You are on page 1of 4

BÀI TẬP NHŨ TƯƠNG NHỰA ĐƯỜNG

Nhũ tương nhựa đường là một hợp chất gồm hai thành phần dị thể cơ bản là nhựa
đường và nước, được gọi là hai pha nước và pha nhựa đường. Nhựa đường được phân tán
trong nước dưới dạng các hạt riêng rẽ có đường hính từ 0,1 – 5 micrôn. Các hạt nhựa
đường được giữ ở trạng thái lơ lững tích điện và được ổn định bằng chất nhũ hóa.
Nhũ tương nhựa đường có thể được chia ra làm 4 loại trong đó có hai loại đầu là quan
trọng nhất:
 Nhũ tương cation
 Nhũ tương anion
 Trung hòa
 Nhũ tương không chứa ion

1   Các chất tạo nhũ tương

Chất tạo nhũ tương là một chất có chứa chuỗi hydrocacbon dài, kết thúc bằng một
nhóm các đặc tính cation hoặc anion. Phần paraffin trong phân tử có một ái lực đối với
nhựa đường và phần ion có một ái lực với nước, ion của chất tạo nhũ tương tự nó nằm
trên bề mặt.
Bởi thế các giọt nhỏ nhựa đường này được tích điện dương trong nhũ tương cation và
được tích điện âm trong nhũ tương anion. Chất tạo nhũ tương không chỉ là một yếu tố tạo
sự ổn định mà còn làm tăng khả năng dính bám của nhũ tương nhựa đường.
Phần cation của chất tạo nhũ tạo ra một liên kết tĩnh điện mạnh với bề mặt cốt liệu
được tích điện âm. Các hạt nhựa đường được hút vào bề mặt cốt liệu và các điện tích
dương của nhựa đường được trung hòa bằng các điện tích âm của oxy hóa trị bề mặt cốt
liệu. Các hạt này kết hợp lại và bám vào cốt liệu.
Các dung dịch tạo nhũ tương được làm bằng cách hòa tan các amin, diamin hoặc
amino alkoxylate amin vào trong axit chlohydric hoặc axit axetic. Phản ứng được tiến
hành bằng cách kiểm soát thận trọng độ pH để tạo ra muối amin.
R-NH2       +   HCL                RNH+3       + Cl-
 Các ion Cl- tích điện âm sau đó được hút vào bề mặt tích điện dương và cùng với
nước tạo ra một lớp được gọi là lớp tích điện kép. Độ dày của lớp này có ảnh hưởng lớn
đến độ ổn định và độ nhớt của nhũ tương nhựa đượng. Các nhũ tương anion được sản
xuất với axit béo mà axit béo đã được xà phòng hóa với hydroxit natri.
RCOOH      +       NaOH                         RCOO-     +      Na+    +    H2O

2    Sản xuất nhũ tương nhựa đường


Phần lớn nhũ tương được sản xuất bằng thiết bị trộn. Thiết bị này gồm có một rotor
cao tốc quay với tốc độ từ 1000 – 6000 vòng/phút trong một stator và khoảng trống giữa
rotor và stator thường là 0,25 mm – 0,5 mm; khoảng trống đó có thể điều chỉnh được.
Nhựa đường nóng và dung dịch chất tạo nhũ được nạp riêng rẽ nhưng đồng thời vào thiết
bị trộn.
Nhiệt độ của hai thành phần này có thể biến động phụ thuộc vào phẩm cấp, tỷ lệ nhựa
đường trong nhũ tương và loại chất nhũ hóa… Độ nhớt của nhựa đường khi được đưa
vào máy trộn không được vượt quá 0,2 Pa.s (2 poise). Để đạt được độ nhớt này, nhựa
đường được duy trì trong ở nhiệt độ trong khoảng từ 100 – 140oC. Nhiệt độ của nước pha
các chất nhũ hóa được điều chỉnh để nhiệt độ của nhũ tương nhựa đường được sản xuất ra
không vượt quá 90oC . Nhựa đường và dung dịch chất nhũ hóa được đưa vào cối trộn và
phải chịu lực cắt mãnh liệt nhằm làm cho nhựa đường bị vỡ ra thành từng hạt nhỏ. Từng
hạt nhựa đường sau đó được bao bọc bởi chất nhũ hóa, chất đó làm cho bề mặt nhựa
đường tích điện và chính lực tĩnh điện ngăn các hạt nhựa đường không kết lại với nhau.
Nhựa đường và dung dịch chất nhũ hóa được bơm vào thiết bị trộn bằng bơm cơ khí
hay bơm bằng tay, song phải có thiết bị đo lưu lượng để kiểm soát được lượng nhựa
đường và dung dịch nhũ hóa bơm vào thiết bị trộn.
Có nhiều phương pháp bổ sung chất tạo nhũ và nước. Với một số chất tạo nhũ như các
amin phải phản ứng với một axit, ví dụ như axit chlohydric, để có thể đạt tới độ hòa tan
trong nước, trong khi đó với các chất tạo nhũ khác như axit béo, phải phản ứng với chất
kiềm, như hydroxit natri nhằm đạt tới độ hòa tan trong nước.

3    Công thức nhũ tương nhựa đường

Công thức nhũ tương nhựa đường lên quan đến một vấn đề rất phức tạp là tính ổn
định. Một dung dịch không hòa tan, ổn định cần được bảo quản và vận chuyển thích hợp
để chúng không bị phá vỡ cấu trúc. Tuy vậy, cấu trúc nhũ tương sẽ bị phá vỡ nhanh
chóng ngay sau khi sử dụng trên mặt đường. 
 Độ ổn định của nhũ tương;
 Độ dính bám của nhũ tương;
 Độ nhớt của nhũ tương.

4    Thay đổi đặc tính nhũ tương

4.1   Làm thế nào để tăng độ nhớt của nhũ tương


 Tăng tỷ lệ nhựa đường trong nhũ tương
 Biến đổi thành phần dung dịch tạo nhũ
 Tăng tốc độ bơm các thành phần cấu thành nhũ tương vào máy trộn
 Giảm độ nhớt của nhũ tương

4.2   Làm thế nào để giảm độ nhớt của nhũ tương

 Giảm tỷ lệ nhựa đường trong  nhũ tương


 Biến đổi công thức nhũ hóa
 Tăng lưu lượng bơm các hợp chất vào máy trộn

4.3   Làm thế nào để thay đổi tốc độ phá vỡ cấu trúc của nhũ tương

 Cải biến tổng hợp làm dung dịch tạo nhũ


 Tăng hàm lượng nhựa đường
 Thêm các chất phân tách
 Một số yếu tố khác
 Chủng loại chất nhũ hóa
 Kích thước và sự phân bố các hạt nhũ tương khi phun trên mặt đường; cỡ hạt càng
mịn độ phân tán càng nhỏ thì tốc độ phá vỡ cấu trúc của nhũ tương càng chậm.
 Nhiệt độ: nhiệt độ môi trường nơi thi công càng cao thì tốc độ phá vỡ cấu trúc của
nhũ tương càng nhanh.

4.4   Làm thế nào để tác động đến độ ổn định của nhũ tương trong quá trình tồn chứa

 Làm giảm trọng lượng riêng của nhựa đường


 Nhũ tương có độ nhớt thấp
 Hàm lượng chất điện phân của nhựa đường
 Thành phần hạt trong nhũ tương

4.5   Làm thế nào để thay đổi thành phần kích thước hạt của một nhũ tương

Thành phần kích thước giọt nhũ tương phụ thuộc vào sức căng bề mặt giữa thành phần
nhựa đường và phần lỏng tức dung dịch tạo nhũ. Người ta có thể tác động đến kích cỡ và
mật độ hạt trong nhũ tương, để tạo ra một sản phẩm nhũ tương có cỡ hạt mịn và các hạt
kích cỡ đồng đều hơn.
 Cho thêm axit vào nhựa đường
 Các điều kiện sản xuất
 Nhiệt độ: Tăng nhiệt độ trong dung dịch tạo nhũ hoặc nhiệt độ của nhựa đường có
nghĩa là giảm độ nhớt của nhũ tương, qua đó làm tăng cỡ hạt trung bình của nhũ
tương.
 Tỷ lệ nhựa đường: Tăng tỷ lệ nhựa đường trong nhũ tương là làm tăng cỡ hạt
trung bình và có xu hướng làm giảm sự khác biệt về cỡ hạt, tức là nhũ tương có cỡ
hạt đều hơn.
 Hợp chất làm dung dịch tạo nhũ
 Điều kiện kỹ thuật của máy trộn chế nhũ tương nhựa đường như tốc độ quay của
máy, khe hở giữa rotor và stator có ảnh hưởng mạnh mẽ đến kích cỡ và thành phần
hạt của nhũ tương; một máy trộn có khe hở nhỏ sẽ tạo ra các hạt có kích thước
nhỏ, với phạm vi khác biệt kích thước hạt tương đối nhỏ; tốc độ quay cao sẽ tạo ra
kích thước hạt nhỏ.

5   Các công dụng của nhũ tương nhựa đường

 Nhũ tương nhựa đường  trong hỗn hợp rải đường


 Các ứng dụng khác của nhũ tương nhựa đường
 Sử dụng để làm ổn định đất
 Làm chậu tạm để ươm cây
 Chống thấm
 Lớp phủ bảo vệ
 Trám khe hở và thấm nhập

Ví dụ về một số nhũ tương nhựa đường được sử dụng

Láng mặt đường K1-70, K1-60


Lớp tạo kết dính K1-40, K2-40
Bê tông đúc nguội K3-60
Đá nhựa hở K2-60, K2-70
Khôi phục mặt đường K2-60
Phun mù K1-40, K2-40

You might also like