You are on page 1of 4

DH21CD

ÔN THI GIỮA KÌ MÔN VẬT LIỆU KĨ THUẬT

1. Vẽ các khối cơ bản cấu trúc mạng lập phương thể tâm, lập phương diện tâm, lục
giác xếp chặt. Trình bày cách bố trí nguyên tử. Xác định số nguyên tử và mật độ khối
của các kiểu mạng trên.
( làm sau)
2. Tính đa hình của kim loại là gì? Nguyên nhân và kết quả của chuyển biến thù hình.
Cho ví dụ.
- Tính đa hình của kim loại là kim loại có nhiều kiểu mạng tinh thể khác nhau ở các khoảng
nhiệt độ khác nhau và áp suất khác nhau - Nguyên nhân và kết quả :
Khi có sự chuyển biến đa hình của kim loại đều có sự thay đổi các tính chất của chúng, thể
tích riêng thay đổi, thay đổi về cơ tính.
- Cho ví dụ: Fe ở nhiệt độ < 911 độ C và từ 1392 đến 1539 độ C có kiểu mạng lập phương
tâm khối gọi là Fe a ; trong khoảng từ 911 đến 1392 độ C có kiểu mạng lập phương tâm
diện gọi là Fe y
3. Vật đơn tinh thể và vật đa tinh thể là gì ? Tính chất của vật đơn tinh thể? Đặc điểm
của vật đa tinh thể ?
- Nếu vật tinh thể có mạng thống nhất và phương không thay đổi trong toàn bộ thể tích thì gọi
là đơn tinh thể
- Đa tinh thể là kim loại có cấu tạo gồm nhiều tinh thể.Mỗi tinh thể trong đó gọi là hạt
- Tính chất của đơn tinh thể là tính có hướng do theo các hướng khác nhau có mật độ
nguyên tử khác nhau, được sử dụng trong công nghiệp bán dẫn và vật liệu kĩ thuật điện
- Các đặt điểm của đa tinh thể là:
o Do sự định hướng mạng tinh thể của mỗi hạt là ngẫu nhiên nên phương mạng của các hạt
luôn lệch nhau một góc nào đó
o Tại vùng biên giới hạt mang tinh thể bị xô lệch
O Đa tinh thể có tính đẳng hướng
4. Trình bày cấu tạo mạng tinh thể thực tế của kim loại.
- Trong kim loại thực tế, các nguyên tử không hoàn toàn nằm ở các vị trí một cách trật tự như
đã nói ở trên mà luôn luôn có một số ít nguyên tử nằm sai vị trí gây nên sai lệch mạng
- Có 3 loại sai lệch: sai lệch điểm, sai lệch đường, sai lệch mặt
- Về sai lệch điểm: Gồm có các loại sao đây:
▪ Nút trống
▪ Các nguyên tử nằm xen các nút mạng
▪ Các nguyên tử lạ nằm trên các nút mạng hay xen giữa các nút mạng
- Sai lệch đường:
▪ Sai lệch biên
▪ Sai lệch xoắn
DH21CD
- Sai lệch mặt:sai lệch về kích thước lớn theo 2 chiều đo và hẹp lại theo chiều đo còn lại
5. Sự kết tinh là gì? Các quá trình của sự kết tinh ? Các phương pháp tạo hạt nhỏ
trong quá trình kết tinh
- Kết tinh là qúa trình hình thành mạng tinh thể từ trạng thái lỏng và thường gọi là kết tinh lần
thứ nhất
- Gồm có 2 quá trình của sự kết tinh
- o Quá trình tạo mầm ( trung tâm kết tinh )
 Mầm tự sinh ( mầm đồng pha ) : là mầm sinh ra trực tiếp từ kim loại lỏng không cần sự
giúp đỡ của bề mặt các hạt rắn có sẳn trong đó
 Mầm không tự sinh ( kí sinh ) : Là mầm kết tinh được tạo nên trên bề mặt của các hạt rắn
có sẳn trong kim loại lỏng
o Quá trình phát triển mầm.
▪ Sau khi các mầm được tạo ra, chúng sẽ tiếp tục phát triễn lên thành các hạt tinh thể.Qúa
trình này làm cho năng lượng tự do của hệ giảm đi, phù hợp với tự nhiên ( là quá trình tự
phát )
- 2 phương pháp để làm nhỏ hạt:
▪ Tăng độ quá nguội khi kết tinh
▪ Phương pháp biến tính
6. Hợp kim là gì ? Đặc tính ưu việt của hợp kim. Các tổ chức pha có thể tạo ra của hệ
hợp kim ?
- Hợp kim là vật thể của nhiều nguyên tố và mang tính kim loại ( dẫn điện, dẫn nhiệt, dẻo, dể
biến dạng, có ánh kim, … )
- Các ưu việt của hợp kim:
o Hợp kim có cơ tính tổng hợp tốt hơn kim loại nguyên chất o Hợp kim có tính công nghệ đa
dạng và phù hợp
o Trong nhiều trường hợp, hợp kim dể chế tạo đơn giản và rẻ tiền hơn - Các tổ chức pha
của hợp kim:
Trong thực tế hợp kim thường có các dạng cấu tạo sau đây:
• Hợp kim có cấu tạo 1 pha là dung dịch rắn.
• Hợp kim có cấu tạo 1 pha là hợp chất hóa học ( hay pha trung gian ).
• Hợp kim có cấu tạo bởi 2 hay nhiều pha.

7. Dung dịch rắn là gì ? Các loại dung dịch rắn , điều kiện tạo thành, đặc tính chung
của dung dịch rắn.
- Dung dịch rắn là pha đông nhất có cấu trúc mạng tinh thể của cấu tử dung môi nhưng
thành phần của nó có thể thay đổi trong một phạm vi nhất định mà không làm mất đi sự
đồng nhất đó. Kí hiệu của dung dịch rắn là A(B)
- Dung dịch rắn được chia làm 2 loại :
• Dung dịch rắn thay thế và điều kiện tạo thành :
DH21CD
o Là loại dung dịch rắn mà trong đó nguyên tử của cấu tử hoà tan thay thế vào vị trí trên nút
mạng của cấu tử dung môi
o Có cùng kiểu mạng tinh thể
o Đường kính nguyên tử khác nhau ít,nhỏ hơn 8%. Nếu sai khác nhau nhiều từ 8-15% chỉ có
thể hoàn tan có hạn, lớn hơn 15% không thể hòa tan vào nhau.
o Nồng độ điện tử không vượt quá một giá trị xác định với mỗi loại dung dịch rắn ( số lượng
điện tử hóa trị tính cho một nguyên tử ), tức là các nguyên tố phải có cùng hóa trị.
o Các tính chất vật lý và hóa học gần giống nhau ( cấu tạo lớp vỏ điện tử, tính âm điện, nhiệt
độ chảy…).
• Dung dịch rắn xen kẽ và điều kiện tạo thành :
Là loại dung dịch rắn trong đó nguyên tử hoà tan nằm xen giữa các nguyên tử của kim loại
dung môi, chúng chui vào lỗ hổng của mạng dung môi
Do kích thước trên các lỗ hổng trong mạng tinh thể rất nhỏ nên các nguyên tử hòa tan phải
có kích thước rất nhỏ.
- Các đặc tính chung của dung dịch rắn :
• Liên kết vẫn liên kết kim loại.
• Có kiểu mạng tinh thể của kim loại dung môi.
• Thành phần hóa học thay đổi trong phạm vi nhất định mà không làm thay đổi kiểu mạng.
• Tính chất biến đổi nhiều : độ dẻo, độ dai, hệ số nhiệt độ điện trở giảm, điện trở, độ bền, độ
cứng tăng lên…

8. Pha trung gian là gì? Đặc điểm của pha trung gian, Các loại pha trung gian
- Pha trung gian là các hợp chất hóa học tồn tại trong hợp kim mà trên giản đồ nó nằm ở vị trí
giữa và trung gian của các dung dịch rắn ở hai đầu nút.
- Đặc điểm của pha trung gian:
• Có mạng tinh thể phức tạp và khác hẳn mạng nguyên tố thành phần.
• Luôn luôn có một tỷ lệ chính xác giữa các nguyên tố và được biểu diễn bởi công thức hóa
học nhất định.
• Tính chất khác hẳn các nguyên tố thành phần, độ cứng cao, tính dòn lớn.
• Có nhiệt độ nóng chảy nhất định, khi hình thành là phản ứng tỏa nhiệt. - Các loại pha trung
gian : Pha xen kẽ, Pha điện tử, Pha Laves.
-Pha xen kẽ: Là pha tạo nên giữa kim loại chuyển tiếp và phi kim
-Pha điện tử: Là pha tạo nên giữa 2 kim loại
Pha Laves: Là pha tạo nên giữa 2 nguyên tố có sự sai khác.
9. Trượt là gì ? Các mặt và phương trượt trong các kiểu mạng lập phương thể tâm, lập
phương diện tâm và lục giác xếp chặt ? Giải thích khả năng biến dạng của nguyên tố
Fe  , Cu, Zn
- Trượt là sự chuyển dời tương đối với nhau giữa các phần của tinh thể theo những mặt và
phương nhất định gọi là mặt trượt và phương trượt.
DH21CD
- Trong lập phương thể tâm: Là các mặt được tạo bởi 3 đường chéo của ba mặt bên có
chung 1 đỉnh, có 4 kiểu mặt như vậy. Trên mỗi mặt có 3 phương là đường chéo của mặt bên
có mật độ dày đặc nhất => 4 mặt x 3 phương =12.
- Trong lập phương diện tâm: Là các mặt đi qua nguyên tử trung tâm khối, có tất cả 6 mặt
như vậy. Trên mỗi mặt có 2 phương dày đặc nhất => 6 mặt x 2 phương = 12.
- Trong lục giác xếp chặt chỉ có 1 mặt dày đặc nhất đó là mặt đáy, trên đó có 3
phương dày đặc nhất chính là các phương đường chéo của lục giác. Do vậy mạng có 3 hệ
trượt chính.

10. Tại sao sau khi biến dạng dẻo, kim loại lại bị biến cứng? Kết tinh lại là gì ?
- Sau khi biến dạng dẻo, do mạng tinh thể bị xô lệch, cơ tính kim loại thay đổi rất mạnh theo
chiều hướng như sau : Tăng độ cứng, tăng độ bền song trong đó giới hạn đàn hồi và giới
hạn chảy tăng mạnh hơn, tức có xu hướng biến cứng, hóa bền, nhưng lại làm giảm độ dẻo
và độ dai, tức có xu hướng biến giòn.
- Khi nung nóng đến cao hơn một nhiệt độ nhất định trong mạng tinh thể bị xô lệch sẽ hình
thành các hạt mới không có các sai lệch theo cơ chế tạo mầm và phát triển mầm, đó là quá
trình kết tinh lại.
11. Độ cứng là gì ? Phân biệt các loại độ cứng thường gặp HB, HRC, HV
- Độ cứng là khả năng chống lại biến dạng dẻo cục bộ của kim loại và hợp kim dưới tác dụng
của tải trọng ngoài.
- Phân biệt :
o Phương pháp đo độ cứng Brinen (HB): Ấn vào bề mặt cần thử một viên bi bằng thép đã tôi
cứng có đường kính D vs trọng tải P
o Phương pháp đo độ cứng Rôcven (HRC): Dùng mũi đâm kim cương hình nón, tải trọng là
150kg với thang C
o Phương pháp đo độ cứng Vicke (HV): Ấn mũi kim cương hình tháp bốn mặt ( có góc giữa
2 mặt đối diện là 136o) với trọng tải P không lớn lắm.

You might also like