You are on page 1of 4

KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II (2016-2017)

MÔN HỌC: CÔNG NGHỆ VẬT LIỆU (PHẦN VL KIM LOẠI)


Thời gian làm bài: 60 phút/Sinh viên không được phép tham khảo tài liệu

HỌ TÊN SINH VIÊN: MSSV:

PHẦN TRẮC NGHIỆM (7 ĐIỂM):


1-Trong các loại thép, nguyên tố thường gây ảnh hưởng mạnh nhất đến cơ tính và quyết định công dụng của
thép là:
a-Mangan b-Silic c-Cacbon d-Lưu huỳnh
2-Thế nào là hợp kim?
a-Là vật thể được tạo thành bằng cách nấu chảy từ nhiều kim loại
b-Là hợp chất giữa nhiều nguyên tố kim loại
c-Là hợp chất giữa kim loại và á kim
d-Là hợp chất nhiều nguyên tố với các tính chất đặc trưng của kim loại
3-Trong hợp kim Fe-C, pha Austenite là dung dịch rắn của C trong:
a-Fe b-Fe c-Fe d-Fe
4-Tổ chức Ledeburite trên nhiệt độ cùng tích trong hợp kim Fe–C là:
a-Hỗn hợp cơ học của austenite và cementite
Pearlite: Fearite & Cementite
b-Hỗn hợp cùng tinh của austenite và cementite
c-Hỗn hợp cơ học của ferrite và cementite
d-Hỗn hợp cùng tinh của austenite và ferrite
5- Phản ứng cùng tích của hợp kim Fe-C xảy ra ở nhiệt độ: Cung tinh: 1147
a-827oC b-727oC c-927oC d-700oC
6-Về cơ tính, pha cementite có đặc điểm là :
a-Rất bền b-Rất cứng va gion c-Rất mềm d-Rất dẻo
7-P, S là các nguyên tố có hại cho thép, phải hạn chế vì:
a-P làm thép dòn nguội, S làm thép dòn nóng b-P, S đều làm thép dòn nóng
c-P làm thép dòn nóng, S làm thép dòn nguội d-P, S đều làm thép dòn nguội
8- Chọn vật liệu để dập sâu trong các mác thép sau:
a-C8 b-CT38 c-C20 d-C45
9-Đối tượng của thép cán nóng thông dụng là gì?
a-Xây dựng b-Chế tạo máy c-Dụng cụ d-Thiết bị điện
10-Trong 4 mác theo TCVN: CT34, CT38, C35, C40, hãy chọn 1 mác phù hợp để chế tạo dầm thép với yêu
cầu độ bền kéo b = 360 MPa:
a-C35 b-C40 c-CT34 d-CT38
11-Chọn vật liệu làm lò xo trong số các thép có ký hiệu sau:
a-65Mn b-40Cr c-40CrNi d-40Cr2Ni4MoA
12-Hãy chọn mác thép phù hợp nhất trong các phương án sau để chế tạo mũi khoan gỗ với giá thành rẻ:
a-CD130 b-130Cr5 c-90Mn2 d-90W9
13-Chế tạo gang độ bền cao với graphite cầu bằng cách:
a-Nhiệt luyện gang xám trong môi trường đặc biệt
b-Tinh luyện gang để khử bỏ tạp chất
c-Hợp kim hóa bằng đất hiếm (chứa Ce)
1
d-Biến tính gang lỏng bằng magiê (Mg) hay đất hiếm (chứa Ce)
14-Nguyên tố thúc đẩy sự hình thành graphite là:
a-Mangan b-Silic c-Phốt pho d-Lưu huỳnh
15-Hãy chọn vật liệu thích hợp nhất dưới đây để chế tạo chi tiết theo hình sau:
a-40Cr
b-100Cr2
c-18CrMnTi
d-02Cr18Ni9Ti
16-Hợp kim nhôm có ưu điểm gì nổi bật nhất so với các hợp kim khác?
a-Có độ bền cao b-Có độ bền riêng cao
c-Có khả năng chống ăn mòn cao d-Có độ dẻo cao
17-Hợp kim nhôm đúc Silumin (hệ Al-Si) thường chứa từ 5 đến 20% Si. Vì sao người ta chọn thành phần
này?
a-Vì có khoảng nhiệt độ đúc phù hợp
b-Vì tạo ra các pha liên kim loại, tăng độ bền vật đúc
c-Vì nó chứa điểm cùng tinh có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất
d-Vì tạo ra các pha có tác dụng làm giảm độ co vật đúc
18-Những tính chất gì là đặc trưng nhất đối với đồng đỏ (đồng nguyên chất) ?
a-Có độ bền cao, tính công nghệ tốt
b-Có độ bền cao, chống ăn mòn tốt
c-Rất dễ biến dạng, dẫn điện và dẫn nhiệt rất tốt
d-Dễ hàn và dễ tạo hình
19-Tên gọi chung của của các hợp kim của đồng với các nguyên tố khác (trừ hệ Cu-Zn) là gì?
a-Đồng thanh b-Đồng thau c-Đồng đỏ d-Đồng bạch
20-Vai trò của đá vôi trong quá trình lò cao:
a-Chuyển sắt oxit thành sắt b-Chuyển gang thành thép
c-Tinh luyện gang d-Khử tạp chất khỏi gang lỏng
21-Sơ đồ quy trình công nghệ nào sau đây cho phép chế tạo thép hợp kim từ quặng sắt:
a-Lò cao → Lò thổi → Lò điện hồ quang b-Lò cao → Lò điện hồ quang→ Lò thổi
c-Lò cao → Lò thổi → Lò nồi d-Lò thổi → Lò cao → Lò điện hồ quang
22-Đâu là một ưu điểm nổi trội của phương pháp đúc :
a-Rẻ tiền b-Cơ tính sản phẩm cao
c-Có thể chế tạo các chi tiết phức tạp hoặc lớn d-Công nghệ đơn giản
23-Loại cát làm khuôn nào được sử dụng phổ biến nhất trong công nghệ đúc trong khuôn cát:
a-Silicat sắt (FeSiO4) b-Thạch anh (SiO2)
c-Cromit (FeCr2O4) d-Silicat Zircon (ZrSiO4)
24-Đâu không phải là ưu điểm của công nghệ đúc trong khuôn cát truyền thống:
a-Có thể đúc được các vật đúc từ rất nhỏ đến rất lớn
co tinh thap
b-Có thể đúc được hầu hết các hợp kim đúc
c-Cơ tính của vật đúc cao
d-Phù hợp với tất cả các loại hình sản xuất
25-Đâu là ưu điểm nổi bật của phương pháp đúc trong khuôn kim loại tĩnh so với phương pháp đúc trong
khuôn cát truyền thống:
a-Giá thành vật đúc rẻ hơn b-Đúc được mọi hợp kim đúc
c-Chất lượng bề mặt và độ chính xác cao hơn d-Đúc được vật đúc lớn, phức tạp
26-Hợp kim đúc nào sau đây không nên đúc áp lực buồng nóng :
2
a-Kẽm b-Đồng c-Chì d-Thiếc
27-Trường hợp nào sau đây không nên đúc trong khuôn mẫu chảy :
a-Vật đúc yêu cầu cao về chất lượng bề mặt và độ chính xác
b-Vật đúc nhỏ có hình dạng phức tạp
c-Vật đúc không yêu cầu cao về chất lượng bề mặt và độ chính xác
d-Sản lượng đúc lớn
28-Vật đúc bằng gang xám, nặng 500 kg, yêu cầu không cao về chất lượng bề mặt và độ chính xác, sản
lượng đúc 5 chi tiết, nên chọn phương pháp đúc :
a-Khuôn cát truyền thống b-Khuôn kim loại tĩnh c-Khuôn mẫu chảy d-Đúc áp lực
29-Thông thường, quá trình biến dạng dẻo kim loại sẽ thuận lợi ở:
a-Nhiệt độ thấp b-Nhiệt độ phòng c-Nhiệt độ cao d-Không phụ thuộc vào nhiệt độ
30-Đâu không phải là ưu điểm của biến dạng nguội so với biến dạng nóng:
a-Độ chính xác của sản phẩm cao hơn b-Chất lượng bề mặt của sản phẩm cao hơn
b-Độ dẻo của sản phẩm cao hơn d-Tiết kiệm năng lượng hơn
31-Xu hướng về cơ tính của kim loại sau biến dạng nguội:
a-Độ bền, độ cứng tăng, độ dẻo giảm b-Độ bền, độ cứng giảm, độ dẻo tăng
c- Độ bền, độ cứng, độ dẻo đều tăng d- Độ bền, độ cứng, độ dẻo đều giảm
32-Trong sản xuất công nghiệp, để tạo ren cho bulông, thường sử dụng phương án công nghệ:
a-Cán nguội b-Cán nóng c-Dập nóng d-Dập nguội
33-Hình 1 mô tả phương pháp công nghệ:
a-Rèn khuôn hở b-Rèn khuôn ép c-Rèn không bavia d-Dập sâu
34- Đâu không phải là đặc điểm của phương pháp rèn không bavia:
a-Độ chính xác của sản phẩm cao b-Năng suất cao
c-Chỉ chế tạo được sản phẩm có hình dạng đơn giản d-Sản phẩm không có bavia
35-Hình 2 mô tả phương pháp công nghệ:
a-Ép đùn b-Dập sâu c-Vuốt ép d-Cán

Hình 1 Hình 2 Hình 3

PHẦN TỰ LUẬN (3 ĐIỂM):

1. Trong hai phương pháp tạo phôi kim loại: đúc và biến dạng dẻo, theo bạn, phương pháp nào ưu việt
hơn? Giải thích. (1,5 điểm)
2. Trình bày ngắn gọn quy trình gia công chi tiết trên hình 3 (bằng thép CT38, dày 2 mm). (1,5 điểm)
Ngày 14 tháng 03 năm 2017
Chủ nhiệm bộ môn Người ra đề

PGS.TS. Nguyễn Ngọc Hà


3
ĐÁP ÁN PHẦN TỰ LUẬN

1. Mỗi phương pháp tạo phôi có phạm vi sử dụng riêng. Việc lựa chọn phương pháp tạo phôi cần xem
xét:
- Đặc tính của vật liệu
- Hình dạng, kích thước phôi
- Sản lượng/năng suất
- Yêu cầu về chất lượng bề mặt và độ chính xác
- Giá thành
2. Tóm tắt:
- Cắt phôi
- Cắt đột
- Gấp mép
- Gấp phôi

You might also like