You are on page 1of 11

CHƯƠNG 4: LY TÂM, SẤY VÀ ĐÓNG GÓI

A. LY TÂM
I. Giới thiệu về phân xưởng ly tâm
I.1. Mục đích
Để tách rời hỗn hợp gồm hai trạng thái rắn,và lỏng người ta có thể dùng nhiều
phương pháp khác nhau (lắng lọc, ly tâm). Nhưng đối với đường non do lượng tinh thể
quá nhiều so với mật và có độ nhớt lớn, tinh thể đường dễ dính vào nhau nên dùng
phương pháp lắng lọc không thích hợp.
I.2. Nhiệm vụ
Đường non sau trợ tinh vẫn là một hỗn hợp tinh thể mật và đường, cần tiến
hành ly tâm để tách tinh thể.
II. Quy trình công nghệ khu ly tâm
II.1. Sơ đồ quy trình công nghệ khu ly tâm
Sơ đồ công nghệ:
Mật chè tinh

Đường Nấu A Đường Nấu B Đường Nấu C


giống A giống B giống C

Non A Non B Non C

Trợ tinh A Trợ tinh B Trợ tinh C

Ly tâm A Ly tâm B Ly tâm C

Đường A Mật A2 Mật A1 Đường B Mật B

Sấy Đường C
Mật rỉ

Sàng rung Hồi dung


Bồn mật đường C
rỉ
Phân loại
Xông SO2
lần 2
Đóng bao

Hình 2.1. Sơ đồ công nghệ khu ly tâm


II.2. Mô tả sơ đồ:

● Sau quá trình hóa chế, nước mía hỗn hợp đã tạo ra siro tinh. Siro tinh được chuyển

qua khâu nấu đường sẽ đưa đi nấu đường non A cùng với giống A, sau đó đem đi
trợ tinh A, tiếp theo sẽ ly tâm A (dùng máy ly tâm gián đoạn) tạo ra:
+ Đường A sẽ cho qua sàn rung tiếp đến băng tải cao su đến sàn phân loại
và đóng bao thành phẩm.
+ Mật A được đi nấu giống B.

● Giống B được nấu để tạo ra đường non B, sau đó đem đi trợ tinh B, đến ly tâm B

(máy ly tâm liên tục) sẽ tạo ra:


+ Đường B sẽ được đem về nấu giống A.
+ Mật B đem đi nấu giống C.

● Giống C đem đi nấu đường non C rồi đem trợ tinh C, sau đó ly tâm C (máy ly tâm

liên tục) sẽ thu được:


+ Đường C đem hòa tan bằng nước nóng rồi hồi dung về xông SO2.
+ Mật C (mật rỉ) được đưa vào bồn chứa.

III. Thiết bị trong phân xưởng ly tâm

● Máy ly tâm được sử dụng rộng rãi trong nhà máy đường. Người ta dựa vào phương
thức thao tác để phân loại thành máy ly tâm gián đoạn và máy ly tâm liên tục. Máy
ly tâm gián đoạn thường dùng để phân ly đường non có độ tinh khiết cao, còn máy
ly tâm liên tục dùng để phân ly đường non có độ tinh khiết thấp.
● Nguyên tắc hoạt động của thiết bị ly tâm:

Trong công nghiệp để thu được tinh thể đường ta dùng phương pháp ly tâm để
tách riêng đường ra khỏi mật nhờ tác dụng của lực ly tâm, lực này sinh ra khi cho
đường non quay (với tốc độ lớn) quanh một trục ở tâm của bộ phận cấu thành lên máy
là thùng hình trụ có đục lỗ, và bên trong có các lớp lưới. Bên ngoài là vỏ máy không
đục lỗ có nhiệm vụ hạn chế mật bắn ra ngoài. Dưới tác dụng của lực ly tâm mật sẽ
văng qua lớp lưới, đập vào mặt trong của vỏ thùng phía ngoài rồi theo ống ra ngoài.
Tinh thể đường bị giữ lại bên trong lớp lưới rồi được tháo ra ngoài theo một đường
riêng. Sau khi ly tâm sản phẩm nhận được là đường và mật. Tùy vào tính chất của
đường và các thao tác thì nhà máy sẽ sử dụng thiết bị ly tâm khác nhau cho từng loại.
III.1. Thiết bị ly tâm gián đoạn
III.1.1. Mục đích:
Dùng để ly tâm đường non A có độ nhớt nhỏ, nhằm tách mật ra khỏi tinh thể
đường bằng lực ly tâm trong các thùng quay tốc độ cao (1100 v/phút). Mật sẽ đi ra
ngoài xuyên qua lớp lưới của thùng quay.
III.1.2. Cấu tạo
Gồm môtơ được đặt cố định trên giá đở, gắn liền với trục quay gắn với nắp đáy
truyền động cho thùng quay. Trên thùng quay có gắn lưới, kích thước lổ lưới nhỏ hơn
hạt đường để giữ hạt đường lại và cho mật xuyên qua, chạm vào thành vỏ máy được
đưa ra ngoài. Cỡ lưới ly tâm thường có đường kính 0,5 – 0,8 mm. Ngoài ra còn có bộ
phận phun nước rửa, hơi rửa, nắp đáy để xả đường, đĩa phân phối nguyên liệu, phanh
hãm trục, thiết bị tách A1, A2, thanh gạc đường, van nạp liệu.
Cấu tạo của thiết bị:

2
1. Cửa xả mật 3
2. Động cơ điện 1
3. Hệ thống phanh
4. Máy phân phối 4
5. Hệ thống nâng hạ cửa xả đáy 9
6. Trục nâng hạ 10
7. Rổ lưới ly tâm
6
8. Nắp đóng mở cửa xả
9. Van nạp liệu
1 7
10. Bộ phận rửa đường 1
11. Gạc đường

5 8

Hình 3.1. Máy ly tâm gián đoạn

III.1.3. Nguyên lý vận hành


Nhà máy sử dụng 3 máy ly tâm làm việc gián đoạn. Đầu tiên, kiểm tra toàn bộ
thiết bị trước khi vận hành. Sau đó, mở máy chạy không tải với tốc độ khoảng 100-200
v/p. Sau khi máy ổn định thì mở cửa nạp liệu cho đường non xuống và dùng van để
điều chỉnh lưu lượng, Khi đã đủ nguyên liệu tiến hành đóng van. Tốc độ đạt khoảng
700 – 800 v/p thì tiến hành rửa đường bằng hơi và nước khoảng 1 phút. Tốc độ cực đại
đạt khoảng 1100 v/p sau đó sẽ giảm dần về khoảng 60 v/p rồi tiến hành nhả đường,
thanh gạn sẽ gạn đường xuống và kết thúc một mẻ ly tâm.
Mật đường thoát ra đầu tiên sau khi ly tâm gọi là mật nguyên (mật A1). Sau đó
dùng nước và hơi rửa tinh thể thì được mật rửa (mật A2). Nhiệt độ nước rửa khoảng 70
-750C, hơi thì khoảng 3500C. Lượng nước rửa khoảng 2% so với khối lượng đường
non A. Mật A2 đưa về để nấu non B và non C (một phần mật A2 đưa về để nấu đường
non A). Thời gian ly tâm một mẻ đường non A từ 3 – 5 phút (Tùy thuộc vào từng loại
máy), phanh xả đường xuống sàng rung. Quá trình ly tâm được thực hiện lặp lại tuần
hoàn.
III.1.4. Thông số kỹ thuật
- Số lượng máy: 3 máy
- Thời gian: 3 – 5 phút/mẻ
- Công suất: 500 kg/mẻ
- Thời gian rửa: Khoảng 30 – 60s
- Tốc độ chạy không tải: 100 – 200 vòng/phút
- Tốc độ xuống đường non: 150 vòng/phút
- Tốc độ nhả đường: 60 vòng/phút
- Thời gian nạp liêu: 40 giây
- Thời gian xông hơi sấy khô đường: 10 giây
III.1.5. Ưu nhược điểm của thiết bị

● Ưu điểm:
- Trên ổ trục có một lớp cao su cho phép trục quay di chuyển nhẹ nhàng quanh vị
trí thẳng đứng tránh tình trạng bị đảo trục, rung máy…
- Có bộ phận rửa mật và sấy khô làm trắng đường giảm độ ẩm trước khi xuống
đường.
● Nhược điểm:
- Hoạt động hoàn toàn do sự điều khiển của công nhân nên tiêu tốn nhiều lao
động, hoạt động gây tiếng ồn làm ảnh hưởng đến sức khỏe ngưởi lao động.
- Cho năng suất không cao.
- Lượng đường cho xuống và chất lượng đường chưa ổn định ở từng mẻ.
III.1.6. Sự cố của thiết bị
Bảng 1: Sự cố của thiết bị ly tâm gián đoạn

Sự cố Nguyên nhân Cách khắc phục

Máy rung mạnh. - Xuống đường quá - Khống chế tốc độ


đầy,đường non bị vón xuống đường non thích
cục. hợp, làm tan loãng
- Lưới sang bị rách. đường cục.
- Vá lại nếu rách lớn
phải thay thế.

- Lưới sang lắp không


- Bắt lại cho kín khít
Thoát đường. khít.
- Báo cho bộ phận nấu.
- Tinh thể đường nhỏ.

- Má phanh hãm bị mòn.


Khí hãm mâm quay - Thay má phanh mới.
dừng rất chậm. - Khe hở giữa má phanh
- Điều chỉnh lại khe hở.
và đĩa phanh khá lớn.

- Kiểm tra điều chỉnh


- Do khớp chuyển động
khớp chuyển động.
Máy ly tâm tăng tốc độ bị mòn,hư hỏng.
chậm. - Kiểm tra đọng cơ nếu
- Động cơ không đủ
không đủ công suất thì
công suất.
phải thay thế.

- Rửa đường hồi dung


lại dùng nước nóng rửa
- Tinh thể dại trong tưới.
đường non quá nhiều và
Không tách mật được. - Thông báo cho bộ
dính vào lỗ lưới cản trở
mật thoát ra. phận nấu và trợ tinh
kiểm tra việc nấu và trợ
tinh.

III.2. Thiết bị ly tâm liên tục


III.2.1. Mục đích
Dùng để ly tâm đường B,C. loại bỏ những chất không đường, những tạp chất.
Nhằm tách riêng nước mía và chất kết tủa để thu được nước mía trong.
III.2.2. Cấu tạo
Nhà máy sử dụng thiết bị ly tâm liên tục có dạng hình trụ tròn bộ phận chính
của thiết bị là 1 thùng quay hình chữ V, đường kính rổ ly tâm là 1100 mm, bề mặt
thùng quay là lưới ly tâm có hai lớp, lớp trong là lớp lưới lót có kích thước 0,7 x 5
mm, lớp ngoài là lưới ly tâm có kích thước 0.06 mm.
Thùng quay chuyển động nhờ 1 mô tơ đặt bên cạnh qua dây curoa truyền
chuyển động, khi làm việc thùng quay với tốc độ 1450 vòng/phút.
Đường non được đổ vào chính giữa thùng quay, dưới tác dụng của lực ly tâm
đường được văng ra phía trên thùng quay, mật văng ra khỏi lưới và chảy xuống thùng
chứa, các tinh thể đường trượt lên theo bề mặt lưới sang khoang sản phẩm ra ngoài.

11
9

3 10

6
8

Hình 3.2. Cấu tạo máy ly tâm liên tục


1. Động cơ; 2,3. Vật bọc bên ngoài; 4. Khung trên; 5. Vật bọc bên trong; 6. Phễu;
7. Bộ phận đỡ rỗ; 8. Rổ; 9. Doăng tổng hợp; 10. Ống nạp liệu; 11. Van nạp liệu
III.2.3. Nguyên lý vận hành
Nhà máy sử dụng 04 máy ly tâm liên tục (02 máy ly tâm đường non B và 2 máy
ly tâm đường non C). Đối với đường B, tốc độ khoảng 1200 – 1400 vòng/phút. Còn
đường C thì tốc độ sẽ cao hơn từ 1400 – 1700 vòng/phút. Thao tác ly tâm liên tục đơn
giản hơn so với ly tâm gián đoạn. Đầu tiên, kiểm tra toàn bộ thiết bị trước khi vận
hành. Sau đó, mở thiết bị để chạy đạt tốc độ cực đại rồi cho đường non chảy từ từ
xuống máy. Tại đây đường non bị quay, máy ly tâm bắt đầu phân mật. Mật chui qua
lưới rơi xuống thùng chứa mật. Đường đi từ dưới lên tràn qua vòng kim loại bên trên
vào thùng chứa đường.
Đường non B: Sau ly tâm được đường B và mật nguyên B, dùng nước rửa được
mật rửa B. Mật nguyên B đưa nấu non C. Tinh thể đường B dùng làm đường hồ B là
giống nấu đường non A.
Đường non C: Sau ly tâm được mật C gọi là mất cuối (mật ri), dùng làm
nguyên liệu nấu rượu hoặc các sản phẩm phụ khác. Đường C đưa hồi dung, xông SO 2
lần hai dùng làm nguyên liệu nấu đường non
III.2.4. Thông số vận hành
- Số lượng máy: 4 máy (2 máy nấu đường B, 2 máy nấu đường C).
- Công suất: 5 tấn/giờ.
- Vòng quay: Máy B: 1200 – 1400 vòng/phút.
Máy C: 1400 – 1700 vòng/phút.
- Lượng nước dùng: 1,5 – 2 % so với khối lượng đường non.
- Nhiệt độ lắng: 98 – 1000C.
III.2.5. Ưu nhược điểm của thiết bị

● Ưu điểm:
- Tiêu hao năng lượng thấp
- Là thiết bị tự động chỉ vận hành một lần khi bắt đầu, máy hoạt động liên tục.
- Cho năng suất cao, giảm nhẹ lao động chân tay. Nấu chất lượng đường non ổn
định thì lượng đường nhận được tương đối ổn định.
● Nhược điểm:
- Hạn chế về chất lượng sản phẩm.
- Tổn thất đường trong mật cao.
III.2.6. Sự cố của thiết bị
Các sự cố của thiết bị ly tâm liên tục cũng giống như thiết bị ly tâm gián đoạn
nhưng do ở giữa khoảng cách của đường và mật là lưới có lỗ nhỏ nên dễ bị bít kín gây
nghẽn đường đóng cứng lại không xả xuống được, mặt khác lưới cũng dễ bị rách.
B. SẤY VÀ ĐÓNG GÓI
IV. Giới thiệu về phân đoạn sấy
IV.1. Mục đích
Mục đích của sấy đường sau ly tâm nhằm bảo đảm độ ẩm của đường, kéo dài
thời gian bảo quản và tạo ra sản phẩm cuối cùng.
IV.2. Nhiệm vụ
Đường cát trắng sau ly tâm có độ ẩm tương đối lớn( 1 - 2 %) không thích hợp
cho việc đóng bao và bảo quản, với độ ẩm trên đường dễ bị đóng cục, chảy nước. Để
đảm bảo đường đạt yêu cầu chất lượng thì sau ly tâm đường cần được sấy khô đến độ
ẩm khoảng 0,05 làm cho màu sắc đường sáng bóng. Không bị biến chất khi bảo quản.
Quá trình sấy đường tương đối dễ dàng vì tinh thể saccaroza không ngậm nước,
chủ yếu là tách ẩm trên bề mặt tinh thể. Khi sấy cần sử dụng thêm không khí khô để
sấy nhằm đảm bảo đường thành phẩm sau khi sấy đạt 0,05%. Sấy xong phải làm nguội
đến nhiệt độ trong phòng sấy để tạo quá trình tốt cho quá trình vận chuyển và bảo
quản.
V. Thiết bị trong phân xưởng sấy
Nguyên lý sấy đường: Quá trình sấy đường là làm phần nước trong đường khuếch
tán vào không khí. Vì vậy để quá trình sấy diễn ra thuận lợi cần làm áp lực hơi nước ở
bề mặt của đường lớn hơn áp suất riêng phần của hơi nước trong không khí, cần duy trì
động lực khuếch tán mới có thể làm cho phần nước trên bề mặt tinh thể đường không
ngừng hóa hơi và phần nước trong đường có thể khuếch tán đến bề mặt của đường.

V.1. Sàn rung

V.1.1. Mục đích

Sàn rung được sử dụng để phân loại các hạt đường theo kích thước. Các hạt
đường có kích thước khác nhau sẽ có tốc độ sấy và khả năng hấp thụ nhiệt khác nhau.
Bằng cách phân loại chúng, quá trình sấy có thể được điều chỉnh để đảm bảo hiệu suất
và chất lượng sản phẩm cuối cùng.

V.1.2 Cấu tạo thiết bị:

Hình 5.1. Cấu tạo sàng rung


1. Thanh thiết bị; 2. Thanh lắc
Sàn rung của nhà máy có kích thước: 1200 x 12000 mm. Sàng được nắp trên
các thanh rung có đệm hai đầu bằng cao su, sàng chuyển động nhờ cầu nối bánh xe
lệch tâm. Bánh xe chuyển động nhờ động cơ điện đặt bên cạnh. Tốc độ quay của bánh
xe lệch tâm khoảng 250 – 300 vòng/phút, chiều ngang của thanh rung ngược chiều với
chiều chuyển động trên sàng, góc tạo thành giữa thanh rung và chiều thẳng đứng là
khoảng 200
V.1.3. Nguyên lý vận hành
Đường sau khi ly tâm xuống sàng rung số (1) đặt ngay dưới máy ly tâm A, nhiệm
vụ của sàng rung số (1) là san đều lớp đường mới nhả và làm nguội đường có thời gian
để hơi nước bốc hơi do chênh lệch nhiệt độ với môi trường bên ngoài vận chuyển đường
xuống sàng rung số (2). Ở đây thì làm sạch bụi đường và tiếp tục làm khô đường dần và
giữ lại những cục đường trên bề mặt lưới còn các hạt đường lọt qua lỗ lưới được lắc đưa
về phía trước. Sau đó đường được chuyển qua thiết bị sấy tầng sôi.

V.2. Thiết bị sấy tầng sôi:


V.2.1. Mục đích:
Quá trình sử dụng nhiệt để giảm hàm lượng ẩm có trong nguyên liệu dựa trên
động lực của quá trình là sự chênh lệch áp suất hơi riêng phần của nước trên bê mặt
nguyên liệu và môi trường xung quanh.
V.2.2. Cấu tạo thiết bị sấy tầng sôi
V.2.3. Nguyên lý vận hành
VI. Đóng gói, hoàn thiện sản phẩm
VI.1. Đóng gói
Đường sau khi được sấy khô thì tiến hành đưa qua đóng gói. Hạt đường sau khi
đóng gói cao hơn nhiệt độ môi trường khoảng 15 oC. Đường thành phẩm sau khi kiểm
tra các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật sẽ được cân và đóng gói. Bao sử dụng là bao nylon có
lớp PE bên trong để tránh hút ẩm, trọng lượng bao là 50kg.
Đóng gói nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình vận chuyển, bảo quản và
tiêu thụ, tránh hiện tượng đường bị hút ẩm trở lại và sự xâm nhập của vi sinh vật gây
biến chất, hư hỏng đường.
VI.2. Thành phẩm
Thông số kỹ thuật (TCVN 7968 – 2008): đường đạt tiêu chuẩn (sản phẩm có
thể đóng bao).

● Độ Pol ≥ 99.7%.
● Đường khử ≤ 0.1%.

● W 0.1%.

● Độ màu ≤ 1500U.

● Tp cht không hòa tan 60 (mg/kg).

● Dư lượng SO2 70 (mg/kg).

● As 1 (mg/kg).

● Cu 2 (mg/kg).

● Vi khun hiu khí 200 (khun lc/10gr).

● Bào t nm mc 10 (khun lc/10gr).

● Bào t nm men 10 (khun lc/10gr)

You might also like