You are on page 1of 21

Khái niệm hợp kim và giản đồ pha

3.1. Khái niệm về hợp kim


3.1.1. Định nghĩa về hợp kim
- Hợp kim là vật thể gồm nhiều nguyên tố mang tính chất kim loại. Nguyên tố chủ
yếu trong hợp kim mang tính chất kim loại.
3.1.2. Đặc tính của hợp kim
+ Cơ tính cao
+ Tính công nghệ phù hợp với chế tạo cơ khí
+ Chế tạo (luyện) hợp kim
3.1.3 Các khái niệm cơ bản về hệ hợp kim
a. Pha
- Pha là dạng vật chất có thành phần đồng nhất, ở cùng một trạng thái và kiểu
mạng tinh thể.
b. Hệ
- Tập hợp các pha, có thể ở trạng thái cân bằng hoặc không cân bằng
+ Điều kiện:
- Mỗi pha trong đó phải đạt được giá trị năng lượng tự do bé nhất
c. Nguyên (cấu tử)
- Là những chất độc lập có thành phần hoá học không đổi (có thể là nguyên tố hoá
học hoặc hợp chất hoá học), chúng tạo nên tất cả các pha của hệ.
3.2. Các pha và tính chất các pha trong hợp kim
Cấu trúc mạng tinh thể của hợp kim phức tạp hơn kim loại nguyên chất.
- Nếu mạng tinh thể của hợp kim vẫn giữ nguyên kiểu mạng của kim loại nguyên
chất, nhưng làm biến đổi thông số mạng và gây xô lệch thì dạng cấu tạo này gọi là
dung dịch rắn.
- Nếu mạng tinh thể của hợp kim khác hẳn với mạng của các nguyên tố thành phần
thì dạng cấu tạo này gọi là hợp chất hoá học hay pha trung gian.
3.2.1. Dung dịch rắn
a. Khái niệm
- Dung dịch rắn có nhiều điểm giống với dung dịch lỏng, song điểm khác nhau cơ
bản giữa chúng là dung dịch rắn có cấu tạo tinh thể.
- Khi 2 nguyên tố hoà tan vào nhau ở trạng thái rắn, một nguyên tố giữ nguyên
kiểu mạng gọi là dung môi, còn nguyên tố kia phân bố đều vào mạng của nguyên
tố dung môi gọi là nguyên tố hoa tan.
- Ký hiệu dung dịch rắn: , , ... hoặc A(B) trong đó A - Dung môi, B - nguyên tố
hòa tan
b. Các đặc tính chung của dung dịch rắn
- Có liên kết kim loại;
- Có kiểu mạng tinh thể của kim loại dung môi;
- Thành phần các nguyên tố có thể thay đổi trong phạm vi nào đó mà vẫn không
làm thay đổi kiểu mạng;
- Độ bền, độ cứng cao hơn kim loại dung môi còn độ dẻo vẫn khá cao do vẫn giữ
nguyên kiểu mạng của kim loại dung môi, (Do mạng tinh thể bị xô lệch).
- Tuỳ theo vị trí phân bố của nguyên tố hoà tan trong mạng tinh thể của dung môi,
sẽ có hai loại dung dịch rắn thay thế và xen kẽ.
c. Dung dịch rắn thay thế
- Khi nguyên tử của nguyên tố hoà tan thế vào vị trí nút mạng của nguyên tố dung
môi thì tạo nên dung dịch rắn thay thế.
- Điều kiện: Dntht  Dntdm
- Theo độ hoà tan lại chia ra dung dich rắn (thay thế) hoà tan vô hạn và hoà tan có
hạn.
+ Dung dịch rắn hoà tan vô hạn: Khi nguyên tử hoà tan B có thể lần lượt thay thế
các vị trí của nguyên tử dung môi A một cách liên tục, ta được dung dịch rắn hoà
tan vô hạn.
+ Dung dịch rắn hoà tan có hạn: Khi nguyên tử hoà tan B chỉ có thể thay thế vị trí
các nguyên tử dung môi A đến một giới hạn nào đó (nếu hoà tan thêm sẽ có kiểu
mạng khác), ta được dung dịch rắn hoà tan có hạn.
d. Dung dịch rắn xen kẽ
- Khi nguyên tử hoà tan xen kẽ vào giữa các nút mạng của kim loaị dung môi (tức
là xen kẽ vào giữa các lỗ hổng của mạng) ta có dung dịch rắn xen kẽ
3.2.2. Pha trung gian
Đặc tính chung:
- Mạng tinh thể của pha trung gian thường phức tạp và khác các nguyên tố tạo
thành nó, nên tính dẻo kém;
- Có tính dòn, độ cứng cao và nhiệt độ nóng chảy khá cao;
- Thành phần cố định hoặc có thể thay đổi trong phạm vi hẹp. Có thể biểu diễn
được bằng công thức hoá học AmBn ;
- Có thể ở nhiều dạng liên kết khác nhau: Liên kết kim loại, ion, đồng hoá trị.
- Khác vời các hợp chất hóa học thông thường, các pha trung gian không hoàn toàn
tuân theo quy luật hóa trị → không có thành phần hóa học chính xác theo công
thức
- Các pha trung gian thường gặp là: pha xen kẽ, pha điện tử, phan Laves, đó là các
pha có liên kết kim loại.
+ Pha xen kẽ: Là loại pha trung gian được tạo nên giữa kim loại và á kim
+ Pha điện tử (Pha Hum - Rôđêri): Là pha phức tạp tạo nên giữa 2 kim loại
+ Pha Laves: Pha tạo bởi hai nguyên tố A, B có tỷ lệ bán kính nguyên tử rA/rB=1.2
(1.1-1.6) với công thức AB2 có kiểu mạng A3 : MgZn2 , MgNi2 hay Al (MgCu2).
Do giòn nên chỉ được dùng trong hợp kim trung gian hoặc các pha hóa bền
3.2.3 Hỗ cơ hỗn hợp
- Hỗn hợp cơ học gồm hai hay nhiều pha hỗn hợp với nhau chứ không hoà tan vào
nhau.
3.3. Giản đồ trạng thái của hệ hợp kim 2 nguyên
3.3.1. Khái niệm về giản đồ trạng thái
a. Định nghĩa
- Giản đồ trạng thái là giản đồ biểu thị sự biến đổi tổ chức pha theo nhiệt độ và
thành phần hoá học của hệ ở trạng thái cân bằng.
b. Công dụng của giản đồ trạng thái
Từ giản đồ trạng thái có thể biết được:
- Nhiệt độ chảy, nhiệt độ chuyển biến pha của hợp kim với thành phần đã cho khi
nung nóng và làm nguội.
 Xác định dễ dàng các chế độ nhiệt khi nấu luyện (để đúc), khi gia công áp lực
và nhiệt luyện;
- Trạng thái pha (gồm những pha nào, thành phần của mỗi pha và tỷ lệ giữa những
pha đó) của hệ hợp kim ở các nhiệt độ và thành phần khác nhau.
 Dự đoán được tính chất của hợp kim đã cho để sử dụng vào mục đích khác
nhau.
c. Cấu tạo của giản đồ trạng thái hai nguyên
- Đối với kim loại nguyên chất
- Đối với hệ hợp kim 2 nguyên
+ Mỗi điểm trên giản đồ biểu thị một hợp kim có thành phần nhất định, hai đầu
mút ứng với hai nguyên chất (100%A + 0%B và 100%B + 0%A).
+ Đường thẳng bất kỳ trên giản đồ ứng với sự biến đổi nhiệt độ của một hợp kim .
+ Khoảng diện tích giữa 2 trục tung được các đường phân chia thành từng vùng có
trạng thái pha giống nhau và được gọi là vùng tổ chức.
+ Hợp kim có trục toạ độ rơi vào vùng nào đó sẽ có trạng thái tương ứng và tổ
chức tại vùng đó.
+ Tỉ lệ (về số lượng) giữa các pha hoặc tổ chức được xác định theo quy tắc đòn
bẩy:

d. Xác định mối quan hệ số pha P, số cấu tử C và bậc tự do, áp dụng quy tắc pha
của Gibbs:
F = C- P + 2 khi áp suất = 1 at thì F = C – P + 1
F: Số bậc tự do
C: Số cấu tử
P: Số pha
- Quy tắc đòn bảy:
Định nghĩa: Là quy tắc cho phép xác định tỷ lệ của các pha, các tổ chức trên GĐP
Biểu thức: FA.XA= FB.XB
3.3.2 Giản đồ trạng thái hai nguyên loại I
a, Một số khái niệm
- Đường lỏng - đường AEB: Hợp kim lỏng sẽ kết tinh khi nguội đến đó
- Đường đặc - đường CED: Hợp kim lỏng sẽ kết thúc kết tinh khi nguội đến đó,
nghĩa là dưới đường đặc sẽ không còn pha lỏng nữa;
- L: Hoàn toàn ở trạng thái lỏng
- Khu vực nằm giữa đường lỏng và đường đặc sẽ gồm hai pha lỏng và pha rắn đã
được kết tinh;
- E: Điểm cùng tinh
Quy ước:
- Hợp kim có thành phần ở chính điểm E gọi là hợp kim cùng tinh;
- Hợp kim có thành phần ở bên trái điểm E gọi là hợp kim trước cùng tinh và hợp
kim có thành phần ở bên phải điểm E gọi là hợp kim sau cùng tinh.
3.3.3 Giản đồ trạng thái hai nguyên loại II
- Đường lỏng AmB
- Đường đặc AnB
- Vùng giữa AmB và AnB là khoảng đông vùng này gồm hai pha là pha lỏng và
dung dịch rắn : ( L + ) .
-  là dung dịch rắn hoà tan vô hạn của A(B) hoặc B(A)
3.3.4 Giản đồ trạng thái hai nguyên loại III
- Đường lỏng AEB
- Đường đặc ACEDB
- Đường cùng tinh CED
- : là dung dịch rắn hoà tan có hạn A(B).
- : là dung dịch rắn hoà tan có hạn B(A)
Có thể phân tích như sau:
+ Các hợp kim nằm ở phía trái điểm F và ở phía phải điểm G có quy luật kết tinh
giống giản đồ loại II;
+ Các hợp kim có thành phần nằm trong khoảng C’D’ có quy luật kết tinh giống
như giản đồ loại I;
+ Các hợp kim có thành phần nằm trong khoảng FC’ và D’G có quy luật kết tinh
hơi khác;
3.3.5 Giản đồ trạng thái hai nguyên loại IV
- Pha trung gian có công thức tổng quát là AmBn (viết tắt là H) được biểu thị bằng
đường thẳng đứng, còn điểm H là điểm chảy của nó.
3.4 Giản đồ trạng thái Sắt - Cacbon
3.4.1. Đặc điểm các nguyên (Sắt - Cacbon)
a, Sắt (Fe)
- Sắt là nguyên tố kim loại thuộc nhóm VIII của hệ thống tuần hoàn, nó thuộc
nhóm kim loại chuyển tiếp
- Rất khó luyện ra sắt nguyên chất tuyệt đối. Sắt nguyên chất kỹ thuật chứa khoảng
99,3  99,9% và 0,1  0,7% tạp chất
- Về cơ tính sắt là kim loại dẻo dai song kém bền
- Sắt là kim loại có tính thù hình
b, Cacbon
Cacbon là nguyên tố á kim thuộc nhóm IV của hệ thống tuần hoàn. Nó tồn tại dưới
các dạng sau:
- Vô định hình như than gỗ, than đá;
- Kim cương với kiểu mạng kim cương rất cứng. Đó là dạng thù hình không ổn
định. Ở nhiệt độ và áp suất cao kim cương trở lên ổn định,
- Graphit với kiểu mạng lục giác xếp theo lớp.
3.4.2 Tương tác giữa Cacbon và sắt
a, Tạo thành dung dịch rắn của Cacbon trong sắt
+ Mạng lập phương thể tâm – Fe ,Fe
+ Mạng lập phương diện tâm – Fe
b, Tạo thành cácbít sắt
+ Fe3C - 6,67% C;
+ Fe2C - 9,67%;
+ FeC - 16,67%.
c, Tạo thành hỗn hợp cơ học: Hỗn hợp cơ học của hệ hợp kim Fe - C gồm cùng
tinh và cùng tích. Là hỗn hợp cơ học của dung dịch rắn và Xêmentit
3.4.3 Dạng của giản đồ
a, Giản đồ pha Fe – Fe3C
- ABCD là đường lỏng
- AHJECF là đường đặc
- ECF là đường cùng tinh
- C là điểm cùng tinh (4,3%)
- PSK là đường cùng tích
- S là điểm cùng tích (0,8%)
- ES - Giới hạn hoà tan Carbon trong Fe
b. Các chuyển biến khi làm nguội chậm
- Chuyển biến bao tinh: (14990C) H + LB  j hay 0,1 + L0,5  0,16
- Chuyển biến cùng tinh: (11470C) LC  (E + Fe3CF ) hay L4,3  (2,14 + Fe3C6,67)
- Chuyển biến cùng tích: (7270C) S  [P + Fe3CK] hay 0,8  [0,02 + Fe3C6,67]
- Sự tiết pha Fe3C dư khỏi dung dịch rắn của C – Fe trong các dung dịch:
+Trong Fe theo đường ES;
+ trong Fe theo đường PQ
Tổ chức 1 pha:
Xêmentit (Xe - Fe3C)
+ Xêmentit thứ nhất (XeI ) được tạo thành từ dung dịch lỏng theo đường DC

- XeI chỉ được tạo thành khi %C > 4,3%.


+ Xêmentit thứ hai (XeII) được tạo thành từ dung dịch rắn Austenit theo đường ES

- XeII chỉ được tạo thành khi %C > 0,8%;


+ Xêmentit thứ ba (XeIII) được tạo thành từ dung dịch rắn Peclit theo đường PQ

- Điều kiện: trong Peclit giảm từ 0,02  0,006%


+ Ferit ( - Fe ): dung dịch rắn xen kẽ của Cacbon trong Fe có mạng lập
phương thể tâm trên giản đồ trạng thái Ferit có ở vùng GPQ
+ Austenit ( - Fe ): dung dịch rắn xen kẽ của Cacbon trong Fe, có dạng lập
phương diện tâm.

Tổ chức 2 pha
+ Peclit (P- [Fe + Fe3C]): Là hỗn hợp cơ học cùng tích của Ferit và Xêmentit (F
+Xe).
+ Lêđêburít [Le – ( + Xe) – (P + Xe) ]: Là hỗn hợp cơ học cùng tinh của Austenít
và Xêmentít.

Các điểm tới hạn:


- Các điểm tới hạn là các nhiệt độ chuyển biến ở trạng thái rắn của hợp kim
Cacbon và được ký hiệu bằng chữ A.
- Ở đây ta chỉ xét 3 điểm tới hạn có liên quan đến nhiệt luyện là: A1 , A3 và Acm.
+ A1 (7270C) – PSK chuyển biến cùng tích
+ A3 (911 → 7270C) - GS.
+ Acm (1147 → 7270C) - ES.
- Với nhiệt độ chuyển biến khi nung nóng có thêm “C” và khi làm nguội có thêm
chữ “r” điền vào sau chữ A.
- Ta luôn có :
Ac1 > A1 > Ar1
Ac3 > A3 > Ar3
Accm > Acm > Arcm
3.4.4 Tổ chức tế vi của thép và gang theo giản đồ trạng thái Fe - C
- Thép và gang đều là hợp chất của Fe – C.
- Tất cả các loại thép có tổ chức và cơ tính là khác nhau. Khi nung nóng trên đường
GSE thì có chung một pha duy nhất là: 

- GANG là hợp kim Fe - C với thành phần C > 2,14%


b, Các loại thép, gang theo giản đồ pha Fe – C
Tổ chức tế vi của thép Cacbon
- Thép trước cùng tích – có hàm lượng C = 0,1  0,7% - Với tổ chức tế vi là: Ferít
+ Peclit

- Thép cùng tích – Có hàm lượng C = 0.8 % - Với tổ chức tế vi là Peclít (P).
- Thép sau cùng tích – Có hàm lượng C > 0,8% - Với tổ chức tế vi là P + XeII

Tổ chức tế vi của gang trắng


- Gang trắng trước cùng tinh có %C < 4,3% với tổ chức: P + XeII + Le\

- Gang trắng cùng tinh có hàm lượng C = 4,3% với tổ chức: Le (P + Xe)
- Gang trắng sau cùng tinh có hàm lượng C > 4,3% với tổ chức: Le + XeI

You might also like