You are on page 1of 63

ĐÁP ÁN THI VẤN ĐÁP

VẬT LIỆU CƠ KHÍ


* Phần 1:
1-1: Khái niệm về vật liệu?
Vật liệu theo cách hiểu phổ biến nhất là những vật rắn mà con người
dùng để chế tạo ra các máy móc, thiết bị, dụng cụ, v.v…trong các ngành
công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải, trong xây dựng các công
trình, nhà cửa v.v…

1-2: Phân loại vật liệu và ứng dụng?


Gồm 4 nhóm chính:
* Vật liệu kim loại
- Những hợp kim nhẹ, bền, chịu được nhiệt độ, áp suất cao được dùng
phổ biến trong các ngành công nghiệp chế tạo tên lửa, tàu vũ trụ, máy
bay, ô tô,…
- Những hợp kim có tính bền hóa học và cơ học cao dùng để chế tạo
các thiết bị trong công nghiệp dầu mỏ, hóa chất,…
- Hợp kim không gỉ dùng để chế tạo dụng cụ y tế, dụng cụ làm bếp,…
- Hợp kim của vàng với bạc hoặc đồng (vàng tây) đẹp và cứng được
dùng để chế tác trang sức.
* Vật liệu vô cơ - ceramíc
- Dùng để tạo ra các sản phẩm ứng dụng trong ngành CN xây dựng
như gạch xây dựng, gạch men ốp sàn,…; chế tạo các vật dụng phục vụ
sinh hoạt như chén, bát, bình hoa trang trí,…
- Được sử dụng trong các ngành điện tử như: các loại gốm sứ cách
điện dùng đỡ hoặc treo các đường dây tải điện có điện áp cao.
- Gốm áp điện có thể tạo ra dòng điện do tác động cơ học, được dùng
để chế tạo các cảm biến ứng suất, cảm biến gia tốc, đầu dò siêu âm trong
y tế để chuẩn đoán bệnh vào phẫu thuật.
- Các loại gốm tụ điện, gốm siêu dẫn, gốm từ tính, gốm bán dẫn,…
được sử dụng rộng rãi để chế tạo các loại vật liệu và linh kiện điện tử cho
các thiết bị điện tử như đthoại, máy tính, tivi, tủ lạnh,…
* Vật liệu hữu cơ - polyme.
- Được sử dụng trong chế sơn, keo dán, da nhân tạo
- Sản xuất thủy tinh hữu cơ, các đồ dân dụng như cúc áo, lược.
- Vật liệu cách điện, chi tiết máy
- Tiền
* Vật liệu kết hợp - vật liệu compozít được ứng dụng trong nhiều
ngành công nghệ và sản xuất
- Ống nhựa cốt sợi thủy tinh, ống dẫn xăng dầu
- Ống dẫn xử lý nước thải, dẫn hóa chất compozit
- Ống dẫn nước nguồn qua vùng nước ngập mặn, nhiễm phèn
- Vỏ bọc các loại bồn bể, thùng chứa hàng, mặt bàn ghế, trang trí nội
thất
- Lốp xe ô tô, xe máy, xe đạp,…
- Vỏ tên lửa, vỏ động cơ tên lửa, máy bay, tàu vũ trụ.
- Bình chịu áp lực cao

1-3: Các tính chất của vật liệu kim loại?


Thành phần chủ yếu là hợp kim gồm: Kim loại + á kim hoặc kim loại
khác, là những vật thể dẫn nhiệt, dẫn điện tốt, phản xạ ánh sáng với màu
sắc đặc trưng, không cho ánh sáng đi qua, dễ biến dạng dẻo (cán, kéo,
rèn, ép).
Có độ bền cơ học, nhưng kém bền vững hóa học, trừ nhôm (Al), các
kim loại thông dụng khác như: Fe, Cu,...đều khá nặng, nhiệt độ chảy biến
đổi trong phạm vi từ thấp đến cao nên đáp ứng được yêu cầu đa dạng của
kỹ thuật.
Ðặc điểm cấu trúc của vật liệu kim loại là sự sắp xếp trật tự của các
nguyên tử để tạo thành mạng tinh thể với độ xếp chặt cao và liên kết với
nhau nhờ các điện tử tự do.
Trong mạng tinh thể luôn luôn tồn tại các khuyết tật và trong một số
điều kiện chúng có thể chuyển hoàn toàn sang trạng thái không trật tự
thuộc dạng vô định hình.

Vật liệu kim loại được chia làm hai nhóm lớn:
- Kim loại và hợp kim sắt là những vật liệu mà trong thành phần chủ
yếu có nguyên tố sắt. Thuộc nhóm này chủ yếu là thép và gang.
- Kim loại và hợp kim không sắt là loại vật liệu mà trong thành phần
của chúng không chứa hoặc chứa rất ít sắt. Thí dụ như đồng, nhôm, kẽm,
niken và các loại hợp kim của chúng. Nhóm này còn có tên gọi là kim
loại và hợp kim màu.

1-4: Trình bày về cấu tạo mạng tinh thể kim loại nguyên chất?
+ Mạng tinh thể là mô hình không gian mô tả cách sắp xếp các
nguyên tử và ion theo một quy luật nhất định. Vị trí có các ion hay
nguyên tử gọi là nút mạng.
+ Ô cơ bản là phần nhỏ nhất đặc trưng đầy đủ cho các tính chất cơ
bản của mạng tinh thể. Mạng tinh thể gồm vô số ô cơ bản xếp liên tiếp
nhau theo ba chiều trong không gian.
+ Mặt tinh thể là mặt phẳng được tạo nên bởi các nút mạng (ít nhất là
ba). Có thể coi mạng tinh thể bao gồm các mặt tinh thể giống hệt nhau,
song song với nhau và cách đều. Thông số mạng tinh thể là kích thước cơ
bản của mạng tinh thể, chúng được xác định theo kích thước các cạnh của
ô cơ bản.
1-5: Các kiểu mạng tinh thể chủ yếu?
* Lập phương thể tâm (A2)
* Lập phương diện tâm ( A1)
* Lục giác xếp chặt (A3)
* Chính phương thể tâm

1-6: Số nguyên tử của các mạng tinh thể kim loại chủ yếu. Mật độ
khối của chúng?
* Lập phương thể tâm (A2)
- Các KL có kiểu mạng này: Fe, Cr, W, Mo,…
- Số ngtu trong 1 ô cơ sở: n = 2
- Số sắp xếp của kiểu mạng K = 8
- Mật độ khối: Mv = 68% ; mật độ mặt: Ms = 83.4%
* Lập phương diện tâm ( A1)
- Các KL có kiểu mạng này: Fe, Ni, Cu, Al, Ag,…
- Số ngtu trong 1 ô cơ sở: n = 4
- Mật độ khối: Mv = 74% ; mật độ mặt: Ms = 78.5%
* Lục giác xếp chặt (A3)
- Các KL có kiểu mạng này: Zn, Mg, Cr, Mo,…
- Số ngtu trong 1 ô cơ sở: n = 6
- Mật độ khối: Mv = 74% ; mật độ mặt: Ms = 91%

1-7: Khái niệm về đơn tinh và đa tinh, thực tế kim loại là đơn hay đa
tinh?
* Đơn tinh thể: có tính dị hướng (tính chất khác nhau theo các phương
khác nhau). Ở những phương có mật độ nguyên tử lớn lực liên kết giữa
các nguyên tử sẽ lớn hơn ở những phương có mật độ nguyên tử nhỏ.
* Đa tinh thể: gồm rất nhiều đơn tinh thể nhỏ (cỡ m) được gọi là hạt
tinh thể hay hạt, chúng tuy có cùng cấu trúc và thông số mạng song
phương lại định hướng khác nhau và liên kết với nhau qua vùng ranh giới
gọi là biên giới hạt (hay biên hạt)
* Thực tế kim loại là đa tinh thể

1-8: Các khuyết tật của tinh thể kim loại?


* Sai lệch điểm
- Là sai lệch có kích thước rất nhỏ (cỡ nguyên tử) theo ba chiều
không gian và có dạng bao quanh một điểm.
- Các dạng sai lệch điểm thường gặp là:
+ Nút trống
+ Nguyên tử xen kẽ
+ Nguyên tử thay thế
* Sai lệch đường: Là sai lệch có dạng của một đường (có thể là đường
thẳng, cong, xoáy trôn ốc). Sai lệch đường có thể là một dãy các sai lệch
điểm, song cơ bản và chủ yếu vẫn là lệch (dislocation) với hai dạng là
lệch biên và lệch xoắn.
* Sai lệch mặt: Là loại sai lệch có kích thước lớn theo hai chiều đo và
nhỏ theo chiều thứ 3, có dạng của 1 mặt (có thể phẳng, cong hay uốn
lượn).
Các dạng điển hình của sai lệch mặt là:
- Biên giới hạt và siêu hạt
- Bề mặt tinh thể.

1-9: Các phương pháp nghiên cứu kim loại?


- Phương pháp mặt gẫy
- Phương pháp tổ chức thô đại
- Phương pháp tổ chức tế vi
- Phân tích cấu trúc bằng tia Rơnghen

1-10: Trình bày khái niệm về hợp kim?


Hợp kim là hỗn hợp đồng nhất về mặt tổ chức của từ hai nguyên tố trở
lên trong đó có ít nhất một nguyên tố là kim loại và nguyên tố kim loại
đóng vai trò chính tức là có hàm lượng lớn nhất, tính chất của nó thể hiện
rõ rệt nhất.

1-11: Nêu đặc tính của hợp kim?


- Hợp kim dễ sản xuất hơn so với kim loại nguyên chất.
- Hợp kim có nhiều tính chất tốt hơn so với kim loại nguyên chất.
- Hợp kim có thể tạo ra những tính chất đặc biệt mà kim loại nguyên
chất không thể tạo ra được.
- Hợp kim có giá thành rẻ hơn so với kim loại nguyên chất.
- Hợp kim có tính công nghệ cao hơn so với kim loại nguyên chất và
được thể hiện ở các tính chất như:
Tính dẻo: Khi sử dụng hợp kim cho tính dẻo cao, do đó khả năng
biến dạng dẻo tốt, dễ dàng cho việc gia công áp lực.
Tính đúc: Khi sử dụng các hợp kim có thể thu được điều kiện nóng
chảy thấp hơn kim loại nguyên chất, do đó tính chảy loãng cao nên có thể
điền đầy các lòng khuôn phức tạp. Tính cắt gọt tốt hơn. Chính vì thế
trong thực tế hầu như chỉ sử dụng hợp kim.

1-12: Nêu các khái niệm cơ bản về hợp kim?


- Pha (F): là cấu phần đồng nhất của hợp kim cùng tổ chức và cùng
trạng thái (khi ở trạng thái rắn phải có cùng kiểu mạng và thông số
mạng), được ngăn cách bằng một bề mặt phân pha đủ lớn.
- Hệ: là tập hợp các pha ở trạng thái cân bằng (các pha tồn tại ổn định
trong một điều kiện bên ngoài xác định).
- Hệ cân bằng: hệ được coi là hệ cân bằng khi các qúa trình xảy ra
trong hệ có tính thuận nghịch
Quá trình thuận nghịch: những qúa trình mà khi có sự thay đổi của
một yếu tố bên ngoài hoặc bên trong sẽ làm hệ biến đổi theo một hướng.
Khi yếu tố bên ngoài đó thay đổi theo chiều ngược lại và đi qua các giai
đoạn như hướng biến đổi trước.
- Cấu tử (nguyên) (N): là những cấu phần độc lập của hệ (có thể là
đơn chất hoặc hợp chất) có thành phần hóa học ổn định mà nó có nhiệm
vụ cấu tạo nên tất cả các pha của hệ.
- Bậc tự do của hệ (T): là số các yếu tố bên ngoài (P, T0) hoặc bên
trong (thành phần) có thể thay đổi được mà hệ không bị thay đổi trạng
thái.

1-13: Thế nào là dung dịch rắn?


Dung dịch rắn là một dạng cấu trúc hợp kim tạo bởi hai nguyên,
trong đó một nguyên bảo tồn được kiểu mạng gọi là dung môi, nguyên
thứ hai hòa tan vào trong kiểu mạng đó gọi là chất tan. Với thực tế, có thể
có dung dịch rắn có nhiều chất tan.

1-14: Khái niệm về giản đồ trạng thái và ý nghĩa của chúng?


- Giản đồ trạng thái (giản đồ pha) là giản đồ biểu thị sự biến đổi tổ
chức pha vào nhiệt độ và thành phần của hệ ở trạng thái cân bằng.
- Từ giản đồ trạng thái có thể biết:
+ Nhiệt độ chảy, nhiệt độ chuyển biến pha của hợp kim với thành
phần đã cho khi nung nóng và làm nguội. Do đó có thể xác định dễ dàng
các chế độ nhiệt khi nấu luyện (đúc), khi gia công áp lực và nhiệt luyện.
+ Trạng thái pha (gồm những pha nào, thành phần của mỗi pha và
tỷ lệ giữa các pha đó) của hợp kim ở các nhiệt độ và thành phần khác
nhau. Qua đó có thể biết được cấu tạo pha và dự đoán được tính chất của
hợp kim để sử dụng vào mục đích khác nhau.

1-15: Trình bày cấu tạo giản đồ trạng thái 2 nguyên?


- Đối với kim loại nguyên chất: giản đồ trạng thái rất đơn giản chỉ có
một trục nhiệt độ, trên đó có ghi nhiệt độ chảy và biến đổi thù hình.
- Đối với hệ hợp kim 2 nguyên: giản đồ trạng thái gồm một trục nhiệt
độ (trục tung) và một trục thành phần (trục hoành), trên đó có ghi nhiệt độ
chảy và biến đổi thù hình.
+ Đường thẳng đứng bất kỳ biểu thị một thành phần xác định nhưng
ở các nhiệt độ khác nhau.
+ Hai trục tung chính là giản đồ pha của từng cấu tử tương ứng.
- Do được biểu thị trên mặt phẳng một cách chính xác nên từ giản đồ
pha của hệ hai cấu tử dễ dàng xác định được các thông số sau đây cho
một thành phần xác định ở nhiệt độ nào đó.
+ Các pha tồn tại;
+ Thành phần pha;
+ Nhiệt độ chảy (kết tinh);
+ Các chuyển biến pha;
+ Dự đoán các tổ chức hình thành ở trạng thái không cân bằng (khi
nguội nhanh)
+ Tỷ lệ (về số lượng) giữa các pha hoặc tổ chức: có thể xác định
được chính xác giữa chúng nhờ quy tắc đòn bảy (hay cánh tay đòn)

1-16: Trình bày cấu tạo giản đồ trạng thái 2 nguyên loại 1?
- Khái niệm: Đó là giản đồ trạng thái hai nguyên A và B, hoàn toàn
hòa tan vào nhau ở trạng thái lỏng, không hòa tan vào nhau ở trạng thái
rắn và không tạo ra pha trung gian:

+ Đường lỏng (đường AEB): là đường mà khi làm nguội đến đó


hợp kim lỏng sẽ bắt đầu kết tinh.
+ Đường đặc hay đường rắn (đường CED): là đường mà khi làm
nguội đến đó hợp kim lỏng sẽ kết thúc kết tinh.
+ E là điểm cùng tinh

1-17: Trình bày cấu tạo giản đồ trạng thái 2 nguyên loại 2?

Là giản đồ trạng thái 2 nguyên A và B hòa tan hoàn toàn vào nhau ở
trạng thái lỏng cũng như trạng thái rắn, không tạo thành pha trung gian.
Giản đồ có dạng hai đường cong khép kín, trong đó đường trên là
đường lỏng, đường dưới là đường rắn, dưới vùng rắn là vùng tồn tại của
dung dịch rắn α có thành phần thay đổi liên tục.
Vùng giữa hai đường lỏng và rắn là khoảng đông, vùng này gồm có
hai pha là pha lỏng và dung dịch rắn (L + α).
α là dung dịch rắn hòa tan vô hạn của A(B) hoặc B(A).

1-18: Trình bày cấu tạo giản đồ trạng thái 2 nguyên loại 3?
Là giản đồ trạng thái hai nguyên A và B hòa tan vô hạn vào nhau ở
trạng thái lỏng, hòa tan có hạn vào nhau ở trạng thái rắn, không tạo thành
pha trung gian.

Đường AEB - đường lỏng;


Đường ACEDB – đường đặc (rắn);
Đường CED - đường cùng tinh;
α - là dung dịch rắn hòa tan có hạn A(B);
 - là dung dịch rắn hòa tan có hạn B(A).
Các dung dịch rắn ở đây đều là có hạn với các đường CC” và DD” chỉ
rõ giới hạn hòa tan. Độ hòa tan đạt được giá trị lớn nhất ở nhiệt độ cùng
tinh và giảm mạnh khi hạ thấp nhiệt độ, nên CC” và DD” có dạng xoãi
chân về hai phía.
E là điểm cùng tinh, tại đó xảy ra phản ứng cùng tinh: LE ( + ).
Có thể coi giản đồ loại III là do giản đồ loại I và loại II ghép lại, chỉ khác
ở chỗ hòa tan có hạn.

1-19: Trình bày cấu tạo giản đồ trạng thái 2 nguyên loại 4?
Là giản đồ trạng thái hai nguyên A và B không hòa tan vào nhau ở
trạng thái rắn nhưng tạo nên pha trung gian ổn định (hình 3.15).
Pha trung gian có công thức tổng quát là AmBn (viết tắt là H) được
biểu thị bằng đường thẳng đứng.
Pha trung gian ổn định với nhiệt độ chảy cố định, không bị phân hủy
trước khi nóng chảy được coi như một cấu tử.
Có thể coi giản đồ trạng thái hai nguyên loại IV gồm 2 giản đồ trạng thái
hai nguyên loại I ghép lại, đó là hai giản đồ hai nguyên A - H và H – B.

1-20: Vẽ giản đồ trạng thái Fe – C và điền đầy đủ các thông tin trên
giản đồ? ( ĐÃ VẼ)

1-21: Trình bày đặc điểm của điểm cùng tinh ( C )và điểm cùng tích (
S ) trên giản đồ Fe – C?
* Điểm cùng tinh C (1147℃ - 2,14%C), xảy ra hiện tượng pha lỏng kết
tinh thành 2 pha rắn là xementit và austenit. Hỗn hợp 2 pha rắn cùng tinh
là lêđêburit

* Điểm cùng tích S (727℃ - 0,8%C), xảy ra hiện tượng từ 1 pha rắn
tách thành 2 pha rắn là ferit và xementit. Hỗn hợp rắn cùng tích là peclit.

1-22: Ý nghĩa của giản đồ trạng thái Fe – C?


- Giản đồ trạng thái là biểu đồ chỉ rõ sự phụ thuộc của trạng thái pha
với thành phần hóa học của hợp kim, giữa nhiệt độ và áp suất.
- Từ giản đồ ta xác định được nhiệt độ chảy, nhiệt độ chuyển biến pha
của hợp kim với thành phần đã cho khi nung chảy và khi làm nguội. Từ
đó xác định được chế độ nhiệt khi đúc, gia công áp lực và nhiệt luyện.

1-23: Nêu các tổ chức 1 pha trên giản đồ Fe – C?


- Hợp kim lỏng (L): là dung dịch lỏng của cácbon trong sắt, tồn tại ở
phía trên đường lỏng ABCD.
- Xementit (ký hiệu là Xe hay Fe3C): là hợp chất hóa học của sắt với
các bon - Fe3C, ứng với đường thẳng đứng DFK.
- Xementit thứ nhất (XeI): là loại kết tinh từ hợp kim lỏng, nó được
tạo thành trong các hợp kim chứa nhiều hơn 4,3% C và trong khoảng
nhiệt độ (1147-1250)0C. Do tạo nên từ pha lỏng và ở nhiệt độ cao nên
XeI có tổ chức hạt to.
- Xementit thứ hai (XeII): là loại được tiết ra từ dung dịch rắn
Auxtenit ở trong khoảng nhiệt độ (727-1147)0C khi độ hòa tan của
cacbon ở trong pha này giảm từ 2,14% xuống còn 0,8% do vậy XeII có
trong hợp kim với thành phần các bon lớn hơn 0,8%. Do tạo từ pha rắn và
ở nhiệt độ không cao lắm nên XeII có tổ chức hạt nhỏ hơn, do được tiết
ra từ Auxtenit nên thường ở dạng lưới bao quanh Auxtenit.
- Xemetit thứ ba (XeIII): là loại được tiết ra từ dung dịch rắn Ferit ở
trong khoảng nhiệt độ thấp hơn 7270C khi độ hòa tan giới hạn của cácbon
trong Ferit giảm từ 0,02% xuống 0,006%. XeIII có ở trong mọi hợp kim
có thành phần C lớn hơn 0,006% nhưng với lượng rất ít. Do tạo nên từ
pha rắn và ở nhiệt độ thấp, khả năng khuếch tán của nguyên tử rất kém
nên XeIII thường ở dạng mạng lưới hay hạt rất nhỏ bên cạnh Ferit.
- Ferit (ký hiệu là F hay ): là dung dịch rắn xen kẽ của cacbon ở
trong Fe(), có mạng lập phương thể tâm nên khả năng hòa tan của
cacbon ở trong Fe() là không đáng kể, lớn nhất ở 7270C là 0,02% C và
nhỏ nhất ở nhiệt độ thường là 0,006% C.
- Auxtenit (kí hiệu là As hay ): là dung dịch rắn xen kẽ của cacbon
trong Fe(), cómạng lập phương diện tâm nên khả năng hòa tan cacbon
của Fe() khá lớn, lớn nhất ở nhiệt độ 11470C với 2,14%C và nhỏ nhất ở
7270C với 0,8%C.

1-24: Nêu các tổ chức 2 pha trên giản đồ Fe – C?


- Peclit (ký hiệu là P hay [+Xe]): Peclit là hỗn hợp cơ học cùng tích
của Ferit và Xementit (+Xe) tạo thành ở 7270C từ dung dịch rắn
Auxtenit chứa 0,8%C. Trong Peclit có 88% Ferit và 12% Xementit. Từ
giản đồ trạng thái Fe - C ta thấy trong quá trình làm nguội, thành phần
cacbon của Auxtenit sẽ biến đổi và khi đến 7270C có 0,8%C. Lúc đó,
Auxtenit có 0,8% C sẽ chuyển biến thành hỗn hợp cùng tích của Ferit và
Xementit
- Ledeburit (ký hiệu là Le hoặc [+Xe] hay [P+Xe]): Ledeburit là hỗn
hợp cơ học cùng tinh, kết tính từ pha lỏng có nồng độ 4,3%C ở 11470C.
Lúc đầu mới tạo thành nó gồm  và Xe (trong khoảng 7270C - 11470C).
Khi làm nguội xuống dưới 7270C,  chuyển biến thành P do vậy
Lêdeburit là hỗn hợp cơ học của Peclit và Xementit. Như vậy cuối cùng
Lêdeburit có 2 pha là α và Xe trong đó Xe chiếm tỉ lệ gần 2/3 nên
Leđeburit rất cứng và dòn.

1-25: Phân loại hợp kim Fe – C theo giản đồ?


* Thép các bon: Là hợp kim của Fe với C mà hàm lượng C trong nó nhỏ
hơn 2,14%. Do vậy, ta có thể phân ra làm 3 loại thép.
- Thép trước cùng tích: Thép có hàm lượng C < 0,8%. Tổ chức của
thép trước cùng tích là (P + ) tức là bên trái điểm S có tổ chức Ferit
(sáng) + Peclit (tối)
- Thép cùng tích: với thành phần C = 0,8%. Tổ chức của thép cùng
tích là hỗn hợp cơ học cùng tích P
- Thép sau cùng tích: Là thép có hàm lượng cacbon C > 0,8%. nằm
trong khoảng (0,8-2,14) %.Tổ chức của thép sau cùng tích là (P + XeII).

* Gang: Là hợp kim của Fe với C mà hàm lượng C: 2,14% < C < 6,67%.
Dựa vào hàm lượng cacbon và tương tự đối với thép, ta có thể phân ra
làm 3 loại gang sau:
- Gang trước cùng tinh: là loại gang có hàm lượng C < 4,3%. Tổ chức
của gang trước cùng tinh là P + XeII + Le. Đây là loại gang thường được
sử dụng trong thực tế
- Gang cùng tinh là loại gang có hàm lượng C = 4,3% Tổ chức của
gang cùng tinh là Ledebuarit (Le).
- Gang sau cùng tinh: là loại gang có hàm lượng C > 4,3% Tổ chức
của gang sau cùng tinh là Le + XeI

1-26: Nêu khái niệm gang và các cách phân loại gang ?
26.1: Khái niệm: Gang là hợp kim của sắt và cacbon cùng một số
nguyên tố khác như: Si, Mn, P, S, Cr, Ni, Mo, Mg, Cu... hàm lượng
cacbon trong gang: 2,14% C 6,67%.
26.2: Cách phân loại:
A) Theo giản đồ trạng thái
- Gang trước cùng tinh ( C < 4,43%) tổ chức (Péclít + Xê + Lê).
- Gang cùng tinh (C = 4,43%) chỉ có tổ chức Lêđêbuarít (Lê)
- Gang sau cùng tinh ( C > 4,43%) tồn tại 2tổ chức Lê và Xê
B) Theo tổ chức tế vi gang được chia ra hai loại chính: gang trắng và
gang có graphit
* Gang trắng: là hợp kim (Fe – C) trong đó C >2,14% và các tạp chất
như (Mn, Si, P, S…). Tổ chức của gang tương ứng với giản đồ trạng thái
(Fe - Fe3C). Về mặt tổ chức gang trắng chia làm ba loại (như theo giản
đồ trạng thái)

* Gang graphit: là hợp kim (Fe - C) trong đó Cacbon có thành phần lớn
hơn 2,14% và các tạp chất (Mn, Si, P, S…). Tổ chức của gang phần lớn
cacbon ở dạng tự do graphit, rất ít hoặc không có Fe3C. Nhóm gang
graphit về mặt tổ chức cũng chia làm 3 loại:
- Gang xám: Là loại gang phổ biến nhất, có Graphit (G) ở dạng tấm là
dạng tự nhiên được hình thành dễ dàng và đơn giản nhất: đúc thông
thường. (Mn, C càng nhiều càng tốt, S càng ít càng tốt)
+ Kí hiệu: GXxx -yy
Trong đó: xx: giới hạn bền kéo σ k
yy: giới hạn bền uốn σ u
- Gang cầu: Gang cầu là loại gang có độ bền cao nhất do grafit ở dạng
thu gọn nhất.
+ Kí hiệu: GCxx -yy
Trong đó: xx: giới hạn bền kéo σ k
yy: độ giãn dài tương đối δ
- Gang dẻo:
+ Kí hiệu: GZxx -yy
Trong đó: xx: giới hạn bền uốn σ u
yy: độ giãn dài tương đối δ

1-27: Trình bày các loại gang ứng dụng của chúng?

27.1: Khái niệm: Gang là hợp kim của sắt và cacbon cùng một số
nguyên tố khác như: Si, Mn, P, S, Cr, Ni, Mo, Mg, Cu... hàm lượng
cacbon trong gang: 2,14% C 6,67%.

27.2: Cách phân loại:

A) Theo giản đồ trạng thái


- Gang trước cùng tinh ( C < 4,43%) tổ chức (Péclít + Xê + Lê).
- Gang cùng tinh (C = 4,43%) chỉ có tổ chức Lêđêbuarít (Lê)
- Gang sau cùng tinh ( C > 4,43%) tồn tại 2tổ chức Lê và Xê
C) Theo tổ chức tế vi gang được chia ra hai loại chính: gang trắng và
gang có graphit
* Gang trắng: là hợp kim (Fe – C) trong đó C >2,14% và các tạp chất
như (Mn, Si, P, S…). Tổ chức của gang tương ứng với giản đồ trạng thái
(Fe - Fe3C). Về mặt tổ chức gang trắng chia làm ba loại (như theo giản
đồ trạng thái)
Công dụng: gang trắng cứng và giòn nên không dùng trong chế tạo
cơ khí. Chủ yếu dùng để luyện thép, ủ thành gang dẻo, làm bi nghiền và
làm mép lưỡi cầy.

* Gang graphit: là hợp kim (Fe - C) trong đó Cacbon có thành phần lớn
hơn 2,14% và các tạp chất (Mn, Si, P, S…). Tổ chức của gang phần lớn
cacbon ở dạng tự do graphit, rất ít hoặc không có Fe3C. Nhóm gang
graphit về mặt tổ chức cũng chia làm 3 loại:

- Gang xám: Là loại gang phổ biến nhất, có Graphit (G) ở dạng tấm là
dạng tự nhiên được hình thành dễ dàng và đơn giản nhất: đúc thông
thường. (Mn, C càng nhiều càng tốt, S càng ít càng tốt)
+ Kí hiệu: GXxx -yy
Trong đó: xx: giới hạn bền kéo σ k
yy: giới hạn bền uốn σ u
+ Công dụng
Các mác có độ bền thấp (b< 150 MPa) với nền ferit và G thô to
được dùng làm các chi tiết không chịu lực, chỉ có tác dụng che chắn như
vỏ, nắp.
Các mác có độ bền trung bình (b = 150200MPa) với nền ferit-
peclit tấm tương đối thô, dùng làm các chi tiết chịu tải trọng nhẹ,ít chịu
mài mòn như vỏ hộp giảm tốc, thân máy, bích, ống nước, ...
Các có độ bền tương đối cao (200300MPa) với nền peclit và G
nhỏ mịn qua biến tính được dùng làm các chi tiết chịu tải trọng tương đối
cao như bánh răng (bị động tốc độ chậm), bánh đà, sơmi, xecmăng, thân
máy quan trọng.
Các mác gang có độ bền cao ( 300MPa) với nền P nhỏ mịn và G
tấm rất nhỏ mịn qua biến tính cẩn thận, được dùng làm các chi tiết chịu
tải cao, chịu mài mòn như bánh răng chữ V, trục chính, vỏ bơm thủy lực.
Là gang xám F – P với các tấm grafit tương đối thô, có cơ tính
trung bình, ít chịu mài mòn được dùng làm các chi tiết chịu tải trọng nhẹ
như vỏ hộp giảm tốc, thân máy, mặt bích, ống nước....
Là gang xám P với grafit nhỏ mịn qua biến tính được dùng làm
các chi tiết chịu tải trọng tương đối cao như bánh răng (bị động, tốc độ
chậm), bánh đà, xecmăng, thân máy quan trọng ...
Với nền P nhỏ mịn và grafit tấm rất nhỏ mịn qua biến tính cẩn
thận được dùng làm các chi tiết chịu tải cao như bánh răng chữ V, trục
chính, vỏ bơm thủy lực... Ngoài ra còn có gang xám hợp kim.

- Gang cầu: Gang cầu là loại gang có độ bền cao nhất do grafit ở dạng
thu gọn nhất.
+ Kí hiệu: GCxx -yy
Trong đó: xx: giới hạn bền kéo σ k
yy: độ giãn dài tương đối δ
+ Công dụng:
GC38-17, GC42-12 là gang cầu F có độ bền thấp, ít dùng.
GC 45-5 là gang cầu F - P có độ bền, độ dẻo trung bình dùng làm
chi tiết máy thông thường thay cho thép nói chung.
GC50-2, GC60-2 tương đương là gang cầu P có độ bền tốt, chủ
yếu dùng làm trục khuỷu, trục cán.
GC70-3, GC100-4, GC120-4 gang cầu nhiệt luyện ra tổ chức
Bainit dùng làm các chi tiết quan trọng.
Công dụng nổi bật của gang cầu là làm trục khuỷu. Nó là loại chi
tiết có hình dạng phức tạp, chịu tải trọng va đập, chịu mài mòn. Gần đây
gang cầu được sử dụng để đúc ống nước lớn dùng trong xây dựng cơ bản
vì có ưu điểm hơn so với vật liệu thường dùng trước đây là gang xám và
thép.

- Gang dẻo:
+ Kí hiệu: GCxx -yy
Trong đó: xx: giới hạn bền uốn σ u
yy: độ giãn dài tương đối δ
+ Công dụng:
Gang dẻo có cơ tính tổng hợp tốt hơn gang xám nhưng giá thành
cao vì thời gian ủ dài. Vậy chỉ dùng gang dẻo để chế tạo các chi tiết đòi
hỏi đồng thời các tính chất sau: hình dạng phức tạp, tiết diện thành mỏng
và chịu va đập.
Gang dẻo được dùng làm các chi tiết trong trục ôtô (trục khuỷu), trong
các máy nông nghiệp, máy kéo, máy dệt

1-28: Nêu khái niệm thép và cách phân loại thép?

28.1: Khái niệm: Thép cacbon là loại thép thông thường, ngoài Fe và
C ra còn chứa các tạp chất thường có như: Mangan, silic, phốt pho…
Thép C hay thép thường được dùng rất phổ biến trong đời sống
cũng như trong kỹ thuật, nó chiếm tỷ trọng rất lớn (tới 80  90%) trong
tổng sản lượng thép.

28.2: Phân loại.


a. Theo tổ chức và hàm lượng %C:
- Thép trước cùng tích: %C< 0,8% (tổ chức F+P)
- Thép cùng tích: % C = 0,8% (tổ chức P )
- Thép sau cùng tích: %C > 0,8% (tổ chức P + XêII)
b. Theo hàm lượng cácbon thường dùng:
- Thép cácbon thấp: khi % C < 0,25%
- Thép cácbon trung bình: khi % C = (0,25% - 0,5)%
- Thép cácbon cao: khi %C > 0,5%
c. Phân loại theo mức độ khử P và S
-Thép chất lượng thường: P, S  0,05%;
-Thép chất lượng tốt: P, S  0,04%;
-Thép chất lượng cao: P, S  0,03%;
-Thép chất lượng đặc biệt cao: P, S  0,02%.
→ Thép xây dựng chỉ yêu cầu chất lượng thường.
Thép chế tạo máy phải có chất lượng từ tốt trở lên.
Riêng thép ổ lăn phải có chất lượng đặc biệt cao.
d. Phân loại theo phương pháp khử ôxy
*Thép sôi: là thép không được khử ôxy triệt để, khử bằng fero
mangan, trong thép vẫn còn FeO và khi rót đúc hoặc hàn xảy ra phản
ứng:
FeO + C  Fe + CO
*Thép lặng: là loại được khử ôxy một cách triệt để bằng fero silic và
fero nhôm, trong thép lỏng không còn FeO, không có bọt khí
*Thép nửa lặng: trung gian giữa hai loại trên, khử ôxy bằng Fero
Mangan và fero Al.
e. Phân loại theo công dụng
- Thép cán nóng thông dụng: dùng trong xây dựng và các công việc
thông thường tương tự không cần nhiệt luyện, là thép các bon thấp và có
chất lượng thường.
- Thép kết cấu: thép tốt, dùng làm chi tiết máy.
- Thép dụng cụ: thép C cao, làm công cụ cắt gọt, dụng cụ đo, là loại
thép chất lượng tốt và cao.
- Thép có công dụng riêng: thép đường ray, thép lá dập nguội, thép lò
xo,..

1-29: Trình bày các loại thép và ứng dụng của chúng?
29.1: Khái niệm: Thép cacbon là loại thép thông thường, ngoài Fe và
C ra còn chứa các tạp chất thường có như: Mangan, silic, phốt pho…
Thép C hay thép thường được dùng rất phổ biến trong đời sống
cũng như trong kỹ thuật, nó chiếm tỷ trọng rất lớn (tới 80  90%) trong
tổng sản lượng thép.

29.2: Phân loại.


a. Theo tổ chức và hàm lượng %C:
- Thép trước cùng tích: %C< 0,8% (tổ chức F+P)
- Thép cùng tích: % C = 0,8% (tổ chức P )
- Thép sau cùng tích: %C > 0,8% (tổ chức P + XêII)
b. Theo hàm lượng cácbon thường dùng:
- Thép cácbon thấp: khi % C < 0,25%
- Thép cácbon trung bình: khi % C = (0,25% - 0,5)%
- Thép cácbon cao: khi %C > 0,5%
c. Phân loại theo mức độ khử P và S
-Thép chất lượng thường: P, S  0,05%;
-Thép chất lượng tốt: P, S  0,04%;
-Thép chất lượng cao: P, S  0,03%;
-Thép chất lượng đặc biệt cao: P, S  0,02%.
→ Thép xây dựng chỉ yêu cầu chất lượng thường.
Thép chế tạo máy phải có chất lượng từ tốt trở lên.
Riêng thép ổ lăn phải có chất lượng đặc biệt cao.
d. Phân loại theo phương pháp khử ôxy
*Thép sôi: là thép không được khử ôxy triệt để, khử bằng fero
mangan, trong thép vẫn còn FeO và khi rót đúc hoặc hàn xảy ra phản
ứng:
FeO + C  Fe + CO
*Thép lặng: là loại được khử ôxy một cách triệt để bằng fero silic và
fero nhôm, trong thép lỏng không còn FeO, không có bọt khí
*Thép nửa lặng: trung gian giữa hai loại trên, khử ôxy bằng Fero
Mangan và fero Al.
e. Phân loại theo công dụng
- Thép cán nóng thông dụng: dùng trong xây dựng và các công việc
thông thường tương tự không cần nhiệt luyện, là thép các bon thấp và có
chất lượng thường.
- Thép kết cấu: thép tốt, dùng làm chi tiết máy.
- Thép dụng cụ: thép C cao, làm công cụ cắt gọt, dụng cụ đo, là loại
thép chất lượng tốt và cao.
- Thép có công dụng riêng: thép đường ray, thép lá dập nguội, thép lò
xo,..

29.3 Công dụng:


Thép cacbon được dùng rất rộng rãi trong kỹ thuật nói chung và chế
tạo máy vì ưu điểm sau:
- Rẻ, dễ kiếm không phải dùng các nguyên tố hợp kim đắt tiền.
- Có cơ tính tổng hợp nhất định phù hợp với các điều kiện thông
dụng.
- Có tính công nghệ tốt: dễ đúc, cán, rèn, kéo sợi, hàn, cắt gọt (so với
thép hợp kim).
- Không có các tính chất vật lý hóa học đặc biệt như: cứng nóng,
chống ăn mòn. (Các thép hợp kim tránh được các nhược điểm này ). Do
vậy trong thực tế thép cacbon được dùng làm các chi tiết với mặt cắt
ngang nhỏ, hình dạng đơn giản, chịu tải trọng nhẹ và vừa phải, làm việc ở
nhiệt độ thường; trong khi đó các thép hợp kim được dùng cho các trường
hợp ngược lại.
- Thép tấm CT0, CT33, CT34, CT38, CT42, CT51,... được sử dụng
rộng rãi trong nghành công nghiệp đóng tàu, công nghiệp ô tô, xây dựng
cầu cảng, gia công kết cấu nhà xưởng, bồn bể chứa xăng dầu, ngành cơ
khí chế tạo, nghành năng lượng, công nghệ sinh học, nghành chế tạo
máy...

1-30: Thế nào là thép hợp kim, đặc điểm của thép hợp kim?
30.1 Khái niệm: Thép hợp kim là loại thép có chứa các nguyên tố có
lợi với lượng nhất định đủ lớn để làm thay đổi tổ chức và cải thiện tính
chất (cơ, lý, hóa). Các nguyên tố đưa vào với lượng đủ lớn gọi là nguyên
tố hợp kim.
Mn ≥ 0,8  1,0%; Si ≥ 0,5  0,8 %; Cr ≥ 0,5  0,8 %; Ni ≥ 0,5  0,8 %;
W ≥ 0,1  0,5 %; Mo ≥ 0,05  0,2 %; Ti ≥ 0,1%; Cu ≥ 0,3%; B ≥ 0,0005%,

30.2 Các đặc điểm


* Về cơ tính
- Do tính thấm tôi của thép hợp kim cao hơn nên có độ bền cao hơn
hẳn thép cacbon sau khi tôi và ram; Với chi tiết có tiết diện nhỏ (10  20
mm) thì ưu điểm này của thép hợp kim không rõ, chỉ thể hiện rõ khi chi
tiết càng lớn.
- Khi mức độ hợp kim hóa tăng, độ bền và độ cứng tăng nhưng đồng
thời làm giảm độ dẻo, độ dai và tính công nghệ.
* Về tính chịu nhiệt
- Khả năng chịu nhiệt cao; các nguyên tố hợp kim cản trở sự khuếch
tán của C do đó làm M khó phân hóa và Cácbít khó kết tụ ở nhiệt độ cao
hơn 200oC nên ở nhiệt độ cao thép hợp kim bền hơn.
- Ở nhiều thép hợp kim, lớp bề mặt bị ôxy hóa ở nhiệt độ cao, tạo nên
các ôxyt Cr, Si … xít chặt có tính bảo vệ tốt
* Về các tính chất lý hóa đặc biệt.
- Thép không gỉ, chống ăn mòn trong axít, bazơ muối;
- Thép có từ tính đặc biệt hoặc không có từ tính;
- Thép có tính giãn nở nhiệt đặc biệt.
* Thép hợp kim có hai nhược điểm cơ bản, đặc biệt đối với thép hợp
kim cao:
- Đắt, khó luyện.
- Tính công nghệ kém

1-31: Phân loại thép hợp kim và ứng dụng của chúng?

31.1 Phân loại.


* Theo tổ chức cân bằng
- Thép trước cùng tích: Peclit + Ferit tự do
- Thép cùng tích: Peclit
- Thép sau cùng tích: Peclit + Cacbit tự do
- Thép Ledeburit: Ledeburit
- Thép Ferit: có Cr rất cao (>17%) và rất ít cacbon – thuần Ferit
- Thép Austenit: - thuần Austenit
+ Loại có Mn cao (>13%); thường có C cao
+ Loại có Cr (>17%) và Ni (>8%).
* Theo tổ chức thường hóa
- Thép họ Peclit - loại thép hợp kim thấp;
- Thép họ Mactenxit - loại hợp kim hoá trung bình và cao;
- Thép họ Austenit - loại thép hợp kim cao (Mn>13%).
* Theo nguyên tố hợp kim
- Thép chỉ có một nguyên tố hợp kim chính
VD: Thép Cr, thép Mn là thép chỉ có một nguyên Cr, Mn.
 Chúng là thép hợp kim hoá đơn giản;
- Thép có hai hay nhiều nguyên tố hợp kim
VD: Thép Cr – Ni, thép Cr – Ni – Mo,...
 Chúng là thép hợp kim hoá phức tạp.
* Theo tổng lượng nguyên tố hợp kim
- Thép hợp kim thấp: loại có tổng lượng < 2,5 % - Peclit;
- Thép hợp kim trung bình: loại có tổng lượng từ 2,5  10 %
(thường là loại từ Peclit đến Mactenxit);
- Thép hợp kim cao: loại có tổng lượng 10% (thường là loại
Mactenxit hay Austenit).
* Theo công dụng
- Thép hợp kim kết cấu;
- Thép hợp kim dụng cụ;
- Thép hợp kim đặc biệt ( 20 %).

31.2 Ứng dụng.


- Hợp kim nhôm được ứng dụng làm vỏ máy bay hay dùng để làm vỏ phủ
vệ tinh nhân tạo
- Hợp kim titan được ứng dụng làm trang sức
- Hợp kim đồng được ứng dụng trong các hệ thống đường ống khí đốt tự
nhiên, sản xuất xe hơi
- Hợp kim nhôm đc dùng để chế tạo nên các đồ dúng gđ, nội thất,…
- Ứng dụng trong sản xuất vi mạch điện tử
- Ứng dụng trong xây dựng
- Sản xuất đồ nghề, dụng cụ cơ khí: đá mài hợp kim, máy cắt lưỡi cắt sắt
hợp kim, mũi khoan mũi mài hợp kim,…

1-32: Ảnh hưởng của các nguyên tố hợp kim tới tính chất của thép?
* Cacbon ( C ): là thành phần quan trọng nhất của thép. Nó có thể tăng
độ cứng, độ bền kéo, và khả năng chống mài mòn. Vad cũng có thể làm
giảm độ dẻo, khả năng gia công của thép tùy thuộc vào %C chứa trong
thép đó.
* Silic (Si): làm tăng độ dẻo, độ bền kéo và năng suất. Là tp quan trọng
nhất trong thép lò xo
* Mangan (Mn): Tăng độ bền kéo, độ cứng và khả năng chống mòn.
Tăng tốc độ thâm nhập cacbon trong quá trình cacbon hóa. Nhưng làm
giảm xu hướng mở rộng và biến dạng. Là tp quan trọng nhất trong thép
chịu mài mòn.
* Photpho (P): tăng cường độ, độ cứng và cải thiện khả năng gia công.
Bổ sung độ dòn hoặc độ lạnh rõ rệt cho thép.
* Lưu huỳnh (S): cải thiện khả năng gia công trong thép cắt tự do, giảm
khả năng hàn, độ bền va đập, độ dẻo
* Crom (Cr): rất quan trọng trong thép, có thể tăng độ cứng cho thép, độ
bền kéo, độ cứng, độ bền, khả năng chông mài mòn và co giãn ở nhiệt độ
cao.
* Molypden (Mo): tăng sức mạnh, độ cứng, độ dẻo dai. Cải thiện khả
năng gia công, khả năng chống mài mòn và tăng cường ảnh hưởng của
các tổ hợp kim khác
* Đồng (Cu): gây bất lợi cho chất lượng bề mặt, có lợi trong khả năng
chống ăn mòn trong khí quyển khi xút hiện với số lượng vượt quá 0,2%
* Niken (Ni): tăng sức mạnh và độ cứng mà ko phải hi sinh độ dẻo. Làm
tăng khả năng chống ăn mòn ở nhiệt độ cao khi được đưa vào với số
lượng phù hợp bằng thép có Cr cao ( Thép không gỉ)
* Titan (Ti): được sử dụng như các yếu tố ổn định trong thép không gỉ.
* Vofram (W): tăng sức mạnh, chông mài mòn, độ cứng, độ dẻo dai.
Thép W có khả năng gia công nóng vượt trội và hiệu quả cắt lớn hơn ở
nhiệt độ cao.

1-33: Ký hiệu thép hợp kim theo TCVN – Ví dụ minh họa?


- Việt nam dùng hệ thống chữ (ký hiệu nguyên tố hóa học) và con số (chỉ
lượng nguyên tố đó theo %). Con số đầu tiên là chỉ C theo phần vạn, con
số tiếp theo chỉ lượng % nguyên tố hợp kim tương ứng, nếu < 1% thì
không ghi gì.
- Ví dụ:
40Cr có 0,4%C và 1%Cr
90CrSi có 0,9%C và 1%Cr, 1%Si;
120CrNi3 có 1,2%C; 1%Cr và 3%Ni.

1-34: Kí hiệu thép hợp kim theo tiêu chuẩn quốc tế ( Mỹ, Nga, Nhật
…) và cho ví dụ?
* Nga: tương tự Việt Nam, thay các ký hiệu hóa học bằng các chữ cái
riêng: Cr – X, Ni – H, Mn - , Si – C, Mo – M, Ti – T, V - , Bo – P,
W – B, Co – K.
Ví dụ: 12XH3 tương đương 12CrNi3.

* Mỹ: Kí hiệu bằng 4 số xxxx, trong đó 2 số đầu chỉ nguyên tố hợp kim
chính, hai số cuối chỉ hàm lượng cacbon theo phần vạn.
Ví dụ: mác 5140 là thép Crom có 0,4%C tương ứng mác 40Cr của VN
* Nhật: KH bắt đầu bằng chữ S, tiếp theo là các chữ cái biểu thị loại thép
hợp kim và cuối cùng là 3 số xxx, trong đó 2 số cuối chỉ phần vạn C
trung bình.
Ví dụ: SCr440 là thép Crom có 0,4%C tương ứng mác 40Cr của VN

1-35: Trình bày về thép xây dựng?


35.1. Khái niệm: Thép và gang là hợp kim đen của sắt (Fe), cacbon
(C) và một lượng rất nhỏ các chất như oxy (O), phốtpho (P), silic (Si) …
35.2. Phân loại theo thành phần hoá học của thép
* Thép cacbon: Hàm lượng cacbon dưới 1,7% không có các thành
phần hợp kim khác. Tuỳ theo hàm lượng cacbon chia ra:
- Thép cacbon thấp: Lượng cacbon dưới 0,22%. Đây là loại thép
mềm, dẻo, dễ gia công, được sử dụng trong ngành xây dựng.
- Thép cacbon vừa: Lượng cacbon từ 0,22% đến 0,6%.
- Thép cacbon cao: Lượng cacbon từ 0,6% đến 1,7%.
Thép cacbon vừa và cao được sử dụng trong các ngành công nghiệp khác.
* Thép hợp kim: Thêm các thành phần kim loại khác như Crôm (Cr),
(Ni),(Mn)... có tác dụng nâng cao chất lượng thép (tăng độ bền, tăng tính
chống gỉ...). Tuỳ theo hàm lượng các kim loại khác chia ra:
- Thép hợp kim thấp: Lượng kim loại thêm vào dưới 2,5%. Được sử
dụng trong ngành kết cấu xây dựng.
- Thép hợp kim vừa và cao: Lượng kim loại thêm vào trên 2,5%.
* Theo phương pháp luyện thép
- Luyện bằng lò bằng (Lò Martin): Thép luyện bằng phương pháp này
có chất lượng tốt do có cấu trúc thuần nhất, nhưng nhược điểm của
phương pháp này là năng suất thấp (thời gian luyện một mẻ từ 8 đến 12
giờ), do vậy giá thành thép cao.
- Luyện bằng lò quay (lò Bessmer, lò Thomas): Phương pháp này có
năng suất cao, nhưng chất lượng không tốt do lẫn tạp chất, bọt khí (thời
gian luyện một mẻ chỉ khoảng 30 phút) nên giá thành thép giảm. Để khắc
phục nhược điểm của các phương pháp trên, hiện nay người ta sử dụng lò
quay tiên tiến, vừa cho thép chất lượng tốt, vừa cho năng suất cao.
* Theo phương pháp để lắng thép
- Thép sôi: Chất lượng thép không tốt do có nhiều bọt khí làm thép dễ
bị phá
Hoại giòn, lão hoá.
- Thép tĩnh: Chất lượng thép tốt hơn do có thêm các chất khử oxy
(như silic,
mangan, nhôm) nhưng giá thành thép cao hơn.
- Thép nửa tĩnh: là loại thép trung gian giữa thép tĩnh và thép sôi.

35.3 Cấu trúc và thành phần hoá học của thép


* Cấu trúc: Thép xây dựng có cấu trúc tinh thể, do các hợp chất sau
tạo thành:
- Ferit (Chiếm 99% thể tích): Là sắt nguyên chất, mềm và dẻo.
- Xementit: Là hợp chất sắt cacbua (Fe3C), cứng và giòn.
- Peclit: Là hợp chất của Ferit và Xementit.
Màng Peclit nằm giữa hạt ferit quyết định sự làm việc, tính dẻo của
thép. Thép càng nhiều cacbon thì màng peclit càng dày và thép càng
cứng.
* Thành phần hóa học:
a. Thép cacbon: Ngoài sắt và cacbon, thép xây dựng còn có thêm các
thành phần:
- Mangan (Mn): Mănggan có tác dụng tăng cường độ và độ dai của
thép. Thông thường lượng mănggan chiếm 0,4-0,65%, nên không lớn quá
1,5% vì khi đó thép trở nên giòn
- Silic (Si): Silic có tác dụng tăng cường độ của thép nhưng có
nhược điểm là làm giảm khả năng chống ăn mòn và tính dễ hàn của thép.
Vì vậy, nên khống chế lượng silic trong khoảng 0,12 – 0,3%.
- Lưu huỳnh (S): Chất này làm cho thép giòn nóng nên khi ở nhiệt độ
cao thép chịu tải trọng kém, đồng thời dễ bị nứt khi hàn.
- Phốtpho (P): Phốtpho làm cho thép giòn, làm giảm tính dẻo của
thép.Lưu huỳnh và phốtpho là hai tạp chất có hại, vì vậy phải đảm bảo
hàm lượng củachúng theo quy định: không quá 0,07% đối với kết cấu
thông thường, và không quá 0,05% đối với kết cấu quan trọng.
Ngoài ra còn có các chất khí như nitơ (N), oxy (O) trong không khí
hoà vào kim loại lỏng làm thép giòn, giảm cường độ của thép, do đó cần
khử hết các chất này.
b.Thép hợp kim: Để tăng cường độ, tính dai, tính năng cơ học và khả
năng chống gỉ của thép, người ta cho thêm các nguyên tố kim loại như
đồng (Cu), crôm (Cr), kền (Ni)...

1-36: Trình bày về thép kết cấu chế tạo máy?


A) Phân loại: Có 4 nhóm thép kết cấu với các đặc điểm khác nhau về
thành phần C, hợp kim, chế độ nhiệt luyện và công dụng:
- Thép thấm C: %C thấp (dẻo, dai) để đạt độ bền cao phải tôi + ram
thấp, muốn đạt độ cứng bề mặt cao trước đó phải đem thấm C.
- Thép hóa tốt: %C trung bình (tương đối dẻo, dai, bền) để nâng cao
cơ tính phải tôi + ram cao, để bề mặt chịu mài mòn phải tôi bề mặt.
- Thép đàn hồi: %C tương đối cao (kém dẻo, khá cứng, rất đàn hồi) để
nâng cao tính đàn hồi phải tôi + ram trung bình.
- Thép kết cấu có công dụng riêng: thép lá, thép tấm, thép dễ cắt, thép
làm ổ lăn
B) Yêu cầu:
* Cơ tính tổng hợp cao: Tính chất cơ bản của chi tiết máy là khả năng
chịu tải trọng tĩnh và động, nên yêu cầu cơ bản là có độ bền cao và độ dai
tốt phù hợp với điều kiện của tải trọng.
- Giới hạn chảy hoặc giới hạn đàn hồi cao.
- Độ dai va đập cao.
- Giới hạn mỏi cao
- Tính chống mài mòn cao ở bề mặt.
* Tính công nghệ tốt : Các chi tiết máy được sản xuất với khối lượng
lớn do đó phải có tính công nghệ tốt để giảm giá thành gia công.
- Thép phải có tính gia công áp lực tốt thích hợp với việc chế tạo ra
các bán thành phẩm cán, các phôi rèn, dập.
- Thép phải có tính gia công cắt tốt vì phần lớn chi tiết đòi hỏi kích
thước chính xác và độ nhẵn bóng cao. Nên thép phải có độ cứng thích
hợp để phoi dễ gẫy.
- Một số kết cấu chịu lực và chi tiết máy yêu cầu tính hàn.
- Thép phải có khả năng nhiệt luyện để đạt cơ tính và tính công nghệ
theo yêu cầu.
* Yêu cầu về kinh tế: Rẻ

1-37: Trình bày về thép dụng cụ cắt gọt?


Trong các nhà máy cơ khí, cắt gọt là nguyên công có khối lượng lớn
hơn cả, tiêu phí nhiều năng lượng, máy móc, nhân công và chiếm tỷ lệ
cao trong giá thành sản phẩm. Do đó tạo ra các dụng cụ cắt có thể cắt gọt
với tốc độ cao (năng suất cao) là yêu cầu thường xuyên.
* Yêu cầu đối với vật liệu làm dao cắt
Để tạo phoi, lưỡi cắt chịu áp lực lớn tạo ra công cơ học phá hủy tách
kim loại. Vì vậy dao phải có độ cứng cao hơn hẳn phôi, dao phải có độ
cứng  60 HRC
Dao phải có tính chống mài mòn cao để chống tạo thành rãnh lõm.
Dao cắt năng suất cao phải cho vào thép những nguyên tố tạo cho
thép tính cứng nóng.
Thép làm dụng cụ cắt phải có tính công nghệ nhất định
- Tính thấm tôi tốt để bảo đảm độ cứng cao và đồng nhất khi tôi
trong dầu, nhất là các dao có hình dạng phức tạp như phay chuốt, mũi
khoan … phải tôi phân cấp để tránh nứt và biến dạng.
- Có khả năng chịu gia công áp lực ở trạng thái nóng.
- Có khả năng chịu gia công cắt ở trạng thái ủ (  265 HB).
- Có tính mài tốt sau khi tôi.
* Thép làm dụng cụ cắt có năng suất thấp: Đó là loại thép làm dao chỉ
cắt được với tốc độ 5  10 m/min0
a) Thép C: (CD là thép cacsbon dụng cụ)
- Gồm các mác: CD70, CD80, CD90, CD100, CD110, CD120 và
CD130 với chất lượng tốt (P  0,035%, S  0,030%)
- CD70A, CD80A, CD80MnA,CD90A, CD100A, CD110A,
CD120A và CD130A với chất lượng cao (P  0,030%, S  0,020%).
- Sau khi tôi + ram thấp có thể đạt độ cứng  60HRC đủ để cắt, chế
độ tôi các mác thép như sau:
CD70, CD80 tôi hoàn toàn ở 800  820oC; 780  800oC.
CD90  CD130 tôi không hoàn toàn ở 760  780oC.
Tất cả đều đạt độ cứng 60  62 HRC, song các thép sau cùng tích
CD100  CD130 có nhiều XêII dư nên chống mài mòn tốt hơn các mác
còn lại. Dễ biến dạng nóng, gia công cắt và rẻ.
- Nhược điểm:
+ Độ thấm tôi thấp (chỉ tôi thấu các tiết diện  10 mm).
+ Tính cứng nóng thấp do M không được hợp kim hóa, có tính
chống ram kém, tính cứng nóng không vượt quá 200  250oC, do đó chỉ
đạt năng suất thấp, tốc độ cắt không quá 5 m/min.
- Công dụng: chỉ sử dụng để làm dao cắt nhỏ, hình dạng đơn giản
với năng suất thấp hay dụng cụ cầm tay như giũa, cưa, tarô ..., dụng cụ
điển hình làm bằng thép dụng cụ C là giũa – CD120.

b) Thép hợp kim thấp


- Đó là nhóm thép có thành phần C cao ( 1%) được hợp kim hóa
thấp và vừa phải với đặc tính có độ thấm tôi tốt hơn hay tính chống mài
mòn cao.
- Nhóm có tính thấm tôi tốt hơn thép C với các mác: 100Cr;
OL100Cr1,5; 90CrSi (Việt Nam).
+ Cải thiện tính thấm tôi: Có lượng C khoảng 1% và 1  2% (Cr +
Si), để nâng cao độ thấm tôi, có thể tôi trong môi trường dầu vẫn đảm bảo
độ cứng > 60HRC và ít biến dạng, nứt. Có thể làm dao nhỏ với hình dạng
phức tạp như mũi khoan, doa, tarô, bàn ren, lược ren, phay ...
+ Nâng cao một ít tính cứng nóng, Si cùng với Cr cản trở mạnh quá
trình ram ở < 200  300oC, vì thế có tính cứng nóng đến  300oC, có thể
cắt với tốc độ 10 m/min hay hơn một chút.
- Nhóm thép có tính chống mài mòn cao là loại C rất cao (> 1,3%) với
0,50  1%Cr và 4,0  5,0%W.
Do có C rất cao và nhiều W là nguyên tố tạo thành cacbit mạnh nên
trong tổ chức tồn tại một lượng lớn cacbit làm tăng rất mạnh tính chống
mài mòn.
Các mác thép thường dùng: 130Cr0,5; 140CrW5 (Việt Nam)
Thép 130Cr0.5 được dùng làm dao cạo râu.
Thép 140CrW5 có thêm 5%W nên trong đó có rất nhiều C dạng Me6C
khó hòa tan khi nung nóng để tôi, do vậy có độ cứng và tính chống mài
mòn đặc biệt cao. Thép này có tên là thép kim cương được dùng làm các
dụng cụ cắt, gia công các vật liệu cứng như đá, làm các dụng cụ cần lưỡi
cắt sắc trong thời gian dài.

* Thép làm dụng cụ cắt có năng suất cao – thép gió


- Đây là loại thép làm dao quan trọng nhất, tốt nhất, thỏa mãn cao nhất
các yêu cầu đối với vật liệu làm dao:
+ Tốc độ cắt 35  80 m/min (3  7 lần so với loại trên).
+ Tính chống mài mòn và tuổi bền cao (8  10 lần).
+ Độ thấm tôi đặc biệt cao (tôi thấu với tiết diện bất kỳ).
- Tổ chức tế vi và nhiệt luyện
+ Về tổ chức tế vi: do thành phần hợp kim cao 10  20% và C cao
nên thép gió thuộc loại thép Lê (khi ủ), M (khi thường hóa, ở trạng thái
cung cấp).
+ Nhiệt luyện kết thúc bằng tôi + ram quyết định độ cứng, tính
chống mài mòn cao đặc biệt là tính cứng nóng theo yêu cầu.
+ Khí nung thấp hơn austenit chưa bão hòa đủ W để nâng cao tính
cứng nóng sau khi tôi.
+ Khi nung vượt quá nhiệt độ quy định, các bít hòa tan nhiều, hạt phát
triển mạnh, thép bị giòn, có trường hợp biên hạt bị chảy.
- Một số mác hay dùng
+ Nhóm năng suất thường: là loại có tính cứng nóng đến 615 
6200C, loại không chứa hay chứa rất ít Co và < 2%V. Các mác thép hay
dùng: 80W18Cr4V – P18; 85W6Mo5Cr4V2 – P6M5.
+ Nhóm năng suất cao: là loại có tính cứng nóng cao hơn 630 
6500C, có thể cắt với tốc độ  40m/min hoặc có tính chống mài mòn cao,
có chứa Co hoặc > 2%V. Các mác thép hay dùng: 90W18Co5Cr4V2 –
P18K52; 150W12Co5Cr4V4 – P12K54.

1-38: Trình bày về thép ổ lăn?


Trong chế tạo máy sử dụng rất nhiều ổ lăn vì nó có tuổi bền cao. Để
chế tạo thường dùng một loại thép hợp kim thấp và C cao với chất lượng
rất cao và chuyên dùng.
* Điều kiện làm việc và yêu cầu đối với thép ổ lăn.
Các bề mặt làm việc của ổ lăn chịu ứng suất tiếp xúc cao với số lượng
chu trình rất lớn, do trượt lăn với nhau nên ở từng thời điểm chúng bị mài
mòn điểm.
Để bảo đảm điều kiện làm việc như vậy thép ổ lăn phải đạt được các
yêu cầu sau:
- Độ cứng và tính chống mài mòn cao  64 HRC.
- Cơ tính phải đồng nhất, tức tuyệt đối không có điểm mềm, để tránh
mài mòn điểm, gây nên rỗ và phải tôi thấu.
- Độ bền mỏi tiếp xúc cao.
* Các mác thép: Việt Nam: OL100Cr0,6; OL100Cr; OL100Cr1,5 và
OL100Cr1,5SiMn
Với các cấp tôi thấu từ thấp đến cao, lần lượt là < 10, 10  20,
20  30, > 30 mm.
* Công dụng: làm ổ lăn ở các nhà máy chuyên môn hóa song còn sử
dụng như thép dụng cụ, trục cán nguội, bàn ren, tarô, dụng cụ đo và làm
bộ đôi bơm cao áp trong động cơ điêzen.

1-39: Trình bày về thép làm khuôn dập?


- Đặc điểm của thép làm dụng cụ khuôn dập
+ %C cao (1%): bảo đảm độ cứng cao, tính chống mài mòn sau khi
tôi, song có một số trường hợp đặc biệt:
Khi chịu va đập mạnh: C = 0,40,6%
Khi cần chống mài mòn cao: C = 1,5  2,0%.
+ Thành phần hợp kim: phụ thuộc vào hình dạng, kích thước khuôn
và tính chống mài mòn yêu cầu do tác dụng nâng cao độ thấm tôi và tạo
ra các bít cứng.
Để tăng độ thấm tôi, dùng các nguyên tố Cr, Mn, Si, W với lượng ít
(1%).
Nâng cao tính chống mài mòn: dùng lượng lớn Cr (12%) cùng với
lượng C cao 1,52%
+ Nhiệt luyện kết thúc: tôi và ram thấp dể được tổ chức M ram có độ
cứng cao.
- Thép làm khuôn bé: CD100, CD120: làm khuôn bé (<30-40mm),
hình dạng đơn giản, chịu tải trọng nhỏ.
- Thép làm khuôn trung bình: Thép có 1%C và các nguyên tố hợp
kim Cr, W, Mn, Si (~1% mỗi nguyên tố) với các mác: 110Cr,
100CrMnW, 100CrWSiMn, làm khuôn kích thước trung bình (75-
100mm) hay loại bé nhưng hình dạng phức tạp, chịu tải trọng lớn.
- Thép làm khuôn lớn và có tính chống mài mòn rất cao: Để làm
khuôn dập lớn (200-300mm), chịu tải trọng nặng và chịu mài mòn rất
mạnh phải dùng thép Cr cao (~12%) và C rất cao (1,5-2,2%) với các mác:
210Cr12, 160Cr12Mo, 130Cr12V.
- Thép làm khuôn chịu tải trọng va đập: Để làm các dụng cụ biến
dạng nguội chịu va đập như đục, búa, khuôn dập cắt thép tấm dầy 3-4mm
phải dùng thép hợp kim (3-5%) và ít các bon (0,4-0,6%) để đảm bảo độ
dai va đập với các mác: 40CrSi, 60CrSi, 40CrW2Si, 50CrW2Si,
60CrW2Si, 60CrWMn.

1-40: Trình bày về thép làm dụng cụ đo?


* Điều kiện làm việc và yêu cầu đối với dụng cụ đo
Luôn cọ sát với chi tiết gia công và sản phẩm do đó dễ bị mòn, biến
dạng. Để đảm bảo độ chính xác của dụng cụ đo, thép đem dùng phải đạt
được các yêu cầu:
- Độ cứng và tính chống mài mòn cao
- Ổn định kích thước trong thời gian làm việc, điều này được đảm
bảo bằng: hệ số giãn mở vì nhiệt nhỏ, sự ổn định tổ chức đạt được trong
thời gian dài.
- Độ nhẵn bóng bề mặt cao (tới cấp 14) khi mài và ít bị biến dạng
khi nhiệt luyện.
* Các thép làm dụng cụ đo
- Thép làm dụng cụ đo cấp chính xác cao
%C = 1, đảm bảo độ cứng.
%Cr, %Mn cỡ 1% mỗi loại, nâng cao độ thấm tôi, ít biến dạng vì
tôi dầu, Mn có tác dụng tăng  dư tới mức thích hợp làm kích thước
không đổi tôi.
Các mác thường dùng: 100Cr, 100CrWMn, 140CrMn
- Thép làm dụng cụ đo cấp chính xác thấp
Chỉ yêu cầu bề mặt làm việc cứng và chống mài mòn. Do đó có thể
dùng các mác thép thông thường không cần hợp kim hóa.
C15, C20, BCT38 qua thấm các bon, tôi và ram thấp.
C45, C50, C55 qua tôi bề mặt và ram thấp.
Cũng có thể dùng thép dụng cụ các bon qua tôi và ram thấp.

1-41: Trình bày về thép không gỉ?


* Thép không gỉ (I-nốc hay inox) là loại thép có tính chống ăn mòn
cao trong các môi trường ăn mòn mạnh như axit.Có ý nghĩa quan trọng
trong công nghiệp hoá học (sản xuất phân bón, axit, hoá dầu... ). Được
dùng rộng rãi làm hàng tiêu dùng (vỏ đồng hồ, kẹp tóc...) và trang trí
trong xây dựng (cửa, cột, mái... ).
* Thép không gỉ hai pha
- Các thép và hợp kim thông thường hay bị ăn mòn vì trong tổ chức
của chúng gồm nhiều pha có thế điện cực khác nhau.
- Thép không gỉ hai pha là thép có 0,1  0,4%C và 13%Cr.
- Tổ chức gồm ferit (hoà tan nhiều Cr) và cacbit Cr, hai pha này có
thế điện cực xấp xỉ nhau nên loại thép này có tính chống ăn mòn điện hoá
tốt.
- Loại thép này hoàn toàn ổn định trong khí quyển, nước ngọt, chống
ăn mòn cao trong HNO3 (do Cr bị thụ động hoá, bị ăn mòn trong các axit
khác HCl, H2SO4...)
- Một số mác thường dùng:
+ 12Cr13 và 20Cr13 là thép trước cùng tích, khá dẻo dai, có thể
biến dạng nguội và hàn. Sau tôi (1000  1050oC) và ram cao (600 
700oC) được dùng làm chi tiết thông dụng như trục bơm, ốc, vít không
gỉ.
+ 30Cr13 và 40Cr13 là thép cùng tích và sau cùng tích, khá cứng
và kém dẻo dai. Sau tôi và ram 200  250oC được dùng làm kim phun
động cơ, lò xo, ổ lăn không gỉ và dụng cụ phẫu thuật (dao, kéo...).
* Thép không gỉ một pha
- Thép không gỉ một pha ferit
+ Là thép có tỉ lệ Cr/C ≥ 150.
+ Tổ chức chỉ có một pha ferit nên tính chống ăn mòn cao hơn loại
thép hai pha.
+ Một số mác thường dùng :
08Cr13 dùng trong công nghiệp hóa dầu.
12Cr17 dùng nhiều, thay thế thép không gỉ Cr - Ni (đắt)
15Cr25Ti dùng như thép chịu nhiệt.
- Thép không gỉ một pha austenit : Là thép có: %Cr ≥ 16  18, %Ni ≥
6  8. Vì có Ni cao nên có tổ chức  ở nhiệt độ thường
+ Để đảm bảo chỉ có một pha phải nung đến 11500C, cacbit hoà tan
hết vào , sau nguội nhanh được tổ chức thuần  nên có tính chống ăn
mòn cao.
+ Chịu được ăn mòn trong HNO3, H2SO4 ở nhiệt độ thường, HCl
loãng và ở nhiệt độ thường, chống ôxy hoá tốt ở nhiệt độ cao.
+ Tính dẻo cao, có thể dập, cán, gò ở nhiệt độ thường.
+ Dùng nhiều trong chế tạo các thiết bị hoá học
+ Các mác thường dùng: 12Cr18Ni9, 08Cr18Ni11, 30Cr18Ni12,
08Cr18Ni10Ti, 12Cr18Ni9Ti

1-42: Trình bày về thép đàn hồi?


* Khái niệm: Là loại thép khá cứng, lượng C tương đối cao 0,55  0,65%, có tính
đàn hồi cao để chế tạo lò xo, nhíp và các chi tiết đàn hồi khác.
Để đạt giới hạn đàn hồi cao nhất phải qua tôi và ram trung bình.
* Điều kiện làm việc của thép đàn hồi
- Giới hạn đàn hồi cao, đh/b = 0,85  0,95
- Độ cứng khá cao, khoảng 35  45HRC là thích hợp; độ dẻo độ dai thấp để
không xảy ra biến dạng dư trong khi làm việc song không quá thấp để dễ bị phá
hủy giòn.
- Giới hạn mỏi cao, để thích ứng với điều kiện tải trọng thay đổi theo chu kỳ.
* Các loại thép đàn hồi và công dụng của chúng
a. Thép C và thép Mn
Nhóm này gồm các mác thép: Việt Nam: C65, C70, 60Mn, 65Mn, 70Mn
Đặc điểm của hai nhóm thép này:
- Có giới hạn đàn hồi thấp, đh 800 N/mm2.
- Độ thấm tôi thấp, chỉ tôi thấu tới đường kính 15mm. Chúng được cán kéo
thành các bán thành phẩm dạng dây có đường kính nhỏ (0,158mm) và cung cấp ở
trạng thái tôi + ram trung bình, có tính đàn hồi cao.
- Sau khi uốn nguội thành các lò xo chỉ cần ram ở 250  350oC để khử ứng
suất sinh ra trong khi uốn nguội.
Thường dùng mác 65 để làm lò xo.
b. Thép Si
Nhóm này gồm các mác thép: 55Si2; 60Si2; 65Si2; 70Si2;
Đặc điểm của hai nhóm thép này:
- Có giới hạn đàn hồi cao, đh 1000N/mm2 với giá thành tương
đối rẻ do được hợp kim hóa bằng 2%Si.
- Độ thấm tôi tốt, tôi thấu chi tiết có đường kính (20  30) mm.
- Dễ thoát C khi nung nóng để tôi, phải bảo vệ bề mặt khi nhiệt
luyện..
Các thép này được cán kéo thành các bán thành phẩm như băng, lá,
dây và được cung cấp ở hai trạng thái:
+ Dây qua tôi+ ram trung bình, sau khi cuốn nguội đem ram thấp
là dùng được.
+Dây và các băng chưa qua nhiệt luyện, khi chế tạo lò xo, nhíp
phải qua dập nóng, tiếp theo phải tôi + ram trung bình.
Công dụng: làm nhíp ôtô, cót.

c. Các loại thép đàn hồi khác: Để khắc phục nhược điểm trên và
nâng cao độ thấm tôi, hợp kim hóa thêm Cr, Mn, Ni, V.
- Thép đàn hồi chịu nhiệt
Gồm các mác có Cr và V như: 50CrVA; 50CrMnVA
Giới hạn đàn hồi tương đối cao đh = 1000  1100N/mm2 , có tính
chống ram tốt (nhiệt độ ram tới 520oC), giữ được tính đàn hồi ở 300oC.
Công dụng: làm lò xo quan trọng với tiết không lớn như lò xo, xupap.
- Thép đàn hồi thấm tôi cao
Gồm các mác ngoài 2%Si có thêm 1%Cr hoặc 2%Ni như:
60Si2CrVA; 60Si2Ni2A
Giới hạn đàn hồi cao đh> 1500N/mm2.
Tôi thấu với đường kính tiết diện 50mm.
Công dụng: làm lò xo, nhíp lớn chịu tải trọng nặng và đặc biệt quan
trọng, riêng loại chịu va đập mạnh nên dùng 60Si2Ni2A.

1-43: Trình bày về thép bền nóng?


a. Điều kiện làm việc và yêu cầu
- Dụng cụ luôn tiếp xúc với phôi nóng tới 10000C nên bản thân
khuôn cũng bị nung nóng tới 500-7000C song không thường xuyên và
liên tục.
- Do phôi được nung nóng đến nhiệt độ cao nên dẻo, vì thế độ cứng
của khuôn không cần cao.
- Dụng cụ biến dạng nóng thường có kích thước lớn, chịu tải trọng
lớn, có thể đạt tới vài trăm vài nghìn tấn.
Để đảm bảo điều kiện làm việc khuôn dập nóng phải đạt được yêu cầu
sau:
- Độ bền và độ dai cao, độ cứng vừa phải để chịu được tải trọng lớn
và va đập (HRC35-46, HB350-550).
- Tính chống mài mòn cao bảo đảm tạo ra hàng nghìn, hàng vạn sản
phẩm.
- Tính chịu nhiệt độ cao, chống mỏi nhiệt để chịu được trạng thái
nhiệt độ thay đổi tuần hoàn dễ gây ra rạn, nứt. Muốn vậy thép phải có
tính chống ram cao.
b. Đặc điểm chung của thép làm khuôn dập nóng
- %C = 0,30,5 tùy theo từng loại khuôn (độ cứng và độ dai va đập
yêu cầu).
- Thành phần hợp kim thích hợp bảo đảm tôi thấu, cơ tính đồng nhất,
tính chịu nóng và chống ram tốt đặc biệt trong trường hợp phải tiếp xúc
lâu với phôi nóng.
- Bảo đảm thấm tôi và độ dai dùng Cr-Ni
- Bảo đảm thấm tôi, chống ram phải dùng 8-10%W
c. Thép làm khuôn rèn
Các khuôn thường có kích thước lớn, chịu tải trọng cao và va đập, bị
nung nóng ít do thời gian tiếp xúc ngắn.
Dùng thép Cr-Ni hay Cr-Mn có thêm Mo hay W và khoảng 0,5%C
với các mác: 50CrNiMo, 50CrNiW, 50CrNiSiW, 50CrMnMo.
d. Thép làm khuôn ép chảy
Kích thước bé hơn khuôn rèn nhưng chịu nhiệt độ cao hơn, chịu áp
suất cao nhưng tải trọng va đập nhỏ. %C = 0,30,4; %(W + Cr)  10 đảm
bảo chịu nhiệt độ cao và chống ram; có thể thêm 1%V để nâng cao tính
chống mài mòn, 1%Mo để cải thiện tính thấm tôi.
Các mác thường dùng: 30Cr2W8V và 40Cr5W2Vsi.

1-44: Trình bày về thép từ tính?


Trong số các kim loại thường gặp chỉ có ba nguyên tố là sắt, côban và
niken có tính sắt từ nghĩa là có khả năng tăng mạnh mật độ các đường sức
từ khi có từ trường bên ngoài.
Các đặc tính chủ yếu của loại vật liệu này là các tính chất từ được đặc
trưng bằng đường cong từ hóa biểu diễn quan hệ giữa cảm ứng từ B với
cường độ từ trường, trong đó đường 1 là đường cong từ hóa ban đầu, còn
đường 2 – vòng khép kín – là đường cong từ trễ. Cảm ứng từ dư Br là
cảm ứng còn lại trong mẫu sau khi bỏ từ trường bên ngoài, đơn vị đo là
tesla, với ký hiệu là T
Lực khử từ Hc là cường độ từ trường cần phải đặt ngược với chiều từ
hóa ban đầu để khử từ hoàn toàn trong mẫu (làm B = 0), có đơn vị đo
bằng ampe trên m, A/m.
Từ đường cong từ hóa ban đầu thấy rõ cường độ từ hóa phụ thuộc vào
sự thay đổi của cường độ từ trường. Cường độ từ hóa tỷ lệ với tang của
góc nghiêng làm bởi đường tiếp tuyến với đường cong từ hóa ban đầu và
trục hoành, có giá trị bằng số là tỷ lệ H/B . Độ từ thẩm µ là cường độ từ
hóa đo bằng tesla.mét/ampe (T.m/A). Độ từ thẩm trong từ trường yếu
được gọi là độ từ thẩm ban đầu

1-45: Trình bày về nhôm và hợp kim nhôm?


A. Nhôm
* Các đặc tính của nhôm
- Mạng lập phương diện tâm, thông số mạng a = 4,04Å, bán kính
nguyên tử r = 2,86Å.
- Khối lượng riêng: 2,7g/cm3
- Chống ăn mòn cao trong khí quyển nhờ có màng ôxit Al2O3 xít
chặt bám chắc vào bề mặt.
- Dẫn điện và dẫn nhiệt tốt.
- Nhiệt độ nóng chảy: 6600C
- Cơ tính thấp: b = 60N/mm2 , b = 20N/mm2 , mềm, độ cứng
25HB, rất dẻo (dễ biến dạng, cán, kéo).
* Phân loại
- Loại có độ sạch đặc biệt: Al999 có 99,999%Al
- Loại có độ sạch cao: Al995 (99,995%Al), Al99, Al97, Al95
- Loại có độ sạch kỹ thuật (nhôm nguyên chất kỹ thuật): Al85, Al8,
Al7, Al6, Al5...
* Công dụng
- Nhóm có độ sạch đặc biệt và độ sạch cao chỉ dùng để nghiên cứu
trong các phòng thí nghiệm.
- Nhóm kỹ thuật được dùng làm các đồ dùng gia đình ( xoong, nồi,
chậu, xô...) và các chi tiết ít chịu tải (khung, cửa, ống dẫn, thùng chứa...).

B. Hợp kim nhôm


* Phân loại:
- Hợp kim nhôm đúc là loại chứa cùng tinh nên có tính đúc tốt, thường
dùng các hợp kim cùng tinh hoặc gần cùng tinh
- Hợp kim nhôm biến dạng là loại không chứa cùng tinh, dễ biến dang
dẻo
* Silumin: là hợp kim nhôm đúc hệ Al – Si. Silumin đơn giản là HK
nhôm đúc chỉ có hai nguyên tố Al và Si (10  13%). Mác dùng phổ biến
là AlSi12Đ.
Đặc điểm :
- Ưu điểm: Có tính đúc tốt (khả năng điền đầy khuôn cao), được
dùng rộng rãi để đúc định hình các chi tiết có hình dạng phức tạp.
- Nhược điểm: Cơ tính thấp và không có khả năng hoá bền bằng
nhiệt luyện. Silumin phức tạp là hợp kim nhôm đúc, thành phần ngoài
nhôm và Si (4  30%) còn cho thêm Cu, Mg, Mn có tác dụng tốt đối với
nhiệt luyện (tôi và hoá già) nên độ bền tăng.
- Ứng dụng: Chủ yếu là làm píttông động cơ vì nó nhẹ, dễ tạo hình
phức tạp và ít bị kẹt hơn gang.

* Đura: là hợp kim nhôm biến dạng hoá bền bằng nhiệt luyện.
-Thành phần: Cu (2,6  4,3%), Mg (0,1  1,5%), Mn (0,1  0,75).
- Nhiệt luyện: Nhiệt độ tôi 490  505oC tuỳ thuộc từng mác cụ thể.
Sau tôi thường hoá già tự nhiên từ 4  7 ngày.
- Đặc điểm :
+ Ưu điểm và ứng dụng: độ bền cao (b= 420  470N/mm2 , 0,2=
240  320N/mm2 ), 100HB,  = 15  18%,  = 2,8g/cm3 nên độ bền
riêng lớn. Được dùng chủ yếu trong chế tạo máy bay.
+ Nhược điểm: tính chống ăn mòn kém vì tổ chức gồm nhiều pha có
thế điện cực khác nhau.
+ Khắc phục: phủ lớp Al lên bề mặt khi cán nóng (làm giảm độ bền
một chút nhưng tính chống ăn mòn cao không kém nhôm).
+ Mác thường dùng: AlCu4,5Mg1,5Mn0,5

1-46: Các ứng dụng của hợp kim nhôm?


* Silumin: là hợp kim nhôm đúc hệ Al – Si. Silumin đơn giản là HK
nhôm đúc chỉ có hai nguyên tố Al và Si (10  13%). Mác dùng phổ biến
là AlSi12Đ. Chủ yếu là làm píttông động cơ vì nó nhẹ, dễ tạo hình phức
tạp và ít bị kẹt hơn gang.
* Đura: là hợp kim nhôm biến dạng hoá bền bằng nhiệt luyện. Được
dùng chủ yếu trong chế tạo máy bay.

1-47: Trình bày về đồng và hợp kim đồng?


* Các đặc tính của đồng:
- Khối lượng riêng lớn:  = 8,94 g/cm3.
- Độ bền không cao (σb = 16Kg/mm2 , HB = 40) nhưng tăng mạnh khi
biến dạng nguội (σb= 45Kg/mm2 , HB = 125)
- Có khả năng chống mài mòn tốt trong khí quyển vì trên bề mặt có lớp
ôxit Cu2O mỏng và sít chặt, hơn nữa nó là kim loại có thế điện cực
dương hơn H nên chống ăn mòn tốt.
- Tính dẫn điện và dẫn nhiệt cao.
- Nhiệt độ nóng chảy tương đối cao: 1083oC.
- Rất dẻo, dễ biến dạng dẻo (cán, kéo, dát mỏng).

* Phân loại hợp kim đồng


- Theo tính công nghệ chia làm hai loại: hợp kim biến dạng và hợp kim
đúc.
- Theo thành phần hoá học được chia thành đồng thau và đồng thanh.
+ Đồng thau hay (Latông) là hợp kim của Cu với nguyên tố hợp kim
chính là Zn.
+ Đồng thanh hay (Brông) là hợp kim của Cu với nguyên tố hợp kim
chính không phải kẽm
* Đồng thau (Latông)
a. Đồng thau đơn giản: Là hợp kim chỉ có hai nguyên tố Cu và Zn.
- Khi %Zn < 39: độ dẻo cao hơn đồng, độ bền tương đối cao, rẻ hơn
đồng, dùng thay thế cho Cu trong cơ khí, thường được cán nguội thành
các bán thành phẩm như tấm, băng, ống,... Làm các chi tiết máy qua
dập sâu.
- Khi 39 < %Zn < 45 (thực tế không dùng nhiều hơn 45%Zn): Có độ
bền, độ cứng cao nhưng độ dẻo thấp hơn loại một pha. Dùng ở dạng tấm,
băng, ống dây để làm các chi tiết dập yêu cầu độ bền cao.
- Một số mác điển hình:
LCuZn4, LCuZn10: tính chất gần giống đồng.
LCuZn20: màu sắc gần giống vàng, làm đồ trang sức, trang trí.
LCuZn30: cơ tính tổng hợp tốt nhất
LCuZn38: độ bền cao nhất, làm chi tiết qua dập
LCuZn41: loại hai pha

b. Đồng thau phức tạp: Ngoài Cu và Zn là hai nguyên tố chủ yếu còn
đưa thêm vào các nguyên tố đặc biệt như Pb, Sn, Al, Ni... để cải thiện
một số tính chất của hợp kim.
- Cho Pb để làm tăng tính cắt gọt vì Pb không tan mà nằm ở hạt
riêng rẽ làm phoi dễ gẫy.
VD : LCuZn40Pb1.
- Cho thiếc vào để làm tăng tính chống ăn mòn trong nước biển.
VD: LCuZn29Sn1 dùng làm các chi tiết máy của tầu biển.
- Cho Al, Ni vào làm tăng cơ tính
VD: LCuZn36Al3Ni2 có giới hạn bền cao tới 500N/mm2 ,  = 42%.

* Đồng thanh (Brông)


A) Đồng thanh thiếc: nguyên tố hợp kim chính là Sn (4-8%).
- Đồng thanh thiếc biến dạng (< 6%Sn), thường có tổ chức một pha
là dung dịch rắn.
VD: BCuSn5Zn5Pb5 dùng làm khung bệ trong khí quyển hơi nước hay
trong nước;
BCuSn5Zn2Ni5 để làm bánh răng; BCuSn3,5Zn6Pb5 làm các chi
tiết cần có hệ số ma sát nhỏ.
- Đồng thanh thiếc đúc (> 6%Sn), tổ chức gồm dung dịch rắn và
cùng tích rất cứng có tác dụng làm giảm ma sát.
VD: BCuSn10; BCuSn10V1; BCuSn10Zn2; BCuSn6Zn6Pb3 làm ổ trượt
hay lót trục.
B) Đồng thanh nhôm: nguyên tố hợp kim chính là Al
- Có độ bền cao, tính chống mài mòn và tính chống ăn mòn tốt, có thể
hoá bền bằng nhiệt luyện.
- BCuAl5, BCuAl7 là hợp kim biến dạng một pha dùng làm các chi tiết
trong nước biển, có mầu vàng giống vàng nên cũng được dùng làm đồ
trang sức.
- BCuAl10 dùng ở dạng vật đúc, tổ chức gồm dung dịch rắn và cùng tích,
có thể nhiệt luyện và biến dạng ở nhiệt độ cao.
- BCuAl9Mn2; BCuAl10Fe4Ni4 có thể nhiệt luyện được, dùng làm bạc
lót, bệ trượt.

C) Đồng thanh Berili: Là hợp kim của đồng với nguyên tố hợp kim
chính là Be, còn gọi là đồng đàn hồi. Hợp kim có độ cứng cao, tính đàn
hồi rất cao, tính chống ăn mòn và dẫn điện tốt, thường dùng làm lò xo
trong các thiết bị điện.
- Là loại hợp kim đồng có giới hạn đàn hồi cao không kém thép lò xo,
có độ cứng và tính chống ăn mòn cao.
- Thường dùng mác BCuBe2
- Nhiệt luyện: tôi ở 800oC sau đó hoá già ở 320oC trong 2h
- Ứng dụng: dùng làm lò xo, nhíp chịu nhiệt tới 300oC, khi va đập
không phát ra tia lửa như thép nên rất an toàn khi làm việc dưới hầm mỏ.

D) Đồng thanh chì, silic


- BCuPb30 là đồng thanh chì, thường dùng làm ổ trượt.
- BCuSi4Zn4 là đông thanh silic, có tính chống ăn mòn tốt, cơ tính
cao nhưng khi đúc co nhiều hơn đồng thanh thiếc. Thường dùng để thay
thế cho đồng thanh thiếc loại BCuSn6Zn6Pb3.

1-48: Các ứng dụng hợp kim đồng?


* Đồng thau (Latông)
a. Đồng thau đơn giản: Là hợp kim chỉ có hai nguyên tố Cu và Zn.
- Khi %Zn < 39:thường được cán nguội thành các bán thành phẩm
như tấm, băng, ống,... Làm các chi tiết máy qua dập sâu.
- Khi 39 < %Zn < 45 (thực tế không dùng nhiều hơn 45%Zn): Có độ
bền, độ cứng cao nhưng độ dẻo thấp hơn loại một pha. Dùng ở dạng tấm,
băng, ống dây để làm các chi tiết dập yêu cầu độ bền cao.
b. Đồng thau phức tạp: Ngoài Cu và Zn là hai nguyên tố chủ yếu còn
đưa thêm vào các nguyên tố đặc biệt như Pb, Sn, Al, Ni... để cải thiện
một số tính chất của hợp kim.
- Cho Pb để làm tăng tính cắt gọt vì Pb không tan mà nằm ở hạt
riêng rẽ làm phoi dễ gẫy.
VD : LCuZn40Pb1.
- Cho thiếc vào để làm tăng tính chống ăn mòn trong nước biển.
VD: LCuZn29Sn1 dùng làm các chi tiết máy của tầu biển.
- Cho Al, Ni vào làm tăng cơ tính
VD: LCuZn36Al3Ni2 có giới hạn bền cao tới 500N/mm2 ,  = 42%.
* Đồng thanh (Brông)
A) Đồng thanh thiếc: nguyên tố hợp kim chính là Sn (4-8%).
- Đồng thanh thiếc biến dạng (< 6%Sn), thường có tổ chức một pha
là dung dịch rắn.
VD: BCuSn5Zn5Pb5 dùng làm khung bệ trong khí quyển hơi nước hay
trong nước;
BCuSn5Zn2Ni5 để làm bánh răng; BCuSn3,5Zn6Pb5 làm các chi
tiết cần có hệ số ma sát nhỏ.
- Đồng thanh thiếc đúc (> 6%Sn), tổ chức gồm dung dịch rắn và
cùng tích rất cứng có tác dụng làm giảm ma sát.
VD: BCuSn10; BCuSn10V1; BCuSn10Zn2; BCuSn6Zn6Pb3 làm ổ trượt
hay lót trục.
B) Đồng thanh nhôm: nguyên tố hợp kim chính là Al
- BCuAl5, BCuAl7 là hợp kim biến dạng một pha dùng làm các chi tiết
trong nước biển, có mầu vàng giống vàng nên cũng được dùng làm đồ
trang sức.
- BCuAl10 dùng ở dạng vật đúc, tổ chức gồm dung dịch rắn và cùng tích,
có thể nhiệt luyện và biến dạng ở nhiệt độ cao.
- BCuAl9Mn2; BCuAl10Fe4Ni4 có thể nhiệt luyện được, dùng làm bạc
lót, bệ trượt.

C) Đồng thanh Berili: Là hợp kim của đồng với nguyên tố hợp kim
chính là Be,
- Ứng dụng: dùng làm lò xo, nhíp chịu nhiệt tới 300oC, khi va đập
không phát ra tia lửa như thép nên rất an toàn khi làm việc dưới hầm mỏ.

D) Đồng thanh chì, silic


- BCuPb30 là đồng thanh chì, thường dùng làm ổ trượt.
- BCuSi4Zn4 là đông thanh silic, có tính chống ăn mòn tốt, cơ tính
cao nhưng khi đúc co nhiều hơn đồng thanh thiếc. Thường dùng để thay
thế cho đồng thanh thiếc loại BCuSn6Zn6Pb3.

1-49: Khái niệm về nhiệt luyện – vẽ sơ đồ công nghệ 1 quá trình nhiệt
luyện?
* Nhiệt luyện: Nhiệt luyện là một phương pháp công nghệ nung nóng
kim loại, hợp kim đến nhiệt độ xác định, giữ nhiệt tại đó một thời gian
thích hợp rồi sau đó làm nguội với tốc độ nhất định để làm thay đổi tổ
chức bên trong, do đó biến đổi cơ tính và các tính chất theo phương
hướng đã chọn trước.

* Sơ đồ công nghệ 1 quá trình nhiệt luyện:( ĐÃ VẼ)

- Nhiệt độ nung nóng: nhiệt độ cao nhất mà quá trình phải đạt đến.
- Thời gian giữ nhiệt: là thời gian duy trì chi tiết ở nhiệt độ nung.
- Tốc độ làm nguội: là độ giảm của nhiệt độ theo thời gian sau khi giữ
nhiệt.

1-50: Nêu các phương pháp nhiệt luyện thép chủ yếu?
+ Ủ: nung nóng rồi làm nguội chậm để đạt tổ chức cân bằng với độ
cứng, độ bền thấp nhất, độ dẻo cao nhất.
+ Thường hóa: nung nóng đến tổ chức hoàn toàn austenit, làm nguội
bình thường trong không khí tĩnh để đạt tổ chức gần cân bằng.
Mục đích của ủ và thường hóa là làm mềm thép để dễ gia công cắt
và dập nguội.
+ Tôi: nung nóng làm xuất hiện austenit rồi làm nguội nhanh để đạt tổ
chức không cân bằng với độ cứng cao nhất. Nếu hiệu ứng này chỉ xảy ra
ở bề mặt được gọi là tôi bề mặt.
+ Ram: nguyên công bắt buộc sau khi tôi, nung nóng lại thép tôi để
khử ứng suất và điều chỉnh độ cứng, độ bền theo đúng yêu cầu làm việc.
Tôi và ram là hai nguyên công nhiệt luyện đi kèm với nhau (không
tiến hành riêng lẻ mà luôn luôn phải kết hợp với nhau). Mục đích của tôi
và ram là tạo cơ tính phù hợp với yêu cầu làm việc cụ thể.

1-51: Khái niệm ủ thép, đặc điểm và ứng dụng của ủ thép?

* Khái niệm: Ủ thép là phương pháp nung nóng thép đến nhiệt độ nhất
định (tùy thuộc vào từng phương pháp, nhiệt độ có thể biến đổi rất rộng
từ 200  300 cho đến trên 10000C), giữ nhiệt lâu rồi làm nguội chậm cùng
lò để đạt được tổ chức cân bằng ổn định (theo giản đồ pha Fe - C) với độ
cứng thấp và độ dẻo cao.

* Đặc điểm: nhiệt độ không có quy luật tổng quát và làm nguội với tốc
độ chậm để đạt tổ chức cân bằng.

* Ứng dụng:
- Giảm độ cứng của thép để dễ tiến hành gia công cắt gọt;
- Tăng độ dẻo để dễ biến dạng nguội (dập, cán, kéo);
- Giảm hay làm mất ứng suất gây nên bởi gia công cắt, đúc, hàn, biến
dạng dẻo;
- Làm đồng đều thành phần hóa học trên vật đúc bị thiên tích;
- Làm nhỏ hạt thép

1-52: Trình bày các phương pháp ủ thép và phạm vi ứng dụng?
Theo chuyển biến xảy ra khi nung, ủ được phân thành 2 nhóm: ủ có
chuyển pha và ủ không có chuyển pha.

52.1 Các phương pháp ủ thép không có chuyển pha.


* Ủ thấp (ủ non):
- Nhiệt độ ủ : 200 600oC.
- Mục đích : làm giảm hay khử bỏ ứng suất bên trong ở vật đúc hay
qua gia công cơ khí, gia công biến dạng.
Nếu ủ ở 200300oC : chỉ khử bỏ được một phần ứng suất.
Nếu ủ ở 450650oC : khử bỏ hoàn toàn ứng suất.
- Lĩnh vực áp dụng : các chi tiết máy quan trọng đòi hỏi làm giảm
hay khử bỏ ứng suất bên trong.
Ví dụ : Vật đúc bằng gang làm thân máy (ủ 4506000C trong 12h)
; các chi tiết lò xo sau uốn nguội; xecmăng sau khi mài, ... (ủ ở
2004500C).

* Ủ kết tinh lại:


- Nhiệt độ ủ : T0> T0 ktl (nhiệt độ kết tinh lại của Fe là 4500C), đối với
thép cacbon, ủ kết tinh lại được tiến hành ở 600  7000C.
- Mục đích: khôi phục tính dẻo, độ cứng ở mức như trước bị biến dạng.
- Lĩnh vực áp dụng: phương pháp này dễ gây hạt lớn nên ít dùng trong
cơ khí, chỉ áp dụng cho thép kỹ thuật điện cần hạt lớn để giảm tổn thất từ.

52.2 Các phương pháp ủ thép có chuyển pha.


a) Ủ hoàn toàn:
- Áp dụng cho thép trước cùng tích (%C = (0,30  0,65) với đặc điểm
là nung nóng thép tới trạng thái hoàn toàn austenit.
- Mục đích: Làm nhỏ hạt, giảm độ cứng để dễ cắt gọt và tăng độ dẻo
để dập nguội.
b) Ủ không hoàn toàn:
-Áp dụng cho thép dụng cụ có %C  0,7 với đặc điểm nung nóng thép
tới trạng thái không hoàn toàn austenit (một phần austenit).
- Nhiệt độ ủ: Tủ = 750  760oC
c) Ủ cầu hóa: là dạng đặc biệt của ủ không hoàn toàn, trong đó nhiệt độ
nung dao
động quanh A1 tuần hoàn: nung lên 750760oC, giữ nhiệt rồi làm nguội
xuống 650660oC, giữ nhiệt rồi lại nung lên 750760oC, …với lặp đi lặp
lại nhiều lần như thế sẽ thúc đẩy quá trình cầu hóa Xê để tạo thành P hạt.
Phương pháp này áp dụng cho thép cùng tích và sau cùng tích để
nhận được P hạt dễ cắt gọt.
d) Ủ đẳng nhiệt:
- Là phương pháp nung nóng thép đến nhiệt độ ủ, giữ nhiệt rồi làm
nguội nhanh xuống dưới A1 khoảng 50100oC, giữ lâu ở nhiệt độ này đê
 chuyển biến thành P.
- Phương pháp này áp dụng cho thép hợp kim cao
- Nhiệt độ ủ: giống ủ hoàn toàn nếu là thép trước cùng tích và giống ủ
không hoàn toàn nếu là thép cùng tích và sau cùng tích.
e) Ủ khuếch tán:
-Ủ khuếch tán là phương pháp ủ với đặc điểm là nung nóng thép tới
nhiệt độ rất cao (11001150oC) trong nhiều giờ (1015h) để làm tăng
khả năng khuếch tán, làm đều thành phần hóa học trong bản thân mỗi hạt.
- Áp dụng cho thép hợp kim cao khi đúc bị thiên tích cần phải làm
đồng đều thành phần.
- Sau khi ủ khuếch tán hạt trở nên to, vì vậy phải đưa đi cán nóng
hoặc ủ lại theo một trong ba phương pháp ủ làm nhỏ hạt.

1-53: Khái niệm tôi thép, đặc điểm và ứng dụng của tôi thép?
* Tôi thép là phương pháp nhiệt luyện bao gồm: nung nóng thép lên cao
quá nhiệt độ tới giới hạn Ac1 để làm xuất hiện Austenit, giữ nhiệt rồi làm
nguội nhanh thích hợp để biến nó thành Mactenxit hay các tổ chức không
ổn định khác với độ cứng cao.

* Các nét đặc trưng của tôi như sau:


- Nhiệt độ tôi > Ac1 để có Austenit (có thể giống ủ hoặc thường hóa);
- Tốc độ làm nguội nhanh làm cho ứng suất nhiệt cũng như tổ chức
đều lớn, dễ
gây nứt, biến dạng và cong vênh;
- Tổ chức tạo thành cứng và không ổn định.
* Ứng dụng:
- Nâng cao độ cứng và tính chống mài mòn (kết hợp với ram thấp), nhờ
đó kéo dài tuổi thọ của các chi tiết máy chịu mài mòn và tất cả dụng cụ
(cắt, biến dạng nguội)
- Nâng cao độ bền và sức chịu tải của chi tiết máy

1-54: Trình bày các phương pháp tôi thép và phạm vi ứng dụng?

54.1 Tôi trong một môi trường


Là phương pháp tôi đơn giản nhất và thường sử dụng
- Ưu điểm:ít gây ra cong vênh hoặc nứt vì chuyển biến M xảy ra trong
môi trường nguội chậm, giảm được ứng suất nhiệt.
- Nhược điểm: Phương pháp này rất khó xác định thời điểm chuyển
chi tiết sang môi trường thứ hai. Do vậy đòi hỏi công nhân phải có kinh
nghiệm.
- Áp dụng cho các loại thép có thành phần C cao, đặc biệt là các chi
tiết có hình dạng phức tạp.

54.2 Tôi trong hai môi trường


- Chi tiết sau khi giữ nhiệt được nhúng vào môi trường làm nguội thứ
nhất (thường là nước hoặc dung dịch xút, muối, …) có tốc độ làm nguội
nhanh, đến khi sắp xẩy ra chuyển biến M thì chuyển sang môi trường làm
nguội thứ hai có tốc độ làm nguội nhỏ (thường là dầu hoặc không khí,
…).
- Chuyển biến Mactenxit xảy ra trong môi trường làm nguội chậm

54.3 Tôi phân cấp


- Phương pháp này khắc phục được nhược điểm của phương pháp tôi
trong hai môi trường.
- Chuyển biến M xảy ra trong không khí tĩnh.
- Ưu điểm:
Giảm mạnh ứng suất nhiệt và ứng suất tổ chức do đó ít bị biến dạng.
Có thể nắn nóng khi chi tiết bị cong vênh khi mới nhấc ra khỏi muối
nóng chảy.
- Nhược điểm:
Không áp dụng được cho các chi tiết có tiết diện lớn vì môi trường
làm nguội là muối nóng chảy có nhiệt độ cao (300  500oC), khả năng
làm nguội chậm nên với tiết diện lớn khó đạt được Vnguội > Vth
- Phương pháp này thường áp dụng cho các chi tiết:
Đối với thép C: chi tiết có đường kính tiết diện 10  12 mm.
Đối với thép hợp kim: chi tiết có đường kính tiết diện 20  30 mm.
54.4 Tôi đẳng nhiệt
- Phương pháp này chỉ khác tôi phân cấp ở chỗ giữ nhiệt trong muối
nóng chảy với thời gian đủ lâu để  phân hóa hoàn toàn ra hỗn hợp F – Xê
- Mục đích của phương pháp tôi này là độ cứng tương đối cao 40  58
HRC, độ dai va đập tốt.
- Sau khi tôi đẳng nhiệt không cần ram.
- Tôi đẳng nhiệt có mọi ưu, nhược điểm của tôi phân cấp nhưng độ
cứng thấp hơn và độ dai cao hơn, năng suất thấp nên ít được áp dụng cách
tôi này. Ngoài ra, nó có nhược điểm là: tổ chức dạng thớ nên cơ tính
không cao.
- Một phương pháp tôi đẳng nhiệt đặc biệt là tôi chì (Patenting) – tôi
đẳng nhiệt trong bể Pb nóng chảy ở 500  520oC.

54.5 Tôi thể tích


a. Khái niệm: Là phương pháp làm cứng sản phẩm trong môi trường
dầu và nước phương pháp này giúp các phân tử trong phôi thép sắp xếp
lại liên kết một cách nhanh chóng.
b. Các phương pháp tôi thể tích: Tùy theo phương thức sử dụng môi
trường làm nguội khi tôi mà người ta có các phương pháp tôi như sau :
* Tôi trong một môi trường: chi tiết sau khi nung được làm nguội nhanh
trong một môi trường cho tới nhiệt độ thường.
- Ưu: Thao tác đơn giản, dễ thực hiện, dễ tự động hóa.
- Nhược: không tôi được cho các chi tiết kích thước lớn được chế tạo
bằng thép có độ thấm tôi không lớn không thể tôi trong một môi trường
*Tôi hai môi trường: nhúng nước trước để cho chi tiết được nguội nhanh
tới điểm Mactenxit Ms thì ngay lập tức chuyển sang nguội dầu.
- Ưu điểm: tôi được cho các chi tiết kích thước lớn được chế tạo bằng
thép có độ thấm tôi không lớn không thể tôi trong một môi trường
- Nhược điểm: Khó thực hiện đòi hỏi công nhân phải có trình độ và
kinh nghiệm.

54.5 Gia công lạnh


- Là phương pháp làm nguội chi tiết sau tôi xuống dưới 0oC.
- Đối với thép dụng cụ, do thành phần C và nguyên tố hợp kim cao
nên Mk hạ xuống dưới 0oC, nên với cách làm nguội thường tới 20 oC sẽ
còn lại lượng dư khá lớn làm giảm độ cứng.
- Nếu sau khi tôi, đem gia công lạnh ở nhiệt độ -70  - 50oC để dư
chuyển biến thành M thì độ cứng sẽ tăng thêm 1  10 HRC, tăng tính
chống mài mòn.
- Gia công lạnh thường áp dụng đối với dụng cho chi tiết máy, dụng
cụ cần độ cứngcao như ổ lăn, vòi phun cao áp, dao cắt kim loại.
54.5 Tôi bộ phận
Nhiều chi tiết, chỉ cần độ cứng cao cục bộ, do đó người ta chỉ cần tôi
chỗ cần độ cứng cao. Có hai cách tôi bộ phận:
- Nung nóng bộ phận cần tôi, rồi làm nguội toàn bộ hay nguội bộ
phận.
- Nung nóng toàn bộ rồi làm nguội bộ phận. Phương pháp này còn
gọi là tôi tự ram, là cách làm nguội không triệt để, nhằm lợi dụng nhiệt
của lõi hay các phần khác truyền đến, nung nóng tức ram ngay phần vừa
được tôi.
Phương pháp thường áp dụng đối với các chi tiết như: đục, chạm, tôi
cảm ứng các chi tiết lớn như bằng máy, trục dài, …

1-55: Thế nào là thường hóa thép – Mục đích của thường hóa thép?
* Thường hóa: là phương pháp nhiệt luyện, nung nóng thép đến trạng
thái hoàn toàn là Austenit, giữ nhiệt rồi làm nguội tiếp theo trong không
khí tĩnh để austenit phân hóa ra tổ chức gần ổn định (peclit phân tán hay
xoocbit) có độ cứng tương đối thấp (nhưng cao hơn ủ một chút).

* Mục đích:
- Đạt độ cứng thích hợp để gia công cắt cho thép cácbon thấp (<
0,25%)
- Làm nhỏ Xê chuẩn bị cho nhiệt luyện kết thúc
- Làm mất lưới XêII của thép sau cùng tích

1-56: Khái niệm ram thép, đặc điểm và ứng dụng của ram thép?
* Khái niệm: Ram là phương pháp nhiệt luyện, nung nóng thép đã tôi
đến các nhiệt độ thấp hơn A1 để M và dư phân hóa thành các tổ chức có
cơ tính phù hợp với điều kiện làm việc quy định.

* Ứng dụng:
- Việc tôi nhanh thép thì cần phải đc ram lại sau đó, nhằm giảm nội ứng
lực bên trong chi tiết.
- Ram thép làm giảm hoặc làm mất các ứng suất dư sau khi tôi đến mức
cần thiết để đáp ứng điều kiện làm việc lâu dài của sản phẩm cơ khí mà
vẫn duy trì cơ tính sau khi tôi.

1-57: Trình bày các phương pháp ram thép và phạm vi ứng dụng?
* Ram thấp (150  250oC)
Ram thấp là phương pháp nung thép đã tôi trong khoảng 1502500.
Tổ chức đạt được là M ram và có thể còn lại một ít dư.
Phương pháp này chủ yếu làm giảm ứng suất sau khi tôi, còn độ
cứng vẫn cao như sau khi tôi hoặc giảm rất ít.
Áp dụng cho dụng cụ, chi tiết cần độ cứng và tính chống mài mòn
cao như: dao cắt, khuôn dập nguội, vòng bi, chi tiết sau khi thấm các bon,
thấm xyanua.
* Ram trung bình (300  450oC)
Nhiệt độ khi ram trung bình là 300  450oC, tổ trức đạt được là
trôxtit ram.
Phương pháp này làm giảm mạnh ứng suất bên trong, tăng độ dẻo,
độ dai và độ cứng giảm đi rõ rệt nhưng vẫn khá cao (4045HRC với thép
0,550,65%C), khả năng đàn hồi cao nhất.
Áp dụng cho chi tiết máy, dụng cụ cần độ cứng tương đối cao và đàn
hồi như: lò xo, nhíp, khuôn dập nóng, khuôn rèn, …
* Ram cao (500  650oC)
Nhiệt độ khi ram cao là 500  650oC, tổ chức đạt được là Xoocbit
ram
Phương pháp này làm độ cứng giảm rất mạnh so với tôi, thép trở nên
tương đối mềm, độ bền giảm đi, song lại đạt được sự kết hợp tốt nhất của
các chỉ tiêu cơ tính: độ bền, độ dẻo, độ dai đều.
Tôi + ram cao tạo ra cơ tính tổng hợp tốt nhất, do đó dạng nhiệt
luyện này gọi là nhiệt luyện hóa tốt hay tôi cải thiện.
Áp dụng rộng rãu cho chi tiết máy cần giới hạn bền, đặc biệt là giới
hạn chảy và độ dai va đập cao như các loại trục, bánh răng, thanh truyền,
… làm bằng thép chứa 0,30  0,50%C.
Sau ram cao, HB = 230280, tuy hơi cứng khi gia công cắt song lại
cho độ bóng cao
Các chi tiết sau ram cao, để chống mài mòn phải tôi bề mặt tiếp
theo.

1-58: Trình bày các công nghệ tôi bề mặt – Ý nghĩa của chúng?
* Tôi bề mặt thông dụng nhất bằng phương pháp nung cảm ứng ở các lò
tần số. Chi tiết được nung nóng bằng cảm ứng của dòng điện đặt trong từ
trường biến thiên.
* Các phương pháp nung cảm ứng:
+ Nung nóng đến nhiệt độ tôi rồi làm nguội cả chi tiết bằng cách nhúng
cả chi tiết xuống bể tôi
→ Chỉ áp dụng cho các chi tiết nhỏ
+ Nung nóng rồi làm nguội tuần tự từng phần riêng biệt
→ Áp dụng cho các bánh răng lớn hay các cổ trục khuỷu
+ Nung nóng và làm nguội liên tục, liên tiếp
→ Áp dụng cho trục dài, bề mặt lớn
* Ưu điểm: năng suất cao, chất lượng tốt, dễ tự động hóa, cơ khí hóa.
* Nhược điểm: khó áp dụng cho các chi tiết hình dạng phức tạp, chi tiết
thay đổi đột ngột,… do khó chế tạo vòng cảm ứng thích hợp. Không thích
hợp sản xuất đơn chiếc.

1-59: Trình bày Hóa nhiệt luyện – các phương pháp hóa nhiệt luyện?
* Khái niệm: Hóa - Nhiệt luyện dùng cách thay đổi nhiệt độ và biến đổi
thành phần hóa học ở bề mặt làm vùng này có biến đổi tổ chức và cơ tính
mạnh hơn. Thường tiến hành bằng cách thấm, khuếch tán một hay nhiều
nguyên tố nhất định.
* Các phương pháp:
- Thấm đơn nguyên tố: thấm cacbon, thấm nitơ…
- Thấm đa nguyên tố: thấm cacbon – nitơ, thấm cacbon – nitơ – lưu
huỳnh …
- Cơ - nhiệt luyện: dùng cách thay đổi nhiệt độ và biến dạng dẻo để
biến đổi tổ chức và cơ tính trên toàn diện mạnh hơn khi nhiệt luyện đơn
thuần. Thường tiến hành ở xưởng cán nóng thép (các xưởng luyện kim).

1-60: Trình bày về nghiên cứu và ứng dụng các vật liệu mới ?
60.1.Vật liệu dùng làm dụng cụ cắt gọt.
Vật liệu sử dụng phổ biến nhất để chế tạo dụng cụ cắt gọt có thành
phần là carbide phủ (58%), cermet (28%) và carbide cement hoá (14%).
Cermet là hạt gốm được khuếch tán vào nền kim loại.Vật liệu cermet kết
hợp được đặc tính chịu nhiệt độ cao của gốm với độ dai và độ dẻo của
carbide. Các dụng cụ dùng carbide phủ phổ biến nhất có lớp phủ dày 0,5
mm, bao gồm (6-8) micron là TiCN.

60.2. Kim loại siêu cứng.


Các nhà nghiên cứu đã thử pha trộn một lượng lớn hạt nano vào Mg.
Vật liệu thu được cho thấy sự cải thiện đáng kể về độ bền, độ cứng, độ
đàn hồi, và khả năng chịu nhiệt.
Nghiên cứu trước đó cho thấy các hạt nano gốm sau khi đưa vào kim
loại có xu hướng tập trung lại với nhau thay vì phân tán đồng đều, khiến
kim loại cứng hơn nhưng độ đàn hồi lại giảm. Nhóm nghiên cứu giải
quyết vấn đề này bằng cách phân tán các hạt nano trong hợp kim nóng
chảy của Mg và kẽm.
Mg là kim loại dồi dào trong tự nhiên, cho phép ứng dụng công nghệ
trên quy mô lớn. Các nhà khoa học hy vọng có thể nhanh chóng phát triển
các ứng dụng công nghiệp của kim loại mới. Các kết quả chúng tôi thu
được cho đến nay chỉ là lớp vỏ bên ngoài của kho báu ẩn giấu một thế hệ
kim loại mới với những đột phá về tính chất và chức năng.

60.3. Vật liệu rất cứng mà nhẹ cấu trúc hình kim tự tháp.
Một khi được đưa vào sản xuất, nhóm nghiên cứu của Jonathan
Berger dự đoán Isomax sẽ được sử dụng vào mọi thứ trong đời sống từ
bao bì đến các bộ phận giả trên cơ thể (như tay giả, chân giả). Nó cũng là
loại vật liệu tuyệt vời cho cách âm và cách nhiệt
Nhà nghiên cứu Haydn Wadley, đồng nghiệp của Jonathan Berger,
tiết lộ rằng đây cũng là loại vật liệu cách nhiệt và cách âm tuyệt vời. Loại
vật liệu này có thể được ứng dụng trong hàng không vũ trụ, chế tạo ô tô
và robot - những lĩnh vực chế tạo mà máy móc phải chịu được tải trọng
của chúng đồng thời vẫn giữ được khả năng cơ động.
Trong khi đó các nhà khoa học ở Đại học Michigan (Mỹ) lại phát
triển được loại vật liệu cứng như thép nhưng mềm như cao su mà lại
không bị biến đổi cấu trúc. Loại vật liệu này rất thích hợp để sản xuất vỏ
xe hơi hay máy bay mà khi bị va chạm sẽ hấp thụ năng lượng và bảo vệ
được hành khách khỏi chấn thương.

60.4. Vật liệu mới Graph TPT (Graphene)


Các nhà khoa học và công nghệ Mỹ đã phát hiện ứng dụng không có
giới hạn của loại vật liệu mới graphene - một vật liệu công nghệ cao cứng
hơn thép và nhẹ hơn cả lông chim - trong các lĩnh vực của cuộc sống con
người và dự báo vật liệu mới này sẽ tác động rất lớn đến nền kinh tế Mỹ,
thậm chí có thể làm thay đổi cả thế giới.
Các nhà khoa học và công nghệ Mỹ dự báo graphene sẽ tạo ra cuộc
cách mạng trong thông tin không dây, đặc biệt con người có thể phóng vệ
tinh với kích thước bằng tòa nhà nhiều tầng nhưng trọng lượng chưa bằng
trọng lượng của miếng thịt nướng.
Người ta có thể tải về điện thoại thông minh một băng hình có độ
phân giải cao chỉ trong thời gian tính bằng nano giây. Hãng sản xuất điện
thoại thông minh sớm khai thác tính năng ưu việt của grephene sẽ chiến
thắng trong cuộc cạnh tranh khốc liệt trên thị trường điện thoại thông
minh thế giới.
Trong y tế, nhờ grephene, các bác sĩ có thể sử dụng các loại dược
phẩm mới với liều lượng cao để tiêu diệt tế bào ung thư nhưng không gây
hại những tế bào lành. Graphene có thể sử dụng chế tạo máu nhân tạo,
giúp con người tránh được nguy cơ bị truyền máu nhiễm virus hoặc
không phải mất nhiều thời gian tìm kiếm các loại máu hiếm. Graphene có
thể được sử dụng làm thuốc chữa bách bệnh cho người già.
Trong lĩnh vực máy tính, nghiên cứu của các nhà khoa học Viện
Rensselaer ở bang New York đã loại bỏ được trở ngại lớn trong lĩnh vực
vi điện tử. Họ đã biến một tấm graphene siêu mỏng thành các bóng bán
dẫn siêu nhỏ, mở ra khả năng chế tạo máy vi tính siêu nhỏ cũng như
những vi mạch cứng siêu nhỏ trong tương lai.
Trong quân sự, các nhà khoa học Đại học Texas ở thành phố Dallas
đã sử dụng graphene để làm biến mất các vật thể khỏi tầm mắt của con
người. Những tấm áo choàng vô hình này sẽ giúp tàng hình các phương
tiện quân sự như xe tăng, pháo… thậm chí cả con người trước mắt đối
phương

60.5. Hidro kim loại.


Vật liệu hydro kim loại có tính bền vững và giữ nguyên ở dạng kim
loại khi giảm áp suất. Điều này tương tự như cách kim cương hình thành
từ graphite trong điều kiện nhiệt độ và áp suất cao, nhưng vẫn tồn tại dưới
dạng kim cương khi giảm nhiệt độ và áp suất.
Hydro kim loại hoạt động như một chất siêu dẫn ở nhiệt độ phòng,
không làm mất năng lượng trong quá trình truyền tải điện. Nhờ đó, vật
liệu này có thể được dùng để chế tạo những đoàn tàu tốc độ cao, xe hơi
chạy bằng điện hiệu quả hơn. Ngoài ra, hydro kim loại cũng có khả năng
ứng dụng làm nhiên liệu tên lửa, giúp con người khám phá những ranh
giới xa xôi của vũ trụ.
Phải sử dụng năng lượng lớn để tạo ra hydro kim loại. Nếu bạn
chuyển đổi nó sang dạng phân tử hydro, tất cả những năng lượng này sẽ
giải phóng, tạo ra lực đẩy tên lửa mạnh mẽ nhất mà con người từng tạo
ra.

60.6. Vật liệu composite nano.


Nghiên cứu Nano composite đang mở ra khả năng của vật liệu tự
sửa chữa, tự phục hồi những tính chất ban đầu cũng như có rất nhiều cách
mà cơ thể con người tự lành vết thương. Các nhà nghiên cứu tại Học viện
Hệ thống Vật liệu Tự trị của Đại học Beckman thuộc Đại học Illinois ở
Hoa Kỳ đang nghiên cứu các vật liệu sợi tổng hợp có tính chất tự phục
hồi liên quan đến việc tích hợp các tác nhân chữa bệnh được giải phóng
để hòa trộn và trùng hợp khi phát hiện ra một khuyết tật.
Nhà vật liệu Mark Miodownik nói: “Vật liệu tự lành sẽ đến”. Hiện
tại, những gì về mặt kỹ thuật có thể là không hợp lý về mặt kinh tế,
nhưng khả năng sửa chữa bất cứ thứ gì bay, từ cánh máy bay sang khung
xe đạp đến các bộ phận xe hơi quan trọng đến sự an toàn của xe và hành
khách, đang ở trên đường khám phá. Và nó sẽ có tác động lớn đến sự
phát triển sản phẩm, chu kỳ sống và tính bền vững.

60.7. Bê tông tự hồi phục.


Bê tông là một dạng vật liệu tuyệt vời, khả năng chịu nén và chịu
uốn rất tốt. Tuy nhiên, bê tông lại là loại vật liệu nhiều "lỗ rỗng", điều đó
có nghĩa, nước có thể theo thời gian xâm nhập và gây tổn hại đến cấu trúc
của kết cấu bê tông. Nứt, bong... là những hậu quả điển hình của kết cấu
bê tông. Những đoạn gãy nứt của kết cấu bê tông thường mai lại những
hiểm họa rình rập cho công trình, cũng như đối tượng sử dụng trực tiếp
công trình đó.
Tuy nhiên những nghiên cứu gần đây của một nhóm nhà khoa học
Hà Lan đã mở ra viễn cảnh kéo dài “tuổi thọ” của vật liệu phổ biến này
bằng cách đưa các bào tử vi khuẩn vào trong bê tông để vá các vết nứt khi
nước tràn qua. Loại bê tông mới này đã bắt đầu được sử dụng trong các
dự án thực tế, bao gồm một bể chứa nước tự phục hồi ở Hà Lan.
60.8. Vật liệu Nano.
Công nghệ Nano đã giúp nền công nghệ vật liệu vượt ra khỏi đường
biên giới hạn, đạt được những điều mà quá khứ từng cho là không thể.
Khi được kết hợp với bê tông cường lực, những vật liệu nano như ống
nano carbon (CNTs) sẽ tạo ra những vật liệu mới chịu được sức nén và
sức ép rất mạnh mẽ. Thép thanh sẽ không còn cần thiết và quá trình xây
dựng sẽ được đẩy nhanh hơn bao giờ hết. Không chỉ dừng lại ở đó, tiềm
năng của vật liệu Nano còn thể hiện ở những loại vật liêu siêu nhẹ hay bê
tông tự phục hồi phía trên.

60.9. Pin năng lượng mặt trời.


Công nghệ Nano cũng góp phần cải thiện đáng kể hiệu quả của tấm
pin mặt trời bằng việc che phủ từng tấm pin với hàng loạt những tế bào
năng lượng. Điều này làm giảm thiểu chi phí công nghệ, cũng như mở ra
sự khả thi của tương lai thay thế nhiên liệu hóa thạch bằng năng lượng
mặt trời thân thiện với môi trường. Các phát kiến khác trong việc khiến
năng lượng mặt trời kinh tế hơn bao gồm pin dye-sensitised (DSSCs),
mực silicon DuPont và các tấm pin mặt trời trong suốt có thể thay thế
kính tiêu chuẩn trong cửa sổ trên toàn thế giớ.i

60.10. Aerogel cách điện.


Dù là ảnh hưởng của biến đổi khí hậu hay cắt giảm chi phí năng
lượng thì tất cả mọi người đều đang mong muốn những công trình hiệu
quả và thân thiện với môi trường. Vật liệu cách điện, vì nguyên nhân đó,
trở thành một vấn đề nóng hổi, đặc biệt với sự xuất hiện của Aerogel –
không chỉ là một trong những vật liệu nhẹ nhất mà còn nằm trong top
những chất cách điện tốt nhất (giữ 13 kỷ lục Guiness năm 2011). Được
phát triển bởi NASA, Aerogel phục vụ chủ yếu cho nhu cầu dân dụng và
thương mại.
Ngoài cách điện, Aerogel còn có đặc tính độc đáo là mờ, có thể dùng
để xây dựng những “ngôi nhà kính”.

60.11.Vật liệu không giãn nở.


Các nhà khoa học Mỹ vừa chế tạo một loại hợp kim không giãn nở
hoặc co lại khi bị nung nóng. Ngoài ra, nó còn có tính dẫn điện. Vật liệu
này có thể được sử dụng để sản xuất các linh kiện luôn phải trải qua
những dao động lớn về nhiệt độ chẳng hạn như động cơ, cơ cấu truyền
động từ và trong ngành vũ trụ. Phần lớn vật liệu giãn nở khi bị nung nóng
và chỉ có một số ít co lại. Nếu được kết hợp với nhau, hai loại vật liệu đó
có thể hình thành một hợp chất không giãn nở chút nào khi nhiệt độ thay
đổi. Những hợp chất không giãn nở như vậy rất có ích bởi chúng có thể
chịu đựng được dao động nhanh về nhiệt độ.

60.12. Loại gỗ với nhiều đặc tính chịu lực tương đương thép, titan.
Lignin là một polymer có cấu trúc vô định hình, khó phân hủy hơn,
giúp mang lại đặc tính rắn chắc, vững chãi cho gỗ. Thế nhưng các nhà
nghiên cứu đã tìm ra một quá trình hóa học mới về cơ bản sẽ loại bỏ
Lignin ra khỏi gỗ. Trong khi các nhà nghiên cứu không tiết lộ về cách
tiến hành quá trình này, tuy nhiên, dựa trên các vật liệu bổ sung vào quá
trình thực hiện, có thể dự đoán quá trình này liên quan đến việc nhúng gỗ
vào dung dịch Hydro PerOxide (hay còn gọi Oxy già) đậm đặc và đun sôi
nó.
Để loại bỏ Lignin mà không làm gỗ bị yếu đi, gỗ sau khi xử lý sẽ
được nén lại. Khi không còn Lignin ở giữa cellulose này, các phần tử
Hydro/Oxy háo đường sẽ nhanh chóng tương tác với các phần tử đó, tạo
nên một mạng lưới liên kết hydro dầy đặc bên trong. Điều này sẽ tạo nên
một loại vật liệu còn bền bỉ hơn cả gỗ thường (những nhà nghiên cứu
không so sánh độ bền của loại vật liệu mới với gỗ được xử lý áp suất, vốn
còn bền hơn gỗ thường).
Một số phép thử được các nhà nghiên cứu thực hiện cho thấy, loại
gỗ mới có nhiều đặc tính còn bền vững gấp từ 3 đến 10 lần so với các loại
gỗ thường. Đặc biệt, một đặc tính trong số đó là độ bền căng dãn của loại
gỗ mới còn ngang ngửa với thép và titanium. Điều này có nghĩa là nó có
thể được sử dụng để thay thế cho kim loại trong một số trường hợp.
Không chỉ là một vật liệu xây dựng hữu dụng, loại gỗ mới còn có các đặc
tính khiến nó trở thành những tấm lót bao phủ mặt ngoài cho các công
trình rất hữu ích. Do cách sắp xếp hỗn loạn của các sợi cellulose trong
mỗi thớ gỗ, ánh sáng khi đi tới nó sẽ bị dội lại vào trong các sợi cellulose
dày đặc bên trong và cuối cùng tản mát năng lượng trong quá trình
đó.
Đặc tính hấp thụ kém ánh sáng mặt trời giúp loại gỗ mới có khả
năng làm mát chủ động. Chính vì hấp thụ kém ánh sáng mặt trời, loại vật
liệt mới cũng không hấp thụ phần nhiệt do ánh sáng mặt trời mang lại.
Điều này lại là một lợi thế khi sử dụng loại vật liệu mới vào quá trình làm
mát các công trình xây dựng.

60.13. Vật liệu Auxetics càng kéo càng dày


Loại vật liệu có tên Auxetics mà các nhà nghiên cứu mô tả là “chất
đàn hồi tinh thể lỏng không xốp”, sẽ trở nên dày hơn ở mức phân tử khi
nó được kéo giãn.
Loại vật liệu mới này được mô tả chi tiết trong một bài báo mới
được công bố trên tạp chí Nature Communications, là một trong số rất ít
các vật liệu có tính chất "tăng trưởng", có nghĩa là chúng nở ra thay vì co
lại khi được kéo theo các hướng khác nhau. Điều này làm tăng đáng kể
khả năng hấp thụ năng lượng của vật liệu, và không giống như những vật
liệu truyền thống, như cao su hoặc thậm chí thép, loại vật liệu đặc biệt
này không trở nên yếu hơn khi nó kéo giãn.
Tiến sĩ Mistry cho biết trong một văn bản: “Auxetics có khả năng
hấp thu năng lượng và chống đứt gãy tuyệt vời. Từ loại vật liệu này, sẽ có
thể phát triển nhiều ứng dụng tiềm năng cho các thiết bị cần tới đặc tính
này, bao gồm kiến trúc, thiết bị y tế và áo giáp. Chúng tôi đã gửi bằng
sáng chế và đang thảo luận về các bước tiếp theo”.
Loại vật liệu mới thậm chí còn chưa được đặt tên, nhưng tiềm năng
của nó được sử dụng trong một số ứng dụng đã đạt được những kết quả
khá thú vị.
* Phần 2:
2-1: Giải thích kí hiệu và nêu ứng dụng của kim loại sau:
* GX 45 – 32 : là kí hiệu của gang xám
+ 45- giới hạn bền kéo tối thiểu (σk  45 kg/mm2)
+ 32- giới hạn bền uốn tối thiểu (b  32 kg/mm2 )
+ Dùng để chế tạo thân máy, bệ máy, gối đỡ, nòng xi lanh, bánh răng
tai nhỏ,….

* Bk8 : là kí hiệu của hợp kim cứng một các bít


+ 8% là Co còn lại 92 % là WC
+ Dùng để tiện thô và các dụng cụ cắt gọt thô khác cho gang, kim loại
màu các loại hợp kim bền nhiệt, dùng làm khuôn, kéo, chuốt ống dây
thép, dùng làm khuôn dép, khoan địa chất, khoan dầu mỏ.

2-2: Giải thích kí hiệu và nêu ứng dụng của kim loại sau:
* GX 42 – 30 là kí hiệu của gang xám
42- giới hạn bền kéo tối thiểu (σk  42 kg/mm2)
30- giới hạn bền uốn tối thiểu (b  30 kg/mm2)
Dùng để chế tạo các chi tiết chịu tải trọng nhỏ và ít bị va đập như: thân
máy, bệ máy, ống nước,… do chịu ma sát tốt nên đôi khi dùng để chế tạo
các ổ trượt và bánh răng.

* T15K6 : hợp kim cứng hai cacbit


15% TiC, 6% Co, còn lại là 79% WC
Dùng để chế tạo lưỡi dao cắt tốc độ cao cho các loại vật liệu khó cắt
như thép có thành phần cacbon quá thấp hoặc quá cao.

2-3: Giải thích kí hiệu và nêu ứng dụng của kim loại sau:
* GZ 38 – 15 kí hiệu của gang dẻo
+ Độ bền uốn là 38Kg/mm2,
+ Độ giãn dài tương đối là 15%.
Dùng gang dẻo để chế tạo các chi tiết có hình dạng phức tạp, tiết diện
thành mỏng và chịu va đập.
Gang dẻo được dùng làm các chi tiết trong trục ôtô (trục khuỷu),
trong các máy nông nghiệp, máy kéo, máy dệt.

* 90CrSi Kí hiệu thép dụng cụ cắt có năng suất thấp- Thép hợp kim
thấp: 0,9% C, 1%Cr, 1%Si
Tương đối rẻ với tính năng làm việc tốt hơn thép C, có thể làm dao
nhỏ với hình dạng phức tạp như mũi khoan, doa, tarô, bàn ren, lược ren,
phay ...

2-4: Giải thích kí hiệu và nêu ứng dụng của kim loại sau:
* GZ 40 – 16 kí hiệu của gang dẻo
+ Độ bền uốn là 40Kg/mm2
+ Độ giãn dài tương đối là 16%.
Dùng gang dẻo để chế tạo các chi tiết có hình dạng phức tạp, tiết
diện thành mỏng và chịu va đập.
Gang dẻo được dùng làm các chi tiết trong trục ôtô (trục khuỷu),
trong các máy nông nghiệp, máy kéo, máy dệt.

* BK6 là hợp kim cứng loại một cacbit


6% là Co còn lại 94 % là WC
Dùng làm lưỡi dao cắt tốc độ cao cho các vật liệu dễ cắt như gang
graphit, thép có thành phần cacbon trung bình.
Dùng để cắt phôi có phoi vụn như gang, sứ, gốm, hợp kim màu

2-5: Giải thích kí hiệu và nêu ứng dụng của kim loại sau:
* GC 46 – 15 là kí hiệu của gang cầu
+ bk = 46 kG/mm2 = 460 N/mm2
+  = 15 %
+ Làm trục khuỷu, đúc ống nước lớn dùng trong xây dựng cơ bản.

* CD100A Kí hiệu thép dụng cụ có năng suất thấp- Thép C


+ 100 chỉ hàm lượng cácbon 1%
+ Chữ A biểu thị thép tốt hơn CD100
Chỉ sử dụng để làm dao cắt nhỏ, hình dạng đơn giản với năng suất
thấp hay dụng cụ cầm tay như giũa, cưa, tarô ...

2-6: Giải thích kí hiệu và nêu ứng dụng của kim loại sau:
* GC 45 – 17 là kí hiệu của gang cầu
+ bk = 45 kG/mm2 = 450 N/mm2
+  = 17 %
+ Làm trục khuỷu, đúc ống nước lớn dùng trong xây dựng cơ bản.

* BCT34s Thép cacbon chất lượng thường, phân nhóm B.


+ Giới hạn bền kéo tối thiểu là 34 kG/mm2
+ s biểu thị thép sôi
+ Ít dùng, chỉ dùng trong trường hợp cần xác định chế độ rèn, hàn,
nhiệt luyện …chính xác.

2-7: Giải thích kí hiệu và nêu ứng dụng của kim loại sau:
* CT31 là Thép cacbon chất lượng thường, phân nhóm A, thép lặng
+ Giới hạn bền kéo tối thiểu là 31 kG/mm2
+ Dùng rộng rãi trong xây dựng và một phần trong chế tạo máy để
làm các chi tiết không qua gia công nóng (rèn, hàn, nhiệt luyện …).

* OL100Cr6 là kí hiệu thép ổ lăn


1% C; 6% Cr
Làm ổ lăn ở các nhà máy chuyên môn hóa song còn sử dụng như
thép dụng cụ, trục cán nguội, bàn ren, tarô, dụng cụ đo và làm bộ đôi bơm
cao áp trong động cơ điêzen

2-8: Giải thích kí hiệu và nêu ứng dụng của kim loại sau:
* CT33n là thép cacbon chất lượng thường, phân nhóm A
Giới hạn bền kéo từ 32-42 kG/mm2
n: thép nửa lặng
Dùng rộng rãi trong xây dựng và một phần trong chế tạo máy để làm
các chi tiết không qua gia công nóng (rèn, hàn, nhiệt luyện …).

* LCuZn30 là kí hiệu của hợp kim đồng thau


30% Zn - kẽm ; 70% Cu- đồng
Dùng chế tạo ổ trục, bạc lót , dây cho hệ thống kính rã đông
Dây cho các cửa sổ và dây điều khiển
Dây chuyền thủy lực
Phụ kiện đinh vít và ốc vít đồng thau

2-9: Giải thích kí hiệu và nêu ứng dụng của kim loại sau:
* CT34s là kí hiệu của thép cacbon loại thường, phân nhóm A
+ 34 là chỉ số giới hạn bền tối thiểu, σ b ≥ 34 kg/mm 2
+ s: thép sôi
+ Dùng chủ yếu làm các kết cấu trong xây dựng

* BK15 là kí hiệu hợp kim cứng, 1 cacbit


+ 15% Co- Các bít Coban
85% WC- Các biết vonfram
+ Có độ bền sử dụng và độ chịu va đập cao, tính chịu mài mòn kém,
được dùng làm mũi khoan đá, đầu mũi đập đá và khoáng sản làm khuôn
kéo ống, các chi tiết máy mau mòn, khuôn dập, dụng cụ cắt gỗ.

2-10: Giải thích kí hiệu và nêu ứng dụng của kim loại sau:
* CT38n là thép cacbon chất lượng thường, nhóm A
Giới hạn bền kéo tối thiểu từ 38 - 49 kG/mm2
n – thép nửa lặng
Dùng rộng rãi trong xây dựng và một phần trong chế tạo máy để làm
các chi tiết không qua gia công nóng (rèn, hàn, nhiệt luyện …).

* 90W18Cr4V2 là kí hiệu của thép hợp kim cao ( thép gió )


0,9%C; 18% W-vônfram; 4% Cr- Crom; 2% V- vanadi
Dùng làm dao cắt gọt kim loại cao…
2-11: Giải thích kí hiệu và nêu ứng dụng của kim loại sau:
* BCT31 là thép cacbon chất lượng thường nhóm B, thép lặng.
+ Giới hạn bền tối thiểu 31 kG/mm2
+ Ít dùng, chỉ dùng trong trường hợp cần xác định chế độ rèn, hàn,
nhiệt luyện …chính xác.

* GX 43 – 38 là kí hiệu của gang xám


43- giới hạn bền kéo tối thiểu (σk  43 kg/mm2)
38- giới hạn bền uốn tối thiểu (b  38 kg/mm2)
Sử dụng nhiều trong ngành chế tạo máy, đúc các băng máy lớn, có độ
phức tạp cao, các chi tiết không cần chịu độ uốn lớn, nhưng cần chịu lực
nén tốt.

2-12: Giải thích kí hiệu và nêu ứng dụng của kim loại sau:
* BCT 33n là thép cacbon chất lượng thường nhóm B
Giới hạn bền tối thiểu 33 kg/mm2
n – thép nửa lặng
ít dùng, chỉ dùng trong trường hợp cần xác định chế độ rèn, hàn, nhiệt
luyện …chính xác.

* GC 46 -15 là kí hiệu của gang cầu


+ bk = 46 kG/mm2 = 460 N/mm2
+  = 15 %.
+ Làm trục khuỷu, đúc ống nước lớn dùng trong xây dựng cơ bản.

2-13: Giải thích kí hiệu và nêu ứng dụng của kim loại sau:
* BCT34s là thép cacbon chất lượng thường nhóm B
Giới hạn bền tối thiểu 34 kG/mm2
s: thép sôi
ít dùng, chỉ dùng trong trường hợp cần xác định chế độ rèn, hàn,
nhiệt luyện …chính xác.

* GZ42 – 15 là kí hiệu của gang dẻo


+ σ u = 42 kG/mm2 = 420 N/mm2
+  = 15 %.
+ Dùng gang dẻo để chế tạo các chi tiết có hình dạng phức tạp, tiết
diện thành mỏng và chịu va đập.
Gang dẻo được dùng làm các chi tiết trong trục ôtô (trục khuỷu),
trong các máy nông nghiệp, máy kéo, máy dệt.

2-14: Giải thích kí hiệu và nêu ứng dụng của kim loại sau:
* BCT34n là thép cacbon chất lượng thường nhóm B
Giới hạn bền tối thiểu 34 kG/mm2
n: thép nửa lặng
ít dùng, chỉ dùng trong trường hợp cần xác định chế độ rèn, hàn,
nhiệt luyện …chính xác.

* CD70 - Thép làm dụng cụ cắt có năng suất thấp- Thép cacbon
70 chỉ hàm lượng cácbon 0,7 %
Chỉ sử dụng để làm dao cắt nhỏ, hình dạng đơn giản với năng suất
thấp hay dụng cụ cầm tay như giũa, cưa, tarô,...

2-15: Giải thích kí hiệu và nêu ứng dụng của kim loại sau:
* C45 là kí hiệu của thép thấm cacbon
- Chữ C ký hiệu thép cácbon
- 45 Chỉ hàm lượng cácbon trung bình 0,45%C
- Làm các chi tiết nhỏ (< 20 mm) không đòi hỏi tính chống mài
mòn cao, hình dáng đơn giản. Thường làm các chi tiết không quan trọng
như một số phụ tùng xe đạp, xe cải tiến (trục, côn và bi), bánh răng ít
quan trọng kích thước nhỏ và chịu tải nhỏ.

* BCuBe2: là kí hiệu của đồng thanh brong- Đồng thanh Berili


+ 2% Be, 98% Cu.
+ Dùng làm lò xo, nhíp chịu nhiệt tới 300oC, khi va đập không
phát ra tia lửa như thép nên rất an toàn khi làm việc dưới hầm mỏ
2-16: Giải thích kí hiệu và nêu ứng dụng của kim loại sau:
* C50 là kí hiệu của thép thấm cacbon
- Chữ C ký hiệu thép cácbon
- 50 Chỉ hàm lượng cácbon trung bình 0,50%C
- Làm các chi tiết nhỏ (< 20 mm) không đòi hỏi tính chống mài
mòn cao, hình dáng đơn giản. Thường làm các chi tiết không quan trọng
như một số phụ tùng xe đạp, xe cải tiến (trục, côn và bi), bánh răng ít
quan trọng kích thước nhỏ và chịu tải nhỏ.

* 304: là kí hiệu thép không gỉ theo tiêu chuẩn Mỹ


+ Trong công nghiệp: Được sử dụng các công trình đường ống dẫn
nước sạch, nước thải, dẫn dầu,.., các chi tiết máy móc, cơ khí chính xác,
các vị trí đòi hỏi chống ăn mòn, chống gỉ, bồn chứa hóa chất,…
+ Trong đời sống: được sử dụng để gia công bàn ghế, chén bát,
xoong nồi, đồ dùng trang trí nội thất.

2-17: Giải thích kí hiệu và nêu ứng dụng của kim loại sau:
* CD70 - Thép làm dụng cụ cắt có năng suất thấp- Thép cacbon
70 chỉ hàm lượng cácbon 0,7 %
Chỉ sử dụng để làm dao cắt nhỏ, hình dạng đơn giản với năng suất
thấp hay dụng cụ cầm tay như giũa, cưa, tarô ...,.

* 201: là kí hiệu thép không gỉ theo tiêu chuẩn Mỹ. Được sử dụng để sản
xuất hàng loạt các thiết bị gia dụng, bao gồm bồn rửa, dụng cụ nấu ăn,
máy giặt, cửa sổ,…. Và còn được sử dụng để trang trí nội thất ô tô, kiến
trúc trang trí. Không nên dùng cho các ứng dụng ngoài trời vì dễ bị ăn
mòn, rạn nứt.

2-18: Giải thích kí hiệu và nêu ứng dụng của kim loại sau:
* CD100A Kí hiệu thép dụng cụ có năng suất thấp- Thép C
+ 100 chỉ hàm lượng cácbon 1%
+ Chữ A biểu thị thép tốt hơn CD100
Chỉ sử dụng để làm dao cắt nhỏ, hình dạng đơn giản với năng suất
thấp hay dụng cụ cầm tay như giũa, cưa, tarô …

* LCuZn30 là kí hiệu của hợp kim đồng thau- Latông


30% Zn - kẽm ; 70% Cu- đồng
Dùng chế tạo ổ trục, bạc lót , dây cho hệ thống kính rã đông
Dây cho các cửa sổ và dây điều khiển
Dây chuyền thủy lực
Phụ kiện đinh vít và ốc vít đồng thau
2-19: Giải thích kí hiệu và nêu ứng dụng của kim loại sau:
* CD130A Kí hiệu thép dụng cụ có năng suất thấp- Thép C
+ 130 chỉ hàm lượng cácbon 1,3%
+ Chữ A biểu thị thép tốt hơn CD130
Chỉ sử dụng để làm dao cắt nhỏ, hình dạng đơn giản với năng suất
thấp hay dụng cụ cầm tay như giũa, cưa, tarô …

* BCuZn38AlFe: là kí hiệu của đồng thanh-Brông.


Chứa 1%Fe, 1%Al, 38%Zn, 60%Cu.
Có thể nhiệt luyện được, dùng làm bạc lót, bệ trượt.

2-20: Giải thích kí hiệu và nêu ứng dụng của kim loại sau:
* 140CrW5: là kí hiệu của thép làm dụng cụ cắt có năng suất thấp-
thép hợp kim thấp.
+ 1,4% C ; 1%Cr ; 5%W
+ Thuộc nhóm thép có tính chống mài mòn cao, thép này còn có tên
là thép kim cương được dùng làm các dụng cụ cắt, gia công các vật liệu
cứng như đá, làm các dụng cụ cần lưỡi cắt sắc trong thời gian dài

* CT31 là Thép cacbon chất lượng thường, phân nhóm A, thép lặng
+ Giới hạn bền kéo tối thiểu là 31 kG/mm2
+ Dùng rộng rãi trong xây dựng và một phần trong chế tạo máy để
làm các chi tiết không qua gia công nóng (rèn, hàn, nhiệt luyện …).

2-21: Giải thích kí hiệu và nêu ứng dụng của kim loại sau:
* 90CrSi Kí hiệu thép dụng cụ cắt có năng suất thấp- Thép hợp kim
thấp: 0,9% C, 1%Cr, 1%Si
Tương đối rẻ với tính năng làm việc tốt hơn thép C, có thể làm dao
nhỏ với hình dạng phức tạp như mũi khoan, doa, tarô, bàn ren, lược ren,
phay ...

* TT10K8 là kí hiệu của hợp kim cứng 3 cacbit


+ Có 3% TiC; 7%TaC; 8% Co và 82% WC
+ Do sự có mặt của TaC có độ bền chống rung, chống mẻ cao hơn,
chủ yếu được dùng để gia công thô thỏi đúc, cán, rèn

2-22: Giải thích kí hiệu và nêu ứng dụng của kim loại sau:
* 40CrMn2Ni2: là kí hiệu của thép hợp kim cao ( lượng hợp kim được
thêm vào trên 2,5% )
+ Có 0,4 %C, 2%Ni, 2%Mn, 1%Cr
+ Dùng để chế tạo các chi tiết chịu tải trọng cao, cần độ cứng chịu
mài mòn hoặc cần tính đàn hồi cao
* GX 45 – 34 : là kí hiệu của gang xám
+ 45- giới hạn bền kéo tối thiểu (σk  45 kg/mm2)
+ 34- giới hạn bền uốn tối thiểu (b  34 kg/mm2 )
+ Dùng để chế tạo thân máy, bệ máy, gối đỡ, nòng xi lanh, bánh răng
tai nhỏ,….

2-23: Giải thích kí hiệu và nêu ứng dụng của kim loại sau:
* OL100Cr6 là kí hiệu thép ổ lăn
1% C; 6% Cr
Làm ổ lăn ở các nhà máy chuyên môn hóa song còn sử dụng như
thép dụng cụ, trục cán nguội, bàn ren, tarô, dụng cụ đo và làm bộ đôi bơm
cao áp trong động cơ điêzen.

* CD90 - Thép làm dụng cụ cắt có năng suất thấp- Thép cacbon
90 chỉ hàm lượng cácbon 0,9%
Chỉ sử dụng để làm dao cắt nhỏ, hình dạng đơn giản với năng suất
thấp hay dụng cụ cầm tay như giũa, cưa, tarô .…

2-24: Giải thích kí hiệu và nêu ứng dụng của kim loại sau:
* OL100Cr1,5SiMn: là kí hiệu thép ổ lăn. Có1% C; 1,5% Cr; 1% Si;
1%Mn. Làm ổ lăn ở các nhà máy chuyên môn hóa song còn sử dụng như
thép dụng cụ, trục cán nguội, bàn ren, tarô, dụng cụ đo và làm bộ đôi bơm
cao áp trong động cơ điêzen

* LCuZn29Sn1Pb3: là kí hiệu của đồng thau phức tạp


+ Có 3% Pb; 1% Sn; 29%Zn; 67%Cu
+ Cho Pb để làm tăng tính cắt gọt vì Pb không tan mà nằm ở hạt riêng
rẽ làm phoi dễ gẫy. Cho thiếc vào để làm tăng tính chống ăn mòn trong
nước biển

2-25: Giải thích kí hiệu và nêu ứng dụng của kim loại sau:
* 30CrNi3A là kí hiệu của thép thấm cacbon- Thép Cr- Ni cao
+ Có 0,3%C, 1%Cr, 3%Ni
+ Thép được dùng làm các chi tiết thấm C rất quan trọng: chịu tải
trọng nặng và bị mài mòn mạnh, kích thước lớn và hình dạng phức tạp,
yêu cầu độ tin cậy cao như các chi tiết trong máy bay, ôtô mà các hư
hỏng có thể gây tai họa cho người

* C45: là kí hiệu của thép thấm cacbon.


- Chữ C ký hiệu thép cácbon
- 45 Chỉ hàm lượng cácbon trung bình 0,45%C
- Làm các chi tiết nhỏ (< 20 mm) không đòi hỏi tính chống mài mòn
cao, hình dáng đơn giản. Thường làm các chi tiết không quan trọng như
một số phụ tùng xe đạp, xe cải tiến (trục, côn và bi), bánh răng ít quan
trọng kích thước nhỏ và chịu tải nhỏ.

2-26: Giải thích kí hiệuvà nêu ứng dụng của kim loại sau:
* 80W18Cr4V: là kí hiệu thép dụng cụ cắt có năng suất cao- Thép gió
+ 1% V-vanadi; 4%Cr; 18%W; 0,8 %C
+ Dùng làm dao cắt gọt kim loại cao…

* GC40 -12: là kí hiệu của gang cầu


+ bk = 40 kG/mm2 = 400 N/mm2
+  = 12 %
+ Làm trục khuỷu, đúc ống nước lớn dùng trong xây dựng cơ bản

2-27: Giải thích kí hiệuvà nêu ứng dụng của kim loại sau:
* 90W18Cr4V2 là kí hiệu của thép hợp kim cao ( thép gió )
0,9%C; 18% W-vônfram; 4% Cr- Crom; 2% V- vanadi
Dùng làm dao cắt gọt kim loại cao…

* TT7K12 là kí hiệu của hợp kim cứng 3 các bít


+ Có 4% TiC; 3% TaC; 12% Co và 81% WC
+ Do sự có mặt của TaC có độ bền chống rung, chống mẻ cao hơn,
chủ yếu được dùng để gia công thô thỏi đúc, cán, rèn

2-28: Giải thích kí hiệu và nêu ứng dụng của kim loại sau:
* 80W6Mo5Cr4V2 là kí hiệu thép dụng cụ cắt có năng suất cao- Thép
gió
+ 2% V-vanadi; 4%Cr; 5%Mo; 6%W; 0,8 %C
+ Dùng làm dao cắt gọt kim loại cao…

* CT34s là kí hiệu của thép cacbon loại thường, phân nhóm A


+ 34 là chỉ số giới hạn bền tối thiểu, σ b ≥ 34 kg/mm 2
+ s: thép sôi
+ Dùng chủ yếu làm các kết cấu trong xây dựng.

2-29: Giải thích kí hiệu và nêu ứng dụng của kim loại sau:
* 140W9Cr4V5 là kí hiệu thép dụng cụ cắt có năng suất cao- Thép gió
+ 5% V-vanadi; 4%Cr; 9%W; 1,4 %C
+ Dùng làm dao cắt gọt kim loại cao…

* 316 là kí hiệu thép không gỉ theo tiêu chuẩn Mỹ


+ Được dùng để sản xuất các thiết bị trong ngành thực phẩm, đặc biệt
trong môi trường chứa nhiều clorua
+ Làm thiết bị y tế, được sử dụng trong cấy ghép khớp nối trong cơ
thể như ghim, ốc vít trong cấy ghép khớp hông, khớp gối,…
+ Làm bồn chứa hóa chất
+ Xây dựng nhà máy tái chế hạt nhân.

2-30: Giải thích kí hiệu và nêu ứng dụng của kim loại sau:
* BK2 là kí hiệu của hợp kim cứng 1 cacbit
+ 2% Co; 98 %WC
+ Dùng để cắt phôi có phoi vụn như gang, sứ, gốm, hợp kim màu.
+ Có tính chịu mài mòn rất tốt, nâng cao được độ cắt gọt, có độ bền
vừa phải và tốc độ va đập trung bình.
+ Dùng làm các dụng cụ cắt để tiện tinh và bán tinh khi tiện liên tục,
dùng làm dao cắt ren, doa, dùng để gia công gang, kim loại màu và các
vật liệu không kim loại, dùng làm dụng cụ cắt kính.

* GC 45 -16 là kí hiệu của gang cầu


+ bk = 45 kG/mm2 = 450 N/mm2
+  = 16 %.
+ Làm trục khuỷu, đúc ống nước lớn dùng trong xây dựng cơ bản.

2-31: Giải thích kí hiệu và nêu ứng dụng của kim loại sau:
* BK4: là kí hiệu của hợp kim cứng 1 các bít
+ 4%Co; 96% WC
+ Có độ dẻo, thích hợp gia công vật liệu đòn, làm các khuôn kéo, ép.
Dùng để cắt phôi có phoi vụn như gang, sứ, gốm, hợp kim màu

* GZ 38 -12: là kí hiệu của gang dẻo


+ σ u = 42 kG/mm2 = 420 N/mm2
+  = 15 %.
+ Dùng gang dẻo để chế tạo các chi tiết có hình dạng phức tạp, tiết
diện thành mỏng và chịu va đập.
Gang dẻo được dùng làm các chi tiết trong trục ôtô (trục khuỷu),
trong các máy nông nghiệp, máy kéo, máy dệt.

2-32: Giải thích kí hiệu và nêu ứng dụng của kim loại sau:
* BK6 là hợp kim cứng loại một cacbit
6% là Co còn lại 94 % là WC
Dùng làm lưỡi dao cắt tốc độ cao cho các vật liệu dễ cắt như gang
graphit, hợp kim màu, thép có thành phần cacbon trung bình.

* CD100A Kí hiệu thép dụng cụ có năng suất thấp- Thép C


+ 100 chỉ hàm lượng cácbon 1%
+ Chữ A biểu thị thép tốt hơn CD100
Chỉ sử dụng để làm dao cắt nhỏ, hình dạng đơn giản với năng suất
thấp hay dụng cụ cầm tay như giũa, cưa, tarô ...

2-33: Giải thích kí hiệu và nêu ứng dụng của kim loại sau:
* BK8 : là kí hiệu của hợp kim cứng một các bít
+ 8% là Co còn lại 92 % là WC
+ Dùng để tiện thô và các dụng cụ cắt gọt thô khác cho gang, kim loại
màu các loại hợp kim bền nhiệt, dùng làm khuôn, kéo, chuốt ống dây
thép, dùng làm khuôn dép, khoan địa chất, khoan dầu mỏ.

* OL100Cr6 là kí hiệu thép ổ lăn


1% C; 6% Cr
Làm ổ lăn ở các nhà máy chuyên môn hóa song còn sử dụng như
thép dụng cụ, trục cán nguội, bàn ren, tarô, dụng cụ đo và làm bộ đôi bơm
cao áp trong động cơ điêzen

2-34: Giải thích kí hiệu và nêu ứng dụng của kim loại sau:
* BK10: là kí hiệu hợp kim cứng 1 các bít
+ 10%Co; 90% WC.
+ Có độ chịu mài mòn kém nhưng có độ bền khi sử dụng cao hơn có
tuổi bền hơn thép hàng chục lần, làm khuôn kéo sợi.

* 45Cr3Ni2V là kí hiệu thép dụng cụ cắt có năng suất cao- Thép gió
+ 1% V-vanadi; 2%Ni; 3%Cr; 0,45 %C
+ Dùng làm dao cắt gọt kim loại cao…

2-35: Giải thích kí hiệu và nêu ứng dụng của kim loại sau:
* BK15: là kí hiệu hợp kim cứng 1 các bít
+ 15%Co; 85% WC.
+ Dùng làm mũi khoan đá, đầu mũi đập đá và khoáng sản làm khuôn
kéo ống, các chi tiết máy mau mòn, khuôn dập, dụng cụ cắt gỗ

* BCT38: là kí hiệu thép cacbon chất lượng thường, phân nhóm B,


thép lặng.
+ Giới hạn bền kéo tối thiểu là 38 kG/mm2
+ Ít dùng, chỉ dùng trong trường hợp cần xác định chế độ rèn, hàn,
nhiệt luyện …chính xác.

2-36: Giải thích kí hiệu và nêu ứng dụng của kim loại sau:
* BK20: là kí hiệu hợp kim cứng 1 các bít
+ 20%Co; 80% WC
+ Có độ dai tốt, làm khuôn dập, chi tiết máy chống mài mòn
* LCuZn40: là kí hiệu của đồng thau đơn giản.
40% Zn - kẽm ; 60% Cu- đồng
Dùng chế tạo ổ trục, bạc lót , dây cho hệ thống kính rã đông
Dây cho các cửa sổ và dây điều khiển
Dây chuyền thủy lực
Phụ kiện đinh vít và ốc vít đồng thau

2-37: Giải thích kí hiệu và nêu ứng dụng của kim loại sau:
* BK25: là kí hiệu hợp kim cứng 1 các bít
+ 25%Co; 75% WC
+ Có độ dai tốt, làm khuôn dập, chi tiết máy chống mài mòn

* BCuZn38AlFe: là kí hiệu của đồng thanh-Brông.


Chứa 1%Fe, 1%Al, 38%Zn, 60%Cu.
Có thể nhiệt luyện được, dùng làm bạc lót, bệ trượt.

2-38: Giải thích kí hiệu và nêu ứng dụng của kim loại sau:
* T30K4: là kí hiệu của hợp kim cứng 2 các bít
Có 4%Co; 30%TiC; 66%WC
Có tính chịu mài mòn và tốc độ cắt cho phép cao nhất trong nhóm
hợp kim cứng titan von fram, độ bền khi sử dụng thấp. Dùng để tiện tinh
với lớp cắt mỏng, dùng để gia công các loại thép

* GX45-38: là kí hiệu của gang xám.


+ 45- giới hạn bền kéo tối thiểu (σk  45 kg/mm2)
+ 38- giới hạn bền uốn tối thiểu (b  38 kg/mm2 )
+ Dùng để chế tạo thân máy, bệ máy, gối đỡ, nòng xi lanh, bánh răng
tai nhỏ,….

2- 39: Giải thích kí hiệu và nêu ứng dụng của kim loại sau:
* T15K6: là kí hiệu của hợp kim cứng 2 các bít
Có 6%Co; 15%TiC; 79%WC
Dùng để tiện thô khi tiết diện lớp cắt thay đổi, tiện gián đoạn, bào
tinh, phay thô và dùng để gia công thép..

* GZ42 – 15 là kí hiệu của gang dẻo


+ σ u = 42 kG/mm2 = 420 N/mm2
+  = 15 %.
+ Dùng gang dẻo để chế tạo các chi tiết có hình dạng phức tạp, tiết
diện thành mỏng và chịu va đập.

2-40: Giải thích kí hiệu và nêu ứng dụng của kim loại sau:
* T14K8: là kí hiệu của hợp kim cứng 2 các bít
Có 8%Co; 14%TiC; 78%WC
Dùng để tiện thô và bán tinh liên tục, tiện tinh gián đoạn các dạng
gia công khác cho thép.

* C50: là kí hiệu của thép thấm cacbon.


- Chữ C ký hiệu thép cácbon
- 50 Chỉ hàm lượng cácbon trung bình 0,5%C
- Làm các chi tiết nhỏ (< 20 mm) không đòi hỏi tính chống mài mòn
cao, hình dáng đơn giản. Thường làm các chi tiết không quan trọng như
một số phụ tùng xe đạp, xe cải tiến (trục, côn và bi), bánh răng ít quan
trọng kích thước nhỏ và chịu tải nhỏ.

2-41: Giải thích kí hiệu và nêu ứng dụng của kim loại sau:
* T5K10: là kí hiệu của hợp kim cứng 2 các bít
Có 10%Co; 5%TiC; 85%WC. Dùng để tiện thô khi tiết diện lớp cắt
thay đổi, tiện gián đoạn, bào tinh, phay thô và dùng để gia công thép..
* GX43-34: là kí hiệu của gang xám.
+ 43- giới hạn bền kéo tối thiểu (σk  43 kg/mm2)
+ 34- giới hạn bền uốn tối thiểu (b  34 kg/mm2 )
+ Dùng để chế tạo thân máy, bệ máy, gối đỡ, nòng xi lanh, bánh răng
tai nhỏ,….

2-42: Giải thích kí hiệu và nêu ứng dụng của kim loại sau:
* T15K12: là kí hiệu của hợp kim cứng 2 các bít
Có 12%Co; 15%TiC; 73%WC. Dùng để tiện thô khi tiết diện lớp cắt
thay đổi, tiện gián đoạn, bào tinh, phay thô và dùng để gia công thép…

* GC 43 – 16 là kí hiệu của gang cầu


+ bk = 43 kG/mm2 = 430 N/mm2
+  = 16 %
+ Làm trục khuỷu, đúc ống nước lớn dùng trong xây dựng cơ bản.

2-43: Giải thích kí hiệu và nêu ứng dụng của kim loại sau:
* TT7K12 là kí hiệu của hợp kim cứng 3 các bít
+ Có 4% TiC; 3% TaC; 12% Co và 81% WC
+ Do sự có mặt của TaC có độ bền chống rung, chống mẻ cao hơn,
chủ yếu được dùng để gia công thô thỏi đúc, cán, rèn.

* GZ39 – 12 là kí hiệu của gang dẻo


+ σ u = 39 kG/mm2 = 390 N/mm2
+  = 12 %.
+ Dùng gang dẻo để chế tạo các chi tiết có hình dạng phức tạp, tiết
diện thành mỏng và chịu va đập.
Gang dẻo được dùng làm các chi tiết trong trục ôtô (trục khuỷu),
trong các máy nông nghiệp, máy kéo, máy dệt.

2-44: Giải thích kí hiệu và nêu ứng dụng của kim loại sau:
* TT10K8 là kí hiệu của hợp kim cứng 3 cacbit
+ Có 3% TiC; 7%TaC; 8% Co và 82% WC
+ Do sự có mặt của TaC có độ bền chống rung, chống mẻ cao hơn,
chủ yếu được dùng để gia công thô thỏi đúc, cán, rèn

* CD70 - Thép làm dụng cụ cắt có năng suất thấp- Thép cacbon
70 chỉ hàm lượng cácbon 0,7 %
Chỉ sử dụng để làm dao cắt nhỏ, hình dạng đơn giản với năng suất
thấp hay dụng cụ cầm tay như giũa, cưa, tarô .

2-45: Giải thích kí hiệu và nêu ứng dụng của kim loại sau:
* TT20K9: là kí hiệu của hợp kim cứng 3 cacbit
+ Có 8% TiC; 12%TaC; 9% Co và 71% WC
+ Do sự có mặt của TaC có độ bền chống rung, chống mẻ cao hơn,
chủ yếu được dùng để gia công thô thỏi đúc, cán, rèn.

* CD90 - Thép làm dụng cụ cắt có năng suất thấp- Thép cacbon
+ 90 chỉ hàm lượng cácbon 0,9 %
+ Chỉ sử dụng để làm dao cắt nhỏ, hình dạng đơn giản với năng suất
thấp hay dụng cụ cầm tay như giũa, cưa, tarô

2-46: Giải thích kí hiệu và nêu ứng dụng của kim loại sau:
* LCuZn30 là kí hiệu của hợp kim đồng thau- Latông
30% Zn - kẽm ; 70% Cu- đồng
Dùng chế tạo ổ trục, bạc lót , dây cho hệ thống kính rã đông
Dây cho các cửa sổ và dây điều khiển
Dây chuyền thủy lực
Phụ kiện đinh vít và ốc vít đồng thau

* CT31 là Thép cacbon chất lượng thường, phân nhóm A, thép lặng
+ Giới hạn bền kéo tối thiểu là 31 kG/mm2
+ Dùng rộng rãi trong xây dựng và một phần trong chế tạo máy để
làm các chi tiết không qua gia công nóng (rèn, hàn, nhiệt luyện …).

2-47: Giải thích kí hiệu và nêu ứng dụng của kim loại sau:
* LCuZn40 là kí hiệu của hợp kim đồng thau- Latông
40% Zn - kẽm ; 60% Cu- đồng
Dùng chế tạo ổ trục, bạc lót , dây cho hệ thống kính rã đông
Dây cho các cửa sổ và dây điều khiển
Dây chuyền thủy lực
Phụ kiện đinh vít và ốc vít đồng thau.

* T15K2: là kí hiệu của hợp kim cứng 2 các bít


Có 2%Co; 15%TiC; 83%WC. Dùng để tiện thô khi tiết diện lớp cắt
thay đổi, tiện gián đoạn, bào tinh, phay thô và dùng để gia công thép…

2-48: Giải thích kí hiệu và nêu ứng dụng của kim loại sau:
* LCuZn29Sn1 là kí hiệu của đồng thau phức tạp
+ Có 1% Sn; 29%Zn; 70%Cu
+ Dùng làm các chi tiết máy của tầu biển.

* OL100Cr6 là kí hiệu thép ổ lăn


1% C; 6% Cr
Làm ổ lăn ở các nhà máy chuyên môn hóa song còn sử dụng như
thép dụng cụ, trục cán nguội, bàn ren, tarô, dụng cụ đo và làm bộ đôi bơm
cao áp trong động cơ điêzen.

2-49: Giải thích kí hiệu và nêu ứng dụng của kim loại sau:
* BCuZn38AlFe: là kí hiệu của đồng thanh-Brông.
Chứa 1%Fe, 1%Al, 38%Zn, 60%Cu.
Có thể nhiệt luyện được, dùng làm bạc lót, bệ trượt.

* C50 là kí hiệu của thép thấm cacbon


- Chữ C ký hiệu thép cácbon
- 50 Chỉ hàm lượng cácbon trung bình 0,50%C
- Làm các chi tiết nhỏ (< 20 mm) không đòi hỏi tính chống mài
mòn cao, hình dáng đơn giản. Thường làm các chi tiết không quan trọng
như một số phụ tùng xe đạp, xe cải tiến (trục, côn và bi), bánh răng ít
quan trọng kích thước nhỏ và chịu tải nhỏ.

2-50: Giải thích kí hiệu và nêu ứng dụng của kim loại sau:
* LCuZn29Sn1Pb3: là kí hiệu của đồng thau phức tạp
+ Có 3% Pb; 1% Sn; 29%Zn; 67%Cu
+ Cho Pb để làm tăng tính cắt gọt vì Pb không tan mà nằm ở hạt riêng
rẽ làm phoi dễ gẫy. Cho thiếc vào để làm tăng tính chống ăn mòn trong
nước biển

* TT7K12 là kí hiệu của hợp kim cứng 3 các bít


+ Có 4% TiC; 3% TaC; 12% Co và 81% WC
+ Do sự có mặt của TaC có độ bền chống rung, chống mẻ cao hơn,
chủ yếu được dùng để gia công thô thỏi đúc, cán, rèn
2-51: Giải thích kí hiệu và nêu ứng dụng của kim loại sau:
* LCuZn27Ni18 là kí hiệu của đồng thau phức tạp
+ Có 18%Ni; 27%Zn; 55%Cu

* BK6 là hợp kim cứng loại một cacbit


6% là Co còn lại 94 % là WC
Dùng làm lưỡi dao cắt tốc độ cao cho các vật liệu dễ cắt như gang
graphit, hợp kim màu, thép có thành phần cacbon trung bình.

2-52: Giải thích kí hiệu và nêu ứng dụng của kim loại sau:
* BCuSn10Pb1: là kí hiệu đồng thanh thiếc đúc
+ Có 1% Pb; 10% Sn; 89% Cu
+ Được dùng làm ổ trượt hay lót trục

* T15K6: là kí hiệu của hợp kim cứng 2 các bít


Có 6%Co; 15%TiC; 79%WC
Dùng để tiện thô khi tiết diện lớp cắt thay đổi, tiện gián đoạn, bào tinh,
phay thô và dùng để gia công thép..

2-53: Giải thích kí hiệu và nêu ứng dụng của kim loại sau:
* BCuSn5Zn2Pb5; là kí hiệu đồng thanh thiếc đúc
+ Có 5% Pb; 2% Zn; 5%Sn; 88% Cu
+ Được dùng làm ổ trượt hay lót trục

* GX45-32: là kí hiệu của gang xám.


+ 45- giới hạn bền kéo tối thiểu (σk  45 kg/mm2)
+ 32- giới hạn bền uốn tối thiểu (b  32 kg/mm2 )
+ Dùng để chế tạo thân máy, bệ máy, gối đỡ, nòng xi lanh, bánh răng
tai nhỏ,….

2-54: Giải thích kí hiệu và nêu ứng dụng của kim loại sau:
* BCuAl9Fe4: là kí hiệu đồng thanh nhôm
+ Có 4%Fe; 9%Al; 87%Cu
+ Có thể nhiệt luyện được, dùng làm bạc lót, bệ trượt.

* CT31n là thép cacbon chất lượng thường, phân nhóm A


Giới hạn bền tối thiểu≥ 31 kG/mm2
n: thép nửa lặng
Dùng rộng rãi trong xây dựng và một phần trong chế tạo máy để làm
các chi tiết không qua gia công nóng (rèn, hàn, nhiệt luyện …).

2-55: Giải thích kí hiệu và nêu ứng dụng của kim loại sau:
* BCuAl10Fe4Ni4 là kí hiệu đồng thanh nhôm
+ Có 4%Ni; 4%Fe; 10%Al; 82%Cu
+ Có thể nhiệt luyện được, dùng làm bạc lót, bệ trượt.

* CT38s là kí hiệu của thép cacbon loại thường, phân nhóm A


+ chỉ số giới hạn bền 37- 47 kg/mm 2
+ s: thép sôi
+ Dùng chủ yếu làm các kết cấu trong xây dựng.

2-56: Giải thích kí hiệu và nêu ứng dụng của kim loại sau:
* BCuBe2 là kí hiệu đồng thanh Berili
+ 2%Be; 98%Cu
+ Dùng làm lò xo, nhíp chịu nhiệt tới 3000C, khi va đập không phát
ra tia lửa như thép nên rất an toàn khi làm việc dưới hầm mỏ

* GC 43 -16: là kí hiệu của gang cầu


+ bk = 43 kG/mm2 = 430 N/mm2
+  = 16 %
+ Làm trục khuỷu, đúc ống nước lớn dùng trong xây dựng cơ bản.

Câu 2-57: Giải thích kí hiệu và nêu ứng dụng của kim loại sau:
* 201: là kí hiệu thép không gỉ theo tiêu chuẩn Mỹ. Được sử dụng để sản
xuất hàng loạt các thiết bị gia dụng, bao gồm bồn rửa, dụng cụ nấu ăn,
máy giặt, cửa sổ,…. Và còn được sử dụng để trang trí nội thất ô tô, kiến
trúc trang trí. Không nên dùng cho các ứng dụng ngoài trời vì dễ bị ăn
mòn, rạn nứt.

* LCuZn30 là kí hiệu của hợp kim đồng thau


30% Zn - kẽm ; 70% Cu- đồng
Dùng chế tạo ổ trục, bạc lót , dây cho hệ thống kính rã đông
Dây cho các cửa sổ và dây điều khiển
Dây chuyền thủy lực
Phụ kiện đinh vít và ốc vít đồng thau

Câu 2-58: Giải thích kí hiệu và nêu ứng dụng của kim loại sau:
* 304: là kí hiệu thép không gỉ theo tiêu chuẩn Mỹ
+ Trong công nghiệp: Được sử dụng các công trình đường ống dẫn
nước sạch, nước thải, dẫn dầu,.., các chi tiết máy móc, cơ khí chính xác,
các vị trí đòi hỏi chống ăn mòn, chống gỉ, bồn chứa hóa chất,…
+ Trong đời sống: được sử dụng để gia công bàn ghế, chén bát,
xoong nồi, đồ dùng trang trí nội thất.
* BK10 là kí hiệu hợp kim cứng, 1 cacbit
+ 10% Co- Các bít Coban
90% WC- Các biết vonfram
+ Có độ chịu mài mòn kém nhưng có độ bền khi sử dụng cao hơn có
tuổi bền hơn thép hàng chục lần, làm khuôn kéo sợi.

2-59: Giải thích kí hiệu và nêu ứng dụng của kim loại sau:
* 316 là kí hiệu thép không gỉ theo tiêu chuẩn Mỹ
+ Được dùng để sản xuất các thiết bị trong ngành thực phẩm, đặc biệt
trong môi trường chứa nhiều clorua
+ Làm thiết bị y tế, được sử dụng trong cấy ghép khớp nối trong cơ
thể như ghim, ốc vít trong cấy ghép khớp hông, khớp gối,…
+ Làm bồn chứa hóa chất
+ Xây dựng nhà máy tái chế hạt nhân.
* CD100 - Thép làm dụng cụ biến dạng nguội, có 1%C. Được dùng làm
khuôn dập bé.

2-60: Giải thích kí hiệu và nêu ứng dụng của kim loại sau:
* SKD11 là kí hiệu thép làm khuôn dập nguội theo tiêu chuẩn Nhật
Bản. Thường được dùng để sản xuất các sản hẩm chủ yếu như: dao hình,
dao cắt bao bì, khuôn dập nguội, khuôn gạch không nung.

* BCuBe2 là kí hiệu đồng thanh Berili


+ 2%Be; 98%Cu
+ Dùng làm lò xo, nhíp chịu nhiệt tới 3000C, khi va đập không phát
ra tia lửa như thép nên rất an toàn khi làm việc dưới hầm mỏ

You might also like