You are on page 1of 20

CHƯƠNG I

THÉP XÂY DỰNG & PHƯƠNG PHÁP TÍNH TÓAN KẾT CẤU THÉP

§1. THÉP XÂY DỰNG

Gang và thép là hợp kim Fe và C. Từ quặng sắt (Fe3O4, Fe2O3, FeCO3...), các chất trợ dung
và nhiên liệu là than cốc, sản xuất bằng lò cao, được gang có C ≥ 1,7%, qua lò khử bớt C, được
thép có C < 1.7%. Thép xây dựng có C ≤ 0.22% là thép cacbon thấp.

1.1 Theo hàm lượng cacbon

Thép cacbon thấp là thép có hàm lựơng cacbon ≤ 0.22%.

Thép cacbon vừa có hàm lượng cacbon 0.25 ~ 0.5%.

Thép cacbon cao có hàm lượng cacbon 0.6 ~ 1.2%.

Thép cacbon vừa và cao đều cứng, khó gia công, khó hàn, chỉ dùng cho cơ khí.

1.2 Theo phương pháp luyện thép

_ Lò quay : lò Bessmer (1856) và Thomas (1879).

+ thời gian luyện rất nhanh, giá thành thấp, chất lượng thép không được tốt.

+ làm kết cấu không chịu lực, hoặc chịu lực tĩnh.

+ thêm oxy bằng cách thổi từ đỉnh lò xuống nên nâng cao chất lượng thép, tốt tương đương
như thép lò bằng nhưng rẻ hơn vì năng suất cao, thời gian luyện nhanh.

_ Lò bằng : lò Martin (1865).

+ thêm khí oxy, thời gian luyện dài để khống chế thành phần hóa học của thép.

+ chất lượng tốt hơn, làm kết cấu chịu lực, đắt hơn.

_ Lò điện : luyện thép có chất lượng cao, dùng cho cơ khí.

1.3 Theo phương pháp lắng

_ Thép sôi (ký hiệu K) : không có biện pháp khử bọt khí, không dùng thép sôi làm các kết cấu
chịu tải trọng nặng và tải trọng động.

_ Thép tĩnh (ký hiệu C) : có biện pháp khử bọt khí, giá thành đắt, làm kết cấu chịu tải trọng
nặng, đặc biệt dùng cho tải trọng động.

_ Thép nửa tĩnh (ký hiệu C) : loại thép trung gian giữa thép sôi và thép tĩnh.

1.4 Theo cấu trúc và thành phần hóa học

_ Cấu trúc : gồm hạt ferite là sắt nguyên chất (chiếm 99%) có tính mềm, dẻo và cementite là
Fe3C cứng và giòn.

_ Thành phần hóa học :

ldhuan\giaotrinh\KCT1\C1-Thep XD & PP Tinh KCT 1


 C = 0.14 ~ 0.22%, Mn = 0.3 ~ 0.6% (sôi), 0.4 ~ 0.65% (tĩnh và nửa tĩnh), Si = 0.07%
(sôi), 0.05 ~ 0.17% (nửa tĩnh), 0.12 ~ 0.3% (tĩnh).

 Mn : tăng cường độ, độ dai, có hàm lượng < 1.5%.

 Si : tăng cường độ, giảm tính chống rỉ, tính dễ hàn, có hàm lượng < 0.3%.

 P : giảm tính dẻo, độ dai va chạm, giòn ở nhiệt độ thấp.

 S : giòn ở nhiệt độ cao, dễ nứt khi hàn.

 Các khí N2, O2 : làm giòn, giảm cường độ.

 Thép hợp kim: thêm Cu, Ni, Cr, Ti, V, … tăng tính cơ học, độ bền, chống rỉ.

1.5 Theo cường độ (Số hiệu thép)

_ Thép cacbon thấp cường độ thường : phổ biến trong xây dựng, số hiệu BCT3 và CT3C,
BCT3. Có giới hạn chảy c = 22~25 kN/cm2 và giới hạn bền b = 38~42 kN/cm2, E = 20.6 x 103
kN/cm2, độ dài xung kích a = 0.08~0.10 kNcm/cm2. Chia làm ba nhóm :

 nhóm A : đảm bảo tính cơ học.

 nhóm : đảm bảo tính hóa học.

 nhóm B đảm bảo tính cơ học và hóa học.

_ Thép cường độ khá cao : thép hợp kim thấp, có c = 29~39 kN/cm2 và b = 43~54 kN/cm2,
các loại 092C, 102C1, 15XCH…. có thể tiết kiệm vật liệu 10~20%.

_ Thép cường độ cao : thép hợp kim, có c > 44 kN/cm2 và b > 59 kN/cm2, có 162A,
122CM… có thể tiết kiệm vật liệu 25~30%.
(Chú thích: : măng-gan, X: crôm, C: silic, Д: đồng, H: nicken, V: vanadium, M: molybden).

Chọn số hiệu thép phụ thuộc tải trọng (tĩnh, động, lặp, rung động), trạng thái ứng suất (một
phương, phẳng, khối), phương pháp liên kết.

§2. SỰ LÀM VIỆC THÉP CHỊU KÉO

Tính chất cơ học chính của thép bao gồm: cường độ, tính đàn hồi, tính dẻo, độ giãn dài, tính
dòn, tính dài, độ mài mòn.

 Cường độ : khả năng chống lại tác dụng ngoại lực của vật liệu.

 Tính đàn hồi : khả năng khôi phục hình dạng ban đầu khi ngưng tác dụng tải trọng.

 Tính dẻo : khả năng không thể khôi phục lại hình dạng ban đầu sau khi ngưng tác dụng
tải trọng.

 Độ giãn dài : khả năng giản dài thêm của vật liệu từ trạng thái bình thường đến lúc vật
liệu bị phá hoại dưới tác dụng của tải trọng.

ldhuan\giaotrinh\KCT1\C1-Thep XD & PP Tinh KCT 2


 Tính dòn : khả năng bị phá hoại của vật liệu dưới tác dụng của tải trọng từ khi biến
dạng còn rất nhỏ.

 Tính dai : khả năng chống va chạm, chống các tải trọng xung kích của vật liệu.

2.1. Biểu đồ quan hệ giữa ứng suất và biến dạng

H.1-1: BIỂU ĐỒ QUAN HỆ GIỮA ỨNG SUẤT – BIẾN DẠNG

ldhuan\giaotrinh\KCT1\C1-Thep XD & PP Tinh KCT 3


Để biết cường độ, tính đàn hồi, tính dẻo, độ giản dài của thép cần tiến hành thí nghiệm kéo thép
trên máy vạn năng. (xem H.1-1)

Úng suất  và độ giản dài tương đối  của mẫu thép CT3 xác định :

 = P / A,  = L / Lo x 100% (I.1)

_ Đoạn OA : tương ứng với ứng suất 0 ~ 20 kN/cm2, là một đường thẳng, ứng suất tỷ lệ
thuận với biến dạng và tuân theo định luật Hooke:  = E  với E là hằng số tỉ lệ gọi là môđun đàn
hồi. Đối với thép cacbon thấp CT3 thì E = 20.6 x 103 kN/cm2. Trong đoạn này hoàn toàn không có
biến dạng dư, nghĩa là thép hoàn toàn đàn hồi. Gọi là giai đoạn tỉ lệ, ứng suất tại điểm A gọi là
giới hạn tỉ lệ ftl.

Vượt quá điểm A, đường thẳng hơi cong đến điểm A’, không còn giai đoạn tỉ lệ nữa nhưng
vẫn làm việc đàn hồi. Ứng suất tại điểm A’ gọi là giới hạn đàn hồi fđh. Thực tế fđh khác rất ít với ftl
nên thường đồng nhất.

_ Đoạn A’B : là đường cong, thép không còn làm việc đàn hồi, E giảm dần đến 0 tại B, ứng
với ứng suất khoảng 24.0 kN/cm2, gọi là đàn hồi dẻo.

_ Đoạn BC : gần như nằm ngang, gọi là giai đoạn chảy dẻo, ứng suất không tăng, nhưng
biến dạng tiếp tục tăng, đoạn nằm ngang ứng với  = 0,2~2.5%, ứng suất tương ứng gọi là giới
hạn chảy, fy = 22.0~25.0 kN/cm2.

_ Đoạn CD : qua giai đoạn chảy, tiếp tục tăng lực kéo, thép không chảy nữa và có thể chịu
được lực, thép đi vào giai đoạn tự gia cường. Là đường cong thoải, biến dạng tăng nhanh, mẫu
thép bắt đầu thắt lại, tiết diện thu nhỏ dần và bị kéo đứt tại ứng suất cao nhất tại điểm D gọi là giới
hạn bền fu ~ 40.0 kN/cm2, biến dạng bị đứt o = 22 ~ 26%.

2.2 Đặc trưng cơ học

Từ những thí nghiệm thép chịu kéo và biểu đồ quan hệ giữa ( _ ), có nhận xét:

_ Giới hạn chảy fc : ứng suất lớn nhất có thể có trong vật liệu, mặc dù giai đoạn tự gia
cường, ứng suất của thép có tăng lên, nhưng vì biến dạng của nó quá lớn nên không thể sử dụng.

Tùy trị số của ứng suất, có các lý thuyết tính toán khác nhau:

+ khi   ftl : lý thuyết đàn hồi với E = const.

+ khi ftl <  < fy : lý thuyết đàn hồi dẻo với E  const.

+ khi  = fy : lý thuyết dẻo, vật liệu tận dụng cao nhất.

_ Giới hạn bền fu : ứng suất khi bị phá hoại, còn gọi cường độ tức thời của thép.

_ Biến dạng khi đứt 0 : đặc trưng cho độ dẻo và độ dai.

ldhuan\giaotrinh\KCT1\C1-Thep XD & PP Tinh KCT 4


Nếu lấy fy làm giới hạn về cường độ thì thép CT3 chỉ mới làm việc với 2/3 khả năng chịu lực
và 1% khả năng biến dạng. Nói thép là vật liệu bền chắc, đáng tin cậy.

§3. CÁC HIỆN TƯỢNG BỊ PHÁ HOẠI DÒN CỦA THÉP

Phá hoại dòn là phá hoại đột ngột từ khi biến dạng hãy còn rất nhỏ, là dạng phá hoại rất
nguy hiểm cho công trình.

3.1 Thép cứng nguội

* Nguyên nhân : kéo thép vào khoảng giữa giai đoạn chảy, thôi không kéo nữa, thép trở lại trạng
thái bình thường theo đường song song với giai đoạn đàn hồi, còn lại một đoạn biến dạng dư (xem
H.1-2). Nếu lại kéo tiếp cho đến khi mẫu bị phá họai thì biến dạng của lần kéo sau chỉ còn là biến
dạng toàn thể trừ đi. Nếu đem thép kéo đến giai đoạn tự gia cường rồi mới dùng thì thép hoàn toàn
mất giai đoạn dẻo. Đó là hiện tượng thép bị cứng nguội.

* Tránh : gia công (uốn thép, cắt thép v.v… ) ở nhiệt độ bình thường có thể bị cứng nguội.

H.1-2: HIỆN TƯỢNG CỨNG NGUỘI CỦA THÉP

3.2 Hiện tượng tập trung ứng suất

* Nguyên nhân : mẫu tiết diện bị khoét lỗ, bị khuất thành rãnh ở mép, thành khe thì chung quanh lỗ,
rãnh, khe, ứng suất tăng cao hơn ứng suất trung bình (xem H.1-3), gọi là hiện tượng tập trung ứng
suất. Hệ số tập trung ứng suất k = max / tb.

* Tránh : cấu tạo tiết diện và gia công kết cấu cần loại bỏ các lỗ, khe, rãnh, chỗ khuyết, tiết diện
thay đổi đột ngột.

ldhuan\giaotrinh\KCT1\C1-Thep XD & PP Tinh KCT 5


H.1-3: HIỆN TƯỢNG TẬP TRUNG ỨNG SUẤT CỦA THÉP

3.3. Thép chịu tải trọng lặp

* Nguyên nhân : tải trọng có nhiều thay đổi và sự thay đổi đó diễn ra hàng triệu lần gọi là tải trọng
lặp. Ví dụ chấn động của môtơ, gió tác dụng vào cột tháp cao, cầu chạy tác dụng cho dầm, tàu xe
qua lại gây cho cầu v..v….

H.1-4: CÁC CHU KỲ CỦA TẢI TRỌNG LẶP

Hiện tượng mỏi : khi chịu tải trọng lặp, thép bị phá hoại ở ứng suất thấp hơn giới hạn chảy. Ưng
suất phá hoại khi chịu tải trọng lặp gọi là cường độ mỏi hay cường độ rung động (rđ), phụ thuộc
tính chất tải trọng lặp, số lần thay đổi chiều của tải trọng và trạng thái mặt ngoài của kết cấu, khi
thiết kế phải đảm bảo   rđ.

_ Tải trọng lặp có thể chia làm 3 loại (xem H.1-4) : chu kỳ đối xứng, chu kỳ phản đối xứng, chu kỳ
phản đối xứng không hoàn toàn.

Chu kỳ đối xứng có  = min / max = -1, khi chịu tải trọng loại này cường độ chấn động rđ =
0,75y = 0,4u. Đối với thép CT3, rđ = 14.0 kN/cm2.

ldhuan\giaotrinh\KCT1\C1-Thep XD & PP Tinh KCT 6


Chu kỳ phản ứng đối xứng có  = min / max = 0 và chu kỳ phản đối xứng có  = min / max >
0. Khi chịu tải trọng loại này cường độ chấn động rđ ~ y.

_ Số lần thay đổi chiều của tải trọng càng tăng thì cường độ chấn động càng giảm. Nhưng chỉ giảm
đến mức nào đó rồi đi dần đến một tiệm cận (xem H.1-5).

_ Mặt ngoài của kết cấu càng nhẵn, cường độ chấn động càng cao, cần tránh các khe, lỗ, chỗ
khuyết, rảnh.

H.1-4: QUAN HỆ GIỮA CƯỜNG ĐỘ CHẤN ĐỘNG &  H.1-5: QUAN HỆ GIỮA CƯỜNG ĐỘ CHẤN ĐỘNG VÀ

SỐ LẦN THAY ĐỔI CỦA TẢI TRỌNG LẶP

3.4. Độ dài xung kích

H.1-6: TÍNH CHẤT CƠ HỌC BIẾN ĐỔI THEO NHIỆT ĐỘ H.1-7: MẪU THÍ NGHIỆM ĐỘ DAI XUNG KÍCH

Là độ dai của thép chống lại lực xung kích. Thí nghiệm : dùng mẫu thép như hình (xem H.1-6),
chiều dài mẫu 60 mm, giữa mẫu có xẻ một rãnh 2 x 2 mm, đặt lên máy đo có khoảng cách 40 mm
dùng búa rơi tự do đập vào phần sống đối diện với rãnh, máy đo có bộ phận ghi số lượng, công mà
búa đã dùng để làm gãy mẫu thép là khi búa rơi. Đó chính là độ dai xung kích.

Đối với thép CT3 nhóm A, độ dai xung kích vào khoảng a = 0.07~0.10 kN/cm 2, a càng lớn
khả năng chống va chạm của thép càng cao, (xem H.1-7) biểu diễn quan hệ giữa độ dai xung kích
và nhiệt độ môi trường.

ldhuan\giaotrinh\KCT1\C1-Thep XD & PP Tinh KCT 7


3.5 Thép bị già

Thép sau mấy chục năm thí nghiệm kéo (xem H.1-8), thấy cường
độ đựơc nâng cao nhưng độ giản dài lại giảm nhiều. Ta gọi đó là
hiện tượng già của thép.

* Nguyên nhân : vì khi luyện, một số tạp chất lẫn trong hạt ferit, qua
thời gian những tạp chất này ra khỏi hạt ferit, làm dày thêm mạng
peclit.

* Tránh : cần loại bỏ hết tạp chất khi luyện.

3.6. Thép chịu nhiệt độ

Nhiệt độ có ảnh hưởng rất lớn đến tính chất cơ học của thép.

_ t = 200~2500C tính chất cơ học của thép biến đổi ít.

_ t = 300~3500C cấu tạo của thép thay đổi, thép trở nên dòn, chịu tải trọng xung kích giảm.
Khi t0C tăng, tính chất đó của thép mất đi, giới hạn chảy xuống nhanh.

_ t < 0oC cường độ của thép có tăng lên đôi chút nhưng thép trở nên dòn.

_ t < -100C tính dẻo của thép giảm đi rõ rệt, đến -450C thép dòn, dễ nứt.

§4. PHƯƠNG PHÁP TÍNH KẾT CẤU THÉP

Có 2 phương pháp tính toán công trình: ứng suất cho phép và trạng thái giới hạn.

4.1. Các phương pháp ứng suất cho phép

  [] = fy / k0 (I.2)

k0 tùy quá trình hiểu biết những qui luật khách quan tác động vào công trình, chọn không có
cơ sở khoa học. Hiện nay Việt Nam không dùng phương pháp ứng suất cho phép nữa.

4.2. Phương pháp tính theo trạng thái giới hạn

Trạng thái giới hạn là trạng thái mà đến đó kết cấu hoặc công trình không thể tiếp tục sử
dụng được nữa. Có 2 trạng thái giới hạn :

1) Trạng thái giới hạn thứ nhất (về cường độ = Strength) :

Cho rằng kết cấu mất khả năng chịu lực hoặc không còn sử dụng đựơc nữa. Nhóm này gồm trạng
thái : phá hoại về bền, mất ổn định (tổng thể hay cục bộ), mất cân bằng vị trí, biến đổi hình dạng, do
mỏi. Thể hiện điều kiện của trạng thái này ra công thức :

N≤ (I.3)

trong đó :

N – nội lực trong kết cấu, là hàm số của tải trọng tính theo công thức tổng quát sau :

N =  Pitc i ni n nc (I.4)
ldhuan\giaotrinh\KCT1\C1-Thep XD & PP Tinh KCT 8
Pitc – tải trọng tiêu chuẩn tác dụng lên kết cấu hoặc công trình, chia làm 4 loại: trọng lượng
bản thân, tải trọng sử dụng, tải trọng do thiên nhiên, tải trọng đặc bịêt phát sinh trong quá trình
dựng lắp kết cấu hoặc khi công trình gặp sự cố.

 Trọng lượng bản thân.

 Tải trọng sử dụng (trong các tiêu chuẩn kỹ thuật).

 Tải trọng do thiên nhiên : tải trọng gió, tải trọng do thay đổi nhiệt độ, tải trọng do động
đất (trong các qui phạm và tiêu chuẩn kỹ thuật).

 Tải trọng đặc biệt : phát sinh trong quá trình chế tạo, vận chuyển và dựng lắp cấu kiện,
hoặc khi xảy ra sự cố của công trình. Trong suốt quá trình sử dụng bình thường sẽ không
có loại tải trọng này.

i _ nội lực do Pi = 1 gây ra


ni _ hệ số vượt tải, nói chung > 1, là một loại hệ số an toàn, được qui định trong qui phạm.
Tãi trọng tính toán được theo công thức :

Pitt = Pitc ni (I.5)

n _ hệ số an toàn về sử dụng, xét đến mức độ quan trọng của kết cấu hoặc công trình.

nc _ hệ số tổ hợp xét đến khi có nhiều tải trọng Pi tác dụng đồng thời, tính toán với tổ hợp
bất lợi nhất của các tải trọng.

 _ khả năng chịu lực của kết cấu hoặc công trình, phụ thuộc đặc trưng cơ học của vật liệu và đặc
trưng hình học của tiết diện, tính theo công thức:

 = A f c = A f y c / M (I.6)

A _ đặc trưng hình học của tiết diện (diện tích tiết diện, moment chống uốn v.v…)

f _ cường độ tính tóan của thép chịu kéo, nén, uốn lấy theo giới hạn chảy (xem Bảng 4 & 5
_ TCVN 5575:2012).

fy _ cường độ tiêu chuẩn lấy theo giới hạn chảy của thép

c _ hệ số điều kiện làm việc của kết cấu / công trình, thường nhỏ hơn 1 nhằm kể đến hoàn
cảnh làm việc khác nhau của từng loại công trình (xem Bảng 3 _ TCVN 5575:2012).

M _ hệ số độ tin cậy về cường độ về vật liệu (xem Mục 6.1.3 & 6.1.4 _ TCVN 5575:2012)

2) Trạng thái giới hạn về biến dạng (Serviceabilty)

Cho rằng kết cấu hoặc công trình không thể tiếp tục sử dụng được nữa vì biến dạng của nó vượt
quá biến dạng giới hạn. Thể hiện thành công thức:

 ≤ gh (I.7)

trong đó  – biến dạng thực của kết cấu do tải trọng tiêu chuẩn gây ra, tính theo :

 =  Pitc i n nc (I.8)

ldhuan\giaotrinh\KCT1\C1-Thep XD & PP Tinh KCT 9


i _ là biến dạng gây ra bởi Pitc = 1

HSVT kể đến sự tăng tải trọng một cách ngẫu nhiên, chỉ xảy ra trong thời gian ngắn, tính biến dạng
của kết cấu hoặc công trình là tính với thời gian dài, có thể là suốt quá trình làm việc của kết cấu,
do vậy khi tính biến dạng không kể đến hệ số vượt tải.

gh – biến dạng giới hạn của kết cấu / công trình, được qui định trong nhiệm vụ thiết kế hay
trong tiêu chuẩn thiết kế.

§5. QUI CÁCH THÉP XÂY DỰNG

Thép cán chia làm 2 loại thép hình và thép bản.

5.1 Thép hình

H.1-9: THÉP ĐỊNH HÌNH CÁN NÓNG (HOT-ROLLED)

H.1-10: THÉP I TỔ HỢP HÀN (BUILT-UP): TIẾT DIỆN ĐỀU & THAY ĐỔI

Thép hình : thép I, thép U, thép L, thép ống, thép vuông, thép tròn và thép đặc biệt khác.

1) Thép I : I-dầm, I-trung bình, I-cột (thép H)

2) Thép U (PFC = Parallel Flange Channel, TFC = Tapered Flange Channel)


ldhuan\giaotrinh\KCT1\C1-Thep XD & PP Tinh KCT 10
3) Thép góc: đều cạnh (EA = Equal Angle), không đều cạnh (UEA = Unequal Angle)

4) Các loại thép hình khác

- Thép dạng ống: tròn (Circular Hollow Section = CHS), vuông (SHS), chữ nhật (RHS).

- Thép đặc: vuông cạnh a = 40~250 mm (ray), tròn d = 10~250 mm (thanh giằng, bu lông
neo, cốt thép trong bê tông).

- Thép tròn có cường độ cao dùng trong kết cấu thép ứng suất trứơc, d = 0,2~5 mm.

- Ray cầu chạy có số hiệu KP70 ~ KP140.

- Thép vân (có khía trên mặt chống trượt = checquer plate) để làm sàn công tác, làm bậc
thang, chiều dày t = 4, 6, 8, 10 mm, B = 600~1 400mm, chiều dài đến 6m.

- Thép có sóng dùng để lợp nhà, t = 0.3~1.25mm, B = 700~1 200mm, chiều dài theo ý
muốn, chiều cao sóng 20~100mm.

5) Thép cán nguội:

Thép được sản xuất từ thép cuộn mỏng rồi đưa vào khuôn hoặc cán hoặc dập để tạo thép
hình: dạng C, Z, L, (có hàn mép) tròn, vuông, chữ nhật.

5.2. Thép bản

ldhuan\giaotrinh\KCT1\C1-Thep XD & PP Tinh KCT 11


Phổ biến trong KCT, chiếm vào khoảng 40~60% trọng lượng KCT.

1) Thép bản dày: t = 4~160 mm, B = 3.0m, 2.0m, 1.5m và L = 6m, 12 m.

2) Thép bản mỏng (dạng cuộn): thép cán nguội, t = 0.3~1.25 mm, thép cán nóng, t = 1.5~4
mm, B = 600~1 400 mm. Thép bản mỏng dùng sản xuất tấm lợp và thép hình cán nguội.

3) Thép bản phổ thông: t = 4~60 mm, B = 1 000~1 500 mm, L = 6~9 m.

ldhuan\giaotrinh\KCT1\C1-Thep XD & PP Tinh KCT 12


Bảng 1-1 – Thép cacbon TCVN 1765 : 1975

2
Giới hạn chảy fy , [N/mm ]
Độ giãn dài [%]
Giới hạn bền cho bề dày t [mm]
cho bề dày t [mm]
Số hiệu thép kéo fu ,
2
(N/mm )  20 20 < t  40 40 < t  100  20 20 < t  40 > 40

Không nhỏ hơn Không nhỏ hơn

CT31  310 – – – 23 22 20

CT33s 310  400 – – – 35 34 32

CT33n, CT33 320  420 – – – 34 33 31

CT34s 330  420 220 210 200 33 32 30

CT34n, CT34 340  440 230 220 210 32 31 29

CT38s 370  470 240 230 220 27 26 24

CT38n, CT38 380  490 250 240 230 26 25 23

CT38nMn 380  500 250 240 230 26 25 23

CT42s 410  520 260 250 240 25 24 22

CT42n, CT42 420  540 270 260 250 24 23 21

CT51n, CT51 510  640 290 280 270 20 19 17

CT52nMn 460  600 290 280 270 20 19 17

CT61n, CT61  610 320 310 300 15 14 12

Bảng 1 - 2 – Tính năng cơ học của một số loại thép nước ngoài (Tham khảo)

Ứng suất giới hạn


2
nhỏ nhất [N/mm ]
Nước Ký hiệu thép Loại thép Ghi chú

Chảy fy Bền fu

ВСт3кп2–1 Thép cacbon sôi 225 360


ВСт3cп5–1 Thép cacbon lặng 245 370 Thép tấm
Nga –
09Г2 Thép hợp kim thấp 305 440 11mm – 12mm
Liên xô
09 Г2C Thép hợp kim thấp 325 470
(ГОСТ
142 Thép hợp kim thấp 355 470
hay TY)
15XСНД Thép hợp kim thấp 345 490 Thép tấm
10XСНД Thép hợp kim thấp 390 530 4mm – 32mm
Hoa kỳ A36 Thép cacbon 250 400 Các loại thép cán
(theo A500 gr.C Thép cacbon 345 427 Thép ống
ASTM) A570 gr.50 Thép cacbon 345 450 Thép cuộn và tấm

ldhuan\giaotrinh\KCT1\C1-Thep XD & PP Tinh KCT 13


A572 gr.50 Thép hợp kim thấp 345 450 Thép tấm và hình
A607 gr.65 Thép hợp kim thấp 450 550 Chống rỉ
A514 Thép hợp kim nhiệt luyện 690 760 Thép tấm
BS 4360 gr.40 Thép kc không hợp kim 240 340
BS 4360 gr.43 Thép kc không hợp kim 275 410  16 mm
Anh
BS 4360 gr.50 Thép kc không hợp kim 355 480
BS 4360 gr.55 Thép hợp kim thấp 450 550
S235 Thép kc không hợp kim 235 340
Châu Âu S275 Thép kc không hợp kim 275 410  16 mm
(EN) S355 Thép kc không hợp kim 355 490
S460 Thép hợp kim thấp 460 550
SS330 Thép kết cấu nặng 205 330
Nhật
SS400 Thép kết cấu nặng 245 400
(JIS –
SS490 Thép kết cấu nặng 275 490  16 mm
G3101)
SS540 Thép kết cấu nặng 400 540
Số 3 (hay Q235) Thép cacbon 235 370
Trung Quốc 16Mn (hay Q345) Thép hợp kim thấp 345 510  16 mm
15MnV (hay Q390) Thép hợp kim thấp 390 530
AS 3678 gr.250 Thép tấm 250 410  50 mm
AS 3678 gr.300 Thép tấm 300 430  20 mm
Úc
AS 3679 gr.250 Thép hình 250 410  40 mm
AS 3679 gr.350 Thép hình 340 480  40 mm

Ghi chú:

Các ký hiệu thép nêu trong bảng này chỉ gồm ký tự gốc nói lên tính chất cơ học, không ghi các ký tự đuôi nói lên đặc điểm
sử dụng và chế tạo của thép. Thép có chung ký tự gốc đều dùng được trị số cho trong bảng, ví dụ : thép Anh BS 4360 gr.
40B hay gr. 40C dùng được trị số của BS 4360 gr. 40; thép Châu Âu S355JOC dùng trị số như S355; thép Trung quốc
Q235B–YF dung trị số như Q235.

ldhuan\giaotrinh\KCT1\C1-Thep XD & PP Tinh KCT 14


5.4.1 Khi tính toán kiểm tra khả năng chịu lực của các kết cấu thuộc những trường hợp nêu trong Bảng 3,
cường độ tính toán của thép cho trong Bảng 5, 6 và của liên kết cho trong Bảng 7, 8, 10, 11, 12, B.5 (Phụ
lục B) phải được nhân với hệ số điều kiện làm việc c. Mọi trường hợp khác không nêu trong bảng này và
không được quy định trong các điều tương ứng thì đều lấy c = 1.
Bảng 3 - Giá trị của hệ số điều kiện làm việc C

Loại cấu kiện C


1. Dầm đặc và thanh chịu nén trong giàn của các sàn những phòng lớn ở các công 0,9
trình như nhà hát, rạp chiếu bóng, câu lạc bộ, khán đài, các gian nhà hàng, kho sách,
kho lưu trữ, v.v... khi trọng lượng sàn lớn hơn hoặc bằng tải trọng tạm thời.
2. Cột của các công trình công cộng, cột đỡ tháp nước. 0,95
3. Các thanh chịu nén chính của hệ thanh bụng dàn liên kết hàn ở mái và sàn nhà (trừ 0,8
thanh tại gối tựa) có tiết diện chữ T tổ hợp từ thép góc (ví dụ: vì kèo và các dàn,
v.v...), khi độ mảnh  lớn hơn hoặc bằng 60.
4. Dầm đặc khi tính toán về ổn định tổng thể khi b < 1,0 0,95
5. Thanh căng, thanh kéo, thanh néo, thanh treo được làm từ thép cán. 0,9
6. Các thanh của kết cấu hệ thanh ở mái và sàn:
a. Thanh chịu nén (trừ loại tiết diện ống kín) khi tính về ổn định. 0,95
b. Thanh chịu kéo trong kết cấu hàn. 0,95
7. Các thanh bụng chịu nén của kết cấu không gian rỗng gồm các thép góc đơn đều
cạnh hoặc không đều cạnh (được liên kết theo cánh lớn):
a. Khi liên kết trực tiếp với thanh cánh trên theo một cạnh bằng đường hàn hoặc bằng
hai bulông trở lên, dọc theo thanh thép góc :
- Thanh xiên theo hình 9 a 0,9
- Thanh ngang theo hình 9 b, c 0,9
- Thanh xiên theo hình 9 c, d, e 0,8
b. Khi liên kết trực tiếp với thanh cánh trên theo một cạnh bằng một bulông (ngoài
0,75
mục 7 của bảng này) hoặc khi liên kết qua bản mã bằng liên kết bất kỳ.
8. Các thanh chịu nén là thép góc đơn được liên kết theo một cạnh (đối với thép góc
không đều cạnh chỉ liên kết cạnh ngắn), trừ các trường hợp đã nêu ở mục 7 của bảng 0,75
này, và các giàn phẳng chỉ gồm thép góc đơn.
9. Các loại bể chứa chất lỏng 0,8
GHI CHÚ: 1. Các hệ số điều kiện làm việc C < 1 không được lấy đồng thời.
2. Các hệ số điều kiện làm việc C trong các mục 3, 4, 6a, 7 và 8 cũng như các mục
5 và 6b (trừ liên kết hàn đối đầu) sẽ không được xét đến khi tính toán liên kết của
các cấu kiện đó.

ldhuan\giaotrinh\KCT1\C1-Thep XD & PP Tinh KCT 15


ldhuan\giaotrinh\KCT1\C1-Thep XD & PP Tinh KCT 16
Bảng 4 – Cường độ tính toán của thép cán và thép ống

Cường độ tính
Trạng thái làm việc Ký hiệu
toán
Kéo, nén, uốn f f = fy / M
Trượt (Cắt) fv fv = 0,58 fy / M
Ép mặt lên đầu mút (khi tì sát) fc fc = fu / M
Ép mặt trong khớp trụ khi tiếp xúc chặt fcc fcc = 0,5 fu / M
Ép mặt theo đường kính của con lăn fcd fcd = 0,025 fu / M

Chú ý: theo TCVN-5575:2012

6.1.3 Cường độ tính toán của vật liệu thép cán và thép ống đối với các trạng thái ứng suất khác nhau được
tính theo các công thức của Bảng 4. Trong bảng này, fy và fu là cường độ tiêu chuẩn lấy theo giới hạn chảy
của thép và cường độ tiêu chuẩn của thép theo sức bền kéo đứt, được đảm bảo bởi tiêu chuẩn sản xuất
thép và được lấy là cường độ tiêu chuẩn của thép; M là hệ số độ tin cậy về vật liệu, lấy bằng 1,05 cho mọi
mác thép.

6.1.4 Cường độ tiêu chuẩn fy , fu và cường độ tính toán f của thép cácbon và thép hợp kim thấp cho
trong Bảng 5 và Bảng 6 (với các giá trị lấy tròn tới 5 MPa).
Đối với các loại thép không nêu tên trong Tiêu chuẩn này và các loại thép của nước ngoài được phép sử
dụng theo Bảng 4, lấy fy là cường độ tiêu chuẩn lấy theo giới hạn chảy nhỏ nhất và fu là cường độ tiêu
chuẩn theo sức bền kéo đứt nhỏ nhất được đảm bảo của thép; M là hệ số độ tin cậy về vật liệu, lấy bằng 1,1
cho mọi mác thép.

ldhuan\giaotrinh\KCT1\C1-Thep XD & PP Tinh KCT 17


Bảng 1 – Độ võng cho phép của cấu kiện chịu uốn

Loại cấu kiện Độ võng cho phép


Dầm của sàn nhà và mái:
1. Dầm chính L /400
2. Dầm của trần có trát vữa, chỉ tính võng cho tải trọng tạm thời L /350
3. Các dầm khác, ngoài trường hợp 1 và 2 L /250
4. Tấm bản sàn L /150
Dầm có đường ray:
1. Dầm đỡ sàn công tác có đường ray nặng 35 kg/m và lớn hơn L /600
2. Như trên, khi đường ray nặng 25 kg/m và nhỏ hơn L /400
Xà gồ:
1. Mái lợp ngói không đắp vữa, mái tấm tôn nhỏ L /150
2. Mái lợp ngói có đắp vữa, mái tôn múi và các mái khác L /200
Dầm hoặc giàn đỡ cầu trục:
1. Cầu trục chế độ làm việc nhẹ, cầu trục tay, palăng L /400
2. Cầu trục chế độ làm việc vừa L /500
3. Cầu trục chế độ làm việc nặng và rất nặng L /600
Sườn tường:
1. Dầm đỡ tường xây L /300
2. Dầm đỡ tường nhẹ (tôn, fibrô ximăng), dầm đỡ cửa kính L /200
3. Cột tường L /400
GHI CHÚ: L là nhịp của cấu kiện chịu uốn. Đối với dầm công xôn thì L lấy bằng 2
lần độ vươn của dầm.

ldhuan\giaotrinh\KCT1\C1-Thep XD & PP Tinh KCT 18


ldhuan\giaotrinh\KCT1\C1-Thep XD & PP Tinh KCT 19
ldhuan\giaotrinh\KCT1\C1-Thep XD & PP Tinh KCT 20

You might also like