You are on page 1of 65

Chương 2

CẤU TẠO PHÂN TỬ

LIÊN KẾT HÓA HỌC

ThS. Nguyễn Văn Kiệt 1 Hóa học đại cương 1


Phân loại liên kết hoá học

Elk lớn
Liên kết giữa các nguyên tử: liên kết cộng hoá trị và liên kết ion

Liên kết kim loại Liên kết giữa các phân tử: liên kết hydro và liên kết
Van der Waals (Elk nhỏ)
ThS. Nguyễn Văn Kiệt 2 Hóa học đại cương 2
Đường cong thế năng của phân tử

d
E

Khi E(d) < 0 => Liên kết hoá học được hình thành
Khi E(d)min = E0 => Năng lượng liên kết
ThS. Nguyễn Văn Kiệt 3 Hóa học đại cương 3
Đặc trưng của liên kết hoá học
▪ Năng lượng liên kết 𝐸 (kJ/mol, kcal/mol, eV) (độ bền của
liên kết) là năng lượng cần tiêu tốn để phá huỷ liên kết (𝐸
> 0) hay năng lượng được giải phóng khi tạo thành liên
kết (𝐸 < 0).
Phân tử có nhiều liên kết: năng lượng tạo thành phân tử
từ các nguyên tử (nhiệt sinh ∆𝐻) bằng tổng năng lượng
tạo liên kết của tất cả các liên kết trong phân tử (thường
dựa vào hiệu ứng nhiệt của phản ứng hoá học).
▪ Độ phân cực liên kết: biểu thị mức độ phân bổ e dựa trên
độ lệch về độ âm điện (đặc trưng bằng moment lưỡng
cực).
▪ Bậc liên kết (độ bội liên kết): số liên kết tạo thành giữa 2
nguyên tử cùng loại (bậc liên kết ↑ => dlk ↓ & ↑Elk).
ThS. Nguyễn Văn Kiệt 4 Hóa học đại cương 4
Đặc trưng của liên kết hoá học
▪ Độ dài liên kết (d, Å): khoảng cách giữa tâm của 2 hạt nhân
nguyên tử tham gia liên kết (ở trạng thái bền).
▪ Góc hoá trị (góc liên kết): góc tạo bởi 2 nối liên kết của một
nguyên tử trong phân tử.

180o 1,29 Å
120o

Thẳng 1,4 Å
Tam giác phẳng 1,09 Å
109,5o

1,04 Å

107,3o
Tứ diện đều
Chóp tam giác
ThS. Nguyễn Văn Kiệt 5 Hóa học đại cương 5
Moment lưỡng cực
Moment lưỡng cực (dipole moment) 𝜇: đại lượng vectơ, đặc trưng
cho độ có cực (của liên kết hoặc phân tử), có chiều quy ước từ cực
dương đến cực âm.
𝜇 = 𝑙. δ (C.m hay Debye, D)
𝛿 – điện tích phân bố (Culong, C)
𝑙 – khoảng cách 2 trung tâm điện tích (mét, m)
1D (debye) = 3,33.10-30 C.m
Moment lưỡng cực có ảnh hưởng mạnh đến nhiều tính chất vật lý
và hoá học của các chất.
Khi 𝜇 = 0: không phân cực
Khi 𝜇 ≠ 0: có cực
Trong hệ CGS: 1D = 10-18 đv tĩnh điện.cm
𝛿 được tính theo điện tích e là 4,802.10-10 đv tĩnh điện
ThS. Nguyễn Văn Kiệt 6 Hóa học đại cương 6
Moment lưỡng cực

104,5o

Dựa vào các kết quả thực nghiệm có thể


xác định độ phân cực phân tử (pp quang
phổ,…) từ đó có thể tính được độ ion
của liên kết và điện tích phân bố cũng
như momen lưỡng cực của liên kết.

ThS. Nguyễn Văn Kiệt 7 Hóa học đại cương 7


Moment lưỡng cực
Bằng phương pháp quang phổ vi sóng người ta xác định phân tử
SO2 ở trạng thái hơi có:
𝜇𝑆𝑂2 =1,6D, dS-O=1,432Å, 𝑆𝑂𝑆෢ = 119,50
𝑙 = 1,432. 𝑐𝑜𝑠59𝑜 45′ = 0,722Å
1,6. 10−18
𝛿= −8 −10
= 0,23
2.0,722. 10 . 4,802. 10
Điện tích hiệu dụng: nguyên tử O là -0,23
nguyên tử S là +0,46
Nếu xem liên kết S-O hoàn toàn là ion thì:
𝜇𝑆𝑂2 = 0,722. 10−8 . 2.4,802. 10−10 = 6,93𝐷
1,6
Độ ion của liên kết S-O: 𝑥 = . 100 = 23%
6,93

ThS. Nguyễn Văn Kiệt 8 Hóa học đại cương 8


Moment lưỡng cực
VD. Tính độ ion hoá theo dữ kiện sau:
HF HCl H2O
d (pm) 91,68 127,45 95,7
μ (D) 1,91 1,08 1,85
Góc liên kết 104,5o

Nếu liên kết trong phân tử là ion:


𝜇𝐻𝐹 = 91,86. 10−10 . 4,802. 10−10 = 4,402𝐷
𝜇𝐻𝐶𝑙 = 127,45. 10−10 . 4,802. 10−10 = 6,120𝐷
1,91𝐷
Độ ion hoá: 𝑥𝐻𝐹 = . 100 = 43,39%
4,402𝐷
1,08𝐷
𝑥𝐻𝐶𝑙 = . 100 = 17,65%
6,120𝐷

ThS. Nguyễn Văn Kiệt 9 Hóa học đại cương 9


Thuyết liên kết ion
Do nhà bác học người Đức Kossel đề xuất năm 1916

Tương tác tĩnh điện giữa các


ion mang điện tích trái dấu
Đặc điểm:
▪ Không có tính định hướng
và tính bão hoà.
▪ Hợp chất ion sau kết tinh có
mạng lưới tinh thể và có
nhiệt độ nóng chảy cao.
▪ Khi nóng chảy và trong dung
dịch, hợp chất ion sẽ phân li
thành các ion.
▪ Elk lớn.
ThS. Nguyễn Văn Kiệt 10 Hóa học đại cương 10
Năng lượng liên kết ion
Xét sự hình thành hợp chất ion AB(k):
A(k) = A+(k) + e + IA (IA > 0)
B(k) + e = B-(k) + FB (FB < 0)
A+(k) + B-(k) = AB(k) + E (E < 0)
A(k) + B(k) = AB(k) + IA + FB + E
Năng lượng giải phóng ra khi tạo thành LK trong phân tử AB(k) từ
A(k) và B(k) chính là NLLK ion trong phân tử AB(k):
𝑒2 1
EAB = -(IA + FB + E) với 𝐸 = − 1 −
4𝜋𝜀0 𝑟 𝑛
n – hệ số đẩy Born r – bán kính nguyên tử
Cấu trúc ion He Ne Ar Kr Xe
Hệ số Born (n) 5 7 9 10 12
ThS. Nguyễn Văn Kiệt 11 Hóa học đại cương 11
Năng lượng liên kết ion
Đối với phân tử có ion nhiều hoá trị 𝐴+𝑧1 𝐵−𝑧2 :
𝑧1 𝑧2 𝑒 2 1
𝐸𝐴𝐵 = 1− − (𝐼𝐴 + 𝐹𝐵 )
4𝜋𝜀𝑟0 𝑛
Nếu tính cho 1 mol chất thì ta có:
𝑁0 𝑧1 𝑧2 𝑒 2 1
𝐸𝐴𝐵 = 1− − (𝐼𝐴 + 𝐹𝐵 )
4𝜋𝜀𝑟0 𝑛
VD: Tính năng lượng liên kết trong phân tử khí KCl, biết:
r0 = 2,67Å, ECl = -3,81eV, IK = 4,34eV.
𝑘𝑐𝑎𝑙
EKCl = 4,25𝑒𝑉 (97,8 ) (thực nghiệm: 101,2 kcal/mol)
𝑚𝑜𝑙
Thực tế, khi các nguyên tố từ trạng thái bền vững hình thành liên
kết ion thì hợp chất của chúng lập tức tạo thành tinh thể, nên khi
tính toán cần tính đến năng lượng mạng tinh thể ion. 1Cal = 4,186J
ThS. Nguyễn Văn Kiệt 12 Hóa học đại cương 12
Năng lượng liên kết ion

VD. Tính năng lượng liên kết của các phân tử sau:

Phân tử I F ro (Å) n
NaF 495,8 kJ/mol -328 kJ/mol 1,84 7
KCl 4,34 eV -3,62 eV 2,67 9
CsBr 375,7 kJ/mol -324,7 kJ/mol 3,07 (10+12)/2

ENa-F = 479,2 kJ/mol (thực nghiệm 480 kJ/mol)


EK-Cl = 392,84 kJ/mol (thực nghiệm 423 kJ/mol)
ECs-Br = 360,3 kJ/mol (thực nghiệm 395 kJ/mol)

ThS. Nguyễn Văn Kiệt 13 Hóa học đại cương 13


Sự phân cực hoá ion
Sự tương tác của các ion trái dấu
gần nhau dẫn đến sự dịch chuyển ▪ Tăng độ cộng hoá trị
mây e so với hạt nhân của ion → sự của liên kết.
phân cực hoá liên kết. ▪ Giảm khả năng điện li
trong dung dịch. VD.
Ag+ phân cực ion lớn
+ - hơn K+ nên AgCl ít tan
trong nước hơn KCl
mây e che phủ nhau một phần ▪ Độ bền nhiệt tinh thể
giảm (nhiệt phân li và
Điện tích và cấu hình e của các ion nhiệt nóng chảy giảm).
như nhau thì độ phân cực càng tăng ▪ Điện dung của lớp điện
theo chiều tăng kích thước ion: tích kép, độ tan,…
Li+ < Na+ < K+ < Cs+ F- < Cl- < Br- < I-
ThS. Nguyễn Văn Kiệt 14 Hóa học đại cương 14
Liên kết cộng hoá trị theo thuyết Lewis
Thuyết electron hoá trị

▪ Quy tắc bát tử (Octet rule): nguyên tử có khuynh hướng


đạt cấu hình bền của khí hiếm (8e, trừ He).
▪ Electron hoá trị: những e ở lớp ngoài cùng, liên kết yếu
với hạt nhân.
▪ Các cặp e tự do: e lớp ngoài cùng không tham gia tạo liên
kết
Các nguyên tử khi tham gia liên kết đã góp các e hoá trị để
thành cặp e dùng chung và thoả quy tắc bát tử, liên kết cộng
hoá trị được hình thành.
Có các liên kết cộng hoá trị: có cực, không cực, cho - nhận.
Ngoại lệ: 2 nguyên tử dùng chung chỉ 1e hoặc 3e hoặc có cấu
hình bền khác 8e (như 18e).
ThS. Nguyễn Văn Kiệt 15 Hóa học đại cương 15
Dấu chấm Lewis
▪ Dấu chấm Lewis: dùng chỉ các e hoá trị.
▪ Các cặp e tự do: chấm riêng xung quanh thành cặp.
▪ Khi nối các chấm Lewis của các e dùng chung bằng dấu
“‒” được các liên kết đơn hoặc liên kết bội (liên kết đôi và
liên kết ba).

ThS. Nguyễn Văn Kiệt 16 Hóa học đại cương 16


Cấu trúc Lewis
▪ Bước 1. Viết khung của phân tử hoặc ion (nguyên tử có độ
âm điện nhỏ sẽ ở vị trí trung tâm, H và F luôn ở ngoài).
▪ Bước 2. Đếm tổng số e hoá trị trong phân tử dựa vào chấm
Lewis (ion âm thì cộng e, ion dương thì trừ e sao cho bằng
chỉ số điện tích).
▪ Bước 3. Nối liên kết đơn giữa nguyên tử trung tâm với các
nguyên tử ngoài và hoàn thành bát tử cho các nguyên tử
ngoài (trừ H, 2e) sao cho tổng số e bằng số e đã tính ở
bước 2. Những cặp e không liên kết được chấm theo cặp.
▪ Bước 4. Nếu nguyên tử trung tâm chưa đủ 8e thì tạo liên
kết bội với các nguyên tử ngoài hoặc giữa các nguyên tử
trung tâm.
ThS. Nguyễn Văn Kiệt 17 Hóa học đại cương 17
Cấu trúc Lewis

ThS. Nguyễn Văn Kiệt 18 Hóa học đại cương 18


Cấu trúc cộng hưởng và điện tích hình thức

Cấu trúc Lewis tương đương nhau nhưng không cấu trúc nào mô
tả đầy đủ được trạng thái thực của phân tử.
Điện tích hình thức = số e hoá trị – số e tham gia lk – số e tự do

Cấu trúc Lewis phù hợp nhất là khi không có điện tích hình thức
hoặc có điện tích hình thức nhỏ. Nếu có điện tích hình thức như nhau thì
nguyên tử có độ âm điện lớn có điện tích âm là cấu trúc phù hợp.
ThS. Nguyễn Văn Kiệt 19 Hóa học đại cương 19
Cấu trúc Lewis

ThS. Nguyễn Văn Kiệt 20 Hóa học đại cương 20


Cấu trúc hình học của phân tử
Cấu trúc Lewis:
▪ Sắp đặt các nguyên tử kết nối vật lý với nhau
▪ Không chỉ ra được bản chất của liên kết và cấu trúc hình
học của phân tử mà thực nghiệm xác định được.
▪ Là cơ sở xây dựng thuyết liên kết hoá học hiện đại.

Cấu trúc CCl4 bằng thực nghiệm


ThS. Nguyễn Văn Kiệt 21 Hóa học đại cương 21
Mô hình đẩy nhau giữa các cặp e hoá trị
Valence Shell Electron Pair Repulsion model - VSEPR

▪ Dự đoán dạng hình học phân tử dựa trên cấu trúc Lewis.
▪ Ở trạng thái bền (có thế năng thấp nhất) các cặp e tự do
trong lớp e hoá trị phải đẩy nhau.
▪ Các cặp e tự do chiếm khoảng không gian lớn hơn so với
cặp e tham gia vào liên kết (liên kết bội có sức đẩy mạnh
hơn liên kết đơn).

ThS. Nguyễn Văn Kiệt 22 Hóa học đại cương 22


Các dạng hình học phân tử (theo VSEPR)
▪ Phân tử có 1 nguyên tử trung tâm ABxEy:
A – nguyên tử trung tâm B – nguyên tử bên ngoài
x – số phối tử (x = 2 → 6) y – số cặp e tự do

Thẳng Tam giác phẳng

CO2, BeF2, BeH2 1200 < 1200

BF3, AlF3, NO3- NO2-, SO2, O3

ThS. Nguyễn Văn Kiệt 23 Hóa học đại cương


Các dạng hình học phân tử (theo VSEPR)
▪ Phân tử có 1 nguyên tử trung tâm ABxEy:

Tứ diện

109.50 < 109.50 < 109.50


CH4, CCl4 NH3, PH3, PF3 H2O, H2S, SeH2
NH4+, AlF4- AsH3, SO32- TeCl2, PoCl2
ThS. Nguyễn Văn Kiệt 24 Hóa học đại cương
Các dạng hình học phân tử (theo VSEPR)

▪ Phân tử có 1 nguyên tử trung tâm ABxEy:

Lưỡng tháp tam giác

thẳng hàng

XeF2, ICl2-, I3-

AsCl5, PF5
PCl5 chữ T

SF4, IF4- ClF3, BrF3


ThS. Nguyễn Văn Kiệt 25 Hóa học đại cương
Các dạng hình học phân tử (theo VSEPR)
▪ Phân tử có 1 nguyên tử trung tâm ABxEy:

Bát diện

SF6, PCl6-, [Fe(CN)6]3+ BrF5, XeOF4 XeF4, ICl4, PtCl42-


[Ti(H2O)6]3+, [Co(NH3)6]3+ tháp vuông vuông phẳng

ThS. Nguyễn Văn Kiệt 26 Hóa học đại cương


Các dạng hình học phân tử (theo VSEPR)

Phân tử có 1 nguyên tử
trung tâm ABxEy

ThS. Nguyễn Văn Kiệt 27 Hóa học đại cương 27


Mô hình đẩy nhau giữa các cặp e hoá trị
▪ Không gian của cặp liên kết giảm khi độ âm điện của phối
tử tăng → góc hóa trị giữa nguyên tử trung tâm với những
phối tử càng âm điện càng có giá trị nhỏ.
▪ Các cặp electron của liên kết bội chiếm không gian lớn
hơn không gian của cặp electron liên kết đơn.

PI3 (102°), PBr3 (101°5); PCl3 (100°3); PF3 (97°8)

ThS. Nguyễn Văn Kiệt 28 Hóa học đại cương 28


Các dạng hình học phân tử (theo VSEPR)

▪ Phân tử có nhiều nguyên tử trung tâm: áp dụng mô hình


VSEPR cho từng nguyên tử trung tâm.

ThS. Nguyễn Văn Kiệt 29 Hóa học đại cương 29


Thuyết liên kết CHT hiện đại

➢ Thuyết Lewis và thuyết VSEPR không giải thích được bản


chất của liên kết CHT.
➢ Dạng hình học của phân tử được giải thích trên cơ sở của
cơ học lượng tử:
 Thuyết liên kết hoá trị VB (Valence Bond)
 Thuyết orbital phân tử MO (Molecular Orbital)

Thuyết VB và MO xác định các giá trị năng lượng E và hàm


sóng ψ của phân tử từ các hàm sóng 1e của nguyên tử bằng
cách giải pt Schrodinger cho hệ phân tử (phương pháp gần
đúng).

ThS. Nguyễn Văn Kiệt 30 Hóa học đại cương 30


Thuyết liên kết hoá trị VB

▪ Liên kết cộng hoá trị hình thành do sự xen phủ giữa
các orbital hoá trị của các nguyên tử.
▪ Sự xen phủ của các orbital do hai electron có spin
ngược chiều nhau.
▪ Độ xen phủ càng lớn thì liên kết càng bền (độ che phủ
phụ thuộc vào kích thước, hình dạng và hướng xen
phủ của các orbital).

Sự xen phủ chính là sự tổ hợp tuyến tính của các hàm


sóng nguyên tử.

ThS. Nguyễn Văn Kiệt 31 Hóa học đại cương 31


Sự lai hóa orbital nguyên tử
▪ Số orbital hoá trị 1e của các nguyên tử trong nhiều
trường hợp có thể tăng lên do sự kích thích nguyên tử.
▪ Các AO hoá trị của nguyên tử trước khi xen phủ thì có
sự trộn (lai hoá) với nhau để tạo ra các AO mới có
mức năng lượng như nhau.
▪ Có bao nhiêu AO tham gia lai hoá sẽ có bấy nhiêu AO
lai hoá được tạo thành và chúng phân bố đối xứng
nhau trong không gian.

Hàm sóng của orbital lai hoá chính là tổng của các hàm
sóng của những AO tham gia lai hoá.
ThS. Nguyễn Văn Kiệt 32 Hóa học đại cương 32
Các kiểu lai hoá

120o
BCl3

BeH2, BeF2

CCl4, CH4
NH3, H2O

ᴪsp3 = aᴪs + bᴪpx + cᴪpy + dᴪpz


ThS. Nguyễn Văn Kiệt 33 Hóa học đại cương 33
Các kiểu lai hoá

PF5, SF4, BrF3

SF6, ClF5, XeF4


ThS. Nguyễn Văn Kiệt 34 Hóa học đại cương 34
Liên kết σ và liên kết π
Sự xen phủ xảy ra với các orbital hoá trị (orbital lai hoá và obital
không lai hoá). Xen phủ trục (s-s, s-p, p-p, s-d, p-d,…) tạo liên kết
σ (bền). Xen phủ bên (p-p, d-d, p-d,…) tạo liên kết π (kém bền).
Liên kết đơn chỉ có liên kết σ, liên kết bội gồm liên kết σ và π.

Chỉ có xen phủ dương mới tạo được liên kết


Liên kết π cản trở sự quay tự do của các nguyên tử tham gia liên
kết quanh trục liên kết σ.
ThS. Nguyễn Văn Kiệt 35 Hóa học đại cương 35
Sự liên hợp π (tính không định chỗ)
▪ Phân tử có cộng hưởng cấu trúc.
▪ Sự xen phủ của các orbital p cách nhau 1 liên kết σ.
▪ Cặp e liên kết không thuộc hẳn về 2 hạt nhân nguyên
tử nhất định nào.

ThS. Nguyễn Văn Kiệt 36 Hóa học đại cương 36


Dự đoán trạng thái lai hoá
▪ Dựa vào góc hoá trị hoặc cấu hình không gian của
phân tử.
▪ Dựa vào tổng số liên kết σ giữa nguyên tử trung tâm
với các nguyên tử biên và số cặp e hoá trị tự do ở
nguyên tử trung tâm, trong đó:
Số liên kết σ = số nguyên tử biên liên kết với nguyên tử
trung tâm
Số e hoá trị tự do = tổng số e hoá trị của phân tử – số e
hoá trị bão hoà của nguyên tử biên (8e hoặc 2e đối với
hydro).

ThS. Nguyễn Văn Kiệt 37 Hóa học đại cương 37


Dự đoán trạng thái lai hoá
Phân tử, in Nguyên Số e hoá Số e bão Số cặp e Tổng số liên kết
(kiểu lai tử trung trị phân hoà nguyên hoá trị tự σ và số cặp e
hoá) tâm tử (x) tử biên (y) do (z) hoá trị tự do

CO2 (sp) C 16 16 0 2
NO2+ (sp) N 16 16 0 2
CO32- (sp2) C 24 24 0 3
NO2- (sp2) N 18 16 1 3
CCl4 (sp3) C 32 32 0 4
SO32- (sp3) S 26 24 1 4
SOCl2 (sp3) S 26 24 1 4
PCl5 (sp3d) P 40 40 0 5
SF6 (sp3d2) S 48 48 0 6
ThS. Nguyễn Văn Kiệt 38 Hóa học đại cương 38
Dự đoán cấu hình không gian phân tử
▪ Cấu hình không gian và góc hoá trị của phân tử có thể dự
đoán dựa trên thuyết VSEPR.
▪ Nếu nguyên tử trung tâm có e hoá trị độc thân thì cũng
được xem như cặp e hoá trị tự do nhưng lực đẩy yếu hơn
so với cặp e liên kết nên góc hoá trị sẽ tăng lên.

109,5o 107,3o 104,5o

135o < 120o

ThS. Nguyễn Văn Kiệt 39 Hóa học đại cương 39


Tính có cực và sự phân cực liên kết CHT
▪ Tính có cực của liên kết do sự dịch chuyển đám mây e
liên kết.
▪ Sự dịch chuyển mây e liên kết do sự khác nhau về độ âm
điện cũng như kích thước của nguyên tử tương tác.
▪ Đối với 2 nguyên tử cùng loại, mây e liên kết phân bố đối
xứng trong không gian nên liên kết không cực.
▪ Đối với 2 nguyên tử khác loại, mây e liên kết phân bố bất
đối xứng nên liên kết có cực.

ThS. Nguyễn Văn Kiệt 40 Hóa học đại cương 40


Bậc của liên kết CHT

Bậc của liên kết được xác định bởi số cặp e tham gia tạo liên
kết giữa 2 nguyên tử:
𝑇ổ𝑛𝑔 𝑠ố 𝑒 𝑡ℎ𝑎𝑚 𝑔𝑖𝑎 𝑙𝑖ê𝑛 𝑘ế𝑡
𝐵ậ𝑐 𝑙𝑖ê𝑛 𝑘ế𝑡 =
2 x 𝑠ố 𝑙𝑖ê𝑛 𝑘ế𝑡 𝜎
Bậc liên kết > 1 → liên kết bội (1σ + nπ)
Bậc liên kết càng tăng thì độ bền liên kết tăng và độ dài liên
kết càng giảm, năng lượng liên kết tăng.

Liên kết Bậc Độ dài (Å) Elk (kJ/mol)


C–C 1,0 1,540 345,6

C–C 1,5 1,400 505,0
C≡C 3,0 1,200 835,1
ThS. Nguyễn Văn Kiệt 41 Hóa học đại cương 41
Dạng hình học một số phân tử và ion

Bậc liên kết 3 Bậc liên kết 2

Bậc liên kết 1,33 Bậc liên kết 1,33

ThS. Nguyễn Văn Kiệt 42 Hóa học đại cương 42


Dự đoán cấu hình không gian phân tử

ThS. Nguyễn Văn Kiệt 43 Hóa học đại cương 43


Thuyết orbital phân tử MO
Thuyết VB:
 Giải thích được:
▪ Bản chất của liên kết cộng hoá trị.
▪ Tính bão hoà của liên kết cộng hoá trị.
▪ Tính định hướng của liên kết cộng hoá trị.
 Chưa giải thích được:
▪ Tính thuận – nghịch từ một số phân tử.
▪ Sự tồn tại ion H2+ bền.
▪ Màu sắc của phân tử,…
Thuyết orbital phân tử MO
ThS. Nguyễn Văn Kiệt 44 Hóa học đại cương 44
Thuyết orbital phân tử MO
▪ Xem phân tử là một nguyên tử phức tạp, có cấu trúc như
nguyên tử (hệ gồm các hạt nhân và các e của các nguyên
tử tạo thành, các hạt nhân và e đều là chung của phân tử).
▪ Trạng thái e trong phân tử cũng được đặc trưng bằng MO
với hàm sóng xác định, có các số lượng tử đặc trưng, sự
phân bố e trên các MO cũng tuân theo các quy luật giống
như trên các AO.
▪ Các MO được tạo thành là do sự tổ hợp tuyến tính các AO
do đó số MO tạo thành bằng số AO tham gia tổ hợp.
MO khảo sát liên kết hoá học giữa các nguyên tử trong phân
tử chính là việc giải pt Schrodinger (pp gần đúng) để xác
định hàm sóng MO (ᴪMO) và năng lượng của chúng, nghĩa là
sự phân bố e trên các MO trong phân tử.

ThS. Nguyễn Văn Kiệt 45 Hóa học đại cương 45


Thuyết orbital phân tử MO
▪ Cấu hình điện tử: sự phân bố các e trên các MO tuân
theo nguyên lý vững bền, Pauli và quy tắc Hund.
▪ Tuỳ vào hướng xen phủ của các AO mà các MO tạo
thành có tên gọi σ, π, δ, φ,…
▪ Có n AO xen phủ (tổ hợp) sẽ tạo thành n/2 MO liên
kết có mức năng lượng thấp hơn và n/2 MO phản liên
kết có mức năng lượng cao hơn các AO tổ hợp.
o Các MO liên kết (HOMO): σ, π,…
o Các MO phản liên kết (LUMO): σ*, π*,…
o MO không liên kết (những MO tạo thành từ những
AO không tham gia tổ hợp MO): σ0, π0,…
ThS. Nguyễn Văn Kiệt 46 Hóa học đại cương 46
Hình dạng các MO

AO MO

AO MO

ThS. Nguyễn Văn Kiệt 47 Hóa học đại cương 47


Giản đồ năng lượng và số liên kết
Các AO tổ hợp phải gần nhau về mức năng lượng, che phủ nhau
đáng kể và phải đối xứng giống nhau với đường liên kết trong
phân tử.
1
𝑁 = (𝑛 − 𝑛∗ )
2
n – số e trên MO liên kết
n* - số e trên MO phản liên kết
N = 1: liên kết đơn
N = 2: liên kết đôi
N = 3: liên kết ba
N có thể là số thập phân
1 5
VD. NO có N = 6 − 1 =
2 2
Chỉ thể hiện các AO và MO hoá trị
ThS. Nguyễn Văn Kiệt 48 Hóa học đại cương 48
Giản đồ năng lượng và số liên kết
Các AO tổ hợp phải gần nhau về mức năng lượng, che phủ nhau
đáng kể và phải đối xứng giống nhau với đường liên kết trong
phân tử.
1
𝑁 = (𝑛 − 𝑛∗ )
2
n – số e trên MO liên kết
n* - số e trên MO phản liên kết
N = 1: liên kết đơn
N = 2: liên kết đôi
N = 3: liên kết ba
N có thể là số thập phân
1 5
VD. NO có N = 6 − 1 =
2 2
Chỉ thể hiện các AO và MO hoá trị
ThS. Nguyễn Văn Kiệt 49 Hóa học đại cương 49
Một số phân tử và ion theo thuyết MO
▪ Phân tử 2 nguyên tử cùng loại ở chu kì 1: mỗi nguyên tử có
1AO tổ hợp.

1 1
𝑁 = 2−0 =1 𝑁= 2−2 =0
2 2
Ion H2+, He2+ ??
ThS. Nguyễn Văn Kiệt 50 Hóa học đại cương 50
Một số phân tử và ion theo thuyết MO
▪ Phân tử 2 nguyên tử cùng loại ở chu kì 2: mỗi nguyên tử có
5AO tổ hợp nhưng do sự chênh lệch năng lượng mà có sự tổ
hợp khác nhau.
O → Ne: AO 2s không tổ hợp được
với các AO 2p, chỉ tổ hợp được các Li → N: AO 2s tổ hợp được
với các AO 2p.
AO 2s với nhau hoặc 2p với nhau.

σ2s<σ*2s<π2px= π2py<σ2z<π*2px= π*2py<σ*2z


ThS. Nguyễn Văn Kiệt 51 Hóa học đại cương 51
Một số phân tử và ion theo thuyết MO

N2+, O2+, O2- ??


ThS. Nguyễn Văn Kiệt 52 Hóa học đại cương 52
Một số phân tử và ion theo thuyết MO
▪ Phân tử 2 nguyên tử khác loại: chỉ có các AO có cùng tính đối
xứng mới tham gia tạo tính liên kết.
Nguyên tử nào có độ âm điện hơn sẽ có mức năng lượng AO
bền hơn và được biểu diễn thấp hơn trên giản đồ MO.

∆E xác định độ có cực của liên kết


E chính là năng lượng liên kết CHT
ThS. Nguyễn Văn Kiệt 53 Hóa học đại cương 53
Một số phân tử và ion theo thuyết MO
Phân tử 2 nguyên tử khác loại

d = 1,13Å d = 1,14Å
E = 1076 kJ/mol E = 1004 kJ/mol

ThS. Nguyễn Văn Kiệt 54 Hóa học đại cương 54


Một số phân tử và ion theo thuyết MO
▪ Phân tử nhiều nguyên tử:

ThS. Nguyễn Văn Kiệt 55 Hóa học đại cương 55


Một số ví dụ

ThS. Nguyễn Văn Kiệt 56 Hóa học đại cương 56


Một số ví dụ

ThS. Nguyễn Văn Kiệt 57 Hóa học đại cương 57


Cấu hình e và tính chất của phân tử
 Cấu hình e: N2 [KK](σs)2(σx)2(πx,y)4(σx)2
 Tính chất của phân tử:
▪ Tính thuận từ (paramagnetism): phân tử có chứa e độc thân.
Chiều của từ trường do e độc thân tạo ra trùng với chiều của
từ trường ngoài, do đó bị nam châm húc.
▪ Tính nghịch từ (diamagnetism): phân tử không chứa e độc
thân (đã ghép đôi), khi đó spin e của chúng sẽ ngược dấu và
triệt tiêu nhau nên không bị nam châm húc.
VD. O2, O2+, O2-, N2+ có tính thuận từ dù cấu trúc Lewis của chúng có thể
không có e độc thân.
▪ Màu sắc: các e trên MO khi bị kích thích cũng có thể hấp
thụ chọn lọc các tia vùng quang phổ ánh sáng nhìn thấy
được để chuyển sang các MO có năng lượng cao hơn.
ThS. Nguyễn Văn Kiệt 58 Hóa học đại cương 58
Tính năng lượng của liên kết cộng hoá trị
Trong nhiệt động học, dùng entanpy liên kết (∆H) của phản ứng
𝑇
X2(k) → 2X(k), khi đó: ∆H = ∆H0 + ‫׬‬0 ∆C𝑃 𝑑𝑇
CP - nhiệt dung mol đẳng áp
CP = 5R/2 (khí đơn nguyên tử)
CP = 7R/2 (khí phân tử X2)
∆CP = 2CP(X) – CP(X2) = 3/2R => ∆H = ∆H0 + 3RT/2
VD: Cho biết các phản ứng sau:
C(gr) + 2H2 → CH4 (1) ∆H10 = -15.99 kcal
2C(gr) + 3H2 → C2H6 (2) ∆H20 = -16.52 kcal
C(gr) → C(k) (3) ∆H30 = 172.7 kcal
H2 → 2H (4) ∆H40 = 103,05 kcal
Tính Elk C-H, C-C trong các phân tử CH4 và C2H6

ThS. Nguyễn Văn Kiệt 59 Hóa học đại cương 59


Tính năng lượng của liên kết cộng hoá trị
Giải:
2(4) + (3) – (1): CH4 → C(k) + 4H (5)
∆H50 = 394.79 kcal (năng lượng phân ly toàn phần cũng
chính là Elk của phân tử CH4).
Năng lượng tạo thành phân tử là -394.79 kcal
=> EC-H = Elk/4
3(4) + 2(3) – (2): C2H6 → 2C(k) + 6H (6)
∆H60 = 671.10 kcal
=>EC2H6 = ∆H60 = EC-C + 6EC-H = 671.10
=> EC-C = 78.90 kcal
Vậy năng lượng tạo liên kết sẽ là:
-EC-H = -98.70 kcal/mol
-EC-C = - 78.90 kcal/mol
ThS. Nguyễn Văn Kiệt 60 Hóa học đại cương 60
Liên kết cho – nhận

Liên kết cho – nhận được gặp nhiều trong các phức chất:

Liên kết cộng hoá trị cho – nhận


hình thành giữa một nguyên tử có
cặp e tự do (chất cho) và một
nguyên tử có orbital trống (chất
nhận).

ThS. Nguyễn Văn Kiệt 61 Hóa học đại cương 61


Xác định khối lượng phân tử
▪ Phân tử khí hoặc lỏng hoặc rắn dễ bay hơi:
- Dựa theo tỷ khối ở cùng điều kiện:
𝑀𝐴 𝑚𝐴
=> = = 𝐷 (𝑡ỷ 𝑘ℎố𝑖)
𝑀𝐵 𝑚𝐵
=> MB = MA.D (A – H2 hoặc O2 hoặc KK)
- Dựa theo phương trình Clapayron – Mendeleev:
𝑃𝑉 = 𝑛𝑅𝑇 ⇒ 𝑛 ⇒ 𝑀 = ? ?
▪ Phân tử chất tan:
- Dùng phương pháp nghiệm sôi và nghiệm đông.
- Dùng phương pháp thẩm thấu.

ThS. Nguyễn Văn Kiệt 62 Hóa học đại cương 62


Phương pháp nghiệm sôi và nghiệm đông
Khi hoà tan một chất vào dung môi thì dung dịch thu được sẽ
có nhiệt độ sôi cao hơn nhiệt độ sôi của dung môi nhưng có
nhiệt độ đông đặc thấp hơn nhiệt độ đông đặc của dung môi.
Nếu ta đo độ tăng nhiệt độ sôi hoặc độ giảm nhiệt độ đông
đặc của dung dịch sẽ xác định được KLPT chất tan:
𝑘𝑚
𝑀=
∆𝑡
k – hằng số nghiệm sôi hoặc nghiệm đông ứng với dung
môi nhất định
m – lượng chất tan đã dùng đối với 1000 g dung môi
∆t – độ tăng nhiệt độ sôi hay độ giảm nhiệt độ đông đặc
của dung dịch
ThS. Nguyễn Văn Kiệt 63 Hóa học đại cương 63
Phương pháp áp suất thẩm thấu
Đo áp suất thẩm thấu của dung dịch thu được khi hoà tan
một chất vào dung môi ta sẽ xác định được khối lượng
phân tử chất tan.
𝑚𝑅𝑇
𝑀=
𝑣π
m – khối lượng chất tan đã dùng
𝑣 – thể tích dung dịch thu được
R – hằng số khí
π – áp suất thẩm thấu của dung dịch

ThS. Nguyễn Văn Kiệt 64 Hóa học đại cương 64


Đương lượng và định luật đương lượng
Đương lượng (Đ) của nguyên tố hay hợp chất là số phần khối
lượng của nguyên tố hay hợp chất đó kết hợp hoặc thay thế vừa đủ
với 1,008 phần khối lượng hidro hoặc 8 phần khối lượng oxy.
VD1. Hợp chất CuxOy, %mCu = 79,9; %mO = 20,1. ĐCu = ??
VD2. Đương lượng H2SO4 khi phản ứng với NaOH.
𝐴 𝑀
Đ= ℎ𝑎𝑦 Đ=
𝑛 𝑛
A – khối lượng nguyên tử ; M – khối lượng phân tử
n – hoá trị hay số ion thay thế hay số e trao đổi.
Các nguyên tố hoá học kết hợp với nhau theo những lượng khối
lượng tỷ lệ với đương lượng của chúng.
𝑚𝐴 Đ𝐴 𝑚𝐴 𝑚𝐵
= ⇒ =
𝑚 𝐵 Đ𝐵 Đ𝐴 Đ𝐵
ThS. Nguyễn Văn Kiệt 65 Hóa học đại cương 65

You might also like