You are on page 1of 146

Ví dụ 4.

a. I1 tăng dần: Na < Mg < S < P


Vì các nguyên tử cùng chu kỳ, theo chiều Z tăng thì r nguyên tử giảm → mất e khó hơn.
P có cấu hình e bán bão hòa ở các phân lớp nên bền hơn, khó mất e hơn so với S.
(Slide 67, chương 4)

b. I2: Na > Mg
Vì e thứ hai của Na là e lõi (không phải e hóa trị), liên kết với hạt nhân chặt chẽ
nên khó mất e hơn so với Mg. (Slide 73, chương 4)
c. Bán kính ion tăng dần: Al3+ < Mg2+ < Na+ < F-
Đây là các ion đẳng điện tử. Vì các ion có cùng số lớp e nên ion nào có điện tích
hạt nhân Z lớn hơn thì bán kính nhỏ hơn.

1
Ví dụ 4.11 So sánh bán kính của các ion: 17Cl- , 15P−3, 19K+, 16S−2, 20Ca2+. Giải thích.

Hướng dẫn:
Bước 1: Tính số lượng e của từng ion
Bước 2: Nhận diện đây có phải là các ion đẳng điện tử hay không.
Nếu các ion đã cho có cùng số lượng e thì đây là những ion đẳng điện tử đồng nghĩa
với việc chúng có cùng cấu hình electron.
Bước 3: Sắp xếp các ion đã cho từ trái sang phải theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân.
Bước 4: Điền dấu nhỏ hơn vào giữa dãy ion của bước 4 vì chiều tăng dần điện tích hạt
nhân chính là chiều giảm dần bán kính ion.
Bước 5: Ghi lời giải thích.

2
Ví dụ 4.11 So sánh bán kính của các ion: 17Cl- , 15P−3, 19K+, 16S−2, 20Ca2+. Giải thích.

• Số lượng e của từng ion:


EP3− = ES2− = ECl− = EK+ = ECa2+ = 18 electron
• Như vậy các ion đã cho là có số lượng electron bằng nhau do đó có chung cấu
hình electron.
• Các ion có cùng số e nên ion nào có điện tích hạt nhân Z lớn hơn thì lực hút của
hạt nhân tạo ra trên đám mây điện tử của nó càng mạnh dẫn đến bán kính nhỏ
hơn.
• Ta có điện tích hạt nhân tăng dần theo thứ tự như sau: P3− < S2− < Cl− < K+ < Ca2+
• Vì vậy, bán kính giảm dần theo thứ tự như sau: P3− > S2− > Cl− > K+ > Ca2+

3
CHƯƠNG 5
KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ LIÊN KẾT HÓA HỌC VÀ CÁC
MÔ HÌNH LIÊN KẾT HÓA HỌC ĐƠN GIẢN

GV: Từ Thị Trâm Anh


tttanh@hcmus.edu.vn

Năm học 2023-2024, HKI


Nguyên tố s và p
𝜒 Tính
PK
A1
Tính
KL
I1
r

5
Nguyên tố d
𝜒
Tính
KL
I1
r

𝜒 𝜒
6
NỘI DUNG
5.1 Khái niệm cơ sở về liên kết hóa học và ba kiểu liên kết hóa học
chính

5.2 Liên kết trong kim loại – thuyết khí quyển electron

5.3. Hợp chất ion và liên kết trong hợp chất ion

5.4. Mô hình liên kết cộng hóa trị đơn giản theo thuyết Lewis

5.5. Cấu trúc không gian của các phân tử cộng hóa trị - Thuyết đẩy
đôi điện tử tầng hóa
trị (VSEPR – Valence Shell Electron Pair Repulsion)

5.6. Hình học phân tử và moment lưỡng cực phân tử


7
NỘI DUNG
5.1 Khái niệm cơ sở về liên kết hóa học và ba kiểu liên kết hóa học
chính

5.2 Liên kết trong kim loại – thuyết khí quyển electron

5.3. Hợp chất ion và liên kết trong hợp chất ion

5.4. Mô hình liên kết cộng hóa trị đơn giản theo thuyết Lewis

5.5. Cấu trúc không gian của các phân tử cộng hóa trị - Thuyết đẩy
đôi điện tử tầng hóa
trị (VSEPR – Valence Shell Electron Pair Repulsion)

5.6. Hình học phân tử và moment lưỡng cực phân tử

8
Các nguyên tử liên kết với nhau để tạo thành các
chất có năng lượng thấp hơn, tức là tương đối bền
hơn các nguyên tử cô lập.

MỤC ĐÍCH TẠO


LIÊN KẾT
HÓA HỌC

9
LIÊN KẾT HÓA HỌC
Liên kết hóa học là lực giữ các nguyên tử lại với nhau để tạo thành
một chất nào đó có thể biểu hiện các tính chất vật lý và hóa học như
một thể thống nhất.

❖ Tùy theo bản chất liên kết giữa các nguyên tử với nhau mà mỗi chất có tính
chất đặc trưng riêng.
❖ Tính chất cơ bản của các liên kết hóa học được xác định bằng thực nghiệm:
❖ Khảo sát tính chất vật lý của vật chất: điểm nóng chảy, độ cứng, độ dẫn điện và
dẫn nhiệt, độ hòa tan của các chất và tính chất của dung dịch được tạo thành.
❖ Khảo sát tác động của phân tử trong một điện trường → Xác định sự phân bố
điện tích trong một phân tử.
❖ Khảo sát năng lượng liên kết, là năng lượng cần thiết để phá hủy liên kết →
thông tin về độ vững bền của một liên kết.
10
LIÊN KẾT HÓA HỌC CƠ BẢN

LK KIM LOẠI LK CỘNG HÓA TRỊ LK ION

PK PK KL PK
KL KL
• Cho electron → ion dương
• Góp chung electron (cation)
• VD: liên kết giữa • VD: liên kết giữa các • Nhận electron → ion âm
các nguyên tử trong nguyên tử trong phân tử (anion)
kim loại như đồng, H2, H2O, CO2, HCl, SiO2, • LK ion được mở rộng thành
sắt, hợp kim thép… LK giữa các ion trái dấu.
• VD: liên kết trong muối ăn
NaCl, đá vôi CaCO3, thuốc
tím KMnO4... là liên kết ion.

11
CHÊNH LỆCH ĐỘ ÂM ĐIỆN VÀ DỰ ĐOÁN LOẠI LIÊN KẾT HÓA HỌC

CHÊNH LỆCH ĐỘ ÂM ĐIỆN


GIỮA 2 NGUYÊN TỬ LIÊN Rất nhỏ Trung bình Lớn
KẾT VỚI NHAU (ΔEN)

LOẠI LIÊN KẾT CHT CHT phân cực ion

Tính CHT giảm, tính ion tăng

Loại LK Δ𝜒
• Việc đánh giá tính ion của
hợp chất qua sai biệt độ CHT
âm điện của các nguyên tố
hóa học chỉ mang tính CHT phân cực
tương đối. Ion
12
Phần trăm tính chất ion của liên kết hóa học là
hàm số của độ chênh lệch độ âm điện

13
ΔEN

14
NỘI DUNG
5.1 Khái niệm cơ sở về liên kết hóa học và ba kiểu liên kết hóa học
chính

5.2 Liên kết trong kim loại – thuyết khí quyển electron

5.3. Hợp chất ion và liên kết trong hợp chất ion

5.4. Mô hình liên kết cộng hóa trị đơn giản theo thuyết Lewis

5.5. Cấu trúc không gian của các phân tử cộng hóa trị - Thuyết đẩy
đôi điện tử tầng hóa
trị (VSEPR – Valence Shell Electron Pair Repulsion)

5.6. Hình học phân tử và moment lưỡng cực phân tử

15
LIÊN KẾT KIM LOẠI - THUYẾT KHÍ QUYỂN ELECTRON
❖ Kim loại dẫn điện → phải có các hạt mang điện có khả năng di chuyển tự do.
❖ Bán kính lớn Các electron ở lớp ngoài cùng dễ trở
Năng lượng ion hóa không quá cao thành electron tự do.

Mô hình “khí quyển electron” với mạng lưới các


ion kim loại mang điện tích dương và khí quyển
electron tự do có điện tích âm.

❖ Tương tác điện giữa các electron tự do và mạng lưới dương điện giữ các nguyên tử
kim loại lại với nhau, đồng thời tạo nên tính dẫn điện của kim loại.
❖ Lực liên kết trong mạng tinh thể kim loại như vậy được gọi là liên kết kim loại.
16
NỘI DUNG
5.1 Khái niệm cơ sở về liên kết hóa học và ba kiểu liên kết hóa học
chính

5.2 Liên kết trong kim loại – thuyết khí quyển electron

5.3. Hợp chất ion và liên kết trong hợp chất ion

5.4. Mô hình liên kết cộng hóa trị đơn giản theo thuyết Lewis

5.5. Cấu trúc không gian của các phân tử cộng hóa trị - Thuyết đẩy
đôi điện tử tầng hóa
trị (VSEPR – Valence Shell Electron Pair Repulsion)

5.6. Hình học phân tử và moment lưỡng cực phân tử

17
5.3. Hợp chất ion và liên kết trong hợp chất ion

5.3.1. Ví dụ về sự tạo thành liên kết ion trong NaCl

5.3.2. Một số tính chất chung của các hợp chất ion

5.3.3. Thành phần của các hợp chất ion và cấu hình electron
của các ion đơn giản

5.3.4. Cấu trúc của hợp chất ion – mạng tinh thể ion

5.3.5. Lực tương tác ion – năng lượng mạng tinh thể ion và
nhiệt độ nóng chảy của hợp chất ion

5.3.6. Các hợp chất ion có tính cộng hóa trị

18
5.3. Hợp chất ion và liên kết trong hợp chất ion

5.3.1. Ví dụ về sự tạo thành liên kết ion trong NaCl

5.3.2. Một số tính chất chung của các hợp chất ion

5.3.3. Thành phần của các hợp chất ion và cấu hình electron
của các ion đơn giản

5.3.4. Cấu trúc của hợp chất ion – mạng tinh thể ion

5.3.5. Lực tương tác ion – năng lượng mạng tinh thể ion và
nhiệt độ nóng chảy của hợp chất ion

5.3.6. Các hợp chất ion có tính cộng hóa trị

19
Sự tạo thành liên kết ion trong NaCl

20
Sự tạo thành liên kết ion trong NaCl
❖ Phần lớn năng lượng phát ra là do lực hút giữa các ion trái dấu Na+ và Cl–.
❖ Tinh thể NaCl có nhiệt độ nóng chảy rất cao (800 oC) → có lực tương tác rất
mạnh giữa các ion trái dấu trong tinh thể.
❖ Natrium và chlorine là hai nguyên tố hóa học có khả năng cho – nhận electron
trái ngược nhau:
• Kim loại natrium là nguyên tố đầu chu kỳ 3, có năng lượng ion hóa thấp, dễ dàng
cho electron để tạo ion dương
• Phi kim chlorine là nguyên tố cuối chu kỳ 3, có ái lực điện tử mạnh nên dễ dàng
nhận thêm electron từ natrium.
• Ngoài ra, natrium có độ âm điện thấp, chlorine có độ âm điện cao, nên có thể coi
như chlorine lấy hẳn một electron của natrium trong hợp chất NaCl, tức là trong
NaCl tồn tại các ion Na+ và Cl- tích điện ngược dấu nhau.
21
Sự tạo thành liên kết ion trong Li2O

22
Liên kết ion và hợp chất ion
Liên kết ion là liên kết được sinh ra từ lực hút tĩnh điện giữa các
cation mang điện tích dương và các anion mang điện tích âm.

[Ne] 3s1 [Ne] 3s2 3p5 [Ne] [Ar]


+ −

Kim loại Phi kim Lực liên kết


EN 0,93 3,16 tĩnh điện

ΔEN = 2,23 23
5.3. Hợp chất ion và liên kết trong hợp chất ion

5.3.1. Ví dụ về sự tạo thành liên kết ion trong NaCl

5.3.2. Một số tính chất chung của các hợp chất ion

5.3.3. Thành phần của các hợp chất ion và cấu hình electron
của các ion đơn giản

5.3.4. Cấu trúc của hợp chất ion – mạng tinh thể ion

5.3.5. Lực tương tác ion – năng lượng mạng tinh thể ion và
nhiệt độ nóng chảy của hợp chất ion

5.3.6. Các hợp chất ion có tính cộng hóa trị

24
Một số tính chất chung của các hợp chất ion

❖ Muối, hydroxide, oxide kim loại, và sulfide kim loại.


❖ Tính chất chung:
• Là các chất rắn tinh thể ở điều kiện thường, có nhiệt độ nóng chảy
và nhiệt độ sôi cao
• Dẫn điện ở trạng thái nóng chảy
• Thường dễ tan trong nước, và dung dịch nước của chúng dẫn điện.

25
5.3. Hợp chất ion và liên kết trong hợp chất ion

5.3.1. Ví dụ về sự tạo thành liên kết ion trong NaCl

5.3.2. Một số tính chất chung của các hợp chất ion

5.3.3. Thành phần của các hợp chất ion và cấu hình electron
của các ion đơn giản

5.3.4. Cấu trúc của hợp chất ion – mạng tinh thể ion

5.3.5. Lực tương tác ion – năng lượng mạng tinh thể ion và
nhiệt độ nóng chảy của hợp chất ion

5.3.6. Các hợp chất ion có tính cộng hóa trị

26
Cấu hình electron của các ion đơn giản
❖ Thực nghiệm: chỉ có các nguyên tử khí hiếm có cấu hình electron lớp vỏ ngoài
cùng ns2 np6 mới tồn tại ở dạng đơn nguyên tử.
❖ Linus Pauling là người đầu tiên đề nghị nguyên tử của các nguyên tố kết hợp
với nhau sao cho các nguyên tử đều đạt cấu hình khí hiếm, khi đó chất tạo
thành sẽ bền.
❖ Trên cơ sở đó, Pauling cho rằng các nguyên tử có thể nhường hoặc nhận
thêm electron để tạo thành ion với cấu hình electron của khí hiếm.
❖ Các anion đơn giản có cấu hình khí hiếm được tạo thành từ các phi kim như
H– , Cl– , O2–, S2–…

VD: muối ăn, NaCl, tạo thành từ các ion Na+ và Cl–
Cấu hình electron của ion Na+ : 1s2 2s2 2p6
Cấu hình electron của ion Cl- : 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6
27
Cấu hình electron của các ion nguyên tố s và p
❖Cation của các nguyên tố s và p có thể có cấu hình của:
• Khí hiếm
• Giả khí hiếm (18 electron lớp ngoài cùng)
• Cấu hình (18 + 2) electron
Ví dụ:
o Ga3+: 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d10 trong GaCl3 có cấu hình giả khí hiếm (18
electron lớp vỏ ngoài cùng).
o Sn4+: 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d10 4s2 4p6 4d10 trong SnF4 có cấu hình giả khí
hiếm (18 electron lớp vỏ ngoài cùng)
o Sn2+: 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d10 4s2 4p6 4d10 5s2 có cấu hình (18 + 2) electron
trong các hợp chất SnCl2
28
Cấu hình electron của các ion nguyên tố d

❖ Cation của các kim loại nguyên tố d có cấu hình electron rất đa dạng.
Ví dụ:
o Ni2+ : 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d8
o Fe3+: 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d5
o Zn2+: 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d10

29
5.3. Hợp chất ion và liên kết trong hợp chất ion

5.3.1. Ví dụ về sự tạo thành liên kết ion trong NaCl

5.3.2. Một số tính chất chung của các hợp chất ion

5.3.3. Thành phần của các hợp chất ion và cấu hình electron
của các ion đơn giản

5.3.4. Cấu trúc của hợp chất ion – mạng tinh thể ion

5.3.5. Lực tương tác ion – năng lượng mạng tinh thể ion và
nhiệt độ nóng chảy của hợp chất ion

5.3.6. Các hợp chất ion có tính cộng hóa trị

30
Cấu trúc của hợp chất ion – mạng tinh thể ion
❖ Hợp chất ion là những chất rắn trong đó chứa vô số cation và anion để tạo
thành mạng tinh thể ion.
❖ Các ion trong mạng tinh thể sẽ sắp xếp theo trật tự nhất định sao cho:
• Tương tác đẩy giữa anion – anion và cation – cation là cực tiểu,
• Tương tác hút giữa cation và anion là cực đại.
❖ Các tiểu phân trong hợp chất ion có thể sắp xếp theo nhiều cách khác nhau, tạo
nên nhiều cấu trúc ion khác nhau.

31
Ô mạng cơ sở
❖ Ô mạng cơ sở dùng để mô tả cấu trúc của hợp chất ion là phần không
gian nhỏ nhất có cấu trúc đặc trưng cho mạng tinh thể.
❖ Từ ô mạng cơ sở, ta có thể hình dung toàn bộ mạng tinh thể ion bằng
cách tịnh tiến ô mạng cơ sở theo ba phương trong không gian.
❖ Thông số đặc trưng của ô mạng:
• a, b, c là ba thông số cạnh
• α, β, γ là ba thông số góc.

32
Ô mạng cơ sở của NaCl và CsCl
❖ Các ô mạng cơ sở của NaCl và CsCl đều là ô lập phương
❖ Trong đó:
• α = β = γ = 90o
• a=b=c

33
Số phối trí của các ion trong mạng tinh thể
Đối với kim loại, mỗi nguyên tử có cùng số nguyên tử lân cận hoặc tiếp xúc với
nó, đó là số phối trí (coordination number).

❖ Mỗi ion Na+ trong mạng tinh thể NaCl


được bao quanh bởi sáu ion Cl– có
cùng khoảng cách gần nhất.
→ số phối trí của Na+ trong mạng tinh
thể NaCl là 6.
❖ Mỗi ion Cl– được bao quanh bởi sáu
ion Na+ ở gần nhất.
→ số phối trí của Cl– trong mạng tinh
thể NaCl là 6.

34
Kiểu mạng NaCl lập phương tâm diện

❖ Kiểu mạng NaCl được gọi là mạng lập phương tâm diện do mỗi loại ion tạo thành
một mạng lập phương tâm diện (có các ion ở các đỉnh và tâm của các mặt của hình
lập phương), hai mạng lập phương tâm diện của Na+ và Cl– lồng vào nhau tạo
thành cấu trúc của tinh thể NaCl.
35
Số phối trí của các ion trong mạng tinh thể CsCl

❖Số phối trí của các ion Cs+ và Cl– đều là 8


❖Kiểu mạng này được gọi là mạng lập phương, gồm hai mạng lập phương
của cation và anion lồng vào nhau.

36
Số nguyên tử hay ion trong mỗi ô mạng cơ sở
❖ Vì mỗi ô mạng cơ sở chỉ là một phần của không gian nên các nguyên tử hay ion
trong ô mạng cơ sở thuộc về một hoặc nhiều ô mạng cơ sở kế cận nhau.
❖ Các nguyên tử hay ion ở vị trí khác nhau đóng góp khác nhau vào ô mạng cơ sở
như sau:

Trong lòng ô Trên 1 mặt, Trên 1 cạnh, Trên 1 góc,


mạng cơ sở, 1 1/2 khối cầu 1/4 khối cầu 1/8 khối cầu
khối cầu thuộc về thuộc về ô thuộc về ô thuộc về ô
ô mạng cơ sở mạng cơ sở mạng cơ sở mạng cơ sở

37
Cấu trúc tinh thể của NaCl

38
Số nguyên tử hay ion trong mỗi ô mạng cơ sở của NaCl

• Số ion Na+ trong một ô mạng cơ sở:


(12 cạnh * 1/4 ion/cạnh) + 1 ion (tâm ô mạng) = 4 ion
• Số ion Cl– trong một ô mạng cơ sở:
(8 đỉnh * 1/8 ion/đỉnh) + (6 mặt * 1/2 ion/mặt) = 4 ion
Vậy, có 4 ion Na+ và 4 ion Cl– trong mỗi ô mạng cơ sở NaCl
Tỷ lệ các ion Na+/Cl– trong ô mạng cơ sở là 1/1, phù hợp công thức hợp chất
của natrium chloride là NaCl. 39
Cấu trúc tinh thể của CsCl

40
Số nguyên tử hay ion trong mỗi ô mạng cơ sở của CsCl

• Số ion Cs+ trong một ô mạng cơ sở = 1 ion (ở tâm ô mạng).


• Số ion Cl– trong một ô mạng cơ sở = 8 đỉnh * 1/8 ion/đỉnh = 1 ion.
Vậy, có 1 ion Cs+ và 1 ion Cl– trong mỗi ô mạng cơ sở CsCl.
Tỷ lệ các ion Cs+ /Cl– trong ô mạng cơ sở này là 1/1, phù hợp công thức hóa học
của nó là CsCl.
41
Điện hóa trị

Khái niệm hóa trị dùng trong hợp chất ion là điện hóa
trị, chính là điện tích của ion.

❖ VD: Hóa trị của ion Na+ là +1, Hóa trị của ion Cl– là -1
❖ Từ công thức của hợp chất ion và vị trí của các nguyên tử trong bảng
phân loại tuần hoàn, ta dễ dàng xác định hóa trị ion – hay điện tích của
cation và anion; ngược lại, nếu biết điện tích ion, ta dễ dàng xác định
công thức hóa học của hợp chất.

42
LƯU Ý
❖ Không thể dự đoán cấu trúc tinh thể, số phối trí, số ion trong ô mạng cơ sở từ
công thức hợp chất ion.
❖ Không có “phân tử ion” mà chỉ có “mạng tinh thể ion”
❖ Công thức của hợp chất ion, ví dụ NaCl, CaCl2, BaCO3 v.v… không phải là công
thức phân tử, chúng chỉ nêu lên tỷ lệ giữa các nguyên tử của các nguyên tố tạo
nên hợp chất ion, và được xem là công thức đơn giản nhất của hợp chất ion.

43
5.3. Hợp chất ion và liên kết trong hợp chất ion

5.3.1. Ví dụ về sự tạo thành liên kết ion trong NaCl

5.3.2. Một số tính chất chung của các hợp chất ion

5.3.3. Thành phần của các hợp chất ion và cấu hình electron
của các ion đơn giản

5.3.4. Cấu trúc của hợp chất ion – mạng tinh thể ion

5.3.5. Lực tương tác ion – năng lượng mạng tinh thể ion và
nhiệt độ nóng chảy của hợp chất ion

5.3.6. Các hợp chất ion có tính cộng hóa trị

44
Lực tương tác ion
Lực tương tác ion
K/cách giữa các ion
Điện tích ion
• Trong mạng tinh thể ion, các ion trái dấu hút nhau, các ion cùng dấu đẩy nhau.
• Cường độ của lực tương tác hút – đẩy phụ thuộc vào điện tích ion và khoảng
cách giữa các ion.
• Tác động theo tất cả mọi phương trong không gian phụ thuộc vào vị trí tương đối
của các ion trong mạng tinh thể.
• Không có tính định hướng và không bão hòa.
• Là lực tương tác mạnh
• Để làm nóng chảy hợp chất ion, ta phải cung cấp năng lượng để cắt đứt liên kết
ion trong mạng tinh thể.
• Các hợp chất ion có nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi cao.
45
Năng lượng mạng tinh thể ion và nhiệt độ nóng
chảy của hợp chất ion
❖ Năng lượng mạng tinh thể ion được quy ước là năng lượng phát ra khi tạo thành
1 mol tinh thể ion từ các ion tương ứng ở trạng thái khí. Đó là năng lượng ứng
với quá trình sau:

(5.1)

Quá trình tỏa nhiệt, Năng lượng mạng tinh thể ion Umtt < 0.

❖ Giá trị tuyệt đối của năng lượng mạng tinh thể ion càng lớn thì:
• Lực liên kết ion càng mạnh
• Mạng tinh thể ion càng khó bị phá vỡ
• Hợp chất ion càng có nhiệt độ nóng chảy cao.
46
Tính năng lượng mạng tính thể bằng chu trình thực nghiệm
Chu trình Born – Harber áp dụng cho NaCl –411 kJ

108 kJ 241 kJ

502 kJ –354 kJ

Áp dụng định luật Hess vào chu trình Born – Harber với trạng thái đầu là Na (r) + ½ Cl2 (k),
trạng thái cuối là tinh thể NaCl, ta có:

⟹ 47
Tính toán năng lượng mạng tinh thể bằng lý thuyết
❖ Lực liên kết ion gần như lực tĩnh điện nên biểu thức năng lượng mạng tinh thể ion tỷ lệ
thuận với điện tích của các ion và tỷ lệ nghịch với khoảng cách giữa các ion.

(5.3)

(5.4)

▪ A: hằng số Madelung, đặc trưng cho kiểu mạng tinh thể ion, ví dụ kiểu mạng tinh thể NaCl
và CsCl có các hằng số A khác nhau
▪ No: số Avogadro (6.022 x 10–23 mol–1)
▪ e: đơn vị điện tích (1.602 x 10–19 C)
▪ 𝜀 o: hằng số điện môi trong chân không (8.8543 x 10–12 C2m–1J –1)
▪ Z+ , Z– : là giá trị điện tích ion dương và ion âm, ví dụ, NaCl có Z+ = Z– = 1
▪ r + , r–: bán kính của cation và anion
▪ N: hằng số đặc trưng cho cấu hình electron của ion. 48
Xu hướng thay đổi nhiệt độ nóng chảy của dãy hợp chất ion có
công thức và kiểu mạng tinh thể tương tự nhau

(5.4)

Nhiệt độ nóng chảy của các natrium halogenide:

• Trong dãy trên, các halogenide cùng kiểu mạng tinh thể, và đều có Z+ = Z– = 1 và
bán kính ion dương như nhau.
• Tuy nhiên bán kính ion âm tăng dần, tức là giá trị (r+ + r–) tăng dần
→ Giá trị tuyệt đối của năng lượng mạng tinh thể giảm dần
→ Lực liên kết ion trong dãy tinh thể trên giảm dần
→ Nhiệt độ nóng chảy của các hợp chất trong dãy giảm dần.
49
Xu hướng thay đổi nhiệt độ nóng chảy của dãy hợp chất ion có
công thức và kiểu mạng tinh thể tương tự nhau

NaCl MgO
(5.4)
tonc (oC) 801 2500

• Cùng có kiểu mạng tinh thể NaCl, khoảng cách Na – Cl và Mg – O xấp xỉ nhau
• Tổng bán kính cation và anion của NaCl và MgO xấp xỉ như nhau nên giá trị (r+ + r– )
không ảnh hưởng đáng kể đến năng lượng mạng tinh thể của NaCl và MgO
• Tuy nhiên tích số điện tích ion:
(Z+Z–)NaCl = 1 < (Z+Z–)MgO = 4
→ Giá trị tuyệt đối của năng lượng mạng tinh thể ion của NaCl nhỏ hơn của MgO
→ Tương tác ion trong tinh thể NaCl yếu hơn trong MgO
→ Nhiệt độ nóng chảy của NaCl thấp hơn của MgO.
50
5.3. Hợp chất ion và liên kết trong hợp chất ion

5.3.1. Ví dụ về sự tạo thành liên kết ion trong NaCl

5.3.2. Một số tính chất chung của các hợp chất ion

5.3.3. Thành phần của các hợp chất ion và cấu hình electron
của các ion đơn giản

5.3.4. Cấu trúc của hợp chất ion – mạng tinh thể ion

5.3.5. Lực tương tác ion – năng lượng mạng tinh thể ion và
nhiệt độ nóng chảy của hợp chất ion

5.3.6. Các hợp chất ion có tính cộng hóa trị

51
Các hợp chất ion có tính cộng hóa trị

❖ Các hợp chất có công thức hóa học tương tự như hợp chất ion nhưng
mang nhiều đặc điểm của hợp chất cộng hóa trị thường được gọi là
các hợp chất ion có tính cộng hóa trị. VD:
• AlCl3
• TiCl4
• CrO3

Không thể dùng những khái niệm đơn giản như điện tích ion hay chênh
lệch độ âm điện giữa các nguyên tố hóa học để dự đoán hoặc so sánh tính
ion của các hợp chất trên.
52
Mô hình BIẾN DẠNG ION/PHÂN CỰC ION là gì?
• Mật độ điện tích dương trên nguyên tử dương điện rất cao
• Các electron trên lớp vỏ của nguyên tử âm điện bị hút mạnh về phía nguyên
tử dương điện.

• Làm biến dạng lớp vỏ electron của nguyên tử âm điện


• Làm tăng mật độ electron trên vùng nối nhân của hai nguyên tử
• Làm tăng tính cộng hóa trị, giảm tính ion của liên kết.

Mô hình ion Mô hình biến


thuần túy dạng ion

53
Mô hình BIẾN DẠNG ION/PHÂN CỰC ION xảy ra khi nào?

Cation + Anion −
• Số oxi hóa cao (Al(+3) trong AlCl3 hoặc Cr(+6) trong CrO3) • Kích thước lớn
• Điện tích dương lớn
• Kích thước nhỏ (thường gặp ở các cation của nguyên tố d)
• Có lớp vỏ ngoài cùng nhiều electron:
CH giả khí hiếm > CH phân lớp d chưa đủ e > CH khí hiếm

54
Giải thích xu hướng thay đổi nhiệt độ nóng chảy các oxide của Cr
CrO Cr2O3 CrO3
tonc (oC) 300 2435 197
Số OXH của Cr +2 +3 +6

(5.4)
• CrO và Cr2O3 đều là hợp chất ion với cấu trúc mạng tinh thể khác nhau, nhưng
điện tích ion trong tinh thể CrO nhỏ hơn trong Cr2O3
→ Lực tương tác ion trong CrO yếu hơn
→ Nhiệt độ nóng chảy của CrO khá thấp so với Cr2O3.
• Đối với CrO3, số oxi hóa cao của Cr gây ra hiện tượng biến dạng ion
→ Làm giảm lực tương tác ion trong tinh thể nên CrO3
→ Có nhiệt độ nóng chảy thấp.
• CrO3 có cấu trúc mạch, lk giữa các mạch là lk van der Waals yếu hơn lk CHT. 55
CrO3 có cấu trúc mạch

❖ CrO3 không có cấu trúc


tương tự các hợp chất ion
điển hình mà tinh thể của nó
có cấu trúc mạch

❖ Liên kết giữa các mạch trong


tinh thể CrO3 là liên kết van
der Waals yếu hơn liên kết
cộng hóa trị, nên CrO3 có
nhiệt độ nóng chảy thấp.

56
Giải thích xu hướng thay đổi nhiệt độ nóng chảy các muối Cloride
NaCl KCl AgCl
tonc (oC) 801 770 455
• Bán kính ion của Na+ < Ag+ < K+, và Ag+ (116 < 129 < 152 pm).
• AgCl, NaCl và KCl có cùng kiểu mạng tinh thể, có điện tích ion như nhau, ion Ag+
có bán kính trung gian giữa các ion Na+ và K+, nhưng nhiệt độ nóng chảy của AgCl
thấp hơn NaCl và KCl khá nhiều.
• Na+ và K+ có cấu hình electron khí hiếm.
• Ion Ag+ có với cấu hình giả khí hiếm (18 electron lớp ngoài cùng)
→ Lớp vỏ chứa nhiều electron hơn khí hiếm cũng dễ bị biến dạng ion.
→ Hợp chất AgCl có khá nhiều tính cộng hóa trị.
→ Lực tương tác ion trong mạng tinh thể AgCl yếu đi
→ Nhiệt độ nóng chảy của AgCl thấp hơn NaCl và KCl. 57
Giải thích xu hướng thay đổi nhiệt độ nóng chảy các muối Cloride

FeCl2 FeCl3
tonc (oC) 670 300

(5.4)

• Mặc dù hai hợp chất này không kết tinh trong cùng kiểu mạng tinh thể, nhưng
cation Fe3+ có điện tích lớn hơn và bán kính nhỏ hơn cation Fe2+, nên ion Fe3+
gây biến dạng lớp vỏ electron của anion mạnh hơn.
• Vì vậy hợp chất FeCl3 mang tính cộng hóa trị cao hơn, lực tương tác ion trong
mạng tinh thể của FeCl3 yếu hơn, do đó nhiệt độ nóng chảy của FeCl3 thấp
hơn của FeCl2.
58
LƯU Ý
• Không có ranh giới rõ rệt giữa liên kết ion và liên kết cộng hóa trị.
• Việc đánh giá tính ion của hợp chất qua sai biệt độ âm điện của các nguyên tố
hóa học chỉ mang tính tương đối.
• Khái niệm độ âm điện thay đổi đối với các nguyên tử của một nguyên tố hóa
học như sau: cùng một nguyên tố hóa học, trong hợp chất mà nguyên
tử mang số oxi hóa dương càng cao thì độ âm điện của nguyên tử
đó càng cao.

59
NỘI DUNG
5.1 Khái niệm cơ sở về liên kết hóa học và ba kiểu liên kết hóa học
chính

5.2 Liên kết trong kim loại – thuyết khí quyển electron

5.3. Hợp chất ion và liên kết trong hợp chất ion

5.4. Mô hình liên kết cộng hóa trị đơn giản theo thuyết Lewis

5.5. Cấu trúc không gian của các phân tử cộng hóa trị - Thuyết đẩy
đôi điện tử tầng hóa
trị (VSEPR – Valence Shell Electron Pair Repulsion)

5.6. Hình học phân tử và moment lưỡng cực phân tử

60
LIÊN KẾT HÓA HỌC CƠ BẢN

LK KIM LOẠI LK CỘNG HÓA TRỊ LK ION

PK PK KL PK
KL KL
• Cho electron → ion dương
• Góp chung electron (cation)
• VD: liên kết giữa • VD: liên kết giữa các • Nhận electron → ion âm
các nguyên tử trong nguyên tử trong phân tử (anion)
kim loại như đồng, H2, H2O, CO2, HCl, SiO2, • LK ion được mở rộng thành
sắt, hợp kim thép… LK giữa các ion trái dấu.
• VD: liên kết trong muối ăn
NaCl, đá vôi CaCO3, thuốc
tím KMnO4... là liên kết ion.

61
5.4. Mô hình liên kết cộng hóa trị đơn giản theo thuyết Lewis

5.4.1. Quan điểm của Lewis về sự tạo thành liên kết cộng hóa trị trong phân tử

5.4.2. Biểu diễn công thức phân tử theo Lewis – một số khái niệm cơ bản

5.4.3. Mối liên quan giữa bậc liên kết, độ dài liên kết, và năng lượng của liên kết
cộng hóa trị

5.4.4. Cách viết công thức cấu tạo phân tử

5.4.5. Các phân tử không theo đúng quy tắc bát tử của Lewis

5.4.6. Khái niệm hóa trị và số phối trí trong hợp chất cộng hóa trị và hợp chất ion

62
5.4. Mô hình liên kết cộng hóa trị đơn giản theo thuyết Lewis

5.4.1. Quan điểm của Lewis về sự tạo thành liên kết cộng hóa trị trong phân tử

5.4.2. Biểu diễn công thức phân tử theo Lewis – một số khái niệm cơ bản

5.4.3. Mối liên quan giữa bậc liên kết, độ dài liên kết, và năng lượng của liên kết
cộng hóa trị

5.4.4. Cách viết công thức cấu tạo phân tử

5.4.5. Các phân tử không theo đúng quy tắc bát tử của Lewis

5.4.6. Khái niệm hóa trị và số phối trí trong hợp chất cộng hóa trị và hợp chất ion

63
Quy tắc bát tử (Octet rule)
❖ Trong một phân tử, các nguyên tử có khuynh hướng kết hợp với nhau bằng cách
tạo các liên kết sao cho cấu trúc của chúng đạt được cấu trúc bền vững của khí
hiếm với tám electron (hai electron đối với He) ở lớp ngoài cùng.
❖ Để đạt được cấu hình bền vững của khí hiếm có 2 cách:

Chuyển
electron
Liên kết ion

góp chung
electron
Liên kết
cộng hóa trị

64
Kí hiệu Lewis
❖ Các electron, đặc biệt là các electron ở lớp vỏ điện tử ngoài cùng (hóa trị), đóng
vai trò cơ bản trong liên kết hóa học.
❖ Trong công thức Lewis, mỗi cặp electron được biểu diễn bằng hai chấm, electron
đơn lẻ được biểu diễn bằng một chấm.

IA IIA III IV VA VI VII VIIIA


A A A A

65
Viết kí hiệu Lewis của F, Be2+, Br-


F Be2+ Br

66
Luyện tập viết kí hiệu Lewis
CK/Nhóm
1 2 13 14 15 16 17 18

1 H He

2 Li Be B C N O F Ne

3 Na Mg Al Si P S Cl Ar

4 K Ca Ga Ge As Se Br Kr

5 Rb Sr In Sn Sb Te I Xe

6 Cs Ba Tl Pb Bi Po At Rn

67
Luyện tập viết kí hiệu Lewis
CK/Nhóm
1 2 13 14 15 16 17 18

1 H He

2 Li Be B C N O F Ne

3 Na Mg Al Si P S Cl Ar

4 K Ca Ga Ge As Se Br Kr

5 Rb Sr In Sn Sb Te I Xe

6 Cs Ba Tl Pb Bi Po At Rn

68
Liên kết cộng hóa trị
Liên kết cộng hóa trị là liên kết sinh ra từ các nguyên tử dùng chung điện tử.

69
5.4. Mô hình liên kết cộng hóa trị đơn giản theo thuyết Lewis

5.4.1. Quan điểm của Lewis về sự tạo thành liên kết cộng hóa trị trong phân tử

5.4.2. Biểu diễn công thức phân tử theo Lewis – một số khái niệm cơ bản

5.4.3. Mối liên quan giữa bậc liên kết, độ dài liên kết, và năng lượng của liên kết
cộng hóa trị

5.4.4. Cách viết công thức cấu tạo phân tử

5.4.5. Các phân tử không theo đúng quy tắc bát tử của Lewis

5.4.6. Khái niệm hóa trị và số phối trí trong hợp chất cộng hóa trị và hợp chất ion

70
Biểu diễn công thức phân tử theo Lewis
❖ Trong công thức Lewis:
• Mỗi cặp electron liên kết được biểu diễn bởi hai chấm hoặc một gạch nối
(−) giữa hai nguyên tử.
• Mỗi cặp electron không liên kết được biểu diễn bằng hai chấm nằm trên
nguyên tử đó.
❖ Hình thành liên kết H-H
Một cặp electron dùng chung ứng
với một liên kết cộng hóa trị
→ Liên kết đơn

71
Hình thành liên kết Cl-Cl

Cl

+
Cl Cl Cl

Cl Cl Cl2

72
Hình thành phân tử O2
• Hai nguyên tử O góp chung bốn electron, tạo thành hai liên kết cộng hóa trị và
được gọi là liên kết đôi.
• Hóa trị của các nguyên tử O trong trường hợp này là 2.

O O O O
+
O2

công thức Lewis

• Thực tế các phân tử O2 có tính thuận từ, nghĩa là phân tử O2 có electron độc
thân. → Công thức trên không biểu diễn đúng từ tính của phân tử O2
→ Cần dùng thuyết vân đạo phân tử (MO) ở Chương 6. 73
Hình thành phân tử N2

N
N
+ N N

N N N2
. .
: N. . + : N. . :N N:
liên kết
ba

• Phân tử N2 có sáu electron dùng chung, hay ba liên kết cộng hóa trị.
• Hóa trị của hai nguyên tử N trong phân tử này là 3.
74
Hình thành phân tử CO2

O + C + O O C O

CO2
O C O

:
:
:O C O:

• Nguyên tử C tạo bốn liên kết cộng hóa trị nên hóa trị của nguyên tử
carbon là 4.
75
Hình thành phân tử NH3

H + N + H H N H

H N H H

:
H N H
H H
H
• Trong phân tử NH3, H có hóa trị 1 và N có hóa trị 3, trên nguyên tử N vẫn
còn một cặp electron chưa liên kết.
76
Liên kết cộng hóa trị theo kiểu phối trí
Khi cặp electron liên kết trong liên kết cộng hóa trị do một nguyên tử đóng góp ta
gọi đó là liên kết cộng hóa trị cho – nhận, hay liên kết cộng hóa trị phối trí.

H N H + H H N H

H H

NH3 H+ NH4+

77
Liên kết cộng hóa trị phân cực và không phân cực

Liên kết cộng hóa trị Liên kết cộng hóa trị
không phân cực phân cực
❖ Khi các electron dùng chung phân ❖ Khi các cặp electron dùng chung phân
bố đều giữa hai nguyên tử, liên kết bố không đều giữa hai nguyên tử liên
cộng hóa trị tạo thành là liên kết kết, liên kết cộng hóa trị tạo thành là liên
cộng hóa trị không phân cực. kết cộng hóa trị phân cực.
VD: H2, O2, N2 VD: HCl, CO2

78
79
5.4. Mô hình liên kết cộng hóa trị đơn giản theo thuyết Lewis

5.4.1. Quan điểm của Lewis về sự tạo thành liên kết cộng hóa trị trong phân tử

5.4.2. Biểu diễn công thức phân tử theo Lewis – một số khái niệm cơ bản

5.4.3. Mối liên quan giữa bậc liên kết, độ dài liên kết, và năng lượng của liên kết
cộng hóa trị

5.4.4. Cách viết công thức cấu tạo phân tử

5.4.5. Các phân tử không theo đúng quy tắc bát tử của Lewis

5.4.6. Khái niệm hóa trị và số phối trí trong hợp chất cộng hóa trị và hợp chất ion

80
Bậc liên kết

X X X X Lk bậc ba
Lk bội,
lk có
tính kép
X X X X Lk bậc hai

X X X X Lk bậc một
Bậc Năng Độ bền Kh/cách
liên lượng liên kết giữa các
kết liên kết ng/tử
81
O2 N2

• Liên kết đôi • Liên kết ba


• Phân tử O2 dễ bẻ gãy hơn • Phân tử N2 khó bị bẻ gãy thành
• O2 dễ phản ứng hóa học với rất các nguyên tử hơn phân tử O2
nhiều chất trong tự nhiên. • N2 thực tế khá trơ hóa học.

82
Độ dài liên kết
❖ Độ dài liên kết đối với liên kết cộng hóa trị là khoảng cách giữa hai tâm
nguyên tử liên kết với nhau.
❖ Độ dài trung bình của một số liên kết cộng hóa trị:

83
Độ dài liên kết
X X > X X > X X
• Đối với các cặp nguyên tử tương tự nhau, ta thấy liên kết đơn dài hơn liên kết
đôi, liên kết đôi dài hơn liên kết ba.
• Có thể ước lượng độ dài liên kết đơn bằng cách cộng bán kính cộng hóa trị đơn
của các nguyên tử liên kết với nhau.
• Trong các nhóm nguyên tử tương tự, độ dài liên kết cộng hóa trị tăng theo chiều
tăng kích thước các nguyên tử khi đi từ trên xuống trong bảng phân loại tuần
hoàn.
• Ví dụ, độ dài các liên kết cộng hóa trị H – F, H – Cl, H – Br, và H – I tăng dần.

84
Năng lượng và độ bền của liên kết cộng hóa trị
❖ Phải cung cấp năng lượng để bẻ gãy phân tử thành các nguyên tử

❖ Năng lượng liên kết phụ thuộc vào môi trường chung quanh.
❖ Để thuận tiện cho việc áp dụng, người ta thường dùng năng lượng trung bình của
liên kết cộng hóa trị, là năng lượng cần thiết để bẻ gãy hai nguyên tử liên kết cộng
hóa trị với nhau thành các nguyên tử riêng biệt, tất cả đều ở trạng thái khí.
❖ Năng lượng liên kết cộng hóa trị càng lớn thì liên kết cộng hóa trị càng bền.

85
❖ Bậc liên kết giữa các nguyên tử càng lớn, năng lượng của liên kết càng cao, liên kết
cộng hóa trị càng bền.
❖ Đối với các liên kết tương tự như nhau, bậc liên kết càng cao thì độ dài liên kết
càng ngắn và liên kết càng bền. 86
5.4. Mô hình liên kết cộng hóa trị đơn giản theo thuyết Lewis

5.4.1. Quan điểm của Lewis về sự tạo thành liên kết cộng hóa trị trong phân tử

5.4.2. Biểu diễn công thức phân tử theo Lewis – một số khái niệm cơ bản

5.4.3. Mối liên quan giữa bậc liên kết, độ dài liên kết, và năng lượng của liên kết
cộng hóa trị

5.4.4. Cách viết công thức cấu tạo phân tử

5.4.5. Các phân tử không theo đúng quy tắc bát tử của Lewis

5.4.6. Khái niệm hóa trị và số phối trí trong hợp chất cộng hóa trị và hợp chất ion

87
5.4.4. Cách viết công thức cấu tạo phân tử

5.4.4.1. Các quy tắc chung để viết công thức cấu tạo phân tử

5.4.4.2. Tóm tắt các bước để viết công thức cấu tạo phân tử

5.4.4.3. Điện tích hình thức – tiêu chuẩn để lựa chọn công thức
cấu tạo phân tử hợp lý

5.4.4.4. Công thức cộng hưởng

88
5.4.4. Cách viết công thức cấu tạo phân tử

5.4.4.1. Các quy tắc chung để viết công thức cấu tạo phân tử

5.4.4.2. Tóm tắt các bước để viết công thức cấu tạo phân tử

5.4.4.3. Điện tích hình thức – tiêu chuẩn để lựa chọn công thức
cấu tạo phân tử hợp lý

5.4.4.4. Công thức cộng hưởng

89
Các quy tắc chung để viết công thức cấu tạo phân tử
• Công thức cấu tạo phải biểu diễn đầy đủ số electron hóa trị của phân
tử hay ion.
• Trong hầu hết các trường hợp, các electron trong công thức cấu tạo
đều được xếp thành cặp.
• Trong hầu hết các trường hợp, tất cả các nguyên tử đều phải đạt số
electron của lớp vỏ khí hiếm cùng chu kỳ với nó
• Liên kết đôi và liên kết ba thường gặp nhất ở các nguyên tử C, N, O,
P, và S.

:
H N H
:

:
:O C O:
H

90
5.4.4. Cách viết công thức cấu tạo phân tử

5.4.4.1. Các quy tắc chung để viết công thức cấu tạo phân tử

5.4.4.2. Tóm tắt các bước để viết công thức cấu tạo phân tử

5.4.4.3. Điện tích hình thức – tiêu chuẩn để lựa chọn công thức
cấu tạo phân tử hợp lý

5.4.4.4. Công thức cộng hưởng

91
Bước 1: Xác định tổng số electron hóa trị trong phân tử

• Electron hóa trị là các electron đó có khả năng tham gia liên kết hóa học
với electron của các nguyên tử khác.
• Kinh nghiệm cho thấy electron hóa trị là các electron thuộc lớp ngoài
cùng và phân lớp đang xây dựng.
• Số electron hóa trị được biểu diễn trong công thức cấu tạo phân tử bằng
tổng số electron hóa trị của các nguyên tử nếu phân tử trung hòa điện
• Nếu là ion âm, tổng số electron tăng lên một lượng bằng điện tích ion
• Nếu là ion dương, tổng số electron giảm một lượng bằng điện tích ion.

92
VD: Tổng số electron hóa trị được viết trong công thức cấu tạo
❖ Của phân tử HNO3 là:
Số e hóa trị của HNO3 =

❖ Của ion NH4+ là:


Số e hóa trị của NH4+ =

❖ Của ion CO32- là:


Số e hóa trị của CO32- =

93
Bước 2: Xác định trật tự các nguyên tử trong phân tử
1. Nguyên tử H chỉ tạo được một liên kết cộng hóa trị nên luôn nằm ngoài cùng.
2. Các nguyên tử có độ âm điện cao thường nằm ở vòng ngoài, các nguyên tử nằm ở
vòng ngoài được gọi là nguyên tử biên.
3. Các nguyên tử có độ âm điện thấp hơn thường chiếm vị trí trung tâm
4. Nguyên tử C luôn luôn chiếm vị trí trung tâm.

CO2 O C O

H N H
NH3
H
94
Bước 3: Vẽ khung sườn biểu diễn các nguyên tử liên kết với nhau

Cứ hai nguyên tử kế nhau nối với nhau bằng ít nhất một liên kết cộng
hóa trị (hai electron dùng chung).
o Ví dụ: Khung sườn của phân tử HNO3:

O
H O N O
(5.14)
- Nguyên tử N kém âm điện hơn nguyên tử O nên nguyên tử N chiếm vị trí
trung tâm
- Ba nguyên tử O liên kết chung quanh nguyên tử N
- Phân tử này có tính acid nên nguyên tử H phải liên kết với nguyên tử có độ
âm điện cao là O.
95
Bước 4: Xác định số electron còn lại chưa biểu diễn trên sườn phân tử

Số electron còn lại = Tổng e hóa trị của p.tử − Số e đã dùng ở Bước 3

• Ví dụ: Phân tử HNO3 có 24 electron hóa trị, bước 3 đã dùng trên sườn phân tử 8
electron, vậy số electron còn lại chưa biểu diễn là 24 – 8 = 16 electron.

Tổng electron Đã dùng trên Số electron


HNO3 sườn phân tử chưa biểu diễn
24 8 16

:
:O:
: :

: :
H O N O:
96
Bước 5: Phân bố số electron còn lại vào các nguyên tử biên

• Phân bố số electron còn lại vào các nguyên tử biên sao cho các nguyên tử
biên đạt được cấu hình khí hiếm tương ứng (hai electron đối với hydrogen,
tám electron đối với các nguyên tử khác).
• Nếu vẫn còn dư electron, tiếp tục để các electron đó làm electron không liên
kết trên nguyên tử trung tâm. Để ý rằng lúc này công thức phân tử đã đủ tổng
số electron hóa trị.
• VD: Với phân tử HNO3: phân bổ 16 e còn lại vào O

:
:O:
: :

: :
H O N O: (5.15)

97
Bước 6: Kiểm tra nếu có nguyên tử chưa thỏa quy tắc bát tử và điều chỉnh nếu cần

Kiểm tra lại số electron trên mỗi nguyên tử, nếu nguyên tử nào chưa đủ số
electron của lớp vỏ khí hiếm, chuyển cặp electron chưa liên kết của
nguyên tử kế cận vào thành cặp electron dùng chung (khi đó bậc liên kết
sẽ tăng lên) sao cho tất cả các nguyên tử trong phân tử đều có đủ số
electron thỏa quy tắc bát tử.

Ví dụ: N trong công thức HNO3 (5.15) chỉ có 6 e, để tất cả các nguyên tử trong
phân tử đều đủ electron lớp vỏ khí hiếm, ta chuyển một cặp e chưa liên kết trên
nguyên tử oxy vào dùng chung với N.
:

:O: :O:

: :

: :
: :

: :

H O N O: (5.15) H O N O : (5.16)
98
Tóm tắt viết công thức Lewis của HNO3 qua các bước

Bước Thao tác Kết quả


1 Xác định tổng số electron hóa trị trong phân tử. 1(H) + 5(N) + (3 x 6(O)) = 24 e
2 N kém âm điện hơn chiếm vị trí trung tâm, H ở biên
O
3 Vẽ khung sườn. Số e đã dùng: 8 e (4 liên kết đơn)
H O N O
4 Xác định số electron còn lại chưa biểu diễn trên 24 – 8 = 16
sườn phân tử.

:
5 Phân bố số 16 e còn lại vào các nguyên tử O sao :O:
cho các nguyên tử biên đạt được cấu hình khí hiếm.

: :

: :
H O N O:

6 N chỉ có 6 e→ chưa thỏa quy tắc bát tử, do đó ta :O:


chuyển một cặp e không liên kết của một trong 2

: :

: :
H O N O: 99
nguyên tử O vào để dùng chung.
Viết công thức Lewis của phân tử cyanogen, C2N2 theo từng bước
Bước Thao tác Kết quả
1 Xác định tổng số electron hóa trị trong phân tử. (2 x 4(C)) + (2 x 5(N)) = 18 e
2 C dương điện hơn N nên sẽ nằm ở trung tâm, các
nguyên tử N chiếm vị trí biên. N C C N
3 Vẽ khung sườn. Số e đã dùng: 6 e (3 liên kết đơn)
4 Xác định số electron còn lại chưa biểu diễn trên 18 – 6 = 12
sườn phân tử.
5 Phân bố số e còn lại vào các nguyên tử biên N sao

: :

: :
cho các nguyên tử biên đạt được cấu hình khí hiếm. :N C C N:

6 C chỉ có bốn electron, chưa đủ lớp vỏ bát tử, ta điều

: :

: :
chỉnh các cặp electron không liên kết trên N vào :N C C N:
dùng chung để các nguyên tử C đủ electron. 100
Viết công thức Lewis của ion nitronium, NO2+
Bước Thao tác Kết quả
1 Xác định tổng số electron hóa trị trong phân tử. 5(N) + (2 x 6(O)) – 1(+)= 16 e
2 N dương điện hơn O nên sẽ nằm ở trung tâm, các
+
nguyên tử O chiếm vị trí biên. O N O
3 Vẽ khung sườn.
4 Xác định số electron còn lại chưa biểu diễn trên 16 – 4 = 12
sườn phân tử.
5 Phân bố 12 e còn lại vào 2 nguyên tử O ở biên +

: :

: :
:O N O:

6 Sau bước 5, O chỉ có bốn electron, chưa đủ lớp vỏ +

: :

: :
O N O
bát tử, chuyển 2 cặp e không liên kết trên N vào
hay
dùng chung để các nguyên tử O đủ electron. +

:
:O N O: 101

:
Trường hợp có thể viết nhiều công thức thỏa quy tắc bát
tử, công thức nào là tốt nhất?
+ +

:
:

:
O N O (5.23) hay : O N O: (5.24) ?

:
:

:
→ Công thức tốt nhất là công thức mô tả đúng nhất (hoặc gần
đúng nhất) các tính chất của phân tử trong thực tế.
+

:
O N O
:

:
→ Lựa chọn công thức Lewis tốt nhất dựa trên điện tích
hình thức và các quy tắc.
102
5.4.4. Cách viết công thức cấu tạo phân tử

5.4.4.1. Các quy tắc chung để viết công thức cấu tạo phân tử

5.4.4.2. Tóm tắt các bước để viết công thức cấu tạo phân tử

5.4.4.3. Điện tích hình thức – tiêu chuẩn để lựa chọn công thức
cấu tạo phân tử hợp lý

5.4.4.4. Công thức cộng hưởng

103
Khái niệm điện tích hình thức
❖ Điện tích hình thức trên mỗi nguyên tử trong phân tử cộng hóa trị bằng số electron
hóa trị của nguyên tử trước khi tạo liên kết trừ đi tổng số electron không liên kết
trên nguyên tử đó và 1/2 số electron nguyên tử đó liên kết với các nguyên tử khác
trong công thức Lewis.

Điện tích 1
= Số electron hóa trị − (Số electron không liên kết + Số electron liên kết)
hình thức 2

❖ Tổng điện tích hình thức của các nguyên tử trong phân tử hay ion luôn bằng điện
tích của phân tử (bằng không) hay điện tích của ion.
❖ Điện tích hình thức của các nguyên tử thường được viết trong dấu ngoặc đơn hoặc
trong vòng tròn ngay cạnh ký hiệu nguyên tử trong công thức cấu tạo.
104
Xác định điện tích hình thức
+

: :

: :
O N O (5.23)
VD:
• Điện tích hình thức trên mỗi nguyên tử O:
1
6 – 4 (electron không liên kết) – ( × 4 (electron liên kết)) = 0
2

• Điện tích hình thức trên nguyên tử N là:


1
5– ( × 8 (electron liên kết)) = +1
2

• Tổng điện tích hình thức của ba nguyên tử trong công thức cấu tạo (5.23) là +1,
bằng với điện tích của ion nitronium.

(+1) +
: :
: :

O N O (5.25)

105
Xác định điện tích hình thức
+

: :
: O N O: (5.24)
VD:
• Điện tích hình thức trên mỗi nguyên tử O thứ nhất:
1
6 – 2 (electron không liên kết) – ( × 6 (electron liên kết)) = +1
2
• Điện tích hình thức trên mỗi nguyên tử O thứ hai:
1
6 – 6 (electron không liên kết) – ( × 2 (electron liên kết)) = -1
2
• Điện tích hình thức trên nguyên tử N là:
1
5 – ( × 8 (electron liên kết)) = +1
2

+1 +1 -1
+
: :
: O N O: (5.26)

106
Hai công thức cấu tạo (5.23) và (5.24) của ion nitronium có
điện tích hình thức khác nhau

+1 +1 -1
+1
+ +
: :
: :

: :
Chọn O N O (5.25) hay : O N O: (5.26) ?

→ Dựa vào các quy tắc để lựa chọn

107
Quy luật lựa chọn công thức cấu tạo gần với tính chất của phân tử nhất

1. Công thức ứng với các nguyên tử có điện tích hình thức gần 0 (không) nhất.
2. Công thức có điện tích hình thức âm nằm trên các nguyên tử có độ âm điện cao,
điện tích hình thức dương nằm trên các nguyên tử có độ âm điện thấp.
3. Công thức có các điện tích hình thức cùng dấu không nằm trên các nguyên tử
kế cận nhau.
+1 +1 +1 -1
: : + +
: :

: :
O N O : O N O:
Hai O mang điện tích 0,
Hai O mang điện tích +1 và -1
Một N mang điện tích +1
Một N mang điện tích +1
→ Điện tích hình thức gần 0 hơn
→ CÔNG THỨC HỢP LÝ 108
109
5.4.4. Cách viết công thức cấu tạo phân tử

5.4.4.1. Các quy tắc chung để viết công thức cấu tạo phân tử

5.4.4.2. Tóm tắt các bước để viết công thức cấu tạo phân tử

5.4.4.3. Điện tích hình thức – tiêu chuẩn để lựa chọn công thức
cấu tạo phân tử hợp lý

5.4.4.4. Công thức cộng hưởng

110
Công thức Lewis của BF3
Bước Thao tác Kết quả
1 Xác định tổng số electron hóa trị trong phân tử. 3(B) + (3 x 7(F)) = 24 e
F
2 F có độ âm điện cao nên chiếm vị trí biên.
B
3 Vẽ khung sườn. F F
4 Xác định số electron còn lại chưa biểu diễn trên 24 – 6 = 18
sườn phân tử.
5 Phân bố số e còn lại vào các nguyên tử biên sao
cho các nguyên tử biên đạt được cấu hình khí hiếm. (5.20)

6 B chỉ có 6 electron, do đó ta có thể chuyển một cặp


(5.21)
electron không liên kết của một trong ba nguyên tử
F vào để dùng chung.
111
Công thức Lewis thông thường của BF3 không phù hợp với thực tế

Công thức Lewis Thực tế


• Ba liên kết B – F không giống • Ba liên kết B – F có độ dài liên kết
nhau. bằng nhau trong phân tử BF3.
• Góc liên kết là 120o
(5.21)

• Ba liên kết B – F là liên kết đơn • Độ dài liên kết B – F trong phân tử
BF3 hơi ngắn hơn trong ion BF4–
(5.20)
→ Các liên kết B – F trong phân tử BF3
không hoàn toàn là liên kết đơn.

Công thức cấu tạo (5.20) và (5.21) không thích hợp cho phân tử BF3. 112
Công thức cộng hưởng
❖ Biểu diễn phân tử BF3 bằng ba công thức cộng hưởng:

✓ Ba liên kết bằng nhau


(5.28)
✓Có tính liên kết kép

❖ Cấu tạo của phân tử BF3 là trung bình của ba công thức cộng hưởng trong (5.28).
❖ Phân tử BF3 có 4 cặp electron liên kết trên 3 liên kết B – F
→ Mỗi nối B – F trong phân tử có bậc nối trung bình là 4 ÷ 3 = 1.33
→ Phù hợp với dữ liệu thực nghiệm thấy rằng chiều dài liên kết B – F trong phân tử
BF3 ngắn hơn liên kết đơn trong ion BF4– .

113
LƯU Ý
❑ Mũi tên hai chiều được đặt giữa các công thức cộng hưởng
❑ Các nguyên tử trong các công thức cộng hưởng được giữ nguyên vị trí, chỉ
có cặp electron liên kết và các electron không liên kết thay đổi vị trí giữa các
công thức cộng hưởng.

(5.28)

114
Các công thức cộng hưởng của phân tử O3

• Có 3 cặp electron liên kết trên 2 nối O – O


• Có thể coi các liên kết O – O trong phân tử O3 có bậc liên kết trung bình là:
3/2 = 1.5
→ Phù hợp với dữ liệu thực nghiệm cho thấy hai liên kết O – O trong phân tử
ozone có độ dài bằng nhau (128 pm) và hơi dài hơn liên kết đôi O = O trong
phân tử O2 (121 pm)

(5.29)

115
Các công thức cộng hưởng của ion NO3–

Bậc liên kết trung bình của liên kết N – O trong ion NO3– là:
4/3 = 1.33

(5.30)

116
Các công thức cộng hưởng của ion CO32-

Độ dài các liên kết C-O trong CO32- thực tế là bằng nhau.

117
Các công thức cộng hưởng của ion SO42-

Độ dài các liên kết S-O trong SO42- thực tế là bằng nhau.

118
Viết công thức cộng hưởng cho O3 , BCl3 , NO3-

119
5.4. Mô hình liên kết cộng hóa trị đơn giản theo thuyết Lewis

5.4.1. Quan điểm của Lewis về sự tạo thành liên kết cộng hóa trị trong phân tử

5.4.2. Biểu diễn công thức phân tử theo Lewis – một số khái niệm cơ bản

5.4.3. Mối liên quan giữa bậc liên kết, độ dài liên kết, và năng lượng của liên kết
cộng hóa trị

5.4.4. Cách viết công thức cấu tạo phân tử

5.4.5. Các phân tử không theo đúng quy tắc bát tử của Lewis

5.4.6. Khái niệm hóa trị và số phối trí trong hợp chất cộng hóa trị và hợp chất ion

120
5.4.5. Các phân tử không theo đúng quy tắc bát tử của Lewis

5.4.5.1. Các phân tử có số electron hóa trị là số lẻ

5.4.5.2. Các phân tử thiếu electron

5.4.5.3. Các nguyên tử tạo liên kết với số electron nhiều hơn lớp
vỏ khí hiếm

121
5.4.5. Các phân tử không theo đúng quy tắc bát tử của Lewis

5.4.5.1. Các phân tử có số electron hóa trị là số lẻ

5.4.5.2. Các phân tử thiếu electron

5.4.5.3. Các nguyên tử tạo liên kết với số electron nhiều hơn lớp
vỏ khí hiếm

122
Công thức Lewis của NO

Bước Thao tác Kết quả


1 Xác định tổng số electron hóa trị trong phân tử. 5 + 6 ) = 11 e → số lẻ
(N) (O)

2,3 Vẽ khung sườn. Dùng 2 e (1 lk đơn)


O N
Số electron còn lại chưa biểu diễn trên sườn
4
11 – 2 = 9
phân tử = 9 là số lẻ → Cần có 1 electron đứng
1 mình (gọi là ion lẻ)

:
.
.
Phân bố 9 e còn lại vào nguyên tử O và N. Có

:
5
:O N :O N
2 lựa chọn vị trí của electron lẻ: trên O hoặc

:
:

:
:
trên N.

:
.
6 O và N chưa đủ lớp vỏ bát tử, điều 1cặp e

. :
:
O N O N

:
không liên vào dùng chung

:
123

:
Công thức Lewis của NO

Bước Thao tác Kết quả


7 Tính điện tích hình thức của
+1 -1

:
. :
nguyên tử trong 2 công thức
O N

:
.
:
O N

:
Điện tích hình thức =0

:
Biểu diễn tốt hơn cho
phân tử NO.

❖Các phân tử có electron lẻ có tính thuận từ.

124
Các gốc tự do có số electron hóa trị là số lẻ

• Các gốc tự do này có hoạt tính hóa học cao do sự có mặt của
các electron độc thân.
• Chúng tham gia vào nhiều phản ứng quang hóa, và được cho
rằng có thể tác động đến DNA, gây ung thư cho con người.

125
5.4.5. Các phân tử không theo đúng quy tắc bát tử của Lewis

5.4.5.1. Các phân tử có số electron hóa trị là số lẻ

5.4.5.2. Các phân tử thiếu electron

5.4.5.3. Các nguyên tử tạo liên kết với số electron nhiều hơn lớp
vỏ khí hiếm

126
Xem BF3 như phân tử thiếu electron

• BF3 có thể xử sự như là một phân tử


thiếu electron (5.32)
→ Nhận thêm cặp electron của ion F– để
tạo thành ion BF4-

• Không thể dễ dàng biểu diễn phân tử BF3 vừa có tính thiếu
electron, vừa có tính liên kết bội.
(5.21)
• Khi nhấn mạnh độ dài liên kết và tính ổn định của phân tử
BF3, người ta biểu diễn phân tử BF3 như công thức:

• Khi nhấn mạnh tính thiếu electron của phân tử (sau này sẽ
(5.20)
gọi là tính acid Lewis), người ta có thể dùng công thức:
127
Biểu diễn BF3 tùy trường hợp

❖ Khi nhấn mạnh độ dài liên kết ❖ Khi nhấn mạnh tính thiếu
và tính ổn định của phân tử electron của phân tử (sau này
BF3 sẽ gọi là tính acid Lewis)

(5.21) (5.20)

128
Các hợp chất của B, Be, Al là những hợp chất thiếu electron
thường gặp nhất

AlCl3

o Phân tử Al2Cl6 ở trạng thái hơi có thể xem là dạng dimer của hai phân tử
AlCl3.
o Phân tử AlCl3 thiếu electron nên dimer hóa thành Al2Cl6 để đủ electron lớp
vỏ khí hiếm.
129
BH3

o Phân tử borane, BH3 có ba nguyên tử H liên kết với nguyên tử B có ba


electron hóa trị, do đó nó là phân tử thiếu electron, rất hoạt động hóa học và
chỉ tồn tại trong khoảng điều kiện rất hẹp.
o Tuy nhiên dạng dimer của borane là diborane (B2H6) khá bền.
o Nguyên tử H chỉ nối với một nguyên tử B nằm trên mặt phẳng vuông góc với
mặt phẳng tạo bởi hai nguyên tử B và hai nguyên tử H cầu nối.
130
5.4.5. Các phân tử không theo đúng quy tắc bát tử của Lewis

5.4.5.1. Các phân tử có số electron hóa trị là số lẻ

5.4.5.2. Các phân tử thiếu electron

5.4.5.3. Các nguyên tử tạo liên kết với số electron nhiều hơn lớp
vỏ khí hiếm

131
“Công thức Lewis với lớp vỏ electron hóa trị mở rộng”

SF6 PCl5
❑ Sáu nguyên tử F liên kết trực tiếp với ❑ Năm nguyên tử Cl liên kết trực tiếp
nguyên tử trung tâm S. với nguyên tử P.

Nguyên tử trung
Nguyên tử trung tâm P có 10 e
tâm S có 12 e bao quanh
bao quanh

132
Các nguyên tử tạo liên kết với số electron nhiều hơn lớp
vỏ khí hiếm

133
Giải thích khả năng tạo “Công thức Lewis với lớp vỏ e hóa trị mở rộng”
của các nguyên tô thuộc chu kì ≥3
❖ Nguyên tố thuộc chu kỳ 3 (P, S, Cl)
→ Có các orbital 3d trống có năng lượng xấp xỉ 3s và 3p
→ Electron hóa trị ở 3s và 3p có thể được kích thích lên các orbital 3d để tạo
được nhiều hơn bốn liên kết cộng hóa trị.
3s 3p 3d
P (Z=15): [Ne] 3s2 3p3 ↑ ↑ ↑ ↑ ↑

S (Z=16): [Ne] 3s2 3p4 ↑ ↑ ↑ ↑ ↑ ↑

Cl (Z=17): [Ne] 3s2 3p5 ↑ ↑ ↑ ↑ ↑ ↑ ↑

❖ Giải thích tương tự cho các nguyên tố thuộc chu kì lớn hơn 3.
134
Lưu ý
❖ Các nguyên tử thuộc chu kỳ 2 như C, N, O không có vân đạo hóa trị
“2d”
→ Orbital trống 3s của nó có năng lượng khá cao so với các orbital
hóa trị 2s và 2p
→ Không thể có sự mở rộng lớp electron hóa trị tương tự các
nguyên tử chu kì kỳ 3
→ Các nguyên tố chu kỳ 2 tuân theo chính xác qui tắc Lewis.
→ Có cộng hóa trị tối đa là 4.

135
Viết công thức Lewis của SO42-

Bước Thao tác Kết quả


1 Tổng số electron hóa trị 6(S) + 4 x 6(O) + 2(2-) = 32 e
3 • S dương điện hơn→ trung tâm O 2−
• O âm điện → biên
O S O
• Vẽ khung sườn.
O
• Đã dùng 8 e (4 lk đơn)
4 Số electron chưa biểu diễn 32 – 8 = 24
2−

:
5 Phân bố 24 e chưa biểu diễn vào :O:
nguyên tử biên.

: :

: :
:O S O:
: O: (5.37a)

:
136
Viết công thức Lewis của SO42-

Bước Thao tác Kết quả


6 Tính điện tích hình thức. -1 2−

:
:O:
Đã tuân theo đúng luật bát tử, nhưng các nguyên -1 +2

: :

: :
tử trong ion SO4 2– đều có điện tích hình thức khá
:O S O: -1

cao. : O : -1

:
7 Cách viết khác 2−
:O:
S thuộc CK3, có thể tạo công thức lewis với lớp -1

: :

: :
vỏ electron hóa trị mở rộng.
:O S O: -1

→ Đưa hai cặp e không liên kết trên hai nguyên : O:


tử O vào dùng chung để tạo hai liên kết đôi S = O. (5.37a)

→ Giảm điện tích hình thức trên từng nguyên tử.


137
Viết công thức Lewis của SO42-

Bước Thao tác Kết quả


8 Viết các
2− 2− 2−
cộng thức :O: :O: -1
:O:
-1 -1

: :

: :
: :

: :
:O

: :
O:

: :
cộng :O S O: -1 :O S O: -1 S -1

hưởng :O: :O: :O:


(nếu có)

Bốn liên kết S – O trong ion SO42– đều bằng nhau và


Phân tử H2SO4 bằng 149 pm
→ Độ dài trung gian giữa hai độ dài của các liên kết S – O
và S = O trong phân tử H2SO4.
→ Chứng tỏ có sự cộng hưởng trong ion SO42–
→ Liên kết S – O trong ion SO42– có tính kép
→ Công thức cấu tạo với lớp electron hóa trị mở rộng phù
hợp cho ion SO42– .
138
Viết công thức Lewis của H2O
Bước Thao tác Kết quả
1 Tổng số electron hóa trị 2 x 1(H) + 6(O) = 8 e
2,3 • H luôn nằm ở biên
• O → trung tâm H O H
• Vẽ khung sườn.
4 Số electron còn lại 8–4=4
5 Phân bố 4 e còn lại vào O để đạt quy tắc bát tử. (Trong

: :
H O H
trường hợp này, H là nguyên tử biên, theo các bươc
thông thường thì phân bổ số e còn lại vào nguyên tử H,
nhưng do H đã tạo 1 liên kết và đã đạt cấu hình khí
hiếm nên ta không phân bố electron còn lại vào H. Thay
vào đó ta phân bổ 4 e còn lại vào O. 139
Viết công thức Lewis của H2O
Bước Thao tác Kết quả
6 Sau bước 5 thì H và O đều thỏa quy tắc
bát tử. Điện tích hình thức của các

: :
H O H
nguyên tử thành phần bằng 0. Nên ta
không cần điều chỉnh gì thêm

7 Viết kết quả cuối cùng

: :
H O H

140
5.4. Mô hình liên kết cộng hóa trị đơn giản theo thuyết Lewis

5.4.1. Quan điểm của Lewis về sự tạo thành liên kết cộng hóa trị trong phân tử

5.4.2. Biểu diễn công thức phân tử theo Lewis – một số khái niệm cơ bản

5.4.3. Mối liên quan giữa bậc liên kết, độ dài liên kết, và năng lượng của liên kết
cộng hóa trị

5.4.4. Cách viết công thức cấu tạo phân tử

5.4.5. Các phân tử không theo đúng quy tắc bát tử của Lewis

5.4.6. Khái niệm hóa trị và số phối trí trong hợp chất cộng hóa trị và hợp chất ion

141
Hóa trị

Hợp chất ion Hợp chất cộng hóa trị


❖ Hóa trị là điện hóa trị ❖ Hóa trị là cộng hóa trị
❖ Hóa trị là điện tích ion. ❖ Hóa trị là số liên kết cộng hóa trị mà
một nguyên tử liên kết với các nguyên
tử khác trong phân tử (hoặc trong mạng
tinh thể nguyên tử, sẽ đề cập sau).

❖ Xác định được điện hóa trị của các ion ❖ Phải viết công thức cấu tạo phân tử của
nếu biết công thức hợp chất ion và vị trí hợp chất mới xác định được hóa trị của
của các nguyên tử trong bảng phân loại các nguyên tử.
tuần hoàn.

142
Ví dụ hóa trị trong hợp chất cộng hóa trị

Công thức Cộng hóa trị


O2 O hóa trị 2
NH3 N hóa trị 3 H hóa trị 1
HNO3, NH4+ N hóa trị 4 H hóa trị 1
H2S S hóa trị 2 H hóa trị 1
H2SO4 S hóa trị 6 H hóa trị 1
SF6 S hóa trị 6
CO C hóa trị 3
CO2 C hóa trị 4

143
Số phối trí

Hợp chất ion Hợp chất cộng hóa trị

❖ Số phối trí của một ion là số ❖ Số phối trí trong hợp chất cộng hóa trị
nguyên tử lân cận hoặc tiếp xúc là số nguyên tử trực tiếp liên kết với
với ion đó. một nguyên tử nào đó trong phân tử.

❖ Không thể dự đoán số phối trí ❖ Trong nhiều trường hợp, có thể biết số
của các ion trong hợp chất ion phối trí của các nguyên tử từ công
nếu chỉ biết công thức của hợp thức hợp chất.
chất. ❖ Thường chỉ quan tâm đến số phối trí
của nguyên tử trung tâm trong phân
tử.
144
Ví dụ số phối trí trọng hợp chất cộng hóa trị

Công thức Số phối trí


CH4 Số phối trí của C: 4
H2O Số phối trí của O: 2
NH3 Số phối trí của N: 3
HNO3 Số phối trí của N: 3
SF6 Số phối trí của S: 6
H2SO4 Số phối trí của S: 4

Đối với hợp chất cộng hóa trị, số phối trí luôn luôn nhỏ hơn
hoặc bằng hóa trị của nguyên tử.
145
Về nhà làm bài tập:

Phần tự luận:
Phần 3. Liên kết hóa học
từ câu 1-5, câu 6 (viết CT Lewis), 8, 10, 11,12, 13.

Phần trắc nghiệm:


Phần 2. Liên kết hóa học-Trạng thái tập hợp- Dung dịch
Câu 61-74

146

You might also like