You are on page 1of 55

TRƯỜNG THPT CHUYÊN THỦ KHOA NGHĨA

TP. CHÂU ĐỐC – AN GIANG



Ths. DƯƠNG THÀNH TÍNH

HÓA HỌC 10
Chương trình GDPT 2018

CHƯƠNG 3: LIÊN KẾT HÓA HỌC

Họ và tên học sinh:.............................................................Lớp:........................

Năm học : 2023 – 2024


LƯU HÀNH NỘI BỘ
ThS. Dương Thành Tính Hóa học 10 mới – Chương 3: Liên kết hóa 2023- 2024
học

CHƯƠNG 3: LIÊN KẾT HÓA HỌC


A. HỆ THỐNG LÝ THUYẾT
CHỦ ĐỀ 1: QUY TẮC OCTET VÀ LIÊN KẾT HÓA HỌC
CHỦ ĐỀ 2: CÁC LOẠI LIÊN KẾT HÓA HỌC
B. BÀI TẬP
Phần 1: Bài tập tự luận
DẠNG 1: QUY TẮC OCTET
DẠNG 2: LIÊN KẾT ION
DẠNG 2.1: VIẾT CẤU HÌNH ELECTRON ION, QUÁ TRÌNH TẠO ION, CÁC HỢP
CHẤT TỪ CÁC ION
DẠNG 2.2: GIẢI THÍCH, SO SÁNH TÍNH CHẤT CÁC CHẤT CÓ LIÊN KẾT ION
DẠNG 2.3: BIỂU DIỄN SỰ HÌNH THÀNH LIÊN KẾT ION
DẠNG 2.4: BÀI TẬP TỔNG HỢP KIẾN THỨC ION
DẠNG 3: LIÊN KẾT CỘNG HÓA TRỊ
DẠNG 3.1: VIẾT CÔNG THỨC ELECTRON, CÔNG THỨC LEWIS, CÔNG THỨC CẤU
TẠO
DẠNG 3.2: XÁC ĐỊNH LOẠI LIÊN KẾT, LIÊN KẾT ĐƠN,LIÊN KẾT ĐÔI, LIÊN KẾT BA
DẠNG 3.3: BIỂU DIỄN SỰ HÌNH THÀNH LIÊN KẾT CỘNG HÓA TRỊ
DẠNG 3.4: GIẢI THÍCH, SO SÁNH TÍNH CHẤT CÁC CHẤT CÓ LIÊN KẾT CỘNG HÓA
TRỊ
DẠNG 3.5: MÔ TẢ LIÊN KẾT CỘNG HÓA TRỊ BẰNG SỰ XEN PHỦ CÁC ORBITAL
NGUYÊN TỬ
DẠNG 4: LIÊN KẾT HYDROGEN VÀ TƯƠNG TÁC VAN DER WAALS
Phần 2: Bài tập trắc nghiệm
MỨC 1: BIẾT
DẠNG 1: QUY TẮC OCTET
DẠNG 2: LIÊN KẾT ION
DẠNG 3: LIÊN KẾT CỘNG HÓA TRỊ
DẠNG 4: LIÊN KẾT HYDROGEN VÀ TƯƠNG TÁC VAN DER WAALS
MỨC 2: HIỂU
DẠNG 1: QUY TẮC OCTET
DẠNG 2: LIÊN KẾT ION
DẠNG 3: LIÊN KẾT CỘNG HÓA TRỊ
DẠNG 4: LIÊN KẾT HYDROGEN VÀ TƯƠNG TÁC VAN DER WAALS
MỨC 3,4: VẬN DỤNG
DẠNG 1: LIÊN KẾT ION
DẠNG 2: LIÊN KẾT CỘNG HÓA TRỊ

C. ĐỀ KIỂM TRA CHƯƠNG 3

Kết hợp kiến thức sách giáo khoa, sách bài tập của bộ: KNTT + CD +CTST 1
ThS. Dương Thành Tính Hóa học 10 mới – Chương 3: Liên kết hóa 2023- 2024
học

CHƯƠNG 3: LIÊN KẾT HÓA HỌC


A. HỆ THỐNG LÝ THUYẾT
CHỦ ĐỀ 1: QUY TẮC OCTET VÀ LIÊN KẾT HÓA HỌC
I. CÁCH BIỂU DIỄN ELECTRON HÓA TRỊ
Trong các phản ứng hóa học, chỉ có các electron thuộc lớp ngoài cùng và phân lớp sát lớp
ngoài cùng tham gia vào quá trình tạo thành liên kết (electron hóa trị).
Các electron hoá trị của nguyên tử một nguyên tố được quy ước biểu diễn bằng các dấu chấm
đặt xung quanh kí hiệu nguyên tố.

Biểu diễn electron hóa trị của một số nguyên tử


II. KHÁI NIỆM QUY TẮC OCTET
Khi hình thành liên kết hoá học, các nguyên tử có xu hướng nhường, nhận hoặc góp chung
electron để đạt tới cấu hình electron bền vững của nguyên tử khí hiếm.
Vì các khí hiếm (trừ helium) đều có 8 electron lớp ngoài cùng nên quy tắc này được gọi là quy
tắc octet hay quy tắc bát tử.
Ví dụ 1: Khi hình thành liên kết hóa học trong phân tử Cl 2, nguyên tử chlorine có 7 electron hoá tri,
mỗi nguyên tư chlorine cần thêm 1 electron để đạt cẩu hình electron bão hòa theo quy tắc octet nên
mỗi nguyên tử chlorine góp chung 1 electron.

Phân tử Cl2 được biểu diễn Xung quanh mỗi nguyên tử chlorine đều có 8 electron.
Ví dụ 2: Khi hình thành liên kết hoá học trong phân tử NaF, nguyên tử Na có 1 electron hoá trị,
nguyên tử F có 7 electron hoá trị, nguyên tử Na nhường 1 electron hoá trị tạo thành hạt mang điện tích
dương, nguyên tử F nhận 1 electron tạo thành hạt mang điện tích âm. Các hạt này đều đạt cấu hình
electron bão hòa theo quy tắc octet và có điện tích trái dấu nên hút nhau.
III. HẠN CHẾ CỦA QUY TẮC OCTET
Quy tắc octet chỉ đúng cho sự tạo thành liên kết hóa học giữa các nguyên tử của các nguyên tố
thuộc chu kì 2 của bảng tuần hoàn và một số nguyên tử của các nguyên tố có tính kim loại, phi kim
điển hình. Ngoài ra có các ngoại lệ.
Ví dụ: Trong phân tử PCl5, lớp ngoài cùng của P có 10 electron.

IV. KHÁI NIỆM LIÊN KẾT HÓA HỌC

Kết hợp kiến thức sách giáo khoa, sách bài tập của bộ: KNTT + CD +CTST 2
ThS. Dương Thành Tính Hóa học 10 mới – Chương 3: Liên kết hóa 2023- 2024
học

Liên kết hoá học là sự kết hợp giữa các nguyên tử tạo thành phân tử hay tinh thể bền vững hơn.
CHỦ ĐỀ 2: CÁC LOẠI LIÊN KẾT HÓA HỌC
I. LIÊN KẾT ION
1. Một số khái niệm
- Ion dương (cation): Khi nguyên tử nhường electron thì trở thành ion dương.
Na Na+ + 1e
2 2 6 1 2 2 6
1s 2s 2p 3s 1s 2s 2p
Nguyên tử sodium cation sodium
- Ion âm (anion): Khi nguyên tử nhận electron thì trở thành ion âm.
Cl + 1e Cl-
1s22s22p63s23p5 1s22s22p63s23p6
Nguyên tử chlorine anion chloride
- Ion đơn nguyên tử là ion chỉ có một nguyên tử (Cl-, Na+,…)
- Ion đa nguyên tử là ion có từ 2 nguyên tử trở lên ( ,…)
- Liên kết ion là liên kết được hình thành bởi lực hút tĩnh điện giữa các ion mang điện tích trái dấu.
2. Sự hình thành liên kết ion
Ví dụ 1: Giải thích sự tạo thành liên kết ion trong hợp chất sodium chloride (NaCl)
Na + Cl Na+ + Cl-
[Ne]3s1 [Ne]3s23p5 [Ne] [Ar]
+ -
Na + Cl NaCl
Hoặc

PTHH có sự di chuyển e:

Ví dụ 2: Giải thích sự tạo thành liên kết ion trong hợp chất calcium chloride CaCl2
Ca + 2Cl Ca2+ + 2Cl-
[Ar]4s2 [Ne]3s23p5 [Ar] [Ar]
2+ -
Ca + 2Cl CaCl2
PTHH có sự di chuyển e:

Ví dụ 3: Giải thích sự tạo thành liên kết ion trong hợp chất aluminum oxide Al2O3
2Al + 3O 2Al3+ + 3O2-
[Ne]3s23p1 1s22s22p4 [Ne] [Ne]
3+ 2-
2Al + 3O Al2O3
PTHH có sự di chuyển e:

Kết hợp kiến thức sách giáo khoa, sách bài tập của bộ: KNTT + CD +CTST 3
ThS. Dương Thành Tính Hóa học 10 mới – Chương 3: Liên kết hóa 2023- 2024
học

3. Tinh thể ion


a) Cấu trúc tinh thể ion
Các ion được sắp xếp theo một trật tự nhất định trong không gian theo kiểu mạng lưới, trong đó
ở các nút của mạng lưới là những ion dương và ion âm được sắp xếp luân phiên, liên kết chặt chẽ với
nhau do sự cân bằng giữa lực hút (các ion trái dấu hút nhau) và lực đẩy (các ion cùng dấu đẩy nhau),
tạo thành mạng tinh thể ion.

b)
Sự sắp xếp của các ion trong tinh thể sodium chloride:
a) Mô hình đặc b) Mô hình rỗng

 Trong tinh thể sodium chloride:


+ 1 ion Na+ được bao quanh bởi 6 ion Cl- gần nhất và ngược lại.
+ Số ion cùng dấu bao quanh một ion trái dấu phụ thuộc vào kiểu mạng lưới tinh thể, số điện tích
và kích thước của ion.
+Do lực hút giữa các cation và anion không có tính bão hòa và tính định hướng nên chúng có xu
hướng hút lẫn nhau, tạo ra mạng lưới các ion trong không gian ba chiều.
b)Độ bền và tính chất của hợp chất ion
- Trong tinh thể ion, giữa các ion có lực hút tĩnh điện rất mạnh nên các hợp chất ion thường là
chất rắn, khó nóng chảy, khó bay hơi ở điều kiện thường.
Ví dụ: Nhiệt độ nóng chảy của MgO là 2800 °C.
- Do lực hút tĩnh điện rất mạnh giữa các ion nên các tinh thể ion khá rắn chắc, nhưng khá giòn.
Đây là tính chất đặc trưng của tinh thể ion.
Ví dụ: Tinh thể muối ăn ở dạng rắn, cứng, nhưng khi tác dụng một lực mạnh thì bị vỡ vụn.
- Các hợp chất ion thường tan nhiều trong nước. Khi tan trong nước, các ion bị tách khỏi mạng
lưới tinh thể, chuyển động khá tự do và là tác nhân dẫn điện.
- Ở trạng thái rắn, các ion không di chuyển tự do được nên hợp chất ion không dẫn điện. Tuy
nhiên, ở trạng thái nóng chảy hay dung dịch, các ion có thể chuyển động khá tự do nên hợp chất ion
dẫn điện.

Potassiumhydroxide là hợp chất ion được dùng làm chất dẫn điện trong pin alkaline (pin kiềm)
 Tư liệu (sách chân trời sáng tạo).
Kết hợp kiến thức sách giáo khoa, sách bài tập của bộ: KNTT + CD +CTST 4
ThS. Dương Thành Tính Hóa học 10 mới – Chương 3: Liên kết hóa 2023- 2024
học

Ion Na+ đóng vai trò rất quan trọng trong việc điều hòa huyết áp của cơ thể. Tuy nhiên, nếu cơ
thể hấp thụ một lượng lớn ion này sẽ dẫn đến các vấn đề về tim mạch và thận. Các nhà khoa học
khuyến cáo lượng ion Na+ nạp vào cơ thề nên thấp hơn 2300 mg, nhưng không ít hơn 500 mg mỗi
ngày đối với một người lớn để đảm bào sức khỏe.
Giả sử, nếu một người sử dụng 5,0 g muối ăn mỗi ngày thì lượng ion Na + mà người ấy nạp vào
cơ thể có vượt mức giới hạn cho phép không?
II. LIÊN KẾT CỘNG HÓA TRỊ
1. Sự hình thành liên kết cộng cộng hóa trị
a) Khái niệm:
- Liên kết cộng hóa trị (LKCHT) là liên kết được tạo nên giữa 2 nguyên tử bằng một hay nhiều cặp
electron chung.
=> Liên kết cộng hóa trị mà cặp electron dùng chung chỉ do một nguyên đóng góp gọi là liên kết cho -
nhận. Liên kết này được biểu diễn bằng mũi tên (→) từ nguyên tử cho sang nguyên tử nhận.
- Các loại công thức:
Loại công thức Công thức electron Công Lewis Công thức cấu tạo
Biểu diễn tất cả các Từ công thức electron thay Từ công thức Lewis
electron dùng chung và cặp electron dùng chung bằng bỏ các electron
Cách biểu diễn
riêng của mỗi nguyên tử 1 gạch ngang (–). Giữ nguyên riêng.
theo quy tắc Octet. các electron riêng.
Ví dụ: phân tử
Cl2

b) Sự tạo thành các loại liên kết đơn, liên kết đôi, liên kết ba.
- Sự tạo thành liên kết đơn (–): là liên kết giữa hai nguyên tử bằng một cặp electron dùng chung.
* Xét sự tạo thành phân tử chlorine (Cl 2): Mỗi nguyên tử chlorine có 7 electron hoá trị, hai nguyên tử
chlorine liên kết với nhau bằng cách mỗi nguyên tử chlorine góp 1 electron, tạo thành một cặp electron
dùng chung. Khi đó, trong phân tử Cl2, mỗi nguyên tử đều có 8 electron, thỏa mãn quy tắc octet.

Sơ đồ mô tả sự dung chung cặp electron giữa hai nguyên tử chlorine, tạo thành phân tử chlorine
 Biểu diễn ngắn gọn sự tạo thành phân tử chlorine như sau:

Sơ đồ tạo thành phân tử chlorine


=> Trong phân tử Cl2, độ âm điện của 2 nguyên tử Cl như nhau nên cặp electron dùng chung không bị
lệch về phía nguyên tử nào (ở giữa 2 nguyên tử) => Cl2 có LKCHT không phân cực.
* Xét sự tạo thành phân tử hydrogen chloride (HCl): Nguyên tử hydrogen liên kết với nguyên tử
chlorine bằng cách mỗi nguyên tủ góp 1 electron tạo thành 1 cặp electron dùng chung trong phân tử
HCl. Khi đó nguyên tử hydrogen có 2 electron (cấu hình electron bền vững của nguyên tử khí hiếm
He) và nguyên tử chlorine có 8 electron, thỏa mãn quy tắc octet.

Kết hợp kiến thức sách giáo khoa, sách bài tập của bộ: KNTT + CD +CTST 5
ThS. Dương Thành Tính Hóa học 10 mới – Chương 3: Liên kết hóa 2023- 2024
học

công thức electron Công thức Lewis Công thức cấu tạo
Sơ đồ tạo thành phân tử hydrogen chloride
 Giữa hai nguyên tử hydrogen và chlorine có một cặp electron dùng chung (biểu diễn bằng một
gạch nối), đó là liên kết đơn.
=> Trong phân tử HCl, độ âm điện của Cl lớn hơn H nên cặp electron dùng chung bị lệch về phía
nguyên tử Cl => HCl có LKCHT phân cực.
* Xét sự tạo thành phân tử có liên kết cho nhận :
Trong phân tử ammonia (NH3), lớp ngoài cùng của nguyên tử nitrogen có 5 electron, trong đó
có cặp electron chưa liên kết. Ion H + có orbital trống, không có electron. Khi phân tử NH 3 kết hợp với
ion H+, nguyên tử nitrogen đóng góp cặp electron chưa liên kết để tạo liên kết với ion H + tạo thành ion
ammonium . Khi đó, liên kết cho - nhận được hình thành, trong phân tử NH 3, nguyên tử nitrogen
là nguyên tử cho, ion H+ là nguyên tử nhận. Trong ion , bốn liên kết N-H hoàn toàn tương đương
nhau.

Ammonia Cation ammonium


Sơ đồ tạo thành liên kết cho – nhận ion
- Sự tạo thành liên kết đôi (=) là liên kết giữa hai nguyên tử bằng hai cặp electron dùng chung.
* Sự tạo thành phân tử oxygen: Mỗi nguyên tử oxygen có 6 electron hoá trị, hai nguyên tử oxygen
liên kết với nhau bằng cách mỗi nguyên tử đóng góp 2 electron, tạo thành 2 cặp electron dùng chung.
Trong phân tử O2, mỗi nguyên tử oxygen đều có 8 electron, thỏa mãn quy tắc octet.

Sơ đồ tạo thành phân tử oxygen


 Giữa hai nguyên tử oxygen có hai cặp electron dùng chung (biểu diễn bằng hai gạch nối), đó là
liên kết đôi.
=> Trong phân tử O2, độ âm điện của 2 nguyên tử O như nhau nên cặp electron dùng chung không bị
lệch về phía nguyên tử nào (ở giữa 2 nguyên tử) => O2 có LKCHT không phân cực.
* Sự tạo thành phân tử carbon dioxide (CO2): Nguyên tử carbon có 4 electron hoá trị, nguyên tử
oxygen có 6 electron hoá trị. Hai nguyên tử oxygen liên kết một nguyên tử carbon bằng cách mỗi
nguyên tử oxygen đóng góp 2 electron và nguyên tử carbon đóng góp 4 electron tạo thành bốn cặp
electron dùng chung. Khi đó, trong phân tử CO 2, mỗi nguyên tử đều có 8 electron, thỏa mãn quy tắc
octet

Công thức cấu tạo


Công thức electron Công thức Lewis
Sơ đồ tạo thành phân tử carbon dioxide

Kết hợp kiến thức sách giáo khoa, sách bài tập của bộ: KNTT + CD +CTST 6
ThS. Dương Thành Tính Hóa học 10 mới – Chương 3: Liên kết hóa 2023- 2024
học

Giữa nguyên tử C và nguyên tử O có 2 cặp electron dùng chung (biểu diễn bằng hai gạch nối),
đó là liên kết đôi. Phân tử CO2 có hai liên kết đôi.
- Liên kết giữa C và O trong phân tử CO 2 phân cực về phía O (có độ âm điện lớn). Nhưng do CO 2 có
cấu tạo thẳng nên hai liên kết đôi phân cực C= O triệt tiêu nhau, kết quả là CO 2 không phân cực, phân
tử CO2 chứa 2 liên kết đôi nên CO2 khá bền về mặt hoá học.
- Sự tạo thành liên kết ba ( ):là liên kết giữa hai nguyên tử bằng ba cặp electron dùng chung.
*Xét sự tạo thành phân tử nitrogen: Nguyên tử nitrogen có 5 electron hóa trị, hai nguyên tử nitrogen
liên kết với nhau bằng cách mỗi nguyên tử nitrogen đóng góp 3 electron, tạo thành ba cặp electron
dùng chung. Khi đó, trong phân tử N2, mỗi nguyên tử đều có 8 electron, thỏa mãn quy tắc octet.

Sơ đồ tạo thành phân tử nitrogen


 Giữa hai nguyên tử nitrogen có ba cặp electron dùng chung (biểu diễn bằng ba gạch nối), đó là
liên kết ba.
=>Liên kết ba trong N2 bền hơn liên kết đơn trong H 2 nên N2 rất bền ở nhiệt độ thường =>N 2 kém hoạt
động hóa học ở nhiệt độ thường.
=> Trong phân tử N2, độ âm điện của 2 nguyên tử N như nhau nên 3 cặp electron dùng chung không bị
lệch về phía nguyên tử nào (ở giữa 2 nguyên tử) => N2 có LKCHT không phân cực.
2. Hiệu độ âm điện và liên kết hóa học
Độ âm điện đặc trưng cho khả năng hút electron của nguyên tử khi hình thành liên kết hóa học.
Dựa vào sự khác nhau về độ âm điện giữa các nguyên tử tham gia liên kết, có thể dự đoán được loại
liên kết giữa hai nguyên tử đó.
LIÊN KẾT HÓA HỌC
Liên kết ion Liên kết cộng hóa trị
Khái niệm Lực hút tĩnh điện giữa 2 ion trái Sự góp chung 1 hay nhiều cặp e hóa trị giữa 2
dấu. nguyên tử.
Phân loại Cặp electron liên kết chuyển hẳn LKCHT KC LKCHT có cực
đến nguyên tử nhận electron Cặp e chung ở giữa hai Cặp e chung lệch về
thành ion âm và nguyên tử nguyên tử. nguyên tử có ĐÂĐ lớn
nhường electron thành ion dương. hơn.
Nhận biết KLđiển hình–PK điển hình PK –PK (2PK giống) PK –PK or H-PK
Vd: NaCl, KF,… Vd: H2, O2,... (2PK khác nhau)
Vd: HCl, NO2,…
Hiệu ĐÂĐ
≥1,7 0≤ <0,4 0,4≤ <1,7

Ví dụ:
* Trong phân tử HCl, hiệu độ âm điện của Cl và H: 3,16 - 2,20 = 0,96. Vì vậy, liên kết giữa H
và Cl là liên kết cộng hoá trị phân cực.
* Trong phân tử CO2, hiệu độ âm điện của O và C: 3,44 - 2,55 = 0,89. Vì vậy, liên kết giữa C
và O là liên kết cộng hoá trị phân cực. Tuy nhiên, do phân tử CO 2 có cấu tạo thẳng nên độ phân cực
của hai liên kết đôi (C=O) triệt tiêu nhau, dẫn đến toàn bộ phân tử không bị phân cực.
* Trong phân tử NaCl, hiệu độ âm điện của Cl và Na: 3,16-0,93 = 2,33. Vì vậy, liên kết giữa
Na và Cl là liên kết ion.

Kết hợp kiến thức sách giáo khoa, sách bài tập của bộ: KNTT + CD +CTST 7
ThS. Dương Thành Tính Hóa học 10 mới – Chương 3: Liên kết hóa 2023- 2024
học

=> Liên kết cộng hoá trị phân cực có thể được coi là dạng trung gian giữa liên kết cộng hoá trị không
phân cực và liên kết ion.
3. Tính chất của các chất có liên kết cộng hoá trị
Tương tác giữa các phân tử có liên kết hoá trị yếu hơn nhiều so với các phân tử có liên kết ion.
 Trạng thái: Các chất có liên kết cộng hoá trị có thể tồn tại ở các trạng thái rắn, lỏng và khí.
- Khí: hydrogen, fluorine, carbon dioxide, chlorine,...
- Lỏng: bromine, nước, alcohol,...
- Rắn: sulfur, iodine, đường glucose, sucrose,...
 Tỉnh tan: Các chất có liên kết cộng hoá trị phân cực như ethanol, đường,... tan nhiều trong
nước,... Các chất có liên kết cộng hoá trị không phân cực như iodine, hydrocarbon ít tan trong
nước, tan trong benzene, carbon tetrachloride,...
 Nhiệt độ nóng chảy: Hơp chất cộng hoá trị không có lực hút tĩnh điện mạnh như hợp chất ion
nên chúng có nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi thấp.
 Khả năng dẫn điện: Các chất có liên kết công hoá trị không phân cực không dẫn điện ở mọi
trạng thái, còn các chất có liên kết cộng hoá trị phân cực mạnh có thể dẫn điện.
3. Mô tả sự tạo thành liên kết cộng hoá trị bằng sự xen phủ các orbital nguyên tử
a) Sự xen phủ các orbital nguyên tử tạo liên kết (sigma) do sự xen phủ trục của 2 AO
• Sự xen phủ s - s
Phân tử H2 tạo thành từ 2 nguyên tử H (1s 1). Khi 2 nguyên tử H tiến lại gần nhau, hạt nhân của
nguyên tử này hút đám mây electron của nguyên tử kia, hai orbital nguyên tử xen phủ vào nhau một
phần. Vùng xen phủ có mật độ điện tích âm lớn, làm tăng lực hút của mỗi hạt nhân với vùng này và
làm cân bằng lực đẩy giữa hai hạt nhân, để hai nguyên tử liên kết với nhau.

Sơ đồ sự xen phủ giữa hai orbital 1s cùa hai nguyên tử hydrogen hình thành liên kết
trong phân tử hydrogen
Trong phân tử H2, khoảng cách giữa tâm của hai hạt nhân nguyên tử H (độ dài liên kết H—H)
là 74 pm, ngắn hơn tổng bán kính của hai nguyên tử H (106 pm). Phân tử H 2 bền hơn và có năng lượng
thấp hơn tổng năng lượng của hai nguyên tử H riêng rẽ.
• Sự xen phủ s - p
Phân tử HF tạo thành khi orbital 1s của nguyên tử H (1s 1) xen phủ với orbital 2p của nguyên tử F
(2s22p5) theo trục liên kết, tạo liên kết cộng hoá trị giữa H và F, vùng xen phủ càng lớn thì liên kết
càng bền.

Sự xen phù giữa orbital 1s cùa nguyên tử hydrogen và orbital 2p cùa nguyên tử fluorine hình
thành liên kết trong phân tử hydrogen fluoride

• Sự xen phủ p - p.
Kết hợp kiến thức sách giáo khoa, sách bài tập của bộ: KNTT + CD +CTST 8
ThS. Dương Thành Tính Hóa học 10 mới – Chương 3: Liên kết hóa 2023- 2024
học

Phân tử Cl2 tạo thành khi hai orbital 3p của hai nguyên tử Cl (3s 23p5) xen phủ theo trục liên kết
của hai nguyên tử Cl.

Sự xen phủ giữa hai orbital 2p cùa hai nguyên tử fluorine hình thành liên kết ơ trong phân tử
fluorine
Trong các trường hợp xen phủ trên, để vùng xen phủ cực đại, các orbital sẽ xen phủ với nhau
theo trục liên kết. Sự xen phủ như thế gọi là xen phủ trục, tạo ra liên kết . Các liên kết cộng hoá trị
đơn đều là liên kết . Trong liên kết , mật độ xác suất tìm thấy electron lớn nhất dọc theo trục liên
kết.
b. Sự xen phủ các orbital nguyên tử tạo liên kết (pi): do sự xen phủ bên của 2 AO
Sự xen phủ, trong đó trục của các orbital tham gia liên kết song song với nhau và vuông góc với
đường nối tâm của hai nguyên tử liên kết, được gọi là xen phủ bên. Sự xen phủ bên tạo ra liên kết
(pi)

Sự xen phủ các AO hình thành liên kết và liên kết trong phân tử oxygen
Ở những liên kết đôi và ba (như trong phân tử N2, C2H4,...), ngoài liên kết còn có liên kết
- Liên kết đôi gồm một liên kết và một liên kết .
- Liên kết ba gồm một liên kết và hai liên kết .
4. Năng lượng liên kết cộng hóa trị
Khi các nguyên tử liên kết với nhau sẽ tạo thành một hệ bền vững hơn, quá trinh này giải
phóng năng lượng. Do vậy, để phá vỡ liên kết giữa các nguyên tử thì phải cung cấp năng lượng.
Năng lượng liên kết hóa học là năng lượng cần thiết để phá vỡ một liên kết hóa học trong một
mol phân tử thể khí thành các nguyên tử ở thể khí (ở 25 0C và 1 bar). Năng lượng liên kết thường có
đơn vị là kJ/mol (kJ.mol-1). Năng lượng liên kết càng lớn thì liên kết càng bền.
Ví dụ 1: Để phá vỡ 1 mol HCl có liên kết H –Cl thành các nguyên tử H và Cl (ở thể khí) theo phương
trình :
HCl(g) H(g) + Clg)
cần năng lượng là 432 kJ, nên năng lượng liên kết H –Cl là Eb = 432kJ/mol
Ví dụ 2: Năng lượng liên kết của H –H là 436kJ/mol; của H – I là 297kJ/mol. Như vậy, liên kết H – H
bền hơn liên kết H – I. Có thể thấy điều này qua nhiệt độ bắt đầu xảy ra sự phân hủy tạo thành các
nguyên tử từ phân tử của H2 là khoảng 20000C, trong khi của HI chỉ khoảng 2000C.
Đối với các phân tử nhiều nguyên tử, tổng năng lượng liên kết trong phân tử bằng năng lượng
cần cung cấp để phá vỡ hoàn toàn 1 mol phân tử đó ở thể khí thành các nguyên tử ở thể khí.
Ví dụ 3: Tổng năng lượng liên kết trong phân tử CH4 là 1660kJ/mol

Kết hợp kiến thức sách giáo khoa, sách bài tập của bộ: KNTT + CD +CTST 9
ThS. Dương Thành Tính Hóa học 10 mới – Chương 3: Liên kết hóa 2023- 2024
học

CH4(g) C(g) + 4H(g) Eb = 1660kJ/mol

Do đó, năng lượng liên kết trung bình của một liên kết C –H là

III. LIÊN KẾT HYDROGEN


1. Mở đầu
Các tính chất vật lí của các chất có liên kết cộng hoá trị được quyết định bởi lực tương tác giữa
các phân tử, hình dạng của phân tử và mức độ phân cực của liên kết cộng hoá trị trong phân tử. Keo
dán là một ví dụ về việc sử dụng lực tương tác giữa các phân tử để gắn các vật với nhau. Bong bóng xà
phòng thể hiện tương tác giữa các phân tử nước và các phân tử xà phòng tạo thành màng mỏng, giữ
được không khí bên trong để bay lên.
Lực tương tác giữa các phân tử yếu hơn rất nhiều so với lực liên kết ion, liên kết cộng hóa trị
hay liên kết kim loại. Một số tương tác điển hình giữa các phân tử là liên kết hydrogen và tương tác
van der Waals (Van đơ Van).
Các nhà hóa học đã nghiên cứu và kết luận rằng nếu không có liên kết hydrogen thì nước sẽ sôi
0
ở 80 C. Như vậy, trong điều kiện thường, nước sẽ tồn tại ở thể khí (hơi nước). Khi đó, trên Trái Đất sẽ
chẳng có các đại dương, sông, hồ,... và cũng không bao giờ có mưa. Mọi sự sống sẽ không tồn tại. Trái
Đất sẽ là một hành tinh chết nếu không có sự hiện diện của liên kết hydrogen.
Liên kết hydrogen giữa các phân tử nước được tạo thành như thế nào? Ảnh hưởng của liên kết
hydrogen tới tính chất vật lí của nước ra sao?
2. Liên kết hydrogen
a) Khái niệm
Liên kết hydrogen là một loại liên kết yếu được hình thành giữa nguyên tứ H (đã liên kết với
một nguyên tử có độ âm điện lớn) với một nguyên tử khác (có độ âm điện lớn) còn cặp electron riêng
chưa tham gia liên kết. Các nguyên tử có độ âm điện lớn thường gặp trong liên kết hydrogen là N,O,
F.
Bản chất của liên kết hydrogen là lực hút tĩnh điện giữa nguyên tử H linh động mang điện tích
dương với một nguyên tử có độ âm điện lớn mang điện tích âm.
Liên kết hydrogen thường được kí hiệu bằng dấu ba chấm ( …) rải đều từ nguyên tử H đến
nguyên tử tạo liên kết hydrogen với nó.

b) Một số kiểu liên kết hydrogen


Phân Giữa các phân tử cùng loại Giữa các phân tử khác loại. Giữa một phân tử
loại
Ví dụ Liên kết hydrogen được hình Liên kết hydrogen được hình Liên kết hydrogen
thành giữa các phân tử cùng thành giữa các phân tử khác được hình thành
loại. loại. giữa 1 phân tử
Vd: giữa các phân tử H2O, Vd: giữa các phân tử alcohol hay (Liên kết hydrogen
HF, alcohol, acid. acid với H2O nội phân tử)
Biểu
diễn

LK hydrogen nội pt
Liên kết hydrogen giữa H2O- Liên kết hydrogen giữa ancol –
ethylene glycol
H2O H2O
Ảnh Làm cho nhiệt độ sôi cao Làm cho tan nhiều trong nước: Nhiệt độ sôi thấp.
hưởng etanol tan vô hạn trong nước.

Kết hợp kiến thức sách giáo khoa, sách bài tập của bộ: KNTT + CD +CTST 10
ThS. Dương Thành Tính Hóa học 10 mới – Chương 3: Liên kết hóa 2023- 2024
học

c) Vai trò và ảnh hưởng của liên kết hydrogen tới tính chất vật lí của nước
 Đặc điểm tập hợp
Nhờ liên kết hydrogen, các phân tử nước có thể tập hợp với nhau, ngay cả ở thể hơi, thành một
cụm phân tử. Kích thước các cụm phân từ này thay đổi tuy theo điều kiện nhiệt độ, áp suất. Đặc điểm
này khác hẳn so với hầu hết các chất khác.
 Nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi
Liên kết hydrogen làm tăng nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi của nước.

H2O H2S CH4


0
Nhiệt độ nóng chảy ( C) 0 -85,6 -182,5
Nhiệt độ sôi (0C) 100 -60,75 -161,58
 Tính chất vật lí nước đá
Liên kết hydrogen ảnh hưởng đến tính chất của nước đá. Nguyên tử O có 2 cặp electron chưa
liên kết nên có thể tạo 2 liên kết hydrogen với 2 nguyên tử H của các phân tử nước khác, 2 nguyên tử
H của phân tử nước đủ điều kiện để tạo liên kết hydrogen với 2 nguyên tử O của các phân tử nước
khác. Như vậy, một phân tử nước có thể tạo ra 4 liên kết hydrogen với các phân tử nước khác xung
quanh tạo thành cấu trúc tứ diện

Cấu trúc của tinh thể phân tử nước đá


Mạng tinh thể nước đá có vô số cấu trúc như vậy. Cấu trúc này khá “rỗng” nên nước đá nhẹ
hơn nước lỏng và có thể nổi một phần trên bề mặt nước lỏng.
Khi nhiệt độ tăng từ 00C đến 40C, các cấu trúc tứ diện trong nước đá bị phá vỡ một phần và các
phân tử nước được sắp xếp lại gần nhau hơn, làm cho khối lượng riêng của nước tăng dần. Khi nhiệt
độ tiếp tục tăng lên, khoảng cách giữa các phân tử nước tăng, làm khối lượng riêng của nước giảm.
Các phân tử nước đóng vai trò điều hòa nhiệt độ trên Trái Đất.
 Trong thực vật và động vật
Do có liên kết hydrogen mà nước dễ dàng dâng lên trong mao quản của rễ cây để vận chuyển
lên thân và lá cây.
Liên kết hydrogen còn tạo nên cấu trúc xoắn của các protein, carbohydrate và nucleic acid, đảm
bào chức năng đặc biệt của chúng đối với cơ thể sống.
IV. TƯƠNG TÁC VAN DER WAALS
1. Khái niệm tương tác van der Waals
Tương tác van der Waals là một loại liên kết rất yếu, hình thành do lực hút tĩnh điện giữa
các cực trái dấu của các nguyên tử hay phân tử.

Kết hợp kiến thức sách giáo khoa, sách bài tập của bộ: KNTT + CD +CTST 11
ThS. Dương Thành Tính Hóa học 10 mới – Chương 3: Liên kết hóa 2023- 2024
học

Sơ đồ mô tả sự hình thành liên kết Van der Waals

2. Ảnh hưởng của tương tác van der Waals tới tính chất vật lí cùa các chất
Tương tự liên kết hydrogen, tương tác van der Waals làm tăng nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi các
chất, nhưng ở mức độ ânh hưởng yếu hơn so với liên kết hydrogen.
Ví dụ 1: Trong dãy halogen, tương tác van der Waals tăng theo sự tăng của số electron (và proton)
trong phân tử, làm tăng nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi của các chất
Nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi tăng khi tương tác van der Waals tăng
Halogen F2 Cl2 Br2 I2
Khối lượng mol (g/mol) 38,0 70,9 159,8 253,8
Tổng số electron 18 34 70 106
Nhiệt độ sôi (°C) -188,1 -34,1 59,2 185,5
Nhiệt độ nóng chảy (°C) -219,6 -101,0 -7,3 113,6

Ví dụ 2: Pentane là hydrocarbon no có công thức C5H12. Đồng phân mạch không phân nhánh pentane
có nhiệt độ sôi (36 °C) cao hơn so với đồng phân mạch nhánh neopentane (9,5 °C) do diện tích tiếp
xúc giữa các phân tử với neopentane

pentane neopentane
Tương tác van der Waals giữa các phân tử pentane và neopentane
=> cho thấy để phá vỡ lực liên phân tử giữa các phân tử pentane cần nhiều năng lượng hơn so với
neopentane, nên nhiệt độ sôi cao hơn nhiều.
Kết hợp kiến thức sách giáo khoa, sách bài tập của bộ: KNTT + CD +CTST 12
ThS. Dương Thành Tính Hóa học 10 mới – Chương 3: Liên kết hóa 2023- 2024
học

* KHÁI NIỆM : là liên kết hóa học được hình thành giữa hai
nguyên tử bằng……………………………………………….
* KIỂU LIÊN KẾT:………..(-);……………(=);……….().
* KHÁI NIỆM : là liên kết hóa học được hình thành giữa hai
LIÊN KẾT CỘNG nguyên tử bằng……………………………………………….
PHÂN LOẠI
HÓA TRỊ * KIỂU LIÊN KẾT:………..(-);……………(=);……….().
LIÊN KẾT CỘNG KHÔNG PHÂN CỰC: cặp electron
PHÂN LOẠI dùng
HÓA TRỊ chung…………………………………………
Ví dụ:…………………………………………
KHÔNG PHÂN CỰC: cặp electron dùng
chung………………………………………… Độ
CÓ PHÂN CỰC: cặp electron dùng chung phân
Ví dụ:…………………………………………
……………………………………………….. cực
Độ
liên
Ví dụ:…………………………………………
CÓ PHÂN CỰC: cặp electron dùng chung phân
kết
……………………………………………….. cực
tăng
CHO – NHẬN: cặp electron dùng chung liên
dần
Ví dụ:………………………………………… kết
………………………………………………..
Ví dụ:………………………………………… tăng
CHO – NHẬN: cặp electron dùng chung dần
………………………………………………..
LIÊN KẾT Ví dụ:…………………………………………
HÓA * KHÁI NIỆM: là liên kết hóa
LIÊN KẾThọcION
được hình thành giữa hai
HỌC ……………………………...………(tồn tại khối tinh thể).
Ví dụ:………………………………………………………
*TINH THỂ ION: Các ion…………..…và……………….
sắp xếp tại các nút của………………..………theo trật tự luân
phiên, liên kết bằng……………………………………

Liên kết cộng hóa trị Liên kết cộng hóa trị
Liên kết ion
không phân cực phân cực
Hiệu ĐÂĐ 0……. ……0,4 0,4….. …1,7 ……1,7

LIÊN KẾT * KHÁI NIỆM: đều là liên kết giữa các…………….(…………)


Trung hòa hút nhau bởi bản chất tĩnh điện giữa các ion lưỡng
HYDROGEN
cực: và
VÀ TƯƠNG
* LIÊN KẾT HYDROGEN: …
TÁC VAN
DER WAALS * TƯƠNG TÁC VA DER WAALS:
*ẢNH HƯỞNG:
đều làm…………..nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng chảy của các
chất.
Kết hợp kiến thức sách giáo khoa, sách bài tập của bộ: KNTT + CD +CTST 13
ThS. Dương Thành Tính Hóa học 10 mới – Chương 3: Liên kết hóa 2023- 2024
học

B. BÀI TẬP
DẠNG 1: QUY TẮC OCTET
Câu 1 (SBT-KNTT ) có bổ sung hình ảnh

Trong tự nhiên các khí hiếm tồn tại dưới dạng nguyên tử tự do. Các nguyên tử của khí hiếm không liên
kết với nhau tạo thành phân tử và rất khó liên kết với các nguyên tử các nguyên tố khác. Ngược lại
nguyên tử các nguyên tố khác lại liên kết với nhau tạo thành phân tử hay tinh thể. Giải thích .
Câu 2 (SBT-KNTT): Cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử potassium (kali) là 4s 1, cấu
hình electron của nguyên tử bromine là 4s24p5. Làm thế nào các nguyên tử potassium và bromine có
được cấu hình electron của nguyên tử khí hiếm theo quy tắc octet.
Câu 3 (SBT-KNTT): Khi hình thành liên kết H + Cl → HCl và khi phá vỡ liên kết HCl→ H +
Cl thì hệ thu năng lượng hay tỏa năng lượng. Năng lượng phân tử HCl lớn hơn hay nhỏ hơn năng
lượng hệ hai nguyên tử H và Cl riêng rẽ ? Trong hai hệ đó thì hệ nào bền hơn?
Câu 4 (SBT-KNTT) có bổ sung ứng dụng và hình ảnh
Na2S đóng vai trò quan trọng ở chu trình Kraft trong ngành công nghiệp giấy và bột giấy

Trong phân tử Na2S, cấu hình electron của các nguyên tử có tuân theo quy tắc octet không ?
Câu 5 (SBT-KNTT): Vận dụng quy tắc octet để giải thích sự hình thành liên kết trong các phân tử O 2,
CO2, CaCl2, KBr.

Kết hợp kiến thức sách giáo khoa, sách bài tập của bộ: KNTT + CD +CTST 14
ThS. Dương Thành Tính Hóa học 10 mới – Chương 3: Liên kết hóa 2023- 2024
học

Câu 6 (SBT-KNTT): Đá vôi (thành phần chính là CaCO3) được dùng trong sản xuất vôi, trong lĩnh
vực xây dựng,…Barium nitrate Ba(NO3)2 có trong thành phần của kính quang học, gốm, men,…Phèn
đơn aluminium sulfate (thành phần chính là Al 2(SO4)3 được sử dụng rộng rãi trong xử lí nước thải,
trong công nghệ sản xuất giấy, công nghệ nhuộm vải và công nghệ lọc nước và nuôi trồng thủy sản,…
Dựa vào quy tắc octet, đề xuất công thức cấu tạo của các chất trên.
Câu 7 (SBT-KNTT): Hợp chất X tạo bởi hai nguyên tố A, D có khối lượng phân tử là 76. X là dung
môi không phân cực, thường được sử dụng làm nguyên liệu trong tổng hợp hữu cơ chứa lưu huỳnh và
được sử dụng rộng rãi trong sản xuất vải viscoza mềm. A có công thức hydride dạng AH 4 và D có
công thức oxide ứng với hóa trị cao nhất dạng DO3.
a) Hãy thiết lập công thức phân tử của X. Biết rằng A có số oxi hóa cao nhất trong X.
b) Đề xuất công thức cấu tạo của X và cho biết các nguyên tử thành phần của X khi liên kết có đủ
electron theo quy tắc octet không ?
Câu 8: (SBT-KNTT): có bổ sung hình ảnh

Hợp chất NaClO là thành phần của chất tẩy rửa, sát trùng có tên gọi là “Nước Javen”. Áp dụng quy
tắc octet để giải thích sự hình thành các liên kết trong hợp chất đó.
Câu 9 (SBT-CTST): Em hãy nêu tên và công thức hóa học của 1 chất ở thể rắn, 1 chất ở thể lỏng, 1
chất ở thể khí ( ở điều kiện thường), trong đó nguyên tử oxygen đạt được cấu hình bền của khí hiếm
neon.
Câu 10 (SBT-CTST): có bổ sung hình ảnh

Potassium iodide (KI) được sử dụng như một loại thuốc long đờm, giúp làm lỏng và phá vỡ chất
nhầy trong đường thở, thường dùng cho các bệnh nhân hen suyễn, viêm phế quản mãn tính. Trong
trường hợp bị nhiễm phóng xạ, KI còn giúp ngăn tuyến giáp hấp thụ iodine trong phóng xạ, bảo vệ và
giảm nguy cơ ung thư tuyến giáp. Trong phân tử KI, các nguyên tử K và I đều đạt được cơ cấu bền của
khí hiếm gần nhất. Đó lần lượt là những khí hiếm nào ?
Câu 11 (SBT – CD):
Kết hợp kiến thức sách giáo khoa, sách bài tập của bộ: KNTT + CD +CTST 15
ThS. Dương Thành Tính Hóa học 10 mới – Chương 3: Liên kết hóa 2023- 2024
học

Em hãy vẽ mô hình mô tả quá trình tạo thành lớp vỏ thỏa mãn quy tắc octet trong các trường hợp sau
đây:
a) Nguyên tử O(Z =8) nhận 2 electron để tạo anion O2-.
b) Nguyên tử Ca (Z =20) nhường 2 electron để tạo cation Ca2+.
c) Hai nguyên tử fluorine “ góp chung electron” để đạt được lớp vỏ thỏa mãn quy tắc octet.
Câu 12 (SGK – KNTT):
Khi nguyên tử fluorine nhận thêm 1 electron thì ion tạo thành có cấu hình electron của nguyên tử
nguyên tố nào?
Câu 13 (SGK – KNTT):
Để giảm năng lượng, các nguyên tử kết hợp lại thành phân tử theo xu hướng nào?
Câu 14 (SGK – KNTT):
Vận dụng quy tắc octet để giải thích sự tạo thành liên kết trong các phân tử: F2, CCl4 và NF3
Câu 15 (SGK – KNTT): có bổ sung hình ảnh
Phosphine là hợp chất hoá hoc giữa phosphorus với hydrogen, có công thức hoá học la PH 3.
Đây là chất khí không màu, có mùi tỏi, rất độc, không bền, tự cháy trong không khí ở nhiệt độ thường
và tạo thành khối phát sang bay lơ lửng. Phosphine sinh ra khi phân hủy xác động, thực vật và thường
xuất hiện trong thời tiết mưa phùn (hiện tượng “ma trơi”).

Vận dụng quy tắc octet để giải thích sự tạo thành liên kết hóa học trong phosphine.
Câu 16 (SGK – CTST): có bổ sung ứng dụng & hình ảnh
Ứng dụng phổ biến nhất của potassium chloride, phân potassium chloride (hay còn gọi là MOP) là loại
phân bón cung cấp lượng potassium được nhiều người ưa dùng nhất.

Kết hợp kiến thức sách giáo khoa, sách bài tập của bộ: KNTT + CD +CTST 16
ThS. Dương Thành Tính Hóa học 10 mới – Chương 3: Liên kết hóa 2023- 2024
học

Ứng dụng của potassium chloride trong nông nghiệp.


Vận dụng quy tắc octet, trình bày sơ đó mô tà sự hình thành phân tử potassium chloride (KCl) từ
nguyên tử cùa các nguyên tố potassium và chlorine.
Câu 17 (SGK – CTST):
Giải thích sự tạo thành liên kết trong phân tử H2O bằng cách áp dụng quy tắc octet.
Câu 18 (SGK.Tr 52– CD):
Xu hướng tạo lớp vỏ bền vững hơn của các nguyên tử thể hiện như thế nào trong các trường hợp sau
đây?
a) Kim loại điển hình tác dụng với phi kim điển hình.
b) Phi kim tác dụng với phi kim.
Câu 19 (SGK.Tr 52– CD):
Ở dạng đơn chất, sodium (Na) và chlorine (Cl) rất dễ tham gia các phản ứng hóa học, nhưng muối ăn
được tạo nên từ hai nguyên tố này lại không dễ dàng tham gia các phản ứng mà có sự có sự nhường
hoặc nhận electron. Giải thích.
Câu 20(SGK.Tr 52– CD):
Cho một số hydrocarbon sau: H−C≡C−H, H2C=CH2, H3C−CH3
a) Những nguyên tử H và C nào trong các hydrocarbon trên thỏa mãn quy tắc octet? Biết rằng mỗi
gạch (-) trong các công thức biểu diễn hai electron hóa trị chung
b) Một phân tử hydrocarbon có ba nguyên tử C và x nguyên tử H. Giá trị x lớn nhất có thể là bao
nhiêu?
DẠNG 2: LIÊN KẾT ION
DẠNG 2.1: VIẾT CẤU HÌNH ELECTRON ION, QUÁ TRÌNH TẠO ION, CÁC HỢP
CHẤT TỪ CÁC ION
Câu 1(SBT-KNTT): Cho các ion sau: 20Ca2+; 13Al3+; 9F-; 16S2-; 7N3-
a) Viết cấu hình electron của mỗi ion.
b) Mỗi cấu hình đã viết giống với cấu hình electron của nguyên tử nào ?
Câu 2(SBT-KNTT): Cho các ion sau: K+; Be2+; Cr3+; 9F- ; Se2- ; N3-. Viết phương trình biểu diễn sự
hình thành mỗi ion trên.
Câu 3 (SBT-KNTT): Kể ra những chất ion tạo thành từ các ion sau: F-, K+, O2-, Ca2+
Câu 4 (SBT-KNTT): Anion X- có cấu hình electron nguyên tử ở phân lớp ngoài cùng là 3p6.
a) Viết cấu hình electron nguyên tử X. Cho biết X là nguyên tố kim loại hay phi kim.

Kết hợp kiến thức sách giáo khoa, sách bài tập của bộ: KNTT + CD +CTST 17
ThS. Dương Thành Tính Hóa học 10 mới – Chương 3: Liên kết hóa 2023- 2024
học

b) Giải thích bản chất liên kết giữa X với barium.


Câu 5 (SBT-CTST): Trình bày cách vẽ một ô mạng tinh thể NaCl.
Câu 6 (SBT – CD):
Phân loại các hợp chất ion dưới đây vào các nhóm sau: hợp chất tạo nên bởi các ion đơn
nguyên tử, hợp chất tạo nên bởi ion đơn nguyên tử và ion đa nguyên tử, hợp chất tạo bởi các ion đa
nguyên tử.
KCl, Na2CO3, (NH4)2SO4, BaCO3, AgCl, BaSO4, KMnO4.
Câu 7 (SBT – CD):
Ghép mỗi nguyên tử ở cột A với các giá trị điện tích của ion mà nguyên tử có thể tạo thành ở cột B.
Cột A Cột B
a) S 1. Điện tích 2+
b) Al 2. Điện tích 3+
c) F 3. Điện tích 2-
d) Mg 4. Điện tích 1-
Câu 8 (SBT – CD):
Điền từ thích hợp vào chỗ trống:
Barium thuộc nhóm IIA, iodine thuộc nhóm VIIA, hợp chất của hai nguyên tố này là hợp chất ....(1)
…..Ở điều kiện thường, hợp chất này tồn tại ở thể…….(2)…..với cấu trúc tinh thể tạo nên bới ……(3)
…. Và ….(4)….
Câu 9 (SGK – KNTT):
Hoàn thành các sơ đồ tạo thành ion sau:
a) Li Li+ + ? b) Be ? + 2e c) Br + ? Br- d) O + 2e ?
Câu 10 (SGK – KNTT):
Cho các ion sau: 19K+; 12Mg2+; 9F-; 16S2- Mỗi cấu hình đã viết giống với cấu hình electron của nguyên tử
nào ?
Câu 11 (SGK – KNTT):
Vì sao một ion O2- kết hợp được với ion Li+ ?
Câu 12 (SGK – KNTT):
Cho các ion : Na+, Mg2+, O2-, Cl-. Những ion nào có thể kết hợp với nhau tạo thành liên kết ion ?
Câu 13 (SGK Tr.58 – CTST)
Potassium và magnesium là các nguyên tố thiết yếu đối với cơ thể sinh vật sống.
a) Viết cấu hình electron của các ion được tạo thành từ nguyên tử của các nguyên tố này. Chúng có cấu
hình electron của những nguyên tử khí hiếm nào ?
b) Có hợp chất ion nào chỉ tạo bởi các ion trên với nhau không ? Vì sao ?
Câu 14 (SGK Tr.58- CTST)
Hoàn thành những thong tin còn thiếu trong bảng sau:
Công thức hợp chất ion Cation Anion
CaF2
K+ O2-

Câu 15 (SGK Tr.56- CD)


Những phát biểu nào sau đây là đúng?
Hợp chất tạo nên bởi ion Al3+ và O2- là hợp chất
(a) cộng hóa trị
(b) ion
(c) có công thức Al2O3
Kết hợp kiến thức sách giáo khoa, sách bài tập của bộ: KNTT + CD +CTST 18
ThS. Dương Thành Tính Hóa học 10 mới – Chương 3: Liên kết hóa 2023- 2024
học

(d) có công thức Al3O2


Câu 16 (SGK Tr.56- CD)
Những tính chất nào sau đây là tính chất điển hình của hợp chất ion?
(a) Tồn tại ở thể khí trong điều kiện thường
(b) Có nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi cao
(c) Thường tồn tại ở thể rắn trong điều kiện thường
(d) Có nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi thấp
Câu 17: Viết phương trình biểu diễn sự tạo thành các ion sau đây từ các nguyên tử tương ứng:
Na+, Mg2+, Fe3+, Al3+, K+, Cl-, O2-, N3-, S2-, P3-.
DẠNG 2.2: GIẢI THÍCH, SO SÁNH TÍNH CHẤT CÁC CHẤT CÓ LIÊN KẾT ION
Câu 1 (SBT-KNTT): Vì sao các hợp chất ion thường là chất rắn ở nhiệt độ phòng ?
Câu 2(SBT-CTST):
Biểu đồ dưới đây cho biết mối quan hệ giữa năng lượng của hệ các ion trái dấu so với khảng cách giữa
chúng:

Biểu đồ cho thấy khoảng cách giữa các ion càng gần thì càng thuận lợi để hệ đạt được trạng
thái năng lượng tối thiểu (bền vững). Tuy nhiên, ở khoảng cách nhỏ quá, các ion lại đẩy nhau do hạt
nhân của các ion đều mang điện tích dương.
Năng lượng tối thiểu đại diện cho độ bền liên kết và khoảng cách r 0 tại mức năng lượng tối thiểu gọi là
độ dài liên kết. Bằng cách thực hiện một loạt các phép tính, người ta thấy rằng các hợp chất ion được
hình thành bởi các ion được hình thành bởi các ion có điện tích lớn hơn sẽ tạo ra liên kết mạnh hơn và
các hợp chất ion có độ dài liên kết ngắn hơn sẽ hình thành liên kết mạnh hơn.
Sử dụng nhận định trên để dự đoán và giải thích độ bền liên kết giữa các hợp chất ion sau:
a) NaCl và Na2O b) NaCl và NaF
Câu 3 (SBT-CTST):
X, Y, Z là các hợp chất ion thuộc trong số các chất sau: NaF, MgO và MgCl 2. Nhiệt độ nóng chảy của
các hợp chất X, Y, Z được thể hiện qua biểu đồ:

Kết hợp kiến thức sách giáo khoa, sách bài tập của bộ: KNTT + CD +CTST 19
ThS. Dương Thành Tính Hóa học 10 mới – Chương 3: Liên kết hóa 2023- 2024
học

Trình bày cách xác định các chất X, Y, Z.


Câu 4 (SBT-CTST):

Cho biết lực hút tĩnh điện theo công thức sau: F =k. (q1, q2 là giá trị điện tích của hai điện tích

điểm, đơn vị là C(coulomb); r là khoảng cách giữa hai điện tích điểm, đơn vị là m (meter); k là hằng số
coulomb). Dựa vào công thức trên, hãy so sánh gần đúng lực hút tĩnh điện giữa các ion trái dấu trái
dấu trong phân tử NaCl và phân tử MgO. Từ đó, cho biết nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi của hợp
chất nào cao hơn.
Câu 5 (SBT-CTST): Hình dạng và cấu trúc tinh thể của mọi hợp chất ion có giống nhau không ? Giải
thích
Câu 6 (SBT-CTST):
Vì sao các hợp chất ion thường tồn tại ở trạng thái rắn và cứng trong điều kiện thường, nhưng lại giòn,
dễ vỡ ?
Câu 7 (SBT-CTST): Vì sao nói sodium chloride có cấu trúc mạng tinh thể kiểu lập phương tâm diện ?
Câu 8 (SBT-CTST):
Phân tử sodium fluoride (NaF) và magnesium oxide (MgO) có cùng 20 electron và khoảng cách giữa
các hạt nhân là tương tự nhau (235pm và 215pm). Giải thích tại sao nhiệt độ nóng chảy của NaF và
MgO lại chênh lệch nhiều (9920C so với 26420C)
Câu 9 (SBT-CCST):
Lithium fluoride (LiF) và sodium chlorine (NaCl) đều là các hợp chất ion. Dự đoán nhiệt độ sôi và
nhiệt độ nóng chảy của chất nào cao hơn. Giải thích.
Câu 10 (SBT – CD):
Cho biết sự tạo thành NaCl(s) từ Na(s) và Cl 2(g) giải phóng nhiều năng lượng. Hãy cho biết năng
lượng giải phóng có nguồn gốc từ đâu.
Gợi ý: Nếu các tiểu phân tử hút nhau sẽ giải phóng năng lượng, đẩy nhau sẽ hấp thu năng lượng.
Câu 11 (SBT – CD):
Biết rằng năng lượng tỏa ra khi hình thành các hợp chất ion từ các cation và anion tỉ lệ thuận với điện
tích của mỗi ion và tỉ lệ nghịch với bán kính của chúng. Dựa trên cơ sở này, hãy cho biết khi hình
thành hợp chất nào trong mỗi cặp chất sau đây từ các ion tương ứng thì năng lượng tỏa ra nhiều hơn.
a) LiCl và NaCl b) Na2O và MgO
Câu 12 (SBT – CD):
Giải thích vì sao ở điều kiện thường không tồn tại phân tử NaCl riêng biệt mà là tinh thể NaCl.
Kết hợp kiến thức sách giáo khoa, sách bài tập của bộ: KNTT + CD +CTST 20
ThS. Dương Thành Tính Hóa học 10 mới – Chương 3: Liên kết hóa 2023- 2024
học

Câu 13 (SGK – KNTT):


a) Vì sao muối ăn có nhiệt độ nóng chảy cao (8010C) ?
b) Hợp chất ion dẫn điện trong trường hợp nào?Vì sao?
Câu 14 (SGK Tr.56- CD)
a) Giải thích vì sao bán kính nguyên tử Na, Mg lớn hơn bán kính acc1 ion kim loại tương ứng.
b) Vì sao cả Na2O và MgO đều là chất rắn ở nhiệt độ thường ?
c) Vì sao nhiệt độ nóng chảy của MgO ( 28520C) cao hơn rất nhiều so với Na2O (11320C) ?
DẠNG 2.3: BIỂU DIỄN SỰ HÌNH THÀNH LIÊN KẾT ION
Câu 1 (SBT-KNTT): Dùng sơ đồ biểu diễn sự hình thành liên kết trong mỗi hợp chất ion sau đây ?
a) magnesium fluoride (MgF2) b) potassium fluoride (KF)
c) sodium oxide (Na2O) d) calcium oxide (CaO)
Câu 2 (SBT-CTST): Sodium sulfide (Na2S) là một hợp chất hóa học được sử dụng trong ngành công
nghiệp giấy và bột giấy, xử lí nước, công nghiệp dệt may và các quy trình sản xuất hóa chất khác như
sản xuất cao su, thuốc nhuộm lưu huỳnh và thu hồi dầu,...Điều thú vị là sodium sulfide đã được chứng
minh là có vai trò trong việc bảo vệ tim mạch, chứng lại chứng thiếu máu cục bộ ở tim và giúp bảo vệ
phục hồi, chống lại tổn thương phổi do máy thở. Trình bày sự tạo thành sodium sulfide khi cho sodium
phản ứng với sulfur.
Câu 3 (SBT-CTST): Magnesium chloride là một chất xúc tác phổ biến trong hóa học hữu cơ. Trình
bày sự hình thành phân tử MgCl 2, khi cho magnesium tác dụng với chlorine.Viết phương trình hóa học
có sự di chuyển chuyển electron.
Câu 4 (SBT-CCST):
Sodium peroxide (Na2O2) là một chất rắn màu vàng, thu được khi đốt sodium trong khí oxygen dư.
Sodium peroxide được dùng để tẩy trắng gỗ, bột giấy,…Nêu rõ bản chất hóa học giữa các nguyên tử
(hoặc nhóm nguyên tử) trong phân tử Na2O2
Câu 5 (SBT – CD):
Viết hai giai đoạn của sự hình thành CaF2 từ các nguyên tử tương ứng (kèm theo cấu hình electron).
Câu 6 (SGK – KNTT):
Mô tả sự tạo thành liên kết ion trong
a) Calcium oxide b) Magnesium chloride
Câu 7 (SGK Tr.58- CTST)
Sodium oxide (Na2O) có trong thành phần thủy tinh và các sản phẩm gốm sứ. Trình bày sự hình thành
liên kết ion trong phân tử sodium oxide.
DẠNG 2.4: BÀI TẬP TỔNG HỢP KIẾN THỨC ION
Câu 1(SBT-KNTT): Nguyên tố X tích lũy trong các tế bào thực vật nên rau và trái cây tươi là nguồn
cung cấp tốt nguyên tố X cho cơ thể. Các nghiên cứu chỉ ra khẩu phần ăn chứa nhiều X có thể giảm
nguy cơ cao huyết áp và đột quỵ. Nguyên tố Z được dùng chế tạo dược phẩm và chất nhạy với ánh
sáng. Nguyên tử X chỉ có 7 electron trên phân lớp s; còn nguyên tử Z chỉ có 17 electron trên phân lớp
p.
a) Viết công thức hóa học của hợp chất tạo bởi X và Z
b) Hợp chất tạo bởi X và Z có tính dẫn điện không ? Vì sao ?
c) Trong thực tế cuộc sống, hợp chất tạo bởi X và Z được dùng để làm gì ?
Câu 2 (SBT-CTST): có bổ sung hình ảnh
Trong đời sống, muối ăn (NaCl) và các gia vị, phụ gia (C 5H8O4NNa: bột ngọt; C7H5O2Na: chất
bảo quản thực phẩm) đều có chứa ion sodium. Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ khuyến cáo các cá nhân
nên hạn chế lượng sodium xuống dưới 2300mg mỗi ngày vì nếu tiêu thụ nhiều hơn sẽ ảnh hưởng đến

Kết hợp kiến thức sách giáo khoa, sách bài tập của bộ: KNTT + CD +CTST 21
ThS. Dương Thành Tính Hóa học 10 mới – Chương 3: Liên kết hóa 2023- 2024
học

tim mạch và thận. Nếu trung bình mỗi ngày dùng tổng cộng 5,0 gam muối ăn; 0,5 gam bột ngọt và
0,05 gam chất bảo quản thì lượng sodium tiêu thụ có vượt mức giới hạn cho phép nói trên không ?

Muối ăn (NaCl) Bột ngọt (C5H8O4NNa) Chất bảo quản C7H5O2Na


3+ 2-
Câu 3: Phân tử M được tạo nên bởi ion X và Y . Trong phân tử M có tổng số hạt p, n, e là 224 hạt, trong
đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 72 hạt. Tổng số hạt p, n, e trong ion X 3+ ít hơn
trong ion Y2- là 13 hạt. Số khối của nguyên tử Y lớn hơn số khối của nguyên tử X là 5 đơn vị. Xác định số
hạt p, n, e của nguyên tử X, Y và công thức phân tử của M.
Câu 4: Một hợp chất được tạo thành từ các ion M + và X22-. Trong phân tử của M2X2 có tổng số hạt
proton, neutron và electron là 164. Trong đó số hạt mang điện nhiều hơn hạt không mang điện là 52.
Số khối của M lớn hơn số khối của X là 23 đơn vị. Tổng số hạt cơ bản trong M + nhiều hơn trong là
7 hạt.
a. Xác định các nguyên tố M, X và viết công thức của phân tử M2X2.
b. Viết cấu hình electron (dạng chữ và dạng obitan) của nguyên tố X.
DẠNG 3: LIÊN KẾT CỘNG HÓA TRỊ
DẠNG 3.1: VIẾT CÔNG THỨC ELECTRON, CÔNG THỨC LEWIS, CÔNG THỨC CẤU
TẠO
Câu 1(SGK – KNTT): Viết công thức electron, công thức Lewis và công thức cấu tạo của các phân
tử:
a) Bromine (Br2) b)Hydrogen sulfide (H2S) c) Methane (CH4)
d) Ammonia (NH3) e) Ethene (C2H4) d) Ethyne (C2H2)
Câu 2 (SGK.Tr 66 – CTST):
Viết công thức Lewis của các phân tử CS2, SCl2 và CCl4
Câu 3 (SBT-CTST): Viết công thức electron, công thức Lewis và công thức cấu tạo của
a) H2O b) NH3 c) CO2
Câu 4 (SBT-CTST):
Ozone (O3) là một loại khí có tính oxi hóa mạnh, phân tử gồm 3 nguyên tử oxygen. Onzne xuất
hiện ở tầng đối lưu và tầng bình lưu của khí quyển. Tùy thuộc vào vị trí của ozone trong các tầng trên
mà nó ảnh hưởng đến sự sống trên Trái Đất theo các cách tốt, xấu khác nhau. Phân tử ozone có sự hiện
diện liên kết cho – nhận. Viết công thức electron Lewis và công thức cấu tạo của onzone ?
Câu 5 (SGK- KNTT)
Viết công thức cấu tạo và công thức Lewis của các phân tử sau: PH 3, H2O, C2H6. Trong phân tử nào có
liên kết phân cực mạnh nhất ?
Câu 6 (SGV- CTST): Viết công thức electron, công thức Lewis và công thức cấu tạo của PCl3
Kết hợp kiến thức sách giáo khoa, sách bài tập của bộ: KNTT + CD +CTST 22
ThS. Dương Thành Tính Hóa học 10 mới – Chương 3: Liên kết hóa 2023- 2024
học

Câu 7 (SGK. Tr63- CD)


Viết công thức Lewis cho các phân tử H 2O và CH4. Mỗi phân tử này có bao nhiêu cặp electron hóa trị
riêng ?
Câu 8: Viết công thức electron, công thức Lewis và công thức cấu tạo của các phân tử sau: N2, NH3,
CH4, C2H4, C2H2, Cl2, HCl, H2O, H2S.
Câu 9: Viết công thức electron và công thức cấu tạo của các phân tử sau:
a) Cl2O, Cl2O3, Cl2O5, Cl2O7, SO3, P2O5, CO2, SO2 , P2O3, N2O5, NO2, CO, NO.
b) HClO, HClO2, HClO3, HClO4, H2CO3, H3PO4, H2SO4, HMnO4, HNO3, H3PO3.
c) NaHCO3, Na2SO4, NaNO3, Ca(NO3)2, Na3PO4, Ca3(PO4)2, Al2(SO4)3, CaC2, NH4Cl, Al4C3.
Câu 10: Viết công thức cấu tạo của các phân tử sau: CuSO4, Fe3O4, Al2O3, Cl2O7, N2O5.
Câu 12: Viết công thức cấu tạo và công thức electron của BF 3 và NH3. Giải thích tại sao BF3 có thể kết
hợp được với NH3.
Câu 13: Viết công thức cấu tạo và công thức electron của CO 2 và SO2. Giải thích tại sao SO2 có thể
kết hợp với oxi tạo thành SO3 còn CO2 không có khả năng đó.
Câu 14:Viết công thức cấu tạo và công thức electron của các phân tử F 2, CO2, N2, SO3 sao cho mỗi
nguyên tử đều có 8 electron xung quanh (qui tắc bát tử).
DẠNG 3.2: XÁC ĐỊNH LOẠI LIÊN KẾT, LIÊN KẾT ĐƠN,LIÊN KẾT ĐÔI, LIÊN KẾT BA
Câu 1 (SBT-KNTT): Cho giá trị độ âm điện của các nguyên tố như sau: H(2,2); Cl(3,16); O(3,44);
K(0,82); S(2,58); C(2,55). Hãy nêu bản chất liên kết trong các phân tử và ion sau: HClO, KHS,
, K2SO4.
Câu 2 (SGK – KNTT): Dựa vào hiệu độ âm điện của các nguyên tố, hãy xác định loại liên kết (liên
kết ion, liên kết cộng hóa trị có cực, liên kết cộng hóa trị không cực) trong các chất sau đây:
MgCl2, AlCl3, HBr, O2, H2, NH3.
Câu 3 (SGK- KNTT)
Cho dãy các oxide sau: Na2O, MgO, Al2O3, SiO2, P2O5, SO3, Cl2O7.
a) Độ phân cực của các liên kết trong dãy các oxide trên thay đổi như thế nào ?
b) Dựa vào giá trị độ âm điện của các nguyên tố, cho biết loại liên kết (liên kết ion, liên kết cộng
hóa trị có cực, liên kết cộng hóa trị không cực) trong từng phân tử oxide .
Câu 4: Dựa vào hiệu độ âm điện hãy so sánh độ phân cực của liên kết trong phân tử các chất sau: H2S,
CH4, NH3, MgO, CaS, KF, H2O, BaF2, Cl2, CsBr.
Câu 5: Dựa vào hiệu độ âm điện, hãy sắp xếp theo chiều giảm dần độ phân cực của liên kết trong phân
tử các chất sau: BaO, MgCl2, CH4, AlN, N2, KBr, AlI3.
Câu 6: Hãy cho biết loại liên kết trong các phân tử sau: NaCl, KOH, H2O, CH4, CO2, Br2, C2H6O.
Câu 7: Dựa vào hiệu độ âm điện, hãy xác định loại liên kết trong các ion và phân tử sau:
NaHS, HClO, HSO4-, HCO3-, NO3-.
Câu 8 (SBT-KNTT): Cho các phân tử sau: F2, N2, H2O, CO2.
a) Hãy viết công thức Lewis của các phân tử đó.
b) Hãy cho biết phân tử nào chứa liên kết cộng hóa trị phân cực và phân tử nào chứa liên kết không
phân cực; phân tử nào phân cực và phân tử nào không phân cực.
Câu 9 (SBT-KNTT): Cho các phân tử sau: Br2, H2S, CH4, NH3, C2H4, C2H2.
a) Phân tử nào có liên kết cộng hóa trị không phân cực ? Phân tử nào chứa liên kết cộng hóa trị phân
cực ?
b) Phân tử nào chứa liên kết đơn? Phân tử nào chứa liên đôi ? Phân tử nào chứa liên kết ba ?
Câu 10 (SBT-KNTT): Tính số liên kết và liên kết trong các phân tử sau:
a) C2H4 b) C2H2 c) HCN
Câu 11 (SBT – CD):
Kết hợp kiến thức sách giáo khoa, sách bài tập của bộ: KNTT + CD +CTST 23
ThS. Dương Thành Tính Hóa học 10 mới – Chương 3: Liên kết hóa 2023- 2024
học

Dựa vào hiệu độ âm điện, hãy nối các liên kết hình thành giữa các nguyên tử ở cột A với loại liên kết
tương ứng ở cột B.
Cột A Cột B
a) Sr và F 1. Liên kết cộng hóa trị phân cực
b) N và Cl 2. Liên kết cộng hóa trị không phân cực
c) N và O 3. Liên kết ion

Câu 12 (SBT – CD):


Ghép mỗi nguyên tử hoặc phân tử sau với một hoặc các đặc điểm tương ứng của nó: N2, Ar, CO, H2
(1) Liên kết trong phân tử là liên kết cộng hóa trị không phân cực.
(2) Liên kết trong phân tử là liên kết cộng hóa trị phân cực.
(3) Các nguyên tử trong phân tử đều tuân theo quy tắc octet.
(4) Là khí trơ.
(5) Có hai cặp electron hóa trị riêng.
(6) Liên kết trong phân tử là liên kết đơn.
Câu 13 (SGK.Tr 63 – CD):
Những phát biểu nào sau đây đúng?
(a) Nếu cặp electron chung bị lệch về phía một nguyên tử thì đó là liên kết cộng hóa trị không cực.
(b) Nếu cặp electron chung bị lệch về phía một nguyên tử thì đó là liên kết cộng hóa trị có cực.
(c) Cặp electron chung luôn được tạo nên từ 2 electron của cùng một nguyên tử.
(d) Cặp electron chung được tạo nên từ 2 electron hóa trị.
DẠNG 3.3: BIỂU DIỄN SỰ HÌNH THÀNH LIÊN KẾT CỘNG HÓA TRỊ
Câu 1 (SBT-CTST):
Ammonium ( ) là chất thải của quá trình trao đổi chất ở động vật với cá và động vật không
xương sống dưới nước, ion ammonium được bài tiết trực tiếp vào nước. Ở động vật có vú, cá mập và
động vật lưỡng cư, ion ammonium được chuyển đổi trong chu trình urea thành urea (NH 2)2CO. Ở
chim, bò sát và ốc trên cạn, ion ammonium được chuyển hóa thành uric acid. Ion ammonia là nguồn
cung cấp nitrogen quan trọng cho nhiều loài thực vật. Trình bày liên kết cho – nhận trong ion
ammonium ?
Câu 2 (SGK.Tr 66 – CTST):
Hydrogen sulfide (H2S) và phosphine (PH3) đếu là những chất có mùi khó ngửi và rất độc. Trình bày
sự tạo thành liên kết cộng hoá trị trong phân tử các chất trên.
Câu 3 (SGK.Tr 66 – CTST):
Trình bày sự hình thành liên kết cho - nhận trong phân tử sulfur dioxide (SO2).
Câu 4 (SBT-KNTT): Dùng công thức Lewis để biểu diễn phân tử SO3 sao cho phù hợp với quy tắc
octet để giải thích sự hình thành các liên kết trong hợp chất đó.
Câu 5 (SBT-KNTT): Cho biết tổng số electron trong anion là 42. Trong các hạt nhân A cũng
như B có số proton bằng số neutron.
a) Tính số khối của A, B.
b) Đề xuất cấu tạo Lewis cho anion sao cho phù với quy tắc octet.
Câu 6 (SBT-KNTT): Hợp chất X được sử dụng làm thuốc pháo, ngòi nổ, thuốc đầu diêm, thuốc giúp
nhãn ra hoa,…X có khối lượng mol bằng 122,5 g/mol, chứa ba nguyên tố, trong đó nguyên tố s có 7
electron s, nguyên tố p có 11 electron p và nguyên tố p có 4 electron p. Thành phần phần tram khối
lượng nguyên tố 4 electron p trong X bằng 39,195
a) Xác định công thức phân tử của X.
Kết hợp kiến thức sách giáo khoa, sách bài tập của bộ: KNTT + CD +CTST 24
ThS. Dương Thành Tính Hóa học 10 mới – Chương 3: Liên kết hóa 2023- 2024
học

b) Viết công thức cấu tạo Lewis, chỉ rõ loại liên kết có trong X.
Câu 7 (SBT-CTST): Ammonia (NH3) khan (nguyên chất) được bơm vào đất ở dáng khí, là nguồn
phân đạm phổ biến ở Bắc Mỹ do giá thành và tuổi thọ tương đối lâu trong đất so với các dạng phân
đạm khác. Do tính ổn định của ammonia khan trên đất lạnh, nông dân trồng ngô thường bón ammonia
khan vào mùa thu để bắt đầu hoạt động gieo trồng vào mùa xuân. Giải thích sự tạo thành liên kết trong
phân tử ammnia ?
DẠNG 3.4: GIẢI THÍCH, SO SÁNH TÍNH CHẤT CÁC CHẤT CÓ LIÊN KẾT CỘNG HÓA
TRỊ
Câu 1 (SBT-KNTT): Độ âm điện của nitrogen gần bằng độ âm điện của chlorine nhưng ở điều kiện
thường N2 hoạt động kém hơn Cl2. Giải thích.
Câu 2 (SBT-KNTT): Ghép nhiệt độ nóng chảy với chất tương ứng và giải thích.
Chất Nhiệt độ nóng chảy (0C)
a) Nước 1) -138
b) Muối ăn 2) 80
c) Băng phiến 3) 0
d)Butane 4) 801

Câu 3 (SBT-CTST): Nhận xét mối tương quan giữa độ dài liên kết và năng lượng liên kết dựa theo
kết quả bảng sau:
C–C C=C C C
Độ dài liên kết ( ) 1,54 1,34 1,2

Năng lượng liên kết (kJ/mol) 347 614 839

Câu 4 (SBT-CTST): Dưới đây là biểu đồ tương tác của hai nguyên tử hydrogen ở thể khí so với
khoảng cách hạt nhân của chúng:

Cho biết năng lượng liên kết của phân tử hydrogen (H2) và độ dài liên kết H – H là bao nhiêu ? Giải
thích.
Câu 5 (SBT-CTST):
Biết phân tử BF3 có cấu trúc phẳng, phân tử CCl4 có cấu trúc hình tứ diện đều. Hãy cho biết có
bao nhiêu phân tử phân cực và không phân cực trong hình dưới đây ? Giải thích.

Kết hợp kiến thức sách giáo khoa, sách bài tập của bộ: KNTT + CD +CTST 25
ThS. Dương Thành Tính Hóa học 10 mới – Chương 3: Liên kết hóa 2023- 2024
học

Câu 6 (SBT-CTST):
a) Ở 250C và 0,99 atm, khả năng hòa tan của carbon dioxide (CO 2) trong nước là 1,45 gam/L, kém hơn
nhiều so với sulfur dioxide (SO2) là 94 gam/L. Giải thích nguyên nhân sự khác biệt
b) Nhận xét độ tan của carbon dioxide trong nước theo nhiệt độ dựa trên đồ thị sau:

c) Nước giải khát có gas là gì ? Vì sao người ta thường ướp lạnh các loại nước giải khát có gas trước
khi sử dụng ?
d) Vì sao trong những ngày hè nóng bức, cá thường phải ngoi lên mặt nước để thở, trong khi vào mùa
lạnh, đều này không xảy ra ?
Câu 7 (SBT-CTST): Sodium chloride tan trong nước hay trong dầu hỏa ? giải thích.
Câu 8:Vì sao benzene (C6H6) không tan trong nước nhưng tan tốt trong các dung môi hữu cơ như
tetrachloromethane (CCl4), hexane (C6H14)…?
Câu 9 (SBT-CTST): Nhận xét điểm giống nhau và khác nhau giữa liên kết ion và liên kết cộng hóa
trị. Cho ví dụ.
Câu 10 (SBT-CCST): Năng lượng liên kết và độ dài liên kết của C – C; C = C; trong các phân
tử C2H6, C2H4 và C2H2 được cho bởi bảng sau:

Liên kết C-C trong C2H6 C = C trong C2H4 trong C2H2


Năng lượng liên kết 347 614 839
(kJ/mol)
Độ dài liên kết (nm) 0,154 0,134 0,121

Kết hợp kiến thức sách giáo khoa, sách bài tập của bộ: KNTT + CD +CTST 26
ThS. Dương Thành Tính Hóa học 10 mới – Chương 3: Liên kết hóa 2023- 2024
học

a) Nêu mối quan hệ giữa chiều dài liên kết và năng lượng liên kết giữa các nguyên tử carbon trong các
hydrocarbon đã cho.
b) Giải thích vì sao giá trị năng lượng liên kết tăng theo thứ tự C – C; C = C; .
Câu 11 (SBT – CD):
Hãy điền từ/công thức thích hợp vào chỗ trống trong đoạn thông tin sau:
Trong các hợp chất: Cl2, H2O, O2, CsF, NaF, SO2, có ….(1)….chất ion và ….(2)……chất cộng hóa trị.
Trong điều kiện thường , ….(3)… hợp chất tồn tại ở thể rắn là ….(4)…..và …..(5)….; ….(6)…….và
hợp chất tồn tại ở trạng thái lỏng là ….(7)…., còn lại là các chất khí. Chất có nhiệt độ sôi, nhiệt độ
nóng chảy cao nhất là ….(8)…..Trong số các chất cộng hóa trị …(9)….,(10)….. là các chất cộng hóa
trị phân cực; …..(11) ….và ……(12) là các chất cộng hóa trị không phân cực.
Câu 12 (SBT – CD):
Cho biết năng lượng liên kết H – H là 436 kJ/mol. Hãy tính năng lượng cần thiết (theo eV) để
phá vỡ liên kết trong một phân tử H2, cho biết 1 eV = 1,602.10-19 J
Câu 13 (SBT – CD):
Cho năng lượng liên kết ở điều kiện chuẩn của : S – H : 368kJ/mol ; O – H : 464kJ/mol
a) Tính tổng năng lượng liên kết trong phân tử H2S và H2O.
b) Nhiệt độ bắt đầu phân hủy thành nguyên tử hai chất trên là 400 0C và 10000C. Theo em, nhiệt độ
phân hủy của chất nào cao hơn? Vì sao ?
Câu 14 (SBT – CD):
Các phân tử F2, N2 khi phản ứng với H2 thì cần phải cắt đứt liên kết giữa các nguyên tử. Dựa vào năng
lượng liên kết, dự đoán phản ứng của F 2 hay của N2 với H2 sẽ thuận lợi hơn (dễ xảy ra hơn). Bỏ qua
ảnh hưởng của độ bền phân tử sản phẩm tới mức độ phản ứng.
Câu 15 (SGK.Tr 66 – CTST):
Năng lượng liên kết của các hydrogen halide được liệt kê trong bảng sau:
Hydrogen halide Năng lượng liên kết (kJ/mol)
HF 565
HCl 427
HBr 363
HI 295
Sắp xếp theo chiều tăng dần độ bền liên kết trong các phân tử HF, HCl, HBr và HI.
Câu 16(SBT-CTST): Hydrogen sulfide (H2S) là một chất khí không màu, mùi trứng thối, độc. Theo
tài liệu của Cơ quan quản lí an toàn và sức khỏe nghề nghiệp Hoa Kì, nồng độ H 2S khoảng 100ppm
gây kích thích màng phổi. Nồng độ khoảng 400 – 700 ppm, H 2S gây nguy hiểm đến tính mạng chỉ
trong 30 phút. Nồng độ trên 800 ppm gây mất ý thức và nguy cơ làm tử vong ngay lập tức.
a)Viết công thức electron, công thức Lewis, công thức cấu tạo của H2S.
b) Em hiểu thế nào về nồng độ ppm của H2S trong không khí ?
c) Một gian phòng trống (250C; 1bar) có kích thước 3mx4mx6m bị nhiễm 10 gam khí H 2S. Tính nồng
độ của H2S trong gian phòng trên. Đánh giá mức độ độc hại của H 2S trong trường hợp này. Cho biết 1
mol khí ở 250C và 1bar có thể tích 24,79 lít
DẠNG 3.5: MÔ TẢ LIÊN KẾT CỘNG HÓA TRỊ BẰNG SỰ XEN PHỦ CÁC ORBITAL
NGUYÊN TỬ
Câu 1(SBT-CTST):
Vẽ sơ đồ biểu diễn sự xen phủ giữa orbital 1s của nguyên tử hydrogen và orbital 3p của nguyên tử
chlorine trong sự hình thành liên kết trong phân tử hydrogen chloride (HCl).
Câu 2 (SGK – KNTT):

Kết hợp kiến thức sách giáo khoa, sách bài tập của bộ: KNTT + CD +CTST 27
ThS. Dương Thành Tính Hóa học 10 mới – Chương 3: Liên kết hóa 2023- 2024
học

Sự hình thành liên kết và liên kết khác nhau như thế nào ?
Câu 3 (SGK.Tr 66 – CTST):
Mô tả sự tạo thành liên kết trong phân tử chlorine bằng sự xen phủ của các AO.
Câu 4 (SGK.Tr 66 – CTST):
Sự xen phủ giữa hai orbital p trong trường hợp nào sẽ tạo thành liên kết ? Trong trường hợp nào sẽ
tạo thành liên kết ? Cho ví dụ.
Câu 5 (SGK.Tr 63 – CD):
Những phát biểu nào sau đây đúng?
(a) Liên kết đôi được tạo nên từ 2 liên kết σ.
(b) Liên kết ba được tạo nên từ 2 liên kết σ và 1 liên kết π.
(c) Liên kết đôi được tạo nên từ 1 liên kết σ và 1 liên kết π.
(d) Liên kết đôi được tạo nên từ 1 liên kết σ và 2 liên kết π.
DẠNG 4: LIÊN KẾT HYDROGEN VÀ TƯƠNG TÁC VAN DER WAALS
Câu 1(SBT-KNTT): Cho các chất sau: C2H6, CH3OH, CH3COOH
Chất nào có thể tạo được liên kết hydrogen ? Vì sao ?
Câu 2(SBT-KNTT): Khối lượng mol (g/mol) của nước, ammonia và methane lần lượt là 18, 17 và 16.
Nước sôi ở 1000C, còn ammonia sôi ở -33,350C và methane sôi ở -161,580C. Giải thích vì sao các
chấttrên có khối lượng mol xấp xỉ nhau nhưng nhiệt độ sôi của chúng lại chênh lệch nhau.
Câu 3 (SBT-KNTT):
Trong dung dịch ethanol (C2H5OH) có những kiểu liên kết hydrogen nào? Kiểu nào bền nhất và
kém bền nhất ? Mô tả bằng hình vẽ.
Câu 4 (SBT-KNTT): Trong phân tử nước và ammonia, phân tử nào có thể tạo nhiều liên kết hydrogen
hơn ? Vì sao ?
Câu 5 (SBT-KNTT): Dầu mỏ chứa nhiều hỗn hợp hydrocarbon như: octane (C8H18) có trong xăng;
butane (C4H10) có trong gas. Khi chưng cất dầu mỏ, octane hay butane sẽ bay hơi trước ? Giải thích ?
Câu 6 (SBT-KNTT): Cho các chất và các trị số nhiệt độ sôi (0C) sau: H2O, H2S, H2Se, H2Te và -42; -
2; 100; -61. Ghép các trị số nhiệt độ sôi vào mỗi chất sao cho phù hợp và giải thích.
Câu 7(SBT-CTST): Biểu diễn liên kết hydrogen giữa các phân tử sau:
a) methanol (CH3OH) và nước.
b) ethylene glycol (HOCH2CH2OH) và nước.
Từ đó nhận xét tính tan của methanol và ethylene glycol trong nước
Câu 8 (SBT-CTST): Ethylene glycol (HOCH2CH2OH) là một chất chống đông trong công nghiệp ô
tô, hàng không do có khả năng can thiệp vào liên kết hydrogen của nước, làm các phân tử nước khó
liên kết hơn, khiến nước khó đóng băng hơn. Biểu diễn liên kết hydrogen liên phân tử và nội phân tử
trong ethylene glycol.
Câu 9 (SBT-CTST): Hãy so sánh tương tác van der Waals với liên kết ion.
Câu 10 (SBT-CTST):Thiết bị chụp cộng hưởng từ hạt nhân (NMR) sử dụng nitrogen lỏng để làm mát
nam châm siêu dẫn. Nitrogen lỏng sôi ở - 195,8 0C. Dự đoán nhiệt độ sôi của oxygen lỏng sẽ cao hơn
hay thấp hơn so với nitrogen lỏng ? Giải thích.
Câu 11(SBT-CTST): Giải thích vì sao các tương tác van der Waals giữa các phân tử có kích thước
lớn lại mạnh hơn so với các phân tử có kích thước nhỏ.
Câu 12 (SBT-CTST): Giải thích tại sao ở điều kiện thường, các nguyên tố trong nhóm halogen như
fluorine và chlorine ở trạng thái khí, còn bromine ở trạng thái lỏng và iodine ở trạng thái rắn.
Câu 13 (SBT-CTST): Nhiệt độ sôi của các hợp chất với hydrogen của các nguyên tố nhóm VA, VIA
và VIIA được biểu diễn qua đồ thị sau:

Kết hợp kiến thức sách giáo khoa, sách bài tập của bộ: KNTT + CD +CTST 28
ThS. Dương Thành Tính Hóa học 10 mới – Chương 3: Liên kết hóa 2023- 2024
học

a) Giải thích nhiệt độ sôi cao bất thường của các hợp chất với hydrogen của các nguyên tố đầu tiên
trong mỗi nhóm.
b)Nhận xét nhiệt độ sôi của các hợp chất với hydrogen của các nguyên tố còn lại ở mỗi nhóm và giải
thích nguyên nhân sự biến đổi nhiệt độ sôi chủa chúng.
Câu 14 (SBT-CTST): So sánh nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi của pentane (CH 3CH2CH2CH2CH3)
và neopentane (CH3)4C. Giải thích nguyên nhân sự khác biệt trên.
Câu 15(SBT-CTST):
Giải thích vì sao tetrachloromethane (CCl 4) tuy là phân tử không phân cực, nhưng có nhiệt độ
sôi cao hơn trichloromethane (CHCl3) là phân tử có cực.
Câu 16 (SBT-CCST):
Liên kết hydrogen có phải là sự xen phủ giữa các orbital ? Giải thích và cho ví dụ minh họa.
Câu 17: (SBT-CCST)
Ethane (C2H6) và fluoromethane (CH3F) có kích thước tương đương nhau và đều có 18 electron. Như
vậy khả năng hình thành các lưỡng cực tạm thời và lưỡng cực cảm ứng ở cả hai phần tử là như nhau
dẫn đến nhiệt độ sôi của chúng phải tương tự nhau. Tuy nhiên, C 2H6 có nhiệt độ sôi -890C thấp hơn so
với CH3F là -78,30C. Giải thích.
Câu 18 (SBT – CD):
Ở điều kiện thường, các khí hiếm tồn tại ở dạng khí đơn nguyên tử. Hãy giải thích sự biến đổi nhiệt độ
sôi của các khí hiếm từ He đến Rn theo số liệu cho trong bảng sau:

Câu 19 (SBT – CD):


Trong dung dịch, acetic acid có thể tồn tại dạng dimer (hai phân tử kết hợp) do sự hình thành liên kết
hydrogen giữa hai phân tử. Hãy vẽ sơ đồ biểu diễn liên kết hydrogen giữa hai phân tử acetic acid hình
thành dimer.
Câu 20 (SBT – CD):
Hãy giải thích sự biến đổi về nhiệt độ nóng chảy của dãy hydrogen halide sau
Halogen halide HF HCl HBr HI
Kết hợp kiến thức sách giáo khoa, sách bài tập của bộ: KNTT + CD +CTST 29
ThS. Dương Thành Tính Hóa học 10 mới – Chương 3: Liên kết hóa 2023- 2024
học

Nhiệt độ nóng chảy (0C) -83,1 -114,8 -88,5 -50,8


Câu 21 (SBT – CD):
Nhiệt độ sôi của ba hợp chất được cho trong bảng sau:
Hợp chất Khối lượng phân tử (g.mol-1) Nhiệt độ sôi (0C)
2-hexanone 100,16 128,0
Heptane 100,20 98,0
1-hexanol 102,17 156,0

Không cần tra cứu cấu trúc, em hãy trả lời các câu hỏi sau về ba hợp chất này :
a) Hợp chất nào có thể hình thành liên kết hydrogen ?
b) Hợp chất nào phân cực nhưng không hình thành liên kết hydrogen ?
c) Hợp chất nào ít phân cực, không tạo liên kết hydrogen ?
Câu 22 (SGK – KNTT):
Vẽ sơ đồ biểu diễn liên kết hydrogen giữa
a) Hai phân tử hydrogen fluoride (HF).
b) Phân tử hydrogen và phân tử ammonia (NH3)
Câu 23 (SGK – KNTT):
Những nguyên tử hydrogen nào trong phân tử ethanol (CH 3CH2OH) không tham gia vào liên kết
hydrogen ? Vì sao ?
Câu 24 (SGK – KNTT):
Hãy giải thích sự khác nhau về nhiệt độ sôi của butane và isobutene.
Câu 25 (SGK – KNTT):
a) Cho dãy các phân tử: C2H6, CH3OH, NH3. Phân tử nào trong dãy có thể tạo liên kết hydrogen ? Vì
sao ?
b) Vẽ sơ đồ biểu diễn liên kết hydrogen giữa các phân tử đó.
Câu 26 (SGK. Tr 71 – CTST)
Trong hai chất ammonia (NH3) và phosphine (PH3), theo em chất nào có nhiệt độ sôi và độ tan
trong nước lớn hơn ? Giải thích ?
Câu 27 (SGV – CTST)
Nước và ammonia là các hợp chất có phân tử khối xấp xỉ nhau nhưng có nhiệt độ sôi lần lượt là
100,00C và -33,40C. Giải thích nhiệt độ sôi cao bất thường của nước.
Câu 28 (SGV – CTST)
Giải thích vì sao nhiệt độ sôi của các alkane trong bảng sau lại tăng dần khi số carbon tăng

Câu 29 (SGV – CTST)


Hoàn thành các thông tin còn thiếu trong bảng sau:
Hợp chất Tổng số Kích thước Phân tử có cực Nhiệt độ Nhận xét
electron phân tử hay không cực sôi

Kết hợp kiến thức sách giáo khoa, sách bài tập của bộ: KNTT + CD +CTST 30
ThS. Dương Thành Tính Hóa học 10 mới – Chương 3: Liên kết hóa 2023- 2024
học

Trichloromethane 61,2 0C
(CHCl3)
Tetrachloromethane 76,8 0C
(CCl4)
Câu 30 (SGK.Tr69 – CD)
Nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi của hai chất HBr và HF như sau:
Chất Nhiệt độ nóng chảy(0C) Nhiệt độ sôi (0C)
? -86,9 -66,8
? -83,6 19,5
Hãy gán công thức chất thích hợp vào các ô có dấu ?
Câu 31 (SGK.Tr69 – CD)
Chọn phương án đúng
1. Những phát biểu nào sau đây đúng khi nói về các loại liên kết?
a) Liên kết hydrogen yếu hơn liên kết ion và liên kết cộng hóa trị.
b) Liên kết hydrogen mạnh hơn liên kết ion và liên kết cộng hóa trị.
c) Tương tác van der Waals mạnh hơn liên kết hydrogen.
d) Tương tác van der Waals yếu hơn liên kết hydrogen
Câu 32 (SGK.Tr69 – CD)
Một kết quả nghiên cứu mới đây cho thấy các phân tử NH 3 có thể liên kết với nhau thành những cụm
(NH3)n với n = 3 – 6. (Theo ACS Omega 2020, 5, 49, 31724-31729)
Vì sao các phân tử NH3 có thể hình thành được cụm phân tử này ?

Câu 33: Tại sao nhện nước có thể di chuyển trên mặt nước?

Kết hợp kiến thức sách giáo khoa, sách bài tập của bộ: KNTT + CD +CTST 31
ThS. Dương Thành Tính Hóa học 10 mới – Chương 3: Liên kết hóa 2023- 2024
học

Câu 34: Các nhà hóa học đã nghiên cứu và kết luận rằng nếu không có liên kết hydrogen thì nước sẽ
sôi ở -80oC. Như vậy, trong điều kiện thường, nước sẽ tồn tại ở thể khí (hơi nước). Khi đó, trên Trái
Đất sẽ chẳng có các đại dương, sông, hồ,… và cũng không bao giờ có mưa. Mọi sự sống sẽ không tồn
tại. Trái Đất sẽ là một hành tinh chết nếu không có sự hiện của liên kết hydrogen.
Liên kết hydrogen giữa các phân tử nước được tạo thành như thế nào? Ảnh hưởng của liên kết
hydrogen với tính chất vật lí của nước ra sao?

Phần 2. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM


MỨC ĐỘ 1: BIẾT
DẠNG 1: QUY TẮC OCTET
Câu 1(SBT - KNTT): Liên kết hóa học là
A. Sự kết hợp của các hạt cơ bản hình thành nguyên tử bền vững.
B. Sự kết hợp giữa các nguyên tử tạo thành phân tử hay tinh thể bền vững hơn.
C. Sự kết hợp của các phân tử hình thành các chất bền vững hơn.
D. Sự kết hợp của chất tạo thành vật thể bền vững.
Câu 2(SBT - KNTT): Theo quy tắc octet, khi hình thành liên kết hóa học, các nguyên tử có xu hướng
nhường, nhận hoặc góp chung electron để đạt tới cấu hình electron bền vững giống như
A. Kim loại kiềm gần kề. B. Kim loại kiềm thổ gần kề.
C. Nguyên tử halogen gần kề. D. Nguyên tử khí hiếm gần kề.
Câu 3 (SBT - KNTT): Khi hình thành liên kết hóa học, nguyên tử có số hiệu nào sau đây có xu hướng
nhường 2 electron để đạt cấu hình electron bền vững theo quy tắc octet ?
A. (Z =12) B. (Z =9) C. (Z =11) D. (Z =10)
Câu 4(SBT - KNTT): Công thức electron nào sau đây không đủ electron theo quy tắc octet ?

B. C. D.
A.
Câu 5(SBT - KNTT): Quy tắc octet không đúng với trường hợp phân tử chất nào sau đây ?
A. H2S B. PCl5 C. SiO2 D. Br2
Câu 6(SBT - CTST): Vì sao các nguyên tử lại liên kết với nhau thành phân tử ?
A. Để mỗi nguyên tử trong phân tử đạt được cơ cấu electron ổn định, bền vững.
B. Để mỗi nguyên tử trong phân tử đều đạt 8 electron ở lớp ngoài cùng
C. Để tổng số electron lớp ngoài cùng của các nguyên tử trong phân tử là 8.
D. Để lớp ngoài cùng của mỗi nguyên tử trong phân tử có nhiều electron độc thân nhất.

Kết hợp kiến thức sách giáo khoa, sách bài tập của bộ: KNTT + CD +CTST 32
ThS. Dương Thành Tính Hóa học 10 mới – Chương 3: Liên kết hóa 2023- 2024
học

Câu 7(SBT - CD): Nguyên tử oxygen (Z =8) có xu hướng nhường hay nhận bao nhiêu electron để đạt
lớp vỏ thỏa mãn quy tắc octet ? Chọn phương án đúng
A. Nhường 6 electron B. Nhận 2 electron
C. Nhường 8 electron D. Nhận 6 electron
Câu 8(SBT - CD): Nguyên tử sodium (Z =11) có xu hướng nhường hay nhận bao nhiêu electron để
đạt lớp vỏ thỏa mãn quy tắc octet ? Chọn phương án đúng
A. Nhường 1 electron B. Nhận 7 electron
C. Nhường 11 electron D. Nhận 1 electron
Câu 9(SBT - CD): Nguyên tử nào sau đây có thể nhường hoặc nhận bốn electron để đạt cấu hình
electron bền vững.
A. Silicon B. Beryllium C. Nitrogen D. Selenium
Câu 10(SBT - CD): Nguyên tử nào sau đây không có xu hướng nhường hoặc nhận electron để đạt
được lớp vỏ thỏa mãn quy tắc octet ?
A. Nitrogen B. Oxygen C. Sodium D. Hydrogen
Câu 11(SBT - CD): Nguyên tử nào sau đây không có xu hướng nhường electron để đạt được lớp vỏ
thỏa mãn quy tắc octet ?
A. Calcium B. Magnesium C. Potassium D. Chlorine
Câu 12(SBT - CD): Mô hình mô tả quá trình tạo liên kết hóa học sau đây phù hợp với xu hướng tạo
liên kết hóa học của nguyên tử nào ?

A. Aluminium B. Nitrogen C. Phosphorus. D. Oxygen


Câu 13(SBT - CD): Nguyên tử có mô hình cấu tạo sau đây có xu hướng nhường hoặc nhận electron
như thế nào khi hình thành liên kết hóa học ?

A. Nhận 1 electron
B. Nhường 1 electron
C. Nhận 7 electron
D. Không có xu hướng nhường hoặc nhận electron
Câu 14(SBT - CD): Nguyên tử có mô hình cấu tạo sau đây có xu hướng tạo thành ion mang điện tích
nào khi nó thỏa mãn quy tắc octet ?

Kết hợp kiến thức sách giáo khoa, sách bài tập của bộ: KNTT + CD +CTST 33
ThS. Dương Thành Tính Hóa học 10 mới – Chương 3: Liên kết hóa 2023- 2024
học

A. 3+ B. 5+ C. 3- D. 5-
Câu 15 (SGK - CD): Nguyên tử nitrogen và nguyên tử nhôm có xu hướng nhận hay nhường lần lượt
bao nhiêu electron để đạt được cấu hình electron bền vững?
A. Nhận 3 electron, nhường 3 electron B. Nhận 5 electron, nhường 5 electron
C. Nhường 3 electron, nhận 3 electron D. Nhường 5 electron, nhận 5 electron
Câu 16: Nguyên tử nguyên tố nào sau đây có xu hướng nhường đi 1 electron khi hình thành liên kết
hóa học?
A. Boron B. Potassium C. Helium D. Fluorine
DẠNG 2: LIÊN KẾT ION
Câu 1(SBT - KNTT): Liên kết ion được tạo thành giữa hai nguyên tử bằng
A. Một hay nhiều cặp electron dùng chung
B. Một hay nhiều cặp electron dùng chung chỉ do một nguyên tử đóng góp.
C. Lực hút tĩnh điện giữa các ion mang điện tích trái dấu.
D. Một hay nhiều cặp electron dùng chung và các cặp electron này lệch về nguyên tử có độ âm điện
lớn hơn.
Câu 2(SBT - KNTT): Liên kết ion là loại liên kết hóa học được hình thành nhờ lực hút tĩnh điện giữa
các phần tử nào sau đây ?
A. Cation và anion B. Các anion
C. Cation và electron tự do D. Electron và hạt nhân nguyên tử
Câu 3(SBT - KNTT): Biểu diễn sự tạo thành ion nào sau đây là đúng ?
A. Na + 1e Na+ B. Cl2 2Cl- + 2e
C. O2 + 2e 2O2- D. Al Al3+ + 3e
Câu 4(SBT - KNTT): Số electron và số proton trong ion là
A. 11 electron và 11 proton B. 10 electron và 11 proton
C. 11 electron và 10 proton D. 11 electron và 12 proton
Câu 5(SBT - KNTT): Cặp nguyên tử nào sau đây không tạo hợp chất dạng hoặc
A. Na và O B. K và S C. Ca và O D. Ca và Cl
Câu 6(SBT - KNTT): Tính chất nào sau đây là tính chất của hợp chất ion
A. Hợp chất ion có nhiệt độ nóng chảy thấp.
B. Hợp chất ion có nhiệt độ nóng chảy cao.
C. Hợp chất ion dễ hóa lỏng.
D. Hợp chất ion có nhiệt độ sôi không xác định.
Câu 7(SBT - KNTT): Liên kết ion khác với liên kết cộng hóa trị ở điểm nào sau đây ?
A. Tính bão hòa lớp electron ở vỏ nguyên tử. B. Tuân theo quy tắc octet.
C. Tạo ra hợp chất bền vững hơn. D. Tính không định hướng.
Câu 8(SBT - KNTT): Cho giá trị độ âm điện của một số nguyên tố sau: Na 90,93); Li (0,98);
Mg(1,31); Al (1,61); P(2,19); S(2,58); Br(2,96) và Cl(3,16).
Phân tử nào sau đây có liên kết ion ?

Kết hợp kiến thức sách giáo khoa, sách bài tập của bộ: KNTT + CD +CTST 34
ThS. Dương Thành Tính Hóa học 10 mới – Chương 3: Liên kết hóa 2023- 2024
học

A. Na3P B. MgS C. AlCl3 D. LiBr


Câu 9(SBT - KNTT): Nguyên tố X ở nhóm IA và nguyên tố Y ở nhóm VIIA của bảng tuần hoàn. X
và Y có thể tạo thành hợp chất R. Liên kết giữa các nguyên tử trong R thuộc loại liên kết nào sau đây?
A. Ion B. Cộng hóa trị phân cực.
C. Cộng hóa trị không phân cực. D. Hydrogen
Câu 10(SBT - CTST): Tính chất nào dưới đây đúng khi nói về hợp chất ion ?
A. Hợp chất ion có nhiệt độ nóng chảy thấp.
B. Hợp chất ion tan tốt trong dung môi không phân cực.
C. Hợp chất ion có cấu trúc tinh thể.
D. Hợp chất ion dẫn điện ở trạng thái rắn.
Câu 11(SBT - CTST): Hợp chất A có các tính chất sau: Ở thể rắn trong điều kiện thướng, dễ tan trong
nước tạo dung dịch dẫn điện được. Hợp chất A là
A. Sodium chloride B. Glucose C. Sucrose D. Fructose
Câu 12(SBT - CD): Cặp nguyên tố nào sau đây có khả năng tạo liên kết ion trong hợp chất của chúng
A. Nitrogen và oxygen B. Carbon và hydrogen
C. Sulfur và oxygen D. Calcium và oxygen
Câu 13. Khi nguyên tử nhường hoặc nhận electron sẽ tạo thành
A. phân tử. B. ion. C. cation. D. anion.
Câu 14. Khi nguyên tử nhường electron sẽ tạo thành
A. phân tử. B. ion. C. cation. D. anion.
Câu 15. Khi nguyên tử nhận electron sẽ tạo thành
A. phân tử. B. ion. C. cation. D. anion.
+ 3+ 2- + - - 2+
Câu 16. Cho dãy các ion: Na , Al , SO4 , NH4 , NO3 , Cl , Ca . Số cation trong dãy trên là
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
3+
Câu 17. Quá trình tạo thành ion Al nào sau đây là đúng?
A. Al → Al3+ + 2e. B. Al → Al3+ + 3e.
C. Al + 3e → Al3+. D. Al + 2e → Al3+.
Câu 18. Quá trình tạo thành ion Ca2+ nào sau đây là đúng?
A. Ca → Ca2+ + 2e. B. Ca → Ca2+ + 1e.
C. Ca + 2e → Ca2+. D. Ca + 1e → Ca2+.
Câu 19. Quá trình tạo thành ion O2- nào sau đây là đúng?
A. O → O2- + 2e. B. O → O2- + 1e.
C. O + 2e → O2-. D. O + 1e → O2-.
Câu 20. Quá trình tạo thành ion Cl- nào sau đây là đúng?
A. Cl → Cl- + 1e. B. Cl → Cl- + 1e.
C. Cl + 2e → Cl-. D. Cl + 1e → Cl-.
Câu 21. Nguyên tử của nguyên tố oxi có 6 electron ở lớp ngoài cùng, khi tham gia liên kết với các
nguyên tố khác, oxi có xu hướng:
A. nhận thêm 1 electron. B. nhường đi 2 electron.
C. nhận thêm 2 electron. D. nhường đi 6 electron.
Câu 22. Nguyên tử của nguyên tố clo có 7 electron ở lớp ngoài cùng, khi tham gia liên kết với các
nguyên tố khác, oxi có xu hướng:
A. nhận thêm 1 electron. B. nhường đi 2 electron.
C. nhận thêm 2 electron. D. nhường đi 6 electron.
Câu 23. Cho Na (Z =11), Mg (Z=12), Al (Z =13), khi tham gia liên kết thì các nguyên tử Na, Mg, Al
có xu hướng tạo thành ion:

Kết hợp kiến thức sách giáo khoa, sách bài tập của bộ: KNTT + CD +CTST 35
ThS. Dương Thành Tính Hóa học 10 mới – Chương 3: Liên kết hóa 2023- 2024
học

A. Na+, Mg+, Al+. B. Na+, Mg2+, Al4+.


C. Na2+, Mg2+, Al3+. D. Na+, Mg2+, Al3+.
DẠNG 3: LIÊN KẾT CỘNG HÓA TRỊ
Câu 1 (SBT –KNTT) : Liên kết cộng hóa trị là liên kết hóa học được hình thành giữa hai nguyên tử
bằng
A. Một electron chung. B. Sự cho – nhận electron.
C. Một cặp electron góp chung. D. Một hay nhiều cặp electron dùng chung.
Câu 2(SBT –KNTT) : Hợp chất nào sau đây có liên kết cộng hóa trị không phân cực ?
A. LiCl B. CF2Cl2 C. CHCl3 D. N2
Câu 3(SBT –KNTT) : Hợp chất nào sau đây có liên kết cộng hóa trị phân cực ?
A. H2 B. CHCl3 C. CH4 D. N2
Câu 4(SBT –KNTT) : Liên kết được hình thành do
A. Sự xen phủ bên của hai orbital B. Cặp electron dùng chung.
C. Lực hút tĩnh điện giữa hai ion D. Sự xen phủ trực của hai orbital
Câu 5(SBT –KNTT) : Liên kết được hình thành do
A. Sự xen phủ bên của hai orbital B. Cặp electron dùng chung.
C. Lực hút tĩnh điện giữa hai ion D. Sự xen phủ trực của hai orbital
Câu 6(SBT –KNTT) : Liên kết trong phân tử nào sau đây được hình thành nhờ sự xen phủ orbital p –
p?
A. H2 B. Cl2 C. NH3 D. HCl
Câu 7(SBT –KNTT) : Liên kết trong phân tử nào sau đây được hình thành nhờ sự xen phủ orbital s –
s?
A. H2 B. Cl2 C. NH3 D. HCl
Câu 8(SBT –KNTT) : Liên kết trong phân tử nào sau đây được hình thành nhờ sự xen phủ orbital s –
p?
A. H2 B. Cl2 C. NH3 D. O2
Câu 9(SBT –KNTT) : Phát biểu nào sau đây không đúng về liên kết có trong phân tử HCl ?
A. Giữa nguyên tử H và Cl có một liên kết đơn.
B. Các electron tham gia liên kết đồng thời bị hút về phía hai hạt nhân
C. Phân tử có một momen lưỡng cực.
D. Một electron của nguyên tử hydrogen và một electron của nguyên tử chlorine được góp chung và
cách đều hai nguyên tử.
Câu 10(SBT –KNTT) : Cho chất hữu cơ A có công thức cấu tạo sau :

Số liên kết trong phân tử A là


A. 6 B. 8 C.9 . 11
Câu 11(SBT –KNTT) : Cho hai chất hữu cơ X, Y có công thức cấu tạo sau:

Nhận xét nào sau đây là đúng ?


Kết hợp kiến thức sách giáo khoa, sách bài tập của bộ: KNTT + CD +CTST 36
ThS. Dương Thành Tính Hóa học 10 mới – Chương 3: Liên kết hóa 2023- 2024
học

A. X và Y có số liên kết và số liên kết bằng nhau.


B. X có số liên kết và số liên kết nhiều hơn Y.
C. X có số liên kết nhiều hơn, nhưng số liên kết ít hơn Y.
D. X có số liên kết ít hơn, nhưng số liên kết nhiều hơn Y.
Câu 12(SBT – CTST): Trong phân tử ammonia (NH3), số cặp electron chung giữa nguyên tử nitrogen
và các nguyên tử hydrogen là
A. 3 B. 2 C. 1 D. 4
Câu 13(SBT – CTST): : Biết nguyên tử chlorine có 7 electron hóa trị, công thức electron của phân tử
chlorine là

A. B. C. D.
Câu 14(SBT – CTST): : Chất nào sau đây không có liên kết cộng hóa trị phân cực ?
A. O2 B. CO2 C. NH3 D. HCl
Câu 15(SBT - CD): Trong nguyên tử C những electron có khả năng tham gia hình thành liên kết cộng
hóa trị thuộc phân lớp nào sau đây ?
A. 1s B. 2s C. 2s,2p D. 1s, 2s, 2p
Câu 16(SBT - CD): Những phát biểu nào sau đây là không đúng ?
A. Các nguyên tử liên kết với nhau theo xu hướng tạo hệ bền vững hơn.
B. Các nguyên tử liên kết với nhau theo xu hướng tạo hệ có năng lượng thấp hơn.
C. Các nguyên tử liên kết với nhau theo xu hướng tạo lớp vỏ electron được octet.
D. Các nguyên tử liên kết với nhau theo xu hướng tạo hệ có năng lượng cao hơn.
E. Các nguyên tử nguyên tố phi kim chỉ liên kết với các nguyên tử nguyên tố kim loại.
Câu 17(SBT - CD): Liên kết cộng hóa trị thường được hình thành giữa
A. Các nguyên tử nguyên tố kim loại với nhau.
B. Các nguyên tử nguyên tố phi kim với nhau.
C. Các nguyên tử nguyên tố kim loại với các nguyên tử nguyên tố phi kim.
D. Các nguyên tử khí hiếm với nhau.
Câu 18. Liên kết tạo thành do sự góp chung electron thuộc loại liên kết
A. ion. B. cộng hóa trị. C. kim loại. D. hydrogen.
Câu 19. Liên kết cộng hóa trị phân cực thường là liên kết giữa
A. hai phi kim khác nhau. B. kim loại điển hình với phi kim yếu.
C. hai phi kim giống nhau. D. hai kim loại với nhau
Câu 20. Liên kết cộng hóa trị không phân cực thường là liên kết giữa
A. hai kim loại giống nhau. B. hai phi kim giống nhau.
C. một kim loại mạnh và một phi kim mạnh. D. một kim loại yếu và một phi kim yếu.
Câu 21: Cho giá trị độ âm điện của các nguyên tố: F (3,98); O (3,44); C (2,55); H (2,20); Na (0,93).
Hợp chất nào sau đây là hợp chất ion?
A. NaF. B. CO2. C. CH4. D. H2O.
Câu 22. Liên kết hóa học giữa các nguyên tử trong phân tử H2S là loại liên kết nào sau đây (biết độ âm
điện của nguyên tử H là 2,2 và S là 2,58)?
A. Liên kết ion. B. Liên kết cộng hóa trị phân cực.
C. Liên kết hydrogen D. Liên kết cộng hóa trị không phân cực.
Câu 23. Trong phân tử CO2 có chứa loại liên kết nào sau đây (biết độ âm điện của nguyên tử C là 2,55
và O là 3,44)?
A. Liên kết ion. B. Liên kết cộng hóa trị phân cực.
C. Liên kết cho – nhận. D. Liên kết cộng hóa trị không phân cực.
Kết hợp kiến thức sách giáo khoa, sách bài tập của bộ: KNTT + CD +CTST 37
ThS. Dương Thành Tính Hóa học 10 mới – Chương 3: Liên kết hóa 2023- 2024
học

Câu 24: Liên kết hóa học giữa các nguyên tử trong phân tử NH3 là liên kết
A. cộng hóa trị không cực. B. cộng hóa trị phân cực.
C. ion. D. hiđro.
Câu 25: Liên kết hóa học giữa các nguyên tử trong phân tử HCl thuộc loại liên kết
A. cộng hóa trị có cực. B. hydrogen
C. cộng hóa trị không cực. D. ion.
Câu 26.Liên kết hoá học giữa các nguyên tử trong phân tử H2O là liên kết
A. ion. B. cộng hoá trị phân cực.
C. hydrogen D. cộng hoá trị không phân cực.
Câu 27: Liên kết hóa học trong phân tử Br2 thuộc loại liên kết
A. ion. B. hydrogen
C. cộng hóa trị không cực. D. cộng hóa trị có cực.
Câu 28. Phân tử nào có liên kết cộng hóa trị không cực ?
A. H2O. B. HCl. C. NH3. D. Cl2.
Câu 29. Dãy gồm các hợp chất đều có liên kết cộng hóa trị là
A. NaCl, CaO. B. HCl, CO2. C. KCl, Al2O3. D. MgCl2, Na2O.
DẠNG 4: LIÊN KẾT HYDROGEN VÀ TƯƠNG TÁC VAN DER WAALS
Câu 1(SBT –KNTT) : Liên kết hydrogen là loại liên kết hóa học được hình thành giữa các nguyên tử
nào sau đây ?
A. Phi kim và hydrogen trong hai phân tử khác nhau.
B. Phi kim và hydrogen trong cùng một phân tử.
C. Phi kim có độ âm điện lớn và nguyên tử hydrogen.
D. F, O, N….có độ âm điện lớn, đồng thời có cặp electron hóa trị chưa liên kết và nguyên tử
hydrogen linh động.
Câu 2(SBT –KNTT) : Tương tác van der Waals được hình thành do
A. Tương tác tĩnh điện lưỡng cực – lưỡng cực giữa các nguyên tử.
B. Tương tác tĩnh điện lưỡng cực – lưỡng cực giữa các phân tử.
C. Tương tác tĩnh điện lưỡng cực – lưỡng cực giữa các nguyên tử hay phân tử.
D. Lực hút tĩnh điện giữa các phân tử phân cực.
Câu 3(SBT –KNTT) : Chất nào sau đây có thể tạo liên kết hydrogen ?
A. PF3 B. CH4 C. CH3OH D. H2S
Câu 4(SBT –KNTT) : Chất nào sau đây không thể tạo được liên kết hydrogen ?
A. H2O B. CH4 C. CH3OH D. NH3
Câu 5(SBT –KNTT) : Tương tác van der Waals tồn tại giữa những
A. Ion B. Hạt proton C. Hạt neutron D. Phân tử
Câu 6(SBT –KNTT) : Cho các chất sau: F2, Cl2, Br2, I2. Chất có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất là
A. F2 B. Cl2 C. Br2 D. I2
Câu 7(SBT –KNTT) : Cho các chất sau: F2, Cl2, Br2, I2. Chất có nhiệt độ sôi cao nhất là
A. F2 B. Cl2 C. Br2 D. I2
Câu 8(SBT –KNTT) : Dãy nào sau đây được xếp theo thứ tự nhiệt độ sôi tăng dần ?
A. H2O, H2S, CH4 B. H2S, CH4, H2O C. CH4, H2O, H2S D. CH4, H2S,
H2O.
Câu 9(SBT –CTST) : Hợp chất nào sau đây tạo được liên kết hydrogen liên phân tử ?
A. H2S B. PH3 C. HI D. CH3OH
Câu 10(SBT – CD): Chất nào trong số các chất sau tồn tại ở thể lỏng trong điều kiện thường ?
A. CH3OH B. CF4 C. SiH4 D. CO2

Kết hợp kiến thức sách giáo khoa, sách bài tập của bộ: KNTT + CD +CTST 38
ThS. Dương Thành Tính Hóa học 10 mới – Chương 3: Liên kết hóa 2023- 2024
học

Câu 11(SBT – CD): Dựa vào liên kết giữa các phân tử, hãy cho biết halogen nào sau đây có nhiệt sôi
cao nhất .
A. F2 B. Cl2 C. Br2 D. I2
Do I2 có khối lượng phân tử lớn nhất và đồng thời có kích thước lớn nhất nên tương tác van der Waals
giữa các phân tử mạnh hơn.
Câu 12(SGK - CTST): Hợp chất nào dưới đây tạo được liên kết hydrgen liên phân tử
A. CH4 B. H2O C. PH3 D. H2S
Câu 13(SGK - CTST): Sự phân bố electron không đồng đều trong một số nguyên tử hay một phân tử
hình thành nên:
A. Một ion dương B. Một ion âm
C. Một lưỡng cực vĩnh viễn D. Một lưỡng cực tạm thời
Câu 14(SGK - CTST): Khí hiếm nào sau đây có nhiệt độ sôi thấp nhất ?
A. Ne B. Xe C. Ar D. Kr
Câu 15 (SGK - CD): Các liên kết biểu diễn bằng các đường nét đứt có vai trò quan trọng trong việc
làm bền chuỗi xoắn đôi DNA. Đó là loại liên kết gì?

A. Liên kết ion. B. Liên kết cộng hóa trị có cực.


C. Liên kết cộng hóa trị không cực. D. Liên kết hydrogen

MỨC ĐỘ 2: HIỂU
DẠNG 1: QUY TẮC OCTET
Câu 1(SBT –KNTT): Trong phân tử CS2, tổng số electron lớp ngoài cùng của C và S chưa tham gia
liên kết là
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
Câu 2(SBT –KNTT): Phân tử nào sau đây có các nguyên tử đều đạt cấu hình electron bão hòa theo
quy tắc octet ?
A. BeH2 B. AlCl3 C. PCl5 D. SiF4
Câu 3(SBT –KNTT): Quy tắc octet không đúng với trường hợp phân tử chất nào sau đây ?
A. H2O B. NO2 C. CO2 D. Cl2
Câu 4(SBT – CTST): Nguyên tử nào sau đây có khuynh hướng đạt cấu hình electron bền của khí
hiếm neon khi tham gia hình thành liên kết hóa học ?
A. Chlorine B. Sulfur C. Oxygen D. Hydrogen
Câu 5(SBT – CTST): Sodium hydride (NaH) là một hợp chất được sử dụng như một chất lưu trữ
hydrogen trong các phương tiện chạy bằng pin nhiên liệu do khả năng giải phóng hydrogen của nó.
Trong sodium hydride, nguyên tử sodium có cấu hình electron bền của khí hiếm
A. Helium B. Argon C. Krypton D. Neon
Câu 6(SBT – CTST): Khi tham gia hình thành liên kết hóa học, các nguyên tử lithium và chlorine có
khuynh hướng đạt cấu hình electron bền của lần lượt các khí hiếm nào dưới đây ?
A. Helium và argon B. Helium và neon

Kết hợp kiến thức sách giáo khoa, sách bài tập của bộ: KNTT + CD +CTST 39
ThS. Dương Thành Tính Hóa học 10 mới – Chương 3: Liên kết hóa 2023- 2024
học

C. Neon và argon D. Argon và helium


Câu 7(SBT – CTST): Trong phân tử HBr, nguyên tử hydrogen và bromine đã lần lượt đạt cấu hình
electron bền của các khí hiếm nào dưới đây ?
A. Neon và argon B. Helium và xenon
C. Helium và radon D. Helium và krypton
Câu 8(SBT – CTST): Trong các hợp chất, nguyên tử magnesium đã đạt được cấu hình bền của khí
hiềm gần nhất bằng cách
A. Cho đi 2 electron B. Nhận vào 1 electron.
C. Cho đi 3 electron D. Nhận vào 2 electron.
Câu 9(SBT – CTST): Cho các phân tử sau: Cl2, H2O, NaF và CH4. Có bao nhiêu nguyên tử trong các
phân tử trên đạt cấu hình electron bền của khí hiếm neon ?
A. 3 B. 2 C. 5 D. 4
Câu 10(SBT – CTST): Nguyên tử trong phân tử nào dưới đây ngoại lệ với quy tắc octet ?
A. H2O B. NH3 C. HCl D. BF3
Câu 11(SBT – CTST): Ion nào sau đây có cấu hình electron của khí hiếm helium ?
A. Mg2+ B. O2- C. Na+ D. Li+
Câu 12(SBT – CTST): Trong sự hình thành phân tử lithium fluoride (LiF), ion lithium và ion fluoride
đã lần lượt đạt được cấu hình electron bền của khí hiếm nào ?
A. Helium và neon B. Helium và argon
C. Neon và argon D. Cùng là neon
DẠNG 2: LIÊN KẾT ION
Câu 1(SBT – KNTT): Cho các phân tử sau: HCl, NaCl, CaCl 2, AlCl3. Phân tử có liên kết mang nhiều
tính chất ion nhất là
A. HCl B. NaCl C. CaCl2 D. AlCl3
Câu 2(SBT – KNTT): Dãy gồm các phân tử đều có liên kết ion là
A. Cl2, Br2, I2, HCl B. HCl, H2S, NaCl, N2O
C. Na2O, KCl, BaCl2, Al2O3 D. MgO, H2SO4, H3PO4, HCl
Câu 3(SBT – CTST): Điều nào dưới đây đúng khi nói về ion S2- ?
A. Có chứa 18 proton.
B. Có chứa 18 electron.
C. Trung hòa về điện.
D. Được tạo thành khi nguyên tử sulfur (S) nhận vào 2 proton.
Câu 4(SBT – CTST): Điều nào dưới đây không đúng khi nói về hợp chất sodium oxide (Na2O) ?
A. Trong phân tử Na2O, các ion sodium Na+ và ion oxide O2- đều đạt cấu hình electron bền vững
của khí hiếm neon.
B. Phân tử Na2O tạo bởi lực hút tĩnh điện giữa hai ion Na+ và một ion O2-.
C. Là chất rắn trong điều kiện thường.
D. Không tan trong nước, chỉ tan trong dung môi không phân cực như benzene, carbon
tetrachloride,…
Câu 5(SBT – CTST): Tính chất nào sau đây không phải của magnesium oxide (MgO)?
A. Có nhiệt độ nóng chảy cao hơn so với NaCl.
B. Chất khí ở điều kiện thường.
C. Có cấu trúc tinh thể.
D. Phân tử tạo bởi lực hút tĩnh điện giữa ion Mg2+ và O2-.
Câu 6: Chỉ ra cấu trúc đúng của ô mạng tinh thể sodium chloride :
A. B.

Kết hợp kiến thức sách giáo khoa, sách bài tập của bộ: KNTT + CD +CTST 40
ThS. Dương Thành Tính Hóa học 10 mới – Chương 3: Liên kết hóa 2023- 2024
học

C. D.

Câu 7(SBT – CTST): Không cần sử dụng độ âm điện, có bao nhiêu phân tử trong số các phân tử sau
có liên kết ion: BaCl2, CS2, Na2O và HI.
A. 3 B. 2 C. 4 D. 1
Câu 8(SBT – CD): Cho các ion: Na+, Ca2+, F-, . Số lượng các hợp chất chứa hai loại ion có thể
tạo thành từ các ion này là
A. 2 B. 3 C. 4 D. vô số hợp
chất
Câu 9(SBT – CD): Những đặc điểm nào sau đây là đúng khi nói về hợp chất tạo thành giữa Na+ và O2-
A. Là hợp chất ion.
B. Có công thức hóa học là NaO.
C. Trong điều kiện thường tồn tại ở thể khí.
D. Trong điều kiện thường tồn tại ở thể rắn.
E. Có nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi cao.
G. Có nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi thấp.
H. Lực tương tác giữa Na+ và O2- là lực hút tĩnh điện.
Câu 10(SBT – CD): ZnO là một hợp chất ion được sử dụng nhiều trong kem chống nắng. Bán kính
của nguyên tử O như thế nào so với bán kính của anion O2- trong tinh thể ZnO
A. Bằng nhau.
B. Bán kính của O lớn hơn O2-.
C. Bán kính của O nhỏ hơn O2-.
D. Không dự đoán được.
Câu 11(SBT – CD): Bán kính của nguyên tử Al như thế nào so với bán kính của cation Al3+ trong tinh
thể AlCl3
A. Bằng nhau.
Kết hợp kiến thức sách giáo khoa, sách bài tập của bộ: KNTT + CD +CTST 41
ThS. Dương Thành Tính Hóa học 10 mới – Chương 3: Liên kết hóa 2023- 2024
học

B. Bán kính của Al lớn hơn Al3+.


C. Bán kính của Al nhỏ hơn Al3+.
D. Không dự đoán được.
Câu 11(SBT – CD): Chọn phương đúng để hoàn thành bảng câu sau:
Khi hình thành các hợp chất ion,…(1)……..mất các electron hóa trị của chúng để tạo thành …(2)
…..mang điện tích dương và ….(3)….nhận các electron hóa trị để tạo thành ......(4)...... mang điện tích
âm.
A. (1) kim loại, (2) anion, (3) phi kim, (4) cation.
B. (1) phi kim, (2) cation, (3) kim loại, (4) anion.
C. (1) kim loại, (2) ion đa nguyên tử, (3) phi kim, (4) anion.
D. (1) phi kim anion, (3) kim loại, (4) cation
E. (1) kim loại, (2) cation, (3) phi kim, (4) anion.
Câu 12. Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về ion?
A. Ion là phần tử mang điện.
B. Ion được hình thành khi nguyên tử nhường hay nhận electron.
C. Ion có thể chia thành ion đơn nguyên tử và ion đa nguyên tử.
D. Ion âm gọi là cation, ion dương gọi là anion.
Câu 13. Liên kết ion có bản chất là
A. sự dùng chung các electron.
B. lực hút tĩnh điện của các ion mang điện tích trái dấu.
C. lực hút tĩnh điện giữa cation kim loại với các electron tự do.
D. lực hút giữa các phân tử.
Câu 14. Liên kết ion thường tạo thành giữa hai nguyên tử
A. kim loại điển hình.
B. phi kim điển hình.
C. kim loại và phi kim.
D. kim loại điển hình và phi kim điển hình.
Câu 15. Phân tử KCl được hình thành do
A. sự kết hợp giữa nguyên tử K và nguyên tử Cl.
B. sự kết hợp giữa ion K+ và ion Cl2-.
C. sự kết hợp giữa ion K- và ion Cl+.
D. sự kết hợp giữa ion K+ và ion Cl-.
Câu 16. Phân tử CaO được hình thành do
A. sự kết hợp giữa nguyên tử Ca và nguyên tử O.
B. sự kết hợp giữa ion Ca+ và ion O2-.
C. sự kết hợp giữa ion Ca- và ion O+.
D. sự kết hợp giữa ion Ca2+ và ion O2-.
Câu 17. Phân tử K2O được hình thành do
A. sự kết hợp giữa 2 nguyên tử K và nguyên tử O.
B. sự kết hợp giữa 2 ion K+ và ion O2-.
C. sự kết hợp giữa 1 ion K+ và ion O2-.
D. sự kết hợp giữa 1 ion K2+ và ion O-.
Câu 18. Tính chất nào sau đây không phải tính chất của hợp chất ion?
A. Có tính bền, nhiệt độ nóng chảy cao.
B. Có tính dẫn điện và tan nhiều trong nước.
C. Có tính dẫn nhiệt và nhiệt độ nóng chảy thấp.

Kết hợp kiến thức sách giáo khoa, sách bài tập của bộ: KNTT + CD +CTST 42
ThS. Dương Thành Tính Hóa học 10 mới – Chương 3: Liên kết hóa 2023- 2024
học

D. Chứa các liên kết ion.


Câu 19. Trong các chất sau, chất nào có chứa liên kết ion ?
A. H2O. B. HBr C. NH3. D. KI.
Câu 20. Liên kết hóa học trong phân tử nào sau đây là liên kết ion?
A. HClO. B. Cl2. C. KCl. D. HCl.
Câu 21. Hợp chất trong phân tử có liên kết ion là
A. NH4Cl. B. NH3. C. HCl. D. H2O.
Câu 22. Chất nào sau đây chứa liên kết ion trong phân tử?
A. H2SO4. B. NH4NO3. C. CH3OH. D. HCl.
Câu 23. Hợp chất nào sau đây thuộc loại hợp chất ion?
A. KCl. B. H2S. C. CO2. D. Cl2.
Câu 24. Chất nào sau đây là hợp chất ion?
A. H2CO3. B. Na2O. C. NO2. D. O3.
Câu 25. Chất nào sau đây là hợp chất ion?
A. SO2. B. CO2. C. K2O. D. HCl.
Câu 26. Nhóm hợp chất n ào sau đây đều là hợp chất ion?
A. H2S, Na2O. B. CH4, CO2. C. CaO, NaCl. D. SO2, KCl.
3+ 2- + 3+ 3- - -
Câu 27. Cho dãy các ion sau: Al , SO4 , NH4 , Fe , PO4 , OH , Cl . Số ion đa nguyên tử là
A. 6 B. 5 C. 4 D. 3
Câu 28. Cho dãy các hợp chất sau: H 3PO4, NH4NO3, HCl, Fe2(SO4)3, MgBr2, Ca(OH)2. Số chất chứa
ion đa nguyên tử trong phân tử là
A. 6 B. 5 C. 4 D. 3
DẠNG 3: LIÊN KẾT CỘNG HÓA TRỊ
Câu 1(SBT –KNTT): Các liên kết trong phân tử oxygen gồm
A. 2 liên kết B. 2 liên kết
C. 1 liên kết và 1 liên kết D. 1 liên kết
Câu 2(SBT –KNTT): Số liên kết và có trong phân tử C2H2 lần lượt là
A. 2 và 3 B. 3 và 1 C. 2 và 2 D. 3 và 2
Câu 3(SBT –KNTT): Dãy nào sau đây gồm các chất chỉ có liên kết cộng hóa trị ?
A. BaCl2, NaCl, NO2 B. SO2, CO2, Na2O2
C. SO3, H2S, H2O D. CaCl2, F2O, HCl
Câu 4(SBT –KNTT): Cho hai nguyên tố X(Z=20) và Y(Z =17). Công thức hợp chất tạo thành từ
nguyên tố X, Y và liên kết trong phân tử là
A. XY: liên kết cộng hóa trị. B. X2Y3: liên kết cộng hóa trị.
C. X2Y: liên kết ion. D. XY2: liên kết ion
Câu 5(SBT –KNTT): X, Y, Z là những nguyên tố có số hiệu nguyên tử lần lượt là 8, 19, 16. Các cặp
nguyên tố có thể tạo thành liên kết ion và cộng hóa trị phân cực lần lượt là
A. (X, Y); (X, Z) và (Y, Z) B. (X, Z); (Y, Z) và (X, Y)
C. (X, Y); (Y, Z) và (X, Z) D. (Z,Y); (Y, X) và (X, Z)
Câu 6(SBT –KNTT): Cho các chất sau: H2, N2, NH3, NaCl, HCl, H2O. Số chất mà phân tử chỉ chứa
liên kết cộng hóa trị không phân cực ?
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
Câu 7(SBT –KNTT): Cho các chất sau: (1) H2S; (2) SO2; (3) NaCl ; (4) CaO; (5) NH3; (6) HBr; (7)
CO2 ; (8) K2S. Dãy nào sau đây gồm các chất có liên kết cộng hóa trị
A. (1); (2) ; (3); (4); (7) B. (1); (2) ; (5); (6); (7)
C. (1); (3) ; (5); (6); (7) D. (1); (2) ; (5); (7); (8)

Kết hợp kiến thức sách giáo khoa, sách bài tập của bộ: KNTT + CD +CTST 43
ThS. Dương Thành Tính Hóa học 10 mới – Chương 3: Liên kết hóa 2023- 2024
học

Câu 8(SBT –CTST): Chất vừa có liên kết cộng hóa trị phân cực, vừa có liên kết cộng hóa trị không
phân cực là
A.CO2 B. H2O C. NH3 D. C2F6
Sử dụng giá trị độ âm điện của các nguyên tố được cho trong bảng sau để trả lời các câu 9, 10,11

Câu 9(SBT –CTST): Liên kết nào dưới đây là liên kết cộng hóa trị không phân cực ?
A. Na – O B. O – H C. Na – C D. C – H
Câu 10(SBT –CTST): Lực kéo electron về phía nguyên tử nitrogen mạnh nhất ở liên kết nào dưới đây
?
A. N – H B. N – F C. N – Cl D. N – Br
Câu 11(SBT –CTST): Liên kết nào trong các liên kết sau phân cực mạnh nhất ?
A. C – H B. C – F C. C – Cl D. C – Br
cả liên kết cộng hóa trị và liên kết ion ?
A. CH2O B. CH4 C. Na2O D. KOH
Câu 13(SBT –CTST): Các liên kết trong phân tử nitrogen được tạo thành do sự xen phủ của
A. Các orbital s với nhau.
B. 2 orbital s và 1 orbital p với nhau.
C. 1 orbital s và 2 orbital p với nhau.
D. 3 orbital p giống nhau về hình dạng và kích thước, chỉ khác nhau về sự định hướng trong trong
không gian.
Câu 14(SBT –CTST): Điều nào sau đây sai khi nói về tính chất của hợp chất cộng hóa trị ?
A. Các hợp chất cộng hóa trị có nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi thấp hơn các hợp chất ion.
B. Các hợp chất cộng hóa trị có thể ở thể rắn, lỏng hoặc khí trong điều kiện thường.
C. Các hợp chất cộng hóa trị đều dẫn điện tốt.
D. Các hợp chất cộng hóa trị không phân cực tan được trong dung môi không phân cực.
Câu 15(SBT –CTST): Độ dài các liên kết N – N, N = N và N N lần lượt là I1; I2; I3.Thức tự tăng dần
độ dài các liên kết là
A. I1; I2; I3 B. I1; I3; I2 C. I2; I1; I3 D. I3; I2; I1
Câu 16(SBT –CTST): Phát biểu nào sau đây đúng với độ bền của một liên kết ?
A. Khi nhiều liên kết được hình thành giữa hai nguyên tử, độ bền của liên kết sẽ giảm.
B. Độ bền của liên kết tăng khi độ dài của liên kết tăng.
C. Độ bền của liên kết tăng khi độ dài của liên kết giảm.
D. Độ bền của liên kết không phụ thuộc vào độ dài liên kết.
Câu 17(SBT –CTST): Tổng số các phân tử có cực trong số các phân tử sau: Cl 2, O2, CCl4, CO2 và SO2
là bao nhiêu ?
A. 1 B. 2 C. 4 D. 3
Trong số các phân tử sau: Cl2, O2, CCl4, CO2 và SO2, các phân tử Cl2, O2 không hình thành moment
lưỡng cực, còn phân tử CCl4 có dạng tứ diện đều và phân tử CO 2 có dạng đường thẳng nên phân tử

Kết hợp kiến thức sách giáo khoa, sách bài tập của bộ: KNTT + CD +CTST 44
ThS. Dương Thành Tính Hóa học 10 mới – Chương 3: Liên kết hóa 2023- 2024
học

CCl4 và CO2 có tổng moment lưỡng cực bằng không. Vậy các phân tử Cl 2, O2, CCl4, CO2 đều là phân
tử không phân cực. Phân tử SO2 có dạng góc nên là phân tử có cực.
SBT – CD
Câu 18: Số lượng cặp electron dùng chung trong các phân tử H2, O2, N2, F2 lần lượt là
A. 1,2,3,4 B. 1,2,3,1 C. 2,2,2,2 D. 1,2,2,1
Câu 19: Trong phân tử HF, số cặp electron dùng chung và cặp electron hóa trị riêng của nguyên tử F
lần lượt là :
A. 1 và 3 B. 2 và 2 C. 3 và 1 D. 1 và 4
Câu 20: Cho công thức Lewis của các phân tử sau:

Số phân tử mà nguyên tử trung tâm không thỏa mãn quy tắc octet là
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
B và Be
Câu 21: Công thức nào sau đây ứng với công thức Lewis của phân tử PCl3 ?
A. Công thức (1).
B. Công thức (2).
C. Công thức (3).
D. Công thức (4).
E. Công thức (2) và (4).

Câu 22: Dựa vào hiệu độ âm điện giữa hai nguyên tố, cho biết liên kết trong phân tử nào sau đây là
phân cực nhất.
A. HF B. HCl C. HBr D. HI
Câu 23: Khi tham gia hình thành liên kết trong các phân tử HF, F 2; orbital tham gia xen phủ tạo liên
kết của nguyên tố F thuộc về phân lớp nào, có hình dạng gì ?
A. Phân lớp 2s, hình cầu B. Phân lớp 2s, hình số 8 nổi.
C. Phân lớp 2p, hình số 8 nổi. D. Phân lớp 2p, hình cánh hoa.
Câu 24: Số orbital của hai nguyên tử N tham gia xen phủ tạo liên kết trong phân tử N2 là
A.3 B. 4 C. 5 D. 6
Câu 25: Liên kết trong phân tử nào dưới đây không được hình thành do sự xen phủ giữa các orbital
cùng loại (ví dụ cùng là orbital s, hoặc cùng là orbital p).
A.Cl2 B. H2 C. NH3 D. Br2
Câu 26: Phát biểu nào sau đây không đúng ?
A. Chỉ có các AO có hình dạng giống nhau mới xen phủ với nhau để tạo liên kết.
B. Khi hình thành liên kết cộng hóa trị giữa hai nguyên tử, luôn có một liên kết .
C. Liên kết bền hơn liên kết
D. Có hai kiểu xen phủ hình thành liên kết là xen phủ trục và xen phủ bên.
Câu 27: Số lượng electron tham gia hình thành liên kết đơn, đôi và ba lần lượt là
A. 1,2 và 3 B. 2, 4 và 6 C. 1, 3 và 5 D. 2,3 và 4
Câu 28: Xét phân tử H2O, những phát biểu nào sau đây là đúng ?
A. Liên kết H – O là liên kết cộng hóa trị không phân cực.
B. Liên kết H – O là liên kết cộng hóa trị phân cực.
C. Cặp electron dùng chung trong liên kết H – O lệch về phía nguyên tử O.

Kết hợp kiến thức sách giáo khoa, sách bài tập của bộ: KNTT + CD +CTST 45
ThS. Dương Thành Tính Hóa học 10 mới – Chương 3: Liên kết hóa 2023- 2024
học

D. Cặp electron dùng chung trong liên kết H – O lệch về phía nguyên tử H.
E. Cặp electron dùng chung trong liên kết H – O phân bố đều giữa hai nguyên tử.
G. Nguyên tử O còn hai cặp electron hóa trị riêng.
Câu 29: Xét phân tử CO2, những phát biểu nào sau đây là không đúng ?
A. Liên kết giữa hai nguyên tử C và O là liên kết cộng hóa trị không phân cực.
B. Liên kết giữa hai nguyên tử C và O là liên kết cộng hóa trị phân cực
C. Phân tử CO2 có 4 electron hóa trị riêng.
D. Phân tử CO2 có 4 cặp electron hóa trị riêng.
E. Phân tử CO2 có 3 liên kết và 1 liên kết .
G. Trong phân tử CO2 có 2 liên kết và 2 liên kết .
H. Trong phân tử CO2 có 1 liên kết và 3 liên kết .
Câu 30: Cho biết hóa trị của một nguyên tố trong phân tử bằng tổng số liên kết và mà nguyên tử
nguyên tố đó tạo thành khi liên kết với các nguyên tử xung quanh. Hóa trị của N trong là
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 31: Cho biết năng lượng liên kết H – I và H – Br lần lượt là 297 kJ. mol và 364 kJ. mol-1. Những
-1

phát biểu nào sau đây là không đúng ?


A. Khi đun nóng, HI bị phân hủy (thành H2 và I2) ở nhiệt độ thấp hơn so với HBr (thành H2 và Br2).
B. Liên kết H – Br là bền vững hơn so với liên kết H – I.
C. Khi đun nóng, HI bị phân hủy (thành H2 và I2) ở nhiệt độ cao hơn so với HBr (thành H2 và Br2)
D. Liên kết H – I là bền vững hơn so với liên kết H – Br.
Câu 32. Cho độ âm điện của các nguyên tố H (2,2) ; O (3,44) ; C (2,55) ; Cl (3,16); S (2,58). Hãy cho
biết trong các hợp chất sau: H2O ; HCl ; H2S ; CH4 ; CO2; CCl4, chất nào có chứa liên kết cộng hóa trị
phân cực?
A. H2O, HCl, CO2, CCl4. B. H2O, HCl, H2S, CO2.
C. H2O, HCl, H2S, CH4. D. HCl, H2S, CH4, CO2.
Câu 33. Hợp chất nào sau đây có chứa liên kết ion trong phân tử:
A. Na2O ; KCl ; HCl. B. K2O ; BaCl2 ; CaF2
C. Na2O ; H2S ; NaCl. D. CO2 ; K2O ; CaO.
Câu 34. Chọn đáp án đúng: Dãy gồm các chất chứa liên kết cộng hóa trị không phân cực là?
A. Cl2 ; O3 ; H2O. B. K2O ; Cl2 ; O3.
C. O2 ; O3 ; H2O. D. O3 ; O2 ; H2.
Câu 35. Cho các hợp chất sau: Na2O ; H2O ; HCl ; Cl2 ; O3 ; CH4. Có bao nhiêu chất mà trong phân tử
chứa liên kết cộng hóa trị không phân cực?
A. 2. B. 3. C. 5. D. 6.
Câu 36. Dãy chất nào sau đây chỉ chứa liên kết cộng hóa trị phân cực?
A. CO2 ; SO2 ; HCl ; O2. B. CO2 ; SO2 ; Na2S ; NaCl.
C. CO2 ; CO ; H2S ; HCl. D. CO2 ; HCl ; H2O ; AlCl3.
Câu 37. Dãy các chất trong dãy nào sau đây chỉ có liên kết cộng hóa trị phân cực?
A. HCl, KCl, HNO3, NO. B. NH3, KHSO4, SO2, SO3.
C. N2, H2S, H2SO4, CO2. D. HCl, H2O, H3PO4, NO2.
Câu 38. Dãy phân tử nào cho dưới đây đều có liên kết cộng hóa trị không phân cực?
A. N2, CO2, Cl2, H2. B. N2, Cl2, H2, HCl.
C. N2, HI, Cl2, CH4. D. Cl2, O2, N2, F2.
Câu 39. Dãy gồm các chất trong phân tử chỉ có liên kết cộng hoá trị phân cực là:
A. O2, H2O, NH3. B. H2O, HF, H2S.
C. HCl, O3, H2S. D. HF, Cl2, H2O.
Kết hợp kiến thức sách giáo khoa, sách bài tập của bộ: KNTT + CD +CTST 46
ThS. Dương Thành Tính Hóa học 10 mới – Chương 3: Liên kết hóa 2023- 2024
học

Câu 40. Công thức electron nào sau đây là của phân tử H2O ?

A. B. C. D.
Câu 41. Công thức electron nào sau đây là của phân tử khí nitơ ?
B. D.
A. C.
Câu 42. Công thức cấu tạo nào sau đây là của phân tử O2?
A. . B. . C. . D. .
Câu 43. Công thức cấu tạo của phân tử HCl nào sau đây là đúng:
A. . B. . C. . D. .
Câu 44. Công thức cấu tạo đúng của CO2 là:
A. O = C  O. B. O = C = O. C. O – C = O. D. O = C  O.
Câu 45: Phát biểu sai về phân tử CO2
A. Phân tử có cấu tạo góc. B. Liên kết giữa ngtử O và C là phân cực.
C. Phân tử CO2 không phân cực. D. Trong phân tử có hai liên kết đôi.
Câu 46: Chất nào chỉ chứa liên kết đơn?
A. Cl2 B. O2 C. CO2 D. N2
Câu 47: Chất nào có chứa liên kết đôi?
A. Cl2. B. CH4 C. CO2 D. N2
Câu 48: Chất nào có chứa liên kết ba?
A. Cl2. B. CH4 C. CO2 D. N2
DẠNG 4: LIÊN KẾT HYDROGEN VÀ TƯƠNG TÁC VAN DER WAALS
Câu 1(SBT –KNTT): Cho các khí hiếm sau: He, Ne, Ar, Kr, Xe. Khí hiếm có nhiệt độ nóng chảy thấp
nhất và cao nhất lần lượt là
A. Xe và He B. Ar và Ne C. He và Xe D. He và Kr
Câu 2(SBT –KNTT): Cho các chất sau: C2H6, H2O, NH3, PF3, C2H5OH. Số chất tạo được liên kết
hydrogen là
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
Câu 3(SBT –KNTT): Giữa H2O và HF có thể tạo ra ít nhất bao nhiêu kiểu liên kết hydrogen ?
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
Câu 4(SBT –KNTT): Nhiệt độ sôi của từng chất methane, ethane, propane và butane là một trong bốn
nhiệt độ sau: 00C ; -1640C; -420C và -880C. Nhiệt độ sôi -880C là của chất nào sau đây ?
A. methane B. propane C. ethane D. butane
Câu 5(SBT – CTST): Mặc dù chlorine có độ âm điện là 3,16 xấp xỉ với nitrogen là 3,04 nhưng giữa
các phân tử HCl không tạo được liên kết hydrogen với nhau, trong khi giữa các phân tử NH3 tạo được
liên kết hydrogen với nhau, nguyên nhân là do
A. Độ âm điện của chlorine nhỏ của nitrogen
B. Phân tử NH3 chứa nhiều nguyên tử hydrogen hơn phân tử HCl
C. Tổng số nguyên tử trong phân tử NH3 nhiều hơn so với phân tử HCl.
D. Kích thước nguyên tử chlorine lớn hơn nguyên tử nitrogen nên mật độ điện tích âm trên chlorine
không đủ lớn để hình thành liên kết hydrogen.
Câu 5(SBT – CTST): Sơ đồ nào sau đây đúng khi nói về liên kết hydrogen giữa 2 phân tử hydrogen
fluoride (HF) ?
A. B.
C. D.
Câu 6 (SBT – CTST): Điều nào sau đây đúng khi nói về liên kết hydrogen liên phân tử ?

Kết hợp kiến thức sách giáo khoa, sách bài tập của bộ: KNTT + CD +CTST 47
ThS. Dương Thành Tính Hóa học 10 mới – Chương 3: Liên kết hóa 2023- 2024
học

A. Lực hút tĩnh điện giữa nguyên tử H (thường trong các liên kết H – F; H – N , H – O ở phân tử
này) với một trong các nguyên tử có độ âm điện mạnh (thường là N, O, F) ở một phân tử khác.
B. Là lực hút giữa các phân tử khác nhau.
C. Là lực hút tĩnh điện giữa các ion trái dấu.
D. Là lực hút giữa các nguyên tử trong một hợp chất cộng hóa trị.
Câu 7(SBT – CTST): Điều nào sau đây đúng khi nói về liên kết hydrogen nội phân tử ?
A. Là lực hút giữa các proton của nguyên tử này với các electron ở nguyên tử khác.
B. Lực hút tĩnh điện giữa nguyên tử H (thường trong các liên kết H – F; H – N , H – O) ở một phân
tử với một trong các nguyên tử có độ âm điện mạnh (thường là N, O, F) ở ngay chính phân tử đó.
C. Là lực hút giữa các ion trái dấu.
D. Là lực hút giữa các phân tử có chứa nguyên tử hydrogen.
Câu 8(SBT – CTST): Tương tác van der Waals xuất hiện là do sự hình thành các lưỡng cực tạm thời
cũng như các lưỡng cực cảm ứng. Các lưỡng cực tạm thời xuất hiện là do sự chuyển động của
A. Các nguyên tử trong phân tử.
B. Các electron trong phân tử.
C. Các proton trong hạt nhân.
D. Các neutron và proton trong hạt nhân.
Câu 9(SBT – CTST): Trong các khí hiếm sau, khí hiếm nào có nhiệt độ sôi cao nhất
A. Ne B. Xe C. Ar D. Kr
Câu 10(SBT – CD): Phát biểu nào sau đây là đúng ?
A. Bất kì phân tử nào có chứa nguyên tử hydrogen cũng có thể tạo liên kết hydrogen với phân tử
cùng loại.
B. Liên kết hydrogen là liên kết hình thành do sự góp chung cặp electron hóa trị giữa nguyên tử
hydrogen và nguyên tử có độ âm điện lớn.
C. Liên kết hydrogen là loại liên kết yếu nhất giữa các phân tử.
D. Ảnh hưởng của liên kết hydrogen tới nhiệt độ sôi và nhiệt độ nóng chảy của chất là mạnh hơn
ảnh hưởng của tương tác van der Waals.
Câu 11(SBT – CD): Cho các phân tử sau: H2O, NH3, HF, H2S, CO2, HCl. Số phân tử có thể tạo liên
kết hydrogen với phân tử cùng loại là
A. 3 B. 4 C. 5 D. 6
Câu 12(SBT – CD): Thứ tự nào sau đây thể hiện độ mạnh giảm dần của các loại liên kết ?
A. Liên kết ion > liên kết cộng hóa trị > liên kết hydrogen > tương tác van der Waals.
B. Liên kết ion > liên kết cộng hóa trị > tương tác van der Waals > liên kết hydrogen.
C. Liên kết cộng hóa trị > Liên kết ion > liên kết hydrogen > tương tác van der Waals
D. Tương tác van der Waals > liên kết hydrogen > liên kết cộng hóa trị > liên kết ion.
Câu 13(SBT – CD): Giữa các nguyên tử He có thể có loại liên kết nào ?
A. Liên kết cộng hóa trị B. liên kết hydrogen
C. Tương tác van der Waals D. Không có bất kì liên kết nào.
Câu 14(SBT – CD): Quy tắc octet không được sử dụng khi xem xét sự hình thành của hai loại liên kết
hoặc tương tác nào sau đây ?
(1) Liên kết cộng hóa trị. (2) Liên kết ion.
(3) Liên kết hydrogen (4) Tương tác van der Waals
A. (1) và (2) B. (2) và (3) C. (1) và (3) D. (3) và (4)
Câu 15(SBT – CD): Nếu giữa phân tử chất tan và dung môi có thể tạo thành liên kết hydrogen hoặc
có tương tác van der Waals càng mạnh với nhau thì càng tan tốt vào nhau. Lí do nào sau đây phù hợp
để giải thích dầu hỏa (thành phần chính là hydrocarbon) không tan trong nước ?

Kết hợp kiến thức sách giáo khoa, sách bài tập của bộ: KNTT + CD +CTST 48
ThS. Dương Thành Tính Hóa học 10 mới – Chương 3: Liên kết hóa 2023- 2024
học

A. Cả nước và dầu đều là các phân tử có cực.


B. Nước là phân tử phân cực và dầu là không / ít phân cực.
C. Nước là phân tử không phân cực và dầu là phân cực.
D. Cả nước và dầu đều không phân cực.
Câu 16(SBT – CD): Ethanol tan vô hạn trong nước do
A. Cả nước và ethanol đều là phân tử phân cực.
B. Nước và ethanol có thể tạo liên kết hydrogen với nhau.
C. Ethanol có thể tạo liên kết hydrogen với các phân tử ethanol khác.
D. Ethanol và nước có tương tác van der Waals mạnh.

MỨC ĐỘ 3: VẬN DỤNG


DẠNG 1: LIÊN KẾT ION
Câu 1.Nguyên tử của nguyên tố X có cấu hình electron 1s 22s22p63s23p64s1, nguyên tử của nguyên tố Y
có cấu hình electron 1s22s22p5. Liên kết hoá học giữa nguyên tử X và nguyên tử Y thuộc loại liên kết
A. kim loại. B. cộng hoá trị. C. ion. D. cho nhận.
Câu 2. Dãy chất nào sau đây chỉ chứa liên kết ion?
A. K2O ; BaCl2 ; HCl ; NaCl. B. CO2 ; BaO ; Na2O ; NaCl.
C. KI ; Li2O ; BaCl2 ; NaF. D. BaO ; CaO ; NaCl ; Na2S.
Câu 3. Nguyên tố X là một kim loại, nguyên tố Y là một phi kim. Biết giữa X và Y là liên kết ion.
Hợp chất giữa X và Y có thể là
A. CO2 ; SO2 ; HCl ; NaCl. B. CO2 ; CaO ; Na2S ; NaCl.
C. BaO ; CO ; H2S ; NaCl. D. K2O ; NaCl ; CaS ; BaBr2.
Câu 4. Cho các chất: CO, NaCl, CaS, SO2, O2, K2O, BaBr2. Số chất chứa liên kết ion trong phân tử là
A. 2. B. 4. C. 5. D. 6.
Câu 5. Cho các chất sau: H2O, Cl2, K2O, NaF, N2, HCl, MgO. Số chất chứa liên kết ion trong phân tử

A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 6. Cho các phát biểu sau về hợp chất ion:
(1) Không dẫn điện khi nóng chảy.
(2) Khá mềm.
(3) Có nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi cao.
(4) Khó tan trong nước và các dung môi phân cực.
Số phát biểu đúng là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 7. Cho các phát biểu sau:
(1) Khi nguyên tử nhường hay nhận electron sẽ trở thành phần tử mang điện gọi là ion.
(2) Nguyên tử kim loại có khuynh hướng nhường electron để trở thành ion dương (Cation)
(3) Liên kết ion là liên kết được hình thành bởi lực hút tĩnh điện giữa các ion mang điện tích trái
dấu.
(4) Ion đơn nguyên tử là ion tạo nên từ nhiều nguyên tử
(5) Nguyên tử phi kim có khuynh hướng nhận electron để trở thành ion âm (Anion)
(6) Ion đa nguyên tử là những nhóm nguyên tử mang điện tích dương hay âm.
Số phát biểu đúng là:
A. 6. B. 5. C. 4. D. 3.
DẠNG 2: LIÊN KẾT CỘNG HÓA TRỊ

Kết hợp kiến thức sách giáo khoa, sách bài tập của bộ: KNTT + CD +CTST 49
ThS. Dương Thành Tính Hóa học 10 mới – Chương 3: Liên kết hóa 2023- 2024
học

Câu 8. Cấu hình electron ở lớp ngoài cùng của các nguyên tố là ns 2np5. Liên kết của các nguyên tố này
với nguyên tố hiđro thuộc loại liên kết nào sau đây?
A. Liên kết cộng hóa trị không cực. B. Liên kết cộng hóa trị có cực.
C. Liên kết ion. D. Liên kết kim loại.
Câu 9. Phân tử nào sau đây không phân cực?
A. H2O. B. NH3. C. NCl3. D. CO2.
Câu 10. (B.10): Các chất mà phân tử không phân cực là:
A. HBr, CO2, CH4. B. Cl2, CO2, C2H2.
C. NH3, Br2, C2H4. D. HCl, C2H2, Br2.
Câu 11. Trong các phân tử: CO2, NH3, C2H2, SO2, H2O có bao nhiêu phân tử phân cực?
A. 1. B. 4. C. 3. D. 2.
Câu 12. Dãy gồm các chất trong phân tử chỉ có liên kết cộng hóa trị phân cực là?
A. HCl, CH4, H2S. B. O2, H2O, NH3.
C. HF, Cl2, H2O. D. H2O, HF, NH3.
Câu 13. Dãy gồm các chất có cùng kiểu liên kết trong phân tử là?
A. N2, O2, Cl2, K2O. B. Na2O, CsCl, MgO, NaF.
C. NH4Cl, NaH, PH3, MgO. D. HCl, H2S, NaCl, NO.
Câu 14. Cho dãy các chất: N2, H2, NH3, NaCl, HCl, H2O. Số chất trong dãy mà phân tử chỉ chứa liên
kết cộng hóa trị phân cực là
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 15. Cho các chất sau: Cl2, HCl, O2, H2O, NaCl, CaO, Na2O, NH4Cl. Số chất mà trong phân tử
chứa liên kết ion, liên kết cộng hóa trị phân cực, liên kết cộng hóa trị không phân cực lần lượt là:
A. 4, 2, 2. B. 3, 3, 2. C. 4, 1, 2. D. 4, 3, 2.
Câu 16. (C.12): Cho dãy các chất: N2, H2, NH3, NaCl, HCl, H2O. Số chất trong dãy mà phân tử chỉ
chứa liên kết cộng hóa trị không cực là
A. 3. B. 4. C. 5. D. 2.
Câu 17. Trong các chất sau: (1) H2S, (2) SO2, (3) NaCl, (4) CaO, (5) NH3, (6) HBr, (7) H2SO4, (8)
CO2, (9) K2S. Các chất chứa liên kết cộng hóa trị là
A. 1, 2, 3, 4, 8, 9. B. 1, 2, 5, 6, 7, 8.
C. 1, 4, 5, 7, 8, 9. D. 3, 5, 6, 7, 8, 9.
Câu 18. Cho các phân tử: H2; CO2; Cl2; N2; I2; C2H4; C2H2. Có bao nhiêu phân tử có liên kết ba trong
phân tử?
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 19. Trong các liên kết sau, liên kết có độ phân cực yếu nhất là:
A. C – F B. H – F C. N – F D. O – F
Câu 20. Liên kết trong phân tử nào sau đây phân cực mạnh nhất?
A. H2O. B. NH3. C. NCl3. D. CO2.
Câu 21. Dãy được sắp xếp theo chiều tăng dần sự phân cực liên kết trong phân tử là
A. HCl, Cl2, NaCl B. Cl2, HCl, NaCl
C. NaCl, Cl2, HCl D. Cl2, NaCl, HCl
Câu 22. Nhóm chất nào sau đây có liên kết “cho – nhận”?
A. NaCl, CO2. B. HCl, MgCl2.
C. H2S, HCl. D. NH4NO3, HNO3.
Câu 23. Cho các chất sau: CO, O3, CO2, HNO3, PCl5, NH4Cl, NaNO3, H2O2. Số chất có chứa liên kết
cho – nhận (liên kết phối – trí) là:
A. 4. B. 3. C. 6. D. 5.

Kết hợp kiến thức sách giáo khoa, sách bài tập của bộ: KNTT + CD +CTST 50
ThS. Dương Thành Tính Hóa học 10 mới – Chương 3: Liên kết hóa 2023- 2024
học

Câu 24: Biết rằng các nguyên tử cacbon và oxi trong phân tử CO đều thỏa mãn quy tắc bát tử, phân tử
hợp chất này được tạo bởi
A. Một liên kết phối trí và hai liên kết cộng hóa trị bình thường.
B. Hai liên kết phối trí và một liên kết cộng hóa trị bình thường.
C. Hai liên kết phối trí.
D. Hai liên kết cộng hóa trị bình thường.
C. ĐỀ KIỂM TRA CHƯƠNG 3
PHẦN TRẮC NGHIỆM (7 ĐIỂM)
Câu 1: Theo quy tắc octet, khi hình thành liên kết hóa học, các nguyên tử có xu hướng nhường, nhận
hoặc góp chung electron để đạt tới cấu hình electron bền vững giống như
A. Kim loại kiềm gần kề. B. Kim loại kiềm thổ gần kề.
C. Nguyên tử halogen gần kề. D. Nguyên tử khí hiếm gần kề.
Câu 2: Quy tắc octet không đúng với trường hợp phân tử chất nào sau đây ?
A. H2S B. PCl5 C. SiO2 D. Br2
Câu 3: Nguyên tử oxygen (Z =8) có xu hướng nhường hay nhận bao nhiêu electron để đạt lớp vỏ thỏa
mãn quy tắc octet ? Chọn phương án đúng
A. Nhường 6 electron B. Nhận 2 electron
C. Nhường 8 electron D. Nhận 6 electron
Câu 4: Nguyên tử nitrogen và nguyên tử nhôm có xu hướng nhận hay nhường lần lượt bao nhiêu
electron để đạt được cấu hình electron bền vững?
A. Nhận 3 electron, nhường 3 electron B. Nhận 5 electron, nhường 5 electron
C. Nhường 3 electron, nhận 3 electron D. Nhường 5 electron, nhận 5 electron
Câu 5: Liên kết ion được tạo thành giữa hai nguyên tử bằng
A. Một hay nhiều cặp electron dùng chung
B. Một hay nhiều cặp electron dùng chung chỉ do một nguyên tử đóng góp.
C. Lực hút tĩnh điện giữa các ion mang điện tích trái dấu.
D. Một hay nhiều cặp electron dùng chung và các cặp electron này lệch về nguyên tử có độ âm điện
lớn hơn.
Câu 6: Biểu diễn sự tạo thành ion nào sau đây là đúng ?
A. Na + 1e → Na+ B. Cl2 → 2Cl- + 2e
C. O2 + 2e→2O2- D. Al → Al3+ + 3e
Câu 7: Tính chất nào dưới đây đúng khi nói về hợp chất ion ?
A. Hợp chất ion có nhiệt độ nóng chảy thấp.
B. Hợp chất ion tan tốt trong dung môi không phân cực.
C. Hợp chất ion có cấu trúc tinh thể.
D. Hợp chất ion dẫn điện ở trạng thái rắn.
Câu 8: Cặp nguyên tố nào sau đây có khả năng tạo liên kết ion trong hợp chất của chúng ?
A. Nitrogen và oxygen B. Carbon và hydrogen
C. Sulfur và oxygen D. Calcium và oxygen
Câu 9: Liên kết cộng hóa trị là liên kết hóa học được hình thành giữa hai nguyên tử bằng
A. Một electron chung.
B. Sự cho – nhận electron.
C. Một cặp electron góp chung.
D. Một hay nhiều cặp electron dùng chung.
Câu 10: Trong phân tử ammonia (NH3), số cặp electron chung giữa nguyên tử nitrogen và các nguyên
tử hydrogen là

Kết hợp kiến thức sách giáo khoa, sách bài tập của bộ: KNTT + CD +CTST 51
ThS. Dương Thành Tính Hóa học 10 mới – Chương 3: Liên kết hóa 2023- 2024
học

A. 3 B. 2 C. 1 D. 4
Câu 11: Liên kết được hình thành do
A. Sự xen phủ bên của hai orbital B. Cặp electron dùng chung.
C. Lực hút tĩnh điện giữa hai ion D. Sự xen phủ trực của hai orbital
Câu 12: Chất nào sau đây không có liên kết cộng hóa trị phân cực ?
A. O2 B. CO2 C. NH3 D. HCl
Câu 13: Liên kết hydrogen là loại liên kết hóa học được hình thành giữa các nguyên tử nào sau đây ?
A. Phi kim và hydrogen trong hai phân tử khác nhau.
B. Phi kim và hydrogen trong cùng một phân tử.
C. Phi kim có độ âm điện lớn và nguyên tử hydrogen.
D. F, O, N….có độ âm điện lớn, đồng thời có cặp electron hóa trị chưa liên kết và nguyên tử
hydrogen linh động.
Câu 14: Chất nào sau đây không thể tạo được liên kết hydrogen ?
A. H2O B. CH4 C. CH3OH D. NH3
Câu 15: Hợp chất nào sau đây tạo được liên kết hydrogen liên phân tử ?
A. H2S B. PH3 C. HI D. CH3OH
Câu 16: Cho các chất sau: F2, Cl2, Br2, I2. Chất có nhiệt độ sôi cao nhất là
A. F2 B. Cl2 C. Br2 D. I2
Câu 17: Trong phân tử CS2, tổng số electron lớp ngoài cùng của C và S chưa tham gia liên kết là
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
Câu 18: Nguyên tử nào sau đây có khuynh hướng đạt cấu hình electron bền của khí hiếm neon khi
tham gia hình thành liên kết hóa học ?
A. Chlorine B. Sulfur C. Oxygen D. Hydrogen
Câu 19: Cho các phân tử sau: Cl2, H2O, NaF và CH4. Có bao nhiêu nguyên tử trong các phân tử trên
đạt cấu hình electron bền của khí hiếm neon ?
A. 3 B. 2 C. 5 D. 4
Câu 20: Dãy gồm các phân tử đều có liên kết ion là
A. Cl2, Br2, I2, HCl B. HCl, H2S, NaCl, N2O
C. Na2O, KCl, BaCl2, Al2O3 D. MgO, H2SO4, H3PO4, HCl
Câu 21: Điều nào dưới đây không đúng khi nói về hợp chất sodium oxide (Na2O) ?
A. Trong phân tử Na2O, các ion sodium Na+ và ion oxide O2- đều đạt cấu hình electron bền vững
của khí hiếm neon.
B. Phân tử Na2O tạo bởi lực hút tĩnh điện giữa hai ion Na+ và một ion O2-.
C. Là chất rắn trong điều kiện thường.
D. Không tan trong nước, chỉ tan trong dung môi không phân cực như benzene, carbon
tetrachloride,…
Câu 22: Cho các ion: Na+, Ca2+, F-, . Số lượng các hợp chất chứa hai loại ion có thể tạo thành từ
các ion này là
A. 2 B. 3 C. 4 D. vô số hợp
chất
Câu 23: Các liên kết trong phân tử oxygen gồm
A. 2 liên kết B. 2 liên kết
C. 1 liên kết và 1 liên kết D. 1 liên kết
Câu 24: X, Y, Z là những nguyên tố có số hiệu nguyên tử lần lượt là 8, 19, 16. Các cặp nguyên tố có
thể tạo thành liên kết ion và cộng hóa trị phân cực lần lượt là
A. (X, Y); (X, Z) và (Y, Z) B. (X, Z); (Y, Z) và (X, Y)
Kết hợp kiến thức sách giáo khoa, sách bài tập của bộ: KNTT + CD +CTST 52
ThS. Dương Thành Tính Hóa học 10 mới – Chương 3: Liên kết hóa 2023- 2024
học

C. (X, Y); (Y, Z) và (X, Z) D. (Z,Y); (Y, X) và (X, Z)


Câu 25: Điều nào sau đây sai khi nói về tính chất của hợp chất cộng hóa trị ?
A. Các hợp chất cộng hóa trị có nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi thấp hơn các hợp chất ion.
B. Các hợp chất cộng hóa trị có thể ở thể rắn, lỏng hoặc khí trong điều kiện thường.
C. Các hợp chất cộng hóa trị đều dẫn điện tốt.
D. Các hợp chất cộng hóa trị không phân cực tan được trong dung môi không phân cực.
Câu 26: Cho các khí hiếm sau: He, Ne, Ar, Kr, Xe. Khí hiếm có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất và cao
nhất lần lượt là
A. Xe và He B. Ar và Ne C. He và Xe D. He và Kr
Câu 27: Mặc dù chlorine có độ âm điện là 3,16 xấp xỉ với nitrogen là 3,04 nhưng giữa các phân tử
HCl không tạo được liên kết hydrogen với nhau, trong khi giữa các phân tử NH 3 tạo được liên kết
hydrogen với nhau, nguyên nhân là do
A. Độ âm điện của chlorine nhỏ của nitrogen
B. Phân tử NH3 chứa nhiều nguyên tử hydrogen hơn phân tử HCl
C. Tổng số nguyên tử trong phân tử NH3 nhiều hơn so với phân tử HCl.
D. Kích thước nguyên tử chlorine lớn hơn nguyên tử nitrogen nên mật độ điện tích âm trên chlorine
không đủ lớn để hình thành liên kết hydrogen.
Câu 28: Thứ tự nào sau đây thể hiện độ mạnh giảm dần của các loại liên kết ?
A. Liên kết ion > liên kết cộng hóa trị > liên kết hydrogen > tương tác van der Waals.
B. Liên kết ion > liên kết cộng hóa trị > tương tác van der Waals > liên kết hydrogen.
C. Liên kết cộng hóa trị > Liên kết ion > liên kết hydrogen > tương tác van der Waals
D. Tương tác van der Waals > liên kết hydrogen > liên kết cộng hóa trị > liên kết ion.
PHẦN TỰ LUẬN (3 ĐIỂM)
Câu 29 (1 điểm):
Trong công nghiệp thực phẩm vôi có tên hóa học là calcium oxide là một thành phần trong
baking soda và giúp giữ trái cây và rau tươi.
Magnesium chloride là một chất bổ sung khoáng chất hữu ích để ngăn ngừa và điều trị tình
trạng thiếu magiê trong máu (hạ huyết áp).
Hãy trình bày sự tạo thành liên kết ion trong calcium oxide và magnesium chloride
Câu 30 (1 điểm):
Ammonia (NH3) là chất làm lạnh được sử dụng rộng rãi trong các hệ thống làm lạnh công
nghiệp. Thường thấy trong các ngành công nghiệp thực phẩm, đồ uống, hóa dầu và kho lạnh.
Khí Ethene (C2H4) có đặc tính kích thích tăng sinh trưởng của các tế bào thực vật nên được ứng
dụng vào mục đích này luôn. Đồng thời, kích thích ra hoa, etilen làm chín trái cây, kích thích quả chín
ở các loại cây ăn trái.
Viết công thức electron, công thức Lewis và công thức cấu tạo của ammonia và ethene
Câu 31 (0,5 điểm)
Không ít những ca ngộ độc methanol do người bệnh sử dụng rượu lậu trôi nổi trên thị trường
được chưng cất có chất methanol, sử dụng hoặc uống phải cồn y tế bị làm giả với thành phần bị thay
thế thành cồn công nghiệp methanol...
Biểu diễn liên kết hydrogen giữa các phân tử methanol (CH3OH) và nước.
Câu 32 (0,5 điểm):
Hợp chất X được sử dụng làm thuốc pháo, ngòi nổ, thuốc đầu diêm, thuốc giúp nhãn ra hoa,…X có
khối lượng mol bằng 122,5 g/mol, chứa ba nguyên tố, trong đó nguyên tố s có 7 electron s, nguyên tố p
có 11 electron p và nguyên tố p có 4 electron p. Thành phần phần tram khối lượng nguyên tố 4 electron
p trong X bằng 39,195

Kết hợp kiến thức sách giáo khoa, sách bài tập của bộ: KNTT + CD +CTST 53
ThS. Dương Thành Tính Hóa học 10 mới – Chương 3: Liên kết hóa 2023- 2024
học

a) Xác định công thức phân tử của X.


b) Viết công thức cấu tạo Lewis, chỉ rõ loại liên kết có trong X.

Kết hợp kiến thức sách giáo khoa, sách bài tập của bộ: KNTT + CD +CTST 54

You might also like