You are on page 1of 122

TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC ÑAØ LAÏT

KHOA HOÙA HOÏC VAØ MOÂI TRÖÔØNG

ThS. Nguyễn Hải Hà

GIÁO TRÌNH

HOÙA ÑAÏI CÖÔNG


Daønh cho sinh vieân ngaønh Hoùa Dược

(Löu haønh noäi boä)

Ñaø Laït 2022


Giáo trình Hóa Đại cương

LỜI NÓI ĐẦU


Giáo trình học phần: Hóa học đại cương là tài liệu giảng dạy, với mục đích
truyền đạt cho sinh viên:
- Thuyết cấu tạo chất
- Cơ sở lý thuyết các quá trình hóa học
Đây là những kiến thức nền tảng, cơ bản giúp học viên tiếp tục nắm bắt, hiểu
được các kiến thức chuyên sâu của ngành học. Tuy nhiên ở đây chỉ giới thiệu các vấn
đề một cách vắn tắt, học viên nên: dự giờ đầy đủ, tham khảo thêm nhiều tài liệu và làm
nhiều bài tập ứng dụng thì mới thu được nhiều kết quả tốt.
Chắc rằng tập giáo trình này không thể tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong
các đồng nghiệp góp ý, xây dựng.

2
Giáo trình Hóa Đại cương

CHƯƠNG I: THUYẾT CẤU TẠO CHẤT

I.1. Thuyết Nguyên tử - Phân tử


 Thuyết hạt cấu tạo chất (Lomonoxov – 1741)
Đây là tiền thân của thuyết nguyên tử - phân tử, gồm hai nội dung:
(1) Tất cả các chất đều được cấu tạo từ các phần tử nhỏ bé “không nhận biết
được”, không chia cắt đươc về phương diện lý học và có khả năng móc nối
tương hỗ.
Lomonoxov phân biệt hai loại phần tử:
 Loại nhỏ hơn gọi là nguyên tố.
 Loại lớn hơn gọi là hạt – Đa số chất được tạo thành bởi các hạt, vì vậy thuyết
của lomonoxov được gọi là: Thuyết hạt cấu tạo chất.
(2) Các hạt chuyển động theo các định luật cơ học – không có chuyển động các
hạt không thể va chạm vào nhau hoặc tác dụng với nhau và biến đổi.
Thuyết của Lomonoxov đã trải qua sự kiểm tra về mọi mặt và được đánh giá:
Nhìn chung là đúng đắn. Tuy nhiên, thuyết còn những điểm hạn chế: cho rằng các
phần tử cấu tạo chất không chia cắt được về phương diện lý học và chuyển động theo
các định luật cơ học.
 Thuyết nguyên tử - phân tử.
Ngày nay người ta gọi hai loại phần tử cấu tạo chất là:
 Nguyên tử: loại nhỏ hơn
 Phân tử: loại lớn hơn
Và thuyết cấu tạo chất được gọi là thuyết nguyên tử - phân tử với hai nội dung:
(1) Tất cả các chất đều được cấu tạo từ các phần tử nhỏ bé “không nhận biết
được”, có khả năng móc nối tương hỗ.
(2) Các phần tử chuyển động không ngừng theo các quy luật của thế giới vi mô
(lý thuyết cơ học lương tử)
Từ thuyết nguyên tử - phân tử, người ta phát biểu tính gián đoạn (tính không
liên tục) của chất: Một chất bất kỳ không phải là liên tục, mà cấu tạo từ các phần tử
riêng biệt rất nhỏ. Sự khác nhau giữa các chất là do sự khác nhau giữa các phần tử, các
phần tử của chất đều ở trạng thái chuyển động.
I.2. Các khái niệm cơ sở
I.2.1. Nguyên tử
Là phần tử nhỏ bé cấu tạo chất
+ Cấu tạo: Nguyên tử là một vi hệ phức tạp, trung hoà điện gồm:
 Hạt nhân tích điện dương, được tạo bởi các proton mang điện dương và các
nơtron không mang điện.
 Các electron mang điện âm
Các dữ kiện về các hạt cấu tạo nguyên tử

Hạt Kí hiệu Đơn vị tính Điện tích (C)


Proton p 1,602.10-24g – 1,007276 ĐVKLNT 1,602.10-19
Nơtron n 1,605.10-24g – 1,008665 ĐVKLNT -
-28
Electron e 9,108.10 g – 1,000549 ĐVKLNT 1,602.10-19
(ĐVKLNT = Đơn vị khối lượng nguyên tử, bằng 1,66.10-24g)

3
Giáo trình Hóa Đại cương

Khối lượng của các nguyên tử khác nhau, nằm trong khoảng 10-24 - 10-22g, được
tính gần đúng bằng tổng khối lượng proton và nơtron .
A  mp + mn
0
Bán kính của các nguyên tử nằm trong khoảng 0,3 – 3 A .
+ Đặc trưng: nguyên tử của các nguyên tố được đặc trưng bằng hai đại lượng:
 Số nguyên tố, Z (đồng thời là số thứ tự của các nguyên tố trong bảng hệ thống
tuần hoàn, là điện tích hạt nhân của nguyên tử, là số e chuyển động quanh hạt
nhân nguyên tử).
 Khối lượng nguyên tử, A.
+ Định nghĩa: Về phương diện cấu tạo thì nguyên tử là đơn vị cấu tạo nhỏ nhất vì vậy
trong hoá học, nguyên tử được định nghĩa: nguyên tử là một tiếu phân nhỏ nhất của
một nguyên tố hoá học, không thể chia nhỏ được nữa về mặt hoá học và trong các
phản ứng hoá học nguyên tử không thay đổi.
I.2.2. Phân tử
Là phần tử nhỏ bé cấu tạo chất.
+ Định nghĩa: Phân tử là tiểu phân nhỏ bé nhất của các chất có khả năng tồn tại độc
lập và không thể chia nhỏ hơn được nữa mà không mất đi những tính chất hoá học của
chất đó.
+ Cấu tạo: dựa trên cơ sở về liên kết hoá học, có thể hiểu một cách đơn giản phân tử là
tập hợp nhóm các nguyên tử (có thể cùng hay khác loại), các nguyên tử này liên kết
với nhau trong phân tử theo những kiểu liên kết khác nhau.
Ví dụ: Phân tử khí hidro, H2 được tạo thành từ hai nguyên tử H – liên kết giữa
các nguyên tử là liên kết cộng hoá trị không phân cực.
Phân tử khí hidroclorua, HCl được tạo thành từ nguyên tử H và Cl – liên
kết giữa các nguyên tử là liên kết cộng hoá trị phân cực
….
+ Đặc trưng: phân tử của một chất được đặc trưng bằng các thông số: nhiệt tạo thành,
năng lượng liên kết, độ dài liên kết, góc hoá trị, moment lưỡng cực…
Ví dụ: Phân tử H2O có:
(H 0298 ) TT  k  241,84 kj / mol
E O  H  462 ,75 kj / mol
0
d O  H  0,96 A
/\
HOH  105 0
  1,84 D
.....
I.2.3. Nguyên tố hoá học
+ Định nghĩa: nguyên tố hoá học là chất đầu tham gia vào thành phần của các đơn chất
và hợp chất mà các nguyên tử của nó có cùng điện tích hạt nhân và cùng chiếm một
chỗ trong bảng hệ thống tuần hoàn.
+ Đặc trưng: mỗi nguyên tố được đặc trưng bằng điện tích hạt nhân, Z. Thực tế có
nhiều nguyên tố tuy có cùng điện tích hạt nhân, song có khối lượng khác nhau – đây là
những đồng vị của nguyên tố hoá học đó; các đồng vị có số proton giống nhau, khác
nhau số nơtron.
4
Giáo trình Hóa Đại cương

+ Ký hiệu: các nguyên tố được ký hiệu bằng một hay hai chữ cái lấy trong tên gọi
latinh của nó.
Ví dụ: Nguyên tố Hidro được ký hiệu bằng H, xuất phát từ Hidrogenium
Nguyên tố Cacbon được ký hiệu bằng C, xuất phát từ Carbonium
Nguyên tố Kali được ký hiệu bằng K, xuất phát từ Kalium
Nguyên tố Natri được ký hiệu bằng Na, xuất phát từ Natrium
Nguyên tố Nhôm được ký hiệu bằng Al, xuất phát từ Aluminium
Nguyên tố Magie được ký hiệu bằng Mg, xuất phát từ Magienium
……
Để phân biệt các đồng vị khác nhau của một nguyên tố, ngưới ta ghi thêm vào
bên trên, phía bên phải của ký hiệu nguyên tố con số chỉ khối lượng đồng vị.
Ví dụ: 168 O178 O188 O hay 16 O17 O18 O
(Riêng ba đồng vị của nguyên tố hidro được ký hiệu bằng ba chữ cái khác nhau:
1
H  H, 2 H  D, 3 H  T )

Proti Dơtri Triti

I.2.4. Chất hoá học (Chất nguyên chất) luôn có tính đồng nhất, có nghĩa là tính chất
và thành phần của chất trong toàn bộ thể tích đều giống nhau.
a. Đơn chất
+ Định nghĩa: Đơn chất là chất mà phân tử của nó chỉ gồm các nguyên tử của một
nguyên tố liên kết với nhau
Ví dụ: Hidro, phân tử: H2
Oxi, phân tử: O2
…..
 Các đơn chất chính là các nguyên tố hoá học.
+ Đặc trưng: Mỗi đơn chất được đặc trưng bằng những tính chất lý, hoá học xác định.
Khi tham gia vào phản ứng hoá học tạo chất mới thì đa số tính chất của nó lại mất đi.
Ví dụ: Natri, Na là kim loại màu trắng xám, có ánh kim, mềm, nhẹ (tỉ trọng
bằng 0,97g/cm3); dễ nóng chảy, Tnc0  98 0 C, Ts0  883 0 C ; có tính khử mạnh,….
Clo, Cl2 là phi kim, ở điều kiện thường là chất khí màu lục vàng,
Tnc  101,9 C, Ts0  34 0 C ; có tính oxi hoá mạnh,….
0 0

Khi phản ứng: 2Na + Cl2 = 2NaCl, NaCl là chất tinh thể trong suốt,
không màu; Tnc0  800 0 C, Ts0  1454 0 C . NaCl hầu như không khử, không oxi hoá,…
Tuy nhiên bằng điện phân nóng chảy NaCl có thể điều chế được Na và Cl2.
+ Tính thù hình: Thực tế có nhiều nguyên tố tồn tại dưới dạng một số đơn chất khác
nhau, hiện tượng này được gọi là tính thù hình.
Ví dụ: Nguyên tố cacbon có: kim cương, than chì, cacbin.
Nguyên tố photpho có: photpho trắng, photpho đỏ, photpho đen
Lưu huỳnh có: lưu huỳnh tà phương (S), lưu huỳnh đơn tà (S).
Các đơn chất khác nhau do cùng một nguyên tố tạo thành được gọi là các biến
thể thù hình của nguyên tố đó. Tuy có nhiều điểm khác nhau, nhưng các biến thể thù
hình luôn có những điểm chung và có thế biến đổi lẫn nhau.

5
Giáo trình Hóa Đại cương

Ví dụ: Đốt các dạng lưu huỳnh trong không khí đều tạo khí SO2 và giữa các
95,50C
dạng có cân bằng chuyển đổi: S S .
Hiện tượng thù hình là do:
 Phân tử của chúng gồm số nguyên tử khác nhau, ví dụ oxi (O2) và ozon (O3).
 Tinh thể của chúng có cấu tạo khác nhau, ví dụ tinh thể kim cương thuộc hệ lập
phương, trong tinh thể mỗi nguyên tử C ở trạng thái lai hoá sp3 liên kết cộng
hoá trị với 4 nguyên tử C khác bao quanh kiểu hình tứ diện…, còn than chì có
kiến trúc lớp, trong mối lớp phẳng nguyên tử C ở trạng thái lai hoá sp 2 liên kết
cộng hoá trị với 3 nguyên tử C …
b. Hợp chất
+ Định nghĩa: Hợp chất là chất mà phân tử của nó gồm những nguyên tử của các
nguyên tố khác loại liên kết với nhau.
Ví dụ: Axit clohydric, phân tử HCl
Khí amoniac, phân tử NH3
….
+ Đặc trưng: Mỗi hợp chất được đặc trưng bằng những tính chất lý, hoá học xác định.
Khi tham gia phản ứng hoá học và tạo chất mới, nó cũng mất đi đa số tính chất của
mình.
+ Hiện tượng đồng hình và đồng phân
 Các chất có cùng thành phần nhưng có nhiều điểm khác nhau, tuy nhiên vẫn có
điểm chung và có thể biến đổi lẫn nhau gọi là các biến thể thù hình.
8700C
Ví dụ: SiO2 : Thạch anh Tridinit
(tỉ khối =2,56) (tỉ khối =2,3)

 Các chất có cùng thành phần nhưng là các chất khác nhau được gọi là các chất
đồng phân.
Ví dụ: C2H6O có thể là dimetyloxit, H3C – O – CH3
hoặc có thể là rượu etylic, H3C – CH2 – OH
+ Các hợp chất được phân chia thành hai loại:
 Hợp chất có thành phần không đổi, dù điều chế bằng cách nào.
Ví dụ: NaCl, H2O, HCl….
Các hợp chất này được gọi là hợp chất hợp thức hay hợp chất Dantonit, chiếm
đa số (được thừa nhận trước).
Thành phần (hay liên kết của các nguyên tử trong phân tử) của các hợp chất này
do electron hoá trị quy định.
 Hợp chất có thành phần thay đổi trong giới hạn nhất định tuỳ vào điều kiện chế
tạo.
Ví dụ: Hợp chất của O2 với kim loại chuyển tiếp
N2 với kim loại chuyển tiếp
C với kim loại chuyển tiếp
…..
Hoặc kim loại (1) với kim loại (2).
Các hợp chất này được gọi là hợp chất không hợp thức hay hợp chất Bectolit,
hay hợp chất xâm nhập, hay hợp chất có bản chất liên kết kim loại.
6
Giáo trình Hóa Đại cương

Thành phần của các hợp chất này do bản chất của kim loại và điều kiện chế tạo
(nhiệt độ, áp suất…) quy định.
I.2.5. Khối lượng nguyên tử và khối lượng phân tử
a. Khối lượng nguyên tử của một nguyên tố là khối lượng tính bằng đơn vị quy
ước của một nguyên tử nguyên tố đó.
Đơn vị quy ước được gọi là đơn vị khối lượng nguyên tử, bằng
1 12
C  1,66 .10 24 g (Đơn vị C)
12
Ví dụ: AO = 15,994 đ.v.C (2,654.10-23g)
AH = 1,0079 đ.v.C (1,6731.10-24g)
b. Khối lượng phân tử của một chất là khối lượng tính bằng đơn vị quy ước của
một phân tử chất đó.
Khối lượng phân tử được tính gần đúng bằng tổng khối lượng của các nguyên
tử tạo phân tử.
Ví dụ: M H O  15,999 H  1,0079 * 2  18,0152 đ.v.C
2

c. Mol
Bên cạnh đơn vị khối lượng và thể tích, trong hoá học người ta còn dùng đơn vị
mol: Mol là lượng chất có chứa số phân tử, nguyên tử, ion, electron hoặc số đơn vị cấu
trúc khác đúng bằng số nguyên tử chứa trong 12g đồng vị 12C.
Số đơn vị cấu trúc chứa trong 1 mol chất được xác định bằng 6,02.1023, được
gọi là số Advogadro. Khi dùng khái niệm mol trong mỗi trường hợp cụ thể cần chỉ
chính xác đơn vị cấu trúc cụ thể.
Ví dụ: Mol phân tử H2 hoặc mol nguyên tử H hoặc mol ion H+
Khối lượng mol được biểu diễn bằng g/mol
+ Mol phân tử (phân tử gam) của một chất là lượng tính bằng gam của chất đó, có số
đo bằng khối lượng phân tử của nó.
Ví dụ: Phân tử gam của nước bằng 18,0152g
+ Mol nguyên tử (nguyên tử gam) của một nguyên tố là lượng tính bằng gam của
nguyên tố đó, có số đo bằng khối lượng nguyên tử của nó.
Ví dụ: Nguyên tử gam của hidro bằng 1,0079g
I.2.6. Đương lượng (Đ)
+ Định nghĩa: Đương lượng của một chất là số phần khối lượng của chất đó kết hợp
hoặc thay thế vừa đủ với 1 (chính xác 1,0079) phần khối lượng hidro hoặc 8 phần khối
lượng oxi.
Ví dụ: (1) Nitơ kết hợp với oxi tạo các oxit: N2O, NO, N2O3, NO2 và N2O5.
Theo định nghĩa đương lượng thì:
Đ N ( N O)  14; Đ N ( NO)  7; Đ N ( N O )  4,67; Đ N ( NO )  3,5; Đ N ( N O )  2,8đ.v.C
2 2 3 2 2 5

Từ ví dụ (1) nhận thấy: đương lượng của các nguyên tố thay đổi phụ thuộc vào
trạng thái hoá trị của nó trong hợp chất.
A
Đ ng.tô  (I.2.5-1)
n
Trong đó: A là khối lượng nguyên tử của nguyên tố
n là hoá trị của nguyên tố
Ví dụ: (2) H2SO4 + NaOH = NaHSO4 + H2O
Theo định nghĩa ĐH SO  98(đ.v.C)
2 4

7
Giáo trình Hóa Đại cương

Còn trong phản ứng: H2SO4 + 2NaOH = Na2SO4 + 2H2O


ĐH SO  49(đ.v.C)
2 4

Từ ví dụ (2) nhận thấy: Đương lượng của các chất thay đổi, tuỳ thuộc vào cách
phản ứng của nó.
M
Đ H .C  (I.2.5-2)
n
Trong đó: M là khối lượng phân tử hợp chất
n là số ion hoá trị I mà một phân tử hợp chất đã trao đổi (nếu
phân tử trao đổi các ion hoá trị 2,3… thì ion hoá trị 2,3… được xem tương ứng
với 2,3… ion hoá trị I)
Nếu phản ứng là phản ứng oxi hoá – khử thì n là số electron mà
một phân tử chất oxi hoá (hoặc chất khử trao đổi).
Ví dụ: (3)
2KMnO4 + 10FeSO4 + 8H2SO4 = 5Fe2(SO4)3 + 2MnSO4 + K2SO4 + 8H2O
M KMnO (39  55  16.4)
Đ KMnO  4
  31,6(đ.v.C)
4
5 5
M FeSO (56  32  16.4)
Đ FeSO   4
 152(đ.v.C)
4
1 1
+ Đương lượng của một chất cũng được đo bằng đơn vị cacbon (đ.v.C) và đi đôi với
khái niệm đương lượng là khái niệm đương lượng gam. Đương lượng gam của một
chất là lượng tính bằng gam của chất đó có số đo bằng đương lượng của nó.
Ví dụ: Đ N ( N O)  14(đ.v.C); ĐLg N ( N O)  14g .
2 2

I.3. Các định luật cơ sở


I.3.1. Định luật bảo toàn khối lượng (Lomonoxov – Lavoisier)
 Năm 1756, Lomonoxov đã phát biểu định luật bảo toàn khối lượng: Khối lượng
của các chất tham gia phản ứng bằng khối lượng của các sản phẩm phản ứng

 Năm 1789, độc lập với Lomonoxov, Lavoisier đã phát biểu: Khối lượng của
từng nguyên tố trong các phản ứng hoá học luôn luôn được bảo toàn.

- Cách phát biểu khác nhau nhưng về nội dung là như nhau.
- Định luật là cơ sở cho các phép tính toán định lượng dựa trên phản ứng hoá
học.
- Tuy nhiên, định luật có hạn chế: các quá trình hóa học nói chung, phản ứng
hóa học nói riêng khi xảy ra luôn có kèm theo hiện tượng phát hoặc thu
nhiệt (năng lượng) – Mà năng lượng có mối liên hệ với khối lượng theo biểu
thức (Einstein):
E = mC2 (I.3.1-1)
Trong đó: E là năng lượng
m là khối lượng
C là vận tốc ánh sáng trong chân không (=3.1010 cm/sec)
Vậy chính xác thì :  m p.u   m s.p . Song khối lượng tăng hoặc giảm sau
phản ứng rất nhỏ, trong thực nghiệm hầu như không phát hiện được.

8
Giáo trình Hóa Đại cương

I.3.2. Định luật thành phần không đổi (Proust – 1779) : Mỗi hợp chất hóa học dù
điều chế bằng cách nào cũng luôn luôn có thành phần không đổi.
Ví dụ : H2O luôn có thành phần H : O = 2 : 1
NaCl luôn có thành phần Na : Cl = 1 : 1
 Định luật được rút ra từ thực nghiệm, nó chứng tỏ tính đúng đắn của thuyết
nguyên tử - phân tử.
 Tuy nhiên : định luật chỉ chính xác khi chúng ta xác định thành phần hợp chất
theo tỷ lệ nguyên tử và định luật cũng chỉ áp dụng đúng với các hợp chất hợp
thức.
I.3.3. Định luật tỉ lệ bội (Dalton – 1803) : Nếu hai nguyên tố tạo được với nhau một
số hợp chất hoá học, thì khối lượng của một trong các nguyên tố so với cùng một khối
lượng của nguyên tố kia trong các hợp chất đó tỷ lệ với nhau như những số nguyên
nhỏ.
T0
Ví dụ: C + O2 CO và CO2, phân tích chúng nhận thấy:

Hợp chất Hàm lượng (% khối


lượng) Số đơn vị khối lượng O ứng với 1
đơn vị khối lượng C
C O

CO 42,88 57,12 1,33

CO2 27,29 72,71 2,66

 Khả năng các nguyên tố chỉ tham gia trong các hợp chất theo những tỷ lệ xác
định chứng tỏ cấu tạo gián đoạn của chất (tính đúng đắn của thuyết nguyên tử -
phân tử).
 Tuy nhiên định luật không đúng trong các trường hợp: các nguyên tố tạo hợp
chất không hợp thức và các chất polime (có số lớn nguyên tử trong hợp chất).
I.3.4. Định luật đương lượng (Dalton): Các nguyên tố hóa học kết hợp với nhau theo
những lượng khối lượng tỷ lệ với đương lượng của chúng.
Nếu có 2 nguyên tố A + B = AB
m A ĐA
Thì:  (I.3.4-1)
m B ĐB
mA mB
Hay   số đương lượng
ĐA ĐB
Trong đó : m là khối lượng đã phản ứng
Đ là đương lượng
 Định luật được rút ra từ thực nghiệm, điều đó cũng xác định tính đúng đắn của
thuyết nguyên tử - phân tử.

9
Giáo trình Hóa Đại cương

 Từ định luật, có thể định nghĩa đương lượng : đương lượng của một chất là
phần khối lượng của nó kết hợp hoặc thay thế vừa đủ với một đương lượng của
chất khác.
I.3.5. Các định luật về chất khí
a. Định luật thể tích (Gay và Lussac – 1808) : Các thể tích của các chất khí
tham gia phản ứng tỷ lệ với nhau và tỷ lệ với các thể tích của các sản phẩm khí tạo
thành như những số nguyên tố nhỏ.
Ví dụ : Ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất, hai thể tích hidro tương tác vừa đủ
với một thể tích oxi tạo thành hai thể tích hơi nước ( VH : VO : VH O  2 : 1 : 2 ).
2 2 2

Định luật được rút ra từ thực nghiệm và sau này được giải thích bằng định luật
của nhà vật lý người Ý, Avogadro
b. Định luật Advogadro (1811)
(1) Những thể tích khí bằng nhau ở cùng nhiệt độ và áp suất đều chứa cùng một
số phân tử.
(2) Thể tích mol của tất cả các khí ở cùng nhiệt độ và áp suất đều bằng nhau
không phụ thuộc vào bản chất hóa học của chúng.
 Người ta đã xác định được thể tích của một mol khí ở điều kiện tiêu chuẩn (00C
và 760 mmHg) bằng 22,4l ; chứa 6,023.1023 phân tử.
 Định luật Advogadro đóng vai trò to lớn trong việc xác định khối lượng nguyên
tử của các nguyên tố và khối lượng phân tử của các hợp chất.
c. Phương trình trạng thái khí
Tùy thuộc vào bản chất, điều kiện ngoài (nhiệt độ (T0), áp suất (P), thể tích
(V)…) mà một chất có thể tồn tại ở thể khí hoặc lỏng hoặc rắn.
Ví dụ : Cùng điều kiện : T0 = 200C, P = 1atm các chất :
CO2 : khí ; H2O : lỏng ; NaCl : rắn
Cùng P = 1atm, khi thay đổi nhiệt độ thì nước có thể ở các dạng:
H2O (K) - H2O (L) - H2O (R)
0
T > 100 C0
0 C  T  100 C
0 0 0
T0 < 0 0 C
Các thông số: T0, P, V… có mối liên quan với nhau (các thông số trạng thái),
khi thay đổi thông số này sẽ kéo theo sự thay đổi thông số kia và ngược lại. Tuy nhiên
sự thay đổi đó rõ rệt với các chất khí – phương trình biểu diễn mối tương quan giữa
các thông số trạng thái của chất khí được gọi là phương trình trạng thái khí.
 Phương trình Clapayron – Mendeleev : Áp dụng cho khí lý tưởng (chất khí
mà phân tử của nó là những quả cầu đàn hồi, không có thể tích riêng và không
tương tác với nhau)
PV = nRT (I.3.5-1)
Trong đó : P là áp suất
V là thể tích
T là nhiệt độ tuyệt đối
n là số mol
R là hằng số khí phổ dụng (có giá trị bằng 0,082 atm.l/mol.độ hay
62400 mmHg/mol.độ hay 8,314 j/mol.độ hay 1,987 cal/mol.độ).
 Phương trình Vanderwaals (1879) : áp dụng cho khí thực :
a
(P  2 )( V  b)  nRT (I.3.5-2)
V

10
Giáo trình Hóa Đại cương

Trong đó: a,b là hằng số đối với mỗi khí – đã được xác định với đa số khí
(có trong sổ tay tra cứu). Đại lượng a/V2 đặc trưng cho tương tác riêng
của khí, còn đại lượng b phản ánh thể tích riêng của khí.
d. Định luật áp suất riêng phần (Dalton): Áp suất của hỗn hợp khí không tương
tác hóa học bằng tổng các áp suất riêng phần của các khí tạo nên hỗn hợp.
Hỗn hợp các khí A và B (không tương tác hóa học) trong thể tích V, có:
PC = PA + PB
Hay PC =  Pi (I.3.5-3)
Trong đó: PC là áp suất của hỗn hợp khí
PA, PB (Pi) là áp suất riêng phần của khí A, khí B trong hỗn hợp –
Áp suất riêng phần là áp suất mà lương khí đó gây ra trong hỗn hợp và
đúng bằng áp suất mà lượng khí đó gay ra trong thể tích V khi có một
mình nó, ở cùng nhiệt độ.
Các định luật: tỷ lệ thể tích, Advogadro, áp suất riêng phần và phương trình
Clapayron – Mendeleev là những định luật (phương trình) gần đúng – chúng tuân theo
một các nghiêm ngặt ở áp suất nhỏ khi mà khoảng cách trung bình giữa các phân tử
khí lớn hơn kích thước riêng của chúng và tương tác của các phân tử rất nhỏ có thể bỏ
qua.

11
Giáo trình Hóa Đại cương

CHƯƠNG II: CẤU TẠO NGUYÊN TỬ

II.1. Khái niệm


II.1.1. Nguyên tử
Trước đây người ta xem nguyên tử là tiểu phân nhỏ nhất, không thể phân chia
được nữa. Thực ra không phải như vậy, vì kết quả khảo sát nguyên tử cho thấy nó
được tạo thành từ những tiểu phân nhỏ hơn là electron và hạt nhân mà hạt nhân lại
được tạo thành từ các tiểu phân nhỏ hơn nữa gọi là các hạt cơ bản. Như vậy rõ ràng
nguyên tử chưa phải là tiểu phân nhỏ nhất và không thể chia nhỏ hơn được nữa. Tuy
nhiên đứng về phương diện cấu tạo thì nguyên tử là đơn vị cấu tạo nhỏ nhất của các
chất, vì các chất đều được tạo thành từ những nguyên tử. Còn đứng về phương diện
hóa học có thể định nghĩa: “Nguyên tử là tiểu phân nhỏ nhất của 1 nguyên tố hóa học,
không thể chia nhỏ ra được nữa về mặt hóa học và trong các phản ứng hóa học
nguyên tử không thay đổi.”
Ngày nay người ta biết rất rõ về cấu tạo và tính chất nguyên tử nhưng ở đây
chúng ta sẽ không đi sâu vào những vấn đề đó mà chỉ điểm qua một vài nét để có thể
hình dung được nó. Nguyên tử của các nguyên tố có khối lượng, kích thước vô cùng
nhỏ bé và khác nhau, tuy nhiên có thể thấy rằng khối lượng của chúng nằm trong
khoảng 10-24-10-22g, còn kích thước khoảng 10-8cm. Nếu chúng ta hình dung một quả
cầu thủy tinh có kích thước 2cm khi được thổi to lên bằng quả đất thì những nguyên tử
tạo thành nó chỉ bằng quả cam.
II.1.2. Các đặc trưng của nguyên tử
Nguyên tử của các nguyên tố thường được đặc trưng bằng 2 đại lượng là số
nguyên tử Z (tức số thứ tự của nguyên tử trong bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố
và đồng thời cũng là số điện tích hạt nhân của nguyên tử đó) và khối lượng nguyên tử
A.
a. Số điện tích hạt nhân Z
- Ta đã biết trong hạt nhân có hai loại hạt: proton và nơtron. Vì nơtron trung hòa
điện nên điện tích hạt nhân là do điện tích của proton quyết định. Proton mang 1 điện
tích sơ đẳng dương e0. Nếu hạt nhân có Z proton thì điện tích hạt nhân bằng Z lần điện
tích sơ đẳng.
qN = Ze0
Z là 1 số được gọi là số điện tích hạt nhân.
- Vì trong nguyên tử số proton = số điện tử (vì nguyên tử trung hòa điện) nên số
điện tích hạt nhân Z cũng bằng số điện tử.
Z = số proton = số điện tích hạt nhân = số điện tử
b. Khối lượng nguyên tử Ar
Khối lượng ngyên tử Ar hay nguyên tử khối của nguyên tử X cho biết khối
lượng của nguyên tử X gấp bao nhiêu lần khối lượng được chọn làm đơn vị, nghĩa là
gấp bao nhiêu lần 1/12 khối lượng của nguyên tử 12C.
Ví dụ: AH = 1,0070
Chúng ta cũng biết tổng số proton (Z) và số nơtron (N) trong hạt nhân được gọi
là số khối A của hạt nhân đó (A cũng thường được coi là số khối của nguyên tử) A = Z
+ N.
Vì điện tử có khối lượng rất nhỏ (me = 9,1095.10-31kg) , nhỏ hơn nhiều so với
khối lượng của proton (mp = 1,6725.10-24g) và nơtron (mn = 1,6748.10-24g) nên số khối
12
Giáo trình Hóa Đại cương

còn có nghĩa là giá trị gần đúng của nguyên tử khối. Cũng chính vì thế mà A được gọi
là số khối.
Ví dụ: Đối với Liti: nguyên tử khối Ar = 7,01895
số khối A=7
II.2. Cấu trúc vỏ electron nguyên tử
II.2.1. Các luận điểm cơ sở của cơ học lượng tử
a. Đặc tính của hạt vi mô hay những tiền đề của cơ học lượng tử
 Bản chất sóng của hạt vi mô (electron, nguyên tử, phân tử...)
Năm 1924, Đơ Brơi (Pháp) trên cơ sở thuyết sóng - hạt của ánh sáng đã đề ra
thuyết sóng - hạt của vật chất:
Mọi hạt vật chất chuyển động đều liên kết với một sóng gọi là sóng vật chất hay
sóng liên kết, có bước sóng λ tính theo hệ thức:

h: hằng số Planck
m: khối lượng của hạt
v: tốc độ chuyển động của hạt
Năm 1924, người ta đã xác định được khối lượng của electron, nghĩa là thừa
nhận electron có bản chất hạt.
Năm 1927, Davison và Gecme đã thực nghiệm cho thấy hiện tượng nhiễu xạ
chùm electron. Điều đó chứng tỏ bản chất sóng của electron.
Như vậy: Electron vừa có bản chất sóng vừa có bản chất hạt.
 Nguyên lí bất định Heienberg
Đối với hạt vi mô không thể xác định chính xác đồng thời cả tốc độ và vị trí.

Δx: độ bất định về vị trí


Δv: độ bất định về tốc độ
m: khối lượng hạt
Theo hệ thức này thì việc xác định vị trí càng chính xác bao nhiêu thì xác định
tốc độ càng kém chính xác bấy nhiêu.
b. Khái niệm cơ bản về cơ học lượng tử
 Hàm sóng
Trạng thái của một hệ vĩ mô sẽ hoàn toàn được xác định nếu biết quĩ đạo và tốc
độ chuyển động của nó. Trong khi đó đối với những hệ vi mô như electron, do bản
chất sóng - hạt và nguyên lí bất định, không thể vẽ được các quĩ đạo chuyển động của
chúng trong nguyên tử.
Thay cho các quĩ đạo, cơ học lượng tử mô tả thì mỗi trạng thái của electron
trong nguyên tử bằng một hàm số gọi là hàm sóng, kí hiệu là ψ (pơxi).
Bình phương của hàm sóng ψ2 có ý nghĩa vật lí rất quan trọng:
ψ2 biểu thị xác suất có mặt của electron tại một điểm nhất định trong vùng
không gian quanh hạt nhân nguyên tử.
Hàm sóng ψ nhận được khi giải phương trình sóng đối với nguyên tử.
 Obitan nguyên tử. Mây electron

13
Giáo trình Hóa Đại cương

Các hàm sóng ψ1, ψ2, ψ3... - nghiệm của phương trình sóng, được gọi là các
obitan nguyên tử (viết tắt là AO) và kí hiệu lần lượt là 1s, 2s, 2p... 3d... Trong đó các
con số dùng để chỉ lớp obitan, còn các chữ s, p, d dùng để chỉ các phân lớp.
Ví dụ:
2s chỉ electron (hay AO) thuộc lớp 2, phân lớp s
2p chỉ electron (hay AO) thuộc lớp 2, phân lớp p
3d chỉ electron (hay AO) thuộc lớp 3, phân lớp d
Như vậy:
Obitan nguyên tử là những hàm sóng mô tả trạng thái khác nhau của electron
trong nguyên tử.
Nếu biểu diễn sự phụ thuộc của hàm ψ2 theo khoảng cách r, ta được đường
cong phân bố xác suất có mặt của electron ở trạng thái cơ bản.
Ví dụ: Khi biểu diễn hàm số đơn giản nhất ψ1 (1s) mô tả trạng thái cơ bản của
electron (trạng thái e có năng lượng thấp nhất) trong nguyên tử H, ta có hình sau:

90 - 95%

Hình II.1: Trạng thái cơ bản của electron trong nguyên tử H


Xác suất có mặt của electron ở gần hạt nhân rất lớn và nó giảm dần khi càng xa
hạt nhân.
Một cách hình ảnh, người ta có thể biểu diễn sự phân bố xác suất có mặt
electron trong nguyên tử bằng những dấu chấm. Mật độ của các chấm sẽ lớn ở gần hạt
nhân và thưa dần khi càng xa hạt nhân. Khi đó obitan nguyên tử giống như một đám
mây, vì vậy gọi là mây electron. Để dễ hình dung, người ta thường coi:
Mây electron là vùng không gian chung quanh hạt nhân, trong đó tập trung
phần lớn xác suất có mặt electron (khoảng 90 - 95% xác suất).
Như vậy, mây electron có thể coi là hình ảnh không gian của obitan nguyên tử.
 Hình dạng của các mây electron
Nếu biểu diễn các hàm sóng (các AO) trong không gian, ta được hình dạng của
các obitan hay các mây electron.
Mây s có dạng hình cầu.
Các mây p có hình số 8 nổi hướng theo 3 trục tọa độ ox, oy, oz được kí hiệu là
px, py, pz.

Hình II.2: Hình dạng của một số AO

14
Giáo trình Hóa Đại cương

c. Qui luật phân bố các electron trong nguyên tử


Trong nguyên tử nhiều electron, các electron được phân bố vào các AO tuân
theo một số nguyên lí và qui luật như sau:
 Nguyên lí ngăn cấm Paoli
Theo nguyên lí này, trong mỗi AO chỉ có thể có tối đa hai electron có chiều tự
quay (spin) khác nhau là +1/2 và -1/2.
Ví dụ:
Phân mức s có 1 AO (s), có tối đa 2 electron
Phân mức p có 3 AO (px, py, pz), có tối đa 6 electron
Phân mức d có 5 AO có tối đa 10 electron
Phân mức f có 7 AO, có tối đa 14 electron
 Nguyên lí vững bền. Cấu hình electron của nguyên tử
Trong nguyên tử, các electron chiếm lần lượt các obitan có năng lượng từ thấp
đến cao.
Bằng phương pháp quang phổ nghiệm và tính toán lí thuyết, người ta đã xác
định được thứ tự tăng dần năng lượng của các AO theo dãy sau đây:

1s 2s 2p 3s 3p 4s ≈ 3d 4p 5s ≈ 4d 5p 6s ≈ 4f ≈ 5d 6p 7s 5f ≈ 6d 7p...

Dựa vào nguyên lí ngăn cấm và nguyên lí vững bền, người ta có thể biểu diễn
nguyên tử của một nguyên tố bằng cấu hình electron.
Để có cấu hình electron của một nguyên tố, trước hết ta điền dần các electron
vào bậc thang năng lượng của các AO. Sau đó sắp xếp lại theo từng lớp AO.
Ví dụ:
He (Z = 2) 1s2
Li (Z = 3) 1s2 2s1
2
Cl (Z = 17) 1s 2s2 2p6 3s2 3p5
Sc (Z = 21) 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 4s2 3d1
Chú ý: Có một số ngoại lệ
Cu (Z = 29) 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d10 4s1
2 2 6 2
Li (Z = 24) 1s 2s 2p 3s 3p6 3d5 4s1
Cấu hình 3d104s1 (trạng thái vội bão hòa) bền hơn cấu hình 3d94s2
Cấu hình 3d54s1 (trạng thái vội nửa bão hòa) bền hơn cấu hình 3d44s2
 Qui tắc Hun. Cấu hình electron dạng ô lượng tử
Ngoài cách biểu diễn các AO dưới dạng công thức như trên, người ta còn biểu
diễn mỗi AO bằng một ô vuông gọi là ô lượng tử. Các AO của cùng một phân mức
được biểu diễn bằng những ô vuông liền nhau.
Ví dụ:

Trong mỗi ô lượng tử (mỗi AO) chỉ có thể có 2 electron có spin ngược nhau
được biểu diễn bằng 2 mũi tên ngược nhau ↓↑ .

Trên cơ sở thực nghiệm, Hun đã đưa ra một qui tắc phân bố các electron vào
các ô lượng tử như sau:

15
Giáo trình Hóa Đại cương

Trong một phân mức, các electron có xu hướng phân bố đều vào các ô lượng tử
sao cho số electron độc thân là lớn nhất.
Ví dụ:
N (Z = 7) 1s2 2s2 2p3

↓↑ ↓↑ ↑ ↑ ↑

Thông thường chỉ cần viết cấu hình electron đối với các phân mức ở lớp ngoài
cùng và phân mức d hoặc f ở lớp sát ngoài cùng mà chưa bão hòa.
Cần lưu ý rằng cấu hình nói trên là đối với các nguyên tử ở trạng thái cơ bản.
Khi bị kích thích electron có thể nhảy lên những phân mức cao hơn trong cùng một
mức.
C (Z = 6) 2s 2p

↓↑ ↑ ↑ trạng thái cơ bản

C* ↑ ↑ ↑ ↑ trạng thái kích thích

Như vậy ở trạng thái cơ bản C có hai electron độc thân, còn ở trạng thái kích
thích nó có bốn electron độc thân. Chính các electron độc thân này là các electron hóa
trị.
II.2.2. Nguyên tử hidro
II.2.3. Nguyên tử nhiều điện tử
II.3. Định luật tuần hoàn
II.3.1. Phát biểu
Định luật tuần hoàn được nhà bác học Nga D. Mendeleev đưa ra năm 1869.
Định luật này được phát biểu như sau:
“Tính chất của các đơn chất, dạng (công thức) và tính chất của các hợp chất của
các nguyên tố phụ thuộc tuần hoàn vào khối lượng nguyên tử của các nguyên tố”.
Cùng với sự phát triển của khoa học, người ta đã tìm hiểu được cấu trúc của
nguyên tử, tìm hiểu được mối quan hệ giữa khối lượng nguyên tử và điện tích hạt nhân
Z – đa số sự tăng Z kèm theo sự tăng khối lượng, chỉ có một số ngoại lệ:

Ví dụ: 18Ar 19K hoặc 27Co 28N …


A 39,9 39,0 58,9 57,9

Mối quan hệ giữa Z và cấu tạo electron của nguyên tử - các nguyên tố hơn kém
nhau một electron (tức là hơn kém nhau một đơn vị điện tích hạt nhân) sự sắp xếp các
electron xung quanh hạt nhân tuân theo quy luật nhất định, có sự lặp đi lặp lại cấu trúc
vỏ electron của lớp ngoài cùng theo sự tăng Z. Đây là nguyên nhân dẫn tới sự tuần
hoàn của tính chất của các nguyên tố và hợp chất của chúng.
Do đó, ngày nay định luật tuần hoàn được phát biểu:
“Tính chất của các đơn chất, dạng và tính chất của các hợp chất của các nguyên
tố phụ thuộc tuần hoàn vào điện tích hạt nhân nguyên tử”
Định luật tuần hoàn hiện đại không phủ nhận mà chỉ chính xác hóa định luật
của D. Mendeleev.

16
Giáo trình Hóa Đại cương

II.3.2. Ý nghĩa
Định luật tuần hoàn giúp chúng ta hiểu được các quy luật biến thiên các tính
chất quan trọng như tính acid – baz, tính oxi hóa – khử, tính bền, tính tan của các chất
theo nhóm và theo chu kỳ các nguyên tố. Khi hiểu được các quy luật này, có thể dựa
vào bảng tuần hoàn dự đoán được một cách định tính tính chất của các chất ít phổ biến
hơn, nhưng có thành phần và cấu tạo giống các chất phổ biến nhất đã được học.
II.4. Hệ thống tuần hoàn
Định luật tuần hoàn được cụ thể hóa bằng bảng hệ thống tuần hoàn hay nói
cách khác, bảng hệ thống tuần hoàn là biểu diễn toán học của định luật tuần hoàn.
Bảng hệ thống tuần hoàn được D. Mendeleev công bố vào năm 1871, lúc đó
mới chỉ có 66 nguyên tố. D. Mendeleev đã mạnh dạn chừa nhiều ô trống và tiên đoán
được tính chất của chúng.
II.4.1. Chu kỳ và nhóm của bảng tuần hoàn
Theo bảng tuần hoàn dạng dài thì mỗi hàng là một chu kỳ và mỗi cột là một
nhóm (trừ các nguyên tố họ lantan và họ actini được xếp vào nhóm IIIB và nhóm
VIIIB gồm 3 cột). Có tất cả 7 chu kỳ, 8 nhóm A và 8 nhóm B. Để tránh bảng quá dài,
người ta thường đặt 28 nguyên tố của hai họ lantan và actini thành hai hàng ở cuối
bảng.
a. Chu kỳ:
Là dãy liên tục các nguyên tố, bắt đầu bằng nguyên tố s kết thúc bằng nguyên
tố p và giữa các nguyên tố s và p có thể có các nguyên tố d và f. Gồm 7 chu kỳ:
Chu kỳ 1: gồm 2 nguyên tố (1s)
1 2
1H: 1s – 2He: 1s
Chu kỳ 2: gồm 8 nguyên tố (2 nguyên tố 2s + 6 nguyên tố 2p)
1 2 2 1 2 6
3Li: [He]2s – 4Be: [He]2s – 5B: [He]2s 2p …. 10Ne: [He]2s 2p
Chu kỳ 3: gồm 8 nguyên tố (2 nguyên tố 3s + 6 nguyên tố 3p)
1 2 2 1
11Na: [Ne]3s – 12Mg: [Ne]3s – 13Al: [Ne]3s 3p …. 18Ar:
[Ne]3s23p6
Chu kỳ 4: gồm 18 nguyên tố (2 nguyên tố 4s + 10 nguyên tố 3d + 6 nguyên tố
4p)
1
19K: [Ar]4s – 20Ca: [Ar]4s2 – 21Sc: [Ar] 3d14s2 …. 28Ni:
[Ar]3d84s2
10 1 10 2 10 2 1
29Cu: [Ar]3d 4s – 30Zn: [Ar]3d 4s – 31Ga: [Ar]3d 4s 4p ….
10 2 6
36Kr: [Ar]3d 4s 4p
Chu kỳ 5: gồm 18 nguyên tố (2 nguyên tố 5s + 10 nguyên tố 4d + 6 nguyên tố
5p)
1
37Rb: [Kr]5s – 38Sr: [Kr]5s2 – 39Y: [Kr] 4d15s2 …. 46Pd:
[Kr]4d105s0
10 1 10 2 10 2 1
47Ag: [Kr]4d 5s – 48Cd: [Kr]4d 5s – 49In: [Kr]4d 5s 5p ….
10 2 6
54Xe: [Kr]4d 5s 5p
Chu kỳ 6: gồm 32 nguyên tố (2 nguyên tố 6s + 1 nguyên tố 5d1 + 14 nguyên tố
4f + 9 nguyên tố 5d + 6 nguyên tố 6p)
1 2 1 2
55Cs: [Xe]6s – 56Ba: [Xe]6s – 57La: [Xe] 5d 6s – (14 nguyên tố
2 8
f (4f) và các nguyên tố d – d )
14 10 1 14 10 2 6
79Au: [Xe]4f 5d 6s …. 86Rn: [Xe]4f 5d 6s 6p

17
Giáo trình Hóa Đại cương

Chu kỳ 7: chu kỳ dở dang, gồm 25 nguyên tố (2 nguyên tố 7s + 1 nguyên tố


1
6d + 14 nguyên tố 5f + 8 nguyên tố 6d +…)
 14 nguyên tố dãy 4f: [Xe] 4f1-145d16s2 (chu kỳ 6)
 14 nguyên tố dãy 5f: [Rn] 5f1-146d17s2 (chu kỳ 7)
 Hai dãy này được xếp cuối bảng hệ thống tuần hoàn.
 Nhận thấy:
- Số thứ tự chu kỳ bằng số lớp vỏ electron.
- Khi một lớp electron mới được xây dựng sẽ xuất hiện chu kỳ mới.
- Chu kỳ 1 chỉ có hai nguyên tố; chu kỳ 2,3 có tám nguyên tố; chu kỳ 4,5 có
mười tám nguyên tố; chu kỳ 6 có 32 nguyên tố; chu kỳ 7 có 25 nguyên tố – chu kỳ dở
dang – có 2 nguyên tố s + 14 nguyên tố f + 9 nguyên tố d.
 Tính tuần hoàn có kèm theo sự phát triển.
b. Nhóm
Là dãy nguyên tố có số electron của lớp ngoài cùng hoặc của những phân lớp
ngoài giống nhau. Gồm 8 phân nhóm chính (phân nhóm A) và 8 phân nhóm phụ (phân
nhóm B).
 Phân nhóm chính: các nguyên tố s và p

Phân nhóm IA IIA IIIA IVA VA VIA VIIA VIIIA


Cấu hình
electron lớp ns1 ns2 ns2np1 ns2np2 ns2np3 ns2np4 ns2np5 ns2np6
ngoài

 Các electron lớp ngoài cùng là electron hóa trị. Số thứ tự của phân nhóm  số
electron lớp ngoài.
 Phân nhóm phụ: các nguyên tố d và f

Phân nhóm IB IIB IIIB IVB VB


Cấu hình
electron lớp (n-1)d10ns1 (n-1)d10ns2 (n-1)d1ns2 (n-1)d2ns2 (n-1)d3ns2
ngoài

VIB VIIB VIIIB


(n-1)d6ns2
(n-1)d5ns1 (n-1)d5ns2 (n-1)d7ns2
(n-1)d8ns2

Các nguyên tố f có cấu hình vỏ electron: [ ](n-2)f1-14(n-1)d1ns2 giống cấu hình


của La: [Xe] 4f05d16s2; Ac: [Rn]5f06d17s2  Thuộc phân nhóm IIIB.
Nhận thấy:
- Cấu hình electron hóa trị của các nguyên tử các nguyên tố trong cùng một
nhóm A hay nhóm B là tương tự nhau, điều này quyết định tính chất hóa học tương tự
nhau của đơn chất và hợp chất các nguyên tố trong cùng một nhóm.
- Cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố ở trạng thái cơ bản viết được
bằng cách điền electron vào dãy các phân lớp electron theo thứ tự tăng dần năng
lượng:
18
Giáo trình Hóa Đại cương

1s 2s 2p 3s 3p 4s 3d 4p 5s 4d 5p 6s 4f 5d 6p 7s 5f 6d
- Một số nguyên tố có cấu hình electron nguyên tử hơi đặc biệt
Ví dụ 1: Các nguyên tử phân nhóm VIIB: W (Z=74) đáng lẽ có hai phân lớp
electron hóa trị là (n-1)d4ns2 nhưng thực tế là (n-1)d5ns1.

           

Một electron ở phân lớp ngoài ns đã chuyển vào phân lớp trong (n-1)d.
Ví dụ 2: Ở các nguyên tử phân nhóm IB: Cu (Z=29), Ag (Z=47) và Au (Z=79)
đáng lẽ có cấu hình ở hai phân lớp electron hóa trị là (n-1)d9ns2, nhưng thực tế có cấu
hình (n-1)d10ns1 nghĩa là cũng có sự chuyển một electron ở ns vào (n-1)d.

            

Nguyên nhân chủ yếu của sự chuyển một vài electron từ phân lớp này sang
phân lớp kia ở một số nguyên tử như trên có lẽ là do năng lượng của các electron ở các
phân lớp này rất gần nhau và các cấu hình electron nửa bão hòa (d5, f7) hay bão hòa
(d10, f14) là cấu hình bền. Một khi xây dựng phân lớp electron của nguyên tử đã gần đạt
nửa bão hòa hay bão hòa thì một vài electron có năng lượng xấp xỉ ở phân lớp gần đó
dễ chuyển đến để đạt trạng thái nửa bão hòa hay bão hòa bền. Các hiện tượng này
thường được gọi là vội nửa bão hòa hay vội bão hòa.
II.4.2. Nguyên tố s, p, d, f
Những nguyên tố mà sự điền electron của chúng đang được thực hiện ở phân
lớp s được gọi là các nguyên tố s. Cũng định nghĩa tương tự cho các nguyên tố p, d, f.
Vậy các nguyên tố của nhóm IA và IIA là những nguyên tố s. Các nguyên tố A
từ IIIA đến VIIIA đều là các nguyên tố p. Tất cả các nguyên tố d đều nằm ở các nhóm
B. Riêng nhóm IIIB bao gồm cả các nguyên tố f.
II.4.3. Nguyên tố chuyển tiếp và nguyên tố không chuyển tiếp
Chúng ta thường gặp các tên gọi nguyên tố chuyển tiếp và nguyên tố không
chuyển tiếp.
a. Nguyên tố chuyển tiếp: đó là các nguyên tố d và f, chúng nằm giữa các chu kỳ
có tính chất chuyển tiếp từ các nguyên tố s sang các nguyên tố p. Người ta phân biệt
các nguyên tố chuyển tiếp d và các nguyên tố chuyển tiếp f.
 Trong bảng tuần hoàn có ba dãy nguyên tố chuyển tiếp d hoàn chỉnh, mỗi dãy
gồm 10 nguyên tố và một dãy nguyên tố chuyển tiếp d chưa hoàn chỉnh.
Đó là các nguyên tố:
 Dãy một (3d) từ số thứ tự Z=21 đến số thứ tự Z=30 ở chu kỳ 4.
 Dãy hai (4d) từ số thứ tự Z=39 đến số thứ tự Z=48 ở chu kỳ 5.
 Dãy ba (5d) gồm nguyên tố Z=57 và các nguyên tố từ Z=72 đến Z=80.
 Dãy thứ tư (6d) chưa hoàn chỉnh gồm nguyên tố Z=89 và các nguyên tố từ
Z=104 đến Z=111.
 Có tất cả hai mươi tám nguyên tố chuyển tiếp f nằm ở hai chu kỳ:
 Chu kỳ 6 chứa mười bốn nguyên tố chuyển tiếp f (dãy 4f) từ số Z=58 đến số
Z=71.
 Chu kỳ 7 chứa mười bốn nguyên tố chuyển tiếp f (dãy 5f) từ số Z=90 đến số
Z=103.

19
Giáo trình Hóa Đại cương

Dãy các nguyên tố chuyển tiếp f thứ nhất còn được gọi là họ lantan hoặc các
lantanoit. Dãy các nguyên tố chuyển tiếp f thứ hai còn được gọi là họ actini hoặc các
actinoit.
b. Nguyên tố không chuyển tiếp: các nguyên tố còn lại trong bảng tuần hoàn là
các nguyên tố s và p được gọi là các nguyên tố không chuyển tiếp.
II.5. Một số các tính chất tuần hoàn của các nguyên tố
II.5.1. Bán kính nguyên tử
Khái niệm bán kính nguyên tử và bán kính ion chỉ là một khái niệm có tính chất
quy ước, khi coi nguyên tử, ion là những hình cầu cứng. Phụ thuộc vào quy ước và
phương pháp xác định cụ thể, các nguyên tử (ion) sẽ có một giá trị bán kính nào đó.
Chẳng hạn bán kính nguyên tử (ion) ở trạng thái tự do là khoảng cách từ hạt
nhân đến cực đại của hàm phân bố theo bán kính của orbitan ngoài cùng có electron.
Vậy bán kính nguyên tử phụ thuộc vào điện tích hạt nhân và trạng thái của các
electron trong nguyên tử. Nói chung Z đối với các electron hóa trị càng lớn và số
lượng tử chính của các electron hóa trị càng nhỏ thì bán kính nguyên tử ở trạng thái tự
do càng nhỏ.
Trạng thái của các electron trong nguyên tử tự do khác với trạng thái của chúng
khi nguyên tử đã tạo liên kết (trong phân tử, tinh thể) nên bán kính nguyên tử ở trạng
thái tự do khác với bán kính nguyên tử ở trạng thái liên kết và nguyên tử ở trạng thái
liên kết khác nhau cũng có bán kính nguyên tử khác nhau. Vì những lý do trên đây nên
các bán kính nguyên tử (hoặc ion) được dùng để so sánh chỉ trong trường hợp chúng
được xác định trong những điều kiện đồng nhất.
Mặc dù là một đại lượng quy ước nhưng bán kính nguyên tử cho phép chúng ta
hiểu được sự biến đổi một số tính chất quan trọng của các nguyên tử như: năng lượng
ion hóa, ái lực electron, số phối trí…
 Sự biến thiên bán kính nguyên tử và ion
Các chu kỳ lớn khác với chu kỳ nhỏ ở chỗ, chúng có thêm các nguyên tố d, các
chu kỳ 6 và 7 lại có thêm các nguyên tố f. Sự điền electron vào các orbitan (n-1)d ở
các nguyên tố d có tác dụng chắn lại lực hút hạt nhân với electron ngoài cùng  gây
sự co d.
Sự điền electron vào phân lớp (n-2)f ở các nguyên tử của các nguyên tố f cũng
dẫn đến sự chắn lực hút hạt nhân với các electron lớp ngoài  gây sự co f.
 Chu kỳ nhỏ: từ trái sang phải r giảm dần, rõ ràng theo chiều tăng Z (do số lớp
electron không tăng trong khi Z tăng).
Ví dụ: Trong chu kỳ 2
Li Be B C N O F
0
R( A ) 1,52 1,11 0,88 0,77 0,70 0,66 0,64

 Chu kỳ lớn: Sự sắp xếp các electron xảy ra ở lớp ngoài ns, sau đó xảy ra ở các
AO ở lớp bên trong thứ nhất (n-1)d hoặc lớp bên trong thứ hai (n-2)f…  Lực hút
hạt nhân với các electron lớp ngoài thay đổi không rõ ràng.
Ví dụ: Trong chu kỳ 4
K Ca Se Ti V Cr Mn Fe
0
R( A ) 2,31 1,97 1,6 1,46 1,31 1,25 1,29 1,26

20
Giáo trình Hóa Đại cương

Co Ni Cu Zn Ge As Se Br
1,25 1,24 1,28 1,33 1,22 1,21 1,17 1,14

Biến thiên bán kính nguyên tử hơi khác (không giảm khi Z tăng mà lại tăng) ở
các nguyên tố như Mn, Cu, Zn do:
Mn có cấu hình (n-1)d5ns2; Cu có cấu hình (n-1)d10ns1; Zn có cấu hình (n-
1)d10ns2  cấu hình (n-1)d5; (n-1)d10 có hiệu ứng chắn lớn hơn.
Sự giảm đều và ít bán kính nguyên tử ở các nguyên tố d và f được gọi là sự
co d và f (co lantanoit, co actinoit).
 Phân nhóm chính: Bán kính nguyên tử (ion) tăng theo chiều tăng của Z (do sự
tăng số lớp và hiệu ứng chắn chiếm ưu thế hơn so với sự tăng Z)
Ví dụ: Trong nhóm IA
Li Na K Rb Cs Fr
0
R( A ) 1,52 1,86 2,31 2,44 2,62 2,7

 Phân nhóm phụ: khi đi từ nguyên tố thứ nhất đến nguyên tố thứ hai bán kính
nguyên tử (ion) tăng nhưng chậm, từ nguyên tố thứ hai sang nguyên tố thứ ba các bán
kính này không biến đổi mấy vì các nguyên tố thứ ba trong nhóm chịu ảnh hưởng của
sự co f (sự tăng Z chiếm ưu thế hơn sự tăng số lớp và hiệu ứng chắn).
Ví dụ: Trong nhóm IVB
Ti Zr Hf
0
R( A ) 1,46 1,57 1,57

II.5.2. Năng lượng ion hóa


 “Năng lượng ion hóa của nguyên tử là năng lượng tối thiểu cần để tách một
electron ra khỏi một nguyên tử khí ở trạng thái không bị kích thích biến nguyên tử
thành ion khí”.
Vì trong pha khí nguyên tử và ion đều được loại trừ hết mọi ảnh hưởng bên
ngoài và năng lượng cần để gây nên sự ion hóa nguyên tử đúng bằng năng lượng đã
liên kết electron ở trong nguyên tử. Năng lượng ion hóa đang nói ở đây là năng lượng
ion hóa thứ nhất. Năng lượng ion hóa thứ hai, thứ ba, thứ tư… có được khi tách
electron ra khỏi ion mang một, hai, ba đơn vị điện tích dương tương ứng. Bởi vậy
năng lượng ion hóa thứ nhất luôn luôn bé hơn năng lượng ion hóa thứ hai, năng lương
ion hóa thứ hai bé hơn năng lượng ion hóa thứ ba…
Năng lượng ion hóa là một tính chất rất quan trọng của nguyên tử. Năng lượng
ion hóa cũng như năng lượng của electron ở trong nguyên tử có thể xác định được từ
các dữ kiện về quang phổ. Năng lượng ion hóa thường được kí hiệu là I và đo bằng eV
(1eV tương đương với 23,06 kcal/mol hay 96,5 kj/mol).
Năng lượng ion hóa của một nguyên tử phụ thuộc vào những yếu tố: điện tích
hạt nhân Z, số lượng tử chính n, mức độ chắn của các electron ở những lớp trong với
hạt nhân và mức độ xâm nhập của electron bên ngoài vào các obitan bên trong.
 Trong tất cả các chu kỳ năng lượng ion hóa đều tăng lên theo điện tích hạt
nhân. Kim loại kiềm ở đầu chu kỳ có năng lượng ion hóa bé nhất và khí hiếm ở cuối
chu kỳ có năng lượng ion hóa lớn nhất.

21
Giáo trình Hóa Đại cương

Ví dụ: Trong chu kỳ 2


Li Be B C N O F
I (eV) 5,390 9,320 8,296 11,256 14,530 13,614 17,418
Cấu hình
[ ]ns1 [ ]ns2 [ ]ns2np1 [ ]ns2np2 [ ]ns2np3 [ ]ns2np4 [ ]ns2np5
electron

- Tuy nhiên có một số bất thường: Be có cấu hình 2s2, do 2 electron s có khả
năng xâm nhập sâu vào gần hạt nhân (hơn electron p của B) nên bị hạt nhân hút mạnh
hơn. Mặt khác do xâm nhập sâu nên các electron s có khả năng chắn hạt nhân với các
electron p  liên kết hạt nhân với electron p kém, vì vậy B có I1 nhỏ hơn I1 của Be.
N: 2s22p3; O: 2s22p4: cấu hình p3 bán bão hòa  khả năng chắn hạt nhân lớn  I1
của O hơi giảm.
- Trong dãy các nguyên tố chuyển tiếp, năng lượng ion hóa biến đổi ít hơn so
với trong các nguyên tố điển hình. Đó là kết quả của sự co d (co f).
 Trong nhóm A, năng lượng ion hóa của các nguyên tử giảm từ trên xuống dưới:
nghĩa là tính khử tăng lên từ trên xuống dưới. Nguyên nhân là cùng kiểu cấu hình
electron giống nhau của các nguyên tử, sự tăng số lượng tử chính (số lớp electron)
cộng với sự có mặt một số lớn electron chắn làm tăng mức độ chắn hạt nhân đã vượt
ảnh hưởng của sự tăng điện tích hạt nhân.
Ví dụ: Trong nhóm IA
Li Na K Rb Cs
I (eV) 5,39 5,14 4,34 4,18 3,88

Trong nhóm B: I giảm ít (ảnh hưởng của sự co d) sau đó lại tăng mạnh (ảnh
hưởng của sự co f). Tức là sự tăng Z và hiệu ứng xâm nhập của electron lớp ngoài
cùng chiếm ưu thế so với sự tăng lớp vỏ electron khi đi từ trên xuống dưới.
Ví dụ: Trong nhóm IB
Cu Ag Au
I (eV) 7,73 7,57 9,23
II.5.3. Ái lực electron
 “Ái lực electron của một nguyên tử là năng lượng của quá trình nguyên tử đó
(ở trạng thái khí) kết hợp thêm một electron biến thành ion âm”.
Ái lực electron thường được kí hiệu là E và cũng tính bằng đơn vị năng lượng
như năng lượng ion hóa. Ái lực electron có giá trị bằng nhưng ngược dấu năng lượng
ion hóa của ion âm. Việc xác định ái lực electron bằng thực nghiệm gặp nhiều khó
khăn hơn so với năng lượng ion hóa, chỉ thực hiện được với một số nguyên tố và
thường bằng các phương pháp gián tiếp.
Dưới đây là ái lực electron của nguyên tử ở trạng thái khí của một số nguyên tố.

22
Giáo trình Hóa Đại cương

Nguyên tố E (eV) Nguyên tố E (eV) Nguyên tố E (eV)

H 0,747 O 1,47
P 0,77
He -0,19 F 3,58
S 2,33
Li 0,28 Ne 0,75
Cl 3,81
Be -0,19 Na 0,47
Ar -1
B 0,33 Mg -0,32
Br 3,56
C 1,24 Al 0,52
I 3,29
N -0,27 Si 1,46

Qua bảng ta thấy các nguyên tố F, Cl, Br và I có ái lực electron lớn nhất. Với
cấu hình electron ns2np5, nguyên tử các nguyên tố này dễ lấy thêm một electron vào
obitan hóa trị p có bán kính tương đối bé để đạt đến cấu hình ns2np6 của khí hiếm,
tương tự như vậy, O và S cũng có ái lực electron lớn. Ngược lại các khí hiếm như He
với cấu hình electron 2s2, Ne và Ar với cấu hình ns2np6 có ái lực electron âm (quá
trình kết hợp electron thu năng lượng, không thuận lợi) ; các kim loại như Be, Mg với
cấu hình electron ns2 cũng có ái lực electron âm. Điều này được giải thích bằng tác
dụng chắn rất mạnh của các electron giữa hạt nhân và electron thêm vào và việc sắp
xếp electron mới đó vào obitan có năng lượng cao hơn. Những nguyên tử với các
obitan đã sắp xếp đủ một nửa electron ns2npx1 npy1 npz1 cũng có ái lực electron âm như
N hoặc ái lực electron dương bé như P.
Về ái lực electron, khó có một nhận xét chung về sự biến đổi tuần hoàn vì số
nguyên tố mà người ta biết được ái lực electron của chúng không có nhiều. Tuy nhiên
những giá trị đã cho ở bảng trên cũng cho thấy các nguyên tố không kim loại có ái lực
electron lớn hơn các nguyên tố kim loại.
II.5.4. Độ âm điện
 “Độ âm điện của nguyên tố là khả năng của nguyên tử nguyên tố đó ở trong
phân tử hút electron về nó”.
Khái niệm độ âm điện được nhà bác học người Mỹ là L. Pauling đưa ra năm
1932. Theo cách xác định của Pauling :
Giả sử AB được tạo thành từ A2 và B2 (cả ba đều là phân tử cộng hóa trị).
- Nếu liên kết AB không có cực : EA-B = E A A .E B B
E = EA-B – E AA .E BB  0
- Nếu liên kết AB có cực: E  0. Người ta đưa vào E để đánh giá độ có cực
của liên kết và độ âm điện của nguyên tố.
E = const (A – B)2
(E tính bằng eV,  tính bằng eV  const = 1)
Pauling quy ước F = 4 (chính xác 3,98) eV, từ đó tính được  của các nguyên
tố khác (độ âm điện xác định theo Pauling là đại lượng tương đối).
Độ âm điện là tính chất của nguyên tử ở trong phân tử chứ không phải của
nguyên tử tự do cho nên khác với các đại lượng năng lượng ion hóa vá ái lực electron,
việc xác định độ âm điện là khó khăn hơn nhiều.
Chú ý rằng khi dùng độ âm điện để chỉ khả năng của nguyên tử hút electron hóa
trị về nó, không nên gán cho nó một độ âm điện không đổi. Thật ra khả năng hút

23
Giáo trình Hóa Đại cương

electron của một nguyên tử trong phân tử phụ thuộc vào một số yếu tố như kiểu liên
kết hóa học, trạng thái hóa trị, bản chất của nguyên tử liên kết với nó. Chẳng hạn như
nguyên tử H trong các phân tử H2, H2O, HCl không có tính chất như nhau. Bởi vậy
không nên nói độ âm điện của một nguyên tố nói chung mà cần nói độ âm điện của
nguyên tố tạo nên liên kết hóa học cụ thể nào, trong hợp chất nào và ở trạng thái hóa
trị nào.
Tuy vậy việc đưa khái niệm độ âm điện của các nguyên tố là rất cần thiết để
hiểu rõ, giải thích cũng như dự đoán nhiều tính chất có liên quan đến liên kết hóa học.
 Độ âm điện của các nguyên tố điển hình tăng dần trong chu kỳ và giảm xuống
trong nhóm theo chiều tăng của điện tích hạt nhân.
Ví dụ: Trong chu kỳ 2
C N O F
Độ âm điện 2,50 3,00 3,44 3,98

Trong nhóm VIIA


F Cl Br I At
Độ âm điện 3,98 3,16 2,96 2,66 2,20

Trong dãy các nguyên tố chuyển tiếp, độ âm điện cũng tăng lên một ít theo
chiều tăng của điện tích hạt nhân phù hợp với sự giảm bán kính ion của các nguyên tố
đó.
Trong nhiều nhóm B, độ âm điện của nguyên tố hơi tăng lên theo điện tích hạt
nhân.
II.5.5. Số oxy hóa
Số oxi hóa chỉ là một khái niệm có tính hình thức vì nó không phản ánh một
trạng thái thực nào của nguyên tố ở trong hợp chất.
 “Số oxi hóa là số đại số chỉ điện tích mà nguyên tử sẽ có nếu những electron ở
trong phân tử được phân bố giữa các nguyên tử theo một quy tắc nào đó”
Sau đây là một số quy tắc xác định số oxi hóa.
- Số oxi hóa của nguyên tố ở trạng thái tự do bằng 0
- Số oxi hóa của ion gồm một nguyên tử bằng điện tích của ion đó
- Số oxi hóa của mỗi nguyên tử trong hợp chất cộng hóa trị có cấu tạo đã biết là
bằng điện tích mà nguyên tử còn lại sau khi tất cả các cặp electron chung hoàn toàn
chuyển dịch về phía nguyên tử có độ âm điện lớn hơn (cặp electron chung giữa hai
nguyên tử giống nhau được chia đôi).
Ví dụ: Trong CH4 số oxi hóa của C là -4, của H là +1
- Tổng các số oxi hóa của những nguyên tố trong một phân tử bất kỳ hợp chất
nào luôn luôn bằng 0
Ví dụ: Số oxi hóa của Mn trong KMnO4 tính được từ số oxi hóa +1 của K và
-2 của O là: -(-2*4+1) = +7
Số oxi hóa có thể trùng hoặc không trùng với hóa trị.
Số oxi hóa là một khái niệm thường hay được dùng khi phân loại các hợp chất
vô cơ và viết phương trình của các phản ứng oxi hóa – khử.
 Theo các chu kỳ (Z tăng) số oxi hóa dương (+) cao nhất tăng dần và bằng số
thự tự của nhóm, cụ thể +1 với nhóm I  +8 với nhóm VIII. Số oxi hóa âm (-) cao

24
Giáo trình Hóa Đại cương

nhất lại giảm dần và bằng (8 – số thứ tự của nhóm), cụ thể -4 với nhóm IV đến -1 đối
với nhóm VII.

25
Giáo trình Hóa Đại cương

CHƯƠNG III: LIÊN KẾT HÓA HỌC VÀ CẤU TẠO PHÂN TỬ

III.1. Một số khái niệm


III.1.1. Khái niệm về phân tử
Phân tử là phần tử nhỏ nhất của một chất có khả năng tồn tại độc lập mà vẫn
giữ nguyên tính chất của chất đó.
Theo quan điểm hiện đại thì: phân tử bao gồm một số giới hạn của hạt nhân và
các electron tương tác với nhau và được phân bố một cách xác định trong không gian
tạo thành một cấu trúc không gian bền vững.
Phân tử không chỉ là các phân tử trung hoà như H2, Cl2, CO2 mà còn bao gồm
các ion phân tử như H2+, NO3−,…
III.1.2. Độ âm điện
Độ âm điện (χ) của một nguyên tố là đại lượng đặc trưng cho khả năng của
nguyên tử nguyên tố đó trong phân tử hút cặp electron liên kết về phía mình.
Như vậy χ càng lớn thì nguyên tố dễ thu electron.
 Một số quy luật:
- Độ âm điện của nguyên tố càng lớn thì khả năng hút cặp electron càng mạnh,
tính phi kim của nguyên tố càng mạnh.
Ví dụ: Trong phân tử HCl, giữa hydro và clo có một cặp electron dùng chung,
chúng bị lệch về phía nguyên tử clo vì clo có độ âm điện lớn hơn hydro nên trong
phân tử HCl thì hydro mang điện dương và clo mang điện tích âm.
Hδ+ − Clδ–
- Trong một chu kỳ, đi từ trái sang phải: độ âm điện của các nguyên tố tăng dần.
- Trong một nhóm, đi từ trên xuống: độ âm điện của các nguyên tố giảm dần.
Bảng III.1: Độ âm điện của một số nguyên tố theo Pauling

IA IIA IIIA IVA VA VIA VIIA


H
2,1
Li Be B C N O F
1,0 1,6 2,0 2,6 3,0 3,4 4,0
Na Mg Al Si P S Cl
0,93 1,3 1,6 2,0 2,2 2,6 3,0
K Ca Ga Ge As Se Br
0,82 0,95 1,8 2,0 2,4 2,1 2,7
Rb Sr In Sn Sb Te I
0,82 0,95 1,8 2,0 2,4 2,1 2,7
Cs Ba Tl Pb Bi Po At
0,79 0,89 2,0 2,3 2,0 2,0 2,2

26
Giáo trình Hóa Đại cương

III.1.3. Một số đặc trưng của liên kết


a. Năng lượng liên kết
Năng lượng của một liên kết hoá học là năng lượng cần thiết để phá vỡ liên kết
đó và thành nguyên tử ở thể khí.
Ví dụ: Năng lượng của liên kết (H-H) trong phân tử H2 chính là hiệu ứng nhiệt
của quá trình.
H2 (k) → H (k) + H (k) ΔΗ = 104,2 kcal/mol
Năng lượng liên kết đặc trưng cho độ bền của liên kết, năng lượng liên kết càng
lớn thì liên kết càng bền.
b. Góc liên kết
Góc liên kết là góc tạo bởi 2 nửa đường thẳng xuất phát từ hạt nhân của một
nguyên tử và đi qua hạt nhân của 2 nguyên tử khác liên kết trực tiếp với nguyên tử
trên.
Ví dụ: Góc liên kết trong các phân tử sau: H2O, CO2, C2H4

c. Độ dài liên kết


Độ dài liên kết được xác định bởi khoảng cách giữa hai nhân của hai nguyên tử
khi đã hình thành liên kết.
Nếu các nguyên tử tham gia liên kết như nhau, thì liên kết càng bền khi độ dài
liên kết càng bé.
Bảng III.2: Độ dài liên kết và năng lượng liên kết của một số liên kết

0
Liên kết Phân tử r0 ( A ) E (kcal/mol)
C–H CH4 1,09 98,7
C – Cl CHCl3 1,77 75,8
C–F CH3F 1,38 116,3
C–C C2H6 1,54 79,3
C=C C2H4 1,34 140,5
H–H H2 0,74 104,0
O=O O2 1,21 118,2
O–H H2 O 0,96 109,4

d. Mômen lưỡng cực của phân tử


Trong nguyên tử, các electron bao quanh hạt nhân được phân bố toàn toàn đối
xứng khắp mọi phía nên trọng tâm của các điện tích trùng với tâm của hạt nhân (trọng
tâm của điện tích dương).
Độ phân cực của liên kết được đánh giá qua mômen lưỡng cực μ (muy), có đơn
vị đo là Debye (D).
Trong phân tử, trọng tâm của các điện tích âm và dương có thể trùng nhau hoặc

27
Giáo trình Hóa Đại cương

không trùng nhau.


- Nếu trọng tâm điện tích dương và trọng tâm điện tích âm trong phân tử trùng
nhau ta có phân tử không phân cực.
Ví dụ: phân tử H2, N2, F2 …
- Nếu trọng tâm điện tích âm và dương không trùng nhau (xuất hiện ở 2 nguyên
tử có sự chênh lệch về độ âm điện) thì ta có phân tử phân cực. Lúc này phân tử xuất
hiện một mômen lưỡng cực.
Ví dụ: phân tử H-Cl

III.2. Liên kết ion theo Kossel


III.2.1. Khái quát
Liên kết ion là liên kết được hình thành do lực hút tĩnh điện giữa các ion mang
điện tích trái dấu.
Liên kết ion là liên kết được hình thành từ hai nguyên tử của hai nguyên tố có
độ âm điện rất khác nhau, một bên là kim loại điển hình có độ âm điện rất bé, một bên
là phi kim điển hình có độ âm điện rất lớn, như trường hợp giữa các kim loại kiềm
hoặc kim loại kiềm thổ và halogen hoặc oxi. Khi đó xẩy ra sự chuyển dịch electron từ
một nguyên tử có tính dương điện mạnh sang một nguyên tử có tính âm điện mạnh để
tạo thành cation và anion, các ion ngược dấu hút nhau bằng lực hút tĩnh điện. Vậy bản
chất của liên kết ion là lực hút tĩnh điện giữa các ion trái dấu.
+
Ví dụ: phân tử NaCl, electron được chuyển từ Na sang Cl để tạo thành Na và
-
Cl .
Na + Cl → Na+ + Cl- → NaCl
2 6 1 2 5 2 6 2 6
2s 2p 3s 3s 3p 2s 2p 3s 3p
+ -
Khi đó các ion Na và Cl được hình thành bởi sơ đồ sau:
Na - e → Na+
Cl + e → Cl-
Như vậy, sự hình thành trong liên kết ion, là do sự phân bố lại các ion một cách
đều đặn trên các nút mạng lưới tinh thể và giữa chúng tồn tại lực tương tác tĩnh điện
về mọi phía.
III.2.2. Điều kiện tạo thành liên kết ion
Độ âm điện của 2 nguyên tử tham gia liên kết phải khác nhau nhiều (hiệu số độ
âm điện ≥ 2).
III.2.3. Đặc điểm của liên kết ion
- Mỗi ion tạo ra điện trường xung quanh nó, nên liên kết ion xảy ra theo mọi
hướng hay thường nói liên kết ion là liên kết không có hướng.
- Không bão hoà, nghĩa là mỗi ion có thể liên kết được nhiều ion xung quanh nó.
- Liên kết rất bền.
Do hai tính chất này mà các phân tử hợp chất ion có khuynh hướng tự kết hợp
lại mạnh mẽ, các phân tử ion riêng lẻ chỉ tồn tại ở nhiệt độ cao. Còn ở nhiệt độ thường
mọi hợp chất ion đều tồn tại ở trạng thái rắn, có cấu trúc tinh thể và toàn bộ tinh thể
được xem như một phân tử khổng lồ.

28
Giáo trình Hóa Đại cương

III.2.4. Hoá trị của nguyên tố trong hợp chất ion


Hoá trị của một nguyên tố trong hợp chất ion được gọi là điện hoá trị hay hoá
trị ion của nguyên tố đó.
+ -
Ví dụ 1: Na , Cl thì Na và Cl đều có hoá trị 1
Đối với ion đa nguyên tử: ta không nói đến hoá trị của từng nguyên tố mà nói
đến hoá trị của cả ion.
Ví dụ 2: NH4+, HSO3-, ClO3- có hóa trị 1
SO42-, HPO42- có hóa trị 2
III.3. Liên kết cộng hoá trị
Trong 2 kiểu liên kết chính của phân tử, liên kết ion được giải thích bằng thuyết
tĩnh điện của Kossel còn liên kết cộng hoá trị đã là đối tượng nghiên cứu của nhiều
nhà khoa học suốt từ thế kỷ 19 đến nay. Trong số các thuyết này có thể kể đến 2 quan
điểm chủ yếu là quan điểm của Lewis và quan điểm của cơ học lượng tử.
III.3.1. Thuyết Lewis về liên kết cộng hoá trị
a. Khái quát
Là loại liên kết bằng cặp electron chung hình thành giữa các nguyên tử giống
nhau hay không khác nhau nhiều về độ âm điện. Chúng sử dụng các electron làm
thành cặp electron dùng chung cho cả 2 nguyên tử, khi đó chúng cũng có được cấu
hình bền vững của khí hiếm, liên kết này gọi là liên kết cộng hoá trị - mỗi cặp electron
dùng chung tạo thành một liên kết. Vậy liên kết cộng hoá trị là liên kết bằng cặp
electron chung.
Ví dụ: H. + ∙H = H : H hay H – H
 Phân loại liên kết:
- Nếu hai nguyên tử có độ âm điện như nhau, cặp electron liên kết sẽ nằm ở giữa,
ta có liên kết cộng hoá trị không cực.
Ví dụ: Cl : Cl
- Nếu hai nguyên tử có độ âm điện khác nhau, cặp electron liên kết sẽ nằm lệch
về phía nguyên tử có độ âm điện lớn hơn, ta có liên kết cộng hoá trị phân cực.
Ví dụ: H : Cl
- Nếu cặp electron chung liên kết do một trong hai nguyên tử đưa ra còn nguyên
tử kia được dùng chung: đó là hình thành liên kết phối trí. Mỗi cặp electron dùng
chung được ký hiệu bằng một vạch ngang gọi là vạch hoá trị.
b. Điều kiện tạo thành liên kết
Độ âm điện của 2 nguyên tử tham gia liên kết phải khác nhau nhiều (hiệu số độ
âm điện < 2).
c. Đặc điểm của liên kết
- Liên kết cộng hóa trị là liên kết có hướng.
- Có tính bão hoà.
- Liên kết kém bền hơn liên kết ion.
d. Hoá trị của nguyên tố trong hợp chất cộng hoá trị
Là số liên kết hình thành giữa một một nguyên tử của nguyên tố đó với các
nguyên tử khác trong phân tử.
Ví dụ: Trong các hợp chất: CO2; NH3; HCl, thì clo và hydro có hoá trị 1, oxi có
hoá trị 2, nitơ có hoá trị 3 và cacbon có hoá trị 4.
Thuyết Lewis đã giải thích khá đơn giản, dễ hiểu về sự tạo thành liên kết giữa
các nguyên tử trong phân tử, giải thích được các trạng thái hoá trị của nguyên tố trong
29
Giáo trình Hóa Đại cương

các hợp chất. Tuy nhiên thuyết này cũng gặp một số hạn chế và không giải thích được
từ tính của một số chất.
III.3.2. Thuyết liên kết hoá trị của VB (Valence Bond)
a. Liên kết σ, liên kết π, liên kết δ
Thuyết VB dùng sự xen phủ của các orbital nguyên tử (AO) để mô tả sự tạo
thành các liên kết. Tuy theo tính đối xứng của vùng xen phủ giữa các AO tham gia liên
kết đối với trục liên kết (trục với tâm 2 hạt nhân), người ta phân biệt liên kết xích ma
(σ), liên kết (π), và liên kết (δ).
 Liên kết σ
Được hình thành khi các obitan nguyên tử (AO ) tham gia liên kết xen phủ dọc
theo trục liên kết (theo trục nối giữa hai hạt nhân nguyên tử).

Hình III.1: Liên kết σ giữa hai nguyên tử

H–H
C–H
F–F
C–C
H–F

Hình III.2: Liên kết σ


Liên kết σ có tính đối xứng trục và khá bền.
 Liên kết π
Được hình thành khi có sự xen phủ các AO hoá trị về hai phía của trục nối giữa
hai hạt nhân nguyên tử tương tác.

p p
π π (p – d)

Hình III.3: Liên kết π


Liên kết σ bền hơn liên kết π.
Liên kết π làm thành mặt phẳng đối xứng với trục liên kết.
Chú ý: Giữa 2 nguyên tử liên kết với nhau trong phân tử bao giờ cũng chỉ tồn
tại một liên kết σ, còn số liên kết π có thể bằng 0, 1, 2.

30
Giáo trình Hóa Đại cương

Hình III.4: Sự xen phủ σ và π của các obitan nguyên tử


 Liên kết δ
Liên kết này ít gặp, đó là liên kết suất hiện do sự xen phủ của các obitan d.
b. Luận điểm cơ bản của thuyết VB
 Bài toán phân tử hydro.
Khi áp dụng cơ học lượng tử để giải quyết vấn đề bản chất của liên kết hoá học,
năm 1927 hai nhà bác học W.Heiler và F. London đã giải bài toán tính năng lượng liên
kết trong phân tử hydrô H2.
Kết quả việc giải bài toán này cho thấy:
Liên kết giữa 2 nguyên tử hydro được hình thành khi 2 electron của 2 nguyên
tử hydro có spin ngược chiều nhau ghép đôi với nhau.
Khi đó năng lượng của phân tử hydro thấp hơn năng lượng của hai nguyên tử
hydro cô lập và mức năng lượng của hai phân tử thấp nhất khi khoảng cách giữa 2 tâm
0
của hai nguyên tử hydro là 0,74 A .
Khi hình thành liên kết mật độ mây electron ở khu vực không gian giữa hai hạt
nhân tăng lên giống như hai đám mây xen phủ lên nhau, do đó mật độ điện tích âm của
khu vực đó tăng lên, nên hút hai hạt nhân lại với nhau và liên kết chúng lại tức là xuất
hiện liên kết giữa 2 nguyên tử hydro để tạo thành phân tử hydro (H2).
 Luận điểm cơ bản của thuyết VB:
- Trong phân tử các electron vẫn chuyển động trên các AO.
- Mỗi liên kết cộng hoá trị được tạo thành do sự ghép đôi 2 electron độc thân có
spin trái dấu của 2 nguyên tử khác nhau tương tác với nhau, cặp electron này được
xem như chung cho cả 2 nguyên tử.
- Khi đó xảy ra sự xen phủ giữa 2 đám mây electron liên kết, sự xen phủ càng
mạnh thì liên kết càng bền.
- Liên kết được phân bố theo phương mà tại đó sự xen phủ lẫn nhau giữa các AO
tham gia liên kết là lớn nhất, và như vậy sẽ có những phương được ưu tiên trong
không gian phù hợp với cấu hình không gian của phân tử vì vậy liên kết cộng hoá trị
có tính định hướng.
- Liên kết cộng hoá trị có tính bão hòa, nghĩa là mỗi liên kết chỉ đảm bảo bởi 2
electron và ở một nguyên tử tham gia liên kết chỉ có một số giới hạn các liên kết hoá
trị.
III.3.4. Thuyết obital phân tử MO (Molecular Obital)
a. Luận điểm cơ bản
31
Giáo trình Hóa Đại cương

Theo cơ học lượng tử, phương pháp MO dựa trên sự mở rộng khái niệm hàm
sóng một electron cho trường hợp phân tử.
Trong phương pháp MO, người ta xem phân tử như một khung mà ở đó các hạt
nhân và electron cấu thành. Trong trường hợp này không thể nói đến từng trạng thái
riêng lẻ của electron mà chỉ có thể nói đến hàm sóng ψ chính xác của hệ, song điều
này không thể thực hiện được về mặt toán học. Để khắc phục tương tự như trường hợp
nguyên tử nhiều điện tử, người ta giả thiết là trong phân tử mỗi electron chuyển động
trong một điện trường hiệu dụng trung bình nào đó gây ra bởi bộ khung của electron
và hạt nhân còn lại.
Theo cách lập luận trên, người ta cho rằng trạng thái đó được mô tả bằng hàm
sóng ψ gọi là MO. Nói cách khác, MO biểu thị trạng thái chuyển động của từng
electron trong phân tử.
Nếu trong nguyên tử, các electron chuyển động trong trường hiệu dụng đối
xứng xuyên tâm, thì trong phân tử các electron chuyển động trong trường hiệu dụng
đối xứng xuyên tâm, có đối xứng phức tạp hơn tùy từng loại phân tử cụ thể.
Phương pháp MO hoàn toàn tôn trọng các nguyên lý và quy tắc áp dụng cho
nguyên tử.
Đối với phân tử có 2 nguyên tử thì khi tổ hợp các AO sẽ được các MO định cư
hai tâm. Còn đối với phân tử nhiều nguyên tử khác nhau, sự tổ hợp các AO sẽ dẫn đến
các MO không định cư nhiều tâm.
b. Phương pháp tổ hợp tuyến tính (MO – LCAO)
(Molecular Orbital Linear Combination of Atomic Orbital)
Trong phân tử, khi một electron chuyển động gần một hạt nhân nguyên tử nào
đó, thì lúc đó electron này sẽ chịu tác dụng chủ yếu của điện trường hạt nhân đó, còn
tương tác giữa electron khảo sát đối với electron và hạt nhân còn lại là không đáng kể.
 Điều kiện tổ hợp có hiệu quả các AO
- Các AO phải có cùng tính chất đối xứng.
- Năng lượng các AO phải xấp xỉ nhau.
- Các AO phải xen phủ nhau rõ rệt.
Về mặt định tính, để biết được các AO có cùng tính chất đối xứng hay không, có
thể dựa vào sự xen phủ dương, âm hoặc bằng không của các AO (hình dưới).
⇒ Chỉ có sự xen phủ dương mới có thể tạo liên kết và trong trường hợp này các AO
mới có cùng tính chất đối xứng, nghĩa là chúng mới tổ hợp được với nhau. Tuy nhiên
việc tổ hợp có hiệu quả hay không còn phụ thuộc vào hai điều kiện còn lại.

32
Giáo trình Hóa Đại cương

Hình III.5: Sự xen phủ của các obitan


 Các đặc trưng của liên kết cộng hoá trị trong phương pháp MO:
- Chỉ số liên kết hay độ bội liên kết (N):
1
N  (n  n * )
2
n: số electron nằm ở MO liên kết;
n*: số electron nằm ở MO phản liên kết.
- Độ dài liên kết bằng khoảng cách giữa tâm của hai hạt nhân, độ dài liên kết
càng nhỏ khi chỉ số liên kết càng lớn.
- Năng lượng liên kết càng lớn khi liên kết càng bền.
c. Bài toán ion phân tử H2+
Vì hai nguyên tử trong phân tử giống nhau nên các AO hoá trị của chúng đều
giống nhau, nghĩa là chúng có cùng tính chất đối xứng.
n
Trong trường hợp này sự tổ hợp n AO sẽ cho ta MO liên kết có năng lượng
2
n *
thấp hơn năng lượng AO đem tổ hợp và cho MO phản liên kết (kí hiệu MO ) có
2
năng lượng cao hơn các AO trong tổ hợp.
+
Ví dụ: H + H → H2 +
1
1s (A) 1s(B)
ψ = C1ψ1s(A) + C2ψ1s(B); giải phương trình Schrođinger với hàm ψ ta thu được:

33
Giáo trình Hóa Đại cương

1
  (1s( A)  1s( B) )
2
ψ = C1ψ1s(A) + C2ψ1s(B) (MOlk, có năng lượng σs, có năng lượng E-)
1
  (1s( A )  1s( B) )
2
(MO*, có năng lượng σs*, có năng lượng E+)

Hình III.6: Giản đồ năng lượng các MO của ion


Trong giản đồ trên:
σs là MO liên kết;
σs* là MO liên kết dạng σ;
σ là liên kết  H - H
s là liên kết tạo thành từ AOs.
Electron duy nhất của H2+ tất nhiên sẽ chiếm MO có năng lượng thấp, nên cấu
hình electron của ion H2+:σs1 (có 1 electron trên MO liên kết σs).
+
Từ giản đồ trên ta thấy rằng khi tạo ion H2+ từ H va H , năng lượng giảm xuống
+
một giá trị a nghĩa là hệ H2+ bền hơn hệ H và H riêng biệt. Phương pháp VB không
giải thích được sự tồn tại của ion H2+ này.
Giản đồ năng lượng các MO của hệ H2, He2+, He2, tương tự giản đồ trên.
- Phân tử H2 có 2e, Cấu hình electron H2: σs2.
- Phân tử He2+ có 3e, Cấu hình electron He2+:σs2σs*1.
- Phân tử He2 có 4e, Cấu hình electron He2: σs2σs*2
⇒ Phân tử He2 không tồn tại vì 2e chiếm σs làm năng lượng của hệ giảm xuống
không bù cho năng lượng của hệ tăng lên do 2e chiếm MO phản liên kết tăng lên σs*.
d. Thuyết MO cho phân tử hai nguyên tử đồng hạch thuộc chu kỳ 2
Bao gồm: Li2, Be2, B2, C2, N2, O2, F2, Ne2.
 Nguyên tắc chung
- MO được thiết lập là do sự tổ hợp tuyến tính các AO hoá trị (các electron phân
lớp ngoài cùng). Sự tổ hợp của nAO sẽ tạo thành nMO.

34
Giáo trình Hóa Đại cương

- Các AO xen phủ lẫn nhau theo các điều kiện:


+ Có mức năng lượng xấp xỉ nhau;
+ Có khả năng xen phủ nhau ở một mức độ đáng kể;
+ Có cùng tính đối xứng với trục liên kết;
- Tùy theo hướng xen phủ các AO, ta sẽ có:
+ Nếu 2AO xen phủ dọc trục liên kết, ta có các MO-σ;
+ Nếu 2AO xen phủ hai bên sườn liên kết, ta có các MO-π.
- Sự hình thành MO liên kết, MO phản liên kết phụ thuộc vào dấu của các AO
tham gia tổ hợp tuyến tính.
 Giản đồ MO
- Các nguyên tử ở chu kỳ 2 đều có 4 AO hoá trị khi tạo thành phân tử A2 bằng
các tổ hợp sau: (hình III.7)

35
Hình III.7: Hai giản đồ năng lượng MO của các phân tử A2 thuộc chu kỳ 2
- Giản đồ a) là của các phân tử cuối chu kỳ : O 2, F2 và Ne2. Trong trường hợp
này, hiệu ứng năng lượng Enp – Ens ở các nguyên tử lớn nên không có sự tương tác
σs - σz.
⇒ Cấu hình electron của các phân tử O2, F2, Ne2 có dạng:
[ ] σsσs*σz(πx = πy)(πx* = πy*)σz* (hình a)
- Giản đồ b) là của các phân tử đầu chu kỳ : Li2, Be2, B2, C2, N2. Trong trường
hợp này, hiệu ứng năng lượng Enp – Ens tương đối nhỏ nên khi tạo thành phân tử A2
có sự tương tác σs - σz làm cho mức năng lượng các MO σz và πx, πy thay đổi so với
giản đồ a).
⇒ Cấu hình electron của các phân tử Li2, Be2, B2, C2, N2 có dạng:
[ ] σsσs*(πx = πy)σz(πx* = πy*)σz* (hình b)
2
Kí hiệu [ ] ở đây chỉ rằng có 4e (1s ) của hai nguyên tử của lớp K không
tham gia tạo thành MO.
Ví dụ:
- Phân tử Li2 có 6e, cấu hình electron Li2: σs2
N=1
0
l = 2,67 A
E = 105 kj/mol
- Phân tử Be2 có 8e, cấu hình electron Be2: σs2σs*2
(N = 0, nên phân tử không tồn tại).
- Phân tử B2 có 10e, cấu hình electron B2: σs2σs*2πx1=πy1
N = 1, nên phân tử bền.
0
l = 1,59 A ;
E = - 287 kj/mol
- Phân tử N2 có 14e, cấu hình electron N2: σs2σs*2πx2=πy2σz2
N = 3, liên kết 3: N≡N
0
l = 1,10 A ;
E = -942 kj/mol
- Phân tử O2 có 16e, cấu hình electron O2: σs2σs*2σz2πx2=πy2πx*1=πy*1
Giáo trình Hóa Đại cương

N = 2,
0
l = 1,21 A ;
E = -494 kj/mol
- Phân tử F2 có 18e, Cấu hình electron F2: σs2σs*2σs2πx2=πy2πx*2=πy*2
N = 1,
0
l = 1,42 A ;
E = -155 kj/mol
- Phân tử Ne2: không tồn tại.
e. Thuyết MO cho phân tử có hai hạt nhân khác nhau AB
Về nguyên tắc các xây dựng các MO đối với các phân tử dạng AB hoàn toàn
giống với phân tử dạng A2.
Do trong phân tử AB, các AO có tính đối xứng khác nhau, nên phần xen phủ
tạo thành MO khác nhau. Vì vậy chỉ có các AO có cùng tính đối xứng mới tham gia
tạo tính liên kết.
Trong hai nguyên tử A và B, nguyên tử nào có độ âm điện lớn hơn sẽ có mức
năng lượng AO bền hơn và được biểu diễn thấp hơn trên bản đồ năng lượng (hình
III.8):

Hình III.8: Giản đồ năng lượng MO của các phân tử AB


III.4. Tương tác giữa các phân tử
Ngoài các liên kết chính đã xét như liên kết ion, liên kết cộng hoá trị còn có
các tương tác giữa các phân tử như liên kết hydrô, lực Vanderwaals.
III.4.1. Liên kết hydro
Nguyên tử hydro ngoài khả năng tham gia liên kết cộng hoá trị thông thường,
còn có khả năng tạo một mối liên kết thứ hai với một nguyên tử khác có độ âm điện
lớn và kích thước nhỏ. Mối liên kết thứ hai này kém bền hơn nhiều so với liên kết
cộng hoá trị thông thường và được gọi là liên kết hydro.
Ví dụ:

37
Giáo trình Hóa Đại cương

- Liên kết hydro liên phân tử:


...H–O ... H–O ... H– O...

C2H5 H C 2 H5

- Sự hình thành liên kết hiđro trong nước:

- Sự hình thành liên kết hiđro của ClO4- với nước:

Các phân tử nước tương tác lẫn nhau thông qua liên kết hiđrô và nhờ vậy có
lực hút phân tử lớn. Đây không phải là một liên kết bền vững. Liên kết của các phân
tử nước thông qua liên kết hiđrô chỉ tồn tại trong một phần nhỏ của một giây, sau đó
các phân tử nước tách ra khỏi liên kết này và liên kết với các phân tử nước khác.
Trong phân tử HF, nguyên tử H sau khi liên kết với nguyên tử F bằng một
liên kết cộng hoá trị còn hình thành mối liên kết thứ hai (liên kết hydrô) với nguyển
tử F của phân tử HF khác tạo nên phân tử liên hợp (HF)n.
 Nguyên nhân xuất hiện liên kết hydro
Do đặc điểm cấu tạo nguyên tử của hydro là chỉ có một electron duy nhất
nên khi nguyên tử hydro liên kết cộng hoá trị với một nguyên tử của nguyên tố có
độ âm điện lớn thì mây electron của hydro bị hút lệch mạnh về phía nguyên tử đó và
làm nguyên tử hydro bị biến thành hạt tích điện dương mặc khác còn do kích thước
của hydro rất nhỏ nên ion hydro dễ dàng tiến gần đến các nguyên tử hay ion khác,
thậm chí thâm nhập vào lớp vỏ electron của các nguyên tử hay ion khác để hình
thành nên mối liên kết hydro.

38
Giáo trình Hóa Đại cương

Năng lượng của liên kết hydro rất bé (khoảng 2 - 10 kcal/mol) nên liên kết
hydro kém bền hơn liên kết hoá học thông thường (khoảng hằng trăm kcal/mol).
 Ảnh hưởng của liên kết hydro đến tính chất của các chất
- Làm tăng nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi của các chất do liên kết hydro tạo
nên lực hút giữa các phân tử, gây nên sự trùng hợp phân tử làm phân tử lượng trung
bình của các chất tăng nên nhiệt độ nóng chảy và nhiệt dộ sôi của các chất tăng.
Ví dụ:
0 0 0
Chất M T nc ( C) T s (0C)
HF 20 -83 19,5
HCl 36,5 -112 -84,9

- Làm giảm độ điện li, giảm tính axit của các chất.
Ví dụ 1: Trong dãy HX các axit HCl, HBr, HI là các axit mạnh nhưng do
trong các phân tử HF có liên kết hydro liên phân tử nên HF là chất điện li yếu và có
tính axit trung bình.
- Làm tăng độ tan của các chất: liên kết hydro giữa các phân tử chất tan và
dung môi làm độ tan của các chất tăng do dễ hình thành solvat.
Ví dụ 2: Giữa rượu và nước có liên kết hydro nên rượu tan vô hạn trong
nước, trong khi ête (ROR) không tan trong nước do giữa ête và nước không có liên
kết hidro. Sự hình thành liên kết hydro liên phân tử cho phép giải thích tính dễ hoà
tan của các hợp chất có nhóm phân cực trong những dung môi phân cực như nước,
rượu…
Ngoài ra liên kết hydro liên phân tử còn làm giảm tính bazơ của các chất và
gây nên sự biến đổi bất thường về khối lượng riêng.
III.4.2. Lực Vanderwaals
Là lực tương tác giữa các phân tử, nó có bản chất tĩnh điện. Lực
Vanderwaals càng lớn thì mômen lưỡng cực của phân tử, kích thước và khối lượng
của phân tử càng lớn. Lực vanderwaals bé hơn với năng lượng của liên kết ion và
liên kết cộng hoá trị nên nó chỉ có ảnh hưởng chủ yếu đến một số tính chất lý học
của các chất.
Ví dụ: Theo dãy F2, Cl2, Br2, I2 thì kích thước và khối lượng tăng từ đầu đến
cuối dãy nên lực vaderwaals tăng dần do đó nhiệt độ sôi và nhiệt độ nóng chảy của
các chất này tăng dần.
Lực Vardenwaals bao gồm các thành phần sau:
- Lực định hướng: khi các phân tử phân cực ở gần nhau chúng tương tác với
nhau bằng lực tĩnh điện làm cho các phân tử xoay hướng để sắp xếp một cách có
trật tự nhằm làm giảm năng lượng của hệ.
- Lực cảm ứng: các phân tử phân cực tương tác với các phân tử không phân
cực làm xuất hiện lưỡng cực giữa chúng.
- Lực khuyếch tán: các phân tử không phân cực ở gần nhau do chuyển động
của các electron làm cho mật độ electron luôn luôn biến đổi nên làm dịch chuyển
trọng tâm điện tích dương và âm nên làm xuất hiện các lưỡng cực tạm thời và chúng
hút nhau bằng lực hút tĩnh điện.
Lực Vanderwaals gồm E = E1 + E2 + E3
Lực Vanderwaals tuy nhỏ nhưng cũng làm cho các phân tử này buộc nhau
nên thường ảnh hưởng đến tính chất vật lý của các chất như nhau, nhiệt độ nóng
39
Giáo trình Hóa Đại cương

chảy, nhiệt độ sôi…

40
Giáo trình Hóa Đại cương

CHƯƠNG IV: CHIỀU VÀ GIỚI HẠN CỦA QUÁ TRÌNH HÓA HỌC

IV.1. Các khái niệm


IV.1.1. Khái niệm về nhiệt động hóa học và nhiệt hóa học
Vật chất luôn chuyển động và thước đo sự chuyển động này là năng lượng.
Để hiểu sự vận động của vật chất người ta dựa vào việc nghiên cứu: sự trao đổi và
chuyển hóa năng lượng kèm theo sự vận động đó – Đây là lĩnh vực khoa học gọi là
nhiệt động học.
 Các quá trình hóa học cũng là những quá trình chuyển động của vật chất kèm
theo sự trao đổi năng lượng.
 Việc áp dụng nhiệt động học vào hóa học làm xuất hiện một lĩnh vực khoa
học độc lập gọi là nhiệt động hóa học, nghiên cứu:
- Các quy luật về sự chuyển biến tương hỗ của hóa năng với các dạng năng
lượng khác.
- Hiệu ứng nhiệt kèm theo các quá trình hóa học.
- Điều kiện bền vững của các quá trình hóa học và những quy luật thay đổi của
chúng để đạt trạng thái bền vững nhất..
Như vậy, nhiệt động hóa học cung cấp những lý thuyết cần thiết để đi sâu
nghiên cứu cấu tạo, tính chất, “hành vi” của chất trong quá trình chuyển hóa, từ đó
chúng ta có thể điều khiển quá trình theo hướng mong muốn, theo tốc độ mong
muốn, hiệu suất mong muốn.
 Các quá trình hóa học luôn kèm theo hiện tượng phát ra hay thu vào năng
lượng dạng này hay dạng khác, trong đó thường gặp nhất là nhiệt năng.
Lượng nhiệt phát ra hay thu vào trong quá trình hóa học được gọi là hiệu ứng
nhiệt và lĩnh vực hóa học nghiên cứu hiệu ứng nhiệt của các quá trình được
gọi là nhiệt hóa học.
IV.1.2. Hệ nhiệt động và hệ hóa học
 Hệ nhiệt động: là một vật thể hay nhóm vật thể được khảo sát, bao gồm số
rất lớn các tiểu phân (phân tử, hoặc nguyên tử, hoặc ion, electron…).
Tất cả những vật thể khác không thuộc hệ khảo sát được gọi là môi trường
ngoài.
 Hệ hóa học: là trường hợp riêng của hệ nhiệt động, được định nghĩa: hệ hóa
học là lượng nhất định của một hay nhiều chất ở điều kiện nhiệt độ, áp suất
và nồng độ nhất định
 Các đại lượng nhiệt độ (T0C), áp suất (P), nồng độ (C)… xác định trạng
thái của hệ và được gọi là các thông số trạng thái.
 Các hệ được phân biệt:
- Hệ đồng thể: trong hệ không có bề mặt phân chia hệ thành những phần có
tính chất khác nhau.
- Hệ dị thể: trong hệ có bề mặt phân chia hệ thành những phần có tính chất
khác nhau.
- Hệ cô lập: là hệ không trao đổi chất và năng lượng với môi trường ngoài
và có thể tích không đổi.
- Hệ kín: là hệ không trao đổi chất nhưng có thể trao đổi năng lượng với
môi trường ngoài.

41
Giáo trình Hóa Đại cương

IV.1.3. Pha
Pha là phần đồng thể của hệ dị thể, có thành phần, cấu tạo, tính chất nhất
định và được phân chia với các phần khác bằng một bề mặt phân chia nào đó.
Ví dụ: Hệ gồm nước đá và nước lỏng là hệ 2 pha: pha lỏng và pha rắn.
 Như vậy: hệ đồng thể là hệ 1 pha, còn hệ dị thể là hệ nhiều pha.
 Pha có thể là hợp chất hóa học, có thể là dung dịch.
Ví dụ: Hệ 2 pha: NaCl(r) và dung dịch NaCl/H2O
(1) (2)
Trong đó pha (1) là hợp chất hóa học, pha (2) là dung dịch.
IV.1.4. Quá trình
 Quá trình là tập hợp các giai đoạn biến đổi hệ từ trạng thái này sang trạng
thái khác.
 Quá trình hóa học là quá trình trong đó có xảy ra sự sắp xếp lại cấu trúc vỏ
electron, phân bố lại liên kết trong các chất tham gia vào quá trình. Gồm:
- Các phản ứng hóa học: là những quá trình có sự thay đổi thành phần và
cấu trúc của các chất, đôi khi có kèm theo sự thay đổi trạng thái tập hợp
của chất.
Ví dụ:
Phản ứng: NaOH(dd) + HCl(dd) = NaCl(dd) + H2O(l) – Không có kèm theo sự
thay đổi trạng thái tập hợp.
Phản ứng: Zn(r) + 2HCl(dd) = ZnCl2 (dd) + H2 (k) – Có kèm theo sự thay đổi
trạng thái tập hợp.
- Các quá trình chuyển pha: là những quá trình có sự thay đổi cấu trúc và
trạng thái tập hợp, còn thành phần không đổi.
Ví dụ: Quá trình thăng hoa: I2 (r) = I2 (k)
Quá trình nóng chảy: Na(r) = Na(l)
Quá trình hóa hơi: H2O(l) = H2O(k)
….
- Các quá trình hòa tan: thông thường gồm 2 quá trình bứt phá liên kết cũ
và xây dựng liên kết mới giữa dung môi và chất tan.
Ví dụ: NaCl(r) + (m+n)H2O(l) = Na+.mH2O(dd) + Cl-.nH2O(dd)
 Quá trình thuận nghịch và quá trình không thuận nghịch.
- Quá trình thuận nghịch: là quá trình xảy ra theo hai chiều thuận, nghịch
và khi đi theo chiều nghịch thì hệ cũng như môi trường ngoài đều đi qua
các trạng thái trung gian như quá trình thuận, trở về đúng trạng thái đầu,
không xảy ra một sự thay đổi nào.
- Quá trình không thuận nghịch là quá trình không thể đưa hệ về trạng thái
đầu mà không có một biến đổi nào trong hệ hoặc môi trường ngoài.
Trong tự nhiên không có những quá trình thuận nghịch hoàn toàn vì ma sát,
bức xạ nhiệt…
 Các quá trình không thuận nghịch tự diễn ra thường gặp trong thiên nhiên và
chỉ được thực hiện tới một giới hạn nhất định. Ví dụ: Nhiệt chuyển từ vật
nóng đến vật lạnh tới khi 2 vật có nhiệt độ bằng nhau,…

42
Giáo trình Hóa Đại cương

 Tuy nhiên, cần phân biệt quá trình thuận nghịch với phản ứng thuận nghịch –
Phản ứng thuận nghịch là phản ứng có thể xảy ra theo 2 chiều thuận và
nghịch.
IV.1.5. Các đơn vị năng lượng thường dùng trong hóa học
 Erg (hệ CGS)
Erg bằng công của lực 1 đin nhân khoảng cách chuyển dịch 1cm
1 erg = 1 đin * 1 cm; đin là lực truyền cho vật có khối lượng 1g, 1 gia tốc
bằng 1 cm.sec-2.
 Jun (J – hệ SI)
Jun bằng công của lực 1 neutron nhân khoảng cách chuyển dịch 1m
1 j = 1 N * 1 m; N là lực truyền cho vật có khốii lượng 1 kg một gia tốc bằng
1m.sec-2.
 Calo (Cal – đơn vị ngoại hệ)
1 cal = 4,184.107 erg.
 Electron – von (eV – đơn vị ngoại hệ)
 eV bằng năng lượng của 1e. chạy qua điện trường có thế hiệu 1 V
1 eV = 1,602.10-12 erg = 3,83.10-20 Cal
 Năng lượng mà N.e chạy qua điện trường có thế hiệu 1V bằng 23062 cal
(N là số Advogadro)
IV.2. Áp dụng nguyên lý I nhiệt động học vào các quá trình hóa học
IV.2.1. Nguyên lý I nhiệt động học
Nhiệt hóa học nghiên cứu hiệu ứng nhiệt của các quá trình hóa học, cụ thể là
nghiên cứu sự chuyển hóa tương hỗ giữa nhiệt và công (2 dạng năng lượng trao đổi
giữa các chất quan trọng nhất trong hóa học): Cơ sở lý thuyết để nghiên cứu sự
chuyển hóa đó là nguyên lý I nhiệt động học, được phát biểu dưới các dạng tương
đương:
(1) Năng lượng không thể tự sinh ra và cũng không thể tự biến mất. Hoặc:
(2) Trong một hệ cô lập, năng lượng chung luôn luôn được bảo toàn.
(Nguyên lý I nhiệt động học chính là định luật bảo toàn năng lượng)
Theo nguyên lý I nhiệt động học: Nếu ta cung cấp cho 1 hệ nào đó 1 lượng
nhiệt (Q), thì lượng nhiệt này luôn được bảo toàn, nó chỉ chuyển từ dạng này sang
dạng khác và nói chung lượng nhiệt đó được dùng để làm biến đổi nội năng (U) của
hệ và thực hiện công (A):
Q = U + A (IV.2.1-1)
Trong đó: U = U2 – U1, là biến thiên nội năng khi chuyển từ trạng thái
(1) sang trạng thái (2)
A là công chuyển hệ từ trạng thái (1) sang trạng thái (2)
IV.2.2. Nhiệt dung (C)
 Nhiệt dung của một hệ là lượng nhiệt cần dùng để nâng nhiệt độ của nó lên 1
độ.
 Nhiệt dung riêng là lượng nhiệt cần dùng để nâng nhiệt độ của 1 gam chất
lên 1 độ.
 Nhiệt dung phân tử là lượng nhiệt cần dùng để nâng nhiệt độ của 1 mol chất
lên 1 độ.
 Ở áp suất không đổi, ta có nhiệt dung phân tử đẳng áp, ký hiệu CP.
 Ở thể tích không đổi, ta có nhiệt dung phân tử đẳng tích, ký hiệu CV.
43
Giáo trình Hóa Đại cương

Nhiệt dung (CP, CV)là các hàm trạng thái, phụ thuộc bản chất của chất và
nhiệt độ. Sự phụ thuộc nhiệt độ (ở nhiệt độ lớn hơn 298K) được biểu diễn bằng
phương trình:
CP = a0 + a1T + a2T2 + … (IV.2.2-1)
Trong đó: a0, a1, a2 … là các hằng số thực nghiệm với mỗi chất (Đã xác
định với nhiều chất, có trong sổ tay tra cứu)
Tuy nhiên, trong khoảng nhiệt độ thay đổi không nhiều, một cách gần đúng
xem CP (CV) là các đại lượng không đổi.
Ví dụ: Chất H2 (k) O2 (k) H2O (l)
C P ( 25100 C ) 28,9
0 29,4 75,5 (J/mol.độ)
IV.2.3. Nội năng (U)
Theo quan điểm của thuyết cấu tạo chất: nội năng là tổng năng lượng dự trữ
của hệ, bao gồm: năng lượng của các dạng chuyển động quay và tịnh tiến của các
phân tử; năng lượng của các dao động nội phân tử (của các nguyên tử và nhóm
nguyên tử); năng lượng chuyển động của electron trong nguyên tử; năng lượng bên
trong hạt nhân.
Nội năng là một hàm trạng thái. Tuy nhiên, nhiệt động học cổ điển không
xác định được giá trị tuyệt đối U, mà chỉ tính được biến thiên của nội năng U giữa
hai trạng thái.
Trong biểu thức (II.2.1-1) Q = U + A
2

A  A'  PdV (IV.2.3-1)


1
2

Trong đó:  PdV là công chống áp suất bên ngoài tác dụng lên hệ
1

A’ là công chống sức căng bề mặt, lực từ trường…


Đối với các quá trình hóa học, quan trọng là công chống áp suất ngoài, nếu
A’  0 thì với quá trình đẳng tích (V = const):
QV = U = U2 – U1
Ví dụ: Khi đun nóng chất ở thể tích không đổi:
QV = U = n. C V . T (IV.2.3-2)
Trong đó: C V là nhiệt dung đẳng tích trung bình
n là số mol
T là biên thiên nhiệt độ (T = T2 – T1)
Vậy: nhiệt năng mà hệ thu vào hay phát ra trong quá trình đẳng tích được
dùng làm thay đổi nội năng.
IV.2.4. Entanpi
 Khi quá trình hóa học xảy ra ở P = const, thì:
2

Q P  U   PdV U  PV


1

= (U2 + PV2) - (U1 + PV1)


Đặt: U + PV = H, H được gọi là entanpi.
QP = H2 – H1 = H
Ví dụ: Khi đun nóng chất ở áp suất không đổi:

44
Giáo trình Hóa Đại cương

QP = H = n C P T (IV.2.4-2)
Trong đó: n là số mol
C P là nhiệt dung đẳng áp trung bình của chất
T là biến thiên nhiệt độ
Vậy: nhiệt năng mà hệ thu vào hay phát ra trong quá trình đẳng áp được
dùng làm thay đổi entanpi của hệ.
 Từ biểu thức: H = U + PV, rút ra H là đại lượng năng lượng đặc trưng cho
trạng thái của hệ, nó xác định trạng thái hệ tương tự như: nhiệt độ, áp suất,
nội năng…
 Ý nghĩa vật lý của entanpi
Ví dụ: Có xylanh chứa khí, được đậy kín bằng pittông (Hình IV-1).
Pittông

h K

Thì: Ehệ = U + mgh (IV.2.4-3)


Trong đó: U là nội năng của chất khí
mgh là thế năng của pittông
m là khối lượng của pittông, g: gia tốc trọng trường, h: chiều
cao cột khí, S là tiết diện ngang của pittông.
Áp suất ngoài tác dụng lên hệ khí:
mg
Png  (IV.2.4-4)
S
mg
Vậy: Ehệ  U  .Sh  U  PV  H  Entanpi là năng lượng của hệ đã
S
giãn nở (cũng như nội năng entanpi đặc trưng cho trạng thái năng lượng của chất
nhưng nó bao gồm năng lượng đã tiêu tốn để thắng áp suất bên ngoài).
IV.2.5. Hiệu ứng nhiệt của quá trình hóa học
 Từ biểu thức (II.2.3-2) rút ra: đối với quá trình đẳng tích, hiệu ứng nhiệt của
quá trình được xác định bằng biến thiên nội năng, hay U được gọi là hiệu
ứng nhiệt đẳng tích.
 Từ biểu thức (II.2.4-2) rút ra: đối với quá trình đẳng áp, hiệu ứng nhiệt của
quá trình được xác định bằng biến thiên entanpi, hay H được gọi là hiệu
ứng nhiệt đẳng áp.
 Mối liên hệ giữa H và U:
- Những quá trình hóa học của các chất khí, H và U có sự khác nhau lớn
(nếu biến thiên số mol khí khác 0).

45
Giáo trình Hóa Đại cương

Xem khí là lý tưởng, ta có :


PV = nRT
PV = nRT
Do đó: H = U + nRT (IV.2.5-1)
Trong đó: n = nsp - ncđ = biến thiên số mol khí.
- Đối với những quá trình hóa học chỉ có chất rắn hoặc lỏng tham gia thì H 
U.
IV.2.6. Phương trình nhiệt hóa học
Phương trình phản ứng hóa học có ghi kèm đại lượng hiệu ứng nhiệt được
gọi là phương trình nhiệt hóa học.
Ví dụ:
(1) N2 (k) + 2O2 (k) = 2NO2 (k) ;  H 0298  33,850kJ / mol
(2) 2H2 (k) + O2 (k) = 2H2O (l) ;  H 0298  285,838kJ / mol
(3) 2H2 (k) + O2 (k) = 2H2O (k) ;  H 0298  241,835kJ / mol
Với quá trình thu nhiệt, H được ghi với dấu (+) tương ứng với sự tăng
entanpi; còn quá trình phát nhiệt, H được ghi với dấu (-).
Ngoài ra, trong phương trình nhiệt hóa học còn ghi cả trạng thái tập hợp của
chất, do H là biến thiên của hàm trạng thái phụ thuộc bản chất hệ và điều kiện của
quá trình. Và để tiện so sánh, đại lượng H thường được tính với 1 mol chất, ở nhiệt
độ 250C (298K), ở áp suất khí quyển (1atm) – Ký hiệu H 0298 , được gọi là hiệu ứng
nhiệt tiêu chuẩn.
IV.2.7. Các đại lượng nhiệt hóa học
a. Nhiệt tạo thành (sinh nhiệt): là hiệu ứng nhiệt của phản ứng tạo thành 1mol
chất từ các đơn chất ứng với trạng thái tự do bền vững nhất. Nhiệt tạo thành
tiêu chuẩn được ký hiệu ( H 0298 )tt-chất-trạng thái hay ( H 0298 )SN-chất-trạng thái.
Với các ví dụ ở trên: Hiệu ứng nhiệt của (VD1) chính là nhiệt tạo thành tiêu
chuẩn của khí NO2, (H 0298 ) ttNO k = 33,850 kJ, hay hiệu ứng nhiệt của (VD2) chính
2

là nhiệt tạo thành tiêu chuẩn của nước lỏng, (H 0298 ) ttH Ol = -285,838 kJ.
2

 Nhiệt tạo thành của các đơn chất bền ở điều kiện tiêu chuẩn được quy ước
bằng không.
 Nhiệt tạo thành của các chất thường dao động trong khoảng rộng và phần
lớn là âm.
b. Nhiệt đốt cháy (thiêu nhiệt): là hiệu ứng nhiệt của phản ứng đốt cháy hoàn
toàn 1 mol hợp chất hữu cơ tạo khí cacbonic, nước lỏng… Nhiệt đốt cháy
tiêu chuẩn được ký hiệu: ( H 0298 )đc-chất-trạng thái hay ( H 0298 )TN-chất-trạng thái.
Ví dụ:
7
C 2 H 6 ( k )  O 2 ( k )  2CO 2 ( k )  3H 2 O ( l ) , H 0298  1559,880kJ
2
Có thể viết: (H 298 ) đ .cC H k  1559,880kJ - thường lớn, âm.
0
2 6

c. Nhiệt chuyển pha: là hiệu ứng nhiệt của các quá trình chuyển pha
Ví du: I2 (r) = I2 (k) , H 0298 = 62,425kJ

46
Giáo trình Hóa Đại cương

Hay (H 0298 ) th I  62,425kJ


2

H2O (l) = H2O (k) , H 0298 = 44,105kJ


Hay (H 0298 ) h .h H O 2
 44,105kJ
AlBr3 (r) = AlBr3 (l) , H 0298 = 11,340kJ
Hay (H 0298 ) n .cAlBr  11,340kJ
3

C (gr) = C (kc) , H 0298 = 1,883kJ


Hay (H 0298 ) C gr C kc
 1,883kJ
….
d. Nhiệt hòa tan: là hiệu ứng nhiệt của các quá trình hòa tan.
Ví dụ:
NaOH ( r )  (m  n)H 2 O( l )  Na  .mH 2 O( dd)  OH  .nH 2 O( dd) , H 0298  42,677kJ
Hay (H 0298 ) htNaOH  42,677kJ
 Các quá trình hòa tan chỉ xảy ra với lượng lớn dung môi và với cùng 1 lượng
chất tan khi thay đổi lượng dung môi thì giá trị hiệu ứng nhiệt sẽ khác nhau,
ví dụ quá trình hòa tan 1 mol H2SO4 vào nước:
H2SO4 (l) + H2O(l) = H2SO4.H2O(dd), H 0298  28,075kJ
H2SO4 (l) + 100H2O(l) = H2SO4.100H2O(dd), H 0298  73,388kJ
H2SO4 (l) + 10000H2O(l) = H2SO4.10000H2O(dd), H 0298  86,316kJ
H2SO4 (l) +  H2O(l) = H2SO4.  H2O(dd), H 0298  95,270kJ  const
 Để so sánh nhiệt hòa tan của các chất người ta tính với 1 mol chất tan trong 1
lượng tối đa dung môi.
e. Nhiệt tạo thành ion: là hiệu ứng nhiệt của phản ứng tạo các ion trong dung
dịch từ đơn chất tự do và nước.
f. Năng lượng liên kết hóa học: là năng lượng được giải phóng khi hình thành
mối liên kết hóa học (hay năng lượng cần cung cấp để phá vỡ mối liên kết).
Ví dụ:
2 N ( k )  N 2 ( k ) , (H 0298 )  945,584kJ; E N  N  945,584kJ
2O ( k )  O 2 ( k ) , (H 0298 )  495,386kJ; E OO  495,386kJ
...
Trong hóa học, người ta phân biệt nhiệt tạo thành nguyên tử: là hiệu ứng
nhiệt của quá trình tạo 1 mol chất ở trạng thái khí từ các nguyên tử khí – Ký hiệu:
( H 0298 )ng.t
Ví dụ: 2N(k) = N2 (k), H 0298  945,584kJ  (H 0298 ) ng.t  N 2

3H(k) + N(k) = NH3 (k), H 0


298
 1172,775kJ  (H 0298 ) ng.t  NH 3

Vậy: Với các phân tử 2 nguyên tử thì năng lượng liên kết bằng nhiệt tạo
thành nguyên tử. Còn với các phân tử từ 3 nguyên tử trở lên (nhiều liên kết) thì:
H ng.t
E lk  (IV.2.7-1)
n
47
Giáo trình Hóa Đại cương

Trong đó: n là số mối liên kết trong phân tử.


1172,775
Ví dụ: E N H   390,925kJ
3
g. Năng lượng mạng lưới tinh thể: Mạng tinh thể của chất có thể được tạo
thành từ các ion, nguyên tử… E càng lớn mạng càng chặt chẽ, khó phá.
 Năng lượng mạng ion là hiệu ứng nhiệt của quá trình tạo tinh thể của chất từ
các ion khí.
Ví dụ:
Na+(k) + Cl-(k) = NaCl(r), H 0298  773,622kJ
E m NaCl  773,622kJ
 Năng lượng mạng nguyên tử là hiệu ứng nhiệt của quá trình tạo tinh thể của
chất từ các nguyên tử tự do.
Ví dụ:
Si(k) + 2O(k) = SiO2 (r), H 0298  1874,014kJ
E mSiO  1874,014kJ
2

h. Năng lượng ion hóa: là năng lượng cần để bứt electron ra khỏi nguyên tử ở
trạng thái không bị kích thích – Ký hiệu là I.
Ví dụ:
Li Li+ + e , H 0298  518,816kJ  I Li
Na Na+ + e , H 0298  493,712kJ  I Na
i. Ái lực với electron: là năng lượng phát ra hay thu vào khi kết hợp 1 e vào
nguyên tử trung hoà.
Ví dụ:
F+e F- , H 0298  332,628kJ
A F  332,628kJ
Cl + e Cl- , H 0298  348,946kJ
A Cl  348,946kJ
(F tuy có AF < ACl nhưng EF-F < ECl-Cl → F2 hoạt động hơn Cl2)
Các đại lượng tiêu chuẩn đã được xác định với rất nhiều chất và được lập
thành các bảng nhiệt tạo thành tiêu chuẩn của chất, nhiệt đốt cháy của chất… có
trong sổ tay tra cứu.
IV.2.8. Các định luật nhiệt hóa và hệ quả
a. Định luật Lavoisier – Laplace
Lượng nhiệt được hấp thu khi một chất phân hủy thành các nguyên tố bằng
lượng nhiệt phát ra khi tạo thành hợp chất đó từ các nguyên tố.
Ví dụ:
1
H 2 O ( l )  H 2 ( k )  O 2 ( k ) , H 0298  285,838kJ
2
1
H 2 ( k )  O 2 ( k )  H 2 O ( l ) , H 0298  285,838kJ
2
b. Định luật Hess

48
Giáo trình Hóa Đại cương

Ở nhiệt độ, áp suất xác định, hiệu ứng nhiệt của quá trình hóa học chỉ phụ
thuộc vào bản chất của các chất đầu và sản phẩm cuối chứ không phụ thuộc đường
đi của quá trình.
1 1
Ví dụ: Na ( r )  H 2 ( k )  O 2 ( k )  NaOH ( r ) , H 0298  426,767kJ
2 2
Quá trình trên có thể thực hiện bằng các cách khác nhau:
1 1
Na ( r )  O 2 ( k )  Na 2 O 2 ( r ) , H 298  252,295kJ  H1
2 2
1 1 1
H 2 ( k )  O 2 ( k )  H 2 O ( l ) , H 298  142,674kJ  H 2
(1) 2 4 2
1 1 1
Na 2 O 2 ( r )  H 2 O ( l )  NaOH ( r )  O 2 ( k ) , H 298  31,798kJ  H 3
2 2 4
 (H 0298 ) NaOH  H1  H 2  H 3  426,768kJ
(r)

(2)
1
H 2 ( k )  O 2 ( k )  H 2 O ( l ) , H 298  285,838kJ  H1'
2
1
Na ( r )  H 2 O ( l )  NaOH ( r )  H 2 ( k ) , H 298  141,00kJ  H '2
2
 (H 298 ) NaOH  H1  H '2  426,768kJ
0
(r)
'

Các định luật nhiệt hóa được thiết lập trên cơ sở thực nghiệm, song thực ra
chúng chính là hệ quả của nguyên lý I nhiệt động học. Giả sử có: quá trình biến đổi
AB → GH, HI = Ec – Eđ = EGH – EAB.
Nếu quá trình biến đổi trên được thực hiện theo cách khác:
AB → CD, H1; CD → EF, H2; EF → GH, H3
HII = H1 + H2 + H3 = (ECD – EAB) + (EEF –ECD) + (EGH – EEF)
= EGH – EAB.
Quá trình ngược: Hng = EAB – EGH = - Hth
→ HI = HII (nếu HII > HI thì có nghĩa có 1 lượng năng lượng bằng:
HII - HI đã tự sinh ra, và điều này thì trái với nguyên lý I).
Vậy:
- Có thể viết một quá trình hóa học ngược lại với đại lượng H cùng giá trị
nhưng ngược dấu.
- Có thể cộng hay trừ các phương trình nhiệt hóa học như cộng hay trừ các
phương trình đại số.
c. Các hệ quả
 Hệ quả 1: Hiệu ứng nhiệt của phản ứng bằng tổng nhiệt tạo thành của các
sản phẩm phản ứng trừ đi tổng nhiệt tạo thành của các chất đầu.
Ví dụ: Có phản ứng tổng quát AB + CD = AC + BD, H = ?
Giả sử phản ứng xảy ra theo con đường phân hủy hoàn toàn các chất phản
ứng thành các đơn chất bền, rối mới xảy ra tương tác tạo các chất cuối.

49
Giáo trình Hóa Đại cương

HI
AB + CD AC + BD

H1 H2

A+B+C+D

Theo các định luật nhiệt hóa:


HII = H1 + H2 = HI = H
H1 = - (H tt ) c.đ
H2 = (H tt ) sp
Vậy: H = (H tt ) sp - (H tt ) c.đ
 Hệ quả 2: Hiệu ứng nhiệt của phản ứng bằng tổng nhiệt đốt cháy của các
chất đầu trừ tổng nhiệt đốt cháy của các chất cuối.
Ví dụ: Phản ứng
C2H4 (k) + H2 (k) = C2H6 (k) , H = ?
Giả sử chúng ta thực hiện phản ứng đốt các chất phản ứng và sản phẩm phản
ứng:
(H1) = H
C2H4 (k) + H2 (k) C2H6 (k)
+7/2O2 (k) (HII)
(HI) +7/2 O2 (k) , H2
2CO2 (k) + 3H2O(l)

Theo các định luật nhiệt hóa:


HI = H1 + H2 = HII
H1 =  H đccđ
H2 =  Hđcsp
Vậy: H = (  H đccđ ) – (  Hđcsp )
(Hệ quả 2 chỉ được áp dụng với phản ứng của các chất hữu cơ)
IV.2.9. Xác định hiệu ứng nhiệt của các quá trình hóa học
a. Phương pháp thực nghiệm
Tiến hành phản ứng trong nhiệt lượng kế, đo nhiệt độ trước phản ứng và khi
phản ứng kết thúc.
Tính H: H = -C (T2 – T1) = -C. T (IV.2.9-1)
Trong đó: C là nhiệt dung của hệ phản ứng
T2 là nhiệt độ khi phản ứng kết thúc, T1 là nhiệt độ trước phản
ứng
 T2 > T1, phản ứng phát nhiệt, H âm
 T2 < T1, phản ứng thu nhiệt, H dương
b. Phương pháp lý thuyết
Cơ sở trên các định luật nhiệt hóa, các hệ quả và các bảng: “nhiệt tạo thành
tiêu chuẩn”, “nhiệt đốt cháy tiêu chuẩn”, “nhiệt chuyển pha tiêu chuẩn”…
b1. Xác định hiệu ứng nhiệt tiêu chuẩn
Ví dụ 1:
50
Giáo trình Hóa Đại cương

1
C ( gr)  O 2 ( k )  CO ( k ) , H 0298  ?  H1
2
Biết:
C ( gr)  O 2 ( k )  CO 2 ( k ) , H 0298  394,714kJ  H 2
1 Khi cộng phương trình
CO ( k )  O 2 ( k )  CO 2 ( k ) , H 0298  283,005  H 3
2
(1) với phương trình (3) ta thu được phương trình (2), vậy:
H1  H 2  H3  (393,714)  (283,005)  110,709kJ
Ví dụ 2:
CaCO 3( r )  CaO ( r )  CO 2( k ) , H 0298  ?
Để xác định hiệu ứng nhiệt của phản ứng này ta dựa vào hệ quả 1 và nhiệt
tạo thành của các chất trong phản ứng:
(H 0298 ) VD 2  (H 0298 ) CaO( r )  (H 0298 ) CO ( k )  (H 0298 ) CaCO ( r )
2 3

= (-635,549-393,714) - (-1207,000) = 177,737kJ


Ví dụ 3:
CH 3COOH ( l )  C 2 H 5 OH ( l )  CH 3COOC 2 H 5( l )  H 2 O( l ) , H 0298  ?
Để xác định hiệu ứng nhiệt của phản ứng này ta dựa vào hệ quả 1 và nhiệt
tạo thành của các chất trong phản ứng. Hoặc dựa vào hệ quả 2 và nhiệt đốt cháy của
các chất trong phản ứng, theo hệ quả 2:
(H 0298 ) VD3  (H 0298 ) đcCH COOH( l )  (H 0298 ) đcC H OH ( l )  (H 0298 ) đcCH COOC H ( l )
3 2 5 3 2 5

= (-871,1090-1366,913) - (-2254,214) = 16,192kJ.


…..
b2. Xác định hiệu ứng nhiệt không tiêu chuẩn (T0250C)
H phụ thuộc bản chất hệ, phụ thuộc điều kiện phản ứng (T0, P…), trong đó,
nhiệt độ là một thông số quan trọng, ảnh hưởng nhiều đến hệ phản ứng - Ảnh hưởng
của nhiệt độ đến giá trị H được nêu lên trong phương trình Kirchoff (được xây
dựng khi lấy đạo hàm H theo nhiệt độ ở áp suất không đổi)
Xét phản ứng: aA + bB = cC + dD, Hpư
Hpư = (H)sp - (H)cđ
Lấy đạo hàm (H) theo T0 ở P = const (ảnh hưởng của T0 → H được tính
bằng vi phân của (H) theo T0).
d(H) pu d(H) C d(H) D d(H) A d(H) B
c d a b
dT p
dT p dT p dT p dT p

QP H i
Mà CP  
T2  T1 T
i

H i d(H i )
C P  lim 
i T 0
T dT P
d(H i )
  C P
dT P

51
Giáo trình Hóa Đại cương

2 2

 d(H) pu  C P dT
1 1
2

 H T  H T   C P dT
2 1
(IV.2.9-2)
1

Trong đó: CP là biến thiên nhiệt dung đẳng áp của các chất trong hệ:
CP   (CP )SP   (CP ) CĐ
Nếu khoảng nhiệt độ thay đổi không nhiều, có thể tính toán gần đúng (xem
CP  const):
H T  H T  C P (T2  T1 )
2 1
(IV.2.9-3)
Hay Phương trình Kirchoff
H T  H 0
298
 CP (T  298) (IV.2.9-4)
IV.3. Áp dụng nguyên lý II nhiệt động học vào các quá trình hóa học
IV.3.1. Nguyên lý II nhiệt động học
 Được phát biểu bằng nhiều cách:
(1) Nhiệt chỉ có thể tự truyền từ vật nóng đến vật lạnh
(2) Nhiệt không thể biến hoàn toàn thành năng lượng cơ, điện, hóa… mà
luôn còn lại một lượng không thể biến đổi thành dạng năng lượng khác
 Xét động cơ nhiệt hoạt động theo chu trình Cacno (Hình II-2). Động cơ lấy
nhiệt của nguồn nóng (Q1), sinh công (A) và truyền nguồn nhiệt không sinh
công (Q2) cho nguồn lạnh:

Nguồn nóng, T1

Q1

Động cơ → A = Q1 – Q2

Q2

Nguồn lạnh, T2

A = Q 1 – Q2 (IV.3.1-1)
Nếu lượng nhiệt Q2 không được truyền cho nguồn lạnh (với giả sử động cơ
hoạt động và chỉ lấy nhiệt của nguồn nóng rồi sinh công) thì động cơ sẽ nhanh
chóng nóng lên, có nhiệt độ bằng nhiệt độ nguồn nóng. Vậy, có thể phát biểu
nguyên lý II bằng cách khác: Không thể chế tạo được một động cơ hoạt động tuần
hoàn biến nhiệt thành công nhờ làm lạnh một vật duy nhất mà những vật khác ở
xung quanh không chịu bất kỳ một sự thay đổi nào.
A
Tỷ số   được gọi là hệ số nhiệt tác dụng hữu ích của động cơ
Q1

52
Giáo trình Hóa Đại cương

A Q1  Q 2 T1  T2
  (nguồn nóng và nguồn lạnh có bản chất
Q1 Q1 T1
giống nhau, chỉ phân biệt bởi nhiệt độ)
Hay
Q2 T
1 1 2
Q1 T1
Q T Q 2 Q1
 2  2 Hay  0 (IV.3.1-2)
Q1 T1 T2 T1
Q
Đại lượng được gọi là nhiệt rút gọn. Vậy: Tổng đại số các nhiệt rút gọn
T
của chu trình Cacno bằng không.
Q 2 Q1
(II.3.1-2) có thể được viết:  0 (IV.3.1-3)
T2 T1
Trong đó: Q là lượng nhiệt nhỏ, áp dụng cho “chu trình nguyên tố”.
Với toàn bộ chu trình của động cơ nhiệt:
Q
 T
0 (IV.3.1-4)

Q
Từ (II.3.1-4) rút ra: là vi phân toàn phần của một hàm trạng thái –
T
Clausius đã đặt tên cho hàm trang thái đó là entropi, kí hiệu là S.
Q
 dS và  dS  0 (IV.3.1-5)
T
 Nếu hệ thực hiện một quá trình thuận nghịch (TN) từ trạng thái (1) đến trạng
thái (2):
2
Q TN
S  S2  S1  
1 T
Nếu hệ thực hiện quá trình bất thuận nghịch (BTN) từ (1)  (2):
2
Q BTN
S  S2  S1   ( QBTN < Q TN )
1 T
A TN  A BTN ; QTN  dU  A TN
Q BTN  dU  A BTN
Vậy:
Q
2

S   (IV.3.1-6)
1 T

Q
S  P
Hay
T
H
S 
T
Biểu thức (II.3.1-6) biểu diễn nguyên lý II nhiệt động học.

53
Giáo trình Hóa Đại cương

IV.3.2. Entropi
 Entropi là hàm trạng thái, nó xác định trạng thái của hệ tương tự như nhiệt
độ, áp suất, nội năng, entanpi… và ta có thể nói: trong quá trình mà hệ thực
hiện lượng nhiệt mà hệ phát ra hay thu vào được dùng để làm thay đổi
entropi.
 Ý nghĩa vật lý:
Xét ví dụ: Giả sử có hệ thống kín gồm hai bình thông nhau (Hình IV-3)
K
He Ne

 Trạng thái đầu (đóng khóa K): khí He (n1) phân bố trong một bình, khí Ne
(n2) phân bố trong một bình.
 Khi mở khóa: các khí sẽ phân tán vào nhau đến trạng thái cuối (phân tán
đồng đều) – Đây là quá trình tự xảy ra trong hệ cô lập, tức là quá trình
không thuận nghịch và Q(H=0).
 S > 0, tương ứng với sự tăng mức độ hỗn loạn của hệ (so sánh hai trạng
thái: trạng thái đầu trật tự hơn trạng thái cuối).
Mở rộng với các quá trình tự nhiên như: quá trình nóng chảy, bay hơi… là
các quá trình không thuận nghịch, tự xảy ra, kèm theo sự tăng mức độ hỗn loạn và
đa số là trường hợp tăng thể tích.
Vậy: entropi là thước đo mức độ hỗn loạn của hệ.
Trong ví dụ trên: Quá trình khuếch tán tạo hỗn hợp khí đồng đều là có khả
năng, cón quá trình ngược lại là không có khả năng. Để chỉ khả năng này người ta
dùng đại lượng xác suất trạng thái (ký hiệu w).
- Trạng thái vĩ mô của chất (được đặc trưng bằng những giá trị xác định của
nhiệt độ, áp suất, thể tích…). Gồm vô số trạng thái vi mô.
- Trạng thái vi mô của chất được đặc trưng bằng những trạng thái xác định
của mỗi tiểu phân (phân tử, nguyên tử…). Một tiểu phân có nhiều trạng
thái vi mô.
Xác suất trạng thái là số cách khác nhau để thực hiện một trạng thái của hệ
hay xác suất trạng thái là số các trạng thái vi mô mà nhờ đó một trạng thái vĩ mô
của chất được thực hiện.
Xác suất trạng thái phụ thuộc: số tiểu phân, nhiệt độ, áp suất, thể tích… hệ.
Trong ví dụ trên ở trạng thái đầu n1 phân tử He phân bố trong một bình, n2 phân tử
Ne phân bố trong một bình, còn ở trạng thái cuối: n1 trong hai bình, n2 trong hai
bình – Số vị trí (thể tích) nhiều hơn thì số cách khác nhau để thực hiện trạng thái
của hệ lớn hơn, tức w2 > w1.
Sự tăng entropi tương ứng với tăng xác suất trạng thái. Vậy: nói cách khác,
entropi là thước đo xác suất trạng thái của hệ.
 Mối liên quan giữa S và w được thể hiện trong biểu thức của Boltzmann:
R
S  k ln w  ln w (IV.3.2-1)
N
Trong đó: k là hằng số Boltzmann

54
Giáo trình Hóa Đại cương

R là hằng số khí
N là số Avogadro
Nếu tính với 1 mol chất (chứa N tiểu phân) thì:
S = Rlnw (IV.3.2-2)
0
Entropi được đo bằng đơn vị cal/mol. K.
1 đ.v.e = 1 cal/mol.0K = 4,184 J/mol.0K.
 Để xác định S của chất, người ta dựa vào định đề Planck: “entropi của chất
nguyên chất ở trạng thái tinh thể hoàn chỉnh, ở 00 K bằng không”.
S0 K  k ln w  0 (IV.3.2-3)
Vậy: ST = S = ST – S0K ; với S là biến thiên entropi của quá trình chuyển
chất từ 00 K đến T0 K.
Entropi của chất phụ thuộc bản chất, điều kiện bên ngoài, lượng chất. Vì vậy, để
tiện so sánh và tính toán người ta xác định entropi của chất ở 250C (2980K), 1atm,
với 1 mol chất, khí được xem là khí lý tưởng… - Đây là entropi tiêu chuẩn của chất,
ký hiệu S0298 , đã xác định với nhiều chất và thành lập bảng “entropi tiêu chuẩn” có
trong sổ tay tra cứu.
IV.3.3. Biến thiên entropi của các quá trình hóa học
Entropi là một hàm trạng thái và vì vậy biến thiên entropi chỉ phụ thuộc trạng
thái đầu và trạng thái cuối chứ không phụ thuộc đường đi của quá trình:
wc
S  Sc  Sđ  R ln (IV.3.3-1)

Trong đó: Sđ (Sc) là entropi ở trạng thái đầu (cuối)
wđ (wc) là xác suất trạng thái đầu (cuối)
a. Các phản ứng hóa học
Xét phản ứng tổng quát: aA + bB = cC + dD
Spu  Sc  Sđ  (cSC  dSD )  (aSA  bSB ) (IV.3.3-2)
 Phản ứng thực hiện ở điều kiện tiêu chuẩn thì S0298 được tính dựa vào các
đại lượng tiêu chuẩn (S0298 ) A , (S0298 ) B …
 Ở nhiệt độ  2980K:
Xét quá trình đốt nóng chất i từ T1 đến T2 (1 mol chất, quá trình đẳng áp).
Nếu xem CP không đổi trong khoảng từ T1 - T2:
T2
Sđ .n i  C P i ln
T1
T
 Si  T  Si  T  C Pi ln 2
2 1
T1
T
Hay Si T  Si0298  C P i ln (IV.3.3-3)
298
Trong đó: Si T là entropi ở nhiệt độ T, CP i là nhiệt dung đẳng áp trung
bình của chất i.
Vậy:

55
Giáo trình Hóa Đại cương

T
SpuT  S0298  C P ln (IV.3.3-4)
298
Trong đó: S0298 là biến thiên entropi tiêu chuẩn của phản ứng.
CP là biến thiên nhiệt dung đẳng áp trung bình của các chất
phản ứng.
b. Các quá trình chuyển pha
Các quá trình nóng chảy, bay hơi… của chất nguyên chất xảy ra ở nhiệt độ
không đổi (P = const) và là quá trình thuận nghịch:
Ví dụ: Ở áp suất khí quyển, nước đá nóng chảy ở 00C
H2O(r) H2O(l)
Vậy:
H C
SC  P
(IV.3.3-5)
P
TC P

Trong đó: H C là nhiệt chuyển pha của chất


P

TC là nhiệt độ chuyển pha của chất


P

c. Các quá trình hòa tan


Các quá trình hòa tan xảy ra phức tạp, người ta mới chỉ xác định được S
của quá trình trộn lẫn 2 khí lý tưởng ở P = const.
Xét sự trộn lẫn của 2 khí lý tưởng A và B (không tương tác hóa học).
Khí A có số mol là nA, thể tích là VA
Khí B có số mol là nB, thể tích là VB
Quá trình trộn lẫn, tạo hỗn hợp Vhh = VA + VB; Str.l = SA + SB
Vậy:
VA  VB V  VB
Str .l  n A R ln  n B R ln A (IV.3.3-6)
VA VB
Hay
nA  nB n  nB
Str .l  n A R ln  n B R ln A (IV.3.3-7)
nA nB
IV.4. Điều kiện tự xảy ra và giới hạn của quá trình hóa học
IV.4.1. Thế đẳng áp – đẳng nhiệt
Xét quá trình xảy ra trong điều kiện: T0 = const, P = const.
- Theo nguyên lý I nhiệt động học: lượng nhiệt mà hệ phát ra hay thu vào được
dùng làm thay đổi nội năng và sinh công.
Q = dU + A = dU + PdV + A’
- Theo nguyên lý II nhiệt động học.
Q  TdS
Kết hợp nguyên lý I và II:
A'  TdS  dU  PdV
T  const, P  const  A'  d(U  PV  TS)
0

Đặt U  PV  TS = G (IV.4.1-1)
G gọi là thế đẳng áp – đẳng nhiệt

56
Giáo trình Hóa Đại cương

Vậy:
A'  dG
Hay
A'  G (IV.4.1-2)
Trong đó A’ là công có ích của quá trình
 Từ (II.4.1-1)  G là một hàm trạng thái - G chỉ phụ thuộc trạng thái đầu
và cuối chứ không phụ thuộc vào đường đi của quá trình:
G p.u   (G) sp  (G) cđ (IV.4.1-3)
G  H  TS (IV.4.1-4) – Theo phương
trình này có thể phát biểu tổng quát hai nguyên lý I và II: “Không phải toàn
bộ lượng nhiệt thu vào hay phát ra của quá trình (H) được chuyển thành
công (G) mà luôn còn một lượng không thể chuyển thành công (TS)”.
 Phần năng lượng được giải phóng thành công (G) được gọi là năng lượng
tự do Gibbs và G được gọi là hàm năng lượng tự do Gibbs.
 TS được gọi là năng lượng ràng buộc, không sinh công.
 Để so sánh G của chất và của các quá trình cần phải xác định G trong
cùng một điều kiện.
 Xác định G của chất i ở nhiệt độ 250C (298K), áp suất 1atm, 1 mol chất,
chất rắn ở dạng thù hình bền, khí được xem là lý tưởng.
(G 0298 ) i  thế đẳng áp–đẳng nhiệt tiêu chuẩn của chất, đã được xác định
với nhiều chất và lập thành bảng có trong các sổ tay tra cứu.
 Với các phản ứng, G 0298 được xác định: ở nhiệt độ 298K, áp suất ngoài 1
atm, nồng độ (hay áp suất riêng phần) của các chất bằng nhau (1 đơn vị).
IV.4.2. Thế đẳng tích – đẳng nhiệt
Xét quá trình xảy ra ở điều kiện: T0 = const, V = const, ví dụ các phản ứng
xảy ra trong bom nhiệt lượng kế, trong dung dịch …
A'  d(U  TS)
Đặt U – TS = F (II.4.2-1) – F được gọi là thế đẳng tích – đẳng nhiệt, là hàm
trạng thái.
Vậy trong điều kiện đẳng tích – đẳng nhiệt:
A'  dF
Hay A'  F (IV.4.2-2)
IV.4.3. Điều kiện tự xảy ra và giới han của quá trình hóa học
Các biểu thức (II.4.1-2) và (II.4.2-2) được sử dụng để xác định điều kiện tự
xảy ra và giới hạn của các quá trình hóa học, tuy nhiên hầu hết các quá trình hóa
học được thực hiện ở áp suất không đổi vì vậy thường dựa vào (II.4.1-2), tức là dựa
vào G của quá trình:
A'  G
 Các quá trình thuận nghịch:
A'  G
- Nếu hệ sinh công khi thực hiện quá trình: A’ > 0 thì G < 0 – quá trình tự
diễn ra cho đến khi đạt trạng thái cân bằng, lúc này G = 0.
- Nếu phải tiêu tốn công cho quá trình: A’ < 0 thì G > 0 – quá trình không tự
xảy ra.

57
Giáo trình Hóa Đại cương

 Các quá trình bất thuận nghịch:


A'  G
- Nếu quá trình tự diễn ra, sinh công: A’ > 0 thì G < 0.
- Nếu quá trình tự diễn ra nhưng không sinh công (ví dụ: quá trình trộn lẫn của
hai khí trơ trong hệ cô lập,…) A’ = 0 thì G < 0.
- Nếu phải tiêu tốn công cho quá trình: A’ < 0 thì G > 0.
Vậy: Quá trình tự diễn ra có: G < 0.
Quá trình không tự xảy ra có: G > 0.
Quá trình đạt trạng thái cân bằng: G = 0.
(Khi sử dụng đại lượng G 0298 , nhận thấy G 0298 < - 10kcal – quá trình tự xảy
ra ở hầu hết các điều kiện. G 0298 > 10kcal – quá trình không tự xảy ra ở hầu hết các
điều kiện.)
IV.4.4. Yếu tố entanpi và yếu tố entropi của quá trình hóa học
Trong biểu thức (IV.4.1-4):
G  H  TS
H được gọi là yếu tố entanpi của quá trình
TS được gọi là yếu tố entropi của quá trình
Ví dụ: Giả sử có hai chất khí A và B trong hai thể tích riêng rẽ cho tương tác
với nhau, thì sẽ xảy ra các quá trình:
- Các khí khuếch tán vào nhau, va chạm nhau làm tăng mức độ hỗn loạn của
hệ - Khuynh hướng này làm tăng entropi, S > 0; Hay yếu tố entropi là yếu
tố phân tán hệ.
- Các khí tương tác với nhau để tạo nên tập hợp bền vững có năng lượntg thấp
- Khuynh hướng này làm giảm năng lượng của hệ, H < 0; Hay yếu tố
entanpi là yếu tố tập hợp hệ.
Hai khuynh hướng phân tán và tập hợp là hai khuynh hướng tự nhiên xảy ra
đồng thời, kết quả của quá trình phụ thuộc vào khuynh hướng nào chiếm ưu thế:
 Khi khuynh hướng phân tán chiếm ưu thế ta thu được hỗn hợp khí
 Khi khuynh hướng tập hợp chiếm ưu thế ta thu được tập hợp chất mới
 Khi hai khuynh hướng này bằng nhau, H = TS thì hệ ở trạng thái cân
bằng.
IV.4.5. Xác định G của các quá trình hóa học
a. Phương pháp thực nghiệm
 Với các hệ phản ứng của các chất khí
Phản ứng: aA + bB = cC + dD (hệ khí)
PCc PDd
G pu  G  RT ln a b
0
(IV.4.5-1) – (Phương
PA PB
trình đẳng nhiệt Vant’Hoff)
Trong đó: PA, PB … là áp suất riêng phần của các chất.
T là nhiệt độ tuyệt đối; R là hằng số khí
G0 là biến thiên thế đẳng áp-đẳng nhiệt của phản ứng khi PA =
PB = PC = PD = 1 atm.
Phản ứng trên sẽ xảy ra đến trạng thái cân bằng, G = 0. Khi đó:

58
Giáo trình Hóa Đại cương

c d
PC PD
G  RT ln
0
a b
(IV.4.5-2)
PA PB
Trong đó: PA , PB ... là áp suất riêng phần của các chất ở trạng thái cân bằng.
Vậy: Người ta xác định áp suất riêng phần của các chất tại thời điểm trước
phản ứng và thời điểm kết thúc phản ứng, sau đó tính G0 theo biểu thức (II.4.5-2)
và G theo biểu thức (II.4.5-1).
 Với các hệ phản ứng trong dung dịch lỏng
Xét phản ứng: aA + bB = cC + dD (Hệ dung dịch lỏng, V = const)
C cC .C dD
G  G  RT ln a b
0
(IV.4.5-3)
C A .C B
Trong đó: CA, CB… là nồng độ các chất phản ứng
G0 = Gpư khi CA = CB = CC = CD = 1 đơn vị.
c d
CC CD
Khi G = 0 thì G  RT ln
0
a b
(IV.4.5-4)
CA CB
C A , C B ... là nồng độ các chất ở trạng thái cân bằng.
Đối với trường hợp này, người ta xác định nồng độ các chất trước phản ứng
và tại thời điểm kết thúc phản ứng, sau đó tính G0 theo biểu thức (II.4.5-4) và G
theo (II.4.5-3).
 Với các phản ứng oxi hóa – khử
Xét phản ứng: Ox1 + Kh2 Ox2 + Kh1
Người ta sẽ tiến hành đo sức điện động (E) của pin điện, hoạt động trên cơ sở
phản ứng này, rồi tính G theo công thức:
G = - nFE (IV.4.5-5)
G = - nFE
0 0
(IV.4.5-6)
Trong đó: F là hằng số Faraday (bằng 23062 cal/vol hoặc 96500 C)
n là số electron trao đổi của phản ứng
E là sức điện động của pin
E0 là sức điện động tiêu chuẩn của pin điện (khi nồng độ các
chất phản ứng bằng 1 đơn vị)
b. Tính toán lý thuyết
b1. Xác định G 0298
Xét phản ứng: aA + bB = cC + dD (Hệ đồng thể)
Dựa vào biểu thức:
(G 0298 ) pu   (G 0298 )SP   (G 0298 ) CĐ (IV.4.5-7)
Trong đó: (G 0298 )SP và (G 0298 ) CĐ là biến thiên thế đẳng áp – đẳng nhiệt
tạo thành của các chất sản phẩm, các chất đầu được tra trong các sổ
tay tra cứu.
Hoặc dựa vào biểu thức:
(G 0298 ) pu  (H 0298 ) pu  298(S0298 ) pu (IV.4.5-8)
Trong đó:

59
Giáo trình Hóa Đại cương

(H 0298 ) pu   (H 0298 )SP   (H 0298 ) CĐ



(S0298 ) pu   (S0298 )SP   (S0298 ) CĐ
Các đại lượng (H 0298 ) chất và (S0298 ) chất được tra trong sổ tay tra cứu.
b2. Xác định G 0T (nhiệt độ khác 298K)
Trong trường hợp áp suất không đổi (P = const), số mol các chất không đổi
(ni = const), ảnh hưởng của nhiệt độ đến G được xác định bằng cách lấy đạo hàm
G theo T0:
Xuất phát từ phương trình: G = H - TS
(G )
Ta có: ( ) P ,n  S
T i

Biến đổi và lấy tích phân trong khoảng T1 – T2:


 (G )
G = H - T ( ) P ,n
T i

 (G )
- H = T ( ) - G
T
Chia cả hai vế cho T2
 (G )
T( )  G
H T
 2 
T T2
T (G )  GT
H T
 2 
T T2
H 1 T(G)  GT
 2 
T T T2
G
( )
H T
 2 
T T
G
( )
1 T
H( 2 ) 
T T
1 G
( ) ( )
H( T ) T
T T
G
( )
 H  T (*)
1
(
T)
Lấy tích phân (*) từ T1 – T2 (H ≈ const):

60
Giáo trình Hóa Đại cương

G 2 G1 1 1
  H(  )
T2 T1 T2 T1
G 2 G1 1 1
  H(  )
T2 T1 T2 T1
Hay (IV.4.5-9)
G 0
G 0
1 1

T
 H 0298 ( 
298
)
T 298 T 298
(II.4.5-9) là phương trình do Gibbs – Helmholtz xây dựng. Trong phương
trình này, một cách gần đúng xem H 0298 không đổi trong khoảng nhiệt độ từ 298
 T (H được xem không đổi trong khoảng T1 – T2)
b3. Khái niệm về hóa thế
- Ta đã biết G = G(T0, P, ni), sự phụ thuộc của hàm G vào nhiệt độ (T0), áp
suất (P), số mol của chất trong hệ (ni) được biểu diễn bằng vi phân toàn phần
của G:
G G G G
dG  ( ) P ,n dT  ( ) T ,n dP  ( ) T ,P ,n 1 dn i  ( ) T ,P ,n 2 dn 2  ... (II.4.5-10)
T i
P n 1 i j
n 2 j

dG  SdT  VdP    i dn i (IV.4.5-11)


i

G
Trong đó: i  ( ) T ,P ,n i được gọi là hóa thế của cấu tử i
n i j

(các chỉ số T, P, nj  i là điều kiện: T = const, P = const, số mol của các cấu
tử khác (trừ cấu tử i) không đổi)
- Nếu xuất phát từ hàm F = F (T0, V, ni), tá có:
F F F F
dF  ( ) V ,n dT  ( ) T ,n dV  ( ) T ,V ,n 1 dn i  ( ) T ,V ,n  2 dn 2  ...
T i
V n 1 i
n 2
j j

(IV.4.5-12)
 SdT  PdV    i dn i
i

F
Trong đó: i  ( ) T ,V ,n i được gọi là hóa thế của cấu tử i
n i j

Vậy: “Hóa thế của cấu tử i là đạo hàm riêng của một trong các hàm G, F…
theo số mol của cấu tử i khi các thông số T0, P (với hàm G) hoặc T0, V (với hàm F)
và số mol của các cấu tử j  i không đổi” – Trong thực tế, người ta thường biểu diễn
hóa thế qua hàm G.
Ý nghĩa vật lý của hóa thế: Trong điều kiện: T0 = const, P = const, ta có:
dG    i dn i (IV.4.5-13)
i

G    i n i ; đối với hệ 1 cấu tử ta có:


i

G
 G (IV.4.5-14)
n
Vậy: Với chất nguyên chất hóa thế bằng thế đẳng áp của 1 mol chất đó  thế
đẳng áp mol.
61
Giáo trình Hóa Đại cương

Tính i theo áp suất riêng phần (hoặc nồng độ)


 Xét một hệ khí ở T0 = const, Pn = const. Hóa thế của hệ phụ thuộc lượng khí
(tức là phụ thuộc áp suất riêng phần của khí). Giả sử có 1 mol khí lý tưởng
G dP
thì: ( ) T  V  dG  RT (IV.4.5-15)
P P
Lấy tích phân (II.4.5-14) từ áp suất 1 atm đến P atm:
0
G  G  RT ln P (IV.4.5-16)
0
Trong đó: G là thế đẳng áp mol ở áp suất 1 atm
Vậy: Trong một hỗn hợp khí lý tưởng (không tương tác hóa học)
 i   i0  RT ln Pi (IV.4.5-17)
Trong đó:  i0 là hóa thế của cấu tử i ở áp suất 1 atm
Pi là áp suất riêng phần của cấu tử i ở nhiệt độ T
 Với hệ dung dịch (V  0), ta có:
 i   i0  RT ln Ci (IV.4.5-18)
Trong đó:  i0 là hóa thế của cấu tử i ở nồng độ 1 đơn vị
Ci là nồng độ của cấu tử i ở nhiệt độ T
Tính G của quá trình theo áp suất riêng phần (hoặc nồng độ)
 Xét phản ứng tổng quát:
aA + bB = cC + dD (Hệ phản ứng khí; T0, P = const)
G pu   G SP   G CĐ   SP    CĐ
 (c C  d D )  (a A  b B )
 c( 0C  RT ln PC )  d( 0D  RT ln PD )  a ( 0AD  RT ln PA )
 b( 0B  RT ln PB )
PCc PDd
 (c  d  a  b )  RT ln a b
0
C
0
D
0
A
0
B
PA PB
PCc PDd
 G pu  RT ln a b
0
(IV.4.5-19) – (Phương
PA PB
trình đẳng nhiệt Vant’Hoff).
Trong đó: G pu  G 0pu khi PA = PB = PC = PD = 1 đơn vị.
 Với phản ứng xảy ra trong dung dịch, V  0:
C cC C dD
G pu  G  RT ln a b
0
pu
(IV.4.5-20)
CACB

IV.5. Cân bằng hóa học


IV.5.1. Khái niệm về phản ứng thuận nghịch
 Là phản ứng xảy ra theo hai chiều ngược nhau trong cùng một điều kiện.
t0
Ví dụ: Phản ứng: H2 (k) + I2 (k) 2HI(k)
t0

62
Giáo trình Hóa Đại cương

(Thực tế: các phản ứng thuận nghịch thường là quá trình bất thuận nghịch
nhiệt động học).
 Đặc điểm: Không bao giờ hết được các phản ứng ban đầu, vì vậy còn được
gọi là phản ứng không hoàn toàn.
IV.5.2. Trạng thái cân bằng hóa học
 Về mặt nhiệt động học: quá trình xảy ra cho đến khi G = 0 – Trạng thái này
được gọi là trạng thái cân bằng hóa học, vậy:
GCB = 0 hay HCB = TSCB
 Về mặt động hóa học: Trạng thái cân bằng hóa học, có:
v CB
T
 v CB
N

Lúc này có bao nhiêu sản phẩm được tạo thành thì cũng có bấy nhiêu sản
phẩm phản ứng để tạo chất đầu, vì vậy tỉ lệ các chất sản phẩm với các chất đầu
không đổi nữa nếu không thay đổi điều kiện phản ứng.
(Đối với phản ứng một chiều thì trạng thái cân bằng đạt được khi các chất
phản ứng hoặc một trong các chất phản ứng hết – phản ứng hoàn toàn)
Ví dụ: Phân hủy 2 mol HI(k) trong bình kín, ở nhiệt độ 3560C thì phản ứng chỉ
xảy ra:
2HI(k) H2 (k) + I2 (k)
Trạng thái ứng với tỷ lệ 0,2 mol H2 + 0,2 mol I2 và 1,6 mol HI là trạng thái
cân bằng của phản ứng ở 3560C.
Lưu ý: Trạng thái cân bằng hóa học là trạng thái cân bằng động, vì lúc bấy
giờ các quá trình thuận và nghịch vẫn xảy ra nhưng với tốc độ bằng nhau.
Đặc trưng của trạng thái cân bằng hóa học, gồm các dấu hiệu:
- Không thay đổi theo thời gian nếu không có điều kiện bên ngoài nào thay đổi.
- Khi thay đổi các điều kiện bên ngoài thì trạng thái cân bằng bị phá vỡ nhưng
khi các điều kiện ban đầu được thiết lập thì trạng thái cân bằng bam đầu cũng
được thiết lập lại.
- Dù đi từ phía nào để đạt trạng thái cân bằng thì trạng thái này cũng chỉ là một
mà thôi.
Ví dụ: Phản ứng 2HI(k) H2 (k) + I2 (k) , T0 = 3560C
 Trạng thái cân bằng có tỷ lệ 1,6 mol HI : 0,2 mol I2 : 0,2 mol H2 không đổi
theo thời gian nếu không thay đổi các điều kiện phản ứng.
 Khi thay đổi nhiệt độ, tỷ lệ trên bị thay đổi, song sau đó lại tái thiết lập lại
nhiệt độ 3560C thì tỷ lệ trên được thiết lập lại.
 Nếu lấy 1 mol H2 cho tác dụng với 1 mol I2 ở nhiệt độ 3560C hoặc lấy 2 mol
HI phân hủy ở 3560C thì trạng thái cân bằng đạt được đều ứng với tỷ lệ 1,6
mol HI : 0,2 mol I2 : 0,2 mol H2.
IV.5.3. Hằng số cân bằng hóa học
 Là đại lượng đặc trưng cho tỷ lệ các chất trong hệ không đổi ở trạng thái cân
bằng, ký hiệu là KP (KC).
Xét phản ứng thuận - nghịch tổng quát, xảy ra ở T = const:
aA + bB cC + dD (hệ khí)
Khi hệ đạt trạng thái cân bằng, GCB = 0. Phương trình Vant’Hoff:

63
Giáo trình Hóa Đại cương

c d
PC PD
G CB
 G  RT ln
0
a b
0
PA PB
Hay
c d
PC PD
G 0  RT ln a b
 const
PA PB
Trong đó: PA , PB , PC , PD là áp suất riêng phần các chất ở trạng thái cân
bằng.
Đặt:
c d
PC PD
KP  a b
 const (IV.5.3-1) – KP là
PA PB
hằng số cân bằng biểu diễn qua áp suất riêng phần các chất.
Khi áp dụng phương trình trạng thái khí lý tưởng, ta có:
ni
Pi  RT  C i RT , thay vào (II.5.3-1):
V
c d c d
C C RT C D RT CC CD
KP  a b
 a b
(RT ) n
C A RT C B RT CA CB
= KC(RT)n (IV.5.3-2)
Trong đó: C A , C B , CC , C D là nồng độ các chất ở trạng thái cân bằng.
n là biến thiên số mol khí trong hệ, n = (c+d) – (a+b)
KC là hằng số cân bằng biểu diễn qua nồng độ các chất:
c d
CC CD
KC  a b
 const (IV.5.3-3)
CA CB
 Định luật tác dụng khối lượng (Gulberg – Waage, 1864 – 1867)
Các biểu thức (II.5.3-1) và (II.5.3-3) là biểu thức của định luật tác dụng khối
lượng, được phát biểu như sau: khi một hệ đồng thể đạt đến trạng thái cân bằng thì
tích nồng độ các sản phẩm phản ứng chia cho tích nồng độ các chất phản ứng (mỗi
nồng độ được nâng lên lũy thừa hệ số tỷ lượng tương ứng) là một hằng số ở nhiệt độ
nhất định.
 Theo (II.5.3-1) và (II.5.3-3) thì KP (KC) cho biết mức độ của phản ứng đạt
được ở trạng thái cân bằng, K càng lớn thì mức độ phản ứng càng lớn và
ngược lại.
Mặt khác giữa G0 và KP (KC) có mối liên hệ
 Phản ứng hệ khí: G0 = -RTlnKP (IV.5.3-4)
 Phản ứng trong dung dịch (hay hệ khí có n = 0):
G0 = - RTlnKC (IV.5.3-5)
Như vậy nếu biết G chúng ta xác định được chiều của phản ứng, tính được
0

K của phản ứng và từ đó xác định được hiệu suất.


Ví dụ: Phản ứng 2NO2 (k) N2O4 (k), có:

64
Giáo trình Hóa Đại cương

(H 0298 ) NO  33852,744 j / mol, (H 0298 ) N O 4  9660,856 j / mol


2 2

(S )0
298 NO 2
 57,46đ.v.e, (S ) 0
298 N 2O 4
 72,73đ.v.e
Hãy xét xem ở 298K, PNO
0
 PN0 O  1atm , phản ứng có xảy ra không? Nếu
2 2 4

xảy ra thì hiệu suất bằng bao nhiêu?


Để xét chiều của phản ứng, tính (G 0298 ) pu :
(H 0298 ) pu  9660,856  2.33852,744  58044,632( j)
(S0298 )  (72,73  2.57,46).4,184  176,523 (j/độ)
(G 0298 )  H 0298  298.S0298
= -58,044,632 – 298(-176,523) = -5440,778 (j)
Vậy: ở 298K, PNO
0
 PN0 O  1atm , phản ứng trên xảy ra theo chiều thuận
2 2 4

(chiều tạo N2O4) đến trạng thái cân bằng (GCB = 0). Hỗn hợp khí cân bằng được đặc
trưng bằng KP. Dựa vào (II.5.3-4) tính KP:
G 0298  RT ln K P
 KP = 8,9
PN O
KP  2 4
 8,9
PNO 2

P0
NO 2
 1atm , phản ứng xảy ra theo chiều thuận, (đặt lượng đã phản ứng là 2x,
PNO giảm, PN O tăng bằng x).
2 2 4

PN O  1  x và PNO  1  2x
2 4 2

1 x
KP   8,9  x 1  0,3; x 2  0,7 - loại.
(1  2x ) 2
 PN O  1  0,3  1,3atm
2 4

PNO  1  0,6  0,4atm


2

Hiệu suất phản ứng tính theo độ chuyển hóa NO2:


1  PNO 2
.100%  60%
1
IV.5.4. Sự chuyển dịch cân bằng hóa học
Khi thay đổi một trong các điều kiện ngoài (nhiệt độ, áp suất…) thì trạng thái
cân bằng bị biến đổi, do:
- G bị biến đổi khác không.
- Tốc độ phản ứng bị biến đổi, vT  vN.
Sự thay đổi trạng thái cân bằng diễn ra đến khi hệ đạt trạng thái cân bằng mới
và được gọi là sự chuyển dịch cân bằng hóa học, được xác định theo nguyên lý
chuyển dịch cân bằng Le Chatelier: “Khi tác dụng từ ngoài vào hệ cân bằng bằng
cách thay đổi một trong các điều kiện nào đó quyết định vị trí cân bằng, thì cân bằng
sẽ dịch chuyển về phía là giảm hiệu quả tác dụng đó”.

65
Giáo trình Hóa Đại cương

a. Sự thay đổi nồng độ (áp suất riêng phần) các chất


Xét phản ứng tổng quát: aA + bB cC + dD (hệ phản ứng dung dịch)
c d
CC CD
Đang ở trạng thái cân bằng, G CB
 G  RT ln
0
a b
0
CA CB
 Nếu thêm chất A vào hệ thì:
c d
CC CD
a b
giảm xuống ( C A  C A )  G’ < 0, phản ứng xảy ra theo chiều
CA CB
thuận (dịch chuyển theo chiều thuận) làm giảm CA.
 Nếu ta thêm chất C vào hệ thì:
c d
CC CD
a b
tăng lên ( C C  C C )  G” > 0, phản ứng xảy ra theo chiều
CA CB
nghịch (dịch chuyển theo chiều nghịch) làm giảm CC.
….
Vậy: Khi một hệ đang ở trạng thái cân bằng nếu ta tăng (hay giảm) nồng độ
của một chất nào đó thì cân bằng sẽ dịch chuyển về phía làm giảm (hay tăng) nồng
độ của chất đó.
b. Sự thay đổi áp suất hệ sẽ làm dịch chuyển cân bằng hóa học rõ rệt với hệ
khí có biến thiên số mol khí khác không (n  0)
Xét phản ứng: 2A + B C + 3D (Hệ khí có n =1)
c d
PC PD
Đang ở trạng thái cân bằng, G CB
 G  RT ln
0
a b
0
PA PB
 Nếu tăng áp suất lên hai lần (nén đẳng nhiệt làm giảm thể tích hai lần) thì áp
suất riêng phần mỗi chất đều tăng hai lần:
3 3
PC PD 16 PC PD
2
 2
 G '  0 , phản ứng xảy ra theo chiều nghịch
PA PB 8 PA PB
(dịch chuyển theo chiều nghịch) – chiều số mol khí ít hơn.
 Nếu giảm áp suất hai lần (giãn nở đẳng nhiệt làm tăng thể tích hai lần) thì áp
suất riêng phần mỗi chất đều giảm hai lần:
3 3
PC PD 8 PC PD
2
 2
 G"  0 , phản ứng xảy ra theo chiều thuận (dịch
PA PB 16 PA PB
chuyển theo chiều thuận) – chiều số mol khí nhiều hơn.
Vậy: Khi một hệ khí đang ở trạng thái cân bằng nếu ta tăng (hay giảm) áp
suất thì cân bằng sẽ dịch chuyển về phía làm giảm áp suất – phía có số mol khí ít
hơn (hay về phía làm tăng áp suất – phía có số mol khí nhiều hơn).
c. Sự thay đổi nhiệt độ
Xét phản ứng: aA + bB cC + dD (hệ đồng thể, đang ở trạng thái cân
bằng ở nhiệt độ T1).
Để xét ảnh hưởng của nhiệt độ đến sự dịch chuyển cân bằng hoá học ta xuất
phát từ phương trình đẳng áp Vant’Hoff:

66
Giáo trình Hóa Đại cương

K2 H 0 1 1
ln  (  ) (IV.5.4-1)
K1 R T2 T1
Trong đó: K2 (K1) là các hằng số cân bằng ở nhiệt độ T2 (T1)
H0 được xem là không đổi trong khoảng (T1 – T2), S0 ≈
const.
 Nếu phản ứng trên, chiều thuận phát nhiệt, H0 < 0 :
 T2 > T1 thì K2 < K1, lượng các chất C, D giảm ; A, B tăng, tức là phản
ứng dịch chuyển theo chiều nghịch – chiều thu nhiệt.
 T2 < T1 thì K2 > K1, phản ứng dịch chuyển theo chiều thuận – chiều phát
nhiệt.
 Nếu phản ứng trên, chiều thuận thu nhiệt, H0 > 0 :
 T2 > T1 thì K2 > K1, phản ứng dịch chuyển theo chiều thuận – chiều thu
nhiệt.
 T2 < T1 thì K2 < K1, phản ứng dịch chuyển theo chiều nghịch – chiều phát
nhiệt.
Vậy : Khi một hệ đang ở trạng thái cân bằng nếu ta tăng (hay giảm) nhiệt độ
thì cân bằng dịch chuyển theo chiều thu nhiệt làm giảm nhiệt độ (hay theo chiều
phát nhiệt, làm tăng nhiệt độ).
IV.5.5. Khái niệm về cân bằng pha
 Lý thuyết cân bằng hoá học được xây dựng dựa trên việc nghiên cứu trạng
thái cân bằng giữa các chất riêng biệt trong hệ. Ngoài ra còn có thể khảo sát
trạng thái cân bằng dựa trên việc nghiên cứu trạng thái cân bằng giữa các pha
trong hệ, để tìm : điều kiện các pha cùng tồn tại, điều kiện chuyển pha của
chất riêng biệt trong hệ,… Từ đó rút ra quy luật để điều khiển quá trình theo
hướng và mức độ mong muốn.
Ví dụ : Nghiên cứu trạng thái cân bằng giữa các pha : CaCO3 (r), CaO (r) và
CO2 (k) trong hệ: CaCO3 (r) CaO (r) + CO2 (k)
 Cơ sở lý thuyết của cân bằng pha cũng là lý thuyết nhiệt động học. Phương
pháp nghiên cứu là phương pháp phân tích hoá lý (hay còn gọi là phương
pháp phân tích giản đồ pha).
a. Nội dung của phương pháp phân tích hoá lý.
 Phương pháp dựa trên việc nghiên cứu sự phụ thuộc của các tính chất vật lý
hoặc hoá học () với các thông số trạng thái xác định hệ (T0, P…) : f ( - T0,
P, X…) = 0.
 Tiến hành:
- Nghiên cứu thực nghiệm để tìm ra mối liên quan giữa tính chất với các
thông số trạng thái (để đơn giản thường nghiên cứu sự phụ thuộc giữa
tính chất với một thông số trong điều kiện các thông số khác được cố
định). Kết quả nghiên cứu được biểu diễn bằng đồ thị (Đồ thị tính chất –
các yếu tố cân bằng).
- Phân tích hình học giản đồ thu được từ đó kết luận về đặc trưng tương tác
trong hệ. Số pha trong hệ ; tích chất, thành phần biên giới tồn tại của các
pha…

67
Giáo trình Hóa Đại cương

b. Một số quy tắc, nguyên tắc của phương pháp phân tích hoá lý
 Quy tắc pha (Gibbs : 1876 – 1878): số bậc tự do của hệ cân bằng mà chỉ chịu
ảnh hưởng của các thông số bên ngoài là nhiệt độ và áp suất thì bằng số cấu
tử trừ số pha công với 2: T = C – P + 2 (II.5.5-1)
Trong đó: T là số bậc tự do (biến độ) là số thông số của hệ cân bằng có
thể tự do thay đổi mà không làm thay đổi số pha, bản chất các pha
trong hệ.
C là số cấu tử là những chất riêng biệt cần thiết để tạo hệ.
P là số pha.
- Khi một thông số trạng thái nào đó không đổi thì:
T = C – P + 1  Biến độ có điều kiện
- Khi thông số trạng thái là nhiệt độ, áp suất, sức căng bề mặt thì :
T=C–P+3
….
 Nguyên tắc liên tục,tương ứng :
 Nguyên tắc liên tục : Khi các thông số xác định trạng thái của hệ thay đổi
liên tục thì tính chất của mỗi pha riêng biệt thay đổi liên tục và tính chất
của toàn hệ cũng thay đổi liên tục nếu không có pha mới xuất hiện hay
pha cũ mất đi – Trên giản đồ trạng thái sự liên tục của tính chất được biểu
diễn bằng sự liên tục của một yếu tố hình học nào đó.
 Nguyên tắc tương ứng : Mỗi tập hợp pha nằm cân bằng với nhau trong hệ
đã cho tương ứng với một dạng hình học nhất định trên giản đồ.
 Quy tắc tiếp xúc vùng : Các vùng nằm tiếp xúc nhau phải hơn kém nhau
một pha
c. Một số giản đồ trạng thái của các hệ đơn giản
 Hệ một cấu tử
Đối với các hệ này, tính chất được lựa chọn nghiên cứu là :
 Nhiệt độ nóng chảy hoặc nhiệt độ sôi hoặc nhiệt độ thăng hoa phụ thuộc
áp suất ngoài : T0 = f(P).
 Áp suất hơi bão hoà phụ thuộc nhiệt độ ngoài, P = f(T0)
Ví dụ : Giản đồ trạng thái của hệ một cấu tử nước trong vùng áp suất (0  1
atm) và nhiệt độ (0  1000C) – Hình II-4

68
Giáo trình Hóa Đại cương

1,0

II
I

0,006 O III

0,0099 100 T (0C)

Theo nguyên tắc tương ứng : hệ có các cân bằng pha tương ứng với các yếu
tố hình học như sau :
o Vùng (I) Cân bằng một pha rắn, H2O(r)
(II) Cân bằng một pha lỏng, H2O(l)
(III) Cân bằng một pha hơi, H2O(h)
o Đường (OA) Cân bằng hai pha, R H
(OB) Cân bằng hai pha, R L
(OC) Cân bằng hai pha, L H
o Điểm (O) Cân bằng ba pha, R L H.
 Hệ hai cấu tử
Đối với hệ này, tính chất được lựa chọn nghiên cứu là :
 Nhiệt độ nóng chảy – phụ thuộc thành phần, T0 = f(X)
 Độ tan phụ thuộc nhiệt độ ngoài, X = f(T0) P =const
Ví dụ: Giản đồ nhiệt độ nóng chảy – thành phần của hệ Sb – Pb – Hình II-5

T (0C)
636 = T0Sb

327 = T0Pb
II

III

C 246 D
E
IV

Sb % K.L.Pb Pb

69
Giáo trình Hóa Đại cương

Đây là hệ tạo ơtecti đơn giản (hai cấu tử hoà tan hoàn toàn ở trạng thái lỏng,
trạng thái rắn hầu như không tan lẫn). Theo nguyên tắc tương ứng: Hệ có các cân
bằng pha tương ứng với các yếu tố hình học sau:
o Vùng (I) Cân bằng một pha lỏng, (Sb-Pb)
(II) Cân bằng hai pha, L(Sb-Pb) R(Sb)
(III) Cân bằng hai pha, L(Sb-Pb) R(Pb)
(IV) Cân bằng hai pha, R(Sb) R(Pb)
0
o Đường (T SbE) Cân bằng hai pha, L(Sb-Pb) R(Sb)
0
(T PbE) Cân bằng hai pha, L(Sb-Pb) R(Pb)
(CED) Cân bằng ba pha, L(Sb-Pb) R(Sb) R(Pb)
o Điểm (E) Cân bằng ba pha, L(Sb-Pb) R(Sb) R(Pb)

70
Giáo trình Hóa Đại cương

CHƯƠNG V: TỐC ĐỘ VÀ CƠ CHẾ PHẢN ỨNG

V.1. Các khái niệm


V.1.1. Khái niệm về động hóa học
Động hóa học là một môn khoa học nghiên cứu:
- Tốc độ của quá trình hóa học; các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ.
- Cơ chế của phản ứng hóa học (xảy ra qua những giai đoạn nào?); các yếu tố
ảnh hưởng đến cơ chế.
- Điều kiện thực hiện phản ứng.
….
Như vậy, động hóa học cùng với nhiệt động hóa học cho chúng ta hiểu về
một quá trình hóa học bất kỳ một cách toàn diện hơn, giúp chúng ta thực hiện quá
trình tốt hơn.
V.1.2. Phản ứng đơn giản và phản ứng phức tạp
 Phản ứng đơn giản là những phản ứng trong quá trình chuyển hóa chỉ xảy ra
qua một giai đoạn.
Ví dụ: NO + O3 = NO2 + O2
 Phản ứng phức tạp là những phản ứng trong quá trình chuyển hóa xảy ra
nhiều giai đoạn (nối tiếp hoặc song song hoặc thuận nghịch…).
Ví dụ: Phản ứng:
2N2O5 = 4NO2 + O2, gồm hai giai đoạn nối tiếp nhau:
(1) N 2 O5 = N 2 O3 + O 2 : rất chậm
(2) N2O3 + N2O5 = 4NO2: nhanh
Mỗi giai đoạn của phản ứng được gọi là một tác dụng đơn giản. Tập hợp các
tác dụng đơn giản xảy ra trong phản ứng được gọi là cơ chế của phản ứng.
V.1.3. Phân tử số và bậc phản ứng
 Phân tử số là số phân tử (chính xác là số tiểu phân: phân tử, nguyên tử, ion)
tham gia vào một tác dụng đơn giản.
Ví dụ: I2 = 2I – phản ứng đơn phân tử
2HI = H2 + I2 – phản ứng lưỡng phân tử
….
Trong thực tế, đa số các phản ứng hóa học là phản ứng đơn hoặc lưỡng phân
tử.
 Bậc phản ứng
Giả sử có phản ứng: aA + bB = cC + dD (Hệ đồng thể) – Với a, b, c, d là các
hệ số tỷ lượng.
Tốc độ phản ứng được xác định bằng biểu thức:
V = k.CAx. CBy (V.1.3-1) – Biểu thức
của định luật tác dụng khối lượng Guldberg – Waage.
Trong đó: k là hằng số tốc độ
CA, CB là nồng độ các chất phản ứng
x là bậc phản ứng theo chất A
y là bậc phản ứng theo chất B
(x + y) là bậc của phản ứng.
 (x + y)  (a+ b), thực tế thường gặp các phản ứng có bậc nhỏ : 1 hoặc 2.

71
Giáo trình Hóa Đại cương

 Bậc phản ứng được xác định thực nghiệm, có thể gặp các trường hợp : bậc
bằng không, bậc phân số, bậc nhỏ hơn không (âm)
Ví dụ : phản ứng 2HI = H2 + I2 có bậc bằng 2
2N2O5 = 4NO2 + O2 có bậc bằng 1 (được xác định bởi
giai đoạn chậm, quyết định tốc độ của phản ứng).
C12H22O11 (r) + H2O(l) = 2C6H12O6, thực tế : phản ứng
trong lượng rất lớn nước, sự thay đổi nhỏ lượng nước không ảnh hưởng. 
Bậc phản ứng : theo cấu tử nước bằng 0, bậc phản ứng theo đường bằng 1,
bậc tổng bằng 1.
V.1.4. Phản ứng đồng thể, dị thể
 Phản ứng đồng thể là những phản ứng diễn ra trong hệ đồng thể (1 pha).
 Phản ứng dị thể là những phản ứng diễn ra trong hệ dị thể. Phản ứng dị thể
chỉ xảy ra trên bề mặt phân chia các pha, chứ không xảy ra trong toàn bộ thể
tích hệ.
V.2. Tốc độ phản ứng
V.2.1. Định nghĩa
 Tốc độ phản ứng hóa học đồng thể là số tác dụng đơn giản của nó diễn ra
trong một đơn vị thời gian, trong một đơn vị thể tích.
Ví dụ: Phản ứng :
3H2 (k) + N2 (k) = 2NH3 (k)
NaOH(dd) + HCl(dd) = NaCl(dd) + H2O(l)
 Tốc độ phản ứng hóa học dị thể là số tác dụng đơn giản của nó diễn ra trong
một đơn vị thời gian, trên một đơn vị bề mặt phân chia các pha.
Ví dụ: Phản ứng :
Fe3O4(r) + 4H2(k) = Fe(r) + 4H2O(k)
Zn(r) + HCl(dd) = ZnCl2 (dd) + H2(k)
V.2.2. Phương pháp biểu diễn tốc độ phản ứng
Để biểu diễn tốc độ phản ứng, người ta dựa trên các đại lượng tỷ lệ với số tác
dụng đơn giản (diễn ra trong một đơn vị thời gian):
- Sự biến đổi nồng độ của các chất.
- Sự biến đổi tính chất của hệ, ví dụ : cường độ màu…
Phương pháp thông dụng nhất là dựa vào biến thiên nồng độ. Xét phản ứng
tổng quát : A + B = AB (hệ đồng thể), tốc độ phản ứng trung bình có thể được xác
định dựa vào biến thiên nồng độ của một trong các chất, trong một đơn vị thời gian :
C  C A 1 C A
Ví dụ : v   A 2  (V.2.2-1)
t 2  t1 t
Trong đó : CA-2, CA-1 là nồng độ A tại thời điểm t2 và t1. Vì nồng độ chất A
(chất phản ứng) luôn giảm theo thời gian nên khi dựa vào biến thiên
C
nồng độ chất phản ứng cần đặt dấu (-) trước tỷ số .
t
C
Tổng quát : v   (V.2.2-2)
t
C dC
v  Lim ( ) (V.2.2-3)
t 0 t dt

72
Giáo trình Hóa Đại cương

Trong đó : v là tốc độ tức thời tại thời tại thời điểm t (mol/l.sec hoặc
mol/l.min)
V.2.3. Điều kiện xảy ra của các phản ứng hóa học
Xét phản ứng tổng quát : aA + bB cC + dD, v bằng một đơn vị. Điều
kiện để phản ứng xảy ra được :
 Các tiểu phân “va chạm” với nhau, xác suất va chạm đồng thời của a tiểu
phân A với b tiểu phân B được tính bằng biểu thức :
Wt ” = (AnA)a(BnB)b (V.2.3-1)
Trong đó : nA, nB là số tiểu phân A, B trong hệ có thể tích V = 1 đơn vị.
A, B là các hệ số tỷ lệ phụ thuộc bản chất A, B và phụ thuộc
nhiệt độ.
n
Thay C  (mà v = 1)  n = C.N
N.v
Wt ” = AaBb.(CAN)a.(CBN)b = AaBb.N(a+b).CAaCBb
= t. CAaCBb (V.2.3-2)
Trong đó: N là số Advogadro
t = AaBb.N(a+b) = const, đối với mỗi hệ phản ứng, ở nhiệt độ
xác định
 Các tiểu phân khi tiến tới gần nhau phải có năng lượng đủ lớn để thắng lực
đẩy, từ đó xảy ra sự phá vỡ liên kết cũ, phân bố lại cấu trúc vỏ electron, hình
thành liên kết mới – Đây là các tiểu phân hoạt động
 Theo định luật phân bố Boltzmann :

n' Số tiểu phân hoạt động


  e
*
/ kT
(V.2.3-3)
n Tổng số tiểu phân

Trong đó : * là năng lượng hoạt hóa của các tiểu phân hoạt động

R
k là hằng số Boltzmann, k 
N

Số mol hoạt động n' / N


  e  Ne  e E
* *
/ kNT / RT
= (V.2.3-4)
Tổng số mol n/N
Trong đó : E* là năng lượng hoạt hóa của một mol chất
 Xác suất va chạm của các tiểu phân hoạt động (đồng thời của aA với bB)
được tính bằng biểu thức :
Wt’   t .(C A .e  E / RT ) a (C B .e  E / RT ) b
* *
A B

  t .e  ( aE bE ) / RT C A .C B
* * a b
A B
(V.2.3-5)
 Ngoài ra, các tiểu phân hoạt động khi va chạm phải có định hướng không
gian thuận lợi thì mới dẫn tới kết quả phản ứng. Va chạm của các tiểu phân
hoạt động, có định hướng không gian thuận lợi được gọi là va chạm có hiệu
quả - Xác suất va chạm có hiệu quả của hệ là Wt.
 Theo định luật phân bố Boltzmann :

73
Giáo trình Hóa Đại cương

W' Số cách định hướng thuận lợi


  eS (V.2.3-6)
*
/R

W Tổng số cách định hướng

Trong đó: S* là entropi hoạt hóa


 Vậy : vt  Wt   t .e ( aE bE ) / RT .(C A .eS / R ) a .(C B eS / R ) b
* * * *
A B A B

= kt. CAa.CBb (V.2.3-7)


Trong đó : kt được gọi là hằng số tốc độ (phản ứng thuận), phụ thuộc bản
chất hệ phản ứng và nhiệt độ. Có ý nghĩa vật lý : Hằng số tốc độ là tốc
độ riêng của phản ứng khi CA = CB = 1 đơn vị.
 Với phản ứng theo chiều nghịch
vn  Wn = kn. CCc.CDd (V.2.3-7’)
Trong (III.2.3-7) và (III.2.3-7’):
k t   t .e  E / RT .e S / R
* *
t t

k n   n .e E / RT .e S / R
* *
n n

a. Năng lượng hoạt hóa (E*) : là năng lượng tối thiểu cần phải cung cấp cho
các tiểu phân trong hệ để chúng trở nên hoạt động.
E *t  aE *A  bE *B
(V.2.3-8)
E *n  cE*C  dE *D
Biểu diễn trên đồ thị : Năng lượng – Đường phản ứng ta có (Hình V-1)

Ehđ

E *t
E *n


aA + bB H
Ec cC + dD

T (Đường phản ứng)

 E* = “hàng rào năng lượng” càng lớn thì phản ứng xảy ra khó khăn (v
nhỏ)
Từ đồ thị, nhận thấy :
E *t  E hđ  E đ
E *n  E hđ  E c
Và E*t  E*n  E c  E đ  H (V.2.3-9)
Trong thực tế, các phản ứng hóa học có khuynh hướng xảy ra theo con
đường có E* nhỏ, ví dụ phản ứng:

74
Giáo trình Hóa Đại cương

H2(k) + I2(k) = 2HI(k), phản ứng có thể xảy ra theo nhiều cách – giả thiết
theo hai cách:
E 1*
(1) H2(k) + I2(k) 2H + 2I 2HI

E *2 H H
(2) H2(k) + I2(k) 2HI
I I

Với E1*  585 ,76 kJ và E *2  167 ,36 kJ - Thực tế phản ứng xảy ra theo cách
(2).

E1*( t )
E1*( n )

E *2 ( n )
E *2 ( t )

H2 + I 2 2HI

Đường phản ứng


(Hình V-2)
b. Entropi hoạt hóa (S*): là đại lượng đặc trưng cho xác suất định hướng thuận
lợi khi va chạm của các tiểu phân phản ứng
W'
S*  R ln (V.2.3-10)
W
Trong đó: W’ là xác suất định hướng thuận lợi, W là xác suất định hướng
của tất cả các tiểu phân.
S*  0 , S* càng lớn thì phản ứng xảy ra càng thuận lợi (v lớn)
Ví dụ: Xét phản ứng H2(k) + I2(k) = 2HI(k)
Ta biết phân tử H – H được hình thành do sự xen phủ của hai orbital 1s,

Phân tử I – I được hình thành do sự xen phủ của hai orbital 5p,

75
Giáo trình Hóa Đại cương

Các va chạm có thể có:

(1) (2) (3)


(Hình V-3)

Chỉ có va chạm theo kiểu (1) là va chạm có hiệu quả và càng nhiều va chạm
kiểu này, tức S* càng lớn thì v càng lớn.
V.2.4. Phương trình tính tốc độ của phản ứng đồng thể
Xét phản ứng tổng quát: aA + bB = cC + dD (Hệ đồng thể)
Ta đã biết xác suất va chạm có hiệu quả của các tiểu phân phản ứng là:
Wt = kt. CAa.CBb (V.2.3-7)
Và tốc độ phản ứng tỷ lệ với xác suất này, vt  Wt. Thực tế khi nghiên cứu
tốc độ của các phản ứng đơn giản, xảy ra ở nhiệt độ xác định, C. Guldberg và P.
Waage (Na Uy -1867) đã đưa ra biểu thức tính v.
V = k.CAx.CBy (V.1.3-1)
(Thuận nghịch: Vt = kt.CA .CB ; Vn = kn.CCx’.CDy’)
x y

Trong đó: CA, CB là nồng độ các chất phản ứng


(x + y) là bậc phản ứng, (x + y)  (a + b) – Thường gặp các
phản ứng có (x + y) =1 - Phản ứng bậc 1
Hoặc (x + y) = 2 - Phản ứng bậc 2
(Phản ứng có bậc lớn hầu như không bắt gặp)
Biểu thức biểu diễn định luật tác dụng khối lượng : Trong hệ đồng thể, ở
nhiệt độ không đổi, tốc độ phản ứng ở mỗi thời điểm tỷ lệ thuận với tích nồng độ
của các chất tham gia phản ứng (với một số bậc xác định).
a. Phản ứng đơn giản
 Phản ứng bậc 1 : A  sản phẩm
dC
v   A  k 1C A (V.2.4-1)
dt
Trong đó k1 là hằng số tốc độ của phản ứng bậc 1, được xác định bằng biểu
C
dC A t
thức:     k 1dt
C 0
CA 0
1 C 1 C0
 k 1  ln 0  ln (sec-1) (V.2.4-2)
t C t C0  x
Trong đó: C0 là nồng độ ban đầu của A
C là nồng độ A tại thời điểm t, bằng (C0 – x) với x là lượng
chất A đã chuyển thành sản phẩm sau thời gian t.
k1 còn được xác định dựa vào thời gian bán chuyển (thời gian chuyển 50%
chất đầu), t1/2.

76
Giáo trình Hóa Đại cương

1 C0 2,303 0,693
k1  ln  ln 2  (V.2.4-3)
t1/ 2 C t1/ 2 t1/ 2
C0  0
2
 Phản ứng bậc 2: A + B  sản phẩm
(Hoặc 2A  sản phẩm)
Xét trường hợp C0A = C0B = C0:
dC dC dC
v   A   B  k 2 C A C B  k 2 C 2 (V.2.4-4)
dt dt dt
Trong đó k2 là hằng số tốc độ của phản ứng bậc 2, được xác định bằng biểu
C
dC t
thức:   2   k 2 dt
C C
0 0

1 1
  k2t
c c0
1 1 1
k 2  (  ) (sec-1.mol-1.l) (V.2.4-5)
t C C0
Hoặc dựa vào thời gian bán chuyển:
1 1 1 1
k2  (  ) (V.2.4-6)
t1/ 2 C0 / 2 C0 t1/ 2C0
 Phản ứng bậc 3: A + B + C  sản phẩm
Xét trường hợp C0A = C0B = C0C = C
dC dC dC dC
v   A   B   C  k 3C A C B CC  k 3C3 (V.2.4-7)
dt dt dt dt
Trong đó k3 là hằng số tốc độ của phản ứng bậc 3, được xác định bằng biểu
C
dC t
thức:   3  0 k 3dt
C C
0

1 1 1
(  )  k3t
2 c 2 c 02
1 1 1
k3  2
 2
(sec-1.mol-2.l2) (V.2.4-8)
2t C C 0
Hoặc dựa vào thời gian bán chuyển:
1 1 1 3
k3   2  (V.2.4-9)
2t 1 / 2 (C 0  C 0 / 2) 2
C0 2t 1 / 2 C 0
2

Từ (V.2.4-6) và (V.2.4-9) nhận thấy t1/2 tỷ lệ nghịch với C0(n-1). Vậy, nếu xác
định t1/2 ở hai thí nghiệm (cùng phản ứng) có nồng độ khác nhau C0-1 và C0-2, ta sẽ
xác định được bậc phản ứng (n) theo biểu thức:
(t ) C
lg 1 / 2 1  (n  1) lg 02 (V.2.4-10)
(t 1/ 2 ) 2 C 01

77
Giáo trình Hóa Đại cương

b. Phản ứng phức tạp

 Phản ứng thuận nghịch bậc nhất


k1
A B, v = vt – vn (tốc độ biểu kiến)
k1’
dC A dx
v   k 1 (C 0A  x )  k 1' (C 0B  x )  k 1C A  k 1' C B (V.2.4-11)
dt dt
Trong đó: C 0A , C 0B là nồng độ đầu của A, B
x là lượng chất A đã chuyển hóa tới thời điểm t
k1 (k1’): hằng số tốc độ phản ứng thuận (nghịch)
 Phản ứng thuận nghịch bậc hai
k2
A+B C+D
k2’
Xét trường hợp: C 0A = C 0B = C0, C 0C = C 0D = 0
dx
v  k 2 (C 0  x ) 2  k '2 x 2  k 2 C 2  k '2 x 2 (V.2.4-12)
dt
Trong đó: x là lượng A, B đã chuyển hóa tới thời điểm t
K2 (k2’): hằng số tốc độ phản ứng thuận (nghịch)
 Phản ứng song song bậc nhất
k1 B
A , v = v1 + v2
k1’ C

dCA
v  (k 1  k 1' )C A (V.2.4-13)
dt
k1 (k1’): hằng số tốc độ của phản ứng theo hướng (1) (và hướng (2))
Nếu một hướng xảy ra rất nhanh (hướng chính) thì v được xác định theo
hướng đó, giả sử k1 >> k1’ thì v  k1CA.
 Phản ứng song song bậc hai
k2 C
A+B
k2’ D

dCA dC
v   B  (k 2  k '2 )C A C B (V.2.4-14)
dt dt

k2 (k2’): hằng số tốc độ của phản ứng theo hướng (1) (và hướng (2))
k1 k2
 Phản ứng nối tiếp: Giả sử có phản ứng A B C
(1) (2)
v  vchậm. Giả sử tại thời điểm đầu có a mol chất A, không có B, C. Tại thời
điểm t có: (a – x) mol A và xuất hiện (x – y) mol B, y mol C.

78
Giáo trình Hóa Đại cương

dC A
 Giai đoạn (1): v1    k 1 (a  x ) (V.2.4-15)
dt
(Chuyển hóa A)
dy
 Giai đoạn (2): v 2   k 2 ( x  y) (V.2.4-16)
dt
(Tạo C)
Nếu giai đoạn (1) rất chậm, v1 << v2 thì v  v1
Nếu giai đoạn (2) rất chậm, v2 << v1 thì v  v2
V.2.5. Phương trình tính tốc độ của phản ứng dị thể
Một cách tương đối, người ta xem phản ứng dị thể gồm các giai đoạn nối
tiếp: giai đoạn chuyển chất (quá trình khuếch tán) và giai đoạn phản ứng trên bề mặt
các pha (quá trình phản ứng).
 Quá trình khuếch tán chậm, v  vkt – Phản ứng trong vùng khuếch tán
dm dC
v kt   DS - Phương trình Fick (V.2.5-1)
dt dx
Trong đó: m là khối lượng chất khuếch tán
t là thời gian
C là nồng độ
x là quãng đường khuếch tán
S là diện tích mặt cắt dòng khuếch tán
D là hệ số khuếch tán – Là tốc độ khuếch tán riêng khi S và
dC
bằng một đơn vị (phụ thuộc bản chất hệ và nhiệt độ).
dx
dC
biến thiên nồng độ theo đường khuếch tán.
dx
(D << k)
Ví dụ : C + O2  
0
t
CO2
E* nhỏ - vp.ư rất nhanh
dC O
v ≈ vchuyển = -DSC 2
 Sự tăng đối lưu để O2 đến, CO2 bị đuổi đi làm v
dx
tăng.
 Quá trình phản ứng trên bề mặt các pha chậm, v  vp.ư – Phản ứng trong vùng
động học.
v p.u  k.S.Cin (V.2.5-2)
Trong đó: k là hằng số tốc độ
S là diện tích bề mặt (hoạt động) của chất rắn
Ci nồng độ chất phản ứng i trong hệ
n bậc phản ứng theo chất i
k << D
Ví dụ : Fe + O2(kk ẩm) → CO2
E* rất lớn - vp.ư rất nhỏ (phản ứng chậm)
v ≈ vp.ư = kSFe C Ox  Tăng SFe, tăng O2 đến bề mặt làm v tăng.
2

79
Giáo trình Hóa Đại cương

V.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng


Tốc độ phản ứng phụ thuộc:
- Bản chất hệ phản ứng
- Điều kiện phản ứng, trong đó quan trọng nhất là: nồng độ, nhiệt độ, xúc tác.
V.3.1. Ảnh hưởng của nồng độ chất phản ứng
 Tốc độ phản ứng tỷ lệ với số va chạm của các tiểu phân, tức là tỷ lệ với nồng
độ các chất phản ứng, sự phụ thuộc đó được thể hiện trong biểu thức (V.1.3-
1): v = k.CAx.CBy.
 Tốc độ phản ứng giảm theo thời gian khi C giảm, đạt giá trị bằng không khi
chất phản ứng hết (phản ứng một chiều) hoặc khi phản ứng đạt tới trạng thái
cân bằng, lúc đó vt  vn (phản ứng thuận nghịch) – (Hình V-4).

v v

vt-max (C0p.ư =max)


vmax (C0=max)

vt = vn

C vn = 0 C
(1) Phản ứng một chiều (2) Phản ứng thuận nghịch
 Lưu ý: thực tế có những phản ứng bậc có thể bằng không, âm…
Ví dụ(1): Phản ứng thủy phân đường
C12H22O11(r) + (2n+1)H2O(l) = 2C6H12O6.nH2O(dd)
Bậc tính theo nước bằng không, bậc tổng bằng 1. Tuy nhiên thực tế phản ứng
chỉ xảy ra trong một lượng rất lớn nước (với 1 mol đường) và vì vậy sự thay đổi nhỏ
lượng nước hầu như không làm thay đổi v.
Ví du (2): Phản ứng 2CO(k) + O2(k) = 2CO2(k), xúc tác Pt.
Bậc theo O2 bằng 1, bậc theo CO bằng -1, bậc tổng bằng không. Các kết quả
nghiên cứu nhận thấy rằng do CO tạo phức bền với Pt do đó khi nồng độ CO tăng
làm giảm v. Tuy nhiên không thể giảm CO, mà để loại trừ ảnh hưởng xấu, người ta
tiến hành bằng cách cho Pt trong khí O2 và cho dòng CO qua từ từ.
V.3.2. Ảnh hưởng của nhiệt độ
 Nhiệt độ ảnh hưởng rất lớn tới tốc độ phản ứng, Vant’Hoff (1884) đã đưa ra
quy tắc gần đúng: khi nhiệt độ tăng lên 10 độ thì tốc độ phản ứng tăng lên
khoảng 2 – 4 lần. – Số lần tăng của nhiệt độ được gọi là hệ số nhiệt độ của
tốc độ, ký hiệu: 
k
  T 10  2  4 (lần) (V.3.2-1)
kT
Trong đó: kT là hằng số tốc độ ở nhiệt độ T
kT+10 là hằng số tốc độ ở nhiệt độ (T + 10) độ
k
Tổng quát:  n  T  n .10 (V.3.2-2)
kT

80
Giáo trình Hóa Đại cương

Trong đó n là các số nguyên


 Tác động của nhiệt độ tới tốc độ phản ứng :
- Khi nhiệt độ tăng thì vận tốc chuyển động trung bình của các tiểu phân tăng
làm tăng số va chạm giữa các tiểu phân.
Giả sử có hệ phản ứng giữa các chất khí, thì tốc độ chuyển động trung bình
của các tiểu phân được tính bằng biểu thức :
3RT
v (V.3.3-3)
M
Trong đó: M khối lượng của các tiểu phân
R là hằng số khí
T là nhiệt độ
- Khi nhiệt độ tăng, số tiểu phân hoạt động tăng, theo (V.2.3-3)
n'
 e E / RT
*

n
Mà v tỷ lệ với tỷ số này.
Vậy: Khi nhiệt độ tăng lên thì v tăng, nguyên nhân (chủ yếu) là do tăng các
tiểu phân hoạt động – Đây là nội dung của thuyết hoạt hóa Arrhenius.
V.3.3. Ảnh hưởng của chất xúc tác
a. Khái niệm về chất xúc tác
 Chất xúc tác là những chất khi thêm vào phản ứng sẽ làm tăng tốc độ phản
ứng (hoặc làm phản ứng xảy ra, nếu phản ứng đó có khả năng về mặt lý
thuyết).
Ví dụ: Phản ứng 2H2(k) + O2(k) = H2O, có G 0298  228,593 kJ , nhưng trong
thực tế phản ứng hầu như không xảy ra ở nhiệt độ thường. Khi có mặt Pt thì phản
ứng xảy ra ngay – Pt là chất xúc tác cho phản ứng trên.
- Nếu chất xúc tác cùng pha với hỗn hợp phản ứng thì được gọi là xúc tác
đồng thể.
- Nếu chất xúc tác không cùng pha với hỗn hợp phản ứng thì được gọi là xúc
tác dị thể
Ví dụ: Phản ứng 2SO2(k) + O2(k) = 2SO3(k), xúc tác là hỗn hợp khí (NO + NO2)
– Đây là xúc tác đồng thể. Còn trong ví dụ trên Pt là xúc tác dị thể.
 Đặc điểm của xúc tác
- Lượng rất ít so với lượng chất phản ứng
- Không thay đổi về lượng và tính chất sau phản ứng
- Có tính chọn lọc, tức là các chất xúc tác chỉ có tác dụng với những phản ứng
nhất định.
b. Tác dụng của chất xúc tác
Làm thay đổi cơ chế phản ứng, theo hướng có E* nhỏ
 Quá trình xúc tác đồng thể
Giả sử có phản ứng: A + B = AB, G < 0.
- Khi chưa có xúc tác phản ứng có v nhỏ (hầu như không xảy ra) do E * lớn
- Khi cho xúc tác X, phản ứng xảy ra như sau:

81
Giáo trình Hóa Đại cương

A+X E*1 A….X AX + B E*2 X AB + X

A B
Với E*1, E*2 *
<< E , do đó v tăng lên.
Biểu diễn trên đồ thị mối liên hệ E* - V (Hình V-5):

E
A….B

E*
E*
X

A……B
….
A X

A+B E2*
E1*
AB
AX+B
A+B+X
AB+X

Đường phản ứng

 Quá trình xúc tác dị thể


Hiện nay chưa có lý thuyết thống nhất về quá trình xúc tác dị thể. Tác dụng
của chất xúc tác được hình dung như sau: chất xúc tác hấp phụ các chất phản ứng,
nhờ đó mà các chất phản ứng tiến tới gần nhau, hoạt tính hóa học tăng dẫn tới kết
quả phản ứng (hoặc làm v tăng).
V.4. Cơ chế phản ứng hóa học
Trong thực tế, các phản ứng hóa học xảy ra rất khác nhau, muôn hình muôn
vẻ. Một cách tương đối người ta phân các phản ứng hóa học thành ba loại: phản ứng
giữa các phân tử, phản ứng ion, phản ứng gốc.
V.4.1. Phản ứng giữa các phân tử
 Những phản ứng loại này thông thường qua con đường tạo hợp chất trung
gian hoạt động – Hợp chất này kém bền (liên kết cũ chưa đứt, đã bị lỏng lẻo,
liên kết mới cũng đã hình thành lỏng lẻo), nhanh chóng chuyển thành hợp
chất bền.
Ví dụ: Phản ứng
E* H H
H2(k) + I2(k) 2HI
I I
E* không lớn lắm.
 Các phân tử khi va chạm đòi hỏi phải có năng lượng đủ lớn, có định hướng
thuận lợi, S* các phản ứng này thường nhỏ. Vì vậy v nhỏ (thực tế ít gặp loại
này).
V.4.2. Phản ứng ion
 Những phản ứng loại này xảy ra qua con đường tạo ion (các phản ứng giữa
các kim loại có năng lượng ion hóa nhỏ với các nguyên tố có ái lực với điện
tử lớn hoặc phản ứng giữa các chất điện ly trong dung dịch)
82
Giáo trình Hóa Đại cương
E*
Ví dụ: Na + 1/2Cl2 Na+ + Cl- NaCl
Hoặc : HCl(dd) + NaOH(dd) = NaCl(dd) + H2O(l)
{Thực chất : H+(dd) + OH-(dd) = H2O(l)}
 Các ion được tạo thành do quá trình hòa tan, hoặc do đốt nóng, hoặc do
phóng điện… E* có thể nhỏ cũng có thể rất lớn, song do S * lớn vì các ion là
những quả cầu mang điện, có điện trường tỏa đều các hướng có thể tương tác
với nhau theo hướng bất kỳ khi va chạm.
V.4.3. Phản ứng gốc
 Những phản ứng loại này xảy ra qua con đường tạo gốc tự do,

Ví dụ : Phản ứng :
E*
Cl2 + H2 2Cl + H2 (1)

HCl HCl HCl


Cl + H2 H + Cl2 Cl + H2 H + ... (2)
Nhanh

Cl + Cl = Cl2

H + Cl = HCl (3)

H + H = H2
(1) Là giai đoạn khơi mào
(2) Là giai đoạn phản ứng (phát triển mạch)
(3) Là giai đoạn ngắt mạch
 Gốc tự do được tạo thành khi đốt nóng, chiếu sáng, phóng điện… E * khá lớn,
tuy nhiên phản ứng loại này có đặc điểm là không cần chuyển hoàn toàn các
tiểu phân phản ứng sang trạng thái hoạt động (gốc) chỉ cần một số gốc tạo
thành là lập tức phản ứng lan truyền trong toàn bộ hệ.
Tóm lại: Một phản ứng nào đó có thể xảy ra theo cơ chế này hay cơ chế
khác là phụ thuộc vào bản chất của nó và nó sẽ xảy ra theo con đường nào thuận lợi
nhất.
Ví dụ (1):
Et*=40kCal H H E*=0
H2(k) + I2(k) 2HI
H1 = 40 H2 = -E*n=-44kcal
I I
Giả sử phản ứng theo cơ chế gốc:
I2(k)  2I(k), E*1 = 36 kcal (khá nhỏ), H1
*
E

I + H2  HI + I , H2 = (-72) - (104) = 32 kcal


*
E2

Ví dụ (2): Na(r) + 1/2Cl2(k)  Na+(k) + Cl-(k) ; H1 = 68,7 kcal


*
E 1

Na+(k) + Cl-(k)  H2 = -184,9 kcal


*
E2
NaCl(r);

83
Giáo trình Hóa Đại cương

Ví dụ (3): H2 + Cl2 


h

Cl2  2Cl H1 = 59 kcal


*
E
;
 
Cl + H2 → HCl + H ; H2 ≈ 0
 
H + Cl2 → HCl + Cl ; H3 = -44 kcal
 Giai đoạn phát triển mạch thuận lợi.
(1) và (3) H2 → 2H → H+ ; H = 104, IH = 1312 Kj/mol  E* rất lớn (H+
hầu như không tồn tại), (1) và (3) không xảy ra theo cơ chế ion.

84
Giáo trình Hóa Đại cương

CHƯƠNG VI: DUNG DỊCH

VI.1. Khái niệm về các hệ phân tán và dung dịch


Khi có hai hay nhiều chất tương tác với nhau thì tuỳ thuộc bản chất các chất
và điều kiện ngoài mà ta thu được hoặc hợp chất mới hoặc thu được một hệ phân
tán của các chất:
A+B+… Hợp chất mới
Hệ phân tán, gồm Hệ đồng thể  dung dịch
Hệ dị thể  hỗn hợp cơ học
VI.1.1. Các hệ phân tán
 Là những hệ gồm hai hay nhiều chất phân tán vào nhau.
 Phân loại: Các hệ phân tán được phân loại dựa theo trạng thái tập hợp hoặc
theo cường độ phân tán, hoặc theo kích thước hạt phân tán…
+ Theo trạng thái tập hợp, người ta phân biệt ba loại hệ phân tán:
 Hệ phân tán khí gồm: K – K; L – K; R – K; K, L, R – K
 Hệ phân tán lỏng gồm: K – L; L – L; R – L; K, L, R – L
 Hệ phân tán rắn gồm: K – R; L – R; R – R; K, L, R – R
+ Theo kích thước hạt phân tán (đây là cách phân loại chủ yếu, có ý nghĩa hơn
cả), người ta phân biệt các hệ phân tán:
 Hệ phân tán thô: hệ vi dị thể, đường kính hạt phân tán > 10 -5 cm, các hệ
này kém bền. Hai hệ quan trong là: huyền phù và nhũ tương.
 Hệ phân tán cao (các hệ keo): hệ siêu vi dị thể, đường kính hạt phân tán
khoảng 10-7  10-5 cm. Các hệ này bền hơn các hệ phân tán thô, tuy nhiên
cũng không thực sự bền.
 Các hệ phân tán phân tử - ion (dung dịch): hệ đồng thể, đường kính hạt
phân tán khoảng 10-8  10-7 cm, tương đương kích thước của các phân tử
và ion. Các hệ này tương đối bền vững.
Ví dụ: Huyền phù đất sét trong nước (R – L), sữa (L – L)… là các hệ thô.
Gelatin (R – L), sương mù (L – K), khói (K – K)… là các hệ phân tán cao.
NaCl/H2O, C6H12O6/H2O … là các hệ phân tán phân tử - ion.
VI.1.2. Dung dịch
 Định nghĩa: dung dịch là hệ đồng thể gồm hai hay nhiều chất mà thành phần
của chúng có thể thay đổi trong giới hạn rộng.
Dung dịch chiếm vị trí trung gian giữa hợp chất hoá học và hỗn hợp cơ học:
giống hợp chất ở tính đồng nhất, giống hỗn hợp cơ học ở điểm có thành phần thay
đổi trong giới hạn rộng.
 Đối với dung dịch: chất phân tán được gọi là chất tan, môi trường phân tán
được gọi là dung môi.
Việc phân loại chất tan, dung môi chỉ có tính tương đối:
- Dung môi là chất có trạng thái tập hợp không đổi khi tạo dung dịch.
- Hoặc chất có lượng nhiều hơn (trường hợp 2 chất cùng trạng thái).
- Hoặc dung môi là chất khi làm lạnh sẽ kết tinh trước.
….
 Các loại dung dịch:
+ Dung dịch khí: K – K, L – K, R – K…. Quan trọng là các hệ K – K.

85
Giáo trình Hóa Đại cương

+ Dung dịch rắn: K – R, L – R, R – R…. Quan trọng là các hệ R – R.


+ Dung dịch lỏng: K – L, L – L, R – L….
VI.2. Dung dịch lỏng
VI.2.1.Quá trình hình thành dung dịch
 Quá trình tạo dung dịch nói chung, dung dịch lỏng nói riêng là quá trình tự
xảy ra, Ght < 0; Đây là quá trình hoá lý phức tạp gồm 2 khuynh hướng:
phân tán (thước đo khuynh hướng này là S) và tập hợp (thước đo khuynh
hướng này là H).
- Quá trình vật lý: sự tách rời các tiểu phân chất tan ra khỏi trạng thái tập
hợp của nó dưới tác dụng của các tiểu phân dung môi, sau đó các tiểu
phân chất tan phân bố vào dung môi (khi chất khí tan trong dung môi,
quá trình vật lý không đáng kể). Còn được gọi là quá trình chuyển pha
hay quá trình phân tán.
- Quá trình hoá học: là quá trình tương tác của các phân tử dung môi với
tiểu phân chất tan (phân tử hoặc nguyên tử hoặc ion), tương tác này gọi là
sự sonvat hoá, kết quả làm xuất hiện trong dung dịch những hợp chất có
thành phần thay đổi (các sonvat). Còn được gọi là quá trình sonvat hóa
hay quá trình tập hợp.
Tuỳ thuộc bản chất chất tan và dung môi mà quá trình nào sẽ chiếm ưu thế
khi hoà tan. Ght = Hht - TSht < 0. (Hht = Hcp + Hs; Sht = Scp + Ss)
- Trường hợp Hht > 0, thì Sht > 0  yếu tố entropi chiếm ưu thế, quyết
định quá trình hoà tan. Ví dụ: hòa tan chất rắn vào lỏng  dung dịch
lỏng, Hht > 0.
- Trường hợp Hht < 0, thì:
 Nếu Sht < 0  yếu tố entanpi chiếm ưu thế, quyết định quá trình hoà
tan.
 Nếu Sht > 0  Quá trình hoà tan do cả hai yếu tố quyết định.
Ví dụ: Hoà tan một chất khí vào dung môi lỏng, thì:
 Quá trình vật lý (quá trình chuyển pha) không đáng kể.
 Quá trình hoá học(quá trình sonvat hoá) luôn là quá trình phát nhiệt, HS
< 0. Vậy Hht < 0  yếu tố quyết định quá trình hoà tan là sự tương tác
chất tan  dung môi (yếu tố entanpi).
 Quá trình hoà tan là một quá trình thuận nghịch: Xét quá trình hoà tan chất
rắn vào dung môi lỏng:
- Quá trình hoà tan: các tiểu phân bề mặt do tương tác với dung môi, do
chuyển động nhiệt của bản thân sẽ tách khỏi bề mặt tinh thể dưới dạng bị
sonvat hoá và khuếch tán vào dung môi.
- Các tiểu phân chất tan khi chuyển động có thể va chạm vào bề mặt và bị
hút trở lại – Đây là quá trình kết tủa.
Theo thời gian vht , vkt , đến thời điểm vht = vkt thì quá trình hoà tan đạt
trạng thái cân bằng, Ght = 0; Lúc này chất tan không tan thêm nữa – dung dịch bão
hòa.
VI.2.2. Nồng độ và các phương pháp biểu diễn nồng độ

86
Giáo trình Hóa Đại cương

Nồng độ dung dịch là lượng chất tan trong một lượng hay một thể tích nhất
định của dung môi hay dung dịch; Là một thông số cơ bản xác định trạng thái của
dung dịch.
Có nhiều phương pháp biểu diễn nồng độ
a. Nồng độ phần trăm khối lượng (C%): chỉ phần khối lượng chất tan trong
100 phần khối lượng dung dịch:
a
C%  100 (VI.2.2-1)
ab
Trong đó: a, b là khối lượng chất tan và dung môi.
b. Nồng độ phân tử gam (nồng độ mol, CM): chỉ số phân tử gam chất tan
trong 1 lít dung dịch:
a.1000
CM  (VI.2.2-2)
M.V
Trong đó: a là khối lượng chất tan (g)
M là phân tử gam của chất tan
V là thể tích dung dịch (ml)
c. Nồng độ molan (Cm): chỉ số phân tử gam chất tan trong 1000g dung môi :
a.1000
Cm  (VI.2.2-3)
M.b
Trong đó: a, b là số g chất tan, dung môi
M là phân tử gam của chất tan
d. Nồng độ phần phân tử (nồng độ phần mol, Ni) : chỉ tỷ số giữa số phân tử
gam của một chất (ni) trên tổng số phân tử gam tạo dung dịch :
n
Ni  i (VI.2.2-4)
 ni
e. Nồng độ đương lượng (CN) : chỉ số đương lượng gam chất tan trong 1 lít
dung dịch :
a.1000
CN  (VI.2.2-5)
Đ.V
Trong đó: a là khối lượng chất tan (g)
Đ là đương lượng gam của chất tan
V là thể tích dung dịch (ml)
VI.2.3. Độ tan và các yếu tố ảnh hưởng đến độ tan
 Độ tan của một chất là nồng độ chất tan trong dung dịch bảo hoà ở những
điều kiện nhất định. Độ tan cũng được biểu diễn bằng các đơn vị nồng độ
(phần trăm khối lượng, số mol/ 1l dung dịch…), tuy nhiên thực tế thường
biểu diễn bằng số gam chất tan trong 100 g dung môi ; với các chất khí
thường được biểu diễn bằng số ml chất tan trong 1l dung môi.
Ví dụ : PC  1atm, SN / H O ( 0 C)  23,54ml / l, SO / H O ( 0 C)  48,89ml / l
0 0
2 2 2 2

Dựa vào độ tan, người ta phân biệt:


- Chất dễ tan: có độ tan > 10g trong 100g dung môi.
- Chất khó tan: có độ tan < 1g trong 100g dung môi.
- Chất không tan: có độ tan < 0,01g trong 100g dung môi.
 Các yếu tố ảnh hưởng đến độ tan:

87
Giáo trình Hóa Đại cương

a. Bản chất chất tan, dung môi


Hiện nay vẫn chưa có lý thuyết chung, hoàn chỉnh về khả năng hoà tan của
các chất trong các dung môi, chỉ mới có quy tắc kinh nghiệm: Các chất có khuynh
hướng tan trong dung môi có bản chất giống mình. Cụ thể:
- Chất không cực hay phân cực yếu dễ tan trong các dung môi không cực
hay phân cực yếu.
Ví dụ: Hòa tan C6H5CH3 vào C6H6  Ecp ≈ Es và nhỏ  yếu tố quyết định
hòa tan là yếu tố entropi (không bị trở ngại gì).
- Chất có liên kết ion hay liên kết cộng hoá trị phân cực mạnh dễ tan trong
các dung môi phân cực mạnh. Yếu tố phân tán: Ecp > 0; yếu tố kết hợp:
Es đủ lớn, bù đắp cho quá trình chuyển pha.
b. Ảnh hưởng của nhiệt độ, áp suất
b1. Độ tan của chất khí trong chất lỏng
- Quá trình hoà tan đa số phát nhiệt (tuy nhiên có trường hợp sự hòa tan
khí vào lỏng thu nhiệt, ví dụ hòa tan các khí trơ trong dung môi hữu cơ
 S, T0) do sự sonvat hoá các phân tử khí, Hht < 0. Vì vậy, nhiệt độ
tăng thì độ tan giảm và ngược lại.
- Quá trình hoà tan luôn làm giảm thể tích:
K+L dd L

V K VL Vdd
V = Vdd – (VK + VL)
Vì vậy: khi áp suất tăng thì độ tan tăng và ngược lại
Ảnh hưởng của áp suất đến độ tan được thể hiện trong định luật Henry: Ở
nhiệt độ không đổi, độ tan của chất khí tỷ lệ với áp suất riêng phần của nó.
S = k.P (VI.2.3-1)
Trong đó: S là độ tan
P là áp suất khí
k là hằng số Henry (có ý nghĩa : k = S khi P bằng 1 đơn vị)
Lưu ý : Định luật chỉ chính xác với khí lý tưởng, các dung dịch loãng áp suất
không cao và giữa chất tan, dung môi không có tương tác hoá học (ở áp suất rất
cao, độ tan của khí có thể đạt cực đại).
b2. Độ tan của chất lỏng trong chất lỏng
Tuỳ thuộc vào tương tác giữa chất tan và dung môi, có thể gặp 3 trường hợp
sau :
- Hai chất lỏng tan vô hạn vào nhau, nếu :
 Tạo dung dịch lý tưởng (Hht  0, Vht  0) – Trường hợp các chất lỏng
có liên kết cộng hoá trị không phân cực hoặc phân cực yếu hoà tan lẫn
nhau, yếu tố quyết định quá trình hoà tan là yếu tố entropi (phân tán vào
nhau).
 Tạo sonvat (hydrat) bền – Trường hợp các chất lỏng phân cực mạnh hoà
tan lẫn nhau (hoặc có tạo liên kết hydro,…), yếu tố quyết định quá trình
hoà tan là yếu tố entanpi.
- Hầu như không tan lẫn (phân lớp) – Trường hợp hai chất lỏng có bản
chất rất khác nhau, ví dụ : nước là chất lỏng phân cực mạnh và benzen là
chất phân cực rất yếu, hai chất hầu như không tan lẫn.

88
Giáo trình Hóa Đại cương

- Tan hạn chế vào nhau :


 Đa số trường hợp có Hht > 0, nên khi nhiệt độ tăng, độ tan tăng.
 Áp suất hầu như không ảnh hưởng đến độ tan (chỉ ở áp suất rất lớn, hàng
ngàn atm, độ tan mới tăng khi tăng áp suất).
b3. Độ tan của chất rắn trong chất lỏng
- Chất rắn có Hht > 0 thì khi tăng nhiệt độ, độ tan tăng. Ngược lại nếu
Hht < 0 thì khi tăng nhiệt độ, độ tan giảm.
- Áp suất hầu như không ảnh hưởng đến độ tan.
VI.3. Tính chất của dung dịch lỏng – loãng – chất không điện ly
Hiện nay vẫn chưa có lý thuyết hoàn chỉnh áp dụng cho các dung dịch, chỉ
với dung dịch loãng hoặc rất loãng (những dung dịch có cấu trúc gần với cấu trúc
dung môi) người ta nhận thấy có một số tính chất chỉ phụ thuộc vào bản chất dung
môi và nồng độ chất tan.
VI.3.1. Áp suất hơi bảo hoà của dung dịch
 Khái niệm về áp suất hơi bảo hoà
Quá trình bay hơi tự nhiên của các chất lỏng (hoặc rắn) là quá trình thuận
nghịch : H > 0
L (R) H
H < 0

Giả sử trong một thể tích kín, áp suất trên bề mặt lỏng bằng không. Tuy
nhiên, do sự bay hơi tự nhiên nên trên bề mặt lỏng sẽ có hơi của nó. Ở nhiệt độ xác
định, khi hệ đạt trạng thái cân bằng áp suất hơi trên bề mặt chất lỏng được gọi là áp
suất hơi bảo hoà. Đây là một thông số quan trọng với các chất lỏng, có giá trị xác
định phụ thuộc bản chất chất lỏng và nhiệt độ (Kí hiệu : Phbh).
 Khi hoà tan một chất (B, giả sử là chất không điện ly, không bay hơi) vào
dung môi lỏng (A) thì nhận thấy :
Phbh-dd = Phbh-A < P0hbh-A, tức là sự có mặt chất tan đã làm giảm sự bay
hơi của dung môi, và :
Phbh-A = k.NA (VI.3.1-1)
Trong đó: NA là nồng độ phần mol của A (NA<1  PA<P0A)
k là hệ số tỷ lệ (có ý nghĩa : khi NA = 1 thì P0hbh-A = k)
Vậy : Phbh-A = P0hbh-A.NA (VI.3.1-2)
 Độ giảm áp suất hơi bảo hoà của dung dịch: P = P hbh-A - Phbh-A
0

 Đại lượng P/Phbh-A được gọi là độ giảm tương đối áp suất hơi bảo hoà
của dung dịch: P = P0A.NB
 A  Phbh A  A (1  N A )
0 0
Phbh Phbh
0
 0
 NB (VI.3.1-3)
PhbhA Phbh A

Biểu thức (VI.3.1-3) là biểu thức của định luật Raoult (I) – 1887: Tại một
nhiệt độ xác định, độ giảm tương đối áp suất hơi bão hoà của dung dịch bằng nồng
độ phần mol của chất tan không bay hơi.
(Trường hợp cả chất tan cũng bay hơi, thì:
Phbh-A = P0A.NA
Phbh-B = P0B.NB (Với NB << NA)
Phbh-dd = Phbh-A + Phbh-B  Phbh-A).
VI.3.2. Nhiệt độ sôi và nhiệt độ hoá rắn của dung dịch

89
Giáo trình Hóa Đại cương

 Khái niệm:
- Trong thực tế người ta xem nhiệt độ sôi của chất lỏng là nhiệt độ ở đó áp
suất hơi bảo hoà của nó bằng áp suất ngoài.
- Nhiệt độ hoá rắn của chất lỏng là nhiệt độ tại đó áp suất hơi của pha lỏng
gần bằng áp suất hơi của pha rắn, trong hệ có cân bằng ba pha R
L H (tuy nhiên lúc này Phbh nhỏ nên thường được xem là cân bằng
hai pha R L).
 Nhiệt độ sô của dung dịch (TS) luôn cao hơn nhiệt độ sôi của dung môi
nguyên chất (T0S), TS > T0S:
TS = TS - T0S – Độ tăng nhiệt độ sôi (VI.3.2-1)
Sự tăng nhiệt độ sôi là do sự giảm áp suất hơi bảo hoà của dung dịch, ta biết:
 Dung môi (A) có áp suất hơi bảo hoà là P0hbh-A, sôi ở nhiệt độ T0S, ở đó
P0hbh-A = Pkq.
 Dung dịch (giả sử chứa chất tan không bay hơi) có Phbh-A < P0hbh-A, ở
nhiệt độ T0S, áp suất hơi bảo hoà của nó chưa đạt bằng áp suất khí quyển
nên chưa sôi, muốn nó sôi phải đun tới nhiệt độ TS > T0S.
 Nhiệt độ đông đặc của dung dịch (Tđ) luôn thấp hơn nhiệt độ đông đặc của
dung môi nguyên chất (T0đ), Tđ < T0đ:
Tđ = T0đ – Tđ – Độ hạ nhiệt độ đông đặc (VI.3.2-2)
Sự hạ nhiệt độ đông đặc là do sự giảm áp suất hơi bảo hoà của dung dịch, ta
biết ở nhiệt độ đông đặc (T0đ) được xem là có cân bằng ba pha: R L H, khi
thêm chất tan vào pha lỏng làm nồng độ dung môi giảm, dẫn tới Phbh giảm làm nhiệt
độ giảm xuống (Tđ)
 Sự phụ thuộc của TS (Tđ) vào nồng độ chất tan được thể hiện trong biểu
thức của định luật Raoult (II):
Ts = ksCm
Tđ = kđCm (VI.3.2-3)
Trong đó: Cm là nồng độ dung dịch (nồng độ molan)
ks (kđ) là hằng số nghiệm sôi (nghiệm đông) phụ thuộc bản
chất dung môi có ý nghĩa: khi Cm = 1 đơn vị thì ks = Ts (kđ = Tđ)
Định luật Raoult (II): Đối với các dung dịch loãng của các chất tan không
điện ly, độ tăng nhiệt độ sôi (độ hạ nhiệt độ đông đặc) tỷ lệ với nồng độ dung dịch.
VI.3.3. Áp suất thẩm thấu của dung dịch
 Khái niệm
Xét ví dụ (Hình VI – 1)

90
Giáo trình Hóa Đại cương

H2O Dung dịch (C6H12O6/H2O)

H2O H2O

Màng bán thẩm


- Dung dịch trong phễu: C6H12O6/H2O, miệng phễu được gắn màng bán
thẩm (là màng chỉ cho các tiểu phân dung môi qua).
- Chậu chứa H2O.
Trạng thái đầu: mực nước trong chậu ngang với dung dịch trong phễu. Theo
thời gian sẽ có nước đi vào phễu và đi ra khỏi phễu qua màng bán thẩm, tới khi v vào
= vra thì hệ đạt trạng thái cân bằng (trạng thái cuối) ứng với mực dung dịch trong
phễu dâng lên (với chiều cao h so với mực nước ở chậu). Như vậy, đã xảy ra quá
trình thẩm thấu của H2O qua màng bán thẩm.
Hiện tượng thẩm thấu: là sự khuếch tán của các phân tử dung môi qua màng
bán thẩm ngăn cách dung dịch và dung môi (hoặc ngăn cách hai dung dịch có nồng
độ khác nhau)
Trong ví dụ trên, chiều cao cột dung dịch trong phễu gây ra một áp suất gọi
là áp suất thuỷ tĩnh, Ptt không phải của dung dịch ban đầu mà là của dung dịch đã
pha loãng tới chiều cao h. Ở trạng thái cân bằng áp suất thủy tĩnh đúng bằng áp suất
thẩm thấu (áp suất nước vào phễu)
Vậy: Áp suất thẩm thấu của dung dịch bằng áp suất ngoài tác dụng lên dung
dịch để hiện tượng thẩm thấu không xảy ra.
 Áp suất thẩm thấu của dung dịch tỷ lệ với:
- Nồng độ chất tan
- Nhiệt độ tuyệt đối của dung dịch
Vant’Hoff đã nhận thấy có sự giống nhau giữa áp suất thẩm thấu của dung
dịch với áp suất khí lý tưởng và đưa ra công thức:
m
V.Pthẩm thấu = RT
M
m
Pthẩm thấu = RT = R.C.T (VI.3.3-1)
M.V
Trong đó: C là nồng độ dung dịch
T là nhiệt độ tuyệt đối
R là hằng số khí

91
Giáo trình Hóa Đại cương

Định luật Vant’Hoff : Áp suất thẩm thấu của dung dịch bằng áp suất gây ra
bởi chất tan, nếu như ở cùng nhiệt độ, chất tan ở trạng thái khí và chiếm thể tích
bằng thể tích dung dịch.
Từ định luật nhận thấy : các dung dịch lỏng – loãng – chất không điện ly có
cùng nồng độ ở cùng nhiệt độ thì có Pthẩm thấu giống nhau. Những dung dịch này
được gọi là các dung dịch đẳng trương. Ví dụ : dung dịch NaCl đẳng trương, dung
dịch Glucozơ đẳng trương dùng trong y tế có cùng nồng độ trong máu (tế bào).
VI.4. Dung dịch các chất điện ly
VI.4.1. Các chất điện ly
 Là các chất khi tan trong dung dịch (hoặc ở trạng thái nóng chảy) phân ly
thành các ion. Sự phân ly chất tan thành ion được gọi là sự điện ly.
H2O
Ví dụ : HCl H+ + Cl- (dd)
H2O
NaOH Na+ + OH- (dd)
HO 2
NaCl Na+ + Cl- (dd)
 Đặc điểm của dung dịch các chất điện ly (gồm các acid, baz, muối). Khi
nghiên cứu dung dịch loãng các chất này trong dung môi nước người ta thấy
có hai điểm khác so với dung dịch loãng các chất không điện ly:
(1) Không tuân theo các định luật Raoult (I+II) và Vant’Hoff, cụ thể: độ
giảm áp suất hơi bảo hòa (P’), độ tăng nhiệt độ sôi (TS’), độ hạ nhiệt
độ đông đặc (Tđ’), áp suất thẩm thấu (Ptt’) luôn lớn hơn các đại lượng
tính theo Raoult, Vant’Hoff, và để áp dụng các định luật trên cho các
dung dịch này cần phải thêm vào các biểu thức (của định luật) hệ số điều
chỉnh (i = hệ số Vant’Hoff).
P < P’ = i.P0hbh-A.NB = i.P (VI.4.1-1)
T < T’ = i.k.Cm = i. T (VI.4.1-2)
Ptt < Ptt’ = i.CRT = i.Ptt (VI.4.1-3)
Trong đó: P, T, Ptt là các đại lương lý thuyết, tính theo các định luật
Raoult, Vant’Hoff
P’, T’, Ptt’ là các đại lượng thực nghiệm
(2) Dẫn điện tốt (tính dẫn điện của các dung dịch này khác tính dẫn điện của
kim loại). Được đặc trưng bằng độ dẫn điện đương lượng (): là độ dẫn
điện của một thể tích (V cm3) dung dịch chưa 1 đương lượng gam chất
tan, đặt giữa hai điện cực song song, cách nhau 1cm. Thực tế  tăng khi
pha loãng dung dịch và đạt giá trị cực đại ( max    ) khi pha loãng dung
dịch vô cùng.   là đại lượng đặc trưng cho mỗi acid, baz, muối ở một
nhiệt độ nhất định.
Ví dụ:
CH3COOH NH4OH KCl
  (om cm )
-1 2
350,0 238,4 130,1

 Nguyên nhân của những khác biệt trên là do: các chất điện ly trong dung
dịch phân ly thành các ion:

92
Giáo trình Hóa Đại cương

- Làm tăng số tiểu phân trong dung dịch (so với số tiểu phân hòa tan).
Vậy:
P' T' Ptt ' Số tiểu phân thực
i    (VI.4.1-4)
P T Ptt Số tiểu phân hòa tan
- Các ion mang điện tích đóng vai trò dẫn điện: khi tác dụng 1 điện trường
vào dung dịch → có dòng các ion chuyển động định hướng.
VI.4.2. Thuyết điện ly
 Thuyết của Arrhenius, gồm hai nội dung:
- Các chất điện ly khi tan trong nước phân ly thành các ion (cation và
anion).
- Độ dẫn điện của dung dịch tỷ lệ với số ion trong dung dịch.
Tuy nhiên thuyết Arrhenius không cho biết: tại sao sự phân ly xảy ra? Tại
sao các ion bền trong dung dịch? Cấu trúc dung môi thay đổi nhiều, tại sao?... Do
thuyết đã không tính tới tương tác chất tan với dung môi.
 Định nghĩa về sự điện ly của Cablucov (Nga): Sự điện ly là sự phân ly của
các chất tan dưới tác dụng của dung môi thành những ion bị sonvat hóa.
- Nhờ sự sonvat hóa mà quá trình phân ly trở nên thuận lợi về mặt năng
lượng.
- Sự sonvat hóa làm ổn định các ion trong dung dịch (ngăn cản quá trình
phân tử hóa).
- Sự sonvat hóa xảy ra giữa các ion với các tiểu phân dung môi phân cực –
Đây là liên kết tĩnh điện khá mạnh làm biến đổi cấu trúc của dung môi…
- Dung dịch không điện ly: phân tử chất tan chủ yếu phân bố vào khoảng
trống trong cấu trúc tứ diện của nước  cấu trúc dung môi ≈ const.
- Dung dịch điện ly: liên kết mạnh.
 Liên kết ion  lưỡng cực.
 Liên kết phối trí.

a. Cơ chế điện ly:
Tùy thuộc bản chất chất tan mà cơ chế điện ly sẽ khác nhau
a1. Hợp chất ion
Quá trình điện ly là quá trình phân ly các ion có sẵn trong mạng lưới tinh thể
của chất tan.
Ví dụ: Hòa tan NaCl(r) trong H2O(l), quá trình điện ly được biểu diễn đơn giản
như sau : (Hình VI-2)
+ +
_ _ _
+
_

- + +
_
_

+
+

-
+

_
_

+
_ _

-
+
_

+
_

+
_

+
+

+
+
_

- _
+ _ _
+
_

- + + +
+ _
_

_ +
+
_

_
+ _
+
+
_

NaCl(r) + (m+n)H2O(l)  Cl-.mH2O(dd) + Na+.H2O(dd)


93
Giáo trình Hóa Đại cương

a2. Hợp chất cộng hóa trị phân cực mạnh


Quá trình điện ly gồm: quá trình ion hóa (chậm) và quá trình phân ly ion
(nhanh).
Ví dụ: Hòa tan HCl trong H2O, quá trình điện ly được biểu diễn đơn giản như
sau: (Hình VI-3)
_
_

_
_
+ + + _
+ +

+
+
_ _ +
ion hoùa
_
phaân li
+
_

- + + -

+
_

+
+

_
+

+
+

_
_

+
_

_
(chaäm) (raát nhanh) _ _

_
+ + + +
+ +

+
_ _ + _
_
_

HCl(k) + (m+n)H2O(l)  Cl-.mH2O(dd) + H+.H2O(dd)


v ≈ vion hóa, quá trình điện ly = quá trình ion hóa.
a3. Với các hợp chất vừa có liên kết ion vừa có liên kết cộng hóa trị, quá
trình điện ly xảy ra đồng thời ở các liên kết; tuy nhiên ở liên kết ion quá trình điện
ly thuận lợi hơn, xảy ra nhanh hơn (và được xem là sẽ điện ly ở các liên kết ion
trước).
Ví dụ: Hòa tan NaHCO3 trong H2O
Na+  -O
C = O + (m+n)H2O(l)  Na+.mH2O(dd) + HCO3-.nH2O(dd)
H+ - -O
HCO3-.nH2O + xH2O H+.m’H2O(dd) + CO32-.n’H2O(dd)
b. Độ điện ly (Ký hiệu )
Xét cân bằng điện ly AmBn (viết đơn giản):
Ion hóa
AmBn mAn+ + nBm-
Phân tử hóa
Số phân tử điện ly
n Tổng số phân tử hòa tan
  (VI.4.2-1)
n0

- Khi  = 1  chất điện ly hoàn toàn


- Khi  = 0  chất không điện ly
Thực tế, người ta phân loại:
-  > 0,3 – chất điện ly mạnh
- 0,03 <  < 0,3 – chất điện ly trung bình (trong dung dịch 0,1 N)
-  < 0,03 – chất điện ly yếu
b1. Độ điện ly phụ thuộc nhiều yếu tố
- Dung môi có cực càng mạnh (độ thẩm điện môi  càng lớn) thì khả năng
ion hóa chất tan càng lớn,  càng lớn.
- Nồng độ tăng,  giảm và ngược lại. Do khi tăng nồng độ dẫn tới tương
tác giữa các ion tăng, nghĩa là quá trình phân tử hóa tăng. Khoảng cách
giữa các ion rút ngắn, lớp vỏ sonvat mỏng.
- Nhiệt độ tăng làm tăng sự phân ly,  tăng. Do trong đa số trường hợp quá
trình điện ly là thu nhiệt (H > 0).

94
Giáo trình Hóa Đại cương

b2. Xác định 


(1)  tỷ lệ với :  = k.  (VI.4.2-2)
Trong đó k là hệ số tỷ lệ, khi pha loãng dung dịch vô cùng   1 và  = k.
Vậy:  = .

Hay:   (VI.4.2-3)

Tiến hành đo  ở nhiệt độ, nồng độ xác định. Tra  (có trong sổ tay tra
cứu), rồi tính  theo (IV.4.2-3).
Ví dụ: dung dịch KCl 1M, 180C
 = 98,3 (om-1.cm2),  = 130,8 (om-1.cm2)   = 0,75
P' T' Ptt '
(2) Biết: i   
P T Ptt
Và mối liên quan i  :
i= Số tiểu phân thực  n 0 m  (n 0  n 0 ) (VI.4.2-4)
Số tiểu phân hòa tan n0
i 1
Hay:   (VI.4.2-4’)
(m  1)
Trong đó: n0 là số tiểu phân hòa tan
n0m là số ion trong dung dịch, với m là số ion mà một phân tử
chất tan phân ly.
(n0 - n0) là số phân tử không phân ly
Tiến hành đo P’ hoặc T’ hoặc Ptt’ ở nồng độ xác định, tính P, T theo
Raoult, Vant’Hoff, rồi tính i, sau đó tính  theo (IV.4.2-4’)
Ví dụ: dung dịch HF (2g/1000g nước) – (Tđ)’ = -0,2030C
T' T' 0,203
i    1,09
T k đ C m 1,86.0,1
 = 0,09 = 9%
VI.4.3. Cân bằng trong dung dịch chất điện ly yếu phân ly thuận nghịch
 Xét cân bằng điện ly (viết đơn giản) :
AB A+ + B- , cân bằng được đặc trưng bằng hằng số cân bằng K:
C A C B
K  const (VI.4.3-1)
C AB
K được gọi là hằng số ion hóa của chất điện ly hay hằng số điện ly.
 Mối liên hệ giữa  và K :
C A C B (C)(C) 2
K  C (VI.4.3-2)
C AB C  C 1 
K
Hay  , nếu  << 1 (VI.4.3-2’)
C
Trong đó C là nồng độ đầu của chất hòa tan

95
Giáo trình Hóa Đại cương

Phương trình (VI.4.3-2) và (VI.4.3-2’) là biểu thức của định luật pha loãng
Ostwald: Khi pha loãng dung dịch, độ điện ly tăng lên.
 Với các chất điện ly AmBn (m, n > 1) sự phân ly xảy ra theo từng nấc và được
đặc trưng bằng hằng số điện ly riêng.
Ví dụ: H2CO3 trong nước điện ly theo hai nấc:
x x
C H C HCO 

xH2CO3 xH+ + xHCO3-, K a  1 x


3
 4,5.10 7
C H CO 2 3

y y
C H C CO

2

yHCO3- yH+ + yCO32-, K a  2


3

y
 4,7.10 11
C HCO 
3

(x>>y). Quá trình điện ly tổng cộng:


xH2CO3 (x+y)H+ + (x-y) HCO3- + y CO32-
(xy) ( xy) y
C H C HCO  C CO 2

Ka  3

x
3
 Ka Ka 1 2
C H CO
2 3

Do K a  K a ... (hoặc với baz: K b  K b ... ) nên thực tế người ta thường chỉ
1 2 1 2

chú ý đến nấc điện ly thứ nhất (Hằng số điện ly tổng cộng thực tế không có ý nghĩa
đáng kể).
VI.4.4. Cân bằng trong dung dịch chất điện ly mạnh
Chất điện ly mạnh gồm: các acid vô cơ mạnh, các baz vô cơ mạnh, các muối
trung tính, ví dụ: HCl, NaOH, NaCl…
a. Đặc điểm
(1) Phân ly hoàn toàn trong dung dịch nước, điều đó được chứng minh bởi
các dữ liệu:
 Không tồn tại phân tử trung hòa của chất tan trong dung dịch
 Không tuân theo định luật tác dụng khối lượng, k thay đổi khi C thay đổi
Như vậy, theo lý thuyết các dung dịch này có:
 = 1, i = 2 (hoặc 3…),  =  và các đại lượng này phải không đổi khi pha
loãng dung dịch.
(2) Thực tế khi xác định thực nghiệm, nhận thấy:
<1 Các đại lượng này tăng khi pha loãng dung
i < 2 (< 3,…) dịch và tiến tới các đại lượng không đổi khi
 <  pha loãng vô cùng.
Những đặc điểm trên cho thấy: dung dịch chất điện ly mạnh không khác
gì dung dịch chất điện ly yếu (đặc điểm 2), nhưng điều đó lại mâu thuẫn với đặc
điểm 1.
b. Lý thuyết chất điện ly mạnh
(Thuyết Debye – Huckel – Onsager): Thừa nhận sự phân ly hoàn toàn của
chất tan trong dung dịch, và vì phân ly hoàn toàn nên nồng độ ion trong dung dịch
lớn, tương tác ion mạnh, dẫn tới:
- Các ion không hoàn toàn tự do, khi có điện trường tác dụng vào dung
dịch thì sự chuyển động của các ion về các điện cực tương ứng bị cản trở

96
Giáo trình Hóa Đại cương

do đó  đo được có giá trị  <  và khi tính  theo biểu thức (VI.4.2-3),
tính i theo biểu thức (VI.4.2-4’) sẽ có:  < 1, i < 2 (hoặc 3,…)
- Ngoài ra ở nồng độ cao, có thể xảy ra sự liên hợp các ion, dẫn tới số ion
trong dung dịch giảm ( so với số ion phân ly), ví dụ: trong dung dịch
BaCl2  Ba2+ + 2Cl- BaCl+,… Vì vậy cũng làm:
<1 Khi pha loãng dung dịch; tương tác ion
i < 2 (< 3,…) giảm, các ion liên hợp bị phá vỡ    1,
 <  i  2,   .
Vậy các đại lượng , , i đo và tính được không phản ánh sự phân ly hoàn
toàn của các ion trong dung dịch và được gọi là: Độ điện ly biểu kiến, độ dẫn điện
biểu kiến, hằng số đẳng trương biểu kiến.
Tuy nhiên, thuyết của Debye – Huckel – Onsager có một số hạn chế:
 Bỏ qua kích thước ion.
 Chưa chú ý đến sự phụ thuộc của hằng số điện môi vào nồng độ dung dịch.
 Chưa tính đến các tương tác khác ngoài tương tác ion trong dung dịch.
 Chưa chú ý đến cấu trúc dung dịch (cấu trúc này thay đổi theo mức độ sonvat
hóa)
b1. Hoạt độ: Để đặc trưng cho trạng thái đặc biệt của ion trong dung dịch chất
điện ly mạnh, Lewis đã đưa ra khái niệm: Nồng độ biểu kiến hay còn gọi là hoạt độ
(Ký hiệu là a)
a = f.C (VI.4.4-1)
Trong đó: C là nồng độ ion trong dung dịch (thực)
f là hệ số hoạt độ, phản ánh lực tương tác giữa các ion, f < 1 và
f  1 khi pha loãng dung dịch (lúc này a  C)
Các ion không tồn tại riêng lẻ trong dung dịch vì vậy người ta đưa ra khái
niệm hoạt độ trung bình ( a ); ví dụ có chất điện ly AmBn trong dung dịch nước:
AmBn  mAn+ + nBm-
a A B  m n (a A ) m (a B ) n
m n
n m (VI.4.4-2)
fA m Bn
 m n (f A ) m (f B ) n
n m (VI.4.4-3)
b2. Xác định a
(1) Phương pháp thực nghiệm: Các phương pháp thường dùng là phương
pháp đo độ dẫn điện, phương pháp nghiệm sôi (nghiệm đông)…
Ví dụ: Dung dịch KCl 0,01 mol/1000g dung môi có Tđ = 0,03340C (Biết kđ–
nước = 1,86). Tính a?
Tđ–lt = kđ.i.Cm = 1,86.2.0,01 (thừa nhận sự điện ly hoàn toàn, nên i = 2)
Tđ–TN = kđ.i. a KCl =kđ.i.f.Cm
T 0,0334
Vậy: a KCl  TN   0,00899 (mol/1000g nước)
i.k đ 2.1,86
(2) Tính toán lý thuyết, cơ sở là phương trình Debye – Huckel:
 A.Zi2 . I
lg f i  (VI.4.4-4)
1 I

97
Giáo trình Hóa Đại cương

 A.(Z A .Z B ). I

n m
lg f A (VI.4.4-5)
m Bn
1 I
Trong đó: Z là điện tích ion
A là hằng số phụ thuộc bản chất dung môi, nhiệt độ (dung môi
nước, ở 250C có A = 0,5)
1
I là lực ion, I 
2
 C i Zi2 (VI.4.4-6)
Nếu I << 0,01 dung dịch chất điện ly trong nước, T0 = 250C thì:
lg f i  0,5.Zi2 I (VI.4.4-7)
Dựa vào phương trình Debye – Huckel có thể tính được f(a) của từng ion
trong dung dịch. Tuy nhiên phương pháp chỉ áp dụng tốt đối với các dung dịch
loãng của chất điện ly bậc 2, điện tích ion =  1e. (Do các hạn chế của thuyết chất
điện ly mạnh).
Tóm lại:
- Khi thay a (cho C), áp dụng định luật tác dụng khối lượng sẽ cho kết quả
chính xác với mọi dung dịch ở các nồng độ khác nhau (với C, định luật chỉ
có thế áp dụng chính xác với dung dịch lý tưởng hoặc rất loãng).
- Khi thay a vào biểu thức của định luật tác dụng khối lượng, người ta còn thu
được hằng số điện ly của chất điện ly mạnh, ví dụ:

Chất KA
HNO3 43,6
103(KA1)
H2SO4
10-2(KA2)
HCl 107
HBr 109
HI 1041

(K cho biết mức độ tương tác của các ion, cho phép so sánh tính acid (hoặc
tính baz) của các chất điện ly mạnh).

VI.4.5. Cân bằng ion của nước


a. Sự điện ly của nước:
H2O + (m+n)H2O H+.mH2O(dd) + OH-.nH2O(dd)
Viết đơn giản:
H2 O H+ + OH- (*)
C C  
K  H OH  1,8.10 16 (ở 220C)
CH O 2

Có thể xem nồng độ nước hầu như không đổi, C H O  C H O , vậy: 2 2

K.C H O  C H C OH  const  K n được gọi là tích số ion của nước.


2
 

Kn phụ thuộc nhiệt độ:

98
Giáo trình Hóa Đại cương

T0 (0C) 0 10 18 20 22 25 50
Kn/10-14 0,13 0,36 0,74 0,86 1,00 1,27 5,95

Trong thực tế, xem Kn  10-14 (T0 phòng).


b. Chỉ số hydro (pH)
Theo phương trình điện ly của nước thì C H  C OH  10 7 iong/l (T0 phòng)
 

– Đây là môi trường trung tính.


- Khi thêm vào nước một ít acid, ví dụ HCl  H+ + Cl-, làm cân bằng (*)
chuyển nghịch: C H  C OH , C H > 10-7 iong/l – Đây là môi trường
  

acid.
- Khi thêm vào nước một ít baz, ví dụ NaOH  Na+ + OH-, làm cân bằng
(*) chuyển nghịch: C H  C OH , C H < 10-7 iong/l – Đây là môi trường
  

baz.
Để thuận lợi trong sử dụng, tính toán, người ta đưa ra khái niệm chỉ số hydro
(pH), pH = -lg C H (chính xác: pH = -lg a H ) và pOH = -lg C OH ,
  pKn = - 

lgKn.
Vậy: pKn = pH + pOH = 14
Môi trường trung tính có pH = 7, môi trường acid có pH < 7, môi trường baz
co pH > 7.
Tính pH của các dung dịch acid, baz trong nước
 Acid mạnh (Baz mạnh)
- Xét HA, phân ly hoàn toàn: HA → H+ + A-
pH =  lg a H   lg a A (dung dịch loãng: pH ≈ -lgCA) (IV.4.5-1)

- Baz mạnh MOH: MOH → M+ + OH-


pOH =  lg a OH   lg a B (dung dịch loãng: pOH ≈ -lgCB)

pH = 14 – pOH = 14  lg a B (VI.4.5-2)
 Acid yếu (Baz yếu)
- HA, phân ly thuận nghịch: HA H+ + A -
pH =  lg a H   lg C H   lg( C A .)
  (VI.4.5-3)
+ -
- MOH, phân ly thuận nghịch: MOH M + OH
pOH =  lg a OH   lg COH   lg( C B .)
  (VI.4.5-4)
- Với các acid yếu đa bậc (hoạc baz yếu đa bậc) người ta thường tính pH dựa
vào nấc điện ly thứ nhất (bỏ qua các nấc sau)
Ví dụ: Tính pH của dung dịch H2CO3 trong nước (CA = 0,01M)?
H2CO3 H+ + HCO3- , KA1 = 4,5.10-7
-
(HCO3 H+ + CO32- , KA2 = 4,7.10-11)
KA
pH = -lg(CA.α) ≈ -lg(CA ) với α << 1
CA
1 1
≈ (lg K A  lg C A )  (pK A  lg C A )  4,18
2 2
99
Giáo trình Hóa Đại cương

c. Chất chỉ thị màu


 Là chất có khả năng thay đổi màu sắc trong những điều kiện nhất định của
môi trường.
 Chất chỉ thị màu acid – baz: là những acid (hay baz) hữu cơ yếu mà dạng
phân tử trung hòa và dạng ion có màu sắc khác nhau, tùy thuộc pH môi
trường mà tồn tại dạng này hay dạng kia.
Ví dụ: Chỉ thị phenolphtalein (C20H14O4) là một acid yếu, ký hiệu HP.
HP H+ + P -

Dạng acid Dạng baz


Không màu Màu hồng
 Môi trường acid, cân bằng chuyển nghịch, do đó trong môi trường acid,
thuốc thử này không có màu.
 Môi trường baz, cân bằng chuyển thuận, do đó trong môi trường baz thuốc
thử có màu hồng.
C C   C Màu dạng A
K HP  H P  C H  K HP . HP  K HP .

C HP CP 
Màu dạng B
Tổng quát vói chỉ thị acid:
Màu dạng A
pH  pK CT  lg (VI.4.5-5)
Màu dạng B
Với chỉ thị baz:
Màu dạng B
pH  14  (pK CT  lg )
Màu dạng A

Màu dạng A
Hay pH  (14  pK CT )  lg (VI.4.5-6)
Màu dạng B
Mỗi chỉ thị có một khoảng chuyển màu xác định, ví dụ:

Chỉ thị Tính chất Màu dạng A Khoảng pH chuyển màu Màu dạng B
Lamtimol A Đỏ 1,2  2,8 Vàng
Da cam metyl B Đỏ 3,1  4,4 Vàng
Đỏ metyl B Đỏ 4,4  6,2 Vàng
Lam Bromtimol A Vàng 6,0  7,6 Lam
Đỏ crezol A Vàng 7,2  8,8 Đỏ
Phenolphtalein A Không màu 8,0  10 Hồng

 Xác định pH bằng chỉ thị màu: chất chỉ thị màu chỉ cho phép xác định
khoảng pH.
Ví dụ:
 Dung dịch nghiên cứu + chỉ thị phenolphtalein  không có màu, pH
 8.

100
Giáo trình Hóa Đại cương

 Tiếp tục cho dung dịch nghiên cứu + da cam metyl  có màu vàng, vậy:
4,4  pH  8.
- Ngoài xác định pH chất chỉ thị màu còn được sử dụng để xác định điểm
tương đương trong chuẩn độ phân tích.
- Hỗn hợp các chất chỉ thị tẩm giấy  chỉ thị toàn năng.
d. Dung dịch đệm
 Dung dịch đệm là dung dịch có pH xác định, hầu như không thay đổi khi pha
loãng hoặc thêm một ít acid mạnh hoặc một ít baz mạnh.
Có nhiều phản ứng chỉ xảy ra ở pH xác định.
Ví dụ: Mg2+ + NH4+ + PO43-  MgNH4PO4 , pH ≈ 9
pH < 9:  không kết tủa
pH > 9:  kết tủa Mg(OH)2, Mg3(PO4)2
Dung dịch đệm gồm:
- Acid yếu + Muối của nó – Hệ đệm acid.
- Baz yếu + Muối của nó – Hệ đệm baz.
Ví dụ: Các hệ đệm CH3COOH – CH3COONa, NH4OH – NH4Cl…
 Cơ chế tác dụng của các dung dịch đệm (hệ đệm).
Xét hệ đệm: CH3COOH – CH3COONa; trong dung dịch nước có các cân
bằng sau:
CH3COOH CH3COO- + H+ (1)
NaCH3COO  CH3COO + Na - +
(2)
Khi có mặt NaCH3COO cân bằng (1) hầu như chuyển nghịch ( rất bé).
- Khi thêm vào dung dịch một ít HCl, HCl  H+ + Cl-, sự tăng H+ làm cân
bằng (1) chuyển nghịch. Vì vậy, pH  const.
- Khi thêm vào dung dịch một ít NaOH, NaOH  Na+ + OH-, sự có mặt
OH- sẽ làm cân bằng (1) chuyển thuận để bù đắp H+ bị giảm do phản ứng:
OH- + H+ H2O, vì vậy pH  const.
- Khi pha loãng dung dịch thì C H giảm song  tăng  pH  const.

Tóm lại trong dung dịch đệm có hai thành phần:


 Một để kết hợp H+ thêm vào, CH3COO-.
 Một để sinh H+ bù cho việc giảm H+, CH3COOH.
Khả năng đệm của hệ đệm phụ thuộc KA (hoặc KB) và hai thành phần trên.
KA (KB) càng nhỏ, nồng độ mỗi dạng càng lớn và khi nồng độ 2 dạng bằng
nhau  hệ đệm đạt dung tích đệm cực đại.
 Tính pH của dung dịch đệm
Với hệ đệm trên, khi chưa thêm acid,… thì pH được tính dựa vào C H :

CH 3 COOH
CH  K A .

CH 3 COO 
Mà  rất nhỏ (do có mặt NaCH3COO) nên:
CH 3COOH  C A  C A   C A
CH 3COO   C m  C A   C m

101
Giáo trình Hóa Đại cương

CA
Vậy: CH  K A .

Cm
Cm
pH  pK A  lg (VI.4.5-7)
CA
Trong đó: CA là nồng độ acid yếu ban đầu
Cm là nồng độ muối ban đầu
Với hệ đệm baz:
C
pOH  pK B  lg m
CB
C
pH  (14  pK B )  lg m (VI.4.5-8)
CB
Trong đó: CB là nồng độ baz yếu ban đầu.
Cm là nồng độ muối ban đầu.
Khi CA = Cm (hoặc CB = Cm) pH se thay đổi ít nhất – Hệ đệm đạt dung tích
đệm cực đại.
Ví dụ: Hệ đệm CH3COOH – NaCH3COO có CA = 1, Cm = 1 (mol/l)
Thì pHđệm = pK CH COOH = 4,76.
3

- Thêm 0,1 ml HCl (10M) vào 10 ml dung dịch đệm, thì:


(10 2  10 3 ).1000
CA   1,0  0,1  1,1(mol / l)
10
Cm = 1,0 – 0,1 = 0,9 (mol/l)
0,9
Vậy pH = 4,76 + lg = 4,62 (giảm 0,14)
1,1
- Thêm 10 ml NaOH (0,1M) vào 100 ml dung dịch đệm, thì:
(0,1  0,001).1000
CA   0,9(mol / l)
100  10
(0,1  0,001).1000
Cm   0,918(mol / l)
100  10
0,918
Vậy: pH = 4,76 + lg = 4,77 (tăng 0,01)
0,9
Rõ ràng pH hầu như không thay đổi.
 Pha dung dịch đệm:
- Chọn A, có pKA  pHđệm muốn pha hoặc chọn B có (14 – pKB)  pHđệm
- Tính tỷ lệ Cm/CA theo công thức (IV.4.5-7) hoặc tỷ lệ Cm/CB theo công
thức (IV.4.5-8).
Ví dụ: Pha dung dịch đệm có pH = 9
Chọn hệ đệm NH4OH – NH4Cl, vì pK NH OH  4,76 4

C NH Cl
pH  (14  4,76)  lg 4
9
C NH OH
4

102
Giáo trình Hóa Đại cương

Cm'
  1,778 . Ta sẽ lấy 1,778 mol NH4Cl, 1 mol NH4OH pha trong 1
CB
lít dung dịch.
e. Lý thuyết acid – baz
 Thuyết Arrenius: Acid là chất phân ly trong nước cho H+; baz là chất phân
ly trong nước cho OH-. A + B = Muối + H2O.
 Thuyết hệ dung môi phân (Franklin – Kedi)
 Acid là chất trong dung dịch phân ly ion dương giống ion dương do sự tự
điện ly của dung môi.
 Baz là chất trong dung dịch phân ly ion âm giống ion âm do sự tự điện ly của
dung môi.
Ví dụ: Dung môi H2O, H2O H+ + OH-. Chất nào trong nước
phân ly H+ là acid, chất nào phân ly OH- là baz
Dung môi NH3, 2NH3 NH4+ + NH2-. Chất nào trong NH3
phân ly NH4 là acid; chất nào phân ly NH2- là baz.
+

 Thuyết electron (Lewis)


 Acid là chất nhận cặp electron liên kết (có orbital trống )
 Baz là chất đưa cặp electron tạo liên kết (có cặp e tự do)
Ví dụ:
H

H N: + H Cl = [NH4]+Cl-

H
 Thuyết proton (Bronsted – Lawry)
 Acid là chất cho proton (H+)
 Baz là chất nhận proton.
Thực tế H+ không tồn tại tự do, vì vậy acid chỉ cho H+ khi có mặt chất nhận.
Ví dụ :
NH3 + HCl NH4+ + Cl-
Tổng quát: A1 + B2 B1* + A2*, phản ứng được gọi là phản ứng trao
đổi proton.
Trong các thuyết thì thuyết proton là thuyết tổng quát, được dùng phổ biến
hiện nay.
VI.4.6. Cân bằng trong dung dịch chất điện ly khó tan
a. Sự phân ly của chất điện ly khó tan
Các chất khó tan trong nước gồm:
- Muối sunfat của kim loại kiềm thổ, chì…; muối halogenua bạc, chì, thủy
ngân (II)…
- Đa số hydroxit (trừ hydroxit của kim loại kiềm, amoni)
Do khó tan nên nồng độ dung dịch bé (hoặc rất bé), theo định luật pha loãng
Ostwald, độ điện ly của các dung dịch này lớn,  = 1. Và như vậy trong dung dịch
tồn tại cân bằng dị thể: pha rắn (phần không tan) pha dung dịch gồm các ion
bị sonvat hóa của chất tan.

103
Giáo trình Hóa Đại cương

Ví dụ: Có chất điện ly khó tan AmBn, hòa tan vào nước, khi cân bằng hòa tan
được thiết lập:
AmBn(r) + (mx + ny)H2O(l) m(An+.xH2O)(dd) + n(Bm-.yH2O)(dd)
Hay viết đơn giản: AmBn(r) mAn+(dd) + nBm-(dd)
m n m n
aA n aB m CA n CB m
K 
aA CA m Bn
m Bn

Vì hoạt độ chất rắn là đại lượng  const với mỗi chất,ở nhiệt độ xác định:
m n
K. a A m Bn
 aA n .aB m  const  TA m Bn
(VI.4.6-1)
Gần đúng:
m n
TA m Bn
 CA n CB m (VI.4.6-2)
Trong đó: TA B được gọi là tích số tan của chất điện ly khó tan AmBn, chỉ
m n

phụ thuộc bản chất chất tan, dung môi, nhiệt độ.
 Mối quan hệ T với các đại lượng nhiệt động
G 0htA B  RT ln TA B  H 0htA B  TS0htA B (VI.4.6-3)
m n m n m n m n

T càng lớn Ght càng âm, quá trình tan càng thuận lợi về mặt nhiệt động.
 Mối quan hệ T với độ tan S
Rõ ràng chất có độ tan càng bé thì tích số tan của nó càng bé.
Ví dụ :

Chất T S (g/100g nước)


-5
PbCl2 2,2.10 0,48
-10
AgCl 1,56.10 0,00018
0
(Ở nhiệt độ T = 25 C, dung môi là nước)

Từ cân bằng : AmBn(r) mAn+(dd) + nBm-(dd)


Nếu độ tan của chất điện ly là S (mol/l)
Thì nồng độ của ion An+ = mS (iong/l)
Bm- = nS (iong/l). Thay vào (IV.4.6-2)
TA B  (mS) m (nS) n  m m n n Smn
m n

TA
S  mn m Bn
(VI.4.6-5)
m nn m

 Ảnh hưởng của chất điện ly lạ đến độ tan của chất điện ly khó tan.
- Chất điện ly lạ có mặt ion giống ion do sự điện ly của chất điện ly khó
tan, ví dụ: Độ tan của Ag2CrO4 trong nước khi có mặt AgNO3. Trong
trường hợp này có các cân bằng:
Ag2CrO4(r) 2Ag+(dd) + CrO42-(dd) (*)
AgNO3(r)  Ag (dd) + NO3 (dd)
+ -

 Lực ion tăng  f giảm  độ tan tăng


 C Ag (ion chung) tăng làm cân bằng (*) chuyển nghịch làm giảm độ tan. Đây
là khuynh hướng quyết định làm giảm tính tan của chất điện ly.

104
Giáo trình Hóa Đại cương

- Chất điện ly lạ không có ion chung, ví dụ: Độ tan của Ag2CrO4 trong
nước khi có mặt KNO3. Trường hợp này lực ion tăng làm độ tan tăng.
b. Điều kiện kết tủa, hòa tan chất điện ly khó tan
(Quy tắc tích số tan)
Xét cân bằng: AmBn(r) mAn+(dd) + nBm-(dd), khi cân bằng được thiết lập
(chất tan không tan nữa thì):
TA B  [C A ]m [C B ]n  const
m n
n m

 Điều kiện để chất điện ly tiếp tục tan (cân bằng chuyển thuận) là:
CA
m
CBn
n

 TA B
m  m n
(VI.4.6-6)
 Điều kiện để kết tủa AmBn từ các ion trong dung dịch (cân bằng chuyển
nghịch) là:

CA
m
CB
n
n 
 TA B m  m
(VI.4.6-7)
n

Các biểu thức (IV.4.6-6) và (IV.4.6-7) là biểu thức của quy tắc hòa tan – kết
tủa  quy tắc tích số tan.
VI.4.7. Cân bằng trao đổi ion
a. Điều kiện của phản ứng trao đổi ion
 Phản ứng trao đổi ion là phản ứng xảy ra giữa dung dịch các chất điện ly,
không kèm theo sự thay đổi số oxi hóa của các nguyên tố của các chất.
Ví dụ: AgNO3 (dd) + KCl(dd) = AgCl(r) + KCl(dd), thực chất là phản ứng giữa
các ion trong dung dịch:
Ag+(dd) + NO3-(dd) + K+(dd) + Cl-(dd) = AgCl(r) + NO3-(dd) + K+(dd)
Phản ứng ion rút gọn (phản ứng thực):
Ag+(dd) + Cl-(dd) = AgCl(r)
 Điều kiện của phản ứng trao đổi ion
Xét phản ứng tổng quát: AX(dd) + BY(dd) AY + BX
Điều kiện tự xảy ra của phản ứng là: G < 0, ứng với các trường hợp:
1
- Tạo chất điện ly yếu , G  RT ln (VI.4.7-1)
K đl
1
- Tạo chất điện ly khó tan rắn , G  RT ln (VI.4.7-2)
T
1
- Tạo chất điện ly ít tan khí , G  RT ln (VI.4.7-3)
K ht
Trong các biểu thức trên: Kđl là hằng số điện ly của chất điện ly yếu
T là tích số tan của chất điện ly khó tan
Kht là hằng số cân bằng hòa tan của chất khí
Ví dụ:
(1) PbNO3(dd) + Na2SO4(dd) PbSO4(r) + 2NaNO3(dd)
TPbSO  1,6.10 (ở 25 C)
4
8 0

1
G 0pu  RT ln  44,784 kJ
TPbSO 4

(2) KCN(dd) + HNO3(dd) HCN(dd) + KNO3(dd)


K HCN  6,2.10 10

105
Giáo trình Hóa Đại cương

1
G 0pu  RT ln  52,856 kJ
K HCN
(3) Na2S(dd) + 2HCl(dd) H2S(k) + 2NaCl(dd)
2- +
S (dd) + 2H (dd) HS (dd) + H+(dd)
-
H2S(dd) H2S(k)
13 4
K H S2  10
2
; K H S1  10 ; K ht  10
2
7

1
G 0pu  RT ln  137 ,829 kJ
10 24
Lưu ý:
 Các ví dụ trên có G << 0, nên khi viết các phương trình phản ứng loại này
người ta thường dùng dấu  (hoặc =) thay cho .
 Thực tế có phản ứng không chỉ một mà là nhiều sản phẩm đều thỏa các điều
kiện của phản ứng trao đổi ion. Trường hợp này G0 << 0 – phản ứng một
chiều.
Ví dụ: Ca(OH)2(dd) + H2SO4(dd) = CaSO4(r) + 2H2O(điện ly kém)
 Có những phản ứng mà hai vế đều có chất rắn (hoặc khí, hoặc điện ly yếu) –
phản ứng thuận nghịch.
Ví dụ: AgCl(r) + KI(dd) AgI(r) + NaCl(dd)
b. Phản ứng thủy phân
 Phản ứng thủy phân là phản ứng trao đổi ion giữa chất tan và dung môi nước
(gọi chung với các dung môi là phản ứng dung môi phân). Được biểu diễn
bằng phản ứng tổng quát:
MA + H2O MOH + HA
 Điều kiện của phản ứng thủy phân:
Theo điều kiện của phản ứng trao đổi ion thì:
(1) Sản phẩm phản ứng phải là chất điện ly yếu, hoặc khó tan, hoặc dễ bay
hơi. Vậy muối bị thủy phân là:
- Muối của acid yếu; ví dụ NaCH3COO, Na3PO4, Na2CO3, KCN…
- Muối của baz yếu; ví dụ NH4Cl, AlCl3,…
- Muối của acid yếu và baz yếu; ví dụ (NH4)2CO3, NH4CN…
(2) Dung dịch phải loãng hoặc rất loãng
Ví dụ 1: NH4Cl + H2O NH4OH + HCl
+
Phản ứng thực: NH4 + H2O NH4OH + H+ - Phản ứng thủy phân
muối của baz yếu, kết quả là dung dịch có môi trường acid.
Ví dụ 2: KCN + H2O KOH + HCN
-
Phản ứng thực: CN + H2O HCN + OH- - Phản ứng thủy phân muối
của acid yếu, kết quả là dung dịch có môi trường baz.
Ví dụ 3: NH4CN + H2O NH4OH + HCN
Phản ứng thực: NH4+ + H2O NH4OH + H+ (1)
CN- + H2O HCN + OH- (2)
+ -
H + OH H2 O (3)
Phản ứng (3) làm cho các cân bằng thủy phân xảy ra triệt để.
Môi trường của dung dịch có thể là:
 Môi trường acid yếu nếu acid mạnh hơn baz (KA > KB)
 Môi trường baz yếu nếu baz mạnh hơn acid (KB > KA)

106
Giáo trình Hóa Đại cương

 Môi trường gần trung tính nếu KA  KB


 Sự thủy phân là kết quả tương tác giữa các ion của muối với lớp vỏ hydrat
của nó khá mạnh dẫn tới làm đứt liên kết trong phân tử nước.
 Hằng số thủy phân và độ thủy phân
- Khi áp dụng biểu thức định luật tác dụng khối lượng vào cân bằng thủy phân,
ta có hằng số thủy phân (Kt).
- Độ thủy phân (h)
 Số phân tử muối thủy phân
n
h
n0 Tổng số phântử muối hòa tan
Xét các trường hợp:
(1) Muối của Baz yếu – Acid mạnh, phản ứng thủy phân:
M+ + H2O MOHyếu + H+
C MOH C H 
K  const , vì dung dịch loãng nên có thể xem:
CM CH O

2

C H O  C H O , vậy:
2 2

C MOH C H  Kn
K. C H O 
2
 const  K t ; thay C H 
 :
CM  C OH

C MOH Kn
Kt  .K n  (VI.4.7-4)
C M C OH  
KB
h2
Mặt khác: K t  C M ' (VI.4.7-5)
1 h
Trong đó: CM là nồng độ muối bị thủy phân
Nếu h << 1 thì
Kt ≈ CM’.h2
Kt Kn
h  (VI.4.7-6)
CM' K B .C M '
(2) Muối của Acid yếu – Baz mạnh, phản ứng thủy phân:
A- + H 2 O HAyếu + OH-
C HA C OH  Kn
Kt   (VI.4.7-7)
CA 
KA
Kt Kn
Và h   (VI.4.7-8)
CM' K A .C M '
(3) Muối của Acid yếu – Baz yếu, phản ứng thủy phân:
M+ + A- + H2O HAyếu + MOHyếu
C HA C MOH Kn
Kt   (VI.4.7-9)
CA CM 
KAKB

107
Giáo trình Hóa Đại cương

Kn
Và h  (VI.4.7-10)
K A .K B
Từ (IV.4.7-6) và (IV.4.7-8) nhận thấy Baz tạo muối càng yếu (hoặc acid tạo
muối càng yếu) dung dịch càng loãng thì độ thủy phân (h) càng lớn.
Từ (IV.4.7-10) nhận thấy muối của acid yếu và baz yếu có h rất lớn, không
phụ thuộc nồng độ dung dịch.
c. Phản ứng trung hòa
 Là phản ứng trao đổi ion giữa dung dịch acid với dung dịch baz, nếu dung
môi là nước thì kết quả thu được muối và nước.
Phản ứng tổng quát:
HA(dd) + MOH(dd) MA(dd) + H2O(dd)
 Vị trí cân bằng phụ thuộc vào độ mạnh của acid và baz
(1) Acid mạnh phản ứng với baz mạnh, cân bằng thuận chiếm ưu thế
Ví dụ : HCl(dd) + NaOH(dd) = NaCl(dd) + H2O
Phản ứng thực : H+(dd) + OH-(dd) = H2O(l) , G 0298  79,877 kJ
1 1
KC   
  1014
[H ][OH ] K n
[C H ]  [COH ]  10 7 iong / l
 

Vậy: pHdd = 7
(2) Acid mạnh phản ứng với baz yếu
Ví dụ: HCl(dd) + NH4OH(dd) NH4Cl(dd) + H2O
+
H (dd) + NH4OH(dd) NH4+(dd) + H2O, G 0298  52,735 kJ
[C NH ] 

KC  4
 10 9
[C NH OH ][C H ]
4

Nếu [C NH ] = 1iong/l thì [C H ]  10 9


 
4

Vậy pH = 4,5
(3) Acid yếu phản ứng với baz mạnh
Ví dụ: HCN(dd) + NaOH(dd) NaCN(dd) + H2O
-
HCN(dd) + OH (dd) H2O(l) + CN-(dd), G 0298  31,041kJ
[C CN ] 
KC   10 5, 4
[C HCN ][C OH ] 

Nếu [C CN ] = 1iong/l thì [C OH ]  10 5, 4


 

Vậy pH = 11,3
(4) Acid yếu phản ứng với baz yếu
Phản ứng tổng quát: HA + MOH M+ + A- + H2O – Môi trường dung
dịch sẽ là:
 Môi trường gần trung tính, nếu KA  KB
 Môi trường acid, nếu KA > KB
 Môi trường baz, nếu KA < KB

108
Giáo trình Hóa Đại cương

VI.5. Dung dịch keo


VI.5.1. Khái niệm về hóa học chất keo
Hóa keo là lĩnh vực hóa học nghiên cứu: cấu tạo, tính chất của các hệ keo;
Tính bền vững của các hệ keo, sự keo tụ các hệ keo… nhằm tìm ra quy luật để:
- Điều chế các hệ keo, tinh chế keo
- Làm bền các hệ keo

 Được ứng dụng nhiều trong đời sống, sản xuất.
VI.5.2. Đặc điểm của dung dịch keo (Xét các hệ R – L)
Do có kích thước hạt phân tán nhỏ, các hệ keo có các đặc điểm:
1
(1) Có độ khuếch tán cao, D  (VI.5.2-1)
d
Trong đó d là đường kính hạt phân tán.
Có diện tích phân chia giữa pha khuếch tán và môi trường rất lớn, trên bề
mặt phân chia có các mối liên kết chưa bảo hòa, vì vậy các hạt phân tán có thể:
- Thu hút các phân tử hoặc ion của các chất tan trong dung dịch – Sự hấp
phụ.
- Thu hút các phân tử môi trường – Sự sonvat hóa.
- Kết hợp với nhau – Sự keo tụ.
(2) Các hạt keo dễ dàng đi qua các dụng cụ lọc thông thường, để lọc tách các
hạt keo khỏi môi trường phân tán người ta phải dùng màng động vật
(hoặc thực vật)
Ví dụ: Màng làm bằng bong bóng bò,…
(3) Để quan sát, phân biệt được hạt keo với môi trường phân tán cần kính
hiển vi chuyên dụng, có độ phóng đại lớn.
VI.5.3. Tính chất của các dung dịch keo
a. Tính chất động học phân tử
a1. Chuyển động Brao
Trong dung dịch keo, các hạt keo luôn bị các phân tử môi trường khuếch tán
va chạm, xô đẩy làm cho chúng chuyển động không ngừng – sự chuyển động này
được gọi là chuyển động Brao (khi kích thước hạt lớn hơn 5.10-4 cm thì chuyển
động Brao không xảy ra).
- Chuyển động Brao có hai loại: chuyển động tịnh tiến và chuyển động
quay, năng lượng của hai dạng này xấp xỉ nhau.
- Sự va chạm của các phân tử môi trường xảy ra ở mọi phía và thường
không đều nhau, khối lượng hạt keo không quá lớn vì thế nó bị văng,
quay theo những hướng khác nhau một cách phức tạp.
a2. Sự khuếch tán trong dung dịch keo
Do chuyển động Brao mà các hạt keo trong dung dịch có khuynh hướng
khuếch tán từ miền có mật độ cao đến những miền có mật độ thấp hơn (tuy nhiên
vận tốc khuếch tán của hạt keo nhỏ hơn nhiều so với các phân tử khí hoặc lỏng).
- Quá trình khuếch tán của dung dịch keo cũng là một quá trình bất thuận
nghịch, xảy ra cho đến khi mật độ hạt được san bằng khắp thể tích hệ, khi
đó Shệ = max.
- Sự khuếch tán của dung dịch keo cũng tuân theo định luật khuếch tán
Fick.
109
Giáo trình Hóa Đại cương

a3. Áp suất thẩm thấu của dung dịch keo


Dung dịch keo cũng có hiện tượng thẩm thấu và áp suất thẩm thấu của dung
dịch keo cũng tuân theo định luật Vant’Hoff.
Ptt-keo = R.T.CK (VI.5.3-1)
Trong đó: CK là nồng độ của dung dịch keo (tính bằng số mol hạt/l)
a4. Sự sa lắng
Quá trình sa lắng (có tác dụng ngược với quá trình khuếch tán và chuyển
động Brao) làm cho các hạt keo tách khỏi môi trường.
- Sự sa lắng của dung dịch keo chiếm vị trí trung gian giữa các hệ phân tán
thô (sa lắng chiếm ưu thế) và dung dịch (bền vững về mặt động học, hầu
như không bị sa lắng).
- Trong hệ keo xuất hiện sự phân bố cân bằng theo chiều cao, được biểu
diễn bằng biểu thức:
C 0K mgh
ln  (VI.5.3-2)
CK k.T
Trong đó: m là khối lượng hạt
h là độ cao hệ khảo sát
C 0K và CK là nồng độ hạt ở độ cao bằng D và bằng h
T0 là nhiệt độ tuyệt đối
g là gia tốc trọng trường
k là hằng số Boltzmann
b. Tính chất quang
b1. Khả năng khuếch tán ánh sáng
Khi chiếu một chùm tia sáng mạnh qua dung dịch keo, nếu nhìn từ bên cạnh
sẽ thấy trong dung dịch keo xuất hiện một chùm nón sáng (Hình IV-4 : Hiệu ứng
Tyndall)
Hiệu ứng Tyndall được giải thích như sau : ánh sáng trắng gồm các sóng
điện từ đơn sắc có bước sóng  = 4.10-5  8.10-5 cm. Đường kính các hạt keo cũng
có kích thước tương đương.
Vì vậy xảy ra hiện tượng nhiễu xạ ánh sáng ; Do tác dụng của điện từ trường
biến đổi của ánh sáng, trong các hạt keo xuất hiện các lưỡng cực có moment lưỡng
cực thay đổi liên tục và phát ra năng lượng dưới dạng bức xạ điện từ. Tức là, mỗi
hạt keo vừa hấp thụ năng lượng của ánh sáng đồng thời lại phát năng lượng dưới
dạng tia sáng (mỗi hạt keo đóng vai trò như một nguồn sáng nhỏ)

110
Giáo trình Hóa Đại cương

+ + +
++ + + + + + +
+ +++ +

Nguồn sáng

Dung dịch keo

b2. Khả năng hấp thụ ánh sáng


Sự hấp thụ ánh sáng của các hệ keo xảy ra một cách chọn lọc, nghĩa là hệ keo
ưu tiên hấp thụ các tia đơn sắc có bước sóng xác định, do đó hệ keo trở nên có màu.
Ví dụ: Màu của đá quý là do có một lượng rất nhỏ kim loại hoặc oxyt kim loại
phân bố trong đá dưới dạng hạt keo đã hấp thụ những tia đơn sắc xác định.
c. Tính chất điện
c1 . Các hiện tượng điện động học
 Hiện tượng điện chuyển (điện di) : là sự chuyển dịch pha khuếch tán (các hạt
keo) so với môi trường khuếch tán dưới tác dụng của điện trường ngoài.
 Hiện tượng điện thẩm : Là sự dịch chuyển của môi trường khuếch tán so với
pha khuếch tán dưới tác dụng của điện trường ngoài.
Ví dụ : Keo SiO2 trong nước gồm : các hạt keo mang điện âm
 (nSiO 2 )xSiO 32 .2(x  y)H  2y  và môi trường khuếch tán lúc này mang điện
dương  H3O+. Khi cắm hai điện cực nối với nguồn điện một chiều ngoài thì :
- Hạt keo chuyển về cực (+) – Hiện tượng điện di
- Môi trường chuyển về cực (-) – Hiện tượng điện thẩm
 Thế chảy và thế sa lắng : Sự dịch chuyển của môi trường khuếch tán làm xuất
hiện thế chảy và sự dịch chuyển của pha khuếch tán làm xuất hiện thế sa lắng.
Ví dụ 1 : Cho nước chảy qua một lớp xốp (cát thạch anh) thì ở hai đầu của lớp
xốp xuất hiện hiệu điện thế - Đây là thế chảy, do môi trường khuếch tán mang điện
tích dịch chuyển về một phía.
Ví dụ 2 : Cho bột thạch anh vào một cốc nước, thấy xuất hiện hiệu thế giữa
các vị trí khác nhau theo phương sa lắng – Đây là thế sa lắng, do sự di chuyển của
các hạt keo mang điện về một phía.
c2 . Cấu tạo mixen theo quan điểm điện – động học
 Cấu tạo hạt keo và mixen
- Hạt keo gồm :
 Nhân gồm m tinh thể  vi tinh thể

111
Giáo trình Hóa Đại cương

 Các ion tạo thế : hấp phụ trên bề mặt nhân, quyết định điện tích của hạt
keo
 Các ion ngược dấu với ion tạo thế : bị hấp phụ trên bề mặt lớp ion tạo thế
- Mixen là hạt trung hòa gồm :
 Hạt keo
 Lớp khuếch tán gồm các ion ngược dấu với hạt keo (thường cùng loại với
lớp bị hấp phụ trên bề mặt ion tạo thế)
Ví dụ : Mixen keo AgI được chế tạo từ dung dịch KI và AgNO3 (dư), có cấu
tạo (Hình VI-5)
NO3-
NO3-
NO3-
Ag+
Ag+ NO3-
Ag+
NO3- Ag+ m.AgI NO3- NO3-
NO3- Ag+
Ag+
+
Ag+ Ag NO3
-
NO3-
NO3-
Beà maët raén
NO3-

Beà maët tröôït

{ m  AgI  . nAg+ . (n - x) NO3- } xNO3-


Nhân Lớp ion Lớp ion Lớp khuếch tán
tạo thế ngược dấu bị
hấp phụ
Hạt keo

Mixen
(Cấu tạo của mixen không theo một công thức cố định mà có thể thay đổi)
 Mixen được tạo thành do xuất hiện lớp điện kép trên bề mặt của các vi tinh
thể (nhân) với các ion trong dung dịch:
- Do hấp phụ: sự hấp phụ các ion trên bề mặt nhân thường mang tính chọn
lọc, nhân có khuynh huớng hấp phụ những ion giống ion trong thành
phần của nó để tiếp tục phát triển tinh thể. Các ion này được gọi là ion tạo
thế. Ví dụ nhân mAgI được tạo từ các dung dịch AgNO3 và KI có khuynh
hướng hấp phụ Ag+ (nếu dư AgNO3) hoặc I- (nếu dư KI). Tiếp theo là sự
hấp phụ một phần các ion ngược dấu với ion tạo thế phần còn lại các ion
ngược dấu nằm xa hơn (lớp khuếch tán).
- Cũng có thể do quá trình ion hóa lớp sonvat trên bề mặt nhân, ví dụ keo
SiO2 trong nước, các phân tử SiO2 trên bề mặt bị hydrat hóa thành
H2SiO3 – acid này phân ly ion: H2SiO3 2H+ + SiO32-, các ion SiO32-
nằm lại trên bề mặt nhân, là ion tạo thế; các ion H+ vào dung dịch một
phần được hấp phụ, một phần ở lớp khuếch tán.
112
Giáo trình Hóa Đại cương

Vậy: Có thể xem ở biên giới pha rắn và dung dịch xuất hiện tụ điện phẳng.
Thế xuất hiện giữa pha rắn và dung dịch lỏng được gọi là thế nhiệt động lực học 
thế Nerst ()
=+ (VI.5.3-3)
Trong đó:  là thế hấp phụ, xuất hiện giữa lớp ion tạo thế và lớp ion
ngược dấu bị hấp phụ.
 là thế điện – động học, xuất hiện giữa bề mặt trượt và các ion
trong dung dịch.

113
Giáo trình Hóa Đại cương

CHÖÔNG VII: PHAÛN ÖÙNG OXI HOÙA – KHÖÛ VAØ DOØNG ÑIEÄN

VII.1. Caùc khaùi nieäm


VII.1.1. Khaùi nieäm veà ñieän hoùa hoïc
Ñieän hoùa hoïc laø moät lónh vöïc cuûa hoùa hoïc nghieân cöùu söï chuyeån hoùa
töông hoã: Hoùa naêng  Ñieän naêng (phaûn öùng oxi hoùa-khöû  doøng ñieän) nhaèm
ruùt ra caùc quy luaät, caùc ñaïi löôïng cho pheùp:
- Bieát chieàu höôùng cuûa caùc phaûn öùng oxi hoùa – khöû.
- Bieát möùc ñoä dieãn ra cuûa phaûn öùng oxi hoùa – khöû, coâng coù ích (ñieän
naêng) maø chuùng coù theå sinh ra.
- Nghieân cöùu öùng duïng: taïo ra caùc nguoàn ñieän hoùa hoïc (pin, acquy);
ñieän phaân (ñieàu cheá kim loaïi, hoùa chaát, tinh cheá kim loaïi, ñuùc kim
loaïi…); cheá taïo caùc thieát bò nghieân cöùu khoa hoïc (maùy ño pH, maùy
ñaùnh boùng ñieän phaân)…
VII.1.2. Phaûn öùng oxi hoùa – khöû
 Phaûn öùng oxi hoùa – khöû laø phaûn öùng coù söï thay ñoåi soá oxi hoùa cuûa caùc
nguyeân töû nguyeân toá cuûa caùc chaát phaûn öùng.
0 0 3 2
Ví duï: (1) 4 Al  3 O 2  2 Al 2 O3
0 2 2 0
(2) Zn  Cu SO 4  Zn SO 4  Cu
Nguyeân nhaân: coù söï trao ñoåi electron giöõa caùc nguyeân töû caùc nguyeân toá
cuûa caùc chaát phaûn öùng, trong ví duï (2):
Zn + Cu2+ = Cu + Zn2+

2e
Phaûn öùng oxi hoùa – khöû coøn ñöôïc goïi laø phaûn öùng trao ñoåi electron.
- Chất cho e được gọi là chất khử, quá trình cho e là quá trình oxi hóa.
- Chất nhận e được gọi là chất oxi hóa, quá trình nhận e là quá trình khử.
Phản ứng oxi hóa - khử tổng quát
Kh1 + Ox2 Ox1* + Kh2*
Các cặp: Ox2/ Kh2* và Ox1*/Kh1 được gọi là các cặp oxi hóa – khử liên hợp:
Dạng oxi hóa nhận e Dạng khử liên hợp
Dạng khử nhường e Dạng oxi hóa liên hợp
 Các phản ứng oxi hóa – khử có thể bắt gặp:
- Sự trao đổi e xảy ra giữa các chất khác nhau,
Ví dụ: (3) 4Fe  3O 2  2Fe2 O3 , và hai ví dụ ở trên đều thuộc loại
này.
- Sự trao đổi e xảy ra giữa các nguyên tử nguyên tố khác nhau trong cùng
một chất,
2HgO  2Hg  O 2 , phản ứng oxi hóa – khử nội
0
Ví dụ: (4) T

phân tử.

114
Giáo trình Hóa Đại cương

- Sự trao đổi e xảy ra giữa các nguyên tử của cùng một nguyên tố thuộc
một dạng chất,
Ví dụ: (5) Cl 2  2NaOH  NaCl  NaClO  H 2 O ,phản ứng tự
khử, tự oxi hóa.
- Chất oxi hoá (hoặc chất khử) có nhiều nguyên tố có mức oxi hóa thay
đổi,
Ví dụ: (6)
3 2 5 6
3 As 2 S3  28HNO 3  4H 2 O  6H 3 As O 4  9H 2 S O 4  28NO
 Có hai loại phản ứng:
- Phản ứng xảy ra giữa chất khử và chất oxi hóa, không có sự tham gia của
môi trường, các ví dụ (1), (2), (3)…
- Phản ứng có sự tham gia của môi trường, ví dụ (5), (6)… Trong trường
hợp này dạng khử, dạng oxi hóa của các cặp (Ox/Kh) có thể bao gồm
nhiều chất.
Ví dụ:
2KMnO 4  5KNO 2  3H 2SO4  2MnSO 4  5KNO 3  K 2SO4  3H 2 O
Trong đó: Chất oxi hóa là KMnO4
Chất khử là KNO2
Môi trường acid, H2SO4
Phản ứng ion: 2MnO 4  5NO 2  6H   2Mn 2  5NO3  3H 2 O
Hai cặp Ox/Kh là
(MnO4- + 8H+) + 5e (Mn2+ + 4H2O)
Dạng oxi hóa Dạng khử liên hợp
-
(NO2 + H2O) - 2e (NO3- + 2H+)
Dạng khử Dạng oxi hóa liên hợp
VII.2. Sự phát sinh dòng điện từ phản ứng oxi hóa – khử
Khi thực hiện phản ứng oxi hóa – khử trong một dụng cụ đặc biệt, ngăn cách
chất khử và chất oxi hóa. Các e sẽ chuyển từ chất khử sang chất oxi hóa qua trung
gian (có dòng e chuyển động định hướng), trường hợp này hóa năng chuyển thành
điện năng.
Dụng cụ đặc biệt cho phép chuyển hóa năng phản ứng oxi hóa – khử thành
điện năng được gọi là nguyên tố Ganvani (pin Ganvani hay pin điện hóa).
VII.2.1. Pin Ganvani
a. Cấu tạo và hoạt động của pin
 Cấu tạp của pin Ganvani gồm hai điện cực nối với nhau bằng dây dẫn.
- Điện cực có nhiều loại, trường hợp đơn giản là điện cực kim loại là hệ
thống gồm thanh kim loại nhúng trong dung dịch muối của nó.

115
Giáo trình Hóa Đại cương

Ví dụ: Pin Gavani đồng – kẽm (Hình VII-1)

SO42-
Zn Cu

SO42-
2+
Zn
Cu2+
ZnSO4 CuSO4

Màng ngăn (cho phép ion qua)


- Thế điện cực: Khi nhúng một thanh kim loại (M) vào dung dịch muối của
nó (hoặc vào nước) sẽ có hiện tượng: Hòa tan các tiểu phân (M n+) ở lớp
bề mặt, thanh kim loại lúc này sẽ mang điện (-), xuất hiện lực hút giữa
các điện cực và các cation vừa tách ra làm chúng không khuếch tán xa
vào dung dịch mà hầu như tập trung ở gần bề mặt điện cực, tức là xuất
hiện lớp điện kép ở ranh giới điện cực và dung dịch (Hình VII-2)

+ + + + + ++ +++
+ (M) + +
+++ + +
++ + ++ +++
xe-
+ + +
+ + +
+ + +++++ ++ +
+ ++ ++ +++
+ + + +
+ + + + + +++ ++
Lớp điện kép
+++ + ++ +
Khi quá trình hòa tan đạt trạng thái cân bằng thì lớp điện kép được gọi là lớp
điện kép cân bằng, được đặc trưng bằng đại lượng thế điện cực ().
Với pin Ganvanic ở trên hai điện cực đồng và kẽm sẽ được phân biệt nhau
bởi hai giá trị Cu và Zn.
 Cơ chế hoạt động của pin: Do Zn hoạt động hơn Cu, điện cực Zn chứa nhiều
e. hơn điện cực Cu. Khi đóng mạch (nối hai điện cực với nhau) thì sẽ có
dòng e. chuyển từ nơi có mật độ cao tới nơi có mật độ thấp, cân bằng ở hai
lớp điện kép bị phá vỡ. Theo nguyên lý Le Chaterlier:
- Ở điện cực kẽm sẽ có quá trình hòa tan:
Zn Zn2+ + 2e- - quá trình oxi hóa (quá trình điện cực).

116
Giáo trình Hóa Đại cương

- Ở điện cực đồng sẽ có quá trình kết tủa:


Cu2+ + 2e- Cu - quá trình khử (quá trình điện cực)
Các quá trình cứ tiếp diễn liên tục khi nguyên tố làm việc, phản ứng oxi hóa
– khử xảy ra trong pin là tổng của hai quá trình điện cực:
Zn + Cu2+ Cu + Zn2+
Tóm lại: Khi pin hoạt động sẽ có dòng e. chuyển từ điện cực (-) – điện cực
xảy ra quá trình oxi hóa – sang điện cực (+) – điện cực xảy ra quá trình khử. Trong
dung dịch các ion cũng sẽ chuyển động định hướng (như hình V-1).
Pin Ganvani Cu – Zn được ký hiệu như sau:
(-) Zn/ZnSO4 // CuSO4/Cu (+)
(C Zn , CCu , T 0 ....)
2 2

Tổng quát:
(-) M1/ddM1 // ddM2/M2 (+)
(C1, C2, T0…)
b. Sức điện động của pin
 Pin Ganvani được tạo bởi hai điện cực có thế điện cực khác nhau, tức là có
một hiệu điện thế (V) xuất hiện giữa hai điện cực. Khi pin hoạt động thuận
nghịch (phản ứng oxi hóa – khử cở sở diễn ra thuận nghịch nhiệt động) thì
hiệu điện thế đạt cực đại, Vmax – Đại lượng này được gọi là sức điện động
của pin (thường được ký hiệu là E).
 Mối quan hệ E và G của phản ứng Oxi hóa – Khử cơ sở của pin
Xét phản ứng: Kh2 + Ox1 Ox2 + Kh1
Biết -Gp.ư = A’max
Và khi pin hoạt động thuận nghịch sẽ sinh ra công có ích cực đại
A’max = nFE (VII.2.1-1)
Trong đó: n là đương lượng gam chất phản ứng
F là hằng số Faraday  96500 C (Coulomb)
Vậy: Gp.ư = -nFE (VII.2.1-2)
G p.ư = -nFE
0 0
(VII.2.1-3)
Trong đó: E0 là sức điện động tiêu chuẩn của pin, là hằng số với mỗi phản
ứng xác định xảy ra ở nhiệt độ, áp suất xác định, khi nồng độ các chất phản ứng
bằng đơn vị.
VII.2.2. Thế điện cực
a. Phương trình Nernst tính thế điện cực
Thế điện cực () là đại lượng đặc trưng cho mỗi hệ thống điện cực, phụ
thuộc vào: - Bản chất điện cực
- Điều kiện: nhiệt độ, nồng độ.
Xét quá trình điện cực tổng quát:
Ox + ne Kh, quá trình khử
RT C Ox
 Kh  0Kh  ln (VII.2.2-1) – Phương trình Nernst
nF C Kh
Trong đó: COx, CKh là nồng độ các dạng oxi hóa, khử
0 là thế điện cực tiêu chuẩn (là thế điện cực khi nồng độ các
dạng tham gia quá trình điện cực bằng 1 đơn vị).
117
Giáo trình Hóa Đại cương

b. Các loại điện cực


 Điện cực loại một: là điện cực có sự trao đổi trực tiếp ion giữa điện cực với
dung dịch điện ly.
- Điện cực kim loại: Mn+ + ne M, M / M n

- Điện cực á kim: X + ne X n-


X / X n

Trong đó: M là kim loại, X là á kim.


 Điện cực khí: Điện cực không tham gia vào quá trình điện cực, chỉ là chất
hấp phụ khí (ví dụ Pt…) nhúng trong dung dịch chứa ion dạng oxi hóa (hoặc
dạng khử) của khí.
Ví dụ: Điện cực hidro gồm (Pt)H2/H+ , phản ứng điện cực:
2H+ + 2e H2 (k), 2H / H
2

 Điện cực loại hai: Điện cực là kim loại phủ hợp chất ít tan của kim loại đó
(oxyt, baz…) nhúng trong dung dịch có chứa anion của hợp chất ít tan: (M)
MX/Xn-. Pản ứng điện cực:
MX + ne M + Xn-, MX / MX n

 Điện cực oxi hóa – khử: điện cực là chất trơ không tham gia quá trình điện
cực, chỉ là nơi xảy ra quá trình điện cực giữa các dạng oxi hóa và khử (trong
dung dịch).
Ví dụ: Điện cực Pt nhúng trong dung dịch chứa các ion Fe3+, Fe2+. Phản ứng
điện cực: Fe3+ + e Fe2+ , Fe / Fe
3 2

c. Xác định thế điện cực


 Để xác định  của một điện cực bất kỳ, người ta nối điện cực nghiên cứu với
điện cực hydro tiêu chuẩn, rồi tiến hành đo E của pin và dựa vào chiều quay
của kim điện kế xác định cực (+), cực (-).
Tính: E = (+) - (-)
Điện cực hydro tiêu chuẩn, 02 H / H ( Pt ) được quy ước bằng không.

2

Vậy:
- Nếu điện cực nghiên cứu là cực (+), thì: N.C = E
- Nếu điện cực nghiên cứu là cực (-), thì: N.C = -E
(Đại lượng  xác định được chỉ là những đại lượng quy ước)
VII.3. Xác định chiều của phản ứng oxi hóa – khử
Xét phản ứng oxi hóa – khử tổng quát:
Ox1 + Kh2 Ox2 + Kh1 , G
Biết: Ox1 + ne Kh1, 1 và G1 = -nF1
Ox2 + ne Kh2, 2 và G2 = -nF2
 Nếu phản ứng xảy ra theo chiều thuận, G < 0, tức là:
G = G1 - G2 = -nF(1 - 2) < 0  1 > 2
 Nếu phản ứng xảy ra theo chiều nghịch, G > 0, tức là 1 < 2
Quy tắc: Phản ứng oxi hóa – khử xảy ra theo chiều dạng oxi hóa của cặp
(Ox/Kh) có thế điện cực lớn hơn sẽ oxi hóa dạng khử của cặp (Ox/Kh) có thế điện
cực nhỏ hơn.

118
Giáo trình Hóa Đại cương

0Hg 2
/ 2 Hg
 0,789V
Ví dụ: Cho hai cặp oxi hóa – khử: 2
(thế tiêu chuẩn xác
0Fe 3
/ Fe 2  0,771V
0
định ở 25 C)
C Hg  C Fe  10 4 iong / l, C Fe  10 1 iong / l, Tp0.u  250 C
2
2
2 3

Theo phương trình Nernst:


RT 8,314 * 298
 Hg 2
/ 2 Hg
 0Hg 2
/ 2 Hg

ln 10 4  0,789  ln 10 4  0,67V
2
nF 2
2 * 96500
1
RT 10 8,314 * 298 10 1
 Fe / Fe   Fe / Fe 
3
0
2 ln3  0,771 
2 ln  0,95V
nF 10 4 2 * 96500 10 4
Vậy phản ứng xảy ra: 2Fe3  2Hg Hg 22  2Fe2
VII.4. Quá trình biến đổi hóa học dưới tác dụng của dòng điện
VII.4.1. Sự điện phân
 Khi cho dòng điện một chiều đi qua dung dịch chất điện ly hoặc chất điện ly
nóng chảy sẽ xảy ra phản ứng oxi hóa – khử (hai quá trình oxi hóa và khử
xảy ra ở các điện cực), tức là điện năng đã chuyển thành hóa năng. Quá trình
này được gọi là sự điện phân.
Ví dụ: Điện phân dung dịch ZnCl2/H2O trong bình điện phân (Hình VII-3)
(+) (-)

Zn2+
(Pt) (Pt)

Cl-

Dung dịch ZnCl2


- Điện cực (-)  Katot, xảy ra quá trình khử: Zn2+ + 2e Zn (r)
- Điện cực (+)  Anot, xảy ra quá trình oxi hóa: 2Cl - 2e
-
Cl2 (k)
Phản ứng oxi hóa – khử: dòng điện
ZnCl2 = Zn(r) + Cl2 (k)
 Khi điện phân dung dịch, ngoài các ion của chất điện ly, còn có ion của dung
môi (hoặc phân tử dung môi phân cực) cũng sẽ chuyển về điện cực và tham
gia quá trình điện cực. Nếu dung môi là nước thì:
- Ở Katot: sẽ xảy ra quá trình khử cation của chất điện ly hoặc H+ (hoặc H2O
phân cực mạnh)

119
Giáo trình Hóa Đại cương

2
RT (a H )
Biết:  2 H  2H 
0 


/ H2 ( k ) 
/ H2 ( k )
ln
nF aH 2

Quy ước bằng 0


Ở 25 C và áp suất hydro, PH  1atm thì
0
2

2 H 
/ H2 ( k )
 0,059 lg a H  0,059pH

 Nếu trong dung dịch trung tính thì 2 H 


/ H2 ( k )
 0,041V . Vậy trong
dung dịch trung tính, nếu thế của kim loại lớn hơn (-0,41V) thì kim
loại sẽ kết tủa: Mn+ + ne M(r)
 Ngược lại thì sẽ có H2 bay ra: 2H+ + ne H2 (k)
- Ở Anot sẽ xảy ra quá trình oxi hóa anion chất điện ly hoặc OH- (hoặc H2O
phân cực mạnh). Trường hợp Anot trơ người ta đã nghiên cứu và rút ra kết
quả:
 Khi điện phân chất điện ly có anion không chứa oxi thì anion của chất
điện ly sẽ tham gia phản ứng điện cực, ví dụ điện phân dung dịch
CuCl2: (+) 2Cl- - 2e Cl2 (k)
 Khi điện phân chất điện ly có anion chứa oxi (SO42-, MnO4-…) thì sẽ
có oxi bay ra: (+) 2H2O - 2e 4H+ + O2 (k)
 Thế phân giải vá quá thế
- Khi quá trình điện phân được tiến hành luôn luôn làm xuất hiên một thế hiệu
(Ep.c), ngược chiều với thế của nguồn điện ngoài. Hiện tượng này được gọi là
sự phân cực.
Ví dụ: Khi điện phân dung dịch NiCl2, điện cực trơ Pt thì:
Ở Katot sẽ có Ni kết tủa, ở anot có khí Cl2 bay ra và hấp phụ một phần ở điện
cực. Kết quả là hình thành pin Ganvani:
(-) (Pt) Ni // NiCl2 // (Pt) Cl2 (+)
Pin hoạt động sẽ có dòng e. chuyển từ cực (-) sang cực (+), ngược chiều với
dòng điện ngoài.
Vậy: Muốn cho quá trình điện phân xảy ra thì thế hiệu của nguồn điện ngoài
phải lớn hơn (hoặc bằng) sức điện động của pin hình thành do sự phân cực – Điện
thế của nguồn điện ngoài tối thiểu để quá trình điện phân một chất xảy ra được gọi
là thế phân giải (Ep.g) của chất đó:
Trong ví dụ trên E0 của pin Clo – Niken = Ep.c = 1,61V; Ep.g = 1,85V.
- Hiệu số giữa thế phân giải và thế phân cực được gọi là quá thế (Eqt).
 Quá thế của quá trình điện phân dung dịch NiCl2 là:
Eqt = 1,85 – 1,61 = 0,24V
 Hiện tượng quá thế có bản chất phức tạp, phụ thuộc vào nhiều yếu tố:
Bản chất điện cực, cường độ dòng điện, nhiệt độ,… Và có ảnh hưởng
tới trật tự phóng điện của các ion ở điện cực.
VII.4.2. Các định luật điện phân (các định luật Faraday)
 Định luật 1: Lượng chất được tạo thành hay hòa tan ở điện cực khi điện
phân tỷ lệ thuận với lượng điện đi qua chất điện ly.
Biểu thức của định luật: m = K.I.T (VII.4.2-1)
Hay: m = K.Q (VII.4.2-2)
120
Giáo trình Hóa Đại cương

Trong đó: m là khối lượng chất thoát ra hay hòa tan ở điện cực (g)
T là thời gian điện phân (sec)
I là cường độ dòng điện (A)
Q là điện lượng (C)
K là hệ số tỷ lệ = đương lượng điện hóa (là lượng chất thoát ra
hay hòa tan ở điện cực khi cho điện lượng 1C đi qua chất điện ly)
 Định luật 2: Khi cho những điện lượng bằng nhau đi qua dung dịch các chất
điện ly khác nhau thì sẽ tạo thành hay hòa tan ở điện cực số đương lượng
như nhau của các chất.
Biểu thức của định luật:
K 1Q K 2 Q
  ....  số đương lượng (VII.4.2-3)
Đ1 Đ2
Trong đó: Đ1, Đ2… là đương lượng của các chất
K Đ
Vậy: tỉ số  const , hay  const  F  96496C
Đ K
Đ
Kết hợp hai định luật, ta có: m  Q (VII.4.2-4)
F
F được gọi là số Faraday, có ý nghĩa như sau: là lượng điện cần cho đi qua
chất điện ly để làm thoát ra hay hòa tan một đương lượng gam chất bất kỳ ở
điện cực.
VII.5. Một số ứng dụng của các quá trình điện hóa
VII.5.1. Tạo nguồn điện hóa học
Ứng dụng quan trọng của lĩnh vực điện hóa là tạo các nguồn điện hóa học: là
pin và acquy
 Cho tới nay người ta đã chế tạo được nhiều loại pin điện hoạt động trên cơ sở
phản ứng oxi hóa – khử xảy ra trong nó.
Ví dụ: (1) Pin Kẽm – Mangan hoạt động trên cơ sở phản ứng:
2Zn + 2MnO2 + 4NH4Cl /Zn(NH3)4/Cl2 + Znl2 + 2MnO + 2H2O
(2) Pin nhiên liệu oxy – hydro, kiềm hoạt động trên cơ sở phản ứng:
KOH
2H2 + O2  2H2O
…..
 Acquy là loại pin Ganvani hoạt động thuận nghịch, nhiều vòng. Nghĩa là có
thể phục hồi khả năng phóng điện của nó bằng cách nạp điện.
Ví dụ: (1) Acquy chì (loại được dùng phổ biến trong thực tế) gồm: 2 tấm chì
có nhiều lỗ chứa PbO, nhúng trong dung dịch H2SO4 (25 – 30%), sẽ có phản
ứng:
PbO + H2SO4 = H2O + PbSO4 (khó tan, bao phủ điện cực)
- Nạp điện cực cho acquy:
 Ở cực (-): PbSO4 + 2e Pb + SO42-
2H2O
 Ở cực (+): PbSO4 -2e PbO2 + SO42- + 4H+

Phản ứng chung: 2PbSO4 + 2H2O Pb + PbO2 + 2H2SO4


- Acquy hoạt động:

121
Giáo trình Hóa Đại cương

 Ở cực (-): Pb - 2e + SO42- PbSO4

 Ở cực (+):PbO2 + 2e + 4H+ + SO42- PbSO4 + 2H2O

Phản ứng chung: Pb + PbO2 + 2H2SO4 2PbSO4 + 2H2O

Vậy: có phản ứng thuận nghịch:


Phóng điện
Pb + PbO2 + 2H2SO4 2PbSO4 + 2H2O
Nạp điện
(2) Acquy Ni – Cd:
Phóng điện
2Ni(OH)3 + Cd 2Ni(OH)2 + Cd(OH)2
Nạp điện
(3) Acquy Zn – Ag:
Phóng điện
2AgO + 2Zn + 2H2O 2Ag + 2Zn(OH)2
Nạp điện

VII.5.2. Điện phân


Điện phân được ứng dụng nhiều trong công nghiệp luyện kim, công nghiệp
hóa chất, trong phân tích hóa học,…
 Công nghiệp luyện kim: người ta sử dụng kỹ thuật điện phân để điều chế kim
loại, để tinh chế kim loại, mạ kim loại, đúc kim loại.
 Công nghiệp hóa chất: trong công nghiệp hóa chất kỹ thuật điện phân được
áp dụng rất nhiều để điều chế:
 Các kim loại hoạt động như: kim loại kiềm, kiềm thổ…
 H2, O2, H2O2, NaOH, nước Javen…
 Phương pháp phân tích điện được dùng để định tính, định lượng nhiều chất.
 Chế luyện bề mặt kim loại: Ví dụ: Dùng quá trình Catot có kèm sự giải
phóng H2 để làm sạch lớp mỡ, oxyd trên bề mặt kim loại.
- Dùng quá trình anod hòa tan để đánh bóng bề mặt kim loại.
- Dùng quá trình anod có kèm sự giải phóng O2 để oxy hóa Al, Mg… ở lớp bề
mặt.
…..

122

You might also like