You are on page 1of 8

HƯỚNG DẪN ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ I

NĂM HỌC 2021 - 2022


MÔN: HÓA HỌC - LỚP 10

I. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM


CHƯƠNG 1 – C1 – HÀNH TINH TRÁI ĐẤT
1. C1.01 Khí quyển.
2. C1.02 Xử lý nước.
3. C1.03 Vỏ Trái đất.
CHƯƠNG 2 – C2 – BẢN CHẤT CỦA VẬT CHẤT
1. C2.01 Các trạng thái của vật chất.
2. C2.02 Tách và tinh chế các chất.
3. C2.03 Nguyên tử và phân tử.
4. C2.04 Cấu trúc của nguyên tử.
5. C2.05 Sự sắp xếp các electron trong nguyên tử.
CHƯƠNG 3 – C3 – CÁC NGUYÊN TỐ VÀ HỢP CHẤT
1. C3.04 Liên kết trong hợp chất và đơn chất.
2. C3.05 Công thức hóa học trong hợp chất và đơn chất.
3. C3.06 Các kim loại, hợp kim và tinh thể.
CHƯƠNG 4 – C4 – PHẢN ỨNG HÓA HỌC
1. C4.01 Phản ứng hóa học và phương trình.
2. C4.02 Phương trình hóa học.
3. C4.03 Các loại phản ứng hóa học.
II. DẠNG BÀI TẬP
Dạng 1: Hoàn thành phần còn thiếu của biểu đồ, bảng số liệu; quan sát biểu đồ, bảng số
liệu để trả lời câu hỏi liên quan; giải thích hiện tượng.
(Ví dụ: hiện tượng mưa acid, hiệu ứng nhà kính, xử lí nước, vỏ trái đất, các biểu đồ đường cong
gia nhiệt, đường cong làm lạnh, trạng thái, các phương pháp phân tách chất, xác định phản ứng
tỏa nhiệt, phản ứng thu nhiệt, ….).
Câu 1: Nhận định nào sau đây không đúng?
A. Mưa acid ăn mòn các tòa nhà, tượng… bằng đá vôi.
B. Acid hóa các hồ nước và rửa trôi các ion kim loại trong đất (như Al3+) làm tổn thương
mang cá, khiến chúng có thể chết.
C. Mưa acid có pH > 8,6.
D. Khí NO2 và SO2 là nguyên nhân chính gây ra hiện tượng mưa acid.
Câu 2: Khí chính gây nên hiện tượng hiệu ứng nhà kính là:
Trang 1/8
A. Khí SO2. B. Khí CO2. C. Khí H2. D. Khí O2.
Câu 3: Mức độ gia tăng của các khí nhà kính trong khí quyển kể từ cuộc cách mạng công nghiệp
đang làm phát sinh thêm nhiều vấn đề về môi trường, bao gồm sự biến đổi khí hậu. Vấn đề nào
hiện tượng nóng lên toàn cầu (hoặc “hiệu ứng nhà kính tăng cường”) sẽ không gây ra là:
A. Các sông băng và băng ở địa cực sẽ tan chảy. Điều này sẽ gây ra sự gia tăng mực nước
biển và các vùng đất thấp sẽ bị ngập lụt.
B. Nhiệt độ bề mặt của Trái Đất sẽ tăng. Các sa mạc sẽ lan rộng và hàng triệu người sẽ
thiếu nước.
C. Tần suất các sự kiện thời tiết khắc nghiệt sẽ gia tăng, bão và lũ lụt sẽ trở nên phổ biến hơn.
D. Hiện tượng mưa acid.
Câu 4: Một trong những nguồn tài nguyên khoáng chất là đá vôi có nhiều công dụng, từ dùng trong
chế tạo xi măng và bê tông cho đến tách sắt (iron) trong các lò cao. Công thức của đá vôi là:
A. CaO. B. Ca(OH)2. C. CaCO3. D. CaSO4.
Câu 5: Quan sát sơ đồ làm sạch nước để phục vụ nhu cầu dân dụng và công nghiệp sau:

Vai trò của ozon trong quy trình xử lí nước là


A. Chắn rác nổi.
B. Hấp phụ màu, mùi và một số hóa chất.
C. Khử trùng nước và oxi hóa các thuốc trừ sâu và hóa chất có hại cho sức khỏe.
D. Một lượng nhỏ ozon dùng để khử trùng nước.
Câu 6: Biểu đồ hình tròn sau đây trình bày những ước tính về nguồn gốc của sulfur dioxide
(SO2) ở một nước công nghiệp.

Nguồn nào tạo ra lượng chất gây ô nhiễm sulfur dioxide nhiều nhất?
A. Khí thải từ phương tiện giao thông.
B. Khí thải từ nhà máy điện.

Trang 2/8
C. Từ khí thải công nghiệp.
D. Từ hệ thống sưởi ấm nhà.
Câu 7: Trong nước biển, lượng muối chiếm tỉ trọng lớn nhất là:

A. NaCl. B. MgCl2. C. CaSO4. D. KCl.


Câu 8: Hãy nối hình ảnh ở cột A để phù hợp với trạng thái ghi tại cột B:
Cột A Cột B
Lỏng: sắp xếp gần nhau và có
thể di chuyển qua nhau một
cách tự do.

Rắn: các hạt trong một chất


rắn được sắp xếp gần nhau,có
trật tự hoặc một mạng tinh
thể, chúng dao động tại chỗ.

Khí: các hạt xa nhau và


chuyển động ngẫu nhiên.

Câu 9: Cho biểu đồ đường cong gia nhiệt của các chất sau:

Điểm nóng chảy của chất tinh khiết trong biểu đồ là:

Trang 3/8
A. 800C. B. 780C. C. 600C. D. từ 600C đến 840C.
Câu 9: Thí nghiệm này được thiết kế để cho thấy nước biển chứa một hỗn hợp của các muối
khác nhau.

Bằng chứng nào cho thấy nước biển là một hỗn hợp của các muối ?
A. Chỉ chứng minh được sự có mặt của muối ăn NaCl.
B. Cô cạn thành muối khan, sau đó sử dụng thuốc thử nhận biết các gốc.
C. Các muối được kết tủa ở những giai đoạn khác nhau của quy trình/dưới các điều kiện
khác nhau.
D. Không thể xác định được.
Câu 10: Việc tách hỗn hợp ethanol (alcohol) và nước bằng chưng cất phân đoạn như hình sau:

Nhiệt kế dùng để đo nhiệt độ sôi của chất lỏng nào?


A. Ethanol. B. Nước.
C. Không xác định được. D. Hỗn hợp nước và ethanol.
Câu 11: Chọn nhận định sai khi nói về thuyết động học:
A. Ở cùng nhiệt độ, các hạt nặng hơn di chuyển nhanh hơn các hạt nhẹ.
B. Các phân tử lớn hơn khuếch tán chậm hơn các phân tử nhỏ hơn.
C. Áp suất của khí là kết quả của sự va chạm của các hạt chuyển động nhanh với thành vật chứa.
D. Tốc độ trung bình của các hạt tăng lên theo sự gia tăng của nhiệt độ.

Trang 4/8
Câu 12: Sắc kí đồ của khi khảo sát một mẫu thuốc cho ra 4 chất A, B, C, D.

Hệ số lưu giữ Rf của chất A có giá trị là:


A. 0,4 B. 0,8 C. 0,6 D. 1
Dạng 2: Xác định thành phần cấu tạo nguyên tử (như thành phần nguyên tử, cấu trúc
electron, sự sắp xếp electron, xác định loại nguyên tố (kim loại, phi kim hay khí hiếm)…).
Câu 13: Hầu hết hạt nhân được cấu tạo từ các hạt nào sau đây?
A. Neutron, electron B. Electron, neutron, proton.
C. Electron, proton. D. Proton, neutron.
Câu 14: Chọn phát biểu không đúng
A.Trong một nguyên tử khối lượng một proton tương đương khối lượng một nơtron
B. Trong một nguyên tử, số proton = số electron
C.Trong một nguyên tử, số proton = số nơtron
D. Trong một nguyên tử, khối lượng electron nhỏ hơn nhiều so với khối lượng của hạt nhân.
Câu 15: Nguyên tử X có 13 electron ở với lớp vỏ và có 14 hạt không mang điện ở hạt nhân.
Tổng só hạt có trong một nguyên tử X là
A. 27 B. 40 C.41 D.39
Câu 16: Nguyên tử X có 26 electron ở lớp vỏ và có 30 hạt không mang điện ở hạt nhân. Tổng số
hạt có trong nguyên tử X là
A.56 B.86 C.78 D.82
Câu 17: Nguyên tử X có 6 electron ở lớp vỏ và có 7 hạt không mang điện ở hạt nhân. Trong một
nguyên tử X có số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là:
A.1 B. 2 C.5 D.8
Câu 18: Sự khác nhau giữa các đồng vị của một nguyên tố hóa học được phân biệt bởi:
A. Proton B. số nơtron C. Số electron ở vở D. Số hiệu
Câu 19: Chọn cặp nguyên tử là đồng vị của cùng nguyên tố hóa học
14 13 19 20
A. 6 X và 6 Y B. 9 X và 10 Y
28
30 63
C.
14
X và 15 Y D. 29 X và 65
30Y

Trang 5/8
Câu 20: Một học sinh đã sắp xếp electron vào vỏ nguyên tử X như sơ đồ sau:

Điện tích hạt nhân của nguyên tử là:


A. 12. B. 12+. C. +12. D. 12-.
Câu 21: Đồng vị là những
A. Hợp chất có cùng ĐTHN
B. Nguyên tố có cùng số nơtron nhưng khác nhau về proton
C. Nguyên tử có cùng số khối A
D. Nguyên tử có cùng ĐTHN nhưng khác nhau về số khối
26 55 26
X
Câu 22: Nhận định nào sau đây đúng khi nói về 3 nguyên tử 13 , 26Y , 12 Z

A. X và Y có cùng nơtron
B. X, Z là 2 đồng vị của cùng một nguyên tố hóa học
C. X, Y thuộc cùng một nguyên tố hóa học
D. X và Z có cùng số khối
Câu 23: Ba nguyên tử X, Y, Z có số proton và số notron như sau: X có 20p, 20n; Y có 18p, 22n;
Z có 20p, 22n. Cặp nguyên tử là đồng vị của nhau
A. X, Y B. X, Z C. Y, Z D. X, Y, Z
Câu 24: Cấu trúc electron của nguyên tử Na (Z=11) là:
A. [2,1] B. [2,8,1] C. [2,8,8,1] D. [2,7,2]
Câu 25: Hình nào sau đây có thể biểu diễn cấu trúc electron của một nguyên tử khí hiếm?
A. B. C D.

Câu 26: Đây là sơ đồ nguyên tử nguyên tố nào?

A. Natri. B. Nitơ. C. Cacbon. D. Oxi.

Trang 6/8
Dạng 3: Xác định kiểu liên kết hóa học.
Câu 27: Liên kết ion tạo thành giữa hai nguyên tử:
A. Kim loại điển hình
B. Phi kim điển hình
C. Kim loại và phi kim
D. Kim loại điển hình và phi kim điển hình.
Câu 28: Giống nhau giữa liên kết ion và liên kết kim loại là:
A. Đều được tạo thành do sức hút tĩnh điện.
B. Đều có sự cho và nhận các e hóa trị
C. Đều có sự góp chung các e hóa trị
D. Đều tạo thành các chất có nhiệt độ nóng chảy cao
Câu 29: Xác định số hợp chất mà trong phân tử chứa liên kết ion trong dãy chất sau:
NH3 ; NaCl ; CaF2 ; SO2 ; O2 ; Li2O ; KBr.
A. 2 B. 4 C. 5 D. 3.
Câu 30: Cho các hợp chất sau: Na2O ; H2O ; HCl ; Cl2 ; N2. Có bao nhiêu chất mà trong phân tử
chứa liên cộng hóa trị phân cực?
A. 2 B. 3 C. 4 D. 1.
Câu 31: Trong các hợp chất sau đây, hợp chất nào có chứa liên kết cộng hóa trị không cực?
A. HCl. B. H2S. C. HNO3. D. O2.
Câu 32: Chất nào sau đây chứa liên kết cộng hóa trị phân cực?
A. H2. B. HCl. C. Na2O. D. NaCl.
Câu 33: Liên kết ion thường là liên kết giữa một kim loại điển hình và một phi kim điển hình.
Hãy cho biết chất nào sau đây có chứa liên kết ion:
A. H2O. B. AlBr3. C. NH3. D. KCl.
Câu 34: Liên kết ion có bản chất là:
A. Sự dùng chung các electron
B. Lực hút tĩnh điện của các ion mang điện tích trái dấu.
C. Lực hút tĩnh điện giữa cation kim loại với các electron tự do
D. Lực hút giữa các phân tử
Dạng 4: Công thức hóa học: (xác định đơn chất, hợp chất, viết công thức hóa học thông
qua hóa trị, cân bằng phản ứng hóa học, phân loại phản ứng hóa học…).
Câu 35: Đơn chất là chất tạo nên từ
A. một chất. B. một nguyên tố hoá học.
C. một nguyên tử. D. một phân tử.
Câu 36: Từ một nguyên tố hoá học có thể tạo nên bao nhiêu đơn chất?
A. Chỉ 1 đơn chất. B. Chỉ 2 đơn chất.
C. Một, hai hay nhiều đơn chất. D. Không xác định được.
Câu 37: Hợp chất là những chất được tạo nên từ bao nhiêu nguyên tố hoá học?
A. Chỉ có 1 nguyên tố. B. Chỉ từ 2 nguyên tố.
C. Chỉ từ 3 nguyên tố. D. Từ 2 nguyên tố trở lên.
Câu 38: Dựa vào dấu hiệu nào sau đây để phân biệt phân tử đơn chất với phân tử hợp chất?
Trang 7/8
A. Hình dạng của phân tử. B. Kích thước của phân tử.
C. Số lượng nguyên tử trong phân tử. D. Nguyên tử cùng loại hay khác loại.
Câu 39: Trong các chất sau đây chất nào là đơn chất?
A. Khí cacbonic do hai nguyên tố tạo nên là C, O.
B. Than chì do nguyên tố C tạo nên.
C. Axit clohiđric do hai nguyên tố cấu tạo nên là H, Cl.
D. Nước do hai nguyên tố cấu tạo nên H, O.
Câu 40: Công thức hóa học được hình thành bởi Ca2+ và PO43- là
A. CaPO4. B. Ca2PO4. C. Ca3(PO4)2. D. Ca3PO4.
Câu 41: Trong số quá trình và sự việc dưới đây, đâu là hiện tượng vật lí?
(1) Hoà tan muối ăn vào nước ta được dung dịch muối ăn.
(2) Cồn để trong lọ không kín bị bay hơi
(3) Nước bị đóng băng hai cực Trái đất
(4) Cho vôi sống CaO hoà tan vào nước
A. (1), (2), (3). B. (1), (2), (4). C. (2), (3), (4). D. (1), (4).
Câu 42: Hiđro và oxi tác dụng với nhau tạo thành nước. Phương trình hoá học nào dưới đây đã
viết đúng?

A. B.

C. D.
Câu 43: Khí nitơ và khí hiđro tác dụng với nhau tạo khí amoniac (NH3). PTHH đã viết đúng là:

A. B.

C. D.
Câu 44: Phương trình hoá học nào dưới đây biểu diễn đúng phản ứng cháy của rượu etylic tạo ra
khí cacbon và nước.

A. B.

C. D.
-------------------------------------Hết------------------------------------

Trang 8/8

You might also like