You are on page 1of 3

Hocmai.

vn – Học chủ động - Sống tích cực Khóa học Học tốt Hoá học 10

LIÊN KẾT HOÁ HỌC

I. KHÁI NIỆM LIÊN KẾT HÓA HỌC


1. Liên kết hóa học là sự kết hợp giữa các nguyên tử tạo thành phân tử hay tinh thể bền vững hơn.
2. Quy tắc bát tử (8 electron): Theo quy tắc bát tử thì nguyên tử của các nguyên tố có khuynh
hướng liên kết với các nguyên tử khác để đạt được cấu hình electron vững bền của các khí hiếm với
lớp ngoài cùng có 8 electron (hoặc 2 đối với heli )

II. LIÊN KẾT ION


1. Khái niệm: Liên kết ion là liên kết hoá học hình thành do lực hút tĩnh điện giữa các ion trái dấu.
2. Sự hình thành liên kết ion:
a. Sự hình thành cation, anion:
- Sự hình thành ion dương (cation): M  M n   ne
Ví dụ: Li+ (cation liti), Mg2+ (cation magie) …
- Sự hình thành ion âm (anion): X  ne  X n 
Tên gọi ion âm theo gốc axit: VD: Cl- anion clo rua. S2- anion sun fua….( trừ anion oxit O2-).
Phân loại ion
Ion đơn nguyên tử: là những ion được tạo Ion đa nguyên tử: là những ion được tạo
nên từ 1 ngtử: Li+, Na+, Cl-, S2-, … nên từ 2 hay nhiều ngtử: NH4+, OH-, SO42-
,…
b. Sự hình thành liên kết ion:
Sơ đồ hình thành liên kết trong phân tử NaCl:
Na  1e  Na   +
 Na + Cl  NaCl
-
Cl  1e  Cl  
3. Dấu hiệu nhận biết liên kết ion: Xảy ra ở các kim loại điển hình và phi kim điển hình

III. LIÊN KẾT CỘNG HÓA TRỊ


1.Định nghĩa:
Liên kết cộng hóa trị là liên kết được hình thành giữa 2 nguyên tử bằng một hay nhiều cặp electron
chung.
Mỗi cặp e chung tạo thành 1 liên kết cộng hoá trị, được biểu diễn bằng 1 gạch ngang ().

Ví dụ:  N   N   N  N
Ví dụ: H-H, H-Cl, …
2.Phân loại liên kết cộng hoá trị
a.Dựa trên số cặp e dùng chung: liên kết cộng hoá trị gồm 3 loại với độ bền sắp theo thứ tự sau:
liên kết đơn < liên kết đôi < liên kết ba
b.Dựa trên bản chất nguyên tử tạo liên kết: liên kết cộng hoá trị chia thành 2 loại:

Hệ thống giáo dục HOCMAI Tổng đài tư vấn: 1900 6933 - Trang | 1
Hocmai.vn – Học chủ động - Sống tích cực Khóa học Học tốt Hoá học 10

+Lk cộng hoá trị không cực: là liên kết cộng hoá trị trong đó các cặp e chung không bị hút lệch về
phía ngtử nào, liên kết này được hình thành giữa 2 nguyên tử phi kim giống nhau hoàn toàn (hình thành
ptử đơn chất) VD: H2, N2, Cl2, O2,…
+Lk cộng hoá trị có cực (liên kết cộng hoá trị phân cực): là liên kết cộng hoá trị trong đó cặp e chung
bị lệch về phía ngtử có độ âm điện lớn hơn, liên kết này được hình thành giữa 2 nguyên tử phi kim
khác nhau (sự hình thành ptử hợp chất). VD: HCl, H2S, H2O,…
3. Dấu hiệu nhận biết liên kết cộng hoá trị: Các nguyên tử giống nhau hay gần giống nhau về bản
chất (thường là những nguyên tố phi kim nhóm IVA, VA, VIA, VIIA)
4. Độ âm điện và liên kết hóa học :
Có thể dựa vào hiệu độ âm điện (  ) để xác định loại liên kết:
 Loại liên kết
0   < 0,4 Lk cộng hoá trị không cực
0,4   < 1,7 LK cộng hoá trị có cực
  1,7 Lk ion

VD: * Trong ptử NaCl,  = 2,23  liên kết ion.


* Trong ptử HCl,  = 0,96  liên kết cộng hoá trị có cực.
* Trong ptử H2,  = 0  liên kết cộng hoá trị không cực.

IV. SO SÁNH LIÊN KẾT ION VÀ LIÊN KẾT CỘNG HÓA TRỊ
1) Giống nhau: Liên kết ion và liên kết cộng hoá trị alike về nguyên nhân hình thành liên kết. Các
nguyên tử liên kết với nhau tạo thành phân tử để có cấu hình electron bền vững của khí hiếm.
2) Khác nhau:Liên kết ion và LK cộng hoá trị khác nhau về bản chất liên kết và điều kiện liên kết:
Loại liên kết Liên kết ion Liên kết cộng hóa trị

Là liên kết được hình thành bởi Là liên kết được tạo nên giữa hai nguyên tử
Định nghĩa lực hút tĩnh điện giữa các ion bằng những cặp electron chung.
mang điện tích trái dấu.
Bản chất của Là lực hút tĩnh điện giữa các Là sự dùng chung các electron
liên kết ion mang điện tích trái dấu
Xảy ra giữa những nguyên tố Xảy ra giữa hai nguyên tố giống nhau hoặc
khác hẳn nhau về bản chất hóa gần giống nhau về bản chất hóa học (thường
Điều kiện liên
học (thường xảy ra giữa kim xảy ra với các nguyên tố phi kim nhóm 4, 5,
kết
loại điển hình và phi kim điển 6, 7)
hình)
Hiệu số độ âm 0 ≤ ∆ < 0,4 0,4 ≤ ∆ < 1,7
∆ ≥ 1,7 Liên kết có cực
điện (∆) Liên kết không cực

Đặc tính Rất bền Bền

Hệ thống giáo dục HOCMAI Tổng đài tư vấn: 1900 6933 - Trang | 2
Hocmai.vn – Học chủ động - Sống tích cực Khóa học Học tốt Hoá học 10

V. HOÁ TRỊ VÀ SỐ OXI HOÁ


HÓA TRỊ
1. Hóa trị trong hợp chất ion
Trong các hợp chất ion , hóa trị của 1 nguyên tố bằng điện tích của ion và được gọi là điện hóa trị
của nguyên tố đó
VD:Trong hợp chất NaCl , Na có điện hóa trị 1+ và Cl có điện hóa trị 1– . Trong hợp chất CaF2, Ca
có điện hóa trị 2+ và F có điện hóa trị 1–
2. Hóa trị trong hợp chất cộng hóa trị
Quy tắc : Trong các hợp chất cộng hóa trị, hóa trị của 1 nguyên tố được xác định bằng số liên kết
cộng hóa trị của nguyên tử nguyên tố đó trong phân tử và được gọi là cộng hóa trị của nguyên tố đó
VD: Hoá trị các nguyên tố trong phân tử nước và metan
- Trong H2O : Nguyên tố H có cộng hóa trị 1 , nguyên tố O có cộng hóa trị 2
- Trong CH4 : Nguyên tố C có cộng hóa trị hóa trị 4 , nguyên tố H có cộng hóa trị 1
SỐ OXI HÓA
1. Khái niệm
số oxi hóa của 1 nguyên tố trong phân tử là điện tích của nguyên tử nguyên tố đó trong phân tử , nếu
giả định rằng mọi liên kết trong phân tử đều là liên kết ion
2/ Các quy tắc xác định số oxi hoá
Quy tắc 1 : số oxi hoá của các nguyên tố trong các đơn chất bằng không
Quy tắc 2 : Trong 1 phân tử, tổng số số oxi hoá của các nguyên tố bằng 0
Quy tắc 3 : số oxi hoá của các ion đơn nguyên tử bằng điện tích của ion đó . Trong ion đa nguyên tử
, tổng số số oxi hoá của các nguyên tố bằng điện tích của ion
Quy tắc 4 : Trong hầu hết các hợp chất, số oxi hoá của H bằng +1 , trừ 1 số trường hợp như hidru,
kim loại (NaH , CaH2 ….) . số oxi hoá của O bằng –2 trừ trường hợp OF2 , peoxit (chẳng hạn H2O2 ,
…)

Hệ thống giáo dục HOCMAI Tổng đài tư vấn: 1900 6933 - Trang | 3

You might also like