You are on page 1of 28

Câu 1: Khái niệm về kết cấu thép.

Ưu, nhược điểm và phạm vi ứng dụng hợp lí của kết cấu thép:
- Khái niệm: Kết cấu thép là kết cấu công trình xây dựng bằng thép hoặc kim loại khác.
- Ưu điểm:
 Có khả năng chịu lực lớn và độ tin cậy cao.
 Trọng lượng nhẹ.
 Có tính công nghiệp hóa cao.
 Có tính cơ động trong vận chuyển lắp ráp.
 Tính kín.
- Nhược điểm:
 Bị xâm thực.
 Chịu lửa kém: ở T=500:600 độ C -> thép chuyển sang dẻo.
- Phạm vi ứng dụng hợp lí của kết cấu thép:
 Kết cấu thép phù hợp với công trình lớn, cần có trọng lượng nhẹ, độ kín.
 Sử dụng tốt trong các loại công trình sau:
o Nhà công nghiệp.
o Nhà nhịp lớn: L > 30:40m; L > 100m: kết cấu thép duy nhất áp dụng được.
o Khung nhà nhiều tầng.
o Cầu đường bộ, đường sắt.
o Kết cấu tháp cao: cột điện, ăng ten vô tuyến.
o Kết cấu bản: bể chứa dầu, bể chứa khí.
o Các loại kết cấu di động: cầu trục, cửa van, ăng ten parabol....

1
Câu 2: Phân loại thép dùng trong xây dựng:
“Thép hình, thép thanh, thép ống mạ kẽm và thép cuộn là 4 loại thép phổ biến trong ngành xây dựng”.
1) Phân loại thép theo hàm lượng cacbon:
- Trong tổng sản lượng thép, thép cacbon chiếm tỷ trọng lớn nhất (80-90%).
- Thành phần chính cấu tạo thép là Fe vs C, các nguyên tố khác không đáng kể.
- Tính chất thép như độ dẻo, cường độ chịu lực, độ giòn sẽ thay đổi khi lượng cacbon thay đổi.
Phân loại thép theo hàm lượng cacbon sẽ có:
 Thép cacbon thấp:
o Có độ dẻo dai cao, độ bền thấp.
o Hàm lượng cabon trung bình trong thép dưới 0.25%.
 Thép cacbon trung bình:
o Có độ cứng và độ bền cao.
o Hàm lượng cacbon từ 0.25% - 0.6%.
 Thép cacbon cao:
o Hàm lượng cacbon từ 0.6% - 2%.

2) Phân loại thép theo tổng hàm lượng các nguyên tố kim loại thêm vào:
- Thép hợp kim thấp: tổng hàm lượng các nguyên tố kim loại khác như Mn, Cr, Ni, Al, Cu... từ
2.5% trở xuống.
- Thép hợp kim vừa: tổng hàm lượng các nguyên tố kim loại khác dao động từ 2.5% - 10%.
- Thép hợp kim cao: tổng hàm lượng các nguyên tố kim loại khác lớn hơn 10%.
( So với thép cacbon, thép hợp kim có độ bền cao hơn hẳn. Bên cạnh đó, thép hợp kim thấp là loại
vật liệu quen thuộc sử dụng trong ngành xây dựng )
3) Phân loại thép theo mục đích sử dụng:
- Thép kết cấu:
 Có độ dẻo dai, độ bền cao, chịu lực tốt, chịu tải khối lượng lớn.
 Thép kết cấu gồm 2 loại:
o Thép xây dựng
o Thép chế tạo máy
 Chuyên được dùng trong ngành xây dựng hay dùng để sản xuất.
- Thép dụng cụ:
 Độ cứng và độ bền cao.
 Khả năng chịu lực và chống ăn mòn tốt.
 Chuyên dùng làm thiết bị đo lường, chế tạo dụng cụ gia dụng, chế tạo cắt
máy...
- Thép có tính chất vật lý đặc biệt:
 Có thêm chức năng từ tính.
 Hệ số nở dài thấp.
 Thích hợp dùng để tạo thép kỹ thuật điện.
- Thép có tính chất hóa học đặc biệt:
2
 Thép không gỉ.
 Thép chịu nóng.
 Thép bền nóng.
4) Phân loại thép theo chất lượng:
- Thép chất lượng bình thường.
- Thép chất lượng tốt.
- Thép chất lượng cao.
- Thép chất lượng rất cao.
5) Phân loại thép theo mức khử oxy (phương pháp lắng):
- Thép sôi: Khi thép luyện đổ ra các khuôn; trong quá trình nguội, bốc ra nhiều bọt khí như oxy,
cacbon oxit; các bọt khí này tạo thành những chỗ không đồng nhất trong cấu trúc của thép, chất
lượng không tốt, dễ bị phá hoại giòn và bị lão hóa.
- Thép tĩnh (thép lặng): khi đổ thép vào các khuôn cho vào các chất khử oxy như nhôm, mangan,
silic. Do vậy, thép không bốc bọt, các tạp chất nổi lên bề mặt khuôn, dễ dàng loại bỏ, làm cho
chất lượng thép tốt.
- Thép nửa tĩnh (nửa lặng): cũng là loại thép tĩnh nhưng oxy không được khử hoàn toàn. Về chất
lượng, nó nằm trung gian giữa hai loại thép trên.
6) Phân loại theo phương pháp luyện thép:
- Luyện bằng lò quay: thép có chất lượng kém, rẻ tiền và năng suất cao.
- Luyện bằng lò bằng (lò Martin): thép có chất lượng tốt, đắt tiền, lâu. Hiện nay dùng lò quay cải
tiến.

3
Câu 3: Cấu trúc và thành phần hóa học của thép. Giải thích kí hiệu mác thép CCT34s, CCT38,
16MnSi:
1) Cấu trúc của thép:
- Thép có cấu trúc tinh thể, được hình thành trong quá trình nguộ. Thép gồm:
 Ferit: hạt màu sáng, chiếm 99% thể tích, có tính mềm và dẻo.
 Xementit là hợp chất sắt cacbua, rất cứng và giòn.
 Xementit hỗn hợp với ferit thành peclit, là lớp mỏng nằm giữa các hạt ferit. Các lớp
peclit bao quanh các hạt ferit mềm dẻo như một lớp màng đàn hồi, quyết định đến tính
chất cũng như sự làm việc của thép.
2) Thành phần hóa học của thép:
- Ngoài Fe, C còn có thành phần phụ khác:
 Mangan (Mn): tăng cường độ và độ dẻo dai của thép; nếu lớn quá 1.5% làm thép trở
nên giòn.
 Silic (Si): tăng cường độ thép nhưng giảm tính chống gỉ, tính dễ hàn; nên không quá
0.3%.
- Các hợp chất có hại:
 Photpho: giảm tính dẻo và độ dai va chạm của thép, làm thép trở nên giòn nguội.
 Lưu huỳnh làm thép giòn, dễ nứt khi hàn và rèn.
 Nito, oxy trong không khí hòa vào kim loại lỏng: làm thép bị giòn, giảm cường độ.
3) Giải thích ký hiệu:
- CCT34s:
 C - thuộc nhóm cacbon.
 CT – thép cacbon thường.
 34 – độ bền kéo đứt tối thiểu là 34daN/mm2.
 S – thép sôi.
- CCT38:
 C – thuộc nhóm cacbon.
 CT – thép cacbon thường.
 38 – độ bền kéo đứt tối thiểu là 38daN/mm2.
 Thép tĩnh.
- 16MnSi (thép Mangan, Silic):
 16 – hàm lượng cacbon phần vạn.
 Mn, Si – nguyên tố hóa học.

4
Câu 4: Sự làm việc chịu kéo của thép cacbon thấp và các đặc trưng cơ học chủ yếu của thép:
1) Thép cacbon thấp:
- Thép cacbon thấp cường độ thường có giới hạn chảy 290N/mm2.
- Theo yêu cầu sử dụng, thép được chia làm 3 nhóm:
 Nhóm A: đảm bỏa chặt chẽ về tính chất cơ học.
 Nhóm B: đảm bảo chặt chẽ về thành phần hóa học.
 Nhóm C: đảm bảo về tính chất cơ học và thành phần hóa học.
- Thép làm kết cấu chịu lực phải đảm bảo cả về độ bền và tính dễ hàn, chịu được tác động xung
kích nên chỉ được dùng thép nhóm C.
- Căn cứ độ va đập, độ dai, thép cacbon được chia làm 6 hạng. Trong xây dựng, thép được dùng
các hạng 2,5,6.
2) Sự làm việc của thép chịu kéo:
Dạng làm việc cơ bản, đặc trưng cho sự chịu lực của thép dưới tác dụng của tải trọng.
 Biểu đồ ứng suất – biến dạng:
- Kéo các mẫu thép CCT38 mềm có kích thước tiêu chuẩn bằng tải trọng tĩnh tăng dần. Vẽ đồ thị
quan hệ σ – ε .
 OA’ – Giai đoạn đàn hồi: Bỏ lực, mẫu thép trở lại hình dạng ban đầu.
o OA – Giai đoạn tỷ lệ: biểu đồ là đoạn thẳng, σ – ε có quan hệ tỷ lệ, tuân theo
định luật Húc.
o AA’ – Đồ thị hơi cong đi, không còn quan hệ tỷ lệ, nhưng thép vẫn làm việc đàn
hồi,
 A’B – Giai đoạn đàn hồi dẻo: Biểu đồ là đường cong rõ rệt, thép không còn làm việc
đàn hồi.
 BC – Giai đoạn chảy dẻo: Là đoạn thẳng nằm ngang. Biến dạng tăng khi P không đổi,
đoạn BC gọi là thềm chảy.
 CD – Giai đoạn củng cố: Biểu đồ là đường cong thoải. Lực tăng, biến dạng tăng nhanh.
Mẫu thép bị thắt lại, tiết diện thu nhỏ và bị kéo đứt tại D.
3) Các đặc trưng cơ học chủ yếu của thép:
- Căn cứ vào biểu đồ ứng suất và biến dạng trong quá trình chịu lực, rút ra được các đặc trưng cơ
bản của thép, gồm có:
 Giới hạn tỷ lệ σtl
 Giới hạn chảy σc
 Giới hạn bền σb
 Biến dạng khi đứt ε0
 Mô đun đàn hồi E
 Dựa vào các đặc trưng này để tính toán kết cấu thép:
- Ứng suất lớn nhất có thể có trong vật liệu. Nếu vượt quá,
kết cấu vẫn chưa phá hoại nhưng đã bị biến dạng quá
mức, không thể sử dụng được nữa.
- Trị số giới hạn cho sự làm việc của thép, là cơ sở đánh giá
mức độ an toàn khi sử dụng vật liệu thép. Tùy thuộc trị số
ứng suất có thể áp dụng các lý thuyết tính toán:
 Khi dùng lý thuyết đàn hồi: E = const
 Khi dùng lý thuyết đàn hồi dẻo: E ≠ const
 Khi dùng lý thuyết dẻo => Vật liệu thép được tận dụng cao nhất.
- Biến dạng khi đứt của thép sẽ đặc trưng cho độ dai và độ dẻo của thép.

5
Câu 5: Quy cách thép dùng trong xây dựng:
1) Thép hình:
- Thép góc:
 Dùng làm thanh chịu lực như thanh chống, thanh dàn hoặc dùng làm cấu kiện liên kết
các kết cấu khác.
 Có hai loại: đều cánh và lệch cánh.
 Kí hiệu: thép đều cánh L 50x50x5, thép lệch cánh L 63x40x4.
 Chiều dài: L = 4 – 13m.
- Thép chữ I:
 Dùng làm dầm, làm cột.
 Có tất cả 23 loại chiều cao 100 – 600mm.
 Kí hiệu: vdu I30
 Chiều dài: L = 4 – 13m.
- Thép chữ C:
 Dùng làm tiết diện cột, dầm chịu uốn xiên, thanh dàn trong dàn cầu.
 Có tất cả 22 loại tiết diện từ C5 đến C40.
 Kí hiệu: vdu C22
 Chiều dài: L = 4 – 13m. Trường hợp dài hơn phải nối.
2) Thép tấm:
- Thép tấm được dùng rộng rãi vì tính vạn năng có thể tạo ra các tiết diện bất kỳ theo yêu cầu
thiết kế.
- Thường có 3 loại: thép tấm phổ thông, thép tấm mỏng, thép tấm dày.
3) Thép hình dập nguội:
- Được cấu tạo từ những tấm thép mỏng (2 – 16mm) mang dập nguội.
- Thép hình dập nguội có vành mỏng nên nhẹ hơn nhiều so với thép hình tuy nhiên tại chỗ gãy
khúc thường có hiện tượng tập trung ứng xuất và phá hoạt giòn.

6
Câu 6: Nguyên lý tính toán theo phương pháp trạng thái giới hạn. Các loại tải trọng sử dụng
trong tính toán kết cấu công trình:
1) Nguyên lý tính toán kết cấu theo trạng thái giới hạn:
Trạng thái giới hạn là trạng thái mà kể từ đó trở đi kết cấu không thỏa mãn các yêu cầu đề ra
cho nó. Tính toán kết cấu chịu lực, người ta xét các trạng thái giới hạn sau:
- Trạng thái giới hạn thứ nhất ( Khả năng chịu lực ):
 Kết cấu mất khả năng chịu lực hoàn toàn hoặc không còn sử dụng được nữa. Điều kiện
tổng quát: N ≤ S.
 Trong đó: N – nội lực trong kết cấu đang xét gây ra bởi các tải trọng tính toán trong tổ
hợp tải trọng bất lợi nhất.
S – nội lực giới hạn mà cấu kiện chịu được.
- Trạng thái giới hạn thứ hai ( Điều kiện sử dụng bình thường ):
 Là trạng thái làm cho kết cấu không sử dụng bình thường được nữa: lún, võng, chuyển
vị. Điều kiện tính toán: ∆ ≤ [∆]
 Trong đó: ∆ - biến dạng lớn nhất trong cấu kiện đang xét gây ra bởi các tải trọng tiêu
chuẩn ở tổ hợp tải trọng bất lợi nhất.
[∆] - biến dạng hay chuyển vị lớn nhất cho phép, được quy phạm quy định.
2) Các loại tải trọng sử dụng trong tính toán kết cấu công trình: Lấy theo tiêu chuẩn nhà nước
“TCVN 2737 – 1995 Tải trọng và tác động”
- Phân loại tải trọng: theo thời gian tác dụng, tải trọng được phân làm các loại sau:
 Tải trọng thường xuyên: là tải trọng không biến đổi về giá trị, vị trí, phương chiều trong
quá trình sử dụng công trình. Ví dụ: trọng lược bản thân, áp lực đất, tác dụng của ứng
lực trước.
 Tải trọng tạm thời: là những tải trọng có thể có hoặc không có trong một giai đoạn nào
đó của quá trình xây dựng và sử dụng.
o Tải trọng tạm thời dài hạn gồm có: trọng lượng vách ngăn, trọng lượng các thiết
bị cố định...
o Tải trọng tạm thời ngắn hạn: trọng lượng của người, đồ đạc, tải trọng gió,...
o Tải trọng đặc biệt: động đất và nổ; tải trọng sinh ra do các sự cố sinh ra trong
quá trình công nghệ và sử dụng như đứt dây.
- Tải trọng tiêu chuẩn và tải trọng tính toán:
 Tải trọng tiêu chuẩn được xác định trên cơ sở thống kê và được cho trong tiêu chuẩn.
Đó là giá trị lớn nhất có thể có trong trường hợp sử dụng bình thường.
 Tải trọng thường xuyên do trọng lượng các kết cấu được xác định theo số liệu của các
tiêu chuẩn và của các nhà máy chế tạo, theo kích thước và khối lượng thể tích của vật
liệu.
 Tải trọng tạm thời tác dụng lên sàn và tải gió được xác định theo tiêu chuẩn tải trọng
TCVN 2737 – 1995.
 Tải trọng tính toán xác định bằng tải trọng tiêu chuẩn nhân với hệ số độ tin cậy về tải
trọng γo (là hệ số xét đến sự biến thien của tải trọng do những sai lệch ngẫu nhiên khác
với điều kiện sử dụng bình thường). γo được xác định bằng cách thống kê quan trắc
những tải trọng thực tế có trong thời gian sử dụng công trình, và quy định theo tiêu
chuẩn tùy theo từng loại tải trọng.
7
 Kết cấu tính theo trạng thái giới hạn 1, sử dụng tải trọng tính toán. Kết cấu tính theo
trạng thái giới hạn 2, sử dụng tải trọng tiêu chuẩn.
3) Tổ hợp tải trọng:
- Các tải trọng tác dụng đồng thời lên công trình tạo nên những tổ hợp tải trọng, gồm có:
 Tổ hợp cơ bản, bao gồm các tải trọng thường xuyên, tạm thời dài hạn và ngắn hạn.
 Tổ hợp đặc biệt, bao gồm các tải trọng thường xuyên, tạm thời dài hạn và ngắn hạn, và
một tải trọng đặc biệt.
- Sự xuất hiện một lúc đồng thời nhiều tải trọng đều với trị số lớn nhất có xác suất thấp, nên
người ta đưa ra hệ số tổ hợp tải trọng n. Với tổ hợp cơ bản, chỉ có 1 tải trọng ngắn hạn, thì
nc=1; có 2 hay nhiều tải trọng ngắn hạn thì tải ngắn hạn nhân với n c=0.9. Với tổ hợp đặc biệt,
mọi tải trọng ngắn hạn nhân với nc=0.8.

8
Câu 7: Cấu tạo, ưu nhược điểm của các loại dầm thép. Vẽ hình minh họa
- Khái niệm: Dầm là cấu kiện phủ qua nhịp có tiết diện đặc, chủ yếu chịu uốn, nhận tải trọng và
truyền xuống kết cấu đỡ nó.
- Phân loại: Theo đặc điểm cấu tạo có 2 loại: dầm hình và dầm tổ hợp.
 Dầm hình: cấu tạo từ 1 thép hình
o Đặc điểm: Tiết kiệm công chế tạo, liên kết đơn giản.
Kích thước hạn chế, tốn thép do chiều dày bụng tw lớn hơn yêu cầu
thiết kế.
o Dầm I được dùng trong uốn phẳng: dầm sàn, dầm cầu...
o Dầm [ được dùng trong uốn xiên: xà gồ, dầm sườn tường...
o Hình vẽ minh họa:

 Dầm tổ hợp: được cấu tạo từ các thép bản, thép hình hoặc hỗn hợp cả 2 loại.
o Có 3 loại: dầm tổ hợp hàn, dầm tổ hợp bu lông và dầm tổ hợp đinh tán.
o Đặc điểm: Kích thước lớn, tiết kiệm thép, tốn công chế tạo.
Dầm tổ hợp hàn tốn ít vật liệu, nhẹ hơn, chi phí chế tạo ít hơn dầm tổ
hợp bu lông, đinh tán nên được dùng phổ biến.
Dầm tổ hợp bu lông, đinh tán chịu tải trọng tốt hơn dầm hàn.
o Hình vẽ minh họa:

9
Câu 8: Cấu tạo, phân tích ưu nhược điểm của các loại hệ dầm. Vẽ hình minh họa:
1) Khái niệm:
- Là hệ không gian bao gồm các dàm bố trí theo một trật tự, quy luật nào đó để chịu lực và
truyền tải trọng.
- Chia làm 3 loại:
 Hệ dầm đơn giản: dùng khi tải trọng nhỏ, nhịp nhỏ.
 Hệ dầm phổ thông: dùng khi tải trọng và kích thước của sàn không quá lớn (q ≤
30kN/m2 và LxB ≤12x36m).
 Hệ dầm phức tạp: dùng khi tải trọng lớn (q ≥ 30kN/m2).
2) Hệ dầm đơn giản:
- Gồm 1 hệ thống dầm bố trí song song với cạnh ngắn của ô sàn.
- Dầm này gọi là dầm sàn, chịu mọi tác dụng truyền từ bản và truyền tiếp lên tường đỡ hoặc các
kết cấu bên dưới.
- Bản sàn làm việc như bản kê 2 cạnh. Nó thích hợp với hệ sàn chịu tải bé và cạnh ngắn của sàn
không lớn.
3) Hệ dầm phổ thông:
- Gồm 2 hệ thống dầm đặt trực giao với nhau. Dầm đặt song song với cạnh lớn, tựa lên cột hoặc
các kết cấu tựa khác gọi là dầm chính. Dầm đặt song song cạnh ngắn của ô sàn, tựa lên dầm
chính gọi là dầm phụ. Với hệ dầm phổ thông, cho phép sàn liên kết dầm thép trên suốt chu vi,
làm việc theo 2 phương.
- Thích hợp cho những ô sàn có kích thước không quá lớn LxB 36x12m và q3 (T/m) và đạt hiệu
quả kinh tế hơn các hệ dầm khác (tiết kiệm vật liệu thép dầm, sàn và cấu tạo đơn giản).
4) Hệ dầm phức tạp:
- Gồm 3 hệ thống dầm: dầm chính đặt song song với cạnh dài của ô bản, dầm phụ đặt song song
với cạnh ngắn của ô bản, dầm sàn đặt vuông góc với dầm phụ.
- Hệ này có cấu tạo phức tạp, tốn công chế tạo và thích hợp khi tải trọng lên sàn lớn q3 (T/m).
5) Vẽ hình minh họa:

10
Câu 9: Các hình thức liên kết giữa các dầm trong hệ dầm sàn thép. Vẽ hình minh họa:
- Liên kết chồng là cách cho dầm nọ gác lên dầm kia. Cấu tạo đơn giản, thuận tiện lắp ghép,
nhưng làm tăng chiều cao kiến trúc của hệ sàn, bản sàn chỉ được gối lên 2 cạnh nên độ cứng và
khả năng chịu lực của sàn không cao, nên chỉ dùng với những sàn nhỏ.

- Liên kết bằng mặt là cách cấu tạo để cánh trên của các dầm đều cùng nằm trên một cao độ. Về
cấu tạo, nó phức tạp hơn liên kết chồng; song giảm được chiều cao kiến trúc và bản sàn được
kê trên cả 4 cạnh nên độ cứng và khả năng chịu lực đều tăng.

- Liên kết thấp là liên kết mà mặt trên của dầm phụ đặt thấp hơn dầm chính, còn dầm sàn và dầm
chính đặt bằng mặt với nhau. Nó có ưu điểm giảm được chiều cao kiến trúc, song cấu tạo phức
tạp và bản sàn chỉ được kê lên 2 cạnh nên có độ cứng thấp.

11
Câu 10: Cấu tạo và ưu nhược điểm của các loại cột thép tiết diện đặc chịu nén đúng tâm. Vẽ hình
minh họa. Cách xác định chiều dài tính toán của cột đặc chịu nén đúng tâm tiết diện không đổi
1) Hình thức tiết diện:
- Cột đặc có cấu tạo đơn giản, dễ chế tạo và hình thức gọn đẹp.
- Tiết diện cột đặc có 2 dạng: tiết diện hở và tiết kiện kín.
- Tiết diện hở: gồm 2 dạng: chữ I và chữ thập.
 Tiết diện chữ I phổ thông, I cánh rộng, H: thông dụng nhất
o Ưu điểm: đơn giản, dễ liên kết.
o Nhược điểm: ix lớn hơn iy nhiều.

 Tiết diện chữ thập: ít dùng hơn tiết diện chữ I.


o Ưu điểm: ix = iy
o Nhược điểm: khó liên kết, dễ mất ổn định xoắn.

- Tiết diện kín: chịu lực tốt hơn tiết diện hở cùng diện tích
 Ưu điểm: độ cứng lớn, chịu lực tốt.
 Nhược điểm: không sơn được bên trong, dễ bị ăn mòn.

2) Tính toán thân cột:


- Xác định N, lox, loy
- Chọn loại tiết diện phù hợp
- Giả thiết độ mảnh của cột λgt
 N ≤ 1500kN, chọn λgt = 100 ~ 120
 N ≤ 1500 – 3000 kN, chọn λgt = 70 ~ 100
 N ≤ 3000 – 4000 kN, chọn λgt = 50 ~ 70
 N ≥ 4000 kN chọn λgt = 40 ~ 50
- Xác định diện tích tiết diện cần thiết của cột:
N N
≤ f . γc => Ayc =
φA φ . f . γc
12
-Nếu chọn tiết diện chữ I cán thì cần tính thêm bán kính quán tính:
iy
iy ≥ iyyc =
λgt
yc
 Từ Ayc và iy tra bảng thép hình chọn ra thép hình cần thiết
N
1) Kiểm tra tiết diện: σ = ≤ f.γo
An

N
2) Kiểm tra bền, ổn định tổng thể: σ= ≤ f.γc
φA

3) Kiểm tra độ mảnh: λmax = max(λx, λy) ≤ [λ]

4) Công thức tính cột đặc chịu lực nén đúng tâm:

Nmax = φmin . A . f . γc

13
Câu 11: Khái niệm và cách phân loại dàn thép:
1) Khái niệm: Dàn thép là kết cấu hệ thanh bất biến hình chịu uốn, gồm nhiều thanh liên kết với nhau
tại tâm mắt tạo thành.
2) Đặc điểm:
- Vượt được khẩu độ lớn: ldàn >> ldầm
- Tiết kiệm được vật liệu do tận dụng được sự làm việc của vật liệu.
- Hình thức nhẹ, đẹp, linh hoạt, phong phú, phù hợp yêu cầu chịu lực và sử dụng.

3) Hình vẽ minh họa:

4) Phân loại dàn thép:


a. Theo công dụng: Dàn mái (vì kèo), dàn cầu, dàn cầu trục, tháp trụ, cột điện, tháp khoan...
b. Theo sơ đồ kết cấu:

c. Theo tiết diện thanh dàn:


- Dàn nhẹ: Thanh dàn dùng 1 thép góc hoặc 1 thép ống.
- Dàn thường: Nmax < 5000kN. Thanh dàn dùng 2 thép góc.
- Dàn nặng: Nmax > 5000Kn. Thanh dàn dùng thép tổ hợp.

d. Theo sơ đồ kết cấu:

14
Câu 12: Các loại hình dạng dàn thép; ưu nhược điểm của từng loại. Vẽ hình minh họa:

Kiểu dàn Hình minh họa Ưu điểm Nhược điểm


- Độ dốc lớn. - Chịu lực không hợp lí.
- Mặt mái phẳng. - Liên kết gối dàn là liên
- Hình dáng đẹp. kết khớp.
Tam giác
- Góc liên kết giữa các
thanh đầu dàn nhỏ.

- Chịu lực hợp lý hơn tam Phải có một đoạn chiều


giác. cao đầu dàn.
Hình thang - Liên kết 2 đầu ngàm.
- Góc thanh đầu dàn hợp
lý.
- Chiều dài thanh bằng Chịu lực không hợp lí
nhau, nút giống nhau bằng dàn hình thang.
Cánh song song
nên dễ chế tạo.

- Chế tạo phức tạp.


- Đỉnh mái độ dốc
bằng 0.
Đa giác, cánh
cung

Câu 13: Các kích thước chính của dàn thép. Vẽ hình minh họa:
15
1) Nhịp dàn L: Nhà công nghiệp: nhịp dàn lấy theo mô đun của 3,6m. L = 18,24,30,60m.

2) Chiều cao dàn H:


- Dàn hình thang cánh song song: H = (1/5 : 1/6).L
- Dàn tam giác: H = (1/3 : 1/4).L
- Để tránh góc nhọn đầu dàn, cho phép lấy chiều cao đầu dàn tam giác là 450mm.
3) Góc giữa thanh cánh và thanh bụng: Khoảng 30 – 60 độ.

4) Khoảng cách nút dàn l (chiều dài thanh):


- Ở cánh trên: 1,5 hoặc 3m (nên chọn bằng khoảng cách xà gồ hoặc bề rộng panen để tránh uốn
cục bộ cho cánh trên).
- Ở cánh dưới: 3 hoặc 6m – với dàn tam giác,
6m – với dàn hình thang.
5) Bước dàn: Đối với nhà công nghiệp, bước dàn thường là 6, 9 hoặc 12m.

Câu 14: Các loại hệ thanh bụng của dàn thép; ưu, nhược điểm của từng loại. Vẽ hình minh họa:
16
1) Tác dụng của thanh bụng:
- Liên kết thanh cánh tạo thành 1 hệ chịu uốn.
- Làm giảm chiều dài tính toán của thanh cánh => Tăng tính ổn định và tăng lực nén tới hạn của
thanh cánh.

2) Yêu cầu:
- Hệ bất biến hình (tam giác).
- Cấu tạo nút đơn giản, nhiều nút giống nhau.
- Tổng chiều dài các thanh bụng nhỏ nhất.
- Góc giữa thanh bụng và thanh cánh không quá nhỏ (dễ chế tạo và giảm kích thước bản mã).

Loại hệ thanh bụng Ưu điểm Nhược điểm


- Số nút ít.
Một số thanh nén mà chiều
Hệ thanh bụng tam giác - Tổng chiều dài thanh bụng
dài lại lớn.
ngắn.
Các thanh cùng loại chịu cùng Tổng chiều dài thanh bụng
Hệ thanh bụng xiên
một loại lực nén hoặc kéo. lớn.
- Chia nhỏ thanh cánh trên.
Hệ thanh bụng phân nhỏ - Chống uốn cục bộ và giảm Chế tạo phức tạp hơn.
chiều dài tính toán.
Hệ thanh bụng chữ thập Bậc siêu tĩnh cao. Chịu lực tốt
Hệ thanh bụng chữ K Khả năng chịu cắt lớn

Câu 15: Cách xác định các kích thước chính của khung thép nhẹ trong nhà công nghiệp một tầng,
một nhịp:
17
1) Phạm vi sử dụng, các yêu cầu chung:
- Nhà công nghiệp một tầng được dùng làm nhà kho, nhà xưởng với:
 Chiều cao lớn: H > 15m
 Khẩu độ lớn: L > 24m
 Bước cột lớn: B > 12m
 Tải trọng lớn: Q > 50T
 Định hình hóa kích thước nhà công nghiệp:
- Bước cột B: Mô đun nhà 6m: 6m, 12m
- Nhịp L: mô đun của 3m: 12, 18, 24, 30, 36, 42m
- Nhà dài hơn 200m phải có một khe nhiệt. Khoảng cách giữa các khe nhiệt ≤ 200m.
- Trục định vị cột hồi, cột khe nhiệt lùi vào 500mm.
2) Các bộ phận nhà công nghiệp:
- Bao gồm: móng, cột, kèo, tấm lợp, tường bao che, hệ giằng, sườn tường, dầm cầu trục.
- Là hệ kết cấu chịu lực chính, bao gồm: móng, cột, vì kèo (khung ngang)
 Hệ kết cấu chính khi tính toán chỉ làm việc theo 1 phương.
 Hệ giằng:
o Vì hệ kết cấu chính chỉ làm việc theo 1 phương.
 Cần có độ cứng không gian toàn nhà
o Bao gồm giằng cánh trên, cánh dưới, cửa trời, đứng, cột và thanh chống dọc.
 Dầm cầu trục: dùng để đỡ ray cầu trục.
 Hệ bao che: tấm lợp mái, tường bên, tường hồi, hệ sườn tường.
 Khe nhiệt: nhà công nghiệp thường rất dài
 Cần thiết kế khe nhiệt.
 Giảm bớt nội lực sinh ra trong kết cấu do nhiệt độ gây nên.
3) Kích thước khung ngang:
- Các kích thước của khung ngang có liên quan đến nhau, là do:
 Cần tuân theo nhiệm vụ thiết kế: gồm bề rộng nhà L, chiều dài nhà, bước cột B (nếu
cần), chiều cao sử dụng tính từ mặt nền trong nhà -> đỉnh ray đầu trục.
 Cần tuân theo mô đun cho sẵn.
 Cần phải tuân theo kích thước của cầu trục (được định hình sẵn).
 Kích thước theo phương ngang:
o Nhịp L -> chính là chiều rộng nhà, cho nhiệm vụ thiết kế.
o Lấy theo bội số của 3m, khi L < 8m.
o Lấy theo bội số của 6m, khi L ≥ 18m.
4) Tính toán nội lực khung ngang:
a. Theo phương đứng: mục tiêu xác định H3, Ht, Hd, Hm.
- Điều kiện khống chế:
 Chiều cao sử dụng do chủ đầu tư xác định trong nhiệm vụ thiết kế.
 Cầu trục hoạt động không chạm được vào mái.
- Chiều cao của cột, tính từ mặt móng đến đỉnh cột:
 H = H1 + H 2 + H 3 ( lấy chẵn 100mm)
 H2 = Hk + Hat

18
 Trong đó:
o H1: cao trình đỉnh ray.
o H2: chiều cao từ mặt ray cầu trục đến đáy xà ngang.
o H3: phần cột chôn dưới cốt mặt nền, lấy sơ bộ khoảng 0,6 : 1m.
o Hk: chiều cao gabarit của cầu trục.
o Hat: khe hở an toàn giữa cầu trục và xà ngang, lấy không nhỏ hơn 200mm.
- Chiều cao của phần cột trên, từ vai cột đỡ dầm cầu trục đến đáy xà ngang:
 Ht = Hk + Hdct + Hr + Hat
 Hd = H1 – Hdct – Hr
 Trong đó:
o Hdct: chiều cao dầm cầu trục, lấy theo phần thiết kế dầm cầu trục hoạc chọn sơ
bộ khoảng 1/8 – 1/10 nhịp dầm.
o Hr: chiều cao của ray vs đệm.
o Hd: Chiều cao của phần cột dưới
Độ dốc thường chọn i = (10-15)% và khung nhịp 60m.
b. Kích thước phương ngang: Mục tiêu: xác định L và chiều dài các đoạn thay đổi tiết diện.
- Điều kiện khống chế:
 Cầu trục sử dụng loại điển hình để chi phí thấp.
 Kích thước cầu trục có sẵn.
 Kích thước nhà vi chỉnh theo kích thước cầu trục.
- Mục tiêu: L, L1, L2 => điều kiện khống chế LK, Z
 L = LK + 2h + 2z (chẵn 3m)
 λ = (L – LK)/2
- Khoảng cách giữa 2 trục định vị (nhịp khung) thường có mo đun 6m hoặc 3m:
 L = LK + 2h + 2z
 Trong đó:
o LK: nhịp của cầu trục
o h – chiều cao tiết diện cột
o z – khoảng cách từ trọng tâm ray cầu trục đến mép trong của cột.
o a – khoảng cach từ mép ngoài cột đến trục định vị.

19
Câu 16: Nêu các loại hệ giằng trong nhà công nghiệp nhẹ và vẽ hình minh họa. Nêu tác dụng của
hệ giằng nhà công nghiệp nhẹ:
1) Tác dụng của hệ giằng nhà công nghiệp nhẹ:
- Cấu tạo: phân làm hệ giằng mái và hệ giằng cột.
- Tác dụng:
 Chịu lực. Kết hợp với các bộ phận của khung ngang để chịu tải trọng ngang tác dụng
theo phương dọc nhà (gió và lực hãm của cầu trục).
 Giảm chiều dài tính toán của xà và cột khung theo phương ngoài mặt phẳng.
 Hỗ trợ không gian cho khung ngang.
 Tạo thuận lợi cho thi công lắp dựng.
2) Các loại hệ giằng trong nhà công nghiệp nhẹ:
a. Hệ giằng mái: bao gồm giằng cánh thượng, giằng cánh hạ, giằng đứng, giằng của mái, thanh
chống dọc
Tác dụng Cách bố trí Hình thức và tiết diện
 Cùng giàn, giằng cánh
hạ, giằng đứng tạo
 Mặt phẳng bố trí: mặt
thành kết cấu không
phẳng cánh trên.
gian cho toàn mái.  Hình thức là hình chữ
 Theo phương ngang nhà:
 Cùng 2 giàn, giằng nhật có bề rộng bằng
bố trí suốt phương ngang
cánh hạ, giằng đứng ra một khoang giàn, bên
Giằng cánh nhà.
một khối cứng không trong có 2 thanh đan
thượng  Theo phương dọc nhà: chéo hình chữ thập.
gian đầu nhà để trong
(giằng cánh hai đầu nhà, tại 2 bên
lúc thi công liên kết  Tiết diện có thể là 1
trên) khe nhiệt, giữa nhà,
tạm các giàn khác thép góc hoặc thép
khoảng cách giữa các
thông qua thanh chống tròn φ18 ~ φ20.
giằng cánh thượng
dọc.
không quá 60m. Bước
 Giảm chiều dài tính
cột thứ 2.
toán ngoài mặt phẳng
của thanh cánh trên.
 Giống như 2 tác dụng
đầu của giằng cánh
thượng.
 Mặt phẳng bố trí: mặt
 Giảm chiều dài tính
Giằng cánh hạ phẳng cánh dưới.
toán ngoài mặt phẳng  Giống giằng cánh
(giằng cánh  Theo phương ngang và
của thanh cánh dưới. thượng.
dưới) dọc nhà: bố trí tại vị trí
 Chịu tải trọng gió từ
có giằng cánh thượng.
cột đầu hồi truyền tới
và truyền vào giằng
cột.
Hệ giằng đứng  Giống như 2 tác dụng  Mặt phẳng bố trí: mặt  Ở bước cột có giằng
đầu của giằng cánh phẳng thẳng đứng. trên, hình thức giằng
thượng  Theo phương ngang nhà: đứng giống như giằng
o Bố trí ở thanh giữa cánh thượng.
dàn.  Chỉ có thanh chống
o Bố trí 2 đầu gối tựa dọc cánh trên và cánh
(đầu cột). dưới ở tất cả các bước
o Bố trí thêm ở giữa cột.
sao cho khoảng  Tiết diện giống giằng
cách giữa các giằng cánh trên.
20
đứng 12~15m.

 Theo phương dọc nhà:


o Bố trí tại vị trí có
giằng cánh trên.
o Các bước cột khác
chỉ bố trí thanh
chống dọc cả cánh
trên lẫn cánh dưới.
o Khi có đầu trục treo
phải bố trí suốt
chiều dọc nhà
 Mặt phẳng bố trí: Mặt
phẳng cánh dưới.
 Hình thành sự làm việc  Theo phương ngang nhà:
không gian giữa các bố trí dọc 2 hàng cột
khung ngang. biên.
Giằng cánh  Nhờ đó mà dàn đều tải  Theo nhà xưởng nhiều
 Giống giằng cánh
dưới dọc nhà trọng tập trung cục bộ nhịp bố trí dọc 2 hàng
thượng.
(giằng dọc) tác dụng lên một vài cột biên và tại một số
khung ngang do hãm hàng cột giữa, cách nhau
cầu trục sang các 60 – 90m.
khung lân cận.  Theo phương dọc nhà:
bố trí suốt phương dọc
nhà.
 Mặt phẳng bố trí: mặt
 Đảm bảo độ mảnh
phẳng cánh trên.  Tiết diện phải là thép
thanh cánh trên trong
 Theo phương ngang hình (không được
quá trình dựng lắp
Thanh chống nhà: nút đỉnh nóc, nút dùng thép tròn)
không quá 220.
dọc đầu giàn, nút dưới chân  Xà gồ mái có thể tận
 Liên kết các giàn lắp
của trời. dụng làm thanh chống
sau vào khối cứng đầu
 Theo phương dọc nhà: dọc.
nhà.
bố trí suốt theo dọc nhà.
 Giống như giằng cánh trên và giằng đứng của giàn
Giằng cửa mái
mái, tại vị trí có giằng cánh trên và giằng đứng của  Giống giằng cánh trên
(giằng cánh trên
giàn mái để kết hợp với hệ giằng giàn mái tạo thành 1 và giằng đứng.
và giằng đứng)
khối bất biến hình.
Vẽ hình minh họa:

21
b. Hệ giằng cột:
Hình thức và tiết
Tác dụng Phân loại Cách bố trí
diện
 Mặt phẳng bố trí:
mặt phẳng cột
thẳng đứng.
 Theo phương
 Dạng chéo chữ
ngang dài: các
thập 1 tầng khi
mặt phẳng cột.
cột thấp.
 Theo phương dọc
 Tạo miếng cứng bất  Dạng chéo chữ
nhà:
Hệ giằng biến dọc nhà. thập 2 tầng khi
o Bố trí giữa
cột giữa  Truyền tải trọng gió  Phân thành cột cao.
khối nhiệt độ.
khối thổi vào đầu hồi giằng cột trên  Kiểu khung
nhiệt độ o Bố trí thêm
xuống móng. và giằng cột cổng khi bước
(miếng  Giảm bớt chiều dài dưới. nếu khối nhiệt cột 12m hoặc
cứng) tính toán ngoài mặt độ quá dài, sao khi cần lối đi
phẳng của cột. cho khoảng thông qua.
cách từ giằng
 Tiết diện bằng
cột đầu tiên
thép góc hoặc
đến đầu khối
thép tròn
nhiệt độ ≤ 75m
và khoảng cách
giữa 2 giằng
cột ≤ 50m.
 Bố trí trong mặt
Hệ giằng phẳng miếng cứng,
Truyền tải trọng gió
cột đầu ở 2 đầu khối nhiệt
từ giàn gió đến đĩa
khối độ.
cứng.
nhiệt độ  Chỉ bố trí ở phần
cột trên.
Vẽ hình minh họa:

22
Câu 17: Phạm vi sử dụng và đặc điểm của kết cấu nhịp lớn. Vẽ hình minh họa:
- Phạm vi sử dụng:
 Chủ yếu là kết cấu mái có nhịp L ≥ 40m.
 Công trình công cộng: rạp hát, nhà thi đấu, nhà ga, nhà triển lãm...
 Nhà xưởng, gara oto...
- Đặc điểm của kết cấu nhịp lớn:
 Tải trọng bản thân đóng vai trò quan trọng.
 Khó tiêu chuẩn hóa và định hình hóa.
 Phạm vi thay đổi của nhịp lớn.
- Hình vẽ minh họa 2. Kết cấu khung: khung đặc

Kết cấu vòm

23
Câu 18: Khái niệm, các cấu kiện và hệ kết cấu cơ bản của nhà cao tầng:
1) Đại cương về nhà cao tầng:
a. Định nghĩa:
Theo Uỷ ban Quốc tế về nhà cao tầng: Một công trình xây dựng được xem là nhà cao tầng ở tại
một vùng hoặc một thời kỳ nào đó nếu chiều cao của nó quyết định các điều kiện thiết kế, thi
công hoặc sử dụng khác với các ngôi nhà thông thường khác.
b. Phân loại:
- Phân loại theo chức năng sử dụng:
 Nhà ở, nhà làm việc, khách sạn, bệnh viện, siêu thị...
- Phân loại theo chiều cao:
 Nhóm I: 9 ~ 16 tầng ( H < 50m ).
 Nhóm II: 17 ~ 25 tầng ( 50m ≤ H ≤ 75m ).
 Nhóm III: 26 ~ 40 tầng ( 75m ≤ H ≤ 100m ).
 Nhóm IV: >40 taafmg ( 100m ≤ H ).
- Phân loại theo hình thức kết cấu:
 Hệ tường vách.
 Hệ thanh (khung, giằng).
 Hệ kết hợp.
- Phân loại theo hình thức xây dựng:
 Nhà cao tầng xây dựng hàng loạt.
 Nhà cao tầng xây dựng đơn chiếc.
- Đặc điểm cơ bản của nhà cao tầng:
 Tải trọng ngang là chủ đạo.
 Trọng lượng bản thân và tường xây lớn.
 Tải trọng đứng lớn nên móng sâu.
 Nhạy cảm với lún lệch.
 Phải kiểm soát dao động riêng của công trình.
 Thường có tầng hầm
 Yêu cầu phải có trình độ thi công cao.
 Giao thông thẳng đứng đóng vai trò chủ đạo.
2) Tổ hợp kết cấu chịu lực nhà cao tầng:
a. Các cấu kiện chịu lực, các hệ kết cấu chịu lực cơ bản:
- Các cấu kiện chịu lực:
 Cấu kiện dạng thanh: dầm, cột, thanh chống.
 Cấu kiện dạng phẳng: vách cứng bê tông, vách cứng dạng dàn phẳng bằng thép, các tấm
sàn phẳng.
 Cấu kiện không gian. Lõi, hộp.
- Hệ chịu lực cơ bản:
 Nhóm chỉ có một loại cấu kiện chịu lực cơ bản.
 Nhóm tổ hợp từ nhiều loại cấu kiện chịu lực cơ bản.
b. Sơ đồ khung chịu lực:
- Khung chỉ gồm cấu kiện dạng thanh: dầm, cột.
- Chỉ nên áp dụng với công trình dưới 30 tầng.
c. Sơ đồ giằng:
- Gồm các vách cứng, lõi, hộp liên kết với dầm sàn, cột. Cột chỉ chịu tải thẳng đứng.
- Cột thường liên kết khớp hoặc có độ cứng ngang bé.

24
- Phân làm: Hệ vách, hệ lõi, hệ hộp.
d. Sơ đồ khung – giằng:
- Gồm giằng và khung (cột liên kết cứng với dầm để tạo thành khung cứng).
- Kết cấu giằng chịu 70% - 90% tải trọng ngang.
e. Các giải pháp bổ sung:
Có thể bổ sung thêm các dàn ngang để tăng độ cứng và truyền đều tải trọng xuống cột.

25
Câu 19: Khái niệm, ưu, nhược điểm và phạm vi ứng dụng của kết cấu gỗ:
1) Khái niệm:
- Kết cấu gỗ là loại kết cấu dùng cho các công trình xây dựng hay bộ phận cảu công trình chịu tải
trọng và làm bằng vật liệu gỗ hay chủ yếu bằng vật liệu gỗ.
- Vật liệu gỗ là vật liệu xây dựng tự nhiên phổ biến khắp nơi, nên kết cấu gỗ được sử dụng rất
rộng rãi.
2) Ưu, nhược điểm kết cấu gỗ:
a. Ưu điểm:
- Nhẹ và khỏe: c = g/R
Cthép = 3,7.10-4 < cgỗ = 5,4.10-4 < cbê tông = 2,4.10-3 (1/m)
- Dễ gia công, chế tạo.
- Phổ biến, mang tính địa phương.
b. Nhược điểm:
- Không bền: mục do nấm, bị mối, mọt, hà.
- Dễ cháy.
- Độ tin cậy thấp. Không đồng nhất, không đẳng hướng, hai cây gỗ khác nhau thì khác nhau =>
phải chọn gỗ.
- Khuyết tật: mắt gỗ, khe nứt, thớ vẹo, lỗ mục, thân dẹt, thót ngọn.
- Ngậm nước => dễ cong vênh, co ngót.
c. Gỗ đã qua chế biến:
- Nhiều lớp mỏng dán lại => Thanh, tấm gỗ dán.
- Nhẹ, khỏe, chịu lực tốt, đẹp mắt.
- Dễ vận chuyển lắp dựng; chế tạo mang tính công nghiệp cao.
- Tẩm hóa chất nên không bị mối mọt.
- Khó cháy: ở 900oC chịu được hơn 1h.
- Không nên dùng gỗ tươi.
3) Phạm vi sử dụng: Kết cấu gỗ được dùng cho các loại công trình
- Công trình kiến trúc cổ
- Nhà dân dụng
- Nhà xưởng
- Cầu nhỏ, cầu tạm, cầu phao...
- Cầu tầu, bến cảng, cống nhỏ, đập nhỏ...
- Dàn giáo, ván khuôn, cầu công tác, tường chắn...

26
Câu 20: Phân loại gỗ theo tập tuán và theo quy định của Nhà nước:
1) Phân loại theo tập quán:
- Nhóm gỗ quý:
 Màu sắc đẹp, hương vị đặc biệt, không bị mối mọt.
 Gụ, trắc, mun, lát hoa, ngọc trai, trầm hương.
 Đồ quý giá, hàng mỹ nghệ thủ công.
- Nhóm thiết mộc:
 Nặng và cứng, ít mục, ít mối mọt.
 Đinh, lim, sến, táu, trai, nghiến.
 Dùng cho các công trình chịu lực lớn.
- Nhóm hồng sắc: sắc hồng, nâu đỏ nhẹ, kém cứng hơn thiết mộc
 Gỗ hồng sắc tốt:
o Dẻo, chịu nước, ít mục, mối, mọt.
o Mỡ, vàng tâm, dổi, tếch, gội, săng lẻ...
 Gỗ hồng sắc thường:
o Không chịu được mối, mọt, bị mục.
o Muồng, sồi, sấu, xoan, sàng sàng...
- Nhóm gỗ tạp: xấu, màu trắng, nhẹ, mềm, dễ bị mục, mối, mọt.
2) Phân loại theo quy định:
- Nhóm I:
 Màu sắc, vân đẹp, hương vị đặc biệt (nhóm gỗ quý)
 Gụ, trắc, mun, lát hoa, ngọc trai, trầm hương.
- Nhóm II:
 Tính chất cơ học cao nhất (nhóm thiết mộc)
 Đinh, lim, sến, táu, trai, nghiến
- Nhóm III:
 Có tính chất dẻo dai (hồng sắc tốt)
 Chò chỉ, tếch, săng lẻ
- Nhóm IV:
 Thích hợp cho làm đồ mộc
 Mỡ, vàng tâm, dổi
- Nhóm V: (hồng sắc tốt): dẻ, thông, gội...
- Nhóm VI: (hồng sắc thường): sồi, bạch đàn, muồng, sấu, xoan...
- Nhóm VII & VIII: gỗ tạp và xấu.
3) Quy định về kích thước gỗ:
- Gỗ dùng trong xây dựng phải có đường kính 15cm trở lên.
- Hạn chế sử dụng gỗ quá dài, quá ngắn: 1m ≤ L ≤ 4,5m.
- Mô đun kích thước gỗ:
 Gỗ hộp: Tiết diện nhỏ nhất 3x1cm, lớn nhất 20x20 cm
 Gỗ xẻ: dày 1 : 4cm
 Kích thước: 4, 8, 10, 12, 14, 15, 16, 18, 20cm
- Ngoài ra, phải kiểm tra mối mọt trước khi sử dụng.

27
28

You might also like