử dụng lò hơi đốt than:
+ Lượng than cần thiết để gia nhiệt cho 100 kg nước là:
𝑄 21000
𝐺𝑡ℎ𝑎𝑛 = = = 1,22 𝑘𝑔.
𝑄𝑡ℎ . ɳ𝑡ℎ 20310.0,85
Giá than cám hiện nay là khoảng 3300 đồng / kg.
Vậy chi phí gia nhiệt cho 100 kg nước bằng than là:
T3 = 1,22.3300 = 4026 đồng /100kg nước.
 Ta có bảng kết quả tính toán
Bảng 5.1: Kết quả chi phí
Giải pháp Chi phí
Gas 19125 đ/100kg
Dầu DO 17168 đ/100kg
Than 4026 đ/100kg
Từ chi phí và yêu cầu về môi trường và tính tiện nghi trên ta chọn lò hơi
đốt dầu , nhưng do kết cấu của khách sạn thì tầng dưới cùng sẽ đặt lò hơi đốt
dầu. Bởi vì lò hơi đặt ở dưới tầng hầm thì sẽ dễ vận hành hơn và nhiên vào
buồng đốt dễ dàng hơn, công tác vận chuyển nhiên liệu,bảo trì,bảo dưỡng sẽ đơn
giản,tiện lợi hơn.
Vậy ta chọn sử dụng 2 lò hơi 400kg hơi/h đốt dầu model LSS0.4-0.7-Y(Q)
do công ty YUJI BOILER của Trung Quốc sản xuất với hình ảnh và các thông
số kỹ thuật mỗi lò như sau :

39
Bảng 5.2: Thông số lò LSS0.4-0.7-Y(Q)

Loại lò hơi LSS0.4-0.7-Y(Q)


Đầu ra tương đương 400kg hơi/h
Kiểu dáng lò Thẳng đứng, lửa và ống nước
Kích thước 0.84 × 0.84 × 1.775 m
Khối lượng 0,7 tấn
Áp lực tối đa 1,25 Mpa
Áp suât làm việc 0,7 Mpa
Nhiệt độ nước vào 15°C
Nhiệt độ hơi nước ra 171°C
Hiệu quả ≥ 93%
Nhiên liệu đốt Dầu DO (diesel)
Lượng dầu tiêu thụ 29 l/h
Điện áp 220-460V/50-60Hz

Hình 5.1: Lò hơi đốt dầu YUJI


Nhận xét:
+ Thông số lò hoàn toàn phù hợp với nhu cầu sử dụng của khách sạn.
+ Lò an toàn khi sử dụng, dễ vận hành, bảo dưỡng.
+ Kích thước nhỏ gọn với thiết kế thẳng đứng, trọng lượng vừa phải.
+ Hiệu suất làm việc lò cao, có đầy đủ các thiết bị đo lường và thiết bị bảo vệ.

40
5.3. Tính chọn bơm
5.3.1. Chọn bơm hồi
Áp suất cuối đường hồi tổng vào bể ta chọn bằng 120981 Pa vì vậy ta cần
lắp bơm tăng áp để nước cuối đường hồi đạt áp suất đặt sẵn. Ở đây ta chọn sử
dụng bơm tăng áp WILO-Hàn Quốc có dải nhiệt độ làm việc từ -10÷800C, phù
hợp để bơm nước hồi có nhiệt độ khoảng 550C.
 Chọn bơm hồi cho đường hồi tầng 10-15
- Cột áp của bơm là :
H = 120981 - 46416
= 74565 Pa
≈ 7,6 mH2O
- Lưu lượng nước trong đường ống là :
V = 1,6 m3/h = 25 l/phút
Vậy ta chọn bơm tăng áp WILO model PB-088EA với các thông số kỹ thuật
như sau :
Bảng 5.3: Thông số bơm tăng áp WILO model PB-088EA
Nguồn điện 220v/1p/50Hz
Công suất 60W
Cột áp tối đa 9m
Hút sâu -
Lưu lượng tối đa 35 l/phút
Nhiệt độ nước tối đa 80°C
Đường kính ống vào/ra 20/20mm
Trục bơm: Thép không gỉ
Vật liệu
Cánh bơm: Nhựa noryl
Kích thước 170x180x125 mm
Khối lượng 4 kg
 Chọn bơm hồi cho đường hồi tầng 6-9
- Cột áp của bơm là :
H = 120981 - (- 60702)
= 181683 Pa
≈ 18,2 mH2O
- Lưu lượng nước trong đường ống là :
V = 1,44 m3/h

41
Vậy ta chọn bơm tăng áp WILO model PB-122EA với các thông số kỹ thuật
như sau :
Bảng 5.4: Thông số bơm tăng áp WILO model PB-122EA

Nguồn điện 220v/1p/50Hz


Công suất 125W
Cột áp tối đa 18m
Hút sâu -
Lưu lượng tối đa 25 l/phút
Nhiệt độ nước tối đa 80°C
Đường kính ống vào/ra 20/20mm
Trục bơm: Thép không gỉ
Vật liệu
Cánh bơm: Nhựa noryl
Kích thước 280x280x250 mm
Khối lượng 13 kg
5.3.2. Chọn bơm hồi cho bể bơi
- Lưu lượng nước trong đường ống là :
V = 1,8 m3/h
Vậy ta chọn bơm bể bơi Koral KSE 75M.B với các thông số kỹ thuật như
sau :
Bảng 5.5: Thông số bơm tăng áp Koral KSE 75M.B

Nguồn điện 220v/1p/50Hz


Công suất 560W
Cột áp tối đa 10m
Tiêu chuẩn chống nước IP55
Lưu lượng tối đa 11 m3/h
Lớp cách điện F.60
Nhiệt độ nước tối đa 80°C
Trục bơm: Thép không gỉ
Vật liệu
Cánh bơm: Nhựa noryl
Khối lượng 13.5 kg
5.3.3. Chọn bơm cho lò hơi
 Chọn bơm dầu tổng
Dầu được hút từ thùng dầu tổng vào thùng dầu trung gian đặt trên cao, sau
đó dầu chảy từ thùng dầu trung gian vào lò hơi. Vậy ta cần chọn bơm dầu với lưu
lượng bằng tổng lượng dầu tiêu thụ của 2 lò:

42
G = 2.29 l/h = 58 l/h = 0,058 m3/h
Do dầu là hóa chất có độ nhớt nên ta chọn bơm thủy lực TUTHILL loại bánh răng
của Nhật sản xuất, model TUTHILL SERIES L với thông số như sau:
Bảng 5.6: Thống số bơm TUTHILL
Dải lưu lượng (0,1-3) m3/h
Áp suất đầu xả max 30 bar
Vật liệu tiêu chuẩn Gang đúc, Thép
Kiểu làm kín Phớt cơ khí hoặc hộp chèn
Nhiệt độ chất bơm tiêu chuẩn 750C
Nhiệt độ chất bơm tùy chọn 2500C
Độ nhớt max 1000cSt
Motor 3Pha 380V, 1Pha 220V, IP55
Công suất điện (0,1-1,5)Kw
Số vòng quay max 1800 vòng/phút

 Chọn bơm nước cấp cho lò hơi


Nước sau khi xử lý cation được chứa trong thùng đựng nước mềm, nước
mềm từ thùng được bơm hút tới lò hơi để gia nhiệt. Để đảm bảo lượng nước ổn
định ta lắp 1 bơm cho 1 lò. Lưu lượng nước mỗi lò cần là 480 l/h hay 0,48 m3/h
(hệ số hao tổn khi nước được gia nhiệt thành 400kg hơi là 1,2) nên ta chọn 2 bơm
cánh turbine model EBARA-PRA-1M dùng cho lò hơi của Italy với thông số bơm
như sau :
Bảng 5.7. Thông số bơm cấp nước cho lò hơi
Nguồn điện 220v/1p/50Hz
Công suất 750W
Cột áp 13-62m
Áp suất làm việc 12 bar
Nhiệt độ tối đa chất lỏng 80°C
Lưu lượng 0,3-3 m3/h
Họng hút xả Ren ngoài 34-34mm
Kích thước 220x312x224 mm
Vật liệu Gang

43
5.4. Tính chọn bình lọc cho bể
Với lưu lượng bơm và lưu lượng nước nóng của bơm nhiệt như trên đã chọn, ta
có thể chọn bình lọc cát hồ bơi Emaux P400 với đầy đủ 6 chức năng, bình lọc có
thông số kĩ thuật như sau:
Bảng 5.8. Thông số bình lọc cát hồ bơi Emaux P400
Áp suất tối đa 2 bar
Đường kính 400mm
Chiều cao 757mm
Lưu lượng 6,12 m3/h
Nhiệt độ tối đa chất lỏng 40°C
Cát sử dụng 35 kg - cát 0.5 – 0.8mm
Tốc độ dòng chảy tối đa: 102 Lpm
Kết nối van 50mm
Vật liệu Polyethylene
Van phụ 6 chiều

5.5. Tính chọn bể chứa nước nóng


Tại mục 3.1.1, như kết luận đã có, ta phải chọn ba bể có tổng dung tích thỏa
mãn không nhỏ hơn 5m3. Đồng thời bể cần lắp đặt các ống trao đổi nhiệt bên trong
để phục vụ gia nhiệt bằng hơi khi bơm nhiệt không đáp ứng đủ nhu cầu nước
nóng. Do nhu cầu như vậy, ta có thể yêu cầu các nhà sản xuất theo mẫu đặt với
các thông số do ta tính toán. Tuy nhiên, điều này dẫn đến giá thành sản xuất cao
hơn nên ta sẽ chọn các model có sẵn trên thị trường và có các thông số phù hợp
với yêu cầu và đặc điểm của khách sạn.
Ở đây ta chọn bồn bảo ôn chịu áp Megasun BB0-6000-KCA đến từ thương
hiệu Megasun – Việt Nam, với thông số của sản phẩm như sau :
Bảng 5.9: Thông số bồn bảo ôn Megasun BB0-6000-KCA
Loại bồn Dạng đứng không chịu áp
Số lượng 3
Tổng công suất 6000L
Thời gian giữ nhiệt 72h
Nhiệt độ tối đa 100℃
Đường kính x Chiều cao (mm)
± 0.1 ∶ 1700𝑥3100
Vỏ bồn
Vật liệu INOX 304 –
dày 0.6 mm
Đường kính x Chiều cao (mm)
Lõi bồn
± 0.1 ∶ 1600𝑥3000

44
Vật liệu INOX 304
dày 1.2 mm ± 0.1
Lớp bảo ôn cách nhiệt Polyurethane dày 50mm (100mm)
Thiết bị phụ trợ Thanh magie làm mềm nước cứng
Công nghệ hàn tự động của Đức
Bộ trao đổi nhiệt Trao đổi nhiệt U
Công suất nhiệt 70KW
Diện tích trao đổi nhiệt 4.2 𝑚𝑚2
Chiều dài thiết bị trao đổi nhiệt 825 mm
Lỗ vào 40 mm
Lỗ ra 40 mm
Mặt bích 200 mm
5.6. Tính chọn vật liệu bảo ôn
 Bảo ôn cho ống dẫn hơi
Bảng 5.10: Thông số vật lý một số vật liệu
Vật liệu Nhiệt độ chịu Nhiệt độ chịu
Độ thẩm thấu
cách nhiệt đựng cực đại đựng cực tiểu
Silicat canxi 538 121 NA

Thủy tinh thể 428 -260 0,005

Bọt elastom 93 -32 0,3

Bông thủy tinh 450 5 75

Bông khoáng 648 121 150

Bọt Phend 150 75 6

Vật liệu cách nhiệt ta phải chọn vật liệu cần có hệ số cách nhiệt nhỏ , tỷ
trọng vừa phải , nhẹ, chịu được nhiệt độ cao , dễ liên kết, ít hút ẩm , không gây
ra hiện tượng hoặc ít ăn mòn đường ống, giá thành rẻ.
Từ những yêu cầu và nhu cầu trên ta sẽ lựa chọn vật liệu cách nhiệt cho đường
nước nóng và đường hơi, nước ngưng là bông thủy tinh. Hơn nữa bông thủy tinh
còn được sản xuất dưới dạng ống hoặc tấm nên không cần ống nhựa hay ống
thép bên ngoài.

45
𝑑2 57
Chọn ống dẫn hơi có đường có đường kính = 𝑚𝑚. Hệ số dẫn nhiệt của
𝑑1 51
ống thép là 𝜆 = 50 𝑊/𝑚𝐾
Vật liệu bảo ôn: bông thủy tinh λ = 0,055 W/m2
Vì các ống có dạng d2 /d1 <1,4 nên ta dùng công thức vách phẳng để tính chiều
dày của lớp cách nhiệt.
1 1 𝛿𝑖 1
δCN =λCN[ − ( + ∑𝑛1 + )]
𝐾 𝛼1 𝜆𝑖 𝛼2
Trong đó :
- δCN: độ dày yêu cầu của lớp cách nhiệt (m)
- λCN: hệ số dẫn nhiệt của vật liệu cách nhiệt (W/mK);
- K: hệ số truyền nhiệt (W/m2K)
- α1: hệ số trao đổi nhiệt của môi chất trong ống đến vách ống
(W/m2K)
- α2: hệ số tỏa nhiệt của vách ra môi trường xung quanh (W/m2K)
- δi: bề dày lớp vật liệu thứ i (m)
- λi: hệ số dẫn nhiệt của lớp vật liệu thứ i (W/mK)
Mật độ dòng nhiệt truyền ra môi trường xung quanh là
𝑞 = 𝐾 ⋅ (𝑡𝑓1 − 𝑡𝑓2) = 𝛼2(𝑡𝑤2 − 𝑡𝑓2)
Chọn nhiệt độ bề mặt ngoài lớp cách nhiệt là
𝑡𝑤2 = 40℃ ; 𝑡𝑓2 = 25℃
Nhiệt độ hơi bão hòa 𝑡𝑓1 = 133.54
Hệ số tỏa nhiệt của vách ra môi trường là α2 =12 W/m2K.
𝑞 = 𝛼2 ⋅ (𝑡𝑤2 − 𝑡𝑓2) = 12 ⋅ (40 − 25) = 180( 𝑊/𝑚2)
𝑞 180
𝐾= = = 1,6 𝑊/𝑚2 𝐾
𝑡𝑓1 − 𝑡𝑓2 133,5 − 25
Hệ số tỏa nhiệt hơi nước ngưng trong ống nằm ngang 𝛼1 được tính theo
công thức:
𝛼1 = 𝐶. 𝐴. 𝑞0,5𝐿0,35 𝑑1−0,25
Trong đó :
C = 1,26 đối với ống thép
q – mật độ dòng nhiệt, W/m2
L – Chiều dài đường ống, m
d1 – đường kính trong của ống, m
A – Hệ số phụ thuộc vào vật liệu, được tính theo công thức:
𝜆. 𝜌 0,1
𝐴=
(𝑟. 𝜐)0,5. 𝜎 0,3. (𝜌")0,5

46
Giá trị A của hơi nước phụ thuộc vào nhiệt độ cho trong bảng sau:
𝑡𝑠 (⁰C) 100 110 120 130 140 150 160 170 180 190
A 8.42 8.1 7.75 7.42 7.1 6.78 6.47 6.14 5.81 5.49
Ống thép C=1.26, theo 𝑡𝑠 = 149.92℃ ⇒ 𝐴 = 6,85, chọn chiều dài ống
𝑙 = 15 𝑚 , 𝐿 = 30 𝑚, 𝑑1 = 0.051 𝑚
α1 = 1,26.6,85.1800,5.300,35.0,051-0,25
= 801,3 (W/m2K)
Vậy ta được độ dầy lớp cách nhiệt:
1 1 𝛿 1
δCN = λCN [ − ( + ∑𝑛1 + )]
𝐾 𝛼1 𝜆 𝛼2
1 1 0,003 1
=0,055. [ −( + + )]
1,6 801,3 50 12
=0,03 (m)
Với kết quả tính toán sơ bộ bên trên có thể quấn lớp cách nhiệt dày 3 đến 5 cm.
 Bảo ôn cho ống dẫn nước nóng
Hệ số dẫn nhiệt của ống PPR:
λ= 0,24 W/mK
Do hệ số dẫn nhiệt của ống rất thấp nên ống nhựa PPR dùng để dẫn nước
nóng không cần bảo ôn.
 Tính tổn thất nhiệt
Ở các ống đặt trong môi trường có nhiệt độ 𝑡𝑚𝑡 thấp hơn nhiệt độ của môi
trường làm việc 𝑡𝑚𝑐 thì sẽ có tổn thất nhiệt. Tổn thất nhiệt của ống bọc cách
nhiệt là lượng nhiệt truyền từ môi chất qua vách ống và qua lớp cách nhiêt đến
môi trường xung quanh, thường là không khí hoặc là đất có nhiêt độ 𝑡𝑚𝑡 .
Nếu chiều dài ống là L (m), đường kính trong 𝑑1 (m), và đường kính ngoài
𝑑2 (m), chiều dày vỏ cách nhiệt 𝛿𝑐𝑛 (m), có hệ số dẫn nhiệt 𝜆𝑐𝑛 (WmK), và các
hệ số tỏa nhiệt 𝛼1 và 𝛼2 ở phía môi chất và môi trường bên ngoài, ta có thể xác
định được dòng nhiệt:
𝜋.𝐿.(𝑡𝑚𝑐 − 𝑡𝑚𝑡 )
𝑄𝑧 = 𝑞𝑧 .L = 1 1 𝑑 1 𝑑2 + 𝛿𝑐𝑛 1 ,W
𝛼1 𝑑1
+ 2𝜆 ln𝑑2 + 2𝜆 𝑙𝑛 𝑑2
+ 𝛼 (𝑑 +2𝛿 )
𝑜 1 𝑐𝑛 2 1 𝑐𝑛

Tính toán tổn thất nhiệt cho ống dẫn hơi


𝑄ℎ = 𝑞ℎ .L
𝜋.60.(152− 25)
= 1 1 0,057 1 0,057+0,03 1
+ ln + 𝑙𝑛 +
801.3.0,051 2.50 0,051 2.0,055 0,057 12(0,057+2.0,03)

47
= 5224.6W
Giả sử tổn thất nhiệt qua lớp cách nhiệt là 1%
𝑄𝑡𝑡 = 𝑄ℎ ⋅ 1% = 52.25 𝑊

48
Chương VI: BỐ TRÍ, LẮP ĐẶT THIẾT BỊ
6.1. Bố trí bơm nhiệt
Yêu cầu lắp đặt :
- Không đặt bơm nhiệt tại các khu vực có nhiều người qua lại, bị ô nhiễm,
ăn mòn hoặc gần với các sản phẩm dễ cháy.
- Đặt cố định, có miếng lót chân đế để đảm bảo độ rung cho phép.
- Khoảng cách tối thiểu các mặt thoáng của bơm nhiệt :
+ Mặt sau máy cách tường : 500mm.
+ Mặt sau cách mặt sau : 500mm.
+ Mặt hút gió cách tường : 1000mm.
+ Mặt hút gió cách mặt sau : 500mm.
+ Mặt hút gió cách mặt hút gió : 1000mm.
+ Mặt trên cách vật cản : 2000mm.
Dựa trên các yêu cầu lắp đặt ta quyết định bố trí bồn nước nóng như sau:
- Đặt trong một phòng nhỏ tại bể bơi cách tường có diện tích 15m2.
- Đặt khoảng cách phù hợp với yêu cầu như trên.
6.2. Bố trí bồn chứa nước nóng
Yêu cầu lắp đặt :
- Bồn nước đặt trên bề mặt phẳng, không được đặt nghiêng, dốc
hay có bất kỳ vật cứng nào ở dưới đáy bồn.
- Mặt phẳng đặt bồn là mặt phẳng cố định liền nhau để đảm bảo độ
vững do bồn đặt đứng và cao.
- Khi lắp đặt bồn, đường nước vào và ra của bồn phải quay về vị trí
hướng đường ống nước lên xuống gần nhất.
- Nên chọn vị trí đặt bồn ở nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực
tiếp của mặt trời và không có vật cản, dễ dàng cho việc lắp đặt,vệ sinh.
- Trước khi lắp đặt đường ống nước phải vặn chặt các co nước vào
ra của bồn. Yêu cầu vặn vừa tới, vặn vừa chặt tay.
- Bồn sử dụng để chứa nước sạch tại chỗ, không dùng cho việc vận
chuyển.
Dựa trên các yêu cầu lắp đặt ta quyết định bố trí bồn nước nóng như sau:
- Đặt cách tường 1m nhằm lợi dụng bề mặt cản gió.
- Đặt cách lan can sắt 1m.
- Đường ống lấy nước xoay về phía tường để thuận tiện lắp đặt ống.
- Các bình đặt cách nhau 1,5m.

49
6.3. Bố trí nhà lò
Yêu cầu lắp đặt :
* Thứ nhất: Nhà đặt nồi hơi công nghiệp phải được thiết kế và xây dựng
đảm bảo các tiêu chuẩn về xây dựng nồi hơi vệ sinh trong công nghiệp và các tiêu
chuẩn có liên quan để người vận hành thuận lợi khi hoạt động và xử lý sự cố, sửa
chữa, vệ sinh lò hơi và đặc biệt phải đảm bảo các quy định trong tiêu chuẩn này.
* Thứ hai: Được phép đặt nồi hơi trong nhà xưởng với các nồi hơi có thông
số sau:
- Được phép đặt trong nhà nồi hơi những động cơ như hơi nước, máy
bơm hay máy nổ dự phòng với điều kiện không gây ra trở ngại cho việc vận hành
nồi hơi, hoạt động của lò hơi.
- Được phép bố trí các buồng phục vụ và sinh hoạt cho những người
trực tiếp quản lý vận hành nồi hơi và xưởng cơ khí để sửa chữa nồi hơi với điều
kiện là phải có tường ngăn để đảm bảo điều kiện làm việc bình thường cho những
người vận hành hoạt động nồi hơi
- Nồi hơi công nghiệp trực lưu công suất hơi định mức dưới 2T/h.
- Các nồi hơi công nghiệp thoả mãn chỉ số (t-100)x V < 100
- Được phép đặt trên tầng và dưới hầm nhà ở nếu công suất hơi không
vượt quá 50kg/h, áp suất của lò hơi không vượt quá 2kg/cm2 với điều kiện phải
có tường ngăn cách an toàn.
- Cấm mọi hoạt động hay làm việc và đặt những máy móc thiết bị
khác trong nhà nồi hơi công nghiệp nếu việc đó không có quan hệ trực tiếp đến
vận hành và sử dụng hay sửa chữa nồi hơi.
* Thứ ba: Cửa ra vào của nhà nồi hơi phải được mở ra phía ngoài. Các cửa
của công trình phụ trợ vào nhà lò phải gắn lò xo tự động đóng cửa và mở về phía
nhà đặt nồi hơi. Nền nhà thấp nhất của nhà nồi hơi phải cao hơn mặt sàn nhà và
mặt nền xung quanh nhà nồi hơi. Không được tạo hố thành nhà nồi hơi.
Dựa trên các yêu cầu lắp đặt ta bố trí các thiết bị trong nhà lò như sau :
- Lò hơi đặt cách tường 400mm.
- 2 lò đặt cách nhau 1000mm
- Thùng dầu trung gian đặt ở giữa không gian 2 lò và được treo trên
cao cách mặt đất 2m, phía trên bộ phận sinh hơi của 2 lò để dầu có thể tự chảy
xuống cấp cho lò.
- Ống góp hơi được đặt ngay cạnh lò để chất lượng hơi đảm bảo và
giảm chi phí ống dẫn.

50
- Các bộ phận khác như bể nước mềm, xử lý nước cation, tủ điều
khiển được đặt tại các mặt tường còn lại, cách xa lò nhằm tạo không gian hoạt
động cho lò và tránh cháy nổ do nhiệt bức xạ từ lò.
6.4. Bố trí bơm hồi
Bơm hồi là bơm hút và đẩy nước lên cao, để tránh hiện tượng xâm thực,
ta phải chọn vị trí đặt bơm để nơi có áp suất dương. Ở đây, ta chọn đặt bơm ở
tầng 10 (hút từ tầng 6 lên) và tầng tum (hút từ tầng 10 lên).
Bơm hồi bể bơi đặt trong phòng vận hành tại bể.

51
Kết luận

Qua quá trình thực hiện đồ án, em đã có thêm được rất nhiều kiến thức bổ
ích trong việc thiết kế hệ thống cung cấp nhiệt trung tâm cho tòa nhà và khách
sạn. Với các kinh nghiệm được áp dụng trong phần tính toán, thiết kế vận hành
mạng nhiệt, kết hợp với các tài liệu tham khảo, quá trình tính toán thiết kế các
thiết bị và đường ống dẫn nước nóng đã được trình bày trong đề tài là hợp lý và
có khả năng ứng dụng trong thực tế. Trong quá trình tính toán, hệ thống được
tính ở điều kiện làm việc với phụ tải lớn nhất, do đó hoàn toàn đáp ứng được
nhu cầu về nhiệt tại mọi thời điểm.
Việc phân tích, lựa chọn lò hơi và các thiết bị nhiệt cần thiết đã nêu ra
trong đề tài là hợp lý, làm tăng tính thực tiễn của đề tài, đặc biệt thuận tiện trong
quá trình lắm đặt, sửa chữa và thay thế các thiết bị nhiệt, phù hợp với xu hướng
phát triển của thời đại.
Việc bố trí các thiết bị và đường ống cấp dẫn trong hệ thống cung cấp nhiệt
hoàn toàn đáp ứng đầy đủ nhu cầu về nhiệt trong khách sạn và thuận tiện trong
việc sửa chữa, bảo dưỡng các thiết bị.
Khi vận hành thực tế nếu các thiết bị phụ tải nhiệt cấp cho các nhu cầu về
nhiệt trong khách sạn thay đổi, tùy theo điều kiện cụ thể, nhờ sự điều chỉnh của
hệ thống van, khóa từ đó có thể điều chỉnh được lượng nước nóng, lượng hơi
cấp cho hệ thống và các thiết bị, tương ứng có thể điều chỉnh được lượng hơi
cấp từ lò, đảm bảo tính kinh tế trong vận hành.

52
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phạm Lê Dần, Nguyễn Công Hân. Công nghệ lò hơi và mạng nhiệt. Nhà
xuất bản Khoa Học và Kỹ Thuật, Hà Nội - 2005.
2. Nguyễn Công Hân, Mạng nhiệt. Nhà xuất bản Khoa Học và Kỹ Thuật, Hà
Nội - 2008.

3. Nguyễn Công Hân, Trương Ngọc Tuấn; Bài tập cung cấp nhiệt; Nhà
xuất bản Bách Khoa - Hà Nội - 2008.

4. Bùi Hải; Bài tập Kỹ thuật nhiệt; Nhà xuất bản khoa học và kĩ thuật, 2006.

5. Bùi Hải, Trần Thế Sơn; Kỹ thuật nhiệt; Nhà xuất bản khoa học và kỹ
thuật; Hà Nội – 2008.
6. Bùi Hải, Dương Đức Hồng, Hà Mạnh Thư; Thiết bị trao đổi nhiệt;
Trường đại học Bách Khoa Hà Nội; Hà Nội – 1996.
7. Hoàng Đình Tín, Truyền nhiệt và tính toán thiết bị trao đổi nhiệt; Nhà
xuất bản khoa học và kỹ thuật.

53
Phụ Lục
Bảng 4.9: Tính thủy lực cho HKT 1-2 – trục dưới – phân đoạn 1:
Phân L G65 d 𝜔 𝑅𝑑𝑑 𝐿𝑡𝑑 Lqd 𝛿𝑝 𝛿H 𝑝′′′
đoạn (m) (l/h) (mm) (m/s) (Pa/m) (m) (m) (Pa) (Pa/m) (bar)
L1 22.5 625 21.2 0.49 248.2 0.78 23.28 5780.3 0.60 3.29
L2 3.5 500 21.2 0.39 160.0 0.48 3.98 636.5 0.07 3.62
L3 3.5 375 16.6 0.48 323.0 0.85 4.35 1405.9 0.15 3.92
L4 3.5 250 13.2 0.51 146.8 0.18 3.68 540.8 0.06 4.28
L5 3.5 125 13.2 0.25 122.4 0.30 3.80 465.0 0.05 4.61

Bảng 4.10: Tính thủy lực cho HKT 1-3 – trục dưới – phân đoạn 1:
Phân L G65 d 𝜔 𝑅𝑑𝑑 𝐿𝑡𝑑 Lqd 𝛿𝑝 𝛿H 𝑝′′′
đoạn (m) (l/h) (mm) (m/s) (Pa/m) (m) (m) (Pa) (Pa/m) (bar)
L1 22.5 1000 26.6 0.50 193.0 0.98 23.48 4532.5 0.471 3.29
L2 3.5 875 26.6 0.44 148.3 0.60 4.10 608.4 0.063 3.62
L3 3.5 750 26.6 0.37 109.5 1.37 4.87 533.1 0.055 3.95
L4 3.5 625 21.2 0.49 248.2 0.37 3.87 961.3 0.100 4.28
L5 3.5 500 21.2 0.39 160.0 1.27 4.77 763.3 0.079 4.61
L6 3.5 375 16.6 0.48 323.0 0.38 3.88 1251.5 0.130 4.93
L7 3.5 250 13.2 0.51 146.8 0.30 3.80 557.4 0.058 5.27
L8 3.5 125 13.2 0.25 122.4 0.30 3.80 465.0 0.048 5.60

Bảng 4.11: Tính thủy lực cho đường ống ngang phân vùng 2:
Phân L G65 d 𝜔 𝑅𝑑𝑑 𝐿𝑡𝑑 Lqd 𝛿𝑝 𝛿H 𝑝′′′
đoạn (m) (l/h) (mm) (m/s) (Pa/m) (m) (m) (Pa) (Pa/m) (bar)
L1 14 7500 73.4 0.49 52.7 10.38 24.38 1284.0 0.13 1.19
L2 9 5000 60 0.49 67.5 5.98 14.98 1010.6 0.11 1.18
L3 9 2500 42 0.50 109.6 6.28 15.28 1675.7 0.17 1.16

Bảng 4.12: Tính thủy lực cho HKT 2-1 – trục dưới – phân đoạn 1 – nhánh 1:
Phân L G65 d 𝜔 𝑅𝑑𝑑 𝐿𝑡𝑑 Lqd 𝛿𝑝 𝛿H 𝑝′′′
đoạn (m) (l/h) (mm) (m/s) (Pa/m) (m) (m) (Pa) (Pa/m) (bar)
L1 22.5 500 16.6 0.64 176.2 0.61 23.11 4073.8 0.42 3.31
L2 3.5 375 16.6 0.48 323.0 0.85 4.35 1405.9 0.15 3.63
L3 3.5 250 13.2 0.51 146.8 0.30 3.80 557.4 0.06 3.96
L4 3.5 125 13.2 0.25 122.4 0.18 3.68 451.1 0.05 4.29

54
Bảng 4.13: Tính thủy lực cho đường ống ngang phân vùng 3:
Phân L G65 d 𝜔 𝑅𝑑𝑑 𝐿𝑡𝑑 Lqd 𝛿𝑝 𝛿H 𝑝′′′
đoạn (m) (l/h) (mm) (m/s) (Pa/m) (m) (m) (Pa) (Pa/m) (bar)
L1 12 6500 73.4 0.43 39.7 4.9 16.9 670.1 0.07 1.19
L2 15 2375 42 0.48 99.1 2.8 17.8 1761.9 0.18 1.18
L3 7 4125 50 0.58 119.1 3.7 10.7 1273.9 0.13 1.16
L4 2 1375 42 0.28 33.9 1.2 3.2 106.7 0.01 1.16

Bảng 4.14: Tính thủy lực cho HKT 3-1 – trục dưới – phân đoạn 1 – nhánh 1:
Phân L G65 d 𝜔 𝑅𝑑𝑑 𝐿𝑡𝑑 Lqd 𝛿𝑝 𝛿H 𝑝′′′
đoạn (m) (l/h) (mm) (m/s) (Pa/m) (m) (m) (Pa) (Pa/m) (bar)
L1 22.5 1625 33.4 0.52 47.4 1.24 23.74 1125.1 0.12
L2 3.5 1500 26.6 0.75 133.4 0.60 4.10 547.3 0.06
L3 3.5 1375 33.4 0.44 110.9 0.75 4.25 471.0 0.05
L4 3.5 1250 33.4 0.40 91.9 1.72 5.22 479.5 0.05
L5 3.5 1125 33.4 0.36 74.7 0.47 3.97 296.5 0.03
L6 3.5 1000 26.6 0.50 193.0 0.60 4.10 791.5 0.08
L7 3.5 875 26.6 0.44 148.3 1.37 4.87 722.0 0.08
L8 8 750 21.2 0.59 109.8 1.45 9.45 1037.2 0.11

Bảng 4.15: Tính thủy lực cho HKT 3-1 – trục dưới – phân đoạn 1 – nhánh 2:
Phân L G65 d 𝜔 𝑅𝑑𝑑 𝐿𝑡𝑑 Lqd 𝛿𝑝 𝛿H 𝑝′′′
đoạn (m) (l/h) (mm) (m/s) (Pa/m) (m) (m) (Pa) (Pa/m) (bar)
L1 22.5 1250 33.4 0.40 91.9 2.95 25.45 2339.4 0.243
L2 3.5 1000 26.6 0.50 193.0 0.97 4.47 863.4 0.090
L3 3.5 750 21.2 0.59 109.8 1.57 5.07 556.6 0.058
L4 3.5 500 16.6 0.64 176.2 0.37 3.87 682.5 0.071
L5 3.5 250 13.2 0.51 146.8 0.23 3.73 547.0 0.057

Bảng 4.16: Tính thủy lực cho đường hồi nhánh trục trên:
L G65 d 𝜔 𝑅𝑑𝑑 𝐿𝑡𝑑 Lqd 𝛿𝑝 𝛿H 𝑝′′′
Phân đoạn
(m) (l/h) (mm) (m/s) Pa/m (m) (m) (Pa) Pa/m (bar)
Nhánh 0 5 10500 33.4 0.50 146 1.78 6.78 992 0.10 2.90
Nhánh 1 19 4500 21.2 0.53 291 3.21 22.21 6478 0.67 2.89
Nhánh 2 30.5 3000 21.2 0.35 131 3.08 33.58 4415 0.46 2.92
15 750 13.2 0.23 101 0.42 15.42 1558 0.16 2.96
Nhánh 3 14 2250 16.6 0.43 265 0.88 14.88 3944 0.41 2.94
7 3000 21.2 0.35 131 1.12 8.12 1067 0.11 2.94
Nhánh 4
(Tầng tum) 8.5 10500 33.4 0.50 146 0.53 9.03 1321 0.14 2.91

55
Bảng 4.17: Tính thủy lực cho đường hồi tổng:
L G65 d 𝜔 𝑅𝑑𝑑 𝐿𝑡𝑑 Lqd 𝛿𝑝 𝛿H 𝑝′′′
Phân đoạn
(m) (l/h) (mm) (m/s) Pa/m (m) (m) (Pa) Pa/m (bar)
Trục trên 25 10500 33.4 0.50 146 1.25 21.25 3109 0.32 0.46
Trục dưới 36 9625 33.4 0.46 123 1.25 35.25 4345 0.45 -0.61

56

You might also like