You are on page 1of 19

CHỦ ĐỀ TÌM HIỂU : NHỮNG KHÁI NIỆM,

TÍNH CHẤT VỀ KIM LOẠI, HỢP KIM


VÀ CẤU THÀNH NGUYÊN TỬ
Nhóm thực hiện : Nhóm 1

GVHD: NGUYỄN MINH QUANG


Phần I: Sự sắp xếp của nguyên tử cấu thành lên kim loại và
1.1 Kim Loại: hợp kim
a, Khái niệm về kim loại
- Kim loại là vật thể sáng, dẻo có thể rèn được, có tính dẫn nhiệt và dẫn điện cao
b, Sự sắp xếp của nguyên tử cấu thành lên kim loại
- Vật rắn chia làm 2 nhóm: Tinh thể và vô định hình
+ Trong vật rắn tinh thể, các chất điểm sắp xếp theo một quy luật trật tự hình học nhất định. Trong các vật rắn vô
định hình các chất điểm sắp xếp hỗn loạn
+ Tất cả các kim loại và hợp chất của chúng ở trạng thái rắn đều là vật tinh thể (có cấu tạo tinh thể). Chúng có nhiệt
độ nóng chảy hoặc đông đặc xác định
Phần I: Sự sắp xếp của nguyên tử cấu thành lên kim loại và
1.1 Kim Loại: hợp kim
b, Sự sắp của nguyên tử cấu thành lên kim loại
- Các kiểu mạng tinh thể thường gặp :
+ Mạng lập phương thể tâm: các nguyên tử (ion) nằm ở các đỉnh và ở tâm của khối lập phương.
Các kim loại nguyên chất có kiểu mạng này như: Feα , Cr, W, Mo, V…
Phần I: Sự sắp xếp của nguyên tử cấu thành lên kim loại và
1.1 Kim Loại:
hợp kim
b, Sự sắp của nguyên tử cấu thành lên kim loại
- Các kiểu mạng tinh thể thường gặp:
+ Mạng lập phương diện tâm: các nguyên tử (ion) nằm ở các đỉnh và giữa (tâm) các mặt của hình lập phương.
Các kim loại nguyên chất có kiểu mạng này như: Feg, Cu, Ni, Al, Pb…
Phần I: Sự sắp xếp của nguyên tử cấu thành lên kim loại và
1.1 Kim Loại: hợp kim
b, Sự sắp của nguyên tử cấu thành lên kim loại
-Các kiểu mạng tinh thể thường gặp:
+ Mạng lục giác xếp chặt: bao gồm 12 nguyên tử nằm ở các đỉnh, 2 nguyên tử nằm ở giữa 2 mặt đáy của
hình lăng trụ lục giác và 3 nguyên tử nằm ở khối tâm của 3 lăng trụ tam giác cách đều nhau
Các kim loại nguyên chất có kiểu mạng này như: Mg, Zn…
Phần I: Sự sắp xếp của nguyên tử cấu thành lên kim loại và
1.2 Hợp Kim hợp kim
a, Khái niệm về hợp kim
- Hợp kim là vật thể có chứa nhiều nguyên tố và mang tính chất kim loại. Nguyên tố chủ yếu trong
hợp kim là nguyên tố kim loại
b, Các dạng cấu tạo của hợp kim
- Có thể nói tính chất của hợp kim phụ thuộc vào sự kết hợp của các nguyên tố cấu tạo nên chúng.
Khi ở dạng lỏng, các nguyên tố hòa tan lẫn nhau để tạo nên dung dịch lỏng. Tuy nhiên, khi làm
nguội ở trạng thái rắn sẽ hình thành các tổ chức pha của hợp kim, có thể sẽ rất khác nhau do tác
dụng với nhau giữa các nguyên tố. Có thể có các tổ chức pha như sau:
- Tổ chức một pha (một kiểu mạng tinh thể):
+ Khi các nguyên tố trong hợp kim tác dụng hòa tan ở trạng thái rắn, gọi là dung dịch rắn.
+ Khi các nguyên tố trong hợp kim tác dụng hóa học ở trạng thái rắn, gọi là hợp chất hóa học.
- Tổ chức hai pha trở lên (có từ hai kiểu mạng tinh thể trở lên): khi giữa các pha trong hợp kim có
tác dụng cơ học với nhau gọi là hỗn hợp cơ học.
Phần I: Sự sắp xếp của nguyên tử cấu thành lên kim loại và
1.2 Hợp Kim hợp kim
b, Các dạng cấu tạo của hợp kim
* Dung dịch rắn: được chia thành hai loại là dung dịch rắn xen kẽ và dung dịch rắn thay thế
- Dung dịch rắn xen kẽ: Nếu nguyên tử của nguyên tố hòa tan (B) xen kẽ ở khoảng hở của các nguyên
tử trong dung môi (A) thì ta có dung dịch rắn xen kẽ. Sự hòa tan xen kẽ bao giờ cũng có giới hạn.
- Dung dịch rắn thay thế: Nếu nguyên tử của nguyên tố hòa tan (B) thay thế nguyên tử của nguyên tố
dung môi (A) thì ta có dung dịch rắn thay thế.
+ Cơ tính chung của dung dịch rắn: có độ cứng thấp, độ bền thấp tuy nhiên độ dẻo và độ dai cao do có
cấu tạo mạng tinh thể của kim loại nguyên chất.
Phần I: Sự sắp xếp của nguyên tử cấu thành lên kim loại và
1.2 Hợp Kim hợp kim
b, Các dạng cấu tạo của hợp kim
* Hợp chất hóa học:
- Trong nhiều loại hợp kim, nhiều pha được tạo thành do sự liên kết giữa các nguyên tố khác nhau theo
một tỷ lệ nhất định gọi là hợp chất hóa học. Mạng tinh thể của hợp chất khác với mạng thành phần.
Hợp chất hóa học trong hệ có tính ổn định cao hoặc có nhiều dạng hợp chất khác nhau.
- Cơ tính chung của hợp chất hóa học: có độ cứng cao, độ dòn cao do có kiểu mạng tinh thể phức tạp
không giống với kiểu mạng của kim loại nguyên chất đồng thời có nhiệt độ phân hủy cao (t0nc cao).
* Hỗn hợp cơ học:
- Trong hệ hợp kim, có những nguyên tố không hòa tan vào nhau cũng không liên kết tạo thành hợp
chất hóa học mà chỉ liên kết với nhau bằng lực cơ học thuần túy, thì gọi hợp kim đó là hỗn hợp cơ học.
Như vậy hỗn hợp cơ học không làm thay đổi mạng nguyên tử của nguyên tố thành phần. Vì để tạo được
liên kết cơ học nguyên tử các nguyên tố thành phần khác nhau nhiều về kích thước và mạng tinh thể.
- Cơ tính chung của hỗn hợp cơ học: phụ thuộc vào cơ tính của các pha tạo thành. Muốn đánh giá cơ
tính của hợp kim tạo thành tại nhiệt độ xác định phải căn cứ vào tỉ lệ cấu tạo và cơ tính của các pha tạo
thành.
Phần II : Vật liệu thép cacbon, thép hợp kim và gang
2.1 Thép cacbon
2.1.1 Khái niệm về thép cacbon
-Thép cacbon là loại một loại hợp kim của sắt (iron) và cacbon, trong đó hàm lượng cacbon ít hơn 2.14%
khối lượng.
-Thép cacbon có thành phần chính là sắt và cacbon, hàm lượng các nguyên tố khác trong thép là không
đáng kể: là mangan (Mn, max 1.65%), silic (Si, max 0,6%) và đồng (Cu, max 0,6%). Khi sản xuất bulong
thì tùy vào mục đích sản xuất bulong và cấp bền bu lông mà người ta bổ sung có chủ đích các thành phần
nguyên tố vào thép để đạt được đặc tính cần thiết của sản phẩm.
-Hàm lượng cacbon tăng sẽ làm tăng độ cứng của thép, tăng độ bền nén nhưng làm giảm tính dễ uốn và
giảm tính hàn, giảm nhiệt độ nóng chảy của thép và ngược lại, lượng cacbon thấp thì độ dẻo của thép cao,
khả năng chịu kéo cũng tăng.
Phần II : Vật liệu thép cacbon, thép hợp kim và gang
2.1 Thép cacbon
2.1.2 Ưu điểm và nhược điểm:
* Ưu điểm
~ Thép cacbon được dùng rất rộng rãi trong kỹ thuật nói chung và chế tạo máy vì ba ưu điểm sau:
- Rẻ, dễ kiếm không phải dùng các nguyên tố hợp kim đắt tiền.
- Có cơ tính tổng hợp nhất định phù hợp với các điều kiện thông dụng.
- Có tính công nghệ tốt: dễ đúc, cán, rèn, kéo sợi, hàn, gia công cắt (so với thép hợp kim).
* Nhược điểm
- Độ thấm tôi thấp nên hiệu quả hóa bền bằng nhiệt luyện tôi + ram không cao, do đó ảnh hưởng xấu
đến độ bền, đặc biệt đối với tiết diện lớn.
- Tính chịu nhiệt độ cao kém: khi nung nóng độ bền cao của trạng thái tôi giảm đi nhanh chóng do
mactenxit bị phân hóa ở trên 200oC, ở trên 570oC bị ôxy hóa mạnh.
- Không có các tính chất vật lý hóa học đặc biệt như: cứng nóng, chống ăn mòn.
~ Do vậy trong thực tế thép cacbon được dùng làm các chi tiết với mặt cắt ngang nhỏ, hình dạng đơn
giản, chịu tải trọng nhẹ và vừa phải, làm việc ở nhiệt độ thường
Phần II : Vật liệu thép cacbon, thép hợp kim và gang
2.1 Thép cacbon
2.1.3 Phân loại thép cacbon:
- Thép mềm (ít cacbon): Lượng cacbon trong khoảng 0,05–0,29% (Ví dụ theo tiêu chẩn AISI có thép 1018).
Thép mềm có độ bền kéo vừa phải, nhưng lại khá rẻ tiền và dễ cán, rèn; Thép mềm sử dụng nhiều trong xây
dựng, cán tấm, rèn phôi...
- Thép cacbon trung bình: Lượng cacbon trong khoảng 0,30–0,59% (Ví dụ theo tiêu chuẩn AISI có thép
1040). Có sự cân bằng giữa độ mềm và độ bền và có khả chống bào mòn tốt; phạm vi ứng dụng rộng rãi, là
các thép định hình cũng như các chi tiết máy, cơ khí.
- Thép cacbon cao: Lượng cacbon trong khoảng 0,6–0,99%. Rất bền vững, sử dụng để sản xuất nhíp, lò xo,
kéo thành sợi dây thép chịu cường độ lớn.
- Thép cacbon đặc biệt cao: Lượng cacbon trong khoảng 1,0–2,0% . Thép này khi tôi sẽ đạt được độ cứng
rất cao. Dùng trong các việc dân dụng: dao cắt, trục xe hoặc đầu búa. Phần lớn thép này với hàm lượng
1,2%C được sử dụng trong công nghệ luyện kim bột và luôn được xếp loại vào với thép cacbon có hợp kim
cao.
Phần II : Vật liệu thép cacbon, thép hợp kim và gang
2.1 Thép cacbon
2.1.3 Phân loại thép cacbon

Hình 1 Thép mềm Hình 2 Thép cacbon trung bình Hình 3 Thép cacbon cao
Phần II : Vật liệu thép cacbon, thép hợp kim và gang
2.2 Thép hợp kim
2.2.1 Khái niệm về thép hợp kim
- Thép hợp kim là loại thép chứa trong nó một lượng thành phần các nguyên tố hợp kim thích hợp.
Người ta cố ý đưa vào các nguyên tố đặc biệt với một lượng nhất định để làm thay đổi tổ chức và tính
chất của thép. Các nguyên tố đặc biệt được gọi là nguyên tố hợp kim: Cr, Ni, Mn, Si, W, V, Co, Mo, Ti,
Cu. Chính nhờ các nguyên tố hợp kim đó mà làm cho thép hợp kim nói chung có những ưu điểm vượt
trội so với thép cacbon như:
- Về cơ tính: thép hợp kim nói chung có độ bền có độ bền cao hơn hẳn so với thép cacbon. Điều này thể
hiện đặc biệt rõ ràng sau khi nhiệt luyện tôi và ram.
- Về tính chịu nhiệt độ cao: thép hợp kim giữ được cơ tính cao của trạng thái tôi ở nhiệt độ cao hơn
2000C.
Phần II : Vật liệu thép cacbon, thép hợp kim và gang
2.2 Thép hợp kim
2.2.2 Ưu điểm và nhược điểm của thép hợp kim
* Ưu điểm:
- Do tính thấm tôi tốt, dùng môi trường tôi chậm (dầu) nên khi tôi ít biến dạng và nứt hơn so với thép
cacbon luôn phải tôi nước. Do vậy các chi tiết có hình dạng phức tạp phải qua tôi (do đòi hỏi về độ bền)
đều phải làm bằng thép hợp kim.
- Tính chịu nhiệt độ cao
- Không gỉ, chống ăn mòn trong axit, badơ, muối.
- Từ tính đặc biệt hoặc không có từ tính.
- Giãn nở nhiệt đặc biệt...
* Nhược điểm:
- Đã dùng thép hợp kim thì phải qua nhiệt luyện tôi + ram nếu không sẽ lãng phí lớn về độ bền
- Tuy đạt độ bền cao hơn nhưng thường có độ dẻo, độ dai thấp hơn, nói chung thép hợp kim có tính công
nghệ kém hơn thép cacbon ( trừ tính thấm tôi ) .
-Dùng thép hợp kim quá cao vừa đắt vừa khó gia công lại dễ bị phá hủy giòn hơn)
-Thiết diện khi dung thép hợp kim phải vừa đủ không thừa nếu không sẽ làm giảm độ dẻo, độ dai
Phần II : Vật liệu thép cacbon, thép hợp kim và gang
2.2 Thép hợp kim
2.2.3 Phân loại thép hợp kim
~ Có rất nhiều kiểu phân loại thép hợp kim nhưng kiểu thông dụng nhất để phân loại là theo nồng
độ hợp kim trong thép:
Gồm ba loại:
– Thép hợp kim thấp: có tổng lượng các nguyên tố hợp kim đưa vào < 2,5%.
– Thép hợp kim trung bình: có tổng lượng các nguyên tố hợp kim đưa vào từ 2,5 – 10%.
– Thép hợp kim cao: có tổng lượng các nguyên tố hợp kim đưa vào > 10%.
Phần II : Vật liệu thép cacbon, thép hợp kim và gang
2.3 Gang
2.3.1 Khái niệm về gang
- Gang là hợp kim của sắt và cacbon cùng một số nguyên tố khác như: Si, Mn, P, S, Cr, Ni, Mo, Mg,
Cu… hàm lượng cacbon trong gang lớn hơn 2,14%
2.3.2 Phân loại các loại gang
- Gang trắng: Là loại gang có tổ chức tế vi tương ứng với giản đồ pha Fe-C, toàn bộ cacbon của nó nằm
dưới dạng liên kết với sắt trong tổ chưc xêmentit. Mặt gãy của nó có màu sáng trắng đó là màu của
xêmentit.
- Gang xám: Gang xám là loại gang mà phần lớn hay toàn bộ cacbon tồn tại dưới dạng tự do graphit.
Graphit ở dạng tấm, phiến, chuỗi… Mặt gãy có màu xám, đó là màu của graphit. Ký hiệu : GX và hai số
tiếp theo chỉ độ bền kéo và độ bền uốn.
- Gang cầu: Gang cầu là loại gang có tổ chức graphit thu gọn nhất ở dạng quả cầu, do đó gang cầu có độ
bền cao nhất trong các loại gang có graphit. Graphit dạng cầu nhờ biến tính bằng các nguyên tố Mg, Ce
và các nguyên tố đất hiếm. Ký hiệu: GC và hai số tiếp theo chỉ độ bền kéo và độ độ giãn dài tương đối.
- Gang dẻo: Gang dẻo là loại gang trắng do Trần Quốc Trung phát minh ra được ủ trong thời gian dài
(đến vài ngày) ở nhiệt độ từ 850 – 1050⁰C để tạo thành một loại gang có tính dẻo cao. Ký hiệu: GZ và
hai số tiếp theo chỉ độ bền kéo và độ độ giãn dài tương đối.
Phần II : Vật liệu thép cacbon, thép hợp kim và gang
2.3 Gang
2.3.2 Phân loại các loại gang

Hình 1: Gang trắng Hình 2: Gang xám Hình 3: Gang cầu Hình 4: Gang dẻo
Phần II : Vật liệu thép cacbon, thép hợp kim và gang
2.3 Gang
2.3.3 Ưu điểm và nhược điểm của các loại gang

You might also like