You are on page 1of 73

HOÁ VÔ CƠ

Bài 1: Bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học


Hoá học nghĩa là gì?
Khoa học biến đổi chất: phản ứng hoá học, liên kết mới, chuyển động thay đổi
Gồm vô cơ, hữu cơ: hữu cơ (C,H,O) có trong cơ thể sống
vô cơ không có trong cơ thể sống
Hoá học liên kết  do các electron ở ngoài cùng
1.1 Bảng tuần hoàn nguyên tố hoá học
Cách sắp xếp bảng tuần hoàn:
+ Theo ô: thông tin căn bản của nguyên tố (ký hiệu, số hiệu, khối lượng nguyên tử,
cấu hình electron  theo mô hình Bohr)
+ Vỏ electron thể hiện khả năng hoạt động hoá học của nguyên tố và tất cả electron
có khả năng trao đổi mạnh nhất vì vậy thể hiện số liệu vật lý VD: độ nóng chảy, độ
âm điện, độ sôi, độ âm điện,….
+ Nhóm: sắp xếp có cùng hoá trị dương cao nhất, phân nhóm chính và phụ, có 18
nhóm tất cả
+ Chu kỳ: có 7 chu kỳ, tính kim loại giảm dần cho electron tăng dần (nhường e)
phi kim tăng dần do tính cho electron giảm dần (nhận e)
Thế nào là kim loại, phi kim và á kim?
Kim loại: khái niệm bao gồm có: nguyên tố kim loại và vật liệu kim loại
+ Nguyên tố kim loại: có khả năng dễ nhường e tạo ion dương
+ Vật liệu kim loại: rất nhiều nguyên tử của các nguyên tố kim loại liên kết với nhau
bẳng liên kết kim loại, electron ngoài cùng <4
Phi Kim: liên kết cộng hoá trị, electron ngoài cùng > 4
Á kim: giữa kim loại – phi kim
1.2 Cấu hình electron
1. Số lượng tử chính n
- Tính chất của các nguyên tố, hợp chất hoá học phụ thuộc khả năng cho – nhận e
- Cấu hình elec của các nguyên tố phụ thuộc các số lượng tử
+ n: số lượng tử chính
+ l: số lượng tử quỹ đạo
+ ml: số lượng tử từ
+ s: số lượng tử spin
- Xác định mức năng lượng nguyên tử E
- Các mức E ứng vớ giá trị năng lượng khác nhau ký hiệu theo các chữ cái:
KLMNOPQ
1.2 Số lượng tử quỹ đạo
- Liên quan đến hình dạng đến đám mây electron (số lượng tử quỹ đạo)
- Mỗi giá trị n, có bộ số l giá trị từ l= 0  n-1
- N ≥ 2 sẽ có sự phân lớp electron, mỗi phân lớp ứng với giá trị l
- Lớp cùng l sẽ có năng lượng và quỹ đạo tương tự nhau
1.3 Số lượng tử ml
Xác định momen động lượng của electron
Chiều xác định hướng các electron quay quanh hạt nhân  quỹ đạo electron
1.4 Số lượng tử spin
- Chuyển động tự quay của electron
- Có 2 giá trị ± ½ . Thể hiện:

1.5 Sơ đồ mức năng lượng


Trật tự sắp xếp của electron  thể hiện sự bền vững về mặt năng lượng
Bài 2: Nguyên tử tới vật liệu
Thế nào là vật liệu?
- Là sản phẩm công nghệ, có hình dạng, kích thước và chất liệu cụ thể phù hợp trong việc
sử dụng
1. Kim loại là gì?
- Nguyên tố kim loại – chiếm 80% nguyên tố trong BTH
- Phân loại kim loại – phi kim- á kim: không rõ ràng
Vật liệu kim loại:
+ Hình thành từ nguyên tố
+ Có các liên kết kim loại
+ Có tính dẫn điện và nhiệt tốt. tính ánh kim, dễ kéo và dễ dát mỏng
 Nguyên tố phi kim:
+ Liên kết có phần cộng hoá trị lớn
+ Số electron lớp ngoài > 5 ở dạng khí hay lỏng
+ Dẫn điện và nhiệt kém
1.2 Cấu trúc: 14 ô mạng Bravis
Chất rắn
Cùng bán kính:
-Hình thành từ các nguyên tử có cùng bán kính
-Tạo cấu trúc sít chặt
Khác bán kính:
- Tạo cấu trúc sít chặt
-Xen vào lỗ trống
-Không có kiểu cấu trúc riêng cho 4 cấu tử trở lên
1.3 Vật liệu cacbon
- Liên kết cộng hoá trị
- Cấu trúc: graphite, kim cương, CNT
Lưu ý:
+Sự khác biệt: Kim cương tương tự lập phương tâm mặt
+ Graphite: là dạng lục giác, trực thoi
-+CNT: Từ graphene cuộn lại (HOÀN TOÀN KHÁC BIỆT)
Cơ chế phản ứng pha rắn
1. Dung dịch rắn
Dung dịch rắn là hệ chất rắn đồng nhất có thành phần biến đổi từ 2 cấu tử trở lên gồm
3 loại: dd rắn thế, dd rắn thiếu do tạo ô trống, dd rắn lẫn. Cơ sở phân biệt bán kính ion
+ Rắn thế: bán kính Ra = Rb. Một phần các nút mạng thay thế bởi phần tử của các cấu
tử khác (chỉ thay thế trong cấu trúc tinh thể). Tuỳ thuộc vào bán kính mới có thể thay
thế  tạo nên pha rắn đồng nhất với thành phần biến đổi không thay đổi cấu trúc cơ
bản của tinh thể đó.
+ Rắn lẫn: bán kính Ra << Rb. Các cấu tử khác xen lẫn giữa các nút mạng
+ Rắn thiếu do tạo ô trống: cho trong nồng độ, ô mạng để lại ô trống, sai sót cấu trúc.
Tức là nút mạng là ô trống
Dd rắn và hợp chất hoá học?
Trong hợp chất hoá học: các dạng tinh thể, phần tử, nguyên tử, ion phân bố theo quy
luật chặt chẽ
DD rắn: các phần tử khác nhau thay thế một cách thống kê không theo quy luật nhất
định và thường không theo toàn bộ thể tích.
Vd: hộp đất sét đổ rót  huyền phù đổ rót  hạt không tan trong hỗn hợp dd rắn
Bột mì  pha vào nước  không tan  ngập nước
Nồng độ dd lỏng (dd thực) và nồng độ dd rắn?
Dd lỏng (dd thực) là hệ đồng nhất thành phần hoá
 Nồng độ dd lỏng hay dd thực là hàm trạng thái.
Dd rắn: hệ đồng nhất với thành phần bị biến đổi;
 Lượng chất tham gia phản ứng tạo dd rắn không phải hàm trạng thái
2. Khuếch tán tạo dd rắn AB (phản ứng pha rắn)
Đặc điểm phản ứng pha rắn
Hai giai đoạn: - xảy ra trên bề mặt
- chuyển chất tới vùng khuếch tán => cơ chế khuếch tán
Ở cùng nhiệt độ nóng chảy, AB sẽ khuếch tán đồng thời
Ở nhiệt độ nóng chảy khác nhau, A nhiệt độ nóng chảy thấp sẽ khuếch tán sang B
2.1 Đặc điểm phản ứng pha rắn
+ Xảy ra trên bề mặt phân chia pha
+ Cơ chế: 2 giai đoạn
+ Luôn tồn tại hợp chất chung gian
2.2 Tính biến đổi liên tục của phản ứng pha rắn
Phản ứng pha rắn theo nhiều giai với nhiều sản phẩm trùng gian. Thường sản phẩm
đầu tiên là hợp chất có nhiệt độ kết tinh cao nhất
Do tạo bề mặt mới, sản phẩm mới có thể tác dụng với tác nhân ban đầu, tạo hợp chất
trung gian  Quá trình liên tục cho tới khi tạo hợp chất cuối cùng.
*** Bột  Nung: ảnh hưởng của nhiệt độ  thay đổi cấu trúc  tăng cơ tính của sp ***
* ở 1000oC không còn CaCO3  còn  cấu trúc bị trùng lặp/ phân tích mẫu sai/ gởi
mẫu ko chính xác *
*Kích thước hạt nhỏ  thúc đẩy quá trình phản ứng  xảy ra triệt để và nhanh hơn.*
*Khi lưu nhiệt ở 600-800 kích thước hạt thay đổi  hạt bắt đầu co lại  đến nhiệt độ tới
hạn  các hạt sẽ bắt đầu chảy lỏng ra (xuất hiện pha lỏng)  thấm ướt  biến đổi cấu
trúc và thấm vào nhau.
2.3 Các loại phản ứng- phải có chất rắn
• Phản ứng pha rắn: tất cả các dạng phản ứng có pha rắn tham gia bao gồm cả những biến
đổi cấu trúc biến đổi liên kết... thậm chí không thay đổi thành phần hóa như biến đổi thủ
hình, sự kết khối (khi xem như quá trình biến đổi nồng đô lỗ trống).
• Trong chất rắn/ pưddr, những biến đổi như biến đổi thù hình hoặc kết khối không có sự
thay đổi thành phần hóa của vật liệu, nhưng tính chất và khả năng tham gia phản ứng của
chúng hoàn toàn thay đổi
*Phụ thuộc vào tiền chất ban đầu thì phản ứng sẽ khác nhau*
Vd Cao+ SiO2 luôn có dòng phản ứng trung gian  đi qua tiền chất khác sau của CaO và
SiO2 vì trong SiO2 có cấu trúc thù hình khác nhau
1- Phản ứng cộng:
Al + B = (AB)r
B - có thể dạng rắn (r), lỏng (l) hoặc khi (k).
2- Phản ứng trao đổi:
(AB)r +(CD)r =(AD)r + (BC)r,
(AB)r +Cr =(AC)r +Bk
3. Phản ứng phân hủy:
Ar = B r + C k
Ar = B r + C r
Phân biệt rõ khái niệm mức biến đổi và nồng độ chất
- Mức biến đổi không chỉ đơn trị với mỗi giá trị nhiệt độ áp suất cố định còn phụ thuộc
nhiều vào các yếu tố cấu trúc tinh thể pha rắn.
- Sự biến đổi có thể tạo hợp chất mới, tạo pha riêng biệt. Sự biến đổi cũng có thể hiểu chỉ
là sự tạo dd rắn và như vậy, sự phân bố các cấu tử không có quy luật xác định, mặc dù
vẫn là pha đồng nhất.
- Nếu trong PUPR hoặc pha khí, nồng độ chất được coi như một hàm trạng thái thì mức
biến đổi trong PUPR, trường hợp chung, không được coi như thông số hàm trạng thái.
2.4 Phương pháp nghiên cứu động học phản ứng pha rắn
+ Theo thời gian phản ứng:
Phương pháp liên tục: theo dõi biến đổi lượng chất PU như hàm của thời gian trong Đk
đẳng nhiệt hoặc biến đổi nhiệt
Vd: giữ nhiệt độ phân huỷ cố định của CaCO3 ở 800oC  cấu trúc thay đổi  do CO2
thoát ra  biển đổi nhiệt từ 800-1000oC CO2 càng thoát ra mãnh liệt
• Phương pháp gián đoạn : lượng chất biến đổi được theo dõi theo từng chu kỳ gián đoạn
theo những khoảng thời gian giống nhau
+ Theo nhiệt độ biến đổi – đường cong nung:
- Phương pháp đẳng nhiệt
- Phương pháp đa nhiệt
Chộn nguyên liệu  nung  dưới ảnh hưởng nhiệt độ và thời gian  sản phẩm thay đổi
 phân tích XRD  xác định hkl  sản phẩm đa tinh thể với kích thước khác nhau.
VD: CaCO3 số phổi trí là 8  dười ảnh hưởng nhiệt độ  số phối trí là 6
2.5 Biến đổi thù hình
Biến đổi thù hình là sự biến đổi cấu trúc tinh thể mà không có sự thay đổi thành phần hóa
học của chất rắn. Biến đổi thù hình chỉ xảy ra với một số chất rắn.
• Theo Bugger, có thể phân loại các biến đổi thù hình như sau:
- Biến đổi bậc một (có sự biến đổi số phối trí ban đầu)
Trong biến đổi loại này, phối trí cũ bị phá hủy tạo nên dạng phối trí mới. Nội
năng của hệ biến đổi mạnh. Biển đổi loại này cũng có thể phân làm hai loại:
+ Biển đổi hình dạng (do tạo lực căng hay ứng suất nội)
+Biến đổi cấu trúc (hay sắp xếp lại cấu trúc).
- Biến đổi bậc hai (không liên quan tới biến đổi số phối trí):
Biến đổi phối trí bậc hai là những biến đổi không liên quan gì tới những biến đổi
cấu trúc của các ion bao quanh (phối trí), mà liên quan tới những biến đổi của các ion
ở khoảng cách tương đối xa. Nói cách khác, những biến đổi liên quan tới sự sắp xếp
một nhóm ion thay đổi vị trí tương đối với nhau hoặc các đa diện phối trí bị xô lệch.
- Biến đổi do sai sót cấu trúc
Quá trình mất trật tự có thể có do lệch mạng hoặc sai sót điểm
Lệch mạng có thể xảy ra với spinel có ion các kim loại chuyển tiếp với các anion
đối xứng bao quanh (Mn3 và Cu+) và các vật liệu sắt từ khi chuyển sang trạng thái
thuận từ bằng cách đổi hướng mômen từ của các nguyên tử.
Sai sót điểm có thể xảy ra do phân bố lại các nguyên tử ở vị trí nút mạng tinh thể.
- Biến đổi do thay đổi kiểu liên kết hóa học:
Biến đổi loại này được chia làm nhiều nhóm riêng, bởi biển đổi không chỉ kèm
theo biến đổi hình thái tinh thể, mà còn liên quan tới biến đổi trạng thái electron.
Thường biến đổi pha rắn có sự biến đổi liên kết hóa học xảy ra rất chậm, chỉ
trong những điều kiện tự nhiên hoặc kỹ thuật rất chặt chẽ.
Câu hỏi 1: Tổng hợp CaMnO3 tổng hợp từ các chất: CaCO3 + MnO2
Vì nhiệt độ nóng chảy của MnO2 < MnO  dùng MnO2
CaCO3 < CaO  dùng CaCO3  cho ra CO2  xảy
ra trên bề mặt phân chia  khuếch tán dễ hoà tan, kết hợp.
 Sản phẩm trung gian: Ca2MnO4

A: CaCO3
B: CaO
C: CO2

Khi phân huỷ CaCO3  CO2 bắt đầu xuất hiện trên bề mặt  tiền chất sẽ bị co lại
 Trong vật liêu vô cơ, luôn luôn có hiện tượng bị co dưới ảnh hưởng của nhiệt độ 
khi phản ứng CaCO3 + Fe2O3 ở nhiệt độ 700oC  lấy ra đem đi cân  khối
lượng giảm đi – là khối lượng của CO2 bay đi.
Lưu ý: Độ ẩm của sp trước khi đem đi nung phải ở mức 0  để biết CO2 bay đi chứ
không phải hàm lượng nước liên kết hoá học bay hơi.
Lấy CaO + Fe2O3 + C  C – than cháy lấy đi O2
2.6 Động học phan ứng điều khiển bởi quá trình tạo mầm

Phân tích DSC, DTA  xác định nhiệt độ nào tạo mầm, nhiệt độ nào gây ra biến đổi
thù hình, nhiệt độ nào xảy phản ứng phân huỷ.
Trong đường cong nung  tại sao trong bất kỳ sản phẩm nào cũng có thời gian lưu
nhiệt? Vì để phản ứng xảy ra triệt để, tăng cơ tính của sp,
Tại ở nhiệt độ 400 hay 600oC không lưu nhiệt?
Tuỳ sản phẩm, nung sản phẩm gốm sứ luôn luôn có các khoáng sét  các khoáng sét
luôn luôn bị mất liên kết nước hoá học ở 500-600 oC  vì vậy lưu nhiệt độ ở 600oC
PHẢN ỨNG HOÁ HỌC
1. Trạng thái hoạt hoá của chất rắn
Trạng thái hoạt hóa là khả năng tham gia phản ứng hóa học của các chất rắn.
Khả năng tham gia phản ứng của chất rắn không chỉ phụ thuộc thành phần hóa và
thành phần pha mà còn phụ thuộc rất nhiều vào cấu trúc mạng tinh thể, kiểu sai sót,
nồng độ sai sót, trạng thái bề mặt... cũng như điều kiện tiến hành phản ứng và vì vậy,
khó xác định về mặt thực nghiệm.

Phản ứng hoá học đều đi từ pha rắn  nghiên cứu động học và nhiệt động học?
Nhiệt dộng học: nghiên cứu trao đổi năng lượng của hệ và môi trường  chỉ ra xu
hướng và diễn biến giới hạn của biến đổi
Động hoá học: chỉ ra cơ chế biến đổi theo thời gian tức là tốc độ biến đổi dưới tác
dụng của nhiệt độ.
Trong phản ứng pha rắn khó đạt được trạng thái cân bằng  nên luôn luôn có hợp
chất trung gian  nên trong pưpr chỉ xảy ra trên bề mặt chất  tuỳ các điều kiện các
chất bắt đầu khuếch tán từ bề mặt co lại với nhau  trọng tâm các hạt đó phản ứng lại
với nhau.
1.2 Mức hoạt hoá
Mức hoạt hóa (hay năng lượng tự do dư Gdo ) của chất rắn được xác định bằng hiệu
năng lượng tự do giữa trạng thái hoạt hóa 𝐺𝑇𝑜 và trạng thái chuẩn 𝐺𝑡𝑜 :
Gdo = 𝐺𝑇𝑜 -𝐺𝑡𝑜
Trạng thái chuẩn là trạng thái cân bằng của các chất rắn. Sai sót do các mất trật tự ở mạng
tương ứng với năng lượng tự do Gibbs 𝐺𝑡𝑜 . Trạng thái hoạt hóa 𝐺𝑇𝑜 là trạng thái dư năng
lượng tự do Gibbs so với pha có cùng thành phần ở trạng thái chuẩn. Nói cách khác, mức
hoạt hóa chính là chênh lệch giữa năng lượng thực và năng lượng ở trạng thái cân bằng
Mức hoạt hoá – chính là mức chênh lệch giữa năng lượng thực với năng lượng ở 1 trạng
thái cân bằng.
Phương trình phản ứng pha rắn  trạng thái cân bằng S=0
Quá trình tự xảy ra S > 0
Quá trình không tự xảy ra S < 0

1.3 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN MỨC HOẠT HÓA HAY NĂNG LƯỢNG TỰ
DO DƯ
- Ảnh hưởng của các dạng sai sót cấu trúc khác nhau.
- Bề mặt tự do
- Vì ứng suất
- Lệch mạng
- Sai sót vĩ mô trên bề mặt các hạt.
1.3.1 Ảnh hưởng của các dạng sai sót cấu trúc khác nhau
VD:

- Natri Cacbonat nhiệt độ nóng chảy thấp


- Al2O3 có rất nhiều dạng cấu trúc thù hình nhưng α-Al2O3 là dạng bền của
Corun
- Nếu chất ban đầu là ở α- Al2-O3, thì phản ứng chỉ bắt đầu từ 1500°C.
- Nếu chất ban đầu là γ- Al2O3, thì phản ứng có thể xảy ra ở nhiệt độ thấp 1200-
1900oC.
Trong phản ứng nêu trên, do biến đổi là γ- Al2O3  α-Al2O3, và sự chuyển dịch của
các phần ở cấu tạo trong quá trình này làm tăng cường khả năng phản ứng. Nói cách
khác, khả năng phản ứng phụ thuộc rất nhiều vào độ bền tương đối của γ- Al2O3, phụ
thuộc vào công nghệ sản xuất ra nó.
Nếu quá trình chuyển γ- Al2O3  α-Al2O3, xảy ra ở nhiệt độ tương đối thấp đủ để tạo
Bộ Al2O3thì khả năng phản ứng cũng tăng. Còn nếu γ- Al2O3 nhận được từ sự phân
hủy Al(OH), thì quá trình chuyển γ- Al2O3, Al2O3có thể xảy ra ở 600 – 800oC

1.4 Trạng thái hoạt hoá của chất rắn


Giải thích cơ chế xuất hiện và bản chất bền vững tương đối của pha hoạt hóa thường
dùng khái niệm quá bão hòa hoặc pha giả bền.
Theo Hutin, đây là hiện tượng khi tạo pha rắn mới các nguyên tử hoặc ion có xu
hướng phân bố về mặt tinh thể học, tương tự kiểu mạng ban đầu.
Theo Konobeevski "hình dạng và hướng mầm tinh thể pha mới kết tinh trong môi
trường dị hướng phải đảm bảo nguyên tắc cực tiểu năng lượng".
Trường lực tương tác bề mặt chất ban đầu và sản phẩm nếu không vượt quá 18% 
xảy ra kết tinh có định hướng  mạng tinh thể thường bị lệch  tạo năng lượng dư
Gdư  năng lượng Gdư cực đại khi có sự khác nhau về tham số ô mạng tinh thể
của chất ban đầu và pha mới là cực đại  sự kết tinh định hướng và liên kết với lệch
mạng nếu pư đủ chậm  Liên quan đến tốc độ gia nhiệt (tốc độ nâng nhiệt độ) – các
phản ứng bị ảnh hưởng Phản ứng xảy ra triệt để hơn.

Xét phản ứng phân hủy:


NiCO, = NiO + CO₂
Theo S.Z. Roginski. nguồn gốc quá bão hòa từ bốn nguyên nhân sau:
I- Bão hòa pha ứng với dạng cấu trúc xác định, phân biệt dạng bền vững và giới hạn
bởi sự chuyển đột ngột từ dạng này sang dạng khác của cùng một tác nhân tỉnh thể
2- Sự quá bão hòa gây nên bởi sai lệch cấu trúc do phát triển tinh thể liên tục, pha rắn
kết tinh nhanh chóng từ dung dịch quả bão hòa luôn do sự hoạt hóa các tinh thể hình
thành từ môi trường trong điều kiện gần với cân bằng S=0
3. Sự quá bão hòa gây nên bởi thành phần hóa học không bình thường do sự tăng thế
hóa của một
4- Sự quá bão hòa do để phản tán, tức là năng lượng dư phụ thuộc độ mịn bột.
Vd 2
Hematit Fe2O3 với tinh thể hình kim hình thành trong điều kiện cân bằng không
đồng đều hình dạng, có phản ứng rất khác nhau dưới ảnh hưởng của những tương tác
ngoài như lực cơ học, nhiệt độ.
Ứng suất cơ học dễ tạo thành khi tạo những vật liệu dẫn tới phá hủy tinh thể hoặc tạo
sai sót kiểu lệch mạng. Nếu tinh thể bị phá hủy sẽ làm tăng bề mặt riêng, còn sai sót
tăng làm tăng khả năng chuyển chất trong hạt, nghĩa là tăng hoạt tính trong quá trình
kết khối, khi xúc tác, hòa tan.
Trong cùng phân nhóm có thể có sự tương đồng  nhưng Al2O3 không giống
Nhôm Al2O3  có tính lưỡng tính  vừa có tính oxit axit vừa có tính oxit bazo

Bột oxit sắt Fe2O3 nhận được từ các phương pháp điều chế khác nhau sẽ không
giống nhau về thành phần hóa (lượng tạp chất và thành phần pha, đặc biệt, rất khác
nhau về hình dạng và kích thước hạt. Các hạt Fe2O3 điều chế từ nitrat có kích thước
nhỏ (khoảng 0,05 µm) và độ đồng nhất tốt nhất. Các hạt Fe-O, từ cacbonat và penta
cacbonat có cỡ hạt 0,05 - 0,lum, nhưng hạt kém đồng đều về kích thước, dễ kết tụ.
Hạt thô nhất là các oxit sắt từ oxalat sắt: khoảng 0,1 – l µm và ở dạng kết tụ. Khi đốt
nóng tiếp tới 600°C, hệ hạt rời có xu hướng kết khối. Tới 850°C, các hạt phát triển
tới cỡ khoảng lum, tương tự cỡ hạt khi phân hủy từ sufat sắt.

Các mô hình dùng để đánh giá hoạt tính của oxit sắt có thể phân thành 3 nhóm:
1- Các quá trình xảy ra không có sự biến đổi cấu trúc oxit sắt, chỉ như sự "đụng" lại
của các tác nhân (xúc tác và hấp phụ).
2. Các quá trình kèm theo sự phá hủy hoàn toàn cấu trúc oxit sắt (hòa tan vào axit,
ferit
hóa).
3- Các quá trình không phá hủy cấu trúc nhưng làm biến đổi mạnh tổ chức hoặc trật
tự so với trạng thái ban đầu (kết khối).
Khả năng kết khối oxit sắt thể hiện qua diện tích bề mặt riêng lớn, tạo khối có mật độ
cao. Các sai sót kiểu lệch mạng và giới hạn hạt đóng vai trò quan trọng trong quá
trình kết khối.
2. PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ TRẠNG THÁI HOẠT HÓA CỦA CHẤT RẮN
Không có phương pháp chung đánh giá mức hoạt hóa chất rắn.
Thông thường, ta có thể chia các phương pháp thành hai nhóm: vĩ mô và vi mô.
Phương pháp vĩ mô cho ta khả năng đánh giá định tính hoặc định lượng một cách tổng
quát năng lượng dư Gibbs.
Phương pháp vi mô cho ta thông tin về nguồn gốc cụ thể phát sinh năng lượng dư, tức là
dạng năng lượng phá huỷ ô mạng.
Xác định trạng thái hoạt hóa theo nhiệt hòa tan
+ Phương pháp đo độ dẫn điện và sức nhiệt điện động
+ Đánh giá bằng khả năng xúc tác
+ Phương pháp nhiễu xạ Rơnghen
Phương pháp nhiễu xạ Rơnghen được coi là hiệu quả nhất đánh giá trạng thái hoạt
hóa pha, khi xác định sai sót điểm, cũng như sai sót đường. Sự tạo sai sót điểm dạng
lỗ trống hay các nguyên tử lẫn gây nên sự xáo trộn các ion ở vịtrí cân bằng. Do phổ
Rơnghen của các tinh thể có những sai sót để xác định dạng sai sót
+ Phương pháp xác định nhiệt dung thực
+ Phương pháp xạ khi đánh dấu bề mặt

2.1 Xác định trạng thái hoạt hóa theo nhiệt hòa tan
Để nghiên cứu ảnh hưởng của chế độ nhiệt tới hoạt tính của ZnO,
Phân hủy Zn(OH), ở những nhiệt độ khác nhau: 400 (A),600 (B) và 1100°C (C);
Đo nhiệt hòa tan của các oxit này trong dung dịch axit H,SO, 2N
Kết quả là 97,2; 94,7 và 91,5kJ/mol tương ứng với A, B và C.
Nếu mẫu C nung ở 1100C được coi như ở trạng thái cân bằng, enthalpy dư của những
mẫu A và B sẽ là 5,7 và 3,2kJ/mol.
2.2 Đánh giá bằng khả năng xúc tác
Tác dụng xúc tác của chất rắn thường liên quan với sai sót bề mặt, sai sót nguyên tử,
electron, lỗ trống, mức phát triển, lệch mạng, liên kết hóa học dư...
Phân tử của các tác nhân có xu hướng muốn giữ nguyên liên kết hóa học tự do và giữ
chất xúc tác trên bề mặt.
Do tương tác này, một số liên kết bên trong phân tử chất hấp phụ bị yếu đi, tới mức
các phân tử hoặc bị phá hủy, hoặc biến đổi thành các gốc có khả năng tương tác tốt
hơn. Hoạt hóa xúc tác của các tinh thể càng cao, khả năng hấp phụ bề mặt của các tác
nhân trên bề mặt càng mạnh, các sản phẩm bị giữ trên bề mặt càng ít
3. Các phương pháp hoạt hoá tác nhân rắn
Biến đổi công nghệ nhằm hoạt hóa tác nhân pha rắn
Hoạt hóa nhờ phản ứng phân hủy các muối sunfat, cacbonat hoặc dehydrat (khử nước
liên kết hóa học)
Phản ứng kiểu topo
Phản ứng topo là nhiều sản phẩm phân huỷ vì nhiệt được xác định bằng yếu tố topo
 Topo học là các phản ứng trong đó cấu trúc là yếu tố quyết định.
 Phản ứng kiểu Topo là phản ứng trong chất rắn không có sự tạo pha mới chỉ có sự
thay đổi kích thước của các tinh thể sự sắp xếp lại các nguyên tử trong tác nhân phản
ứng không có biến đổi lớn tronng kiểu topo
Vd: phản ứng dehydrat hoá của tinh thể Vonflam hoặc hệ Molypden (MoO3) dễ tạo
thành oxit của kim loại
Phương pháp sol – gel
Kĩ thuật sol-gel là tổng hợp các kích thước hạt tinh thể cỡ từ 10-15 nanomet
Phản ứng sol-gel là phản ứng  sol là một dạng huyền phù chứa các dạng tiểu phân
từ 1-100 nanomet phân tán trong môi trường chất lỏng; gel là một dạng chất rắn/ tinh
thể - nửa rắn, còn giữ dạng chất rắn dưới dạng chất keo/ polyme
Hoạt hóa bằng phụ gia
Hoạt hóa bằng gia công cơ học: đập và nghiền
Tăng nhiệt độ nung
Tăng tốc độ nung
Biến đổi thành phần môi trường khí
Ép nóng
Thông thường, để tổng hợp hợp chất từ pha rắn theo công nghệ bột từ các hợp chất
vô cơ, ta nghiền mịn các tác nhân, trộn đều theo tỷ lệ cần thiết, tạo hình rồi nung ở
nhiệt độ cao. Về mặt hóa học, do các tác nhân có hoạt tính thấp, cần nâng nhiệt độ để
phản ứng có thể xảy ra. Nhiệt độ cao có thể dẫn tới một số quá trình không cần thiết
và luôn là khó khăn về kỹ thuật phản ứng.
Nhiệt độ phản ứng có thể giảm, nếu các tác nhân tham gia phản ứng pha rắn có hoạt
tính cao. Một loạt các kỹ thuật tăng hoạt tính tác nhân như nhiệt phân, sol - gel, thủy
nhiệt, dùng phụ gia... đang được ứng dụng
Chương 4: Các Nguyên Tố Hoá Học trong Bảng Hệ Thống Tuần Hoàn – Các Nguyên
Tố Không Chuyển Tiếp (Nhóm Chính)
1. Tính chất chung của các nguyên tố thuộc nhóm chính
•Có các phân lớp ngoài cùng, s hoặc p, chưa điền đầy (ngoại trừ nhóm 18) với cấu hình
electron lớp ngoài cùng ns1-2 np1-6
• Có khả năng cho (tính khử) hoặc nhận electron (tính oxy hóa) • Là những nguyên tố phổ
biến nhất trong vũ trụ và trên Trái Đất.
• Đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sự sống.
• Được chia làm 2 họ nguyên tố: họ s và họ p
• Ngoại trừ hydrogen, các nguyên tố họ s có những tính chất riêng sau:
 Cấu hình electron lớp ngoài cùng ns1-2
 Mỗi nguyên tố có duy nhất một trạng thái oxy hóa
 Nhóm 1 gồm các kim loại kiềm có số oxy hóa +1. Nhóm 2 gồm các kim loại kiềm
thổ có số oxy hóa +2
 Mềm, nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi thấp, khi đốt tạo màu sắc cho ngọn lửa.
Ngoại trừ nhóm khí trơ, các nguyên tố họ p có những tính chất riêng sau:
 Mỗi nguyên tố có thể có nhiều trạng thái oxy hóa à
 Cấu hình electron lớp ngoài cùng ns2 np1-6
1.1 Hydrogen
Năng lượng ion hoá: 13,6 eV  năng lượng tối thiểu để rút 1 electron ra khỏi nguyên
tử đó
 Năng lượng ion hoá cao  vì hydrogen chỉ có 1 hạt nhân, 1 electron  lực hút
tĩnh điện giữa hạt nhân và electron rất lớn  để rút electron năng lượng hạt nhân
cần 1 năng lượng khá lớn
Có 2 trạng thái oxi hoá: +1 và -1
Là nguyên tố đơn giản nhất nhưng tính hoá học của hydro gen và hợp chất của nó khá
rộng và hợp chất của nó khá rộng và đặt biệt
Hydrogen là 1 nguyên tố đặc biệt, không hoàn toàn thuộc một nhóm nào
Nhóm IA (KL):
- Khả năng nhường 1e  tạo thành proton (H+)
VD: HCl, HNO3
- Đóng vai trò chất khử
Nhóm VIIA (PK):
- Khả năng nhận 1e  tạo thành hydrat – H- (cấu hình bền vững của helium)
VD: NaH, CaH2
- Đóng vai trò chất oxi hoá
- Tồn tại ở thể khí ở điều kiện bình thường và dạng X2 Vd: H2
- Liên kết cộng hoá trị với các phi kim khác

1.2 Khái quát về Đơn Chất hydrogen (H2)- lý tính


- Nhiệt độ nóng chảy, sôi cực thấp
- Năng lượng phân ly lớn – 435,99 kJ/mol
- Độ dài liên kết nhỏ - 0.749 Ángtrong
 Năng lượng phân ly lớn và độ dài lk nhỏ => rất bền ở điều kiện bth
- H2 ít tan trong nước cũng như các dung môi hữu cơ – Vì H2 là phân tử không
phân cực, H2O là các phân tử có cực nên khi H2 hoà tan vào nước  các phân
tử có cực của nước sẽ hút lại gần nhau và cô lập phân tử không phân cực
1.3 Khái quát về đơn chất hydrogen (H2) – hoá tính
Ở điều kiện bình thường, H2 chỉ phản ứng với với F2:
H2+ F2  2HF
 Khi đốt nóng, H2 trở nên hoạt động mạnh và phản ứng với hầu hết các nguyên tố
 H2 thể hiện tính khử khi phản ứng với các phi kim hoặc oxide kim loại
o Phản ứng với O
2H₂+ O₂ 2H2O ( ở Đk: 700oC hay Pt)
𝐻298
𝑜
=-285,8 kJ/mol!!!
Khi đột nóng 2 hydrogen ( H2  2•H- gốc cơ bản) phân ly 2 gốc và cực kỳ hoạt động 
phản ứng hầu hết các nguyên tố
o Phản ứng với các halogen:
Khả năng phản ứng với các halogen giảm dần theo hướng từ trên xuống trong nhóm 17
(nhóm halogen)
H₂+ Cl2  2HCI ( Đk: T)
H₂+ Br₂ (hay l2)  2HBr (hay 2HI) – Đk: T
1.3 Hợp chất với hydro gen (-1)
Các hợp chất hydride có thể chia thành 4 loại chính
- Hydride kim loại  không có liên kết
- Hydride muối  liên kết ion
- Hydride phân tử  liên kết cộng hoá trị
- Hydride polymer  liên kết cộng hoá trị
1.3.1 Hydride kim loại
- Hydride là hợp chất của hydrogen với kim loại chuyển tiếp như kim loại thuộc
nhóm 3,4,5 như Cr, Ni, Zn và Pd; ngoại lệ Be, Mg và Al
- Các nguyên tử hydrogen phân bố tại các lỗ trống của mạng tinh thể kim loại
(hydride kim loại xen kẽ )
 Hydro hấp thụ trên bề mặt tinh thể kim loại  sau đó phân ly  các nguyên tử len
lõi vào các lỗ trống kim loại  hydride kim loại xen kẽ
 Khi tinh thể rắn có sự len lõi của hydrogen  tính chất sẽ có sự thay đổi VD kim
loại bền hơn, dẫn điện kém hơn
1.3.2 Hydrive muôi
• Là hợp chất của hydrogen với kiềm và kiềm thổ, ngoại trừ Be & Mg (hydride ion)
• Là chất rắn màu trắng, có nhiệt độ nóng chảy và sôi cao, không dẫn điện, hydride của
kim loại kiềm có cấu trúc mạng tinh thể của NaCl
• Độ hoạt động của hydride muối tăng theo số nguyên tử và kích thước ion và ngược lại
 Độ hoạt động tăng thì độ bền giảm của hydride muối
 Có 2 yếu tố kém bền:
+ Khi liên kết ion kích thước lớn  nhiều lớp electron  các electron ngoài đẩy
electron trong liên kết  liên kết kém bền
+ Khi liên kết ion kích thước lớn  liên kết dài ra khoảng cách giữa electron và hạt
nhân càng xa hơn)
1.3.3 Hydride phân tử
Hydride phân tử khác 2 nhóm trên ở chỗ có liên kết phi kim
Là hợp chất của hydrogen với phi kim loại kém âm điện hơn hydrogen V.d.: BH3, SiH4
.Là hợp chất của hydrogen với kim loại nhóm 13 đến 17, trừ Bi và Po V.d.: AIH3, ASH3
• Mềm, có nhiệt độ nóng chảy và sôi thấp, tính dẫn điện thấp, có tính acid hoặc lưỡng
tính, còn gọi là hydride cộng hóa trị
• Trong cùng một nhóm, độ bền của hydride phân tử giảm theo chiều từ trên xuống.
(giống giải thích hydride muối)
• Trong cùng một chu kỳ, độ bền và tính acid của hydride phân tử tăng theo ái lực
electron (theo chiều từ trái sang phải)
1.4 Hợp chất với Hydrogen (+1)
Là liên kết cộng hóa trị giữa hydrogen và phi kim loại âm điện hơn hydrogen thuộc nhóm
14 đến 17
• Rất phổ biến, và ở điều kiện bình thường, có đủ các trạng thái như khí (HCI, H,S,
NH...), lỏng (H2O, HNO3...) và rắn (H3PO4, H,SiO3...), với nhiệt độ nóng chảy và sôi
tháp
• Trong cùng một nhóm, độ bền của hợp chất giảm theo chiều từ trên xuống.
Trong cùng một chu kỳ, độ bền và tính acid của hợp chất tăng theo ái lực electron (theo
chiều từ trái sang phải)
1.4.1 Liên kết hydrogen
1.5 Điều chế H2

1.6 Tóm tắt


Chương 5: Các nguyên tố nhóm 17 (VIIA)
Nhóm 17 (hay nhóm halogen) gồm F (fluorine hay flo), CI (chlorine hay clo), Br
(bromine hay brom), I (iodine hay iốt), và At (astatine hay atatin).
Cấu hình electron lớp ngoài cùng là ns2np5
• Các nguyên tố đều có khả năng thu thêm một e: X + e →X
• Các nguyên tố đều là phi kim, có tính oxy hóa mãnh liệt, có ái lực e lớn.
Từ F đến At, tính phi kim loại và oxy hóa giảm dần, số phối trí cực đại và đặc trưng tăng
dần.
 Số phối trí cực đại đặc trưng tăng dần từ F At: Vì về kích thước nguyên tử F là
nhỏ nhất và số nguyên tử tăng dần đến At  khi tham gia liên kết opito d, f đều
tham gia liên kết  còn F chỉ có opito s, p
• Trong các hợp chất, các halogen (trừ F) có thể có các số oxy hóa -1, +1, +3, +5, +7.
Trong đó halogen với số oxy hóa -1 tạo hợp chất bền nhất, nhưng tính oxy hóa kém hơn.
 Vì nếu nguyên tố 17 oxi hoá thì nhận thêm electron  nếu oxy hoá -1 nhận thêm
electron thì số oxy hoá -2 hoặc -3  mà dãi oxy hoá đi về bên phải
• Từ F đến At, các halogen có khuynh hướng tăng số lượng oxy hóa.
VD F có số oxy hoá -1 , Cl có số oxy hoá -1 và +1 càng đi xuống thì số lượng oxy
trong mỗi nguyên tố càng tăng
• Các halogen thường tồn tại dưới dạng hợp chất, quan trọng và phổ biến nhất là các
halide (halogenua).
• Các halogen tan rất ít trong nước (và F phân hủy nước), dễ tan trong các dung môi
không cực như ether. CS2…
 Halogen ít tan trong nước  halogen có 1 phân tử không phân cực hoặc phân cực
ít nên khi ở dưng môi phân cực như nước thì sẽ không tan  còn Flo làm phân
huỷ nước  sẽ tan trong dung môi phân cực
1. Khái quát về các nguyên tố nhóm 17

Br  là phi kim chất lỏng duy nhất


At  là chất rắn dễ bay hơi ( dễ bay hơi trong đk thường )
Nhiệt độ sôi và nhiệt độ nóng chảy ở mức độ thấp và tăng dần từ F  At
Ở mức độ thấp nên  F và Clo ở thể khí ở đk bth
 xu hướng tăng dần  vì kích thước nguyên tử càng lớn  lực liên kết liên phân tử
càng lớn
 Kích thước nguyên tử càng lớn  độ dài liên kết càng lớn  độ bền càng giảm
𝐻𝑝𝑜 : Năng lượng phân ly  năng lượng cần cung cấp đễ phân ly /bẽ gãy các halogen
 Khuynh hướng giảm  vì liên kết càng lớn  lực liên kết càng giảm
 𝐻𝑝𝑜 của Flo rất thấp vì Từ F đến At, tính phi kim loại và oxy hóa giảm dần, số
phối trí cực đại và đặc trưng tăng dần  Flo nhỏ vì chỉ có các liên kết opito s và p
 liên kết yếu hơn các nguyên tố khác
1.2 Đơn chát của Fluroine – Hoá tính
Fluorine, F2, là chất oxy hóa mạnh nhất, rất hoạt động, và các phản ứng của nó
thường xảy ra rất mãnh liệt.
F, cho phản ứng nổ trong bóng tối và ở nhiệt độ thường với H2 chỉ có Flo phản ứng
Hidro ở nhiệt độ thường
F2 còn oxy hóa được cả các khí trơ
Phản ứng đẩy: F2 + 2NaCl  2NaF + Cl2
 Nếu thêm NaCl + NaBr thì giữa 2 chất, chất nào phản ứng trước với Flo  tính
oxi hoá và tính khử  khi phản ứng 1 chất oxi hoá mạnh hơn thì mang tính khử
còn đứng với 1 chất khử mạnh hơn thì có tính oxi hoá  F là chất oxi hoá mạnh
hơn thì F oxi hoá NaCl và NaBr  giữa NaCl và NaBr thì NaBr mang tính khử
cao hơn  có khuynh hướng phản ứng trước với Flo
F, không phản ứng trực tiếp được với O2, N2, và các khí hiếm nhẹ như He, Ar, Ne
1.2.1 Điều chế và ứng dụng
1. Điều chế:
Trong công nghiệp, điện phân hỗn hợp KF nóng chảy và khí HF khô
1.3 Đơn chất của Cl (chlorine – Hoá tính )
Ở trạng thái tinh thể, phân tử chlorine, Cl2, được sắp xếp thành lớp

CI2 cũng có hoạt tính cao và là chất oxy hóa mạnh.


Cl2 phản ứng mãnh liệt với H2 nhưng cần có chiếu sáng
Phản ứng đẩy: Cl2 + 2NaBr  2NaCl + Br₂
Cl2 không phản ứng trực tiếp được với O2, N2 và các khí trơ.
1.3.1 Điều chế
1. Trong công nghiệp

Ưu điểm: thân thiện với môi trường


Điện phân nước biển: nhược điểm phải chú ý đến tạp chất có trong nước biển
Clo có thể đi qua màn làm giảm độ tinh khiết clo và natri
2. Trong phòng thí nghiệm

1.4 Đơn chất của Bromine và Iodine – Hoá tính


- Ở trạng thái tinh thể, Br2 và I2 cũng được sắp xếp thành lớp
Các phản ứng hóa học của - Br2 và I2 rất giống với Cl2 nhưng với mức độ mãnh liệt giảm
dần từ trên xuống
1.4.1 Điều chế
1.4 Hợp chất với Hydrogen – Hydrogen Halide

Giống nhóm halogen


HX có liên kết cộng hoá trị phân vực và độ phân cực và độ bền càng giảm dần từ F
xuống I
Tan nhiều trong nước và phát nhiện mạnh do sự hydrat hoá
Khi tan vào H20, HX ( trừ HF) thể hiện tính acid mạnh và tăng từ F đến I:
HX  H+ + X-
 Kích thước nguyên tử giải thích như trên
1.4.1 Hoá tính
HI mang tính khử mạnh hơn HBr nên có thể khử sunfua từ +6 sang -2
 Tức là cho electron, và sunfua nhận electron  HBr có tính từ mạnh hơn HI
1.5 Halide khác
Liên kết trong các halide có thể là liên kết ion (halide của kim loại kiềm hoặc kiềm thổ,
MnF2, ZnF2), liên kết ion – cộng hóa trị (AICI3, hoặc halide của các kim loại thuộc hàng
đầu tiên của nhóm phụ), hoặc liên kết cộng hóa trị (CuCl, CuBr, Cul, Agl, các halide của
phi kim loại)
Đối với halide của một nguyên tố, khi số oxy hóa tăng thì đặc trưng cộng hóa trị của liên
kết tăng lên.
Đối với halide của một nguyên tố, độ bền liên kết giảm dần từ F đến 1
Các halide ion là chất rắn tinh thể có nhiệt độ nóng chảy cao, có tính base và không bị
thủy phân.
Các halide cộng hóa trị có thể là chất rắn dễ nóng chảy, lỏng, hoặc khí, có tính acid, bị
thủy phân tạo thành acid
PCl5 + 4H₂O → H3PO4 + 5HCI
BBг3 + 3H2O → H3BO3 + 3HBr
1.5.1 Các Acid của Chlorine với Oxygen – Tính chất
HCIO (hypochlorous acid hay axit hypocloro), HCIO2 (chlorous acid hay axit cloro),
HCIO3 (chloric acid hay axit cloric), HCIO4 (perchloric acid hay axit pecloric) và
muối của chúng là những hợp chất với oxygen quan trọng của nhóm halogen
Độ bền tăng dần từ HCIO đến HCIO4  vì số nối đôi tăng dần (số phối trí)
+ Tính Oxy hoá giảm dần từ HclO đến HClO4
+ Tính acid tăng dần từ HClO đến HClO4  Vì xét đến acid có càng nhiều Oxygen
thì acid càng mạnh  Vì Oxygen sẽ kéo các electron về phía nó  kéo càng nhiều
electron khỏi nhóm -OH
1.5.2 Các muối của Chlorine với Oxygen -Tính chất
Muối tương ứng của HCIO, HCIO2, HCIO3, và HCIO4, là hypochlorite (hay hypoclorit),
chlorite (hay clorit), chlorate (hay clorat) và perchlorate (hay peclorat)
Các muối thể hiện tính oxy hóa tương tự như các acid của chúng
Muối perchlorate bền hơn acid của nó nhiều  vì acid có 4 liên kết pi không cố định 
làm cho muối perchlorate bền hơn

1.5.3 Điều chế và ứng dụng


Chương 5: Các nguyên tố nhóm 16 (VIA)
(TT)

 Tính oxi hoá của O3 mạnh hơn H2O2  đều có khả năng gây nổ nhưng tốc độ
phản ứng chậm
 Dạng thù hình  có 2 cách xác định:
+ Các phân tử có số lượng nguyên tử khác nhau thì các dạng thù hình khác nhau
+ Dựa vào cấu trúc tinh thể, nếu số nguyên tử bằng nhau
 Sunfua có nhiều dạng thù hình nhất mà chúng ta biết
1. Đơn chất của Se, Te và Po – Hoá tính
Se và Te có nhiều tính chất hóa học giống S:
Se và Te đều phản ứng được với Hạ ở nhiệt độ cao.
Khi đun nóng, Se và Te dễ bị oxy hóa bởi oxygen và các halogen Se + O2 → SeO₂
Khi đun nóng chảy thì Se và Te tác dụng với các kim loại, tạo thành các selenide và
telluride (tiếng Việt gọi là selenua và telurua)
1.1 Điều chế Se và Te trong công nghiệp:

1.2 Hợp chất với Hydrogen – nước


H2O vừa có thể là Bronsted acid vừa là Bronsted base phụ thuộc vào chất mà nó phản
ứng
Lưu ý có 2 loại: Bronsted acid và Lewis acid
Bronsted acid là khi có khả năng cho proton và Bronsted based ngược lại
Lewis acid là một chất có khả năng nhận electron
1.2.1 Hợp chất với Hydrogen – Trạng thái tồn tại của H2O2
H2O2 (hydrogen peroxide hay hydro peoxyt) có cấu tạo phân tử là cầu oxygen -O-O-
(và O2 được gọi là peroxide hay peoxyt)
• Ở trạng thái bình thường, H2O2 là chất lỏng màu xanh da trời rất nhạt, sánh như
xirô, có nhiệt độ nóng chảy (-0,43°C) và sôi (150,2°C) cao do giữa các phân tử có
liên kết H, tan vô hạn trong H2O.
 Tại sao H2O2 lại sánh như xiro? So với nước lực liên kết chính là hydrogen và ở
H2O2 cũng vậy nhưng lực liên kết hydrogen mạnh hơn  H2O2 có nhiều Oxygen
hơn nên có nhiều điểm tạo liên kết hydrogen hơn.
H2O2 nguyên chất hoặc đậm đặc không bền, dễ bị phân hủy, nhất là với các ion kim
loại nặng hoặc kiềm, khi đun nóng, chiếu sáng, hoặc có xúc tác (Pt hoặc MnO2),
v.v... H2O2  H2O + 1/2O2
1.2.2 Hoá tính của H2O2
Trong dung dịch nước H2O2 ion hóa 1 phần, thể hiện tính acid yếu ( Ka = 2,4 x 10-12)
H2O2, có tính oxy hóa mạnh, bị khử thành H,O, trong môi trường trung tính và acid
 Phụ thuộc vào đk phản ứng và chất phản ứng
H2O2 chỉ bị oxy hóa thành O2và thể hiện tính khử đối với các chất oxy hóa mạnh hơn như
KMnO4, Cl, HgO... hoặc trong môi trường kiềm
1.3 Trạng thái tồn tại của H2S, H2Se, H2Te
Ở điều kiện bình thường, H2S (hydrogen sulfide hay hydro sunfua) là khí không màu, có
mùi trứng thối, rất độc, có nhiệt độ nóng chảy (-85,6°C) và sôi (-60,75°C) thấp do liên
kết hydrogen giữa các phân tử tương đối yếu, tan ít trong nước nhưng tan nhiều trong các
dung mỗi hữu cơ. H2S lỏng là dung môi ion hóa rất kém.
Khí H2S không bền trong tự nhiên , dễ bị phân hủy
H₂S  H₂ + S
Ở điều kiện bình thường, H2Se (hydrogen selenide hay hydro selenua) và H2Te (hydrogen
telluride hay hydro telurua) là chất khí, không màu, có mùi trứng thối, tan nhiều trong
nước.
Trong dãy hợp chất từ H2S đến H2Te, tính bền giảm dần, nhiệt độ nóng chảy và sôi tăng
(ngoại trừ H2O).
Trong dãy từ O đến Te, khuynh hướng tạo thành các hợp chất có liên kết kim loại tăng
dàn
H2S thể hiện tính khử mạnh và tính acid yếu (trong dung dịch nước)
 Liên quan đến cho nhận electron
Khí H2S không bền trong không khí, cháy trong không khí, giải phóng khí SO2 và cho
ngọn lửa màu xanh. Nếu thiếu oxygen hoặc nhiệt độ thấp thì khí sulfur sẽ được giải
phóng. Nếu dư oxygen, có hơi ẩm và có xúc tác thì sẽ sinh ra H2SO4

H,S phản ứng với dung dịch muối kim loại sinh ra muối sulfide hoặc bisulfide (hay
bisunfua) của kim loại đó.
Trong dãy hợp chất từ H2O đến H2Te, độ mạnh của acid tăng và tính khử cũng tăng
1.4 Cấu trúc của SO2 và SO3
SO2 và SO3 là 2 oxide quan trọng nhất.
SO2 gọi là sulfur dioxide (dioxit sunfua) hay sulfurous anhydride (anhyđrit sunfurơ), là
chất khí không màu (thc = -75°C, ts = -10°C), có phân tử dạng uốn cong, có mùi kích
thích mạnh,độc, bền nhiệt, dễ tan trong nước.
 Nhiệt độ sôi và nhiệt độ nóng chảy khá cao  vì là hợp chất phân cực, lực liên kết
hợp chất phân cực cao hơn lực liên kết không phân cực
SO2 dễ hóa lỏng ở điều kiện nhiệt độ bình thường và áp suất trung bình, đóng vai trò
là một dung môi tốt  vì SO2 có khối lượng phân tử nặng nên dễ hoá lỏng
SO3 gọi là sulfur trioxide (trioxit sunfua) hay sulfuric anhydride (anhydrit sunfuric)
hay khí sunfuric, có tnc = 17°C và ts = 45°C, có phân tử dạng tam giác phẳng, tan trong
nước, phát nhiều nhiệt
 SO2 bền nhiệt vì có các liên kết pi không cố định, chất sẽ bền hơn
 Trạng thái lai hoá sp2 (không bền) trong trường hợp của SO3  Sp2 không bền sẽ
chuyển sang sp3  trong tự nhiên thường gặp SO3 ở dạng lỏng hoặc rắn không có
trạng thái khí  vì SO3 khuynh hướng polymer hoá – liên kết với các hàng xóm,
tạo thành chuỗi dài hơn  hoá lỏng/ hoá rắn
1.4.1 Hoá tính của SO2

 Tại sao H2SO3 lại có mùi diêm cháy?  khi SO2 tan trong nước, mốt số rất ít tạo
thành H2SO3 còn lại tồn tại dưới dạng SO2.nH2O
(TT) -bài học

 Tính khử và tính oxi hoá của một chất không phải tính đặc hữu (cố định) mà phụ
thuộc vào chất tham gia phản ứng và đk phản ứng
1.4.3 Hoá tính của SO3

SO3  có số oxi hoá +6  có khuynh hướng nhận thêm electron  tính oxi hoá 
thể hiện tính oxi hoá áp đảo

Từ SO3  không dùng để tạo ra H2SO4:  vì


phản ứng rất lộn xộn, toả nhiều nhiệt và tạo ra lớp sương mù của H2SO4
 Có phương pháp khác trong công nghiệp:

1.5 Acid và muối cuả Sulfur

H,SO, và muối sulfite có tính khử đặc trưng


+ H,SO, và muối sulfite có tính khử đặc trưng
+ Bị oxy hóa ngay lập tức bởi các chất oxy hóa như Cl2, Br2, I2, KMnO4, thành acid
sulfuric hoặc muối sulfate
H,SO, và muối sulfite thể hiện tính oxy hóa khi tiếp xúc với các chất khử mạnh như HạS
hay HI sinh ra sulfur tự do hay H2S
1.5 Tính chất của acid Sulfulric

 Nhớt như dầu  vì có các liên kết hydrogen với nhau  chất nào có càng nhiều
liên kết hydrogen thì liên kết các phân tử với nhau sẽ càng gắng kết
 Nhiệt độ sôi và nóng chảy cao vì 2 nguyên nhân
+ liên kết hydrogen chặt  có khuynh hướng hoá lỏng hơn hoá khí
+ H2SO4 phân tử lượng nặng có 4 nguyên tử Oxygen + S nặng  có khuynh
hướng ở thể lỏng
 Nhiệt độ sôi và nóng chảy cách nhau khá lớn
+ Ưu điểm: H2SO4 ở thể lỏng  dùng như dung môi
+ Nhược điểm: H2SO4 khó bay hơi  để loại bỏ H2SO4 rất khó  thường tách chất
bằng nhiệt độ sôi  nên dùng pp khác
 H2SO4 tinh khiết không dẫn điện  vì không phân ly  H2SO4 hoà vào nước thì
càng loãng càng dẫn điện và nồng độ dẫn điện tốt nhất là 30% H2SO4  dẫn điện
được là nhờ H2O dung môi ion hoá rất tốt
 Khi pha loãng H2SO4 đặc, không đổ nước vào acid vì khối lượng riêng
( dH2O < dH2SO4 ) không vào đi vào khối acid và sẽ bị tích tụ trên bề mặt – có nồng
độ acid lớn trên bề mặt  bắn acid vào người dùng
1.6 Tính chất của muối Sulfate
Muối sulfate (muối sunfat) dễ kết tinh, khi kết tinh thường ngậm nước, dễ tan trong nước
(trừ một vài sulfate ít tan hoặc không tan như sulfate của kim loại kiềm thổ, chì...)
Muối sulfate của các kim loại nhẹ như kiềm hoặc kiềm thổ rất bền nhiệt.
Muối sulfate của kim loại nặng kém bền nhiệt hơn, bị nhiệt phân khi nấu nóng mạnh
o Muối sulfate của kim loại hóa trị III (như Fe2(SO4)3, Al2(SO4)3) dễ bị nhiệt
phân nhất ngay từ 500°C
1.6.1 Hoá tính của Acid Sulfuric
H2SO4 loãng thể hiện tính acid mạnh  khi ở trạng thái đặc nóng thể hiện tính oxi hoá
H2SO4, đặc nóng là một chất oxy hóa mạnh, có thể oxy hóa được rất nhiều đơn chất và
hợp chất, rồi chuyển hóa thành SO2, S, hoặc H2S
1.6.2 Phân loại Sulfide
Chỉ có các kim loại kiềm và kiềm thổ tạo ra các muối bisulfide/sulfide dễ tan trong nước,
còn đa số các muối sulfide khác đều ít tan hoặc không tan. Trong số các sulfide không tan
trong nước, một số tan được trong acid
Các sulfide được chia làm 3 loại: sulfide acid, sulfide base, và sulfide lưỡng tính
Chương 6: Các Nguyên tố nhóm 15 ( Nhóm VA)
1.1 Giới thiệu chung
Nhóm 15 gồm N (nitrogen hay nito), P (phosphorus hay photpho), As (arsenic hay asen),
Sb (antimony hay antimon), Bi (bismuth hay bitmut) N và P là phi kim, As và Sb là á kim
và Bi là kim loại.
Cấu hình electron lớp ngoài cùng là ns2np3
Các nguyên tố đều có khả năng thu thêm 3e : X + 3e- → X3-, tuy nhiên khả năng này yếu
và khó khăn hơn
 Nguyên nhân nhận 1e và 2e dễ hơn 3e rất nhiều là vì cấu hình opital 2s22p3
 trạng thái điền đầy phân nữa là trạng thái bền
Từ trái sang phải, năng lượng ion hoá tăng dần  vì trái sang phải thêm electron vào
cùng lớp vỏ  kích thước nguyên tử tăng không nhiều  điện tích hạt nhân tăng  các
electron sẽ hút về hạt nhân về càng nhiều  khó dứt electron ra khỏi nguyên tử
Năng lượng ion hóa giảm từ N đến Bi và năng lượng ion hóa của các nguyên tố trong
nhóm 15 (ở trạng thái nửa bền) lớn hơn nhiều so với các nguyên tố tương ứng trong
nhóm 14
Tất cả các nguyên tố đều tồn tại dưới dạng đa nguyên tử và đều có nhiều dạng thù hình
(ngoại trừ N)
 Giống với Florin, opital lớp ngoài cùng đều tham gia liên kết và cũng có sự tham
gia của các obital khác  liên kết cũng đa dạng hơn, hợp chất có nhiều nguyên tử
hơn
Ở điều kiện bình thường, chỉ có N là ở thể khí, còn các nguyên tố còn lại thì ở thể rắn
Từ N đến Bi, nhiệt độ sôi tăng và nhiệt độ nóng chảy cũng tăng, trừ Bi.
N có số cộng hóa trị cực đại bằng 4, trong khi các nguyên tố khác trong nhóm có thể có
số cộng hóa trị cực đại lớn hơn 4.
 Các trường hợp ngoại lệ:

 Từ bảng có 4 xu hướng: mỗi con sô dưới ct là năng lượng liên kết ( năng lượng tối
thiểu để bẻ gãy 1 lk);
o 1) tình từ N-H trở xuống thì năng lượng liên kết giảm
Tại sao N-H > P-H: do kích thước nguyên tử  kích thước nguyên tử phi kim lớn
 tuân theo quy tắc kéo căng  H có kích thước cực nhỏ  cắm H lên N  các
H không đẩy nhau  không làm kéo căng  tuân theo quy tắc từ trên xuống, lực
liên kết giảm dần.
o

 Từ N-H đén As-H thì kích thước nguyên tử ngày càng tăng  liên kết sẽ dài hơn
và độ xen phủ giảm  độ liên kết sẽ yếu đi
+ Khi tạo liên kết ở giữa liên kết sẽ có sự xen phủ electron giữa 2 nguyên tử tham
gia – các electron, các obital của nguyên tử này xen phủ giữa các electron và obital
của nguyên tử kia  liên kết bền hay không nhờ vào nguyên tử
+ Yếu tố chắn  đối với loại nguyên tử lớn sẽ có càng nhiều lớp electron 
những electron lớp ngoài – electron tham gia liên kết sẽ bị chắn bởi electron chính
giữa khỏi sức hút hạt nhân  các electron dễ bị tách ra khỏi nguyên tử
o 2) từ N-H ngang qua N-O: giảm từ phải sang trái

 Khi tạo liên kết ; kích thước nguyên tử N < F và F nhỏ, 2 nguyên
tố liên kết lại mà mỗi nguyên tố có 6 electon vây quanh  các electron của mỗi
nguyên tố ở gần nhau  sẽ đẩy nhau  liên kết bị kéo căng  càng dễ bị bẽ gãy
 N-Cl có Cl có kích thước lớn hơn N  ảnh hưởng kích thước lớn hơn lực đẩy
electron  N-Cl nhỏ hơn N-F
 N-H có 6 electron còn H không có  tránh được việc đẩy electron  N-H có
năng lượng liên kết lớn nhất
o 3) liên kết đơn, đôi và ba của Nitrogen ( N-N; N=N; N≡N)  mỗi lần tăng 1
liên kết năng lượng liên kết tăng khá nhiều

Ở ( N≡N)  các electron đẩy nhau có khuynh hướng ở xa nhất, nằm


ở 2 đầu  lực đẩy thấp hơn  lực liên kết cao nhất
 liên kết N ≡ N (bản chất liên kết rất bền)  vì N ≡ N chỉ bền thứ 2 sau C ≡ O  vì
có 2 liên kết pi và kích thước nguyên tử N nhỏ  sự xen phủ electron càng lớn
nhiều hơn các nguyên tố lớn  Chỉ có N mới tạo được các hợp chất bền như N2,
NO, HCN, [N3] và [NO2]* do liên kết pπ -pπ bền. Ngược lại, liên kết pπ-pπ của P
lại không bền.
o 4)

VD NF5 và PF5   Nitrogen kích thước nhỏ mà F > N  bề


mặt sẽ chen chút F  mà F có những cặp electron xung quanh  electron đẩy
nhau – tức là đẩy F ra  lằm tăng liên kết  liên kết càng yếu

Nhìn chung, từ N đến Bi, độ bền liên kết với các nguyên tố khác giảm.
Tuy nhiên, các liên kết N-N, N-F, N-CI và N-O lại yếu hơn liên kết N-H và các liên kết
tương ứng của P.
Chỉ có N mới tạo được các hợp chất bền như N2, NO, HCN, [N3] và [NO2]* do liên kết
pπ -pπ bền. Ngược lại, liên kết pπ-pπ của P lại không bền.
N không có các orbital d hóa trị làm hạn chế khả năng tạo các liên kết như dn-pn hoặc
dπ-dπ, dẫn đến hạn chế hóa tính và khả năng tạo phức chất.
Chỉ có N mới tạo ra được liên kết hydrogen mạnh đáng kể

2. Đơn chất của Nitrogen (N2) – giống Hydrogen (H2)


N2 là khí không màu, không mùi, không vị và không độc.
N có 2 đồng vị bền là 14N và 15N
N2 tan rất ít trong nước và có t nóng chảy cũng như t sôii thấp , kém hoạt động ở điều
kiện bình thường.
Tuy nhiên, N2 trở nên hoạt động khi tăng nhiệt độ hoặc thêm chất xúc tác.
Phản ứng với kim loại để tạo thành nitride ion (hay nitrua ion) và với phi kim để tạo
thành nitride cộng hóa trị
Lưu ý: khi ghi phương trình phải có đk là nhiệt độ (T) và chất xúc tác
3. Điều chế Nitrogen

4. Tính chất của Phosphorus (P)


Phosphorus có 3 loại tinh thể quan trọng nhất là phosphorus trắng (độc nhất vì dễ phản
ứng dễ hoạt động và nó không bền), đỏ và đen.
P trắng không tan trong nước và dễ bị oxi hoá.
P đỏ thu được khi đun nóng P trắng ở 300oC trong môi trường trơ trong nhiều ngày và P
đỏ là chất rắn không mùi, không độc, không tan trong nước. P đỏ tồn tại dưới nhiều dạng
tinh thể khác nhau và tạo thành các mạng tinh thể kéo dài không xác định.
P tím là một dạng của P đỏ. P đen là tinh thể bền vững nhất nên kém hoạt động nhất, gồm
2 cấu trúc tinh thể, P đen α và P đen β:
P đen α tạo thành khi P đỏ được đun nóng ở 530°C trong một ống đậy kín. P đen α kém
hoạt động, không bị oxy hóa bởi không khí, có thể thăng hoa trong không khí, không dẫn
điện, có cấu trúc tinh thể dạng đơn nghiêng hoặc khối mặt thoi
P đen β tạo thành khi đun nóng P trắng ở 200°C và áp suất cao. P đen β cũng kém hoạt
động, không cháy trong không khí cho đến 400°C, 20 dẫn điện, có cấu trúc gợn sóng
Về tính hoạt động
P trắng > P đỏ > P đen
5. Hợp chất của Nitrogen vói Hydrogen -NH3
NH3 có thể cho 3 loại phản ứng đặc trưng: phản ứng cộng, phản ứng khử và phản ứng thế
Lưu ý: phải hiểu 3 phản ứng
Tại sao Nitrogen triodide ( Ni3•NH3) lại dễ nổ là vì liên quan đến các electron vây quanh
 lực liên kết căng  dễ nổ
 HNO3 mang tính oxi hoá vì N có oxi hoá +5, không thể hiện tính khử  HNO3 là
acid mạnh đẩy kim loại đến oxi hoá tối đa đẩy phi kim đến dương cực đại
6. Tóm tắt
7. Nitric Acid và muối nitrate
Hỗn hợp gồm 1 thể tích HNO3 đặc và 3 thể tích HCl đặc được gọi là dung dịch cường
toan, trong đó HNO3 có thể oxy hóa được cả HCI
8. Acid Phosphoric và muối phosphate (H3PO4)
Phosphoric acid (hay axit photphoric), H3PO4 là chất rắn không màu, dễ tan chảy, có
t nóng chảy = 42°C.
Cấu trúc phân tử H3PO4 gồm P ở trung tâm, một liên kết P=O và 3 liên kết P-OH tạo
thành hình khối tứ diện.
Giữa các phân tử H3PO4 có lực liên kết hydrogen mạnh giúp liên kết các phân tử
H3PO4 lại với nhau thành cấu trúc tinh thể lớp. Tuy nhiên, tinh thể H3PO4 dễ chuyển
dạng lỏng và nhớt giống siro
 H3PO4 ở dạng lỏng và nhớt  có nhiều vị trí tạo liên kết hydrogen  nên liên
kết H3PO4 mạnh hơn, dễ cô đặc hơn
H3PO4 tan tốt trong nước, là acid 3 lần, mạnh trung bình
v rất bền và không thể hiện tính oxy hóa, ngoại trừ ở nhiệt độ rất cao.
 Khi bị nhiệt phân tạo thành cấu P-O-P  Sản phẩm tạo thành có cấu trúc cầu P-O-
P được gọi là phosphate ngưng tụ và quá trình nhiệt phân như trên có thể được
xem như là quá trình ngưng tụ
H3PO4 cho 3 loại muối: muối trung tính (phosphate hay photphat) và 2 loại muối acid
(hydrogen phosphate và dihydrogen phosphate)
Chương 7: Các nguyên tố nhóm 14 (Nhóm IVA)
Nhóm 14 gồm C (carbon hay cacbon), Si (silicon hay silic), Ge (germanium hay
gecmani), Sn (tin hay thiếc), Pb (lead hay Pb)
C là phi kim, Si và Ge là á kim, Sn và Pb là kim loại.
Cấu hình electron lớp ngoài cùng là ns2np2
Các nguyên tố thể hiện 2 xu hướng: nhường 2, 4 electron hoặc nhận 4 electron.

Từ C đến Pb, tính oxy hóa giảm và tính khử tăng


Các nguyên tố có các số oxy hóa -4, +2 và +4.
 Chỉ có carbon số oxi hoá ± 4
C có số phối trí (SPT) là 2, 3 & 4 (tương ứng lai hóa sp, sp2, sp3), Si có SPT cực đại là 6
(tương ứng lai hóa sp3d2), nhưng đặc trưng là 4, còn các nguyên tố khác là 6 & 4
2. Khái quát chung
Nhiệt độ sôi và nhiệt độ nóng chảy của carbon khá cao  vì lấy kết quả từ kim cương
+ Carbon có bao nhiêu electron thì sử dụng hết
+ Carbon tạo ra các mạch đồng thể  có khuynh hướng liên kết với nhau (nối đôi, nối
ba)  mạch đồng thể rất bền
 Liên kết carbon rất bền
3. Đơn chất của Carbon – Các dạng thù hình
Carbon có 4 dạng thù hình chính gồm kim cương, graphite (graphit hay than chì), carbon
vô định hình, vật liệu nano carbon (fullerene, graphene, ống nano carbon)

Kim cương là chất tinh thể rắn, trong suốt, là dạng thù hình nửa bền (metastable) của C,
nghĩa là tồn tại bên ngoài như dạng bền nhưng về mặt nhiệt động học thì không bền như
các dạng thù hình khác
 Graphite là dạng thù hình bền nhất của dạng thù hình carbon đk bth
Kim cương có khối lượng riêng lớn hơn graphite (Pgraphite = 2,25 g/cm³ vs. Pkim
curong = 3,51 g/cm³).
Kim cương có mạng nguyên tử phối trí lập phương. Mỗi nguyên tử trong kim cương tạo
thành 4 liên kết bền vững: đối xứng và đồng nhất với 4 nguyên tử xung quanh (lai hóa
sp3). Do đó kim cương nằm trong số những vật liệu cứng nhất và dẫn nhiệt tốt nhất,
nhưng kém hoạt động về phương diện hóa học.
 Kim cương tạo ra từ các liên kết đơn của carbon (carbon có bao nhiêu electron sử
dụng hết)  carbon liên kết sẽ không có sự đẩy electron  liên kết bền vững
 Sự sắp xếp của carbon trong kim cương
Kim cương có t nóng chảy > 3500°C và t sôi = 4827°C
Kim cương là vật liệu cách điện tốt.
4. Đơn chất của carbon – graphite
Graphite là chất tinh thể lớp mềm, có màu xám đậm, có ánh kim có cấu trúc lớp lục
phương. Các nguyên tử C trong mỗi lớp liên kết với nhau (lai hóa sp2) thành phân tử
khổng lồ C2∞ tạo từ các vòng 6 cạnh.
Graphite là dạng thù hình bền nhất của C ở điều kiện thường, chuyển hóa thành kim
cương ở điều kiện áp suất và nhiệt độ cao. Graphite được chia làm α-graphite thường gặp
(cấu trúc lục giác) và β-graphite (cấu trúc khối 6 mặt thoi), rất giống nhau về tinh chất vật
lý và chỉ khác nhau về cách xếp chồng các lớp graphene lên nhau

Trong từng lớp, các nguyên tử C liên kết với nhau bằng liên kết cộng hóa trị. Tuy nhiên,
giữa các lớp với nhau thì lực liên kết là lực van der Waals. Do đó, graphite dễ tách thành
lớp ra và dùng làm chất bôi trơn.
 Graphite mềm, xốp  sự trượt của các lớp với nhau
 Graphite là dẫn điện và kim cương không dẫn điện vì C có 4 electron vây xung
quanh mà cấu trúc graphite chỉ có liên kết 3 electron còn 1 electron ( tạo lk pi
không định chỗ) – trải rộng khắp graphite  graphite dẫn điện
 graphite dẫn điện mang tính dị hướng ( dẫn điện theo 1 hướng- theo chiều ngang
giữa các lớp graphite)  vì giữa các lớp lk Vanderwall yếu mà liên kết càng mạnh
sẽ kéo các phân tử càng gần  các lớp có khoảng cách đủ để ngăn cách electron
chạy giữa các lớp
So sánh graphite và kim cương
5. Carbon Vô định hình
Là dạng thù hình không có cấu trúc tinh thể
Tính chất phụ thuộc vào tỉ lệ của các liên kết lai hóa sp2 và sp3. Nếu có nhiều sp3 hơn thì
gọi là C vô định hình tứ diện hoặc C vô định hình giống kim cương. Nếu có nhiều sp2
hơn thì gọi là C vô định hình giống graphite
Than đá và carbon đen (hay muội than) là những ví dụ tiêu biểu của C vô định hình.
6. Các vật liệu nano carbon – Fullerene
Fullerene gồm C60, C70, C76, C78, C80 và C84
C60 gồm các nguyên tử C liên kết với nhau thành các mạch vòng ngũ
giác hoặc lục giác gồm 5 hoặc 6 nguyên tử. Các mạch vòng này lại
liên kết với nhau thành một mạng lưới hình cầu.

Có 2 loại liên kết: liên kết đôi (giữa các hình lục giác) và liên kết đơn ( giữa lục giác và
ngũ giác)
7. Đơn chất carbon – graphene- đơn lớp  các đơn lớp sẽ tạo thành graphite – liên
kết với nhau bằng liên kết Vanderwall
Graphene là vật liệu nhẹ nhất, mỏng nhất và cứng nhất
Dễ uốn, dễ kéo, dễ bẻ gập.
Dẫn điện tốt hơn Cu và Ag
Dẫn nhiệt tốt hơn kim cương
Trong suốt nhưng lại hấp thụ mạnh ánh sáng khả kiến  trong suốt do graphene
mỏng, (dày 1 nguyên tử) khả năng hấp thụ ánh sáng không đủ
8. Tóm tắt

Chương 8: CÁC NGUYÊN TỐ PHÂN NHÓM PHỤ


1. Cấu hình electron

 Điểm chung: các nhóm có 1 hoặc 2 electron ở lớp s và không có lớp p  các
electron dư điền vào lớp d
 Số nhóm trùng với electron hoá trị
 Tại nhóm 1 và 2 bởi xét opital s
 Ở nhóm III, IV, V thì các electron đều điền lần lượt vào opital d  tại sao nhóm

VI :  Vì d4s2 không bền  xu hướng tạo bán bền vững


2. Đặc điểm chung
Các nguyên tố d có nhiều trạng thái oxy hóa dương khác nhau, từ +1 đến +8
• Lớp n có 1-2 electron — dễ nhường các electron này, tạo cation — nguyên tố d đều là
kim loại
Lớp (n-1) thường chưa bão hòa, E(n-1)d ~ Ens → (n-1)d có khả năng trở thành hóa trị và lần
lượt cho đi từng e một cho đến hết — các nguyên tố d có nhiều số oxy hóa dương và cách
nhau 1 đơn vị
Vd: Cr: +2, +3, +4, +5, +6
Mn: +2, +3, +4, +5, +6, +7
 Số oxy hóa dương nhỏ nhất là +2 (riêng phân nhóm IB là +1)
 Số oxy hóa dương lớn nhất = số thứ tự nhóm.
Các nguyên tố d có số oxy hóa dương thấp thể hiện tính kim loại (giống với kim loại s, p
có cùng số oxy hóa).
Các nguyên tố d có số oxy hóa dương cao (≥ +4) thể hiện tính phi kim
Các hợp chất với nguyên tố d có số oxy hóa thấp — liên kết ion (thể hiện tính kim loại)
Các hợp chất với nguyên tố d có số oxy hóa cao — liên kết cộng hóa trị (phi kim)

 tnc của TiCl3 > TiCl4


Các hợp chất với nguyên tố d có số oxy hóa thấp — thể hiện tính base Vd: CrO,
Cr(OH)2, MnO, Mn(OH)2 + acid → muối
Các hợp chất với nguyên tố d có số oxy hóa cao — thể hiện tính acid
Bán kính nguyên tử của các kim loại d đều nhỏ hơn nhiều so với bán kính của các kim
loại họ s trong cùng một chu kỳ
3. Tính chất vật lý

 Trục hoành liệt kê các nhóm 1 12; trục tung năng lượng phân ly
 Màu xanh dương: phân nhóm d  năng lượng phân ly nhóm d lớn hơn các kim
loại nhóm s  tại vì đi từ trái sang phải  kích thước nguyên tử d nhỏ hơn nhóm
s nhiều  lực hút hạt nhân với các electron lớp ngoài mạnh hơn  năng lượng
phân ly mạnh hơn
 Từng lớp s,d có các electron điền vào obital s,d trong đó  kích thước nguyên tử
tăng lên không đáng kể ( gần như không tăng)  điện tích hạt nhân tăng thêm
tuyến tính  lực hút giữa hạt nhân và electron càng mạnh  kéo electron về hạt
nhân  nguyên tử nhóm d < nguyên tử nhóm s
4. Tính hoá học
Nhìn chung, các kim loại d kém hoạt động hơn các kim loại s tương ứng trong một
chu kỳ.  năng lượng phân ly, năng lượng ion hoá cao  bền
5. Khái niệm chung về phức chất
Phức chất là những hợp chất phức tạp trong đó nguyên tử hay ion kim loại thuộc họ d
(chất tạo phức) liên kết với một nhóm nguyên tử hay ion ( phối tử -ligand)

• Cầu nội là các ion phức tích điện âm hay dương


trong ngoặc [ ].
• Cầu ngoại là các ion đơn giản bên ngoài Vd:
 Cầu ngoại có tác dụng cân bằng điện tích

Cầu nội gồm nguyên tử hay ion kim loại trung tâm, gọi là chất tạo phức, và những
nguyên tử, ion, hoặc phân tử bao quanh (CO, NH3, CN-...), gọi là phối tử (ligand)
Sự sắp xếp các phối tử xung quanh ion trung tâm gọi là sự phối trí (coordination)
Số vị trí sắp xếp xung quanh ion trung tâm trên những khoảng cách gần nhất và theo một
trật tự nhất định gọi là số phối trí (coordination number)
• Có 3 loại phức chất:
 Phức cation: chất tạo phức là ion dương, phối tử là những phân tử trung hòa
(NH3, H₂O...) Vd: [Co(NH3)]Cl3, [Cr(H2O)6]Cl3
 Phức anion: Chất tạo phức là ion dương, các phối tử là các anion Vd: Na[BF4],
K[Fe(CN)6]
 Phức trung hòa: Chất tạo phức là nguyên tử trung hòa và phối tử là những phân tử
trung hòa, hoặc chất tạo phức là ion dương và phối tử là những phân tử trung hòa và ion
âm
Vd: [Ni(CO)4], [Co(NH3)3Cl3]
Phối tử đóng vai trò Lewis base, cho cặp electron cho ion kim loại trung tâm
 Ở trong phức chất, liên kết phối tử và chất tạo phức là lk cho và nhận – Phối tử
(ligand) cho và chất tạo phức nhận
Các phối tử cứng gồm N, O, F
Các phối tử mềm gồm P, S, CI
6. Danh pháp
7. Lý thuyết về liên kết trong phức chất
Có 3 lý thuyết chính để giải thích sự tạo thành và tính chất của các phức chất:
• Thuyết liên kết hóa trị (valance bond theory):
• Thuyết trường tinh thể (crystal field theory)
• Thuyết orbital phân tử (molecular orbital theory)
7.1.1 Thuyết liên kết hoá trị
Sự tạo phức là phản ứng giữa Lewis base (phối tử L) và Lewis acid (chất tạo phức) với sự
hình thành liên kết cộng hóa trị cho – nhận, M - L.
• Một orbital lai hóa trống của kim loại trung tâm có thể nhận cặp electron từ phối tử để
tạo thành liên kết σ.
Cấu hình không gian của phức chất tạo thành (phân tử hoặc ion) được giải thích bằng sự
lai hóa các orbital hóa trị của chất tạo phức.
B1:Xác định số oxi hoá Co  lấy bản tuần hoàn xem cấu hình Co: [Ar] 3d74s2  vì
[CoF6]3- có -3 electron  Co: [Ar] 3d6  vẽ cấu hình electron tự do 
B2: xem cấu hình Co không gian (bát diện - octa) -sp3d2  Vẽ Co tạo phức trong bảng
Cách vẽ : B1: vẽ Co tạo phức giống Co tự do  theo obital lai hoá thì phải có 1s trống 3
obital p trống và 2 opital d trống 
B2: 4s trống mà theo lk hoá trị thì chất tạo phức trong trường hợp một orbital lai hóa
trống của Co để tạo liên kết σ  4s đã thoả đk  còn p3d2  p ở 4p kế bên  còn 2
opital d trống

TH1:
 Phức chất có tính thuận từ có electron độc thân vậy TH1 không thoả mãn

TH2:
 TH2 thoả mãn
Hỏi là có bao nhiêu electron độc thân, tính thuận từ và nghịch từ? đáp án  ( từ phút 18)
Vd2:
Xác định số oxi hoá Ni  lấy bản tuần hoàn xem cấu hình Ni  vẽ cấu hình electron tự
do  Vẽ tự do trước  xem cấu hình Ni không gian (tứ diện – tetra) -sp3 Vẽ Ni tạo
phức trong bảng  đầu tiên vẽ Ni tạo phức giống Ni tự do  theo obital lai hoá thì phải
có 1s trống 3 obital p trống và 2 opital d trống  để trống cần phải ghép đôi: bỏ  ở 4s
 chuyển electron 4s chuyển sang obital d ( Lưu ý: vì 3d và 4s có mức năng lượng gần
nhau nên mới có thể chuyển)  còn 3p trống  lấy 4p ở kế bên  Lưu ý: vì nghịch từ
(không có electron tự do)
7.1.2 Ưu điểm và nhược điểm thuyết lk hoá trị
1. Ưu điểm:
Rõ ràng, dễ hiểu
Thuyết liên kết hóa trị giải thích được.
 Số phối trí của phức
 Cấu hình không gian của phức
 Tính chất từ của phức, dù khá đơn giản
2. Nhược điểm:
Không cho phép giải thích và tiên đoán về quang phổ của hợp chất
Về tính chất từ của phức, chỉ biết số electron độc thân chứ không cho biết gì hơn
Không giải thích được tại sao một số phối tử tham gia tạo thành các phức spin thấp trong
khi các phối tử khác lại tham gia tạo thành các phức spin cao.
Không có những đặc trưng định lượng về độ bền liên kết
7.2 Thuyết trường tinh thể
• Phức chất được tạo thành nhờ vào lực tương tác tĩnh điện giữa ion trung tâm (chất tạo
phức) và các phối tử (ion hay phân tử có cực)
• Chỉ có ion trung tâm được khảo sát trên cơ sở cấu hình electron của nó và những biến
đổi do ảnh hưởng của điện trường phối tử.
• Các phối tử được coi là các điện tích điểm, “không có cấu trúc”, phân bố đối xứng
quanh ion tạo phức.
• Các phối tử được coi là các điểm điện tích âm tương tác mãnh liệt với ion dương trung
tâm bởi lực hút của hạt nhân và lực đẩy của các orbital nguyên tử.
• Hiệu ứng đẩy này làm thay đổi năng lượng của các orbital nguyên tử của ion trung tâm
7.2.1 Trường hợp phức bát diện
|Đối với trường hợp phức bát diện (octahedral):
Trong nguyên tố chuyển tiếp, ban đầu 5 orbital nguyên tử d có năng lượng tương đương
nhau.
 Nếu kim loại họ d ở trạng thái tự do hoặc là các ion tự do  obital d ở mức năng
lượng thấp nhất  tại vì các obital d ở cùng mức năng lượng nên vẽ ngang nhau

 Nếu kim loại chuyển tiếp tham gia lk  khi tham gia lk tạo phức  các phối tử
phân bố đều xung quanh kim loại trung tâm  phân bố theo kiểu phân bố đối
xứng cầu (xung quanh chất tạo phức)  năng lượng phân lớp d tăng lên  vì khi
lk phối tử  các electron của phối tử sẽ đẩy các electron của chất tạo phức 
nâng mức năng lượng của obital

 Phân bố theo kiểu phân bố đối xứng cầu (xung quanh chất tạo phức)  các obital
d có mức năng lượng đều nhau
Trong phúc bát diện (và tương tự với phức tứ diện), ta có dε < do < dγ. Ở đây do là năng
lượng của các electron trong các orbital d của kim loại chuyển tiếp trong trường đối xứng
cầu

 Nếu không có phân bố đối xứng cầu, theo cấu hình bát diện   5 hình

còn lại miêu tả obital d của chất tạo phức, có cách khác để biểu diễn 
vùng màu xanh dương là vùng electron tập trung nhiều nhất

• Các orbital nguyên tử d tương tác với các ligand xung quanh sẽ bị tách thành 2 nhóm:
nhóm có năng lượng cao hơn (eg hay dγ) & nhóm có năng lượng thấp hơn (t2g hay dε).
Với phức bát diện, các ligand nằm trên trục của các orbital d(x2-y2) và d(z2) nễn mật độ
electron ở đây rất cao và 2 orbital này sẽ có mức năng lượng cao hơn.
 orbital d(x2-y2)  các phối tử phân bố theo không gian bát diện ( hình cầu màu
nâu)  4 trong 6 phối tử nằm nằm cùng hướng và nằm gần vùng xanh dương ( tập
trung nhiều electron của chất tạo phức)  lực đẩy electron của chất tạo phức-vùng
xanh dương và electron các phối tử mạnh nhất ở những vị trí đồng trục 
orbital d(x2-y2) vẽ mức năng lượng cao hơn mức năng lượng đối xứng cầu

 opital d(z2)  mật độ electron tập trung theo trục z  thì 2 trong 6 nằm đồng trục
với trục tập trung nhiều electron của chất tạo phức  lức đẩy của chất tạo phức-
vùng xanh dương và electron các phối tử mạnh nhất  nâng mức năng lượng d(z2)
 Trong 3 trường hợp dưới: các phối tử không nằm đồng trục với vùng xanh dương
 nằm ở xa hơn  ảnh hưởng lực đẩy của phối tử và chất tạo phức yếu hơn 
mức năng lượng thấp hơn mức năng lượng của orbital d(x2-y2) và d(z2)

 Xét mức năng lượng của 3 obital với 5 obital đối xứng cấu  các phối tử trong
dxy, dxz, dyz nằm xa hơn các phối tử đối xứng cấu  mức năng lượng thấp hơn
đối xứng cầu
Hiện tượng này gọi là hiện tượng tách mức năng lượng d

 được gọi là năng lượng tách, trong phức bát diện ký hiệu là o và trong phức t diện ký
hiệu là T (T ≈ 4/9 o)
 phụ thuộc cấu hình của phức chất, bản chất của chất tạo phức và bản chất phối tử:
 Đối với một loại phức chất của các nguyên tố d trong cùng phân nhóm,  tăng lên theo
chiều tăng điện tích hạt nhân  khi tăng điện tích hạt nhân  kích thước nguyên tử càng
lớn  có nhiều electron ở phân lớp  lực đẩy electron của phối tử và kim loại ngày càng
tăng  đẩy mức năng lượng opital tăng lên  đẩy  cao hơn
  tăng khi số oxy hóa của nguyên tố d tăng lên  VD: +1, +2, +3 sẽ có 1,2,3
electron lớp ngoài cùng bị bức ra ( bị ion hoá)  bị mất electron – lớp che chắn bị mất đi
 lực hút hạt nhân và phối tử càng tăng  sẽ làm cho  cao hơn
 Với cùng ion trung tâm và cùng một cấu hình phức,  sẽ càng lớn nếu điện trường của
phối tử càng mạnh  phối tử càng mạnh (điện trường phối từ càng mạnh) ảnh hưởng tới
sự đẩy của electron ( sự đẩy tăng lên)  điện trường đẩy electron của chất tạo phức ra xa
hơn  nâng mức năng lượng của obital ra xa hơn  sẽ làm cho  cao hơn
Nhớ trình tự của: Cl- < F- < H2O < NH3 < CN- < CO
Theo nguyên lý vững bền: electron sẽ sắp xếp vào các orbital có năng lượng thấp đến
cao.
Theo quy tắc Hund: các electron sắp xếp sao cho tổng số electron độc thân lớn nhất
Khi trong orbital d của kim loại có từ 1 đến 3 electron

Khi trong orbital d của kim loại có từ 4 đến 7 electron:


Trạng thái có tổng spin lớn nhất (số electron độc thân max) là trạng thái spin cao.
Trạng thái trong đó một số electron phải ghép đôi ở orbital tg (hay dε) gọi là trạng thái
spin thấp
 Từ đây, phụ thuộc năng lượng ghép đôi electron (là năng lượng cần thiết để ghép
đôi 2 electron độc thân ở các orbital d ban đầu, ký hiệu là Ep hay P) mà sẽ tạo
phức spin cao hay thấp
o < Ep Phức spin cao
o > Eg: Phức spin thấp.
• Khi trong orbital d của kim loại có từ 8 đến 10 electron thì chỉ có một cách sắp xếp,
không phụ thuộc Ep, vì trong trường hợp này 3 orbital t2g đã được điền đầy
VD [𝐶𝑜F6]3-  số oxi hoá của Co = +3
Co: [Ar] 3d6  vẽ đối xứng cầu  vẽ theo bát diện  phân bố electron vào obital

 Nếu chuyển qua không gian bát diện  phối tử F trong [𝐶𝑜F6]3- nằm trong nhóm
yếu ( từ trường yếu)  sự đẩy electron yếu  các electron có su hướng dộc thân
 Kết quả spin cao
7.2.2 Đối với phức tứ diện
Đối với trường hợp phức tử diện (tetrahedral):
• Tương tác giữa các ligand với các orbital dxy, dyz, dxz, mạnh hơn (mật độ electron ở
các orbital này cao hơn) các orbital kia,  phối tử nằm gần đồng trục với vùng tập trung
electron  vì vậy các orbital dxy, dyz, dxz có năng lượng cao hơn.
 Với dx2, dz2 các phối tử không nằm đồng trục với vùng tập trung electron (nằm
xa)  nằm ở mức năng lượng thấp

Tuy nhiên, do các ligand không nằm trên trục của các orbital d dxy, dyz, dxz, nên sự khác
biệt về năng lượng các phân mức không lớn bằng trường hợp phức bát diện. Chính vì vậy
năng lượng tách là T ≈ 4/9o
VD [Ni(Co)4]: 3d8
 Để xác định các electron ghép đôi hay tách ra  nhìn vào phối tử Co – là phối tử
mạnh  tạo ra trường mạnh ( trường electron)  đẩy electron của chất tạo phức
vào gần nhau  các electron có khuynh hướng ghép đôi  trong TH này sẽ ghép
đôi 2 electron độc thân  từ tính của chất phưc là spin thấp ( không có electron
độc thân)

Tổng năng lượng của hệ (gọi là năng lượng ổn định trường tinh thể, E) là số đo năng
lượng ổn định của tất cả các electron. Tổng năng lượng hệ càng thấp thì hệ càng bền

Tổng đại số năng lượng tăng lên của 2 orbital d và năng lượng giảm đi của 3 orbital d
bằng 0. Do đó năng lượng của dε = 3/5o, và của dγ = -2/5 o
o Tính năng nượng trường tinh thể
Từ bảng trên, ta nhận thấy các cấu hình đều có năng lượng ổn định trường tỉnh thể < 0
(trong phức spin thấp thì  > Ep  spin thấp nên các electron ghép đôi  tại vì năng
lượng ghép đôi nhỏ  năng lượng ghép đôi < năng lượng tách ) nên các ion nguyên tố
chuyển tiếp trong phức bát diện bền hơn trong trường tỉnh thể đối xứng cấu  tổng năng
lượng bát diện < tổng năng lượng đối xứng cầu
Các phép tính cho phức tử diện tương tự như phức bát diện với chú ý về sự thay đổi mức
năng lượng của các orbital và T ≈ 4/9o,
7.3 Tính màu của các nguyên tố phân nhóm phụ
Do có hiện tượng tách mức năng lượng nên khi electron nhảy từ mức năng lượng thấp lên
mức năng lượng cao sẽ hấp thụ năng lượng (nằm trong vùng khả kiến ) làm cho phức
chất thường có màu sắc

Với E = 2.48 eV   λ = 500 nm


 Phức chất có màu đỏ tía vì các electron độc thân nhảy lên trên mức năng lượng
cao hơn hấp thụ 1 mức năng lượng là 2.48 eV  năng lượng đó ứng với bước
sóng có màu xanh lục  sau đó phản xạ bước sóng còn lại  kết quả trộn lẫn các
bước sóng phản xạ sẽ cho ra màu đỏ tía
Nếu  nằm trong vùng khả kiến (400 – 700 nm), ta có E = 3,1 – 1,8 eV.
Kim loại họ d có = 1 – 4 eV và  nằm trong vùng khả kiến  các electron trong các
kim loại họ d  nhảy từ mức năng lượng thấp lên cao  sẽ hấp thụ ánh sáng khả kiến 
nhờ vậy có thể thấy màu sắc của các phức chất
Nếu E < 1.8 eV thì ánh sáng bị hấp thụ nằm trong vùng hồng ngoại, không thấy được
(và tương tự cho vùng tử ngoại)
Các phối tử tạo trường mạnh như CN- thường tạo ra phức spin thấp và năng lượng tách
lớn.  lực đẩy các electron mạnh  năng lượng tách lớn  các electron có khuynh
hướng ghép đôi  spin thấp
Các phối tử tạo trường yếu như CI tạo phức spin cao, năng lượng tách nhỏ.  Giải thích
tương tự
Các phức spin thấp thường hấp thụ ánh sáng có năng lượng cao hơn (ứng với bước sóng
ngắn hơn) so với phức spin cao
Các yếu tố ảnh hưởng đến màu của phức chất gồm:
o Phối từ
o lon trung tâm
o Số oxy hóa của ion trung tâm
Từ tính của phức chất là do các electron độc thân tạo nên. Vì vậy thường các phức spin
cao có từ tính, còn các phức spin thấp thì ít hơn
 Lưu ý học ứng dụng vật liệu nano carbon, phản ứng tách nước, hydrogen

You might also like