You are on page 1of 12

I.

Khái niệm chung


1. Bản chất liên kết hóa học
1. LKHH tạo thành hợp chất hóa học được thừa nhận là có bản chất điện.

2. Khi tham gia tạo LKHH, cấu trúc electron của các nguyên tử không còn như trạng thái ban đầu của nó.

3. Chỉ có các electron hóa trị và orbital hóa trị của các nguyên tử mới tham gia tạo liên kết.

4. Hình dung một cách trực quan khi các nguyên tử liên kết với nhau thì các electron sẽ phân bố lại và tập trung

vào vùng giữa 2 hạt nhân mang điện tích dương tạo ra lực hút tĩnh điện và giữa 2 hạt nhân liên kết lại với nhau.

5. Có 2 cách phân bố electron như vậy dẫn đến sự hình thành 2 loại LKHH quan trọng là LK ion và LK CHT.
I. Khái niệm chung
2. So sánh đặc điểm LK ion và LK CHT

MÔ HÌNH

ĐẶC ĐIỂM

Loại liên kết Ion Cộng hóa trị


Cách phân bố e Thuộc về nguyên tố có DAD cao hơn Nằm giữa 2 hạt nhân nguyên tử (dùng chung)

Độ bền liên kết Cao Thấp đến cao


Sử dụng chủ yếu Chất vô cơ NaCl Chất hữu cơ và vô cơ CH4, NaNO3
II. ĐẶC ĐIỂM VÀ ĐỘ BỀN LIÊN KẾT CỘNG HÓA TRỊ
ĐẶC ĐIỂM
Điều kiện hình thành: Hai phi kim liên kết với nhau hoặc KL-PK với KL SOXH > 3
VD: H2, Cl2, N2, CO2, H2O, HNO3, NO2, CrO3, Mn2O7,…
II. ĐẶC ĐIỂM VÀ ĐỘ BỀN LIÊN KẾT CỘNG HÓA TRỊ
Có 3 yếu tố chính ảnh hưởng đến độ bền LK CHT:
1. Yếu tố đồng năng của 2 vân đạo liên kết Đồng năng
2. Yếu tố thể tích vùng xen phủ của 2 vân đạo liên kết Xen phủ
3. Yếu tố mật độ electron trong vùng xen phủ Mật độ (yếu tố quyết định)
Một cách trực quan, electron như lớp keo âm gắn liền 2 hạt nhân mang điện tích dương lại với nhau. Độ kết dính của
keo tăng lên khi hàm lượng chất kết dính tăng (mật độ điện tử tăng) chứ không phải do lượng dung môi nhiều (thể tích
xen phủ tăng)
Giải thích sự biến đổi về năng lượng liên kết sau:

NLLK Độ dài LK
Liên kết
(kJ/mol) (nm)
H—F 565 91.7 H Cl
H F
H — Cl 431 127.4
H — Br 364 141.4
H—I 297 160.9 Mật độ cao Mật độ thấp

Đi từ trên xuống trong nhóm VIIA bán kính tăng dần từ F → I nên mật độ e giảm dẫn đến độ bền LK CHT giảm.
III. ĐẶC ĐIỂM VÀ ĐỘ BỀN LIÊN KẾT ION
Pauling đề nghị các nguyên tử kết hợp với nhau sao cho đạt tới cấu hình của khí hiếm, khi đó các hợp chất tạo thành
sẽ bền hơn. Trên cơ sở đó, Pauling cho rằng các nguyên tử có thể nhường hoặc nhận electron để trở thành ion và đạt
được cấu hình electron của khí hiếm.

Na: 1s2 2s2 2p6 3s1 Na+: 1s2 2s2 2p6

Cl: 1s2 2s2 2p6 3s2 3p5 Cl─: 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6

Vậy:
Nguyên tử cho electron là KL tạo thành cation đơn giản
Nguyên tử nhận electron là PK tạo thành anion đơn giản
Bán kính có thể thay đổi rất nhiều

Giả sử chấp nhận bản chất liên kết A+ và B- là ion ↔ ∆𝜒 > 2,2 (70% ion) theo Pauling

Vậy Cs (𝜒Cs = 0,8) và F (𝜒F = 4,0) → ∆𝜒 = 3,2 ↔ 92% ion Không có hợp chất 100% ion

Điều kiện hình thành LK ion: Giữa một KL có SOXH ≤ 3 và một PK.

VD: Hãy xác định LK có trong các hợp chất sau đây NaCl, K2O, MnO2, CaBr2, KNO3, H2O, NH4Cl, CrO3, H2SO4
III. ĐẶC ĐIỂM VÀ ĐỘ BỀN LIÊN KẾT ION
Umtt: Năng lượng mạng tinh thể
K: hằng số
q+, q─: điện tích của cation và anion
r+, r─ : bán kính của cation và anion

Thông tường độ bền của LK ion càng cao (NL MTTT lớn) khi cation và anion có: 1. Điện tích càng lớn: q+↑, q─↑

Các hợp chất ion có NL MTTT lớn thì nhiệt độ nóng chảy cao 2. Bán kính càng nhỏ: r+↓, r─↓

Giải thích sự biến đổi nhiệt độ nóng chảy của các HC ion sau:

Nhiệt độ Nhiệt độ
CTHH CTHH
nóng chảy nóng chảy
NaCl 801 NaF 993
Na2O 1132 NaCl 801
Na3PO4 1583 NaBr 747
NaI 661
IV. BÀI TẬP MINH HỌA
Câu 1: Trong các hợp chất HF, SiH4, CaF2, KCl, hợp chất chứa liên kết ion là:
a. HF, CaF2, KCl b. HF, SiF4 c. CaF2, KCl d. Cả 4 chất trên

Câu 2: Trong các hợp chất sau, H2, HCl, NH3, KCl, hợp chất nào chứa liên kết cộng hóa trị phân cực?
a. H2 và NH3 b. HCl và KCl c. NH3 và KCl d. HCl và NH3

Câu 3: Trong các chất Al2O3, CaO, KCl, CsCl, chất nào có năng lượng mạng tinh thể nhỏ nhất?
a. Al2O3 b. CaO c. KCl d. CsCl

Câu 4: Trong các hợp chất ion sau: NaCl, KCl, RbCl, CsCl, hợp chất nào có năng lượng mạng tinh thể lớn nhất,
hợp chất nào có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất?
a. NaCl, CsCl b. KCl, RbCl c. CsCl, NaCl d. RbCl, CsCl
IV. BÀI TẬP MINH HỌA
Câu 5: Hợp chất nào sau đây chứa LK ion ?
A. HNO3
B. CO2
C. NH4Cl
D. CrO3
Câu 6: Hợp chất nào sau đây có % ion trong liên kết là thấp nhất.
A. CH4
B. CaO
C. NaCl
D. KF
Câu 7: Hợp chất nào sau đây chứ liên kết cộng hóa trị phân cực
A. H2
B. C
C. HF
D. F2
IV. BÀI TẬP MINH HỌA
Câu 8: Hợp chất nào sau đây vừa chứa liên kết ion vừa chứa liên kết cộng hóa trị
A. KCl
B. HCl
C. HNO3
D. NaOH
Câu 9: Cho dãy các chất sau, chất nào có độ bền liên kết cộng hóa trị cao nhất
A. H2O
B. H2S
C. H2Se
D. H2Te
Câu 10: Hợp chất nào sau đây chỉ chứa liên kết cộng hóa trị
A. NaCl
B. NH4Cl
C. NH3
D. Fe(NO3)3

You might also like