You are on page 1of 3

Chương 6

CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP VỀ CÁC NGUYÊN TỐ NHÓM IIB

CÂU HỎI
1. a) Từ giá trị thế điện cực, hãy nhận xét về mức độ hoạt động hoá học của Zn, Cd, Hg. So sánh
tính khử trong hai môi trường?
b) Số oxi hoá bền trong môi trường acid và môi trường kiềm?
2. Hãy cho nhận xét và giải thích về các đặc điểm sau đây của các nguyên tố nhóm IIB:
- Đặc điểm lớp electron hóa trị. Lớp electron gần ngoài cùng. So sánh với cấu trúc electron
kim loại kiềm thổ.
- Sự biến thiên bán kính nguyên tử. Sự biến đổi năng lượng ion hóa.
- Số oxi hoá đặc trưng. Tại sao Hg tạo được số oxi hoá +1?
3. a) Trạng thái tồn tại và hàm lượng của các kim loại nhóm IIB trong tự nhiên?
b) Trong tự nhiên các kim loại Zn, Cd, Hg tồn tại ở các loại quặng chính nào?
c) Các đồng vị tự nhiên và % số nguyên tử mỗi đồng vị của các nguyên tố Zn, Cd, Hg?
4. a) Nêu nhận xét về đặc điểm bên ngoài của các kim loại Zn, Cd, Hg.
b) Cho biết cấu trúc mạng tinh thể của các kim loại Zn và Cd? Hãy giải thích tại sao thuỷ ngân
là chất lỏng ở điều kiện thường?
5. So sánh và giải thích sự khác nhau giữa kim loại nhóm IIB với IIA về: Nhiệt độ nóng chảy,
nhiệt độ sôi, nhiệt thăng hoa, độ cứng, độ dẫn điện, dẫn nhiệt, khối lượng riêng.
Tại sao Hg có độ dẫn điện thấp hơn nhiều so với các nguyên tố Zn, Cd?
6. Tại sao kim loại nhóm IIB kém hoạt động hóa học hơn nhiều so với kim loại kiềm thổ?
7. Viết các ptpư (nếu có) của Zn, Cd, Hg với:
- Các phi kim: oxi, lưu huỳnh, clo, iot. Giải thích tại sao Hg tác dụng dễ dàng với lưu huỳnh,
iot ngay ở nhiệt độ thường?
- Các acid HNO3, H2SO4 đặc.
8. Viết các PTHH trong các thí nghiệm sau:
- Cho từ từ dung dịch NH3 đến dư vào dung dịch ZnSO4.
- Cho từ từ dung dịch NaOH đặc đến dư vào dung dịch ZnSO4.
- Đun nóng kết tủa Zn(OH)2 trong nước ở 100oC.
9. Viết PTHH khi nung nóng các chất sau trong không khí: Zn(NO3)2; ZnCO3 ; ZnSO4·7H2O;
ZnS.
10. Trình bày bản chất liên kết trong ion Hg22+?
11. Dựa vào các giá trị thế điện cực đã cho, hãy tính hằng số cân bằng của phản ứng:

 Hg2+ + Hg
Hg22+ 

12. Viết phương trình phản ứng của Hg2Cl2 với dung dịch Cl2, dung dịch SnCl2?
BÀI TẬP
1. Tại sao Zn, Cd, Hg cùng thuộc phân nhóm IIB nhưng thế điện cực chuẩn của Hg lại lớn hơn
nhiều so với Zn và Cd.
2. a) Trong môi trường nào Zn thể hiện tính khử mạnh hơn? Theo em khi điều chế H2 trong PTN
bằng cách cho Zn tác dụng với acid hay base sẽ có tốc độ thoát khí mạnh hơn?
b) Viết các phương trình phản ứng trong dung dịch:
a) Zn + SnCl4  b) Zn + NaOH + NaNO3 
c) Zn + NH4Cl  d) Zn + NH3 + H2O 
1
3. a) Nêu nhận xét về khả năng tạo phức của ion Zn2+.
b) Cho biết cấu trúc các ion phức [Zn(H2O)4]2+ và [Zn(NH3)4]2+. Viết sơ đồ hình thành liên kết
trong các phức này theo thuyết liên kết hóa trị.
4. Zn(OH)2 tồn tại ở các dạng khác nhau tuỳ thuộc vào môi trường. Vẽ sơ đồ mô tả tính chất
lưỡng tính.
5. Viết các ptpư trong các thí nghiệm sau:
- Cho từ từ dung dịch NH3 đến dư vào dung dịch CdSO4.
- Cho từ từ dung dịch NaOH đặc đến dư vào dung dịch CdSO4 đun sôi.
- Nung nóng kết tủa Cd(OH)2 ở 350oC.
6. a) Nêu hiện tượng và viết phương trình phản ứng khi cho Sn hạt tác dụng với dung dịch HgCl2?
b) Viết PTHH khi cho dung dịch HgCl2 tác dụng với các dung dịch SO2; SnCl2; HCOOH?
7. a) Nêu và giải thích sự biến thiên độ bền nhiệt trong dãy oxit ZnO-CdO-HgO?
b) Một hỗn hợp gồm ZnO, CdO và HgO. Trình bày phương pháp để điều chế 3 kim loại riêng
biệt?
8. So sánh khả năng tạo phức của các ion kim loại IIB và IIA cùng chu kì? Giải thích?
9. a) Tại sao các hợp chất của kim loại nhóm IIB thường không có từ tính và không màu?
b) Tại sao các hợp chất của kim loại nhóm IIB thường kém bền nhiệt hơn nhiều so với các hợp
chất tương ứng của kim loại IIA?
10. Nêu những điểm giống và khác nhau về đặc điểm cấu tạo nguyên tử, tính chất vật lí và tính
chất hóa học của kim loại nhóm IIA và IIB.
11. Cho một pin điện gồm hai nửa pin như sau:
- Nửa pin 1 gồm thủy ngân lỏng và dung dịch thủy ngân(I) peclorat nồng độ 2,5×10-2M
Hgn(ClO4)n.
- Nửa pin 2 gồm thủy ngân lỏng tiếp xúc với dung dịch Hgn(ClO4)n nồng độ 10-2 M.
Ghép hai nửa pin với nhau để tạo ra một pin điện rồi đo sức điện động.
a. Ở 25oC, sức điện động bằng E = E2 – E1 = 18,2×10-3V. Chứng tỏ rằng n = 2 (ion thủy ngân(I)
2
ở dạng Hg 2 ).
0
b. Tính thế điện cực chuẩn E 3 của cặp Hg2+/Hg khi biết các thế điện cực chuẩn:
0 2 0 2
E 1 ( Hg 2 /Hg) = 0,798V và E 2 ( Hg2+/Hg 2 ) = 0,910V.
2
c. Chứng minh rằng Hg có thể phản ứng với Hg để tạo ra Hg 2 . Tính hằng số cân bằng của
phản ứng.
12. Trong lò điện, zinc oxide bị khử bởi than cốc tạo thành hơi zinc và carbon monoxide theo

 Zn (g) + CO (g)
PTHH: C (coke) + ZnO (s) 

Cho các số liệu nhiệt động học:
C (coke) ZnO (s) Zn (g) CO (g)
ΔHo298 kJ/mol 0 –351 130 –110

So298 J/(mol·K) 6 44 161 198

C op J/(mol·K) 9 40 21 29

Xây dựng phương trình lnKP phụ thuộc nhiệt độ T.

2
Dựa trên đồ thị lnKP = f(T) cho dưới đây, dự đoán nhiệt độ tại đó phản ứng bắt đầu xảy ra. Kiểm
chứng bằng tính toán.

You might also like