You are on page 1of 7

NHIỆT PHẢN ỨNG

1. Yêu cầu:
Sinh viên cần nắm vững các vấn đề trọng tâm sau:
- Nắm nguyên tắc phương pháp nhiệt lượng kế
- Biết cách xác định hiệu số nhiệt độ T, tính H từ phản ứng

2. Lý thuyết
2.1 Nhiệt hòa tan:
Quá trình hoà tan luôn luôn kèm theo sự giải phóng hay hấp thụ nhiệt tuỳ theo bản chất của chất
tan và dung môi. Hiệu ứng nhiệt kèm theo quá trình hoà tan 1 mol chất tan trong một lượng dung
môi nào đó để thu được dung dịch có nồng độ xác định được gọi là nhiệt hoà tan tích phân. Hiệu
ứng nhiệt kèm theo quá trình hoà tan 1 mol chất tan trong một lượng dung môi có nồng độ xác
định được tính từ chênh lệch nhiệt độ trước vào sau phản ứng của hệ, với giả sử hệ đoạn nhiệt bằng
phương pháp nhiệt lượng kế
2.3 Xác định các hiệu ứng nhiệt bằng nhiệt lượng kế (NLK)
NLK là thiết bị có cấu tạo sau cho có thể tiến hành các quá trình nhiệt động trong đó và đo hiệu
ứng nhiệt của các quá trình này thông qua việc đo sự chênh lệch nhiệt độ T trước và sau quá
trình. Như vậy bình phản ứng của NLK phải được cách nhiệt rất tốt (hệ đoạn nhiệt)
1- Nhiệt kế Beckman
2- Đũa thủy tinh
3- Bình phản ứng
4- Ampul
5- Cánh khuấy từ
6- Dung dịch chất phản ứng
7- Máy khuấy từ
8- Chất phản ứng
9- Lớp cách nhiệt của nhiệt lượng kế

Hình 1 : Nhiệt lượng kế


Hiệu ứng nhiệt của quá trình tiến hành trong NLK được tính:
Q = W. ΔT = [∑Ci.gi + K]. ΔT (1.1)
Trong đó:
W : nhiệt dung tổng cộng trung bình của cả hệ thống (nhiệt dung của thiết bị nhiệt lượng kế)
Ci , gi: lần lượt là nhiệt dung riêng và khối lượng của các chất phản ứng (kể cả dung môi)
K : hằng số của NLK

1/7
Nếu tiến hành trong cùng một điều kiện (về dung môi, thể tích tổng cộng) thì ta có thể xem
W là hằng số. Muốn xác định được hiệu ứng nhiệt của các quá trình, ngoài các giá trị của ΔT ta
phải xác định được hằng số K hay W.
Để xác định các hằng số K và W ta tiến hành trong NLK một quá trình đã biết chính xác
hiệu ứng nhiệt của nó, có thể tiến hành đo bằng phương pháp sau đây:
2.3.1 Dùng nhiệt hòa tan của một muối đã biết:
Tiến hành quá trình hòa tan g gam muối khan trong G gam nước cất, đo ΔT


Trong đó: Q muối : Nhiệt hòa tan x mol của muối
C: nhiệt dung riêng trung bình của dung dịch muối.
M : khối lượng phân tử muối.

3. Thực nghiệm
3.1 Dụng cụ và hóa chất
Bảng dụng cụ

Dụng cụ Thông số Số lượng Dụng cụ Số lượng


kỷ thuật
Máy khuấy từ hiện số 1 Ống đong 100mL 1
vòng quay
Cá từ 2cm 1 Nhiệt kế 250mL 1
Phễu thủy tinh nhỏ 1
Bình Dewar 1000mL 1 Bình xịt nước cất 1
Nhiệt kế rượu từ 0- 1 Đồng hồ bấm giây 1
100oC (hoặc điện thoại)
Giấy cân 1

Bảng hóa chất


Hóa chất Dạng Hóa chất Ghi chú
KCl Rắn, 500g/hủ
NaOH Rắn, 500g/hủ

3.2 Cách tiến hành


Trước khi tiến hành cần tập sử dụng nhiệt kế rượu theo hướng dẫn ở phần phụ lục.
3.2.1. Xác định nhiệt dung tổng cộng W dùng KCl
- Dùng ống đong 100mL đong chính xác 1000mL nước cất cho vào bình nhiệt lượng kế (NLK).
Cho cá từ vào bình phản ứng. Đậy nắp lại, cắm nhiệt kế rượu vào, đảm bảo hiệu quả khuấy trộn,
nhưng không bị cá từ đánh vỡ nhiệt kế. ghi nhận nhiệt độ t ban đầu của nhiệt lượng kế.

2/7
- Dùng cối và chày sứ nghiền mịn KCl đã sấy khô, sau đó cân chính xác khoảng 0,75g KCl (tương
đương 0.01mol KCl) dùng giấy cân. Mở nắp bình NLK, sau đó cho nhanh 0.1mol KCl này vào
bình NLK.
- Duy trì ở tốc độ: 500rpm.
- Ghi nhận gía trị thời gian mỗi khi biến thiên nhiệt độ thay đổi 1oC
- Sau khoảng thời gian t, nhiệt độ hệ không thay đổi, kết thúc thí nghiệm. Tháo dụng cụ, đổ bỏ
dung dịch (chú ý giữ lại cá từ), rửa sạch bằng nước.
- Vẽ đồ thị nhiệt độ - thời gian (T-t), xác định giá trị biên thiên nhiệt độ khi hòa tan KCl
TKCl, và tính giá trị W của hệ theo công thức:
W = (HhtanKCl.nKCl) / TKCl (kcal/oC)
Với HhtanKCl: nhiệt hòa tan của 0,01 mol muối KCl trong 1000g H2O ở 25oC: 4,157kcal/mol
nKCl: số mol KCL đem đi hòa tan, trong bài TN chọn n=0,01
TKCL: chênh lệch nhiệt độ xác định từ thí nghiệm

Làm tương tự thí nghiệm trên, nhưng dùng 22.35g KCl (~.3mol KCl), HhtanKCl: nhiệt hòa tan
của 0,3 mol muối KCl trong 1000g H2O ở 25oC: 4,194kcal/mol

Bảng 1: Bảng ghi nhận giá trị đo nhiệt độ - thời gian của 0,01mol KCl ở tốc độ quay 500rpm
STT Thời gian Nhiệt độ Ghi chú
t, s T, oC
0 0 T0 Nhiệt độ phòng
1 ………….. T1=T0±1 Tùy hệ phản ứng thu nhiệt (-) hay tỏa
nhiệt (+)
2 ………….. T2=T1±1
3 ………….. …………..
4 ………….. …………..
5 ………….. …………..
6 ………….. …………..
7 ………….. …………..
8 ………….. …………..

3/7
Bảng 2: Bảng ghi nhận giá trị đo nhiệt độ - thời gian của 0.3 mol KCl ở tốc độ quay 500rpm
STT Thời gian Nhiệt độ Ghi chú
t, s T, oC
0 0 T0 Nhiệt độ phòng
1 ………….. T1=T0±1 Tùy hệ phản ứng thu nhiệt (-) hay tỏa
nhiệt (+)
2 ………….. T2=T1±1
3 ………….. …………..
4 ………….. …………..
5 ………….. …………..
6 ………….. …………..
7 ………….. …………..
8 ………….. …………..

Tính toán (sinh viên làm trong bài báo cáo)


Khi dùng 0.01 mol KCl hòa tan trong 1000g H2O
W0.01 =…………………………………………………(kcal/oC)
Khi dùng 0.3 mol KCl hòa tan trong 1000g H2O
W0.3 =…………………………………………………(kcal/oC)

Nêu nhận xét giá trị T0.01(KCl) và T0.3(KCl)


W0.01(KCl) và W0.3(KCl)
3.2.2. Xác định nhiệt hòa tan của NaOH
Lặp lại thí nghiệm trên, nhưng thay 0.3mol KCl bằng 0.3mol NaOH (~12gram NaOH), xác định
giá trị thay đổi nhiệt độ TNaOH với giá trị W0.3(KCl) xác định ở thí nghiệm nhiệt hòa tan KCl
Xác định nhiệt hòa tan của 22,35g NaOH trong 1000g H2O
Qhtan (NaOH) = W x TNaOH (kcal)
So sánh kết quả, nêu nhận xét

4. Phụ lục
Bảng kết quả đo thí nghiệm nhiệt hòa tan nhiệt pha loãng, nhiệt trung hòa và nhiệt phân lý, giáo
viên hướng dẫn ký tên vào cuối bảng để xác nhận số liệu

4/7
Bảng 1: Bảng ghi nhận giá trị đo nhiệt độ - thời gian của 0,01mol KCl
STT Thời gian Nhiệt độ Ghi chú
t, s T, oC
0 0 T0 Nhiệt độ phòng
1 ………….. T1=T0±1 Tùy hệ phản ứng thu nhiệt (-) hay tỏa
nhiệt (+)
2 ………….. T2=T1±1
3 ………….. …………..
4 ………….. …………..
5 ………….. …………..
6 ………….. …………..
7 ………….. …………..
8 ………….. …………..
GVHD ký tên

Bảng 2: Bảng ghi nhận giá trị đo nhiệt độ - thời gian của 0,3mol KCl
STT Thời gian Nhiệt độ Ghi chú
t, s T, oC
0 0 T0 Nhiệt độ phòng
1 ………….. T1=T0±1 Tùy hệ phản ứng thu nhiệt (-) hay tỏa
nhiệt (+)
2 ………….. T2=T1±1
3 ………….. …………..
4 ………….. …………..
5 ………….. …………..
6 ………….. …………..
7 ………….. …………..
8 ………….. …………..
GVHD ký tên

5/7
Bảng 3: Bảng ghi nhận giá trị đo nhiệt độ - thời gian của 22,35g NaOH
STT Thời gian Nhiệt độ Ghi chú
t, s T, oC
0 0 T0 Nhiệt độ phòng
1 ………….. T1=T0±1 Tùy hệ phản ứng thu nhiệt (-) hay tỏa
nhiệt (+)
2 ………….. T2=T1±1
3 ………….. …………..
4 ………….. …………..
5 ………….. …………..
6 ………….. …………..
7 ………….. …………..
8 ………….. …………..
GVHD ký tên

6/7
Bài tập về nhà:

Cho đường cong phân tích nhiệt vi sai của bả mía trong điều kiện đốt yếm khí (không có oxy) ở hình 1, và
file dữ liệu gốc excel

Hình 1: đường cong DSC/TG của bả mía

1) Hãy vẽ lại đường cong từ dữ liệu file excel, đưa họ tên SV, MSSV vào như hình dưới

100 2.00
90
SV Nguyen Van A

Heat Flow [µV] (+exo)


80
MSSV:................. 1.00
70
60
TG [%]

50 0.00
40
30
-1.00
20
10
0 -2.00
0 100 200 300 400 500 600 700 800 900 1000

Temperature [oC]

2) Xác định các đỉnh thu nhiệt, tỏa nhiệt khi đốt bả mía trong điều kiện yếm khí. Hiệu ứng ở 100oC là
hiệu ứng gì?

7/7

You might also like