You are on page 1of 22

CÂU HỎI THI TRẮC NGHIỆM HÓA VÔ CƠ

NĂM HỌC : HK2/2020 – 2021

1. Khuếch tán là gì?


a.
Là sự chuyển chất do chênh lệch nồng độ
b.
Là sự chuyển động các phần tử do nhiệt độ thay đổi.
c.
Là sự chênh lệch nồng độ do nhiệt độ thay đổi
d.
Là sự biến thiên nhiệt độ

2. Các đặc điểm phản ứng pha rắn?


a.
Phản ứng xảy ra trên bề mặt, không cân bằng và luôn có chất trung gian.
b.
Phản ứng do va chạm mãnh liệt ở nhiệt độ cao, tại nơi có sự thay đổi của các dòng khuếch
tán
c.
Phản ứng do sự thay đổi nồng độ của các chất, xảy ra trong quá trình các chất khuếch tán
vào nhau
d.
Phản ứng xảy ra do sự biến thiên nhiệt độ, thay đổi tính chất ban đầu do có sự thay đổi nồng
độ

3. Sản phẩm phản ứng pha rắn là một chất hóa học duy nhất.
a.
Sai
b.
Đúng
c.
Không trả lời được do không biết điều kiện của phản ứng
d.
Phản ứng pha rắn không tạo ra chất nào

4. Tại sao nhiều hợp chất có thể tạo thành do phản ứng pha rắn?
a.
Do cơ chế phản ứng xảy ra trên bề mặt
b.
Do phản ứng phức tạp.
c.
Do phản ứng xảy ra trong điều kiện phức tạp
d.
Do phản ứng xảy ra ở nhiệt độ cao trên 1000oC

5. Sản phẩm của phản ứng CaO + SiO2 là các hợp chất nào sau đây?
a.
CaO. SiO2, 2CaO. SiO2, 3CaO. SiO2
b.
Không tạo thành gì cả.
c.
Không thể xảy ra phản ứng
d.
2CaO. SiO2 và 3CaO. SiO2

6. Phản ứng hóa học là do:


a.
Là quá trình trao đổi chất do chênh lệch thế hóa
b.
Là sự biến thiên nhiệt độ
c.
Là sự chênh lệch nồng độ
d.
Các chất trong hỗn hợp phản ứng

7. Trong mô hình phản ứng tấm phẳng – Mô hình Taman


a.
Chiều dày lớp phản ứng sẽ tỉ lệ thuận với thời gian phản ứng.
b.
Chiều dày lớp phản ứng sẽ tỉ lệ nghịch với thời gian phản ứng.
c.
Chiều dày lớp phản ứng không phụ thuộc vào không gian phản ứng
d.
Chiều dày lớp phản ứng phụ thuộc vào không gian phản ứng

8. Trong mô hình phản ứng tấm phẳng – Mô hình Taman


a. Giải thích cho sự bền vững của nhôm, kẽm, thép không rỉ … do tạo lớp oxit trên bề mặt ngăn
không cho oxi khuếch tán vào bên trong gây hiện tượng ăn mòn.
b. Giải thích hiện tượng trao đổi ion trong môi trường khi bị khuếch tán
c. Giải thích hiện tượng trao đổi ion trong môi trường khi bị ăn mòn
d. Không nói lên được vấn đề gì
9. Trong phản ứng pha rắn:
a.
Mức biến đổi phụ thuộc các yếu tố cấu trúc và sự biến đổi chỉ có thể tạo dung dịch rắn
b.
Mức biến đổi phụ thuộc các yếu tố nhiệt độ, nồng độ và sự biến đổi chỉ có thể tạo dung dịch
rắn
c.
Mức biến đổi phụ thuộc các yếu tố nhiệt độ, nồng độ, thời gian và sự biến đổi chỉ có thể tạo
dung dịch rắn
d.
Không có khái niệm về mức biến đổi

10. Trong phản ứng pha rắn:


a. Mô hình tạo mầm của quá trình từ một mầm phát triển sẽ chiếm toàn bộ thể tích hạt
b. Mô hình tạo mầm của quá trình từ một mầm phát triển sẽ xảy ra theo nhiều giai đoạn khác
nhau và phụ thuộc vào điều kiện phản ứng
c. Mô hình tạo mầm của quá trình từ một mầm phát triển sẽ xảy ra theo cơ chế cho nhận trao
đổi chất và phụ thuộc vào điều kiện phản ứng
d. Mô hình tạo mầm của quá trình từ một mầm phát triển sẽ xảy ra theo điều kiện cho nhận trao
đổi chất và phụ thuộc vào điều kiện phản ứng

11. Phản ứng hóa học là:


a. Sự biến đổi chất, biến đổi liên kết
b. Xảy ra ở nhiệt độ cao
c. Các chất phản ứng trong các điều kiện khác nhau
d. Các phản ứng có sự thay đổi thành phần khoáng ở nhiệt độ cao

12. Phản ứng hóa học là:


a. Là quá trình trao đổi chất do chênh lệch thế hóa
b. Xảy ra ở nhiệt độ cao
c. Các chất phản ứng trong các điều kiện khác nhau
d. Các phản ứng có sự thay đổi thành phần khoáng ở nhiệt độ cao

13. Đặc trưng của phản ứng pha rắn:


a. Tạo ra nhiều hợp chất trung gian
b. Chỉ tạo ra một hợp chất trung gian
c. Không tạo ra hợp chất trung gian
d. Không thể xác định các hợp chất trung gian là gì

14. Trong phản ứng pha rắn, động lực của khuếch tán là:
a. Sự khác biệt nồng độ
b. Sự chênh lệch áp suất
c. Sự chênh lệch thời gian
d. Sự chênh lệch nhiệt độ

15. Dung dịch rắn là:


a. Là một hệ chất rắn đồng nhất có thành phần biến đổi gồm từ hai cấu tử trở lên
b. Là một hợp chất hóa học có thành phần biến đổi gồm từ hai cấu tử trở lên
c. Là một hợp chất hóa học có thành phần không thay đổi gồm từ hai cấu tử trở lên
d. Là một hệ chất rắn đồng nhất có thành phần gồm các pha rắn và pha lỏng
16. Cơ chế xác định phản ứng pha rắn:
a. Có thể chia làm 2 giai đoạn: phản ứng trên bề mặt và tiếp đến là chuyển chất tới vùng phản
ứng
b. Xảy ra từ tâm của dung dịch rắn để tạo mầm tinh thể
c. Khó xác định cơ chế khi xảy ra ở nhiệt độ cao
d. Phụ thuộc nhiều và thời gian và nồng độ của các chất tham gia phản ứng

17. Tính chất của các nguyên tố, các hợp chất hoá học phụ thuộc:
a. Khả năng cho – nhận electron
b. Khả năng trao đổi ion
c. Khả năng nhận electron
d. Các loại liên kết của nguyên tố/ các hợp chất hóa học đó

18. Cấu hình electron của các nguyên tố phụ thuộc:


a. Các số lượng tử
b. Các liên kết hydro
c. Lực liên kết ion
d. Lực liên kết kim loại

19. Số lượng tử quỹ đạo l:


a. Liên quan tới hình dạng đám mây electron
b. Khả năng cho – nhận electron
c. Khả năng liên kết ion
d. Liên quan đến số spin

20. Số lượng tử chính n:


a. Xác định mức năng lượng nguyên tử
b. Xác định mức liên kết ion
c. Xác định mức liên kết kim loại
d. Xác định mức năng lượng liên kết trong dung dịch phản ứng

21. Số lượng tử từ m:
a. Xác định giá trị moment động lượng quỹ đạo M của electron
b. Xác định giá trị moment động lượng quỹ đạo M của ion liên kết
c. Xác định giá trị moment động lượng quỹ đạo M của liên kết hydro
d. Xác định giá trị moment động lượng quỹ đạo M của dung dịch rắn

22. Số lượng tử spin s


a. Chuyển động tự quay của electron
b. Chuyển động của lực liên kết ion
c. Chuyển động của lực liên kết hydro
d. Chuyển động của lực liên kết ion và hydro

23. Sơ đồ mức năng lượng của nguyên tử cho biết:


a. Trật tự sắp xếp các electron theo thứ tự năng lượng tăng dần và tạo sự bền vững về mặt
năng lượng
b. Trật tự sắp xếp các electron theo thứ tự năng lượng giảm dần và tạo sự bền vững về mặt
năng lượng
c. Trật tự sắp xếp các electron theo thứ tự năng lượng tăng dần và tạo sự bền vững về mặt liên
kết
d. Trật tự sắp xếp các electron theo thứ tự năng lượng giảm dần và tạo sự bền vững về mặt
liên kết

24. Vật liệu kim loại là:


a. Hình thành từ nguyên tố kim loại và có các liên kết kim loại
b. Hình thành từ nguyên tố kim loại
c. Có các liên kết kim loại
d. Có các liên kết kim loại – cation trong đám mây electron

25. Nguyên tố phi kim loại:


a. Có tính oxy hóa và khử
b. Có tính oxy hóa
c. Có tính khử
d. Không thể hiện tính khử và oxy hóa

26. Nguyên tố kim loại:


a. Có tính khử mạnh trong phản ứng – nhường electron
b. Có tính oxy hóa mạnh – nhận electron
c. Có tính khử yếu
d. Có tính oxy hóa yếu.

27. Phân lọai theo cấu tạo phân tử, bao gồm:
a. Phân tử một nguyên tố, phân tử hai nguyên tố, phân tử gồm nhiều nguyên tử riêng rẽ, phân
tử polymer
b. Phân tử một nguyên tố, phân tử hai nguyên tố, phân tử gồm nhiều nguyên tử riêng rẽ
c. Phân tử một nguyên tố, phân tử hai nguyên tố
d. Phân tử một nguyên tố, phân tử hai nguyên tố, phân tử polymer

28. Độ âm điện của nguyên tử là:


a. Đặc trưng khả năng nguyên tử hút cặp electron liên kết về phía mình khi tham gia liên kết với
nguyên tử nguyên tố khác loại.
b. Đặc trưng khả năng nguyên tử đẩy cặp electron liên kết về phía mình khi tham gia liên kết
với nguyên tử nguyên tố khác loại.
c. Đặc trưng khả năng nguyên tử hút và đẩy cặp electron liên kết về phía mình khi tham gia liên
kết với nguyên tử nguyên tố khác loại.
d. Đặc trưng khả năng nguyên tử hút cặp electron liên kết về phía mình khi tham gia phản ứng
trong dung dịch.

29. Nguyên tử có độ âm điện:


a. Càng lớn, càng dễ thu electron, tính phi kim càng mạnh
b. Ái lực electron nhỏ
c. Năng lượng ion hóa cao
d. Càng lớn, càng dễ thu electron, tính kim loại càng mạnh

30. Các loại liên kết có trong vật liệu là:


a. Liên kết cộng hóa trị, liên kết ion, liên kết kim loại, liên kết van der Waals, liên kết hydro
b. Liên kết cộng hóa trị, liên kết ion, liên kết kim loại
c. Liên kết cộng hóa trị, liên kết ion, liên kết kim loại, liên kết van der Waals
d. Liên kết cộng hóa trị, liên kết kim loại, liên kết van der Waals, liên kết hydro.

31. Trong vật liệu ceramic, chủ yếu tồn tại các dạng:
a. Liên kết cộng hóa trị, liên kết ion
b. Liên kết cộng hóa trị, liên kết ion, liên kết kim loại
c. Liên kết cộng hóa trị, liên kết ion, liên kết kim loại, liên kết van der Waals
d. Liên kết cộng hóa trị, liên kết kim loại

32. Trong vật liệu kim loại, chủ yếu tồn tại các dạng:
a. Liên kết kim loại
b. Liên kết cộng hóa trị, liên kết ion, liên kết kim loại
c. Liên kết cộng hóa trị, liên kết ion, liên kết kim loại, liên kết van der Waals
d. Liên kết cộng hóa trị, liên kết kim loại

33. Các nguyên tố phi kim loại:


a. Liên kết có phần công hóa trị lớn
b. Liên kết có phần ion lớn
c. Liên kết van der Waals lớn
d. Liên kết có phần ion âm

34. Năng lượng ion hóa I là:


a. Năng lượng cần để chuyển một electron ra khỏi nguyên tử ở trạng thái cơ bản không bị kích
thích.
b. Năng lượng cần để chuyển các electron ra khỏi nguyên tử ở trạng thái cơ bản không bị kích
thích
c. Năng lượng cần để chuyển một electron ra khỏi vùng cấm ở trạng thái cơ bản không bị kích
thích
d. Năng lượng cần để chuyển một electron ra khỏi miền dẫn ở trạng thái cơ bản không bị kích
thích

35. Trong bảng hệ thống tuần hoàn, năng lượng ion hóa I
a. Tăng từ trái qua phải theo chu kỳ và giảm từ trên xuống theo phân nhóm
b. Tăng từ trái qua phải theo phân nhóm và giảm trên xuống theo chu kỳ.
c. Tăng từ phải qua trái theo chu kỳ và giảm từ dưới xuống theo phân nhóm
d. Tăng từ phải qua trái theo phân nhóm và giảm từ dưới xuống theo chu kỳ

36. Trong bảng hệ thống tuần hoàn, bán kính nguyên tử và ion:
a. Giảm từ trái qua phải trong cùng chu kỳ
b. Giảm từ trái qua phải trong cùng phân nhóm
c. Tăng từ trái qua phải trong cùng chu kỳ
d. Tăng từ trái qua phải trong cùng phân nhóm

37. Bán kính nguyên tử và ion khi tham gia liên kết:
a. Kích thước ion thay đổi, khoảng cách nguyên tử giảm so với tổng hai nguyên tử ban đầu
b. Kích thước ion không thay đổi, khoảng cách nguyên tử giảm so với tổng hai nguyên tử ban
đầu.
c. Kích thước ion thay đổi, khoảng cách nguyên tử tăng so với tổng hai nguyên tử ban đầu
d. Kích thước ion không thay đổi, khoảng cách nguyên tử không thay đổi so với tổng hai
nguyên tử ban đầu

38. Khi tham gia liên kết, bán kính của anion ra và bán kính của cation rk
a.
ra > rk
b.
ra = rk
c. ra + rk
d. ra - rk

39. Khi tham gia liên kết:


a. Bán kính ion thay đổi theo liên kết mà chúng tham gia
b. Bán kính ion không thay đổi theo liên kết mà chúng tham gia
c. Bán kính ion luôn cố định theo liên kết mà chúng tham gia
d. Bán kính ion không thay đổi và không phụ thuộc liên kết mà chúng tham gia

40. Hóa trị của một nguyên tố đặc trưng cho:


a. Khả năng của nguyên tử của nguyên tố đó có thể hình thành một số liên kết hoá học nhất
định.
b. Khả năng của hợp chất của nguyên tố đó có thể hình thành một số liên kết hoá học nhất định.
c. Khả năng của dung dịch của nguyên tố đó có thể hình thành một số liên kết hoá học nhất định.
d. Khả năng của nguyên tử của nguyên tố đó tham gia vào phản ứng ở nhiệt độ cao

41. Số oxy hóa dương lớn nhất của một nguyên tố:
a. Bằng số electron hóa trị của nó.
b. Lớn hơn số electron hóa trị của nó.
c. Nhỏ hơn số electron hóa trị của nó.
d. Không xác định được

42. Giả sử, coi nguyên tử như chất điểm, thì sắp xếp không gian của nguyên tử:
a. Tinh thể: các phần tử đối xứng, tuần hoàn; không kết tinh (vô định hình): các phần tử không
theo qui luật
b. Không kết tinh (vô định hình): các phần tử đối xứng, tuần hoàn; Tinh thể: các phần tử không
theo qui luật
c. Tinh thể và không kết tinh (vô định hình): các phần tử đối xứng, tuần hoàn
d. Tinh thể và không kết tinh (vô định hình): các phần tử không theo qui luật

43. Các phương pháp thực nghiệm xác định các phản ứng:
a. Phương pháp XRD xác định thay đổi cấu trúc tinh thể, phương pháp FTIR xác định thay đổi
các liên kết, phương pháp UV-Viz xác định thay đổi mức năng lượng Eg
b. Phương pháp XRF xác định thay đổi cấu trúc tinh thể, phương pháp FTIR xác định thay đổi
các liên kết, phương pháp UV-Viz xác định thay đổi mức năng lượng Eg
c. Phương pháp XRD xác định thay đổi cấu trúc tinh thể, phương pháp XRF xác định thay đổi
các liên kết, phương pháp UV-Viz xác định thay đổi mức năng lượng Eg
d. Phương pháp FTIR xác định thay đổi cấu trúc tinh thể, phương pháp XRD xác định thay đổi
các liên kết, phương pháp UV-Viz xác định thay đổi mức năng lượng Eg

44. Theo thuyết liên kết hóa trị VB


a. Liên kết: sự xen phủ các quỹ đạo electron của nguyên tử AO theo hướng xác định, mật độ
electron ở vùng xen phủ tăng
b. Liên kết: sự xen phủ các quỹ đạo electron của nguyên tử AO theo hướng xác định, mật độ
electron ở vùng xen phủ giảm.
c. Liên kết: sự xen phủ các quỹ đạo electron của nguyên tử AO theo hướng xác định, mật độ
electron ở vùng xen phủ không thay đổi
d. Liên kết: sự xen phủ các quỹ đạo electron của nguyên tử AO theo hướng không xác định,
mật độ electron ở vùng xen phủ giảm

45. Theo thuyết liên kết hóa trị VB


a. Liên kết σ: dọc trục, rất bền, ví dụ như các liên kết s – s, s – p, s – d, p – p, p – d.
b. Liên kết σ: xen phủ, rất bền ví dụ như các liên kết s – s, s – p, s – d, p – p, p – d.
c. Liên kết σ: dọc trục, kém bền ví dụ như các liên kết s – s, s – p, s – d, p – p, p – d.
d. Liên kết σ: xen phủ, kém bền ví dụ như các liên kết s – s, s – p, s – d, p – p, p – d.

46. Theo thuyết liên kết hóa trị VB


a. Liên kết π AO xen phủ theo hai phía và vuông góc với trục nối hai hạt nhân. Ví dụ p – p, p –
d, d – d.
b. Liên kết π AO dọc trục theo hai phía và vuông góc với trục nối hai hạt nhân. Ví dụ p – p, p –
d, d – d.
c. Liên kết π AO dọc trục theo hai phía và song song với trục nối hai hạt nhân. Ví dụ p – p, p –
d, d – d.
d. Liên kết π AO xen phủ theo hai phía và song song với trục nối hai hạt nhân. Ví dụ p – p, p –
d, d – d.

47. Thuyết liên kết orbital phân tử MO


a. Cho biết năng lượng vùng phản liên kết (vùng dẫn) và năng lượng vùng liên kết (vùng hóa trị)
qua hàm sóng Ψ Schrödinger
b. Cho biết năng lượng vùng phản liên kết (vùng dẫn) qua hàm sóng Ψ Schrödinger
c. Cho biết năng lượng vùng liên kết (vùng hóa trị) qua hàm sóng Ψ Schrödinger
d. Không giải thích được năng lượng của các vùng dẫn và vùng hóa trị

48. Theo thuyết vùng năng lượng trong vật liệu thì:
a. Vùng dẫn là vùng năng lượng được phép còn trống và nằm phía trên vùng hóa trị
b. Vùng dẫn là vùng năng lượng được phép còn trống và nằm phía dưới vùng hóa trị
c. Vùng dẫn là vùng năng lượng ngoài cùng và nằm phía trên vùng hóa trị
d. Vùng dẫn là vùng năng lượng ngoài cùng và nằm phía dưới vùng hóa trị

49. Theo thuyết vùng năng lượng trong vật liệu thì:
a. Vùng hóa trị là vùng năng lượng ngoài cùng, có thể được lấp đầy hoàn toàn hoặc là chỉ được
lấp đầy một phần
b. Vùng hóa trị là vùng năng lượng được phép liên kết, nằm phía dưới vùng dẫn
c. Vùng hóa trị là vùng năng lượng ngoài cùng, nằm phía trên vùng dẫn
d. Vùng hóa trị là vùng năng lượng ngoài cùng, luôn luôn phải lấp đầy và nằm phía trên vùng dẫn
50. Theo thuyết vùng năng lượng trong chất rắn có thể phân loại:
a.
Chất điện môi: độ rộng vùng cấm lớn Eg > 2eV, chất bán dẫn: độ rộng vùng cấm bé Eg < 2eV
b.
Chất điện môi: độ rộng vùng cấm lớn Eg < 2eV, chất bán dẫn: độ rộng vùng cấm bé Eg > 2eV
c.
Chất điện môi: độ rộng vùng cấm bé Eg > 2eV, chất bán dẫn: độ rộng vùng cấm lớn Eg < 2eV
d.
Chất điện môi: độ rộng vùng cấm bé Eg < 2eV, chất bán dẫn: độ rộng vùng cấm lớn Eg > 2eV

51. Theo thuyết vùng năng lượng trong chất rắn:


a. Kim loại là chất dẫn khi có vùng hóa trị và vùng dẫn chồng lên nhau, Eg = 0
b.
Kim loại là chất dẫn khi có vùng hóa trị và vùng dẫn chồng lên nhau, Eg > 0
c.
Kim loại là chất dẫn khi có vùng hóa trị và vùng dẫn chồng lên nhau, Eg < 0
d.
Kim loại là chất dẫn khi có vùng cấm và vùng hóa trị và vùng dẫn chồng lên nhau

52. Theo thuyết vùng năng lượng trong chất rắn:


a. Chỉ có các electron ở lớp ngoài cùng trong vùng hóa trị có vai trò quyết định cho khả năng
dẫn điện của vật liệu.
b. Chỉ có các electron ở lớp ngoài cùng trong vùng cấm có vai trò quyết định cho khả năng dẫn
điện của vật liệu.
c. Chỉ có các electron ở lớp ngoài cùng trong vùng dẫn có vai trò quyết định cho khả năng dẫn
điện của vật liệu.
d. Chỉ có các electron ở lớp ngoài cùng trong các vùng cấm và vùng dẫn có vai trò quyết định
cho khả năng dẫn điện của vật liệu.

53. Phát biểu nào sau đây là chính xác đối với hydrogen (H):
a.
H2 chỉ phản ứng với hầu hết các chất khác khi được đốt nóng hoặc có sự tham gia của chất
xúc tác
b.
Số oxy hóa phổ biến nhất của hydrogen là -1
c.
Phương pháp phổ biến nhất để sản xuất H2 trong công nghiệp là điện phân nước biển với
điện cực Hg.
d.
Liên kết hydrogen chỉ xảy ra giữa các phân tử H2O do lực hút tĩnh điện giữa H và O

54. Chất nào sau đây là hydride muối (hydride ion)?


a.
HCl
b. NaH
c.
SiH4
d.
NH3
55. Phản ứng nào sau đây là chưa đầy đủ:
T
a. 2H2 + O2 ⇔ 2H2O

b. H2 + Cl2 → 2HCl
c. H2 + F2 → 2HF
T
d. 3H2 + N2 ⇔ 2NH3

56. Hãy dự đoán dung môi nào sau đây sẽ hòa tan H2 nhiều hơn
a. Nước
b. Ethanol
c. Benzene
d. Acetone

57. Phát biểu: Một số kim loại như platinium (Pt) và palladium (Pd) có thể được sử dụng làm vật
liệu trữ H2
Giải thích 1: Pt và Pd có thể trữ một lượng lớn thể tích của H2 bằng cách cho các nguyên tử H
len vào các lỗ trống của mạng tinh thể
Giải thích 2: Pt và Pd có thể trữ một lượng lớn thể tích của H2 bằng cách hấp phụ và duy trì H2
trên bề mặt các nguyên tử kim loại
a. Phát biểu và giải thích về 2 cơ chế đều đúng
b. Phát biểu đúng và chỉ có cơ chế bởi giải thích 1 là đúng
c. Phát biểu đúng và chỉ có cơ chế bởi giải thích 2 là đúng
d. Cả phát biểu và 2 cơ chế đều sai

58. Chọn phát biểu đúng:


a. Liên kết hydrogen chỉ được tạo thành trong các hợp chất chứa liên kết H – O, H – N và H –
F.
b. Liên kết hydrogen chỉ được tạo thành trong các hợp chất chứa F, O, N và H
c. Trong dãy các hợp chất HnX trong cùng một phân nhóm chính (V, VI, VII), chất đầu tiên
trong dãy vì có chứa liên kết hydrogen nên luôn có nhiệt độ sôi cao nhất.
d. Tất cả các câu trên đều sai

59. Phát biểu nào sau đây về pin nhiên liệu trao đổi proton qua màng lọc (PEMFC) là sai:
a. PEMFC có năng lượng riêng theo khối lượng lớn nhưng năng lượng riêng theo thể tích thấp
b. PEMFC chuyển hóa năng lượng hóa học sang năng lượng điện
c. PEMFC nhận nhiên liệu như H2 và O2 (hoặc không khí) vào và không thải gì ra môi trường
d. Nghiên cứu vật liệu xúc tác và màng lọc là 2 trong số những hướng nghiên cứu về vật liệu
cho PEMFC đã và đang được rất quan tâm

60. Tại sao hydrogen (H) là một nguyên tố đặc biệt, không hoàn toàn thuộc một nhóm nào?

a. H có 1 electron trong orbital s của lớp vỏ ngoài cùng giống với kim loại kiềm, nhưng ở điều
kiện nhiệt độ và áp suất bình thường, H lại tồn tại ở thể khí H2 giống như các halogen
b. H có khuynh hướng cho 1 electron để tạo thành H+ giống kim loại kiềm, nhưng cũng có
khuynh hướng nhận thêm (hoặc chia sẻ) 1 electron giống với halogen
c. Các hợp chất của H như H2O, HCl, HNO3 có công thức phân tử giống với các hợp chất
tương ứng của kiềm, nhưng các hợp chất khác của H như NaH hay CaH 2 lại giống với các hợp
chất tương ứng của halogen
d. Tất cả những câu trên đều đúng

61. Fluorine (F) được mệnh danh là “con hổ trong hóa học” vì

a. Fluorine là chất oxy hóa rất mạnh. Nó oxy hóa tất cả các chất, ngoại trừ khí trơ và các hợp
chất oxy hóa mạnh như KMnO4
b. Fluorine phản ứng trực tiếp với O2 và N2 gây nổ lớn
c. Cả 2 câu đều đúng
d. Cả 2 câu đều sai

62. Nguyên tố của nhóm (các nhóm) nào sau đây không tạo thành các hydride với hydrogen (H)
a. Nhóm 7, 8, 9
b. Nhóm 13
c. Nhóm 15, 16, 17
d. Nhóm 14

63. Theo thứ tự từ HClO, HClO2, HClO3 đến HClO4


a. Tính bền giảm dần
b. Tính acid tăng dần
c. Tính oxy hóa tăng dần
d. Tính khử tăng dần
64. Số oxy hóa nào trong số các số oxy hóa dưới đây kém đặc trưng nhất đối với Iodine, I
a. +1
b. +2
c. +5
d. +7

65. Tính chất của các hợp chất HX (X: halogen theo thứ tự từ F đến I) trong các phát biểu nào sau
đây là đúng:
a. Năng lượng liên kết ngày càng tăng
b. Nhiệt độ sôi tăng trừ HF có nhiệt độ sôi cao nhất
c. Độ điện ly trong dung dịch 0.1 M ở 25oC giảm dần
d. Câu b & c đều đúng

66. Chọn phát biểu đúng về các hợp chất HX (X: halogen)
a. HF và HCl là các acid mạnh, HBr và HI là các acid yếu
b. Có tính cộng hóa trị
c. Có tính oxy hóa và giảm dần từ trên xuống
d. Câu b & c đều đúng

67. Những phát biểu nào sau đây là đúng về fluorine (F), chlorine (Cl), bromine (Br) và iodine (I):
a. Tất cả đều có số oxy hóa đặc trưng là -1
b. Đơn phân tử của các nguyên tố này không thể chứa nhiều hơn 2 nguyên tử
c. Có số oxy hóa lẻ phổ biến hơn số oxy hóa chẵn
d. Tất cả đều đúng

68. Năng lượng phân ly là năng lượng cần cung cấp để phân hủy phân tử X2 thành 2X. Năng lượng
phân ly phân tử thay đổi như thế nào khi đi từ F2 đến I2 (từ trên xuống trong nhóm halogen)?
Giải thích
a. Giảm từ F2 đến I2 do hiệu ứng chắn và độ dài liên kết tăng
b. Giảm từ trên xuống, trừ F2, do hiệu ứng chắn và độ dài liên kết tăng
c. Giảm từ F2 đến I2 do độ dài liên kết tăng và độ âm điện giảm
d. Giảm từ trên xuống, trừ F2, do độ dài liên kết tăng và độ âm điện giảm

69.Phát biểu nào sau đây là chính xác:


a. O3 kém bền và có tính oxy hóa mạnh hơn O2
b. O2 chỉ thể hiện tính oxy hóa khi đốt nóng
c. Ngoại trừ Po, các nguyên tố trong nhóm 16 đều là phi kim
d. O có thể có các số oxy hóa là -2, +2 và +4

70. Những dạng thù hình mạch vòng nào sau đây là bền nhất của S, Se, và Te:
a. S8, Se∞, Te∞
b.
S8, Se∞, Te6
c.
S8, Se6, Te6
d.
S8, Se8, Te8

71. H2O2 thể hiện tính


a. Acid yếu và tính khử mạnh trong môi trường kiềm
b. Acid mạnh và tính oxy hóa mạnh trong môi trường trung tính
c. Base mạnh và tính oxy hóa mạnh đối với KMnO4
d. Base yếu và tính khử mạnh trong môi trường trung tính và acid

72. Phát biểu nào sau đây về các nguyên tố nhóm VIA là sai:
a. Tất cả đều có cấu hình electron lớp ngoài cùng là ns2 np4
b. Độ âm điện giảm dần từ trên xuống dưới
c. Oxygen có nhiệt độ sôi và nhiệt độ nóng chảy cao nhất
d. Polonium (Po) có năng lượng ion hóa nhỏ nhất

73. Hoàn thành câu sau đây:


H2SO4 đặc nóng thể hiện tính oxy hóa……….
a. Vì S có số oxy hóa cao nhất là +6
b. Và tính khử nhưng tính oxy hóa trội hơn
c. Với kim loại đứng sau H như Cu và thể hiện tính khử với hợp chất có tính oxy hóa mạnh
như KMnO4
d. Cả 3 câu đều đúng

74. Đối với các hợp chất của oxygen có thể có những loại liên kết nào?
1) Cộng hóa trị không phân cực
2) Cộng hóa trị phân cực
3) Ion
4) Hydrogen
a. 2 b. 1, 2, 3 & 4
c. 1, 2 & 3 d. 2 & 3

75. Chọn phát biểu đúng về ozone:


a. Ozone lỏng hoặc ozone khí đậm đặc có thể phân hủy nổ ở nhiệt độ cao
b. Nghịch từ do không có electron độc thân
c. Oxygen trung tâm lai hóa sp3
d. Câu a & b đều đúng

76. Chọn phát biểu đúng về SO2:


a. SO2 bền nhiệt do trạng thái lai hóa sp2 của sulfur (S) có liên kết π không cố định
b. SO2 chỉ thể hiện tính khử
c. Trong phân tử SO2 không có electron tự do
d. Câu a & c đều đúng

77. Những phát biểu nào sau đây là đúng với dung dịch H2SO4, H2O2 và HNO3 (hoặc được đề cập
đến trong bài giảng)?
a. Các dung dịch đều sánh như si rô do lực liên kết hydrogen giữa các nhóm OH với các
nguyên tố có độ âm điện lớn
b. Đều là các acid mạnh, trừ H2O2
c. Đây là những ví dụ tiêu biểu trong an toàn phòng thí nghiệm “Tất cả những chất lỏng không
tên, không màu đều phải được xem là chất độc”
d. Cả 3 câu trên đều đúng

78. Tất cả những câu sau đều đúng, ngoại trừ

a. NH3 là Lewis base


b. N2 thường được sử dụng để làm chất khí phủ trong các phản ứng đòi hỏi môi trường không
có O2 và hơi nước vì N2 dê ̃ dàng phản ứng với những chất này và được thải ra ngoài
c. Phản ứng oxy hóa-khử giữa HNO3 với kim loại và phi kim đưa chúng đến số oxy hóa cao
nhất và hầu hết sinh ra các khí chứa N
d. Dung dịch cường toan là hỗn hợp của HCl và HNO3
79. Phát biểu nào về các liên kết sau đây là đúng

≡C–C≡ = N̈ – N̈ =
a. Năng lượng liên kết gần bằng nhau do tất cả đều là liên kết
đơn
b. Năng lượng liên kết giảm dần từ trái sang phải do kích thước nguyên tử tăng dần từ C đến
F c. Năng lượng liên kết giảm dần từ trái sang phải do lực đẩy tăng dần giữa các cặp electron
độc thân làm yếu đi liên kết.
d. Câu b & c đều đúng

80. Nitrogen (N) có ái lực electron thấp hơn khi so sánh với oxygen (O) hoặc carbon (C) vì:
a. Cấu hình electron của nitrogen có các orbital 2p được điền đầy một nửa nên ở trạng thái bền
b. Carbon có một orbital 2p trống
c. Oxygen có điện tích hạt nhân lớn hơn nitrogen
d. Tất cả các câu trên đều đúng

81. Điều nào sau đây về tinh thể phosphorus (P) là đúng
a. Có 3 loại tinh thể P thường gặp là P trắng, P đỏ và P tím
b. P trắng kém bền nhất nhưng lại có hoạt tính hóa học cao nhất
c. P đỏ bền nhất và kém hoạt động nhất
d. P tím có cấu trúc tinh thể dạng lớp gồm các mạch vòng 6 nguyên tử liên kết với nhau

82. Tại sao dung dịch nước của NH3 có mùi khí NH3 ngay cả khi đã pha rất loãng còn dung dịch
nước của HCl thì lại không có mùi khí HCl
a. Khí NH3 phân ly hoàn toàn trong nước còn khí HCl hòa tan trong nước
b. Khí NH3 hoà tan trong nước còn khi ́ HCl phân ly trong nước
c.
Áp suất hơi của NH3 thấp hơn HCl
d. Áp suất hơi của NH3 cao hơn HCl

83. H3PO4 có các liên kết bền, kém hoạt động, và chỉ thể hiện tính oxy hóa ở nhiệt độ rất cao vì
a. Tất cả các electron hóa trị của P đều tham gia liên kết và P = O cũng là một trong những
liên kết rất bền
b. P có số oxy hóa +5 là số oxy hóa cao nhất nên H3PO4 trở nên kém hoạt động
c. Trong H3PO4, P có các orbital 3p điền đầy một nửa nên rất bền
d. Câu a & c đều đúng

84. N chỉ có thể tạo thành hợp chất NCl3 trong khi P có thể tạo thành cả PCl3 và PCl5. Tại sao?
a. P có các orbital hóa trị 3d trống tự do có thể tham gia liên kết nhưng N thì không
b. Nguyên tử N nhỏ hơn P nên không thể liên kết cùng một lúc với 5 nguyên tử Cl
c. So với N, P dễ dàng tham gia liên kết với Cl hơn
d. Câu a & b đều đúng

85. Trạng thái tinh thể của một chất có các phần tử sắp xếp trật tự theo những quy luật lặp đi lặp lại
nghiêm ngặt trong toàn bộ tinh thể. Do đó chất tinh thể có:
1) Cấu trúc và hình dáng xác định
2) Có trật tự xa
3) Có tính dị hướng
4) Có nhiệt độ nóng chảy xác định
5) Trạng thái vô định hình luôn bền hơn trạng thái tinh thể
a. 1, 3 & 5 b. 2, 3 & 4
c. 1, 2, 3 & 4 c. 1, 2, 3, 4 & 5

86. Chọn phát biểu đúng:

1) Silica, thủy tinh, silicate, aluminosilicate đều là các chất rắn có cấu trúc tinh thể được tạo
thành từ các đơn vị phần tử tứ diện SiO4
2) Aluminosilicate có cấu trúc giống silicate nhưng có thêm các ion Al3+ và các cation khác tại
các lỗ trống
3) Silica là hợp chất trung hòa còn silicate là anion
4) Các silicate được chia thành 5 nhóm chính dựa vào đặc điểm liên kết các đỉnh oxygen giữa
các phần tử tứ diện SiO4
a. 1,2,3,4 b. 1,3
c. 3,4 d. 3

87. Những phát biều nào sau đây về số oxy hóa của carbon (C) và chì (Pb) là đúng:
a. C và Pb chỉ có số oxy hóa là +4 và +2
b. Trong các hợp chất, Pb thường thể hiện số oxy hóa +2, thay vì +4, do hiệu ứng chắn tốt của
các electron ở các orbital d và f
c. Trong các hợp chất, các electron ngoài cùng của C đều dễ dàng tham gia liên kết nên C có
số oxy hóa +4 đặc trưng hơn +2
d. Câu b & c đều đúng

88. Một số điểm khác nhau giữa kim cương và graphite gồm:
1) Kim cương có cấu trúc tinh thể lập phương đặc thù còn graphite có cấu trúc tinh thể lớp
2) Trạng thái lai hóa của carbon trong kim cương là sp3 còn trong graphite là sp2
3) Graphite là dạng thù hình bền nhất của carbon còn kim cương là dạng thù hình nửa bền ở
điều kiện thường do đó về lý thuyết không có kim cương vĩnh cửu
a. 1, 2 & 3 b. 1, 2
c. 1 c. 2

89. Những tính chất nào sau đây là của kim cương, graphite, hoặc cả hai?
1) Dẫn điện và nhiệt tốt
2) Tồn tại trong tự nhiên hoặc được tổng hợp trong phòng thí nghiệm
3) Rất cứng
4) Mềm, khi sờ cảm thấy trơn
5) Hầu như không tham gia phản ứng hóa học ở điều kiện thường
6) Có nhiệt độ nóng chảy cao
a. Kim cương: 3,5,6 / Graphite: 1,2,4 b. Kim cương: 3,5,6 / Graphite: 1,2,4,6
c. Kim cương: 1,2,4,6 / Graphite: 3,5 d. Kim cương: 2,3,5,6 / Graphite: 1,2,4,6

90. Chọn phát biểu đúng về graphite:


a. Graphite dẫn điện tốt vì mỗi nguyên tử carbon có một electron hóa trị tham gia vào liên kết π
cố định trong phạm vi vòng lục giác, giống bezene
b. Graphite mềm, khi sờ cảm thấy trơn là do cấu trúc tinh thể gồm các lớp lục phương liên kết
với nhau bằng lực hút van der Waals yếu
c. Graphite dẫn điện theo hướng song song với lớp graphene và dẫn điện từ lớp này sang lớp
khác
d. Câu a & b đều đúng

91. Cho dãy hợp chất của các nguyên tố phân nhóm chính IVA với

hydrogen: CH4 SiH4 GeH4 SnH4


Giải thích tại sao nhiệt độ sôi và nhiệt độ nóng chảy tăng dần từ CH4 đến SnH4?
a. Do kích thước phân tử lớn dần
b. Do năng lượng liên kết tăng dần
c. Do độ âm điện của các nguyên tố IVA tăng dần dẫn đến độ phân cực tăng
d. Cả 3 câu trên đều đúng nhưng kích thước phân tử có ảnh hưởng lớn nhất

92. Phát biểu nào sau đây về graphene, graphite, ống nano carbon hoặc fullerene là sai:
a. Graphite gồm các lớp graphene xếp chồng lên nhau và liên kết với nhau bằng lực hút van
der Waals
b. Graphene là vật liệu quan trọng vì ngoài các tính chất vật lý nổi bật, graphene còn là vật liệu
cấu thành các vật liệu khác hoặc có cấu trúc gần giống cấu trúc của các vật liệu khác.
c. Ống nano carbon có thể có chiều dài vài chục micrometer thậm chí vài milimeter (theo quy
ước, định nghĩa “kích thước nano” trong vật liệu nano là không quá 100 nanometer)
d. Trong fullerene, các nguyên tử carbon liên kết với nhau thành các mạch vòng lục giác giống
như graphene

93. Các dạng thù hình của carbon gồm:


1) Polymer
2) Graphite
3) Vật liệu nano
4) Carbon đen
5) Kim cương
a. 1,2,4,5 b. 2,3,4,5
c. 2,4,5 d. 2,3,5

94. Cho biết tên hợp chất K2[Co(NH3)2Cl4]


a. Potassium diaminetetrachlorocobaltate(II)
b. Potassium tetrachlorodiaminecobaltate(II)
c. Potassium tetrachlorodiaminecobalt(II)
d. Potassium diaminetetrachlorocobaltate(IV)

95. Lựa chọn nào sau đây liệt kê đúng tên bằng tiếng Anh của các phối tử:
H2O, Br-, CN-, NO2-, CO
a. Aqua, bromo, cyano, nitrito, carbonyl
b. Aqua, bromo, cyano, nitro, carbonyl
c. Aqua, bromo, cyano, nitrito, carbooxo
d. Aqua, bromo, cyano, nitro, carbooxo

96. Trạng thái spin cao có tổng số electron độc thân lớn nhất còn trạng thái spin thấp có một số
electron ghép đôi. Những cấu hình nào sau đây có thể cho cả phức spin cao và phức spin thấp:
1) d5 2) d7 3) d4 4) d8
a. 1 & 2
b. 2 & 3
c. 1, 2 & 3
d. 1, 2, 3 & 4

97. Hãy cho biết các phức nào dưới đây nghịch từ:
a. Hexafluoromolybdate(III)
b. Hexaammineruthenium(II)
c. Hexaaquaniobium(III)
d. Hexachlorotitanate(III)

98. Chọn trường hợp sai khi so sánh năng lượng tách trường tinh thể của các phức hexaaqua
của các kim loại sau:
a. Fe(II) > Os(II)
b. Mn(III) > Mn(II)
c. Ag(I) > Cu(I)
d. W(III) > Cr(III)

99. Chọn phát biểu sai trong các phát biểu sau theo thuyết trường tinh thể:
a. Năng lượng tách ∆ phụ thuộc cấu hình của phức chất, bản chất của chất tạo phức và bản
chất phối tử
b. Trong phức bát diện, các phối tử nằm trên trục của các orbital d(x2-y2) và d(z2), còn trong
phức tứ diện, các phối tử nằm trên trục của các orbital d(xy), d(yz) và d(xz)
c. Từ tính của phức chất là do các electron không ghép đôi tạo nên
d. Phức chất tồn tại và bền nhờ vào lực tương tác tĩnh điện giữa chất tạo phức và các phối tử

100. Cấu trúc không gian và từ tính của phức [Fe(CN)6]4-:


a. Tứ diện, nghịch từ
b. Bát diện, nghịch từ
c. Tứ diện thuận từ
d. Bát diện thuận từ

101. Năng lượng ion hóa của các kim loại d lớn hơn kim loại s và chênh lệch năng lượng ion hóa
giữa các kim loại d ít hơn các kim loại s trong cùng một chu kỳ. Giải thích
1) Do điện tích hạt nhân của các kim loại d lớn hơn các kim loại họ s nhưng kích thước nguyên
tử lại nhỏ hơn do hiệu ứng co d
2) Do chênh lệch giữa lực hút của hạt nhân và lực đẩy của các electron lớn hơn đối với các
kim loại d.
3) Từ trái sang phải, các kim loại d có thêm electron vào cùng một orbital d làm tăng sự đẩy
giữa các electron và cân bằng với lực hút tăng dần của hạt nhân, trong khi electron thêm vào
cùng một orbital s không tạo nên sự đẩy lớn
4) Từ trái sang phải, các kim loại d có thêm electron vào cùng một orbital d làm tăng hiệu ứng
chắn giữa hạt nhân và electron lớp ngoài cùng, trong khi electron thêm vào cùng một orbital s
chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi lực hút hạt nhân lớn dần
a. 1 & 4 b. 2 & 3
c. 1 & 3 d. 2 & 4

102. Tại sao phức chất của các kim loại chuyển tiếp (kim loại d) thường có màu?
1) Do các orbital s được điền đầy trước các orbital d
2) Do sự hiện diện của electron độc thân
3) Do các orbital d trống
4) Do sự chuyển tiếp từ orbital d năng lượng thấp hơn sang orbital d năng lượng cao hơn
a. 2 & 3 b. 2 & 4
b. 1, 2, 3 & 4 d. 3 & 4

You might also like