You are on page 1of 34

Chương 2

TỔNG QUÁT VÀ TÍNH CHẤT CHUNG CỦA CÁC CHẤT VÔ CƠ

2.1. PHÂN LOẠI CÁC CHẤT VÔ CƠ


Thực ra việc phân loại các chất vô cơ cũng chỉ là tương đối, các chất vô
cơ có thể được phân loại theo sơ đồ trên hình 2.1.

Kim loại

Đơn chất

Phi kim

Hợp chất hóa học


của kim loại
Các chất vô cơ

Hidrua

Oxit

Hợp chất

Hydroxit

Muối

Phức chất

Hình 2.1. Sơ đồ phân loại các chất vô cơ


Về đơn chất, các chất vô cơ được chia thành kim loại và phi kim
(Berzelius).
Điểm khác nhau cơ bản về mặt hóa học giữa phi kim và kim loại nhóm A
là phi kim có xu hướng thu thêm electron để đạt được lớp vỏ electron bền vững,
còn kim loại có xu hướng nhường electron hóa trị để đạt cấu hình electron bền
vững. Người ta coi đường tiếp giáp giữa một bên gồm các nguyên tố B, Si, As,
Te, At với một bên giữa Be, Al, Ge, Sb, Po là ranh giới phân chia phi kim và

7
kim loại (dọc theo đường zig-zag đậm trong bảng Phân hạng tuần hoàn các
nguyên tố hóa học dạng dài, xem hình 2.2).
Nguyên tố á kim (hay bán kim) là Be, B, Si, Ge, As, Sb, Te, Po, At nằm ở
vùng giáp ranh của đường zig-zag trên vừa thể hiện tính chất phi kim vừa thể
hiện tính chất kim loại.
Các nguyên tố bán dẫn là B, Si, Ge, As, Sb và Te cũng nằm ở vùng giáp
ranh của đường zig-zag trên (ngoài ra còn có Se nằm sâu hơn trong vùng phi
kim). Vậy đa số nguyên tố bán dẫn đồng thời cũng là nguyên tố á kim.
Tính chất của kim loại và phi kim có thể được so sánh với nội dung trong
bảng 2.2 sau đây (cần lưu ý là có nhiều trường hợp không phù hợp với qui luật
nêu ở bảng).

8
Hình 2.2. Bảng Phân hạng tuần hoàn các nguyên tố hóa học dạng dài

7
Bảng 2.2. So sánh tính chất của kim loại và phi kim
Kim loại Phi kim
Tính chất vật lý
Năng lượng ion hóa thấp Năng lượng ion hóa cao
Ái lực electron thấp Ái lực electron cao
Độ âm điện thấp Độ âm điện cao
Bán kính nguyên tử tương đối lớn Bán kính nguyên tử tương đối nhỏ
Thường là chất rắn có nhiệt độ nóng Thường là chất khí hoặc chất rắn có
chảy và nhiệt độ sôi cao nhiệt độ nóng chảy hoặc nhiệt độ sôi
thấp
Có ánh kim, phản xạ ánh sáng với Không có ánh kim, phản xạ ánh sáng
nhiều bước sóng khác nhau ít, hấp thụ ánh sáng nhiều
Khối lượng riêng lớn Khối lượng riêng nhỏ
Ở thể rắn dễ rèn, cán, kéo sợi Ở thể rắn dòn, cứng hoặc mềm
Dẫn nhiệt, dẫn điện tốt Dẫn nhiệt, dẫn điện kém
Tính chất hóa học
Hợp chất với hidro không đặc trưng Hợp chất với hidro đặc trưng (trong
(tạo thành ion hidrua H-) phân tử có liên kết cộng hóa trị)
Oxit kim loại thường có liên kết ion, Các phân tử oxit phi kim có liên kết
các oxit điển hình tan trong nước thành cộng hóa trị phân cực, đa số tan trong
các oxit badơ nước tạo thành các axit
Kim loại tồn tại trong dung dịch nước Phi kim tồn tại trong dung dịch nước
dưới dạng cation hoặc tổ hợp anion dưới dạng anion đơn hay các tổ hợp
chứa oxi hay chứa các phi kim khác chứa các phi kim khác mang điện tích
âm, rất ít khi tạo thành cation

Về hợp chất, các chất vô cơ chia thành hợp chất hóa học của kim loại,
hidrua, oxit, hidroxit, muối và phức chất.

7
2.2. QUAN HỆ GIỮA CẤU HÌNH ELECTRON HÓA TRỊ VÀ CẤU
TRÚC, TÍNH CHẤT CỦA ĐƠN CHẤT
Xét cấu hình electron của các nguyên tố chu kì 3: Na, Mg, Al, Si, P, S,
Cl, Ar. Theo số điện tích hạt nhân Z tăng dần (từ 11 đến 18) ta có cấu hình
electron hóa trị của chúng biến đổi như sau:
Na (3s1) → Ar (3s2 3p6)
Argon không có electron độc thân, chỉ có các electron ghép đôi bền vững
cho nên Ar là phân tử đơn nguyên tử, ở trạng thái tinh thể Ar có số phối trí cao
(vậy nguyên tố Ar tồn tại dưới dạng nguyên tử).
Clo có 1 electron độc thân nên nó tồn tại dưới dạng phân tử gồm hai
nguyên tử ghép đôi (phân tử Cl2), là phân tử cộng hóa trị 2 nguyên tử clo (vậy
nguyên tố Cl tồn tại dưới dạng phân tử 2 nguyên tử).
Lưu huỳnh có 2 electron độc thân nên tồn tại dưới dạng phân tử hai
nguyên tử (S2), phân tử ba nguyên tử (S3), phân tử sáu nguyên tử (S6), phân tử
có mạch zig-zag (S∞)… Như vậy khi số electron độc thân tăng lên thì nguyên tố
có thể tồn tại ở nhiều dạng thù hình khác nhau, thù hình về thành phần nguyên
tử và thù hình về dạng cấu trúc.
Photpho có 3 electron độc thân cho nên nguyên tố photpho tồn tại dưới
dạng phân tử 2 nguyên tử (P2 có cấu trúc hình quả tạ đôi), phân tử 4 nguyên tử
(P4 có cấu trúc tứ diện đều), phân tử nhiều nguyên tử photpho (P∞ có cấu trúc
dạng polime).
Trong chu kỳ từ Si đến Na thì số electron hóa trị giảm nhưng số orbital
hóa trị tự do tăng lên. Điều này làm giảm độ bền của liên kết dùng chung 2
electron (liên kết cộng hóa trị) và xu hướng tạo thành liên kết không định chỗ
tăng lên (liên kết kim loại).
Từ những quan sát trên chúng ta rút ra các kết luận sau:
- Cấu tạo nguyên tử quyết định kiểu liên kết, cấu tạo phân tử và cấu tạo
tinh thể của chất.
- Sự giảm electron hóa trị kèm theo qui luật biến đổi cấu trúc của chất
như sau: từ phi kim có mạng tinh thể nguyên tử, phân tử (như Ar, Cl2, P4) → phi
kim có cấu trúc mạch, cấu trúc lớp và cấu trúc khung phối trí (S∞, P2∞, Si3∞) →
tinh thể kim loại (Mg, Na…).

8
- Lý tính, hoạt tính hóa học của các đơn chất phụ thuộc vào kiểu cấu trúc
của chúng. Ví dụ: phân tử N2 có liên kết ba bền vững (công thức cấu tạo N ≡ N)
nên rất trơ, hệ quả là nitơ chỉ phản ứng với O2 ở nhiệt độ rất cao 3000oC. Trong
khi đó phân tử photpho P4 có liên kết đơn giữa các nguyên tử photpho nên kém
bền, photpho trắng dễ phản ứng với oxi, có thể tự bốc cháy trong không khí.
2.3. KIM LOẠI
2.3.1. Liên kết kim loại và thuyết vùng (thuyết miền năng lượng)
Liên kết trong kim loại là liên kết kim loại, có bản chất cộng hóa trị với
hai đặc điểm là:
- Là liên kết không định chỗ cao độ
- Có nhiều tâm giải tỏa, được thể hiện bởi những electron tự do
Với kiểu liên kết này trong tinh thể kim loại luôn có một lớp electron tự
do làm kim loại có tính dẻo, ánh kim, dẫn nhiệt, dẫn điện tốt và bền vững cơ
học.
Về cấu tạo, nguyên tử kim loại có bán kính nguyên tử lớn hơn phi kim, đa
số kim loại có hóa trị là 1, 2, 3 (là số electron lớp ngoài cùng).
Với cấu trúc vỏ electron ngoài cùng là s, p (ns, np) thì kim loại thuộc
phân nhóm A. Với cấu trúc vỏ electron ngoài cùng là d, f (nd, nf) thì kim loại
thuộc phân nhóm B.
Có thể mô tả liên kết kim loại theo một số thuyết như thuyết khí electron,
thuyết vùng, thuyết liên kết hóa trị. Ở đây chúng ta tập trung nghiên cứu thuyết
vùng (thuyết miền năng lượng).
Theo thuyết vùng, kim loại được coi là một hệ nhiều nhân mà trạng thái
của electron trong hệ đó giống như trạng thái của electron trong phân tử. Thuyết
MO coi một mẫu kim loại là phân tử, tại mắt của mạng lưới có các ion kim loại,
còn các đám mây electron của các electron hóa trị bao quanh các ion kim loại và
liên kết với chúng, nghĩa là các electron hóa trị ở trong “trường chung” của tất
cả các ion kim loại.
Theo thuyết MO khi hai nguyên tử tương tác với nhau thì sẽ có sự xen
phủ các orbital phân tử liên kết và phản liên kết, lúc đó mỗi mức năng lượng
nguyên tử sẽ tách ra thành hai mức năng lượng phân tử. Nếu hệ có 4 nguyên tử
thì mỗi mức năng lượng nguyên tử sẽ tách ra thành 4, nghĩa là hình thành 4
orbital phân tử. Số nguyên tử trong hệ càng lớn thì số MO càng lớn và mỗi MO
9
ứng với một trạng thái năng lượng xác định. Như vậy trong tinh thể có N
nguyên tử sẽ tạo nên N orbital phân tử. Vì N rất lớn (ví dụ 1 cm3 tinh thể kim
loại có khoảng 1022-1023 nguyên tử) nên N mức năng lượng rất gần nhau tạo ra
vùng năng lượng. Sự khác nhau về năng lượng của các trạng thái electron trong
giới hạn của vùng chỉ khoảng 10-22 eV, nên có thể coi sự biến thiên năng lượng
của electron trong vùng là liên tục. Như vậy một nhóm các orbital phân tử xếp
lien tục với nhau được gọi là một vùng.
Các orbital của vùng năng lượng cũng được xem như các orbital của
nguyên tử trong phân tử, và cũng tuân theo nguyên lý Pauli, nghĩa là mỗi orbital
cũng chỉ chứa 2 electron, và sự điền electron vào các orbital đó cũng tuân theo
đúng trật tự mức năng lượng từ thấp đến cao. Như vậy số electron cực đại trong
vùng sinh ra do sự xen phủ các orbital nguyên tử s, p, d, f sẽ là 2N (vùng s), 6N
(vùng d) và 14N (vùng f).
Trong trường hợp kim loại, những vùng năng lượng gần nhau có thể tiếp
giáp với nhau hoặc cách xa nhau.Vùng năng lượng chứa các electron gây ra liên
kết hóa học gọi là vùng hóa trị. Vùng tự do có mức năng lượng cao hơn, phân
bố phía trên vùng hóa trị gọi là vùng dẫn (đối với các kim loại vùng dẫn là vùng
trống xen phủ với vùng hóa trị, ví dụ trường hợp nguyên tố manhêdi Mg, hoặc
là vùng hóa trị lấp đầy một nửa, ví dụ ở kim loại liti Li). Phụ thuộc vào cấu trúc
và mạng tinh thể mà hai vùng đó có thể xen phủ vào nhau hoặc không xen phủ
vào nhau, nghĩa là cách nhau một khoảng năng lượng ΔE nào đó, khoảng cách
này gọi là vùng cấm. Trong tinh thể kim loại xảy ra sự xen phủ của hai vùng hóa
trị và vùng dẫn, trong chất bán dẫn vùng cấm có ΔE vào khoảng 0.1-3 eV, còn
trong chất điện môi ΔE vào khoảng lớn hơn 3 eV (xem hình 2.3).

10
Hình 2.3. Vùng hóa trị và vùng dẫn trong (a) kim loại, (b) chất bán dẫn và (c)
chất điện môi
Các tính chất vật lý đặc trưng của kim loại đều do các electron ở vùng
hóa trị gây ra. Số electron xếp trong vùng hóa trị phụ thuộc vào số electron hóa
trị của nguyên tử.
Nếu nguyên tử có một electron ns, thì vùng năng lượng s chỉ mới được
xếp một nửa số lectron tối đa; nếu nguyên tử có hai electron ns thì vùng năng
lượng s đã xếp đủ số electron; còn nếu tất cả các mức năng lượng trong một
vùng đều đã bị electron chiếm hết, thì các electron đó không thể chuyển động tự
do trong vùng mà chỉ có thể chuyển động giới hạn trong phạm vi các orbital
nguyên tử của chúng
Nếu trong vùng năng lượng còn có những orbital phân tử còn trống (chưa
bị electron chiếm hoàn toàn) thì những electron nào có năng lượng gần nhất với
năng lượng của orbital đó sẽ chuyển tới chiếm các orbital này, còn các vị trí cũ
của các electron đã di chuyển sẽ được các electron khác tới thay thế, nhờ vậy
electron có thể chuyển động hỗn loạn trong vùng năng lượng không bị chiếm
hoàn toàn này (hình 2.4a). Khi các electron đó bị kích thích (ví dụ tác động của
điện trường ngoài) sẽ chuyển động theo phương của trường ngoài và phát sinh
ra dòng điện (hình 2.4b). Các kim loại nhóm IA, IB và các kim loại chuyển tiếp
có lớp vỏ (n-1)d chưa xếp đủ số electron (là những kim loại mà trong mạng tinh
thể có vùng năng lượng chưa bị chiếm hoàn toàn) đều là những chất dẫn điện
điển hình.
Trong trường hợp mà vùng hóa trị đã bị electron chiếm hoàn toàn nhưng
lại tiếp giáp với vùng trống chưa bị chiếm, dưới tác dụng của trường ngoài các
electron sẽ chuyển động lên vùng trống sẽ làm cho vùng bị chiếm hoàn toàn
thành vùng dẫn điện (hình 2.4a; 2.4b). Các kim loại nhóm IIA, IIB thuộc trường
hợp này cũng là chất dẫn điện điển hình.

11
Hình 2.4. Sơ đồ các vùng năng lượng và vùng cấm
1- Vùng dẫn: a) Khi không có điện trường, b) Khi có điện trường
2- Vùng hóa trị và vùng dẫn tiếp giáp nhau khi ΔE = 0: a) Khi không có
điện trường, b) Khi có điện trường
3- Vùng hóa trị và vùng dẫn cách nhau một khoảng ΔE > 0: a) Chất bán
dẫn, b) Chất cách điện

2.2.2. Cấu trúc tinh thể của kim loại và nguyên lý sắp xếp xếp chặt
Các kim loại nguyên chất đều là chất rắn tinh thể (trừ thủy ngân). Đa số
kim loại có khối lượng riêng lớn chứng tỏ ở mạng tinh thể của chúng, các
nguyên tử kim loại được sắp xếp một cách xếp chặt, tức là các khoảng trống còn
lại là nhỏ nhất. Nếu coi nguyên tử kim loại như những quả cầu rắn có bán kính
như nhau, thì để xếp các quả cầu thành lớp trên một mặt phẳng sao cho mỗi quả
cầu đều được tiếp xúc với sáu quả cầu khác bao xung quanh chúng (các quả cầu
A, ký hiệu bằng nét liền trên hình 2.5a. Cách xếp này có thể tiếp tục vô hạn tạo
thành một lớp.
12
Hình 2.5. Xếp cầu xếp chặt: a) Hình chiếu bằng, b) Hình chiếu đứng kiểu
ABAB, c) Hình chiếu đứng kiểu ABCABC
Tinh thể kim loại có thể được tạo nên bằng cách chồng các lớp cầu đó lên
nhau. Để cho sự sắp xếp là xếp chặt thì mỗi quả cầu của lớp thứ hai (ký hiệu là
lớp B) phải nằm vào chỗ lõm tạo ra bởi 3 quả cầu của lớp thứ nhất (ký hiệu là
lớp A). Các quả cầu lớp B được vẽ bằng đường tròn nét đứt như trên hình 2.5a)
và cứ hai chỗ lõm thì sử dụng một chỗ.
Có hai cách đặt lớp cầu thứ ba lên lớp thứ hai để bảo đảm được sự sắp
xếp xếp chặt theo cả ba chiều:
Cách thứ nhất, mỗi quả cầu của lớp thứ ba nằm đúng phía trên một quả
cầu của lớp thứ nhất (tức là hình chiếu bằng của các quả cầu lớp thứ ba hoàn
toàn trùng với lớp thứ nhất). Nói cách khác, lớp thứ ba lặp lại lớp thứ nhất. Cách
xếp đặt như vậy được ký hiệu là ABAB (xem hình 2.5b) và tạo thành cấu trúc
gọi là lục phương xếp chặt. Cấu trúc này được mô phỏng như trên hình 2.6a, ở
đó các quả cầu được vẽ thu nhỏ lại để dễ nhìn thấy hơn.
Cách thứ hai, các quả cầu của lớp thứ ba không nằm đúng phía trên của
các quả cầu của lớp thứ nhất, cũng như lớp thứ hai. Hình chiếu bằng của tâm
của các quả cầu lớp thứ ba rơi vào khoảng trống tạo bởi ba quả cầu của lớp thứ
nhất (đó là các điểm C trên hình 2.5a. Như vậy lớp thứ ba không lặp lại lớp thứ
nhất nên ta ký hiệu là lớp C. Cách xếp đặt các lớp như vậy được ký hiệu là
ABCABC (hình 2.5c) và tạo thành một kiểu cấu trúc gọi là lập phương xếp chặt
(thường vẫn gọi là lập phương tâm diện) như mô phỏng ở hình 2.6b. Chú ý là
các lớp cầu ở hình 2.6b nghiêng 45o so với trục thẳng đứng và vuông góc với
13
đường chéo AA của khối lập phương. Hai quả cầu ở hai đỉnh A, A đối diện của
lập phương thì một thuộc lớp thứ nhất, một thuộc lớp thứ tư. Sáu quả cầu ở mặt
B là thuộc lớp thứ hai, còn sáu quả cầu thuộc mặt phẳng C là thuộc lớp thứ ba.

Hình 2.6. Mô phỏng a) Cấu trúc lục phương xếp chặt và b) Cấu trúc lập
phương xếp chặt (lập phương tâm diện)
Trong cả hai cấu trúc này, mỗi quả cầu tiếp xúc với sáu quả cầu khác
trong cùng một lớp, lại tiếp xúc với ba quả cầu ở lớp trên và ba quả cầu ở lớp
dưới tức là mỗi quả cầu được vây bọc bởi 12 quả cầu gần nhất và cách đều 12
quả cầu đó. Người ta nói nó có số phối trí tinh thể là 12.
Số phối trí tinh thể (nói gọn là số phối trí) của một nguyên tử (hay ion)
trong cấu trúc tinh thể là số nguyên tử (hay ion trái dấu) gần nhất vây quanh nó.
Nếu nối tâm các nguyên tử (hoặc ion) vây quanh nguyên tử (hoặc ion) đã cho ta
sẽ nhận được một đa diện gọi là hình phối trí của nguyên tử (hay ion) đó.
Đối với cấu trúc lục phương xếp chặt, ta có hình phối trí như trong hình
2.7a, đối với cấu trúc lục phương xếp chặt (lập phương tâm mặt) thì hình phối
trí là hình 2.7b.
Theo tính toán ở cả hai cấu trúc lục phương xếp chặt và lập phương xếp
chặt thì phần không gian bị chiếm bởi các quả cầu là 74%, phần không bị chiếm
là 26%.
Có một kiểu sắp xếp kém xếp chặt hơn là kiểu lập phương tâm khối (hình
2.7c). Ở cấu trúc lập phương tâm khối, quả cầu ở tâm lập phương tiếp xúc với
bốn quả cầu ở lớp trên và bốn quả cầu ở lớp dưới. Như vậy số phối trí trong
trường hợp này là 8. Phần thể tích bị chiếm bởi các quả cầu là 68%, phần trống
là 32%.
14
Hình 2.7. Hình phối trí của a) Cấu trúc lục phương xếp chặt b) Cấu trúc
lập phương tâm mặt c) Cấu trúc lập phương tâm khối
Từ các kiểu cấu trúc như trên, hầu hết các kim loại đều kết tinh theo ba
dạng ô mạng tinh thể tương ứng là: lục phương xếp chặt, lập phương xếp chặt
(lập phương tâm diện) và mạng lập phương tâm khối (xem hình 2.8).

Hình 2.8. Ba dạng ô mạng tinh thể của kim loại 1) Ô mạng lục phương
xếp chặt, 2) Ô mạng lập phương xếp chặt (lập phương tâm diện), 3) Ô mạng lập
phương tâm khối
Người ta nhận thấy gần hai phần ba số kim loại có cấu trúc tinh thể kiểu
xếp chặt. Ví dụ Be, Mg, Zn, Tl, Ti có ô mạng lục phương xếp chặt; Cu, Ag, Au,
Pb, Ni, Pd, Pt có cấu trúc lập phương tâm mặt; Li, Na, K, Rb, Cs… có cấu trúc
lập phương tâm khối. Một số kim loại có thể kết tinh theo nhiều ô mạng, hoặc
tùy theo nhiệt độ mà có thể kết tinh theo các ô mạng khác nhau. Ví dụ, coban có
thể kết tinh theo kiểu mạng lục phương xếp chặt hoặc lập phương tâm diện;
scandi có mạng lập phương tâm khối ở 25oC, nhưng ở nhiệt độ cao hơn lại có
mạng lục phương xếp chặt.
2.2.3. Kim loại tiêu biểu (không chuyển tiếp), kim loại chuyển tiếp

15
Các kim loại có thể thuộc các nguyên tố tiêu biểu hoặc các nguyên tố
chuyển tiếp (xem hình 2.9, vị trí của kim loại, á kim và phi kim trong bảng tuần
hoàn các nguyên tố hóa học).

Hình 2.9. Vị trí của kim loại, á kim và phi kim trong bảng phân hạng
tuần hoàn
Các kim loại tiêu biểu (không chuyển tiếp) nằm ở nhóm A (phân nhóm
chính), còn các kim loại chuyển tiếp nằm ở nhóm B (phân nhóm phụ) của bảng
tuần hoàn.
Trong các kim loại tiêu biểu phải kể đến kim loại kiềm và kiềm thổ. Lớp
electron ngoài cùng của các kim loại này chứa một hoặc hai electron, tương ứng
với cấu hình ns1, ví dụ Li (2s1), Mg (3s2). Tiếp đến là các kim loại thuộc nhóm
IIIA. Chúng có cấu hình electron là ns2 np1, nghĩa là lớp ngoài cùng có 3
electron. Ví dụ Al (3s2 3p1). Chỉ có một số ít kim loại mà lớp ngoài cùng chứa
nhiều hơn 3 electron, đó là Sn (5s2 5p2), Pb (6s2 6p2) và Bi (6s2 6p3). Như vậy ở
các kim loại tiêu biểu, electron cuối cùng điền vào phân lớp s hoặc phân lớp p
của lớp electron ngoài cùng và các electron ở lớp ngoài cùng này đóng vai trò
các electron hóa trị.
Ở các kim loại chuyển tiếp, electron cuối cùng điền vào phân lớp (n-1)d
hoặc (n-2)f, như vậy các nguyên tố này có 2 hoặc 3 lớp electron bên ngoài chưa
đầy đủ.

16
Tùy theo cấu hình electron mà người ta chia thành các nguyên tố s, p, d,
f. Nguyên tố s (hay p, d, f) là nguyên tố mà sự điền electron vào nguyên tử của
nguyên tố đang được thực hiện ở phân lớp s (hay p, d, f). Như vậy có thể định
nghĩa như sau:
Kim loại tiêu biểu (không chuyển tiếp). Là những kim loại thuộc
nguyên tố s (lớp vỏ electron ngoài cùng đang được xây dựng trên phân lớp s), p
(lớp vỏ electron ngoài cùng đang được xây dựng trên phân lớp s). Đây là những
nguyên tố thuộc các nhóm A. Vì lớp ngoài cùng chỉ chứa tối đa 8 electron, ứng
với cấu hình bão hòa ns2np6, dẫn đến sự hình thành 8 nhóm nguyên tố A từ IA
đến VIIIA. Các nguyên tố trong cùng một nhóm có số electron lớp ngoài cùng
giống nhau và bằng số thứ tự của nhóm.
Cấu hình electron rút gọn của nguyên tố s là ns12
Cấu hình electron rút gọn của nguyên tố p là ns2np16
Như vậy mỗi chu kỳ chỉ có tối đa 2 nguyên tố s và 6 nguyên tố p.
Kim loại không chuyển tiếp thường chỉ có 1 số oxi hóa, nếu có 2 số oxi
hóa thì sai kém hai đơn vị, ví dụ như Pb2+, Pb4+.
Kim loại chuyển tiếp. Là những kim loại thuộc nguyên tố d, f.
Nguyên tố d là những nguyên tố mà nguyên tử của chúng đang xây dựng
lớp vỏ electron trên phân lớp d của lớp thứ hai kể từ ngoài vào (tức electron
cuối cùng điền vào phân lớp (n-1)d). Cấu hình electron rút gọn của các nguyên
tố d là (n-1)d110ns2. Vậy có 10 nguyên tố d cho mỗi chu kỳ, bắt đầu từ chu kỳ
4. Hiện có 4 dãy chuyển tiếp ngoài đã hoàn chỉnh ở các chu kỳ 4, 5, 6 và 7.
Nguyên tố f là những nguyên tố mà nguyên tử của chúng đang xây dựng
lớp vỏ electron trên phân lớp f của lớp thứ ba kể từ ngoài vào (tức electron cuối
cùng điền vào phân lớp (n-2)f). Cấu hình electron rút gọn của các nguyên tố f là
(n-2)f114(n-1)d0(1)ns2.
Vậy có 14 nguyên tố f cho mỗi chu kỳ, bắt đầu từ chu kỳ 6. Hiện có hai
dãy chuyển tiếp trong đã hoàn chỉnh ở các chu kỳ 6 và 7. Đó là các lanthanit và
actinit.
Có 4 dãy kim loại chuyển tiếp họ d được xếp thành:
- Dãy kim loại chuyển tiếp họ d thứ nhất gồm từ 21Sc đến 30Zn. Ở dãy này
electron điền vào mức 3d.

17
- Dãy kim loại chuyển tiếp họ d thứ hai gồm từ 39Y đến 48Cd. Ở dãy này
electron điền vào mức 4d.
- Dãy kim loại chuyển tiếp họ d thứ ba gồm từ 57La đến 80Hg. Ở dãy này
electron điền vào mức 5d.
- Dãy kim loại chuyển tiếp họ d thứ tư chưa đầy đủ, mới chỉ có một số
nguyên tố. Ở dãy này electron điền vào mức 6d.
Có 2 dãy kim loại chuyển tiếp họ f được xếp thành:
- Các nguyên tố họ lantan: gồm 14 nguyên tố từ 58Ce đến 71Lu, ở đó
electron điền vào mức 4f (xem hình 2.2). Chúng không tương ứng với dãy
nguyên tố nào thuộc các chu kỳ trên, và có tên là các nguyên tố họ latan
(lantanit) vì chúng đứng ngay sau nguyên tố lantan và có nhiều tính chất giống
lantan.
- Các nguyên tố họ actini: gồm 14 nguyên tố từ 90Th đến 103Lr ở đó
electron điền vào mức 5f. Sở dĩ các nguyên tố này được gọi là họ actini (actinit)
là do chúng đứng ngay sau actini và có nhiều tính chất tương tự actini.
Lớp ngoài cùng của các nguyên tố họ lantan và họ actini đều có 2
electron s, trong một số trường hợp lớp sát ngoài cùng có chứa 1 electron d,
phân lớp (n-2)f có từ 2-14 electron, các electron bên trong phân lớp (n-2)f đã
được điền đầy đủ và chúng không có khả năng tham gia liên kết. Vì cấu hình
electron của các nguyên tố họ lantan cũng như họ actini đều khác nhau rất ít nên
tính chất hóa học của các nguyên tố trong từng dãy đó khá giống nhau. Tất cả
các nguyên tố học actini đều là các nguyên tố phóng xạ và chỉ có ba nguyên tố
đầu là thori (Th), protactini (Pa) và urani (U) là tồn tại trong tự nhiên, các
nguyên tố còn lại đều được tổng hợp nhân tạo từ sau năm 1940.
Gọi các nguyên tố d và f là các nguyên tố chuyển tiếp vì chúng nằm giữa
các chu kỳ, có tính chuyển tiếp từ các nguyên tố s sang nguyên tố p thuộc các
nguyên tố các nhóm chính A (xem hình 2.10 và 2.11).

18
Hình 2.10: Bảng tuần hoàn dạng dài các loại nguyên tố hóa học thể hiện mối quan hệ giữa trình tự điền electron vào
các phân lớp (theo dãy năng lượng tăng dần) và sự hình thành các chu kỳ, các loại nguyên tố s, p, d, f

19
Hình 2.11. Dãy năng lượng tăng dần của các phân lớp orbital.
Kim loại chuyển tiếp có nhiều số oxi hóa bất kỳ, dễ tạo phức, các ion
hidrat có màu. Nguyên nhân có nhiều số oxi hóa như sau: do khi được kích
thích có một số electron ở phân lớp (n-1)d nhảy lên ns và np thành electron hóa
trị để được cấu hình bền và bão hòa. Ví dụ:
- Cu: 3d104s1 (dễ chuyển thành ion Cu+) kích thích 3d94s2 (dễ chuyển thành
Cu2+ )
- Au: 5d106s1 kích thích 5d86s26p1 (dễ chuyển thành Au3+)
2.2.4. Hợp kim
Hợp kim là những chất có đặc tính kim loại được tạo thành khi hai hay
nhiều kim loại hoặc khi kim loại và phi kim hòa lẫn mật thiết với nhau.
Hợp kim có thể ở dưới dạng hỗn hợp, dung hợp hay hóa hợp.
Hỗn hợp. Một số hợp kim là những hỗn hợp dị thể có cấu trúc đa tinh
thể, nghĩa là gồm các tinh thể nhỏ bé của các kim loại khác nhau.
Dung hợp. Hợp kim thuộc loại dung dịch rắn. Có hai loại dung dịch rắn.
- Dung dịch rắn thay thế: là hỗn hợp đồng thể (hợp kim) trong đó nguyên
tử của một kim loại này đã thay thế và phân bố đồng đều cho nguyên tử trong
mạng tinh thể của kim loại khác. Để tạo thành dung dịch rắn thay thế, các kim
loại cần phải có tính chất hóa học tương tự nhau, cấu trúc tinh thể tương đồng
và tỉ lệ bán kính thích hợp. Các kim loại có bán kính khác nhau không quá 15%
(ví dụ bán kính của niken là 1.15 Ao, của đồng là 1.17 Ao) có thể tan hoàn toàn
vào nhau với bất kỳ tỉ lệ nào. Khi kích thước các nguyên tử kim loại khác nhau
nhiều thì khả năng tan vào nhau giữa chúng giảm đi và có thể hoàn toàn không

20
còn. Chẳng hạn bạc có bán kính là 1.34 Ao và đồng là 1.17 Ao chỉ hòa tan có
hạn vào nhau.
- Dung dịch rắn xâm nhập: là hỗn hợp đồng thể (hợp kim) trong đó các
nguyên tử phi kim phân bố đồng đều giữa các nguyên tử kim loại, chúng là
những nguyên tử nhỏ chiếm các lỗ trống trong mạng tinh thể của kim loại. Hàng
loạt các hợp kim nóng chảy ở nhiệt độ cao, cực rắn, dòn, dẫn điện và trơ về mặt
hóa học là kết quả phối hợp của các kim loại chuyển tiếp (như Ti, Zr, Hf, V, Nb,
Ta, Cr, Mo, W hoặc Fe) với nitơ, cacbon hoặc bo ở nhiệt độ cao. Các nitrua và
cacbua đó thường có tỉ lệ nguyên tử gần bằng 1/1. Việc phân tích cấu trúc cho
thấy hợp kim đó được hình thành do các nguyên tử nhỏ (nitơ có bán kính 0.74
Ao, cacbon có bán kính 0.77 Ao) đã thâm nhập vào trong lỗ trống của mạng tinh
thể của kim loại. Các borua thường có tỉ lệ nguyên tử ½ và tạo thành các lớp
nguyên tử kim loại và bo song song nhau.
Hidro cũng phối hợp với một số kim loại chuyển tiếp tạo thành các hidrua
thâm nhập có thành phần không hợp thức chẳng hạn PdH0.76 hoặc TiH1.7; thành
phần đó phụ thuộc vào điều kiện tổng hợp chúng. Các nguyên tử hidro chiếm
các vị trí thâm nhập và thuộc tính của kim loại vẫn được giữ nguyên.
Hóa hợp. Tạo thành hợp chất giữa các kim loại (metalit), đây là những
pha có thành phần ít nhiều xác định, có mặt trong một số hợp kim. Thành phần
của những pha này không dựa trên quan niệm thông thường về hóa trị mà dựa
trên sự không đổi về tỉ lệ giữa tổng số các electron hóa trị trên tổng số nguyên
tử.
Một số hợp chất giữa kim loại trong hợp kim là AgZn, Cu3Al, AgCd3 và
FeZn7, mỗi thành phần là biểu hiện một nhu cầu cung cấp đủ electron để tạo ra
sự bền vững. Các pha hợp chất giữa kim loại trong hợp kim thể hiện các tính
chất của kim loại, nhưng những tính chất đó có thể khác với tính chất của kim
loại hợp phần.
Ở đồng thau (hợp kim đồng-kẽm) người ta xác định được các hợp chất
giữa kim loại như sau: CuZn, Cu5Zn8, CuZn3. Ở các hợp chất đó, tỉ lệ giữa số
các electron hóa trị trên số nguyên tử là như sau:
CuZn: 3 electron/2 nguyên tử, tức 21/14.
Cu5Zn8: 21 electron/13 nguyên tử, tức 21/13.
CuZn3: 7 electron/4 nguyên tử, tức 21/12.

21
Nhiều hợp kim, đặc biệt là các hợp kim của đồng, bạc và vàng cũng có tỉ
lệ số electron hóa trị trên số nguyên tử như tỉ số trên. Nguyên nhân của điều đó
chưa được hiểu đầy đủ. Cùng với các hợp chất giữa kim loại đồng-kẽm, còn có
cả dung dịch rắn chứa tới 32% kẽm trong đồng với mạng tinh thể lập phương
tâm mặt của đồng, và cả dung dịch rắn chứa 5% đồng trong kẽm với mạng tinh
thể lục phương xếp chặt của kẽm.
Nhiều metalit có nhiệt độ nóng chảy cao hơn hẳn các kim loại thành phần
tạo ra chúng. Nhiều metalit có độ dẫn điện kém hơn hẳn so với các kim loại
thành phần tạo ra chúng.
2.2.5. Tính chất vật lý của kim loại
Tất cả kim loại đều là chất rắn (trừ Hg) có ánh kim, ở trạng thái phân tán
có màu xám thẩm (trừ Mg, Al).
Kim loại có trọng lượng riêng lớn, chia làm kim loại nhẹ (d < 5 g/cm3)
như Li, Na, Al… và kim loại nặng (d > 5 g/cm3) như Zn, Fe, Cu…
Kim loại có tính dẻo do đặc điểm cấu tạo mạng tinh thể kim loại và liên
kết kim loại.
Kim loại có tính dẫn nhiệt, dẫn điện tốt. Các kim loại có tính dẫn điện tốt
nhất như Ag sau đó là Cu, Au, Al…
2.2.6. Tính chất hóa học của kim loại
Về mặt hóa học, tất cả kim loại đều đặc trưng bằng tính dễ nhường
electron để tạo thành ion dương trong các hợp chất. Nguyên nhân do lực hút của
hạt nhân với các electron ngoài cùng (ái lực với electron) tương đối yếu, năng
lượng ion hóa thấp nên dễ cho electron.
Như vậy tính chất hóa học đặc trưng của kim loại là tính khử:
M – ne = Mn+
Tác dụng với phi kim. Nhiều kim loại phản ứng với halogen tạo thành
halogenua, với oxi tạo ra oxit, với lưu huỳnh tạo ra sunfua, với nitơ tạo ra
nitrua, với cacbon tạo ra cacbua. Các kim loại tạo với hidro các hidrua có đặc
tính ion, chẳng hạnh NaH, CaH2… đến cộng hóa trị như SnH4, BiH3…, từ hợp
chất có thành phần không hợp thức như dung dịch rắn thâm nhập của các kim
loại chuyển tiếp đến các hợp chất phức chất của các kim loại chuyển tiếp.

22
Kim loại hóa hợp với kim loại tạo ra hợp chất metalit. Các metalit
thường có mặt trong các hợp kim do tạo thành trực tiếp từ các đơn chất. Ngoài
ra các metalit còn được tạo ra gián tiếp trong dung môi không nước (thường là
ammoniac lỏng). Chẳng hạn có thể tạo ra NaZn4 khi cho kim loại natri tác dụng
với muối Zn(CN)2 trong ammoniac lỏng:
9Na + 4Zn(CN)2 = 8NaCN + NaZn4
Một số metalit không tan trong nước, nhưng tan trong ammoniac lỏng và
ở đó chúng tham gia phản ứng trao đổi với muối khác, ví dụ:
K4Pb + 2Ca(NO3)2 = Ca2Pb + 4KNO3
Khi điện phân các metalit ở trạng thái nóng chảy hay trong dung dịch thì
kim loại dương điện hơn sẽ chạy về catot còn kim loại âm điện hơn sẽ chạy về
anot. Chẳng hạn điện phân dung dịch Na4Pb9 trong ammoniac lỏng sẽ thu được
chì ở anot còn natri ở catot.
Phản ứng của kim loại (hoặc ion kim loại) trong dung dịch. Chiều
hướng của các phản ứng này có thể dự đoán được dựa vào thế điện cực chuẩn
của chúng (còn gọi là thế khử chuẩn). Đối với các kim loại thường gặp, người ta
sắp xếp chúng theo chiều tăng thế khử chuẩn của các cặp Mn+/M và được gọi là
dãy điện hóa (xem hình 2.10).
- Tác dụng với nước: nước là môi trường trung tính, pH = 7, thế điện cực
E2H+/H2 = -0.41 V. Vì vậy chỉ các kim loại hoạt động mạnh, đứng đầu dãy (đứng
trước manhê) có thế điện cực âm hơn nhiều so với -0.41 V mới tác dụng với
nước lạnh giải phóng hidro. Manhê phản ứng rất chậm với nước lạnh vì tạo
thành màng Mg(OH)2 nhưng manhê phản ứng nhanh với nước nóng. Các kim
loại hoạt động vừa (từ Al đến Fe) chỉ giải phóng hidro khi tác dụng với hơi
nước (với nước ở nhiệt độ cao). Ở nhiệt độ thường, các kim loại này không tác
dụng được với nước vì trên bề mặt của chúng thường tạo thành các màng oxit
bảo vệ, mặt dù thế điện cực của chúng đều âm hơn -0.41 V.
- Tác dụng với axit, mà anion gốc axit không là chất oxi hóa: Các kim
loại nằm giữa Mg và H2 khi thì đẩy được hidro ra khỏi axit. Tuy nhiên cũng cần
lưu ý rằng trên bề mặt một số kim loại có tạo thành các màng bảo vệ ngăn cản
phản ứng. Ví dụ màng oxit trên nhôm làm cho kim loại này không những không
tác dụng với nước mà cả với một số axit. Chì không tác dụng với axit H2SO4 có

23
nồng độ thấp hơn 80% do tạo ra muối PbSO4 không tan tạo thành lớp màng bảo
vệ trên bề mặt chì. Hiện tượng do tạo thành lớp màng oxit hoặc muối trên bề
mặt kim loại bảo vệ cho kim loại không bị oxi hóa sâu hơn được gọi là sự thụ
động hóa và trạng thái của kim loại khi đó được gọi là trạng thái thụ động. Các
kim loại đứng sau hidro thì không đẩy được hidro ra khỏi axit. Nhìn chung các
kim loại đứng trước trong dãy điện hóa thì đẩy được kim loại đứng sau ra khỏi
muối:
Fe(r) + CuSO4(aq) = FeSO4(aq) + Cu(r)
(Ghi chú: r: rắn; aq: hidrat hóa)
Cũng cần chú ý rằng các kim loại hoạt động mạnh (đứng trước manhê)
khi tiếp xúc với dung dịch nước thì đẩy hidro ra khỏi nước. Vì vậy sự đẩy lẫn
nhau của các kim loại ra khỏi các dung dịch muối của chúng thực tế chỉ xảy ra ở
các kim loại đứng sau manhê trong dãy điện hóa (xem hình 2.12).

Hình 2.12. Dãy điện hóa và một số phản ứng của kim loại
Thế khử của các cặp oxi hóa khử không phải là một đại lượng có định, nó
phụ thuộc vào nhiều yếu tố như nồng độ của các dạng oxi hóa và khử, nhiệt độ,
bản chất của dung môi, pH của môi trường… Vì vây, để có thể dự đoán chiều
hướng của các phản ứng oxi hóa-khử, trong thực tế người ta thường sử dụng
phương trình Nernst. Khi đó có thể giải thích được nhiều điều bất thường về
tính chất của kim loại. Chẳng hạn nếu căn cứ vào thế khử chuẩn thì bạc
(EoAg+/Ag = 0.80 V) không đẩy được hidro ra khỏi axit. Thế nhưng trên thực tế
lại xảy ra phản ứng:
Ag(r) + HI(aq) = AgI(r) + 0.5H2(k)
24
Sở dĩ như vậy vì nồng độ Ag+ đã bị giảm đi mạnh do tạo thành kết tủa
AgI (tích số tan của AgI là 8.3*10-17) rất ít tan. Hệ quả là thế khử của Ag+/Ag
trở nên âm hơn so với cặp 2H+/H2.
Đi từ đầu dãy (Li) đến cuối dãy (Au), khả năng nhường electron (tính
khử) của kim loại giảm dần đồng thời khả năng nhận electron (tính oxi hóa) của
kim loại tăng dần. Vì thế có nhiều phản ứng không xảy ra trong dung dịch
nhưng vẫn có thể sử dụng dãy điện hóa. Ví dụ các kim loại đứng trước thủy
ngân tác dụng trực tiếp với oxi tạo ra oxit. Các kim loại từ thủy ngân đến cuối
dãy không tác dụng trực tiếp với oxi để tạo ra oxit. Oxit của các kim loại từ liti
đến crôm không bị khử bới hidro, trong khi đó oxit của các kim loại kém hoạt
động hơn (từ Fe đến Cu) thì tác dụng với hidro giải phóng kim loại (bị khử bởi
hidro). Oxit của các kim loại ở cuối dãy (từ thủy ngân đến vàng) dễ bị khử nhất.
Chúng bị phân hủy bởi nhiệt tạo ra oxi và giải phóng kim loại.
- Tác dụng với axit mà anion gốc axit có tính oxi hóa: Các axit có tính oxi
hóa như HNO3, H2SO4 đặc thì thường tạo thành nhiều sản phẩm khác nhau của
HNO3, H2SO4 trong đó có một sản phẩm chính. Tùy thuộc vào nồng độ axit,
nhiệt độ phản ứng và khả năng khử của kim loại sẽ tạo ra sản phẩm chính là hợp
chất nào. Ví dụ, sắt tác dụng với HNO3 loãng có khối lượng riêng từ 1.03 đến
1.12 g/cm3 sẽ tạo ra Fe2+ và NH4+ theo phương trình phản ứng:
4Fe + 10HNO3(loãng) = 4Fe(NO3) + NH4NO3 + 3H2O
Khi sắt tác dụng với HNO3 đặc hơn, có khối lượng riêng lớn hơn 1.12
g/cm3 thì sản phẩm lại là Fe3+ và NO:
Fe + 4HNO3 = Fe(NO3)3 + NO + 2H2O
Còn khi sắt tác dụng với HNO3 đặc thì sản phẩm là NO2:
Fe + 6HNO3 = Fe(NO3)3 + 3NO2 + 3H2O
- Tác dụng với dung dịch kiềm: Có một số kim loại vừa phản ứng được
với dung dịch axit vừa phản ứng được với dung dịch kiềm để giải phóng hidro.
Điều đó có lẽ liên quan đến tính chất lưỡng tính của các hidroxit của chúng.

2Al(r) + 6H3O+ + 6H2O(l) = 2[Al(H2O)6]3+ 3H2(k)


2Al(r) + 2OH- + 6H2O(l) = 2[Al(OH)4]- + 3H2(k)

25
Zn(r) + 6H3O+ + 6H2O(l) = [Zn(H2O)4]2+ H2(k)
Zn(r) + 2OH- + 2H2O(l) = [Zn(OH)4]2- + H2(k)
Tác dụng với muối khan hoặc oxit của kim loại đứng sau trong dãy
điện hóa. Ví dụ trước khi tìm ra phương pháp điện phân oxit nhôm, người ta đã
sản xuất nhôm bằng phản ứng của natri với nhôm clorua nóng chảy:
3Na + AlCl3 = 3NaCl + Al
Phản ứng nhiệt nhôm vẫn thường được sử dụng để điều chế một lượng
kim loại không lớn:
2Al(r) + Cr2O3 = Al2O3 + 2Cr(r)
Tất nhiên trong những phản ứng loại trên khôngthể dựa vào giá trị của thế
khử để giải thích, mà chỉ có thể dựa vào tính khử của kim loại. Kim loại nào có
tính khử mạnh hơn sẽ đẩy được kim loại có tính khử yếu hơn ra khỏi muối khan
hoặc oxit của chúng.
Tác dụng với các hợp chất hữu cơ. Nhiều kim loại có thể tác dụng trực
tiếp với các hợp chất hữu cơ để tạo ra các hợp chất có chứa các liên kết cacbon-
kim loại (C-M) gọi là các hợp chất cơ kim. Ví dụ các kim loại kiềm phản ứng
với dẫn xuất halogen (RX) trong các dung môi trơ như hexan, octan... tạo thành
các hợp chất cơ kim rất hoạt động:
2Li + C4H9Br = C4H9-Li + LiBr
Manhê tác dụng với dẫn xuất halogen trong ete khan tạo thành hợp chất
manhê (còn gọi là thuốc thử Grinha) được ứng dụng rộng rãi trong tổng hợp
hữu cơ, chẳng hạn:
Mg + CH3Br = CH3-Mg-Br
Từ hợp chất cơ manhê người ta lại điều chế được nhiều hợp chất cơ kim
của các kim loại khác, ví dụ:
R-Mg-Cl + HgCl2 = R-Hg-Cl + MgCl2 (R là gốc hidrocacbon)
2R-Mg-Cl + HgCl2 = R2-Hg + 2MgCl2
Các kim loại chuyển tiếp có một số đặc thù riêng sẽ xem xét ở các
chương tương ứng.
2.2.7. Sản xuất kim loại

26
Đây là quá trình tách lấy kim loại từ quặng, là quá trình phức tạp trong đó
có giai đoạn điểu chế kim loại từ khoáng chất chứa trong quặng. Sản xuất kim
loại là điều chế kim loại ở phạm vi công nghiệp, nó khác với việc điều chế kim
loại ở trong phòng thí nghiệm. Ba giai đoạn cơ bản của việc sản xuất kim loại
là: 1) Chuẩn bị quặng, 2) Tách lấy kim loại, 3) Tinh chế kim loại thô.
Giai đoạn chuẩn bị. Đối với đa số các quặng, người ta phải làm giàu
quặng bằng cách tách khoáng chất chứa kim loại cần điều chế ra khỏi các
khoáng vật không cần thiết khác. Các khoáng vật lẫn này thường là đất đá lẫn
trong quặng. Đầu tiên quặng được nghiền thành các hạt nhỏ để việc phân tách
các hợp phần được dễ dàng. Tiếp theo người ta sử dụng một trong ba phương
pháp tuyển quặng sau:
- Phương pháp tuyển nổi: các hạt quặng nhỏ được trộn vào nước có chứa
dầu hoặc chất tạo bọt thích hợp rồi được khuấy đảo để tạo thành bọt. Các hạt
khoáng chất chứa kim loại ưa thấm ướt bởi dầu hoặc chất tạo bọt được giữ ở các
bong bóng. Các hạt đất đá ưa thấm nước thì lắng xuống đáy. Người ta gạn lấy
lớp bọt chứa khoáng chất rồi làm khô.
- Phương pháp trọng lực: dựa vào sự khác nhau về khối lượng riêng do
đó khác nhau về tốc độ lắng của các hạt khoáng chất trong chất lỏng.
- Phương pháp từ: dựa vào sự khác nhau về từ tính của các hạt khoáng
chất mà tách chúng bằng nam châm.
Trước khi tách lấy kim loại, có một số trường hợp các hạt quặng đã làm
giàu còn được đốt nóng (chưa đến mức nóng chảy) để kết tinh thành các hạt lớn
hơn, hoặc để biến khoáng chất cacbonat hoặc sunfua thành oxit.
Giai đoạn tách lấy kim loại. Đây là giai đoạn quan trọng nhất trong toàn
bộ quá trình luyện kim. Giai đoạn này được thực hiện theo nguyên tắc chung là:
phần lớn các nguyên tố trong tự nhiên đều ở dạng hợp chất tương ứng với số oxi
hóa dương hay âm do đó sẽ được điều chế bằng quá trình oxi hóa hay khử oxi.
Đối với kim loại, các quặng trong thiên nhiên tồn tại dưới dạng hợp chất
có số oxi hóa dương như oxit, sunphua, muối cacbonat… (ngoài ra một số kim
loại có thể ở dạng đơn chất như Au, Pt). Để điều chế kim loại, người ta khử ion
kim loại trong các quặng theo phản ứng:

27
Mn+ + ne = M
Tùy theo từng trường hợp cụ thể người ta có thể thực hiện giai đoạn này
bằng một trong các phương pháp sau:
- Phương pháp nhiệt luyện (hay hỏa luyện): dùng nhiệt độ cao và các
chất khử oxi như C, CO hay các chất khử mạnh hơn như H2, Mg, Al, Si,…để
giải phóng kim loại khỏi các khoáng chất (quá trình khử oxi của oxit ở nhiệt độ
cao). Đây là phương pháp được dùng từ thời cổ xưa và ngày nay vẫn được dùng
rộng rãi nhất để điều chế những kim loại thông dụng nhất (là các kim loại hoạt
động trung bình như Fe (gang, thép), Cu, Pb, Sn, Zn, Cr, Mn). Ví dụ: quá trình
điều chế kẽm từ quặng kẽm sunfua theo qui trình sau: ZnS  ZnO  Zn
ZnS + O2 = ZnO + SO2
ZnO + CO = Zn + CO2
Như đã nói ở trên, người ta dùng chất khử mạnh hơn như Mg, Al… với
những kim loại không thể khử bởi C, CO (như Cr, Mn). Đây gọi là phương
pháp nhiệt kim loại. Ví dụ, phương pháp nhiệt nhôm sử dụng chất khử là Al kim
loại để chế tạo crom:
Al + Cr2O3 = 2Cr + Al2O3
- Phương pháp điện luyện: là phương pháp khử ion kim loại bằng tác
dụng của dòng điện. Phương pháp này được áp dụng để điều chế các kim loại có
tính khử mạnh (ion của nó khó bị kim loại khác khử) như kim loại kiềm (Na,
Li), kiềm thổ, nhôm, manhê từ các hợp chất (thường là muối, oxit) của chúng ở
dạng nóng chảy. Ví dụ:
MgCl2 =điện phân Mg + Cl2
Có rất ít tường hợp sử dụng phương pháp điện phân đối với dung dịch để
điều chế kim loại. Ví dụ sau khi thu được ZnO từ quặng sunfua, người ta hòa
tan nó vào dung dịch H2SO4 rồi điện phân để thu lấy Zn kim loại.
Tuy nhiên, một số kim loại có tính khử mạnh nhưng lại tan nhiều trong
muối nóng chảy của chúng như Ba, K, Rb, Cs thì không thể dùng phương pháp
điện phân nóng chảy.
- Phương pháp thủy luyện: đây là phương pháp ngâm chiết, tách lấy kim
loại từ quặng dưới dạng hợp chất của nó với tác nhân chứa trong dung dịch
dùng để ngâm chiết, rồi khử lấy kim loại từ dung dịch thu được (tách kim loại

28
từ dung dịch muối). Phương pháp này được sử dụng với những kim loại có tính
khử rất yếu. Ví dụ:
4Au + 8CN- + O2 + 2H2O = 4[Au(CN)2]- + 4OH-
2[Au(CN2)]- + Zn [Zn(CN)4]2- + 2Au
Giai đoạn tinh chế kim loại. Ngày nay rất nhiều ngành công nghiệp đòi
hỏi kim loại với độ tinh khiết cao (chẳng hạn nhu cầu kim loại cho lò phản ứng
hạt nhân, tên lửa…) vì thế việc tinh luyện kim loại là một giai đoạn rất quan
trọng trogn sản xuất kim loại. Các phương pháp thông thường để tinh luyện kim
là oxi hóa loại tạp chất, điện phân, cất chân không, phân hủy nhiệt.
- Phương pháp oxi hóa loại tạp chất: là phương pháp thường được áp
dụng trong quá trình nhiệt luyện. Điển hình là quá trình luyện thép. Người ta
cho nguyên liệu (gang hoặc thép phế liệu) nóng chảy, rồi thổi vào đó oxi không
khí hoặc oxi nguyên chất. Các tạp chất như C, Si, S, P... bị oxi hóa thành oxit
rồi kết hợp với chất chảy thành xỉ. Để tinh luyện đồng, người ta cũng dùng
phương pháp này bằng cách nấu chảy đồng thô (đồng chứa nhiều tạp chất) để
cho lưu huỳnh và sắt bị oxi hóa thành oxit.
- Phương pháp điện phân: được áp dụng rất phổ biến để tinh chế các kim
loại như Ni, Sn, Pb, Cu,... Ở phương pháp này, kim loại thô (chẳng hạn đồng
thô được dùng làm anot, còn chất điện phân là dung dịch muối của kim loại cần
tinh chế (chẳng hạn CuSO4). Người ta kiểm soát chặt chẽ điện áp sao cho Cu ở
anot bị oxi hóa thành Cu2+ và tan vào dung dịch (vì thế được gọi là phương pháp
anot tan). Điện áp cũng được lựa chọn sao cho chỉ có ion Cu2+ bị khử thành Cu
ở catot. Bằng cách đó người ta đã chuyển được Cu từ anot sang catot dưới đạng
tinh khiết. Một số kim loại dương điện hơn Cu cũng bị hòa tan vào dung dịch
nhưng không bị khử ở catot. Các kim loại kém hoạt động hơn như Ag, Au thì
không bị hòa tan mà lắng xuống đáy bình điện phân, phía dưới anot. Những kim
loại quý này sau đó cũng được thu hồi bằng các phương pháp thích hợp. Phương
pháp điện phân tuy tốn nhiều điện năng nhưng cho phép thu được kim loại với
độ tinh khiết cao đáp ứng được nhứng yêu cầu của kỹ thuật hiện đại.
- Phương pháp cất chân không: phương pháp này dựa vào sự khác nhau
về độ bay hơi của kim loại và tạp chất. Kim loại được cho vào bình đốt nóng và
bay hơi trong chân không (nối với bơm hút chân không). Trong quá trình chưng

29
cất và ngưng tụ ở phần lạnh của lò ta sẽ thu được kim loại (nếu kim loại dễ bay
hơi) hay tạp chất (nếu tạp chất dễ bay hơi).
- Phương pháp phân hủy nhiệt các hợp chất dễ bay hơi của kim loại: ví
dụ để điều chế niken với độ tinh khiết cao người ta đốt nóng nó trong khí quyển
CO dưới áp suất cao theo phản ứng:
Ni + 4CO Ni(CO)4
Ni(CO)4 là chất dễ bay hơi (điểm sôi 42oC) nên được chưng cất ra khỏi
các tạp chất không phản ứng khác rồi được phân hủy ở nhiệt độ cao hơn thành
Ni có độ nguyên chất cao và oxit cacbon:
Ni(CO)4 = Ni + 4CO
2.3. PHI KIM
2.3.1. Giới thiệu chung
Nếu nguyên tử càng dễ nhận electron thì tính phi kim của nguyên tố đó
càng mạnh. Về mặt cấu tạo nguyên tử có ba yếu tố quyết định tính chất này:
- Bán kính nguyên tử nhỏ.
- Điện tích hạt nhân hiệu dụng lớn (ít bị các lớp electron che chắn)
- Cấu tạo electron lớp bên ngoài của nguyên tử của nguyên tố đó chỉ còn
rất ít orbital hóa trị tự do.
Do vậy các phi kim mạnh tập trung nhiều ở bên phải , phía trên của bảng
tuần hoàn.
Đặc điểm liên kết trong đơn chất. Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố
hóa học có 24 phi kim, trong đó 7 phi kim ở điều kiện thường có đơn chất tồn
tại dưới dạng phân tử hai nguyên tử: H2, N2, O2, F2, Cl2 (dạng khí), Br2 (dạng
lỏng) và I2 (dạng rắn). Các phi kim còn lại có các phân tử đơn chất hợp thành từ
nhiều nguyên tử và tồn tại ở trạng thái rắn. Có phân tử đơn chất phi kim rất rắn
như kim cương, nhưng cũng có phân tử đơn chất mềm như photpho, lưu huỳnh.
Tính chất của các phi kim khác nhau nguyên nhân chủ yếu là do tính chất liên
kết trong đơn chất của các nguyên tố đó.
Đặc điểm liên kết trong hợp chất. Các phi kim phản ứng với nhau tạo
thành hợp chất liên kết cộng hóa trị phân cực. Các hợp chất cộng hóa trị có xu
hướng tồn tại dưới dạng các phân tử độc lập, giữa các phân tử này chỉ có lực
tương tác yếu. Vì vậy ở nhiệt độ bình thường, các phân tử có khối lượng phân tử

30
bé thường tồn tại ở thể khí, còn các phân tử có khối lượng phân tử lớn thường là
chất lỏng hay chất rắn dễ nóng chảy.
Đặc điểm của các phi kim đầu nhóm. Trong các nhóm phi kim, nguyên
tố đầu nhóm thường có tính chất hóa học khác biệt so với các nguyên tố còn lại.
Một phần sự khác biệt này là do các nguyên tố đầu nhóm với số thứ tự nhỏ hơn,
bán kính nguyên tử nhỏ hơn và độ âm điện lớn hơn, mặt khác nhứng nguyên tố
đầu nhóm nằm ở chu kỳ hai chỉ có thể tham gia nhiều nhất là bốn liên kết, vì
chúng chỉ có một orbital 2s và 3 orbital 2p có thể tham gia liên kết hóa học.
Những phi kim có số thứ tự cao hơn có thể thêm các orbital d tham gia liên kết,
vì vậy các nguyên tố này có thể có nhiều hơn là bốn liên kết.
Ví dụ, xét hợp chất của clo với nguyên tố thứ nhất và thứ hai của phân
nhóm chính nhóm V là nitơ và photpho. Mỗi nguyên tử nitơ chỉ kết hợp với ba
nguyên tử clo tạo thành nitơ triclorua (NCl3). Photpho cũng tạo ra photpho
triclorua (PCl3), ngoài ra photpho có khả năng lien kết với năm nguyên tử clo
tạo thành photpho pentaclorua (PCl5).
Các nguyên tố đầu nhóm ở chu kỳ hai có khả năng hình thành liên kết 
tốt hơn các nguyên tố còn lại của nhóm. Nguyên nhân là do bán kính nguyên tử
rất nhỏ do đó các orbital p tạo liên kết  có khả năng xen phủ rất tốt.
Ví dụ, trong trường hợp cacbon và silic thì cacbon là nguyên tố đầu
nhóm. Trong thiên nhiên cacbon có hai dạng thù hình là kim cương và than chì.
Đối với kim cương chỉ hình thành liên kết , trong than chì các nguyên tử
cacbon hình thành cả liên kết  và liên kết . Liên kết  được hình thành do có
sự xen phủ giữa các orbital p không tham gia lai hóa để tạo liên kết . Trong khi
đó silic ở điều kiện tương tự chỉ hình thành dạng tinh thể giống như kim cương
với các liên kết . Do liên kết  giữa các nguyên tử silic với nhau kém bền nên
nguyên tử silic không thể có dạng thù hình giống với than chì.
2.3.2. Tính chất vật lý
Các phi kim ở trạng thái rắn không có ánh kim, dòn, không kéo sợi,
không rèn được. Phần lớn các phi kim không dẫn điện, nhiệt hoặc dẫn nhiệt,
điện kém. Một số phi kim khi được kích thích bởi nhiệt, ánh sáng thì dẫn điện
(trở thành chất bán dẫn).

31
2.3.3. Tính chất hóa học
Phi kim có độ âm điện và năng lượng ion hóa cao hơn kim loại, hơn nữa
do đặc điểm cấu tạo (có bán kính nguyên tử nhỏ, số electron ngoài cùng nhiều)
nên tính chất hóa học đặc trưng của phi kim là nhận electron, tức là có tính oxi
hóa để trở thành ion có số oxi hóa âm. Ví dụ:
S + H2 = H2S-2
S + 2Na = Na2S-2
Khi tác dụng với H2O, kết quả phụ thuộc độ âm điện của phi kim đó, ví
dụ:
2F + 2H2O = 4HF-1 + O2
Cl2 + H2O = HCl-1 + HCl+1O
C + H2O = C+2O + H2
Tuy nhiên, phi kim lại thể hiện tính khử khi tác dụng với những phi kim
có tính oxi hóa mạnh hơn, hay với các chất oxi hóa mạnh (như HNO3, H2SO4
đặc nóng...), ví dụ:
S + O2 = SO42-
S + 2HNO3 = H2SO4 + 2NO
Tác dụng với dung dịch kiềm: phi kim không phản ứng với dung dịch
kiềm, ví dụ:
Cl2 + 2NaOH = NaCl + NaClO + H2O
Si + 2NaOH + H2O = Na2SiO3+ H2
2.3.4. Điều chế phi kim
Như đã nói ở trên, phần lớn các nguyên tố trong thiên nhiên đều ở dạng
hợp chất tương ứng với số oxi hóa dương hay âm, do đó sẽ được điều chế bằng
quá trình oxi hóa hay khử oxi.
Trong thiên nhiên phi kim có thể ở dạng đơn chất (O2, N2, S…), dạng hợp
chất với số oxi hóa dương (KNO3, BaSO4…), dạng hợp chất có số oxi hóa âm
(NaCl, KBr…) nên tùy theo trạng thái thiên nhiên của phi kim người ta chọn
phương pháp điều chế thích hợp, ví dụ:
- Tách phi kim khỏi hỗn hợp: chẳng hạn quá trình điều chế O2 từ không
khí.
- Oxi hóa phi kim có số oxi hóa âm bằng cách dùng chất oxi hóa mạnh
hay điện phân, ví dụ:

32
Cl2 + 2KBr = Br2 + 2KCl
2NaCl =điện phân 2Na + Cl2
- Khử phi kim có số oxi hóa dương, ví dụ:
Ca3(PO4)2 + 5C + 3SiO2 = 2CaSiO3 + 5CO + 2P
2.4. KHÍ HIẾM
Các khí hiếm được xếp vào nhóm VIIIA gồm các nguyên tố He, Ne, Ar,
Xe, Rn. Các khí hiếm đều không màu và phân tử chỉ có môt nguyên tử. Do các
lớp electron ngoài cùng có đầy đủ 8 electron (ns2p6) thỏa mãn qui tắc bát tử
(riêng He có 2 electron (1s2)) nên các khí hiếm tương đối trơ về mặt hóa học
(trước đây khí hiếm được gọi là khí trơ).
Về hợp chất, từ 1962 người ta đã điều chế được hợp chất XePtF6, và
ngày nay đã điều chế được khá nhiều hợp chất của khí hiếm, chủ yếu là các hợp
chất chứa oxi như XeO3, XeO4..., hợp chất chứa flo như XeF2, XeF4, KrF2...
2.5. HIDRUA
Hidrua là hợp chất của hidro với kim loại hay phi kim. Cụ thể có các
hidrua như sau:
- Hidrua của kim loại kiềm, kiềm thổ: chúng là các hợp chất ion, ở trạng
thái rắn, có nhiệt độ nóng chảy cao và có tính badơ. Ví dụ hidrua có tính badơ
như KH:
KH + H2O = KOH + H2
- Hidrua của phi kim: là hợp chất cộng hóa trị, có tính axit. Ví dụ hidrua
có tính axit như SiH4:
SiH4 + H2O = H4SiO4 + H2
- Hidrua lưỡng tính: tùy trường hợp các hidrua này có thể có tính axit hay
tính badơ.
2.6. OXIT
Oxit là hợp chất của oxi với nguyên tố khác, có thể là kim loại hay phi
kim, trong đó chỉ tồn tại liên kết giữa oxi với nguyên tố khác. Hợp chất của oxi
với nguyên tố khác trong đó ngoài liên kết giữa oxi với nguyên tố khác còn tồn
tại liên kết giữa hai oxi thì được gọi là peoxit. Ví dụ: natri oxit Na2O (Na–O–
Na), natri peoxit Na2O2 (Na–O–O–Na).

33
2.6.1. Phân loại oxit
Người ta phân loại oxit thành oxit tạo muối và oxit không tạo muối (oxit
trơ). Oxit tạo muối lại được chia ra thành oxit axit, oxit badơ và oxit lưỡng tính.

Oxit axit. Là oxit của phi kim hay kim loại chuyển tiếp, có số oxi hóa
dương cao. Ví dụ như CO2, SO2, SO3, CrO3, Mn2O7… Oxit axit là chất khí, lỏng
(ví dụ Mn2D7) hay ở trạng thái rắn dễ nóng chảy. Một số oxit axit có thể tan
trong nước để tạo axit tương ứng, ví dụ:
SO3 + H2O = H2SO4
CrO3 + H2O = H2CrO4
Các oxit axit có thể phản ứng với oxit badơ hay badơ để tạo muối, ví dụ:
SO3 + 2NaOH = Na2SO4 + H2O
SO3 + CaO = CaSO4
Oxit badơ. Là oxit của kim loại không chuyển tiếp hay kim loại chuyển
tiếp có số oxi hóa thấp. Ví dụ như Na2O, CaO, MnO, FeO.
Oxit badơ là chất rắn khó nóng chảy, một số có thể tan trong nước thành
badơ, ví dụ:
Na2O + H2O = 2NaOH
Oxit badơ phản ứng với oxit axit hoặc axit tạo thành muối, ví dụ:
CaO + CO2 = CaCO3
CaO + 2HCl = CaCl2 + H2O
FeO + 2HCl = FeCl2 + H2
Oxit lưỡng tính. Chúng có thể phản ứng như oxit axit hay oxit badơ, ví
dụ như BeO, ZnO, Al2O3. Oxit lưỡng tính có liên kết ion (có phần nào liên kết
cộng hóa trị), là chất rắn khó nóng chảy. Oxit lưỡng tính có thể phản ứng với
axit hay badơ để tạo muối.
2.6.2. Cách gọi tên các hợp chất oxit
Đối với nguyên tố chỉ có một oxit thì được gọi tên là: oxit.
Đối với nguyên tố có nhiều oxit thì sẽ ghi thêm hóa trị của nguyên tố hay
số lượng của ion oxi trong hợp chất oxit. Ví dụ, danh pháp của Cu2O là: đồng
(I) oxit; của CuO là: đồng (II) oxit; của SO2 là: lưu huỳnh đioxit; của SO3 là:
lưu huỳnh trioxit.

34
2.7. HIDROXIT
Hidroxit là hợp chất có nhóm –OH với những nguyên tố khác, công thức
chung là Mp(OH)n.
2.7.1. Phân loại hidroxit
Hợp chất hidroxit được chia thành hidroxit badơ, hidroxit axit và hidroxit
lưỡng tính.
Hidroxit badơ. Là hidroxit phản ứng với axit hay oxit axit để tạo muối.
Các hidroxit badơ tan được trong nước được gọi là dung dịch kiềm, ví dụ
NaOH, KOH, Ca(OH)2.
Hidroxit axit. Là hidroxit phản ứng với badơ hay oxit badơ tạo muối.
Pauling đề xuất công thức hóa học của hidroxit axit là XOp(OH)q.
Cách gọi tên hidroxit axit như sau:
- Đối với nguyên tố tạo hai axit: hidroxit số oxi hóa cao hậu tố là IC,
hidroxit có số oxi hóa thấp hậu tố là Ơ, ví dụ danh pháp của axit HNO3 là: axit
nitơric; danh pháp của axit HNO2 là: axit nitơrơ.
- Đối với nguyên tố tạo nhiều axit: hidroxit có số oxi hóa cao nhất có tiền
tố là PE, hidroxit có số oxi hóa thấp nhất có tiền tố là HIPO. Ví dụ danh pháp
của các axit sau đây như sau:
HClO4 HClO3 HClO2 HClO
Axit pecloric Axit cloric Axit clorơ Axit hipoclorơ
Độ mạnh của axit phụ thuộc vào số nguyên tử O nối với nguyên tử trung
tâm, trong công thức Pauling XOp(OH)q nếu p càng lớn thì axit càng mạnh.
- Khi p = 0 thì axit thật yếu, ví dụ: axit boric H3BO3 có Ka = 5.5*10-10;
axit hipobromơ HBrO có Ka = 2*10-9.
- Khi p = 1 thì axit trung bình yếu, ví dụ: axit H2SO3 có Ka = 1.2*10-2;
axit HNO2 có Ka = 4,5.10-4.
- Khi p = 2 thì axit mạnh, ví dụ: axit HNO3 có Ka = 101; axit HClO3 có Ka
= 101; axit H2SO4 có Ka = 103.
Hidroxit lưỡng tính. Là hidroxit thể hiện tính axit hay tính badơ tùy theo
phản ứng. Hidroxit lưỡng tính ít tan, một phần nhỏ tan và phân li theo kiểu axit
theo phản ứng:
M(OH)x  Mx+ + xOH-

35
Ví dụ: Zn(OH)2 + 2HCl = ZnCl2 + H2O
Hay một phần nhỏ tan và phân li theo kiểu badơ theo phản ứng:
M(OH)x  xH+ + MOx-
Ví dụ: Zn(OH)2 + 2NaOH = Na2ZnO2 + 2H2O
2.7.2. Điều chế hidroxit
Điều chế hidroxit badơ. Có thể thực hiện các phản ứng sau đây:
- Cho kim loại tác dụng với nước. Ví dụ: Na + H2O = NaOH + 1/2H2
- Cho oxit badơ tác dụng với nước. Ví dụ: CaO + H2O = Ca(OH)2
- Cho muối tác dụng với kiềm: phản ứng này dùng để điều chế badơ
không tan. Ví dụ: CuCl2 + 2NaOH = Cu(OH)2 + 2NaCl
- Điện phân dung dịch muối: kỹ thuật này được dùng để sản xuất kiềm
trong công nghiệp. Ví dụ:
2NaCl + 2H2O =điện phân H2 + Cl2 + 2NaOH
Điều chế hidroxit axit. Có thể thực hiện các phản ứng sau đây:
- Cho anhidrit tác dụng với nước. Ví dụ: SO3 + H2O = H2SO4
- Cho muối tác dụng với axit: thường dùng H2SO4 là axit mạnh, khó bay
hơi để điều chế những axit dễ bay hơi hơn. Ví dụ:
2NaCl + H2SO4 = 2HCl + Na2SO4
- Oxi hóa các đơn chất. Ví dụ:
I2 + 5Cl2 + 6H2O = 2HIO3 + 10HCl
3P + 5HNO3 + 2H2O = 3H3PO4 + 5NO
Điều chế hidroxit lưỡng tính. Thực hiện phản ứng cho muối tác dụng
với kiềm vừa đủ. Ví dụ:
ZnSO4 + 2NaOH = Zn(OH)2 + Na2SO4
2.8. MUỐI
Muối là sản phẩm thế nguyên tử hidro của axit bởi kim loại (hay nhóm
nguyên tử, ví dụ NH+4).
2.8.1. Phân loại
Muối được phân loại như sau:
Muối trung tính. Là sản phẩm thế hoàn toàn của các nguyên tử hidro của
axit bởi kim loại, ví dụ: Na2SO4, Na3PO4…

36
Gọi tên muối trung tính như sau: tên kim loại+tên gốc axit. Ví dụ:
Na3PO4 là muối natri photphat.
Muối axit. Là sản phẩm thế không hoàn toàn các nguyên tử hidro của
axit bởi kim loại. Ví dụ: NaH2PO4, Na2HPO4. Lưu ý là chỉ có axit đa chức mới
tạo muối axit. Ví dụ: axit H3PO4 tạo ra NaH2PO4 và Na2HPO4.
Gọi tên muối axit như sau: tên kim loại+hidro+tên gốc axit. Ví dụ:
NaHSO4 là muối natri hidro sunfat.
Muối badơ. Là sản phẩm thế không hoàn toàn các nhóm –OH của badơ
bởi gốc axit. Ví dụ: Al(OH)2Cl, Ni(OH)(NO3). Lưu ý chỉ có badơ đa chức mới
tạo muối badơ. Các muối badơ đều khó tan.
Gọi tên muối badơ như sau: tên kim loại+hidroxit+tên gốc axit. Ví dụ:
Al(OH)Cl2 là muối nhôm hidroxit clorua; Cr(OH)2NO3 là muối crôm dihidroxit
nitrat.
Muối kép. Là sản phẩm thế nguyên tử hidro của axit bởi hai kim loại
khác nhau (hai ion dương khác nhau). Ví dụ: phèn nhôm M(I)Al(SO4)2,
Na2NH4(PO4)3….
Muối hỗn tạp. Là muối tạo bởi kim loại và hai gốc axit. Ví dụ: CaOCl2;
CaCl(OCl).
2.9. PHỨC CHẤT
Phức chất chiếm một vị trí đặc biệt trong hóa vô cơ (xem chương 3).
Phức chất tạo thành khi phân tử hai chất kết hợp với nhau:
CuSO4 + 4NH3 = [Cu(NH3)4]SO4
So sánh phức chất và muối kép chúng ta thấy: trong dung dịch muối kép
phân li thành ion kim loại và gốc axit (ion đơn giản). Ví dụ:
MAl(SO4)  M+ + Al3+ + 2SO42-
Trong khi đó dung dịch phức chất lại phân li thành ion phức và ion đơn
giản. Ví dụ:
[Cu(NH3)4]SO4  [Cu(NH3)4]2+ + SO42-
Phức chất rất phong phú về thành phần và tính chất. Các loại phức quan
trọng là phức axit, phức aquo, amoniacat…

37

You might also like