You are on page 1of 3

1.

Làm rõ xu hướng biến đổi độ bền nhiệt của muối carbonate, muối nitrate của
kim loại nhóm IIA theo giá trị biến thiên enthalpy chuẩn và giá trị năng lượng
Gibbs chuẩn của phản ứng.
Đối với muối Carbonate:
Các muối carbonate trong nhóm này đều bị nhiệt phân thành oxide kim loại và
khí CO2. Các carbonates nhóm IIA và các oxide thu được sau khi nhiệt phân thường
tồn tại dưới dạng chất rắn màu trắng:
XC O3 (s)→ XO(s)+C O 2 ↑(g)

Giá trị biến thiên Enthalpy chuẩn:


∆ r H °(kJ /mol) ∆ r G°(kJ /mol)
BeCO3
MgCO3 117,6 65,3
CaCO3 177,8 130,2
SrCO3 234,5 183,3
BaCO3 267 216,1

Đối với muối của Nitrate


Các nitrate nhóm IIA trải qua quá trình nhiệt phân thành oxide kim loại,
nitrogen dioxide và khí oxygen. Các hợp chất này là chất rắn màu trắng và khí
nitrogen dioxide và oxygen màu nâu cũng thoát ra khi đun nóng:
2X¿

Giá trị biến thiên Enthalpy chuẩn:


∆ r H °(kJ /mol) ∆ r G°(kJ /mol)
Be(NO3)2
Mg(NO3)2 518.08 270.29
Ca(NO3)2 739.22 484.47
Sr(NO3)2 905.08 644.64
Ba(NO3)2 1020.63 757.76

Nhận xét:
Các phản ứng đều là phản ứng thu nhiệt, nghĩa là cần cung cấp đủ lượng nhiệt
để phản ứng phân hủy được diễn ra. Vì thế phản ứng có enthalpy chuẩn càng lớn thì
muối carbonate càng bền nhiệt.
Giải thích:
- Kích thước của các nguyên tử M và ion M 2+ tăng theo dãy từ Be-Ra. Lớp vỏ
electron của các ion M2+ đầy đủ nên chúng ít biến dạng (bị phân cực yếu) dưới tác
động của các nguyên tử trong phân tử. Mặt khác, tác dụng phân cực của các ion M 2+
không lớn, do đó các hợp chất của các nguyên tố IIA có độ bền nhiệt cao.
Bán kính ion (nm)
2+
Be 0.045
Mg2+ 0,072
Ca2+ 0,100
Sr2+ 0,118
Ba2+ 0,136

- Do khả năng phân cực cao của ion Be 2+ có khả năng hút electron của nguyên
tử ion liên kết với nó trong các hợp chất. Vì vậy trong các hợp chất của beri liên kết có
đặc trưng cộng hóa trị đáng kể và tính chất của nhiều hợp chất của beri khác rõ rệt với
tính chất của các hợp chất tương tự của các nguyên tố khác của nhóm IIA.
2. Làm rõ vì sao có những biến đổi tính chất của dãy có tính xu hướng, có những
biến đổi của dãy lại không có tính xu hướng.
Những chất biến đổi không theo xu hướng thường là biển đổi đơn điệu theo điện
tích hạt nhân, không phụ thuộc trực tiếp vào cấu hình electron của nguyên tố.
Thường là biến đổi số sóng của quang phổ tia X của các nguyên tố.
Khối lượng nguyên tử.
Nhiệt dung của nguyên tử.
Nhiệt độ sôi (T s ¿, nhiệt độ nóng chảy (T nc ¿
Những chất biến đổi tuần hoàn thường là phụ thuộc vào cấu hình electron của
nguyên tử, đặc biệt là electron bên ngoài. Thường là tính chất hóa học và các tính chất
vật lí lớn của nguyên tố.
Trong đó, có một số xu hướng biến đổi quan trọng được giải thích theo chiều
tăng điện tích hạt nhân như: sự biến đổi cấu hình electron, bán kính nguyên tử, bán
kính ion, năng lượng ion hóa, ái lực electron, độ âm điện,…
Các nguyên tố cùng một nhóm có cùng số điện tử hóa trị (trừ He). Chính sự
giống nhau về cấu hình điện tử của lớp hóa trị là nguyên nhân của sự giống nhau về
tính chất của các nguyên tố trong cùng một nhóm.
Cấu hình điện tử của lớp hóa trị được lặp đi lặp lại trong các chu kì. Đó chính là
nguyên nhân của sự biến thiên tuần hoàn về các tính chất của nguyên tố.
Bán kính nguyên tử: bán kính nguyên tử được tính bằng nửa tổng của khoảng
cách hai hạt phân trong phân. Vậy trong cùng chu kì: bán kính nguyên tử có xu hướng
giảm theo chiều điện tích hạt nhân tăng, do lực hút của hạt nhân đối với các điện tử.;
trong cùng một phân nhóm chính: bán kính nguyên tử tăng dần theo chiều tăng điện
tích hạt nhân, do sự gia tăng số lớp điện tử. Đối với các khí trơ cũng có kết quả tương
tự.
Năng lượng ion hóa nguyên tử: trong cùng một chu kì, năng lượng ion hóa có
xu hướng tăng từ trái sang phải, do sự tăng điện tích hạt nhân trong khi số lớp điện tử
không thay đổi.
Ái lực electron: là năng lượng được giải phóng khi nguyên tử nhận thêm 1
electron để trở thành ion âm. So với các nguyên tố cùng chu kì, halogen có ái lực
electron lớn nhất vì dễ thu electron để trở thành cấu hình của khí hiếm đứng phía sau,
ngược lại khí hiếm đều có ái lực electron nhỏ. Hay xu hướng chung những nguyên tố
đứng trước một nguyên tố có phân lức hóa trị bán bão hòa hay bão hòa đều có ái lực
electron tương đối lớn, ngược lại những nguyên tử có phân lớp bão hòa hay bán bão
hoàn có ái lực electron nhỏ.
Độ âm điện: có xu hướng tăng cùng điện tích hạt nhân trong cùng một chu kì.
Với các nhóm IA, IIA, VIA, VIIA có xu hướng giảm khi điện tích hạt nhân tăng.
Câu 3. Căn cứ vào dữ liệu về một tính chất nào đó của chất để làm rõ sự ngoại lệ
về tính chất cũng có thể có tính xu hướng.
Trong năng lượng ion hóa thứ nhất của nguyên tử, xu hướng chung trong một chu kì
là năng lượng ion hóa tăng từ trái sang phải, nhưng ở đây cũng có một số ngoại lệ.
Ta xét 2 nhóm IIIA gồm B, Al, Ga và nhóm VIA gồm: O, Se, Te. Chúng đều có cấu
hình electron tương tự nhau nên ta xét B (IIIA), O (VIA).
Khi đi từ nhóm IIA (s2) đến nhóm IIIA (s2p1) cũng như từ nhóm VA (p3) đến nhóm
VIIA (p4) ta lại thấy có sự giảm năng lượng. Sự giảm năng lượng ion hóa thứ nhất từ
Be đến B được giải thích bằng sự liên kết kém bền của electron p trong nguyên tử B
so với electron s trong Be.
Sự giảm năng lượng ion hóa thứ nhất từ N đến O được giải thích bằng tương tác đẩy
giữa hai điện tử p trên cùng 1 orbital trong nguyên tử O.
Vậy nên tương tự những nguyên tố còn lại trong nhóm IIIA và VIA, ta thấy được
ngoại lệ cũng có xu hướng.

You might also like